Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Hội thảo quốc tế tại Nga: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

12/4/12-Theo phóng viên TTXVN tại Nga, Hội thảo khoa học quốc tế “Những vấn đề thực tiễn của an ninh khu vực Đông Á và an ninh Biển Đông” đã diễn ra cuối tuần qua tại cố đô Saint Petersburg với sự tham gia của các chuyên gia, học giả đến từ Nga và một số nước châu Âu, châu Á và Australia.


Các đại biểu tại Hội thảo Biển Đông. (Ảnh do tiến sỹ sử học Kolotov cung cấp)

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống an ninh tại khu vực Đông Á, an ninh Biển Đông, sự phối hợp cũng như cạnh tranh của các nước tại khu vực này, vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp Biển Đông, chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hạt nhân tại Đông Á…

Các tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do yêu cầu và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc; phản đối và phê phán khái niệm “đường lưỡi bò” là thiếu căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn; kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982; dự báo những nguy cơ đối với an ninh ở Biển Đông trong thời gian tới trước sự gia tăng chi phí quân sự, hạ thủy tàu sân bay và chạy đua vũ trang của một số nước; kêu gọi các nước ASEAN tăng cường phối hợp với nhau và thống nhất lập trường trong vấn đề Biển Đông.

Các học giả và chuyên gia tham gia Hội thảo hoan nghênh Thỏa thuận 6 điểm giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, coi đó là một trong những cơ sở để giải quyết vấn đề Biển Đông, đồng thời kêu gọi tăng cường nghiên cứu các tư liệu lịch sử, trong đó có các tư liệu được công bố trên các trang web của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa. Một số tham luận được trình bày tại Hội thảo cũng nêu ra những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN thường trú tại Mátxcơva, ông Vladimir Kolotov, giáo sư, tiến sỹ sử học, Trưởng khoa Lịch sử các nước Viễn Đông kiêm Giám đốc Học viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg (SPbGU), Trưởng Ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh ông và các đại biểu đều cho rằng Hội thảo quốc tế “Những vấn đề thực tiễn của an ninh khu vực Đông Á và an ninh Biển Đông” đã diễn ra thành công, thu hút sự quan tâm của các đại diện khác nhau đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu về Đông Á với những ý kiến trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề nóng bỏng tại khu vực, đặc biệt là cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Bài tham luận “Vòng cung Đông Á bất ổn là yếu tố chính của hệ thống an ninh khu vực” do giáo sư Kolotov trình bày tại Hội thảo khẳng định việc Trung Quốc thực hiện cái gọi là “Luận thuyết chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai” đang phá vỡ tính nguyên trạng từng tồn tại từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Trung Quốc càng đơn phương đòi kiểm soát Biển Đông thì sự phản đối của cộng đồng quốc tế sẽ ngày càng tăng lên. Bài tham luận của tiến sỹ sử học Kolotov cũng nhắc lại sự kiện lịch sử năm 1974 với việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam./.

(Vietnam+)
0

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Lò hạt nhân Đà Lạt hoạt động trở lại

20/3/12-Lò hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động trở lại, sau 3 tháng tạm ngưng để thay thế nhiên liệu phản ứng bằng uranium có độ giàu thấp.


Lò phản hứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: Wikipedia.

Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hôm nay cho biết, lò phản ứng hạt nhân đã hoạt động lại.

"Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang chạy 92 bó nhiên liệu có độ giàu thấp, để sản xuất các đồng vị phóng xạ cung cấp cho bệnh viện trong nước, tiến tới điều trị một số bệnh hiểm nghèo", tiến sĩ Điền nói.

Cuối tháng 11, toàn bộ nhiên liệu có độ giàu 36% được thay thế bằng nhiên liệu có độ giàu 19,75%. Từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu cao (HEU) xuống loại nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU).

Đây là một phần trong nỗ lực chung của ba nước Việt Nam, Nga, Mỹ và cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA), nhằm tăng cường sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn cho thế giới từ nguồn nhiên liệu uranium giàu, thực hiện cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Mới đây, Việt Nam và Nga vừa ký hiệp định về việc vận chuyển các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga. Theo kế hoạch, việc vận chuyển về Nga các thanh nhiên liệu có độ giàu cao sẽ được hoàn tất vào tháng 5/2013.

Trang Nguyên

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/03/lo-hat-nhan-da-lat-hoat-dong-tro-lai/
0

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Nam Quốc Sơn Hà - N.C

Bài thơ hay ! Bài thơ yêu nước nào cũng hay ! Nhưng không nên đặt tiêu đề như thế này, trùng với tên của bài thơ thần trong lịch sử Việt Nam.


Có em bé ba năm không nói được
Nghe giặc thù bỗng nổi giận xung thiên
Vung roi sắt quất vào quân xâm lược
Ông cha ta dạy thế nào là Sơn Hà Xã Tắc
Dù một tấc giang sơn chẳng thể chia lìa (*)
Anh linh núi song đã sản sinh ra những bậc quần thoa
Quyết chém kình ngư đạp cơn sóng dữ
Ta còn đó những trang quốc sử
Một ngàn năm máu vẫn tươi dòng
Nay núi sông gặp buổi long đong
Sao chẳng để dân ta phản kháng
Tổ tiên ta sinh ra không có đảng
Đã hiên ngang nói Nam Quốc sơn hà
Mới làm nên những trận Bạch Đằng
Mới có Đống Đa
Mới dám cự đương với kẻ thù phương Bắc
Khắc vào cánh tay lời nguyền Sát Thát
Quyết hy sinh cho Tổ quốc trường tồn
Ta sinh ra hôm nay vang tiếng anh hùng
Sao miệng ta câm, sao mắt ta mù
Một ngàn năm chẳng hiểu được kẻ thù ?
Cứ vâng dạ những điều bốn tốt
Mười sáu chữ vàng ai đem trói buộc
Để ở đâu và để cho ai ?
Cớ sao ta cuối đầu sợ hải
Không dám kêu hai tiếng Hoàng sa, Trường sa
Ai bảo biển đảo ta không là Nam Quốc sơn hà ?
Ai nói trùng khơi không là máu thịt
Biển ta đó mà khi đi qua cúi mặt
Cá tôm kia không phải của ta sao ?
Con cháu rồng tiên muôn thuở tự hào
Nay ai bảo chúng ta im lặng
Biên cương ta ân sâu nghĩa nặng
Lời Phi Khanh còn đó ngàn thu (**)
Người quay lại lòng đau hơn cắt
Không lẽ ta im lặng để quên đi Bản-Dốc (***)
Ta phải cuối đầu để mất Nam-Quan
Hãy mở mắt nhìn Tân-Cương, Tây-Tạng, Nội-Mông
Cớ làm sao mà ra nông nổi
Đừng để công xưa mai này thành tội
Cháu con ta rồi biết sẽ về đâu?
Nhất quyết ta chẳng thể cúi đầu
Tổ quốc vinh quang phải trường tồn nguyên vẹn
Sống làm sao cho lòng không thẹn
Đừng để bị giúi đầu vào một trang đen
Tổ quốc ơi! Ta có thể ương hèn?
Xin hãy mở mắt hỡi ai vong quốc
Đừng để mai sau một trang quốc nhục
Hãy hét lên : Nam Quốc Sơn Hà!!


Người Quảng Nam N.C
Tháng 6-2011




---------------------------------------------------------------
(*): "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di ". (Lê Thánh Tông)

(**): Nguyễn Phi Khanh (1355?-1428) tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 tại Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.

Năm 1407, quân Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đưa về Kim Lăng. Các con của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng, định cùng theo sang Kim Lăng để phụng dưỡng cha cho trọn chữ hiếu. Nhưng đến biên giới thì Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi hãy trở về tìm cách rửa thẹn cho nước, phục thù cho cha, như thế mới chính là đại hiếu. Nguyễn Trãi đã thực hiện xuất sắc lời dặn này của cha và đánh tan quân Minh.

(***): Thác Bản Giốc.
-------------------------------------------------------
1

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Chiến lược tác chiến phi đối xứng trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.

(Hotrungnghia Blog - 18/12/2011) “Chiến lược tác chiến phi đối xứng”(CLTCPĐX) là sử dụng cách đánh bất ngờ, nhằm tiêu hao lực lượng sinh lực của đối phương. Một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xương sống cho CLTCPĐX là các hệ thống vũ khí phục vụ cho CLTCPĐX phải đảm bảo được các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao trong bố trí tác chiến, trong vận chuyển và dễ dàng để ngụy trang nhằm tạo ra hiệu quả tác chiến tối ưu. Thuật ngữ “CLTCPĐX” này xuất hiện mới đây. Thực chất đây là “chiến lược chiến tranh du kích công nghệ cao”.


Trong “Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam” nội dung của nó thì không mới. Việt Nam đã và đang triển khai mua sắm, chế tạo những vũ khí trang bị phục vụ cho mục đích phòng thủ bảo vệ đất nước cũng có những chủng loại, hệ thống vũ khí như yêu cầu của CLTCPĐX nhưng để phục vụ cho lối đánh Việt Nam. Chẳng có gì là bí mật khí báo chí đăng tin Việt Nam đóng hàng loạt tàu phóng lôi, tên lửa loại nhỏ, tốc độ cao… Ưu điểm của loại tầu này là tốc độ cao nên cơ động nhanh, vũ khí mạnh, hiện đại; nhỏ gọn nên nó có thể hiện diện ở bất cứ đâu nơi cửa sông, bến cảng, các đảo ven bờ biển của Việt Nam. Điểm yếu của nó là chịu đựng sóng gió hạn chế và không thể hoạt động dài ngày trên biển (vì thế các nước tác chiến xa căn cứ của mình không thể sử dụng loại tàu này); hệ thống phòng không kém nên phóng hết cơ số đạn thì chỉ chạy trốn.

Nếu như tính năng kỹ chiến thuật, trang bị vũ khí của các loại tàu này chẳng có gì bí mật, được chuyên gia quân sự các nước nghiên cứu thì đây mới là điều bí mật: Loại tàu này cực kỳ nguy hiểm khi tập kích và phục kích. Khi phục kích thì nó ở đâu trên bờ biển, hải đảo của Việt Nam?. Khi tập kích thì nó ở hướng nào? Đơn tàu hay biên đội? Nó hợp đồng tác chiến với tàu ngầm hay SU22? Lưu ý là, chỉ cần 1/3 cơ số quả ngư lôi hay tên lửa trúng mục tiêu thì cỡ tàu khu trục như của Trung Quốc, Mỹ phát tín hiệu SOS được xác nhận như là hoạt động cuối cùng trên mặt biển. Phải công nhận đây là những con tàu đặc nhiệm hay là đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân Việt Nam. Với lối đánh độc đáo, với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh thì lực lượng tàu đặc nhiệm này quả là nguy hiểm khó tránh của các tàu lớn.

Tác giả: Lê Ngọc Thống
0

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Báo chí nhà nước Trung Quốc kích động thù hằn dân tộc

(Vibay-15/12/2011) Như bạn biết Bàn Cầu Thời báo, à không, xin lỗi, Hoàn Cầu Thời báo là phụ san chuyên về chính sách đối ngoại của Nhân Dân Nhật Báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng CS Trung Quốc. Mặc dù dư luận cho rằng Hoàn Cầu Thời Báo là báo lá cải và không đáng xem. Nhưng vấn đề là tờ báo này thành công ở Trung Quốc nhờ đăng bài kích động dân tộc chủ nghĩa và có một lượng độc giả "khủng bố" ở nước này. Tờ báo này đang gieo tư tưởng thù hằn dân tộc rất nguy hiểm ở Trung Quốc. Dư luận cũng đặc câu hỏi: Tại sao nhà nước Trung Quốc cho phép tờ báo này làm như vậy ?


Hình ảnh lính Trung Quốc bắt lính Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa năm 1974. Ảnh do Trung Quốc công bố mới đây.


THÊM MỘT HÀNH ĐỘNG VÔ TRÁCH NHIỆM CỦA MẠNG HOÀN CẦU (đăng trên Biendong.net)

Ngày 6-12-2011, mạng Hoàn Cầu đăng mục điều tra ý kiến bạn đọc về các nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc, v.v bằng cách đánh dấu vào các câu hỏi gợi ý cho sẵn. Đối với Việt Nam, mạng này nêu ra nhiều câu như “vong ơn bội nghĩa”, “xâm chiếm Biển Đông”, “nham hiểm”, “hiếu chiến”, “bài Hoa”, “chiến tranh biên giới Việt - Trung”, v.v…

Đó là một hành động mới vô trách nhiệm của báo Hoàn Cầu. Đó là việc làm có chủ ý, hết sức thiếu hữu nghị, cố tình lái và kích động dư luận đối với Việt Nam. Người ta không thể không lo ngại trước việc làm mới này của tờ Hoàn Cầu.

Thời gian qua, chính báo Hoàn Cầu đầu têu trong việc cho lưu hành nhiều bài báo xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam, kích động tâm lý chống Việt Nam trong dư luận. Thậm chí có lúc báo này trích dẫn ý kiến của một viên tướng Tàu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Khoảng 1 tháng trước, báo Hoàn Cầu đe doạ Philippines và Việt Nam “chuẩn bị để nghe tiếng đạn pháo”. Cách đây độ 2 tuần, báo Hoàn Cầu lại có bài bình luận doạ rằng nếu các nước láng giềng không kiềm chế trong vấn đề Biển Đông thì sẽ sớm xảy ra xung đột quân sự. Phóng viên hỏi thì Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói phương tiện truyền thông có quyền bình luận.



Khi đọc những bài báo vô trách nhiệm và thiếu hữu nghị đối với Việt Nam và đe dọa các nước láng giềng khác mà Hoàn Cầu đã đăng tải trong thời gian qua, người ta hoàn toàn nghi ngờ tính chân thật trong câu trả lời của Bộ Ngoại giao Trung Cộng. Bởi vì báo Hoàn Cầu không phải là một tờ báo lá cải, vô danh tiểu tốt. Hoàn Cầu là phụ san của tờ Nhân Dân Nhật báo - tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Liệu có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương: Nhân Dân Nhật Báo thì phải chuyển tải đúng quan điểm, lập trường, đường lối của Đảng và Nhà nước, còn phụ san của nó được tự do rao đủ món tạp pí lù, cho phép ai cũng được thể hiện suy nghĩ cá nhân, kể cả những suy nghĩ ngược lại đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản? Không! Chắc chắn Ban lãnh đạo cấp cao của Trung Cộng không có chủ trương như vậy. Nếu như họ có chủ trương như vậy thì đã có vô vàn ý kiến đòi đa nguyên, đa đảng đăng trên tờ Hoàn Cầu. Hoặc giả, bộ phận phụ trách công tác tư tưởng của Trung Cộng không biết nội dung các bài báo xấu xa của Hoàn Cầu đối với Việt Nam? Cũng không phải! Vì mắt họ chưa bị mù, tai họ chưa bị điếc. Hoặc giả Trung Cộng không kiểm duyệt được nội dung các tin bài của Hoàn Cầu? Cũng không phải nốt.


Cơ sở của Trung Quốc tại đá Vành Khăn mà họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa - Ảnh: AFP

Đáng nhấn mạnh là việc làm vô trách nhiệm, thiếu hữu nghị đối với Việt Nam đó diễn ra ngay sau khi lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng vừa mới tay bắt, mặt mừng, ôm hôn thắm thiết lãnh đạo Việt Nam ở Đại lễ đường Nhân dân và cam kết “đẩy mạnh tuyên truyền tình hữu nghị Việt -Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lý báo chí, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”. Việc mạng Hoàn Cầu đặt ra các câu hỏi cho cư dân mạng nào là “vong ân bội nghĩa”, “xâm chiếm Biển Đông”, “hiếu chiến”, “nham hiểm”, v.v… đối với Việt Nam hoàn toàn đi ngược lại cam kết nêu trên. Chủ ý khi đặt ra các câu như vậy chắc chắn không phải là đẩy mạnh tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung và thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Chủ ý của nó là kích động, tạo luồng dư luận xấu về Việt Nam, nuôi dưỡng các tâm lý thù nghịch đối với Việt Nam và và đầu độc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc làm này rõ ràng không có lợi cho quan hệ láng giềng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Vừa thề thốt tăng cường tình hữu nghị với Việt Nam, vừa cho phép báo chí chính thức đăng tải tin tức vô trách nhiệm xấu xa về Việt Nam. Lời nói và việc làm của Trung Cộng quá mâu thuẫn: nói một đằng, làm một nẻo. Để Hoàn Cầu tác yêu, tác quái như vậy tức là Trung Cộng đã chà đạp lên cam kết mà họ đã chấp nhận theo Tuyên bố chung Trung - Việt ngày 15/10/2011.

Nếu báo Nhân dân của Hà Nội cũng cho phép phụ san của nó thăm dò ý kiến bạn đọc như Hoàn Cầu đã làm thì kết quả sẽ thế nào? Giả dụ, mạng của Việt Nam đặt câu hỏi “Ai xâm chiếm Biển Đông” thì không chỉ hàng chục triệu người Việt Nam, mà triệu triệu cư dân mạng của khu vực đều trả lời: Trung Quốc. Lý do cũng rất dễ hiểu. Một là, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam mấy trăm năm nay. Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp đã tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo và từ những năm 30 của thế kỷ XX, đã đóng quân ở đó. Còn Trung Quốc chưa bao giờ có hoạt động để chứng minh yêu sách của mình. Từ những năm 50 của thế kỷ XX Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm nửa phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và chiếm nửa phía Tây của quần đảo vào năm 1974 (lúc đó do chính quyền Sài Gòn quản lý). Năm 1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Hai là, theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc thì Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở bên ngoài bờ biển của họ. Nhưng Trung Quốc lại đòi các vùng biển đó là của Trung Quốc theo yêu sách “đường lưỡi bò”, mặc dù Trung Quốc biết rõ yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.

Nói về “chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979” thì ai cũng biết đó là hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chính Bắc Kinh đã huy động hàng vạn tên lính vượt qua đường biên giới giữa hai nước, tràn vào các tỉnh biên giới của Việt Nam giết dân thường Việt Nam, tàn phá nhà cửa, công trình của người Việt Nam. Còn nói về hành động “hiếu chiến” ở Biển Đông thì cả thế giới đều biết vụ Trung Quốc cho tàu chiến cắt cáp của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cắt cáp chỉ cách bờ biển Việt Nam 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới hết giới hạn 200 hải lý. Khu vực đó hoàn toàn thuộc thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Đó không phải là thềm lục địa của Trung Quốc. Cho nên chính Trung Quốc mới là kẻ “hiếu chiến” ở Biển Đông.

Giả sử các mạng của Việt Nam cũng tiến hành việc lấy ý kiến như mạng Hoàn Cầu làm thì 100% cư dân mạng Việt Nam sẽ đồng thanh lên án Trung Quốc. Nhưng các mạng của Việt Nam đã không làm như Hoàn Cầu vì làm như Hoàn Cầu thì chỉ kích động dư luận, tạo cớ cho các lực lượng xấu phá hoại quan hệ láng giềng giữa hai nước.

Không thể chấp nhận việc làm vô trách nhiệm của báo Hoàn Cầu. Việc Bắc Kinh tiếp tục dung túng cho các hành động vô trách nhiệm của Hoàn Cầu không lừa bịp được ai. Việc đó càng làm cho khu vực và thế giới hiểu rõ hơn bộ mặt thật của Bắc Kinh. Đã đến lúc những tiếng nói có lương tri ở Trung Quốc lên tiếng, cảnh tỉnh Hoàn Cầu và những kẻ đứng phía sau đang giật dây cho Hoàn Cầu./.
N.C.L

http://biendong.net/binh-luan/507-them-mt-hanh-ng-vo-trach-nhim-ca-mng-hoan-cu.html

Hoàn Cầu Thời báo là gì? (BBC Vietnamese)

Dư luận Việt Nam gần đây chú ý tới nhiều bài báo mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, thậm chí hiếu chiến, trên tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc.
BBCVietnamese.com cũng đã giới thiệu một số bài tới quý vị, chủ yếu liên quan tới chính sách của các nước ở Biển Đông. Nhiều độc giả đặt câu hỏi: vậy Hoàn Cầu Thời báo là tờ báo như thế nào?

Mới đây, tạp chí Foreign Policy có bài của tác giả Christina Larson tựa đề 'Kênh Fox News của Trung Quốc' nói về Hoàn Cầu Thời báo, ví ấn phẩm này với kênh truyền hình cũng bị coi là bảo thủ và khá diều hâu của Hoa Kỳ.
Bài báo đã hé lộ đôi điều về tờ báo đông người đọc vốn nhiều lần đe dọa trừng phạt các nước xung quanh.
Các biên tập viên cao cấp của Hoàn Cầu Thời báo được nói hàng ngày tới văn phòng trong tòa nhà được canh gác chặt chẽ ở phía Đông thủ đô Bắc Kinh để làm việc cần mẫn tới 14 tiếng đồng hồ.
Trong thời gian bận rộn đó "họ đặt và biên tập các bài báo cũng như xã luận về nhiều chủ đề, từ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông, tới thái độ ma mãnh của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tới lượng bia rượu khổng lồ mà các quan chức nhà nước tiêu thụ..." để cuối cùng cho ra được tờ báo 16 trang.
Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo là ông Hồ Tích Tiến, người được cho là 'đưa ra các quyết định cuối cùng'.
Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'.... Tất nhiên các đe dọa kiểu này gây nhiều chú ý và Hoàn Cầu Thời báo luôn được các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài trích thuật.
Quan điểm của ai?
Báo Hoàn Cầu đặt tại khu nhà của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được thành lập từ năm 1948.
Nhân dân Nhật báo là tờ báo chính thống, nhiều khi tẻ nhạt, chỉ được theo dõi để biết về số phận các lãnh đạo, ông nào lên và ông nào xuống.
Hoàn Cầu có sứ mệnh khác hẳn. Ra đời năm 1993, ban biên tập Hoàn Cầu có nhiệm vụ tiếp cận quần chúng chứ không phải chỉ truyền đạt lại các thông điệp của Chính phủ hay Bộ Ngoại giao.
Nhân viên tờ báo này cũng tỏ ra bình dân, không chỉ trong cách ăn mặc mà còn cả trong không khí làm việc sôi động và lắm lúc mất trật tự.
Tổng biên tập Hồ Tích Tiến, 51 tuổi, để tóc dài, gầy gò và năng động. Ông học về đối ngoại quốc phòng ở Nam Kinh và có bằng thạc sỹ văn học Nga từ đại học Bắc Kinh.
Ông Hồ nói nhanh và chọn từ ngữ sắc sảo. Ông nói với bà Larson: "Chúng tôi gọi cái xẻng là cái xẻng. Và chúng tôi không sợ làm phật lòng quý vị".

Thông thường ở Trung Quốc, tổng biên tập các báo do Đảng Cộng sản cử, nói chung không có kinh nghiệm báo chí và cũng chẳng mấy quan tâm tới việc làm báo.
Thế nhưng, ông Hồ Tích Tiến thì khác hoàn toàn. Có lẽ ông chỉ giống các ông tổng biên tập khác ở một điểm là trung thành với Đảng.
Ông từng là phóng viên chiến trường, và ham viết xã luận nên bài xã luận nào hầu như cũng có đóng góp của ông.
Trang cá nhân của ông Hồ trên mạng Weibo, tương tự mạng Twitter bên phương Tây, có tới 1,4 triệu người theo dõi.
Tờ báo của ông không ngần ngại viết về các chủ đề gây tranh cãi, từ sự kiện Thiên An Môn tới nghệ sỹ Ngải Vị Vị, dù chỉ là để khẳng định đường lối của Đảng.
Một trong những điều Tổng biên tập Hồ khoái nhất là đưa ra các nhận định trái chiều, nhất là khi đụng chạm đến Hoa Kỳ. Thí dụ, trong khi các báo và các trang mạng xuýt xoa về việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đi ăn tối tại một quán mì bình dân, hay phong thái bình dị của tân đại sứ Mỹ Gary Locke, Hoàn Cầu phân tích: "Để bảo đảm an ninh cho ông Biden ở quán mì ven đường còn tốn kém gấp nhiều lần so với ăn ở Nhà khách Chính phủ".
Mặc dù tổng biên tập thích dùng Weibo, Hoàn Cầu Thời báo lại không ít lần tấn công các mạng xã hội, gọi đây là nơi 'phát tán tin đồn và đầu độc dư luận'.
Thế liệu Hoàn Cầu không đầu độc dư luận theo cách nào đó hay sao?
Ông Michael Anti, một chuyên gia và các vấn đề Trung Quốc và quốc tế, nhận định: "Nói thật thì tôi nghĩ lập trường của Hoàn Cầu Thời báo chỉ là làm sao để kiếm tiền. Chủ nghĩa dân tộc là con bài chính của tờ báo".
Theo ông Anti, điều này cũng từa tựa như kênh Fox News của trùm truyền thông Rupert Murdoch.
Nhiều độc giả
Nếu tính về lượng độc giả thì Hoàn Cầu Thời báo là tờ đứng thứ thứ ba Trung Quốc, với 2,4 triệu người đọc báo in mỗi ngày. Báo điện tử có tới 10 triệu độc giả.
Giả sử các số liệu trên đã bị thổi phồng ít nhiều thì nó vẫn cao hơn đa số tờ báo ở phương Tây. Để so sánh, báo Washington Post mỗi ngày chỉ in có nửa triệu bản.
Thành công của Hoàn Cầu một phần nhờ vào các thay đổi trong bối cảnh báo chí Trung Quốc hiện nay. Tờ báo tập trung vào các vấn đề quốc tế, và tuyên truyền cho vị thế ngày càng cao của Trung Quốc trên thế giới.

Người đọc trong nước ngày càng hướng ngoại thì Hoàn Cầu lại càng đăng nhiều bài đả kích thái độ của các nước ngoài đối với Bắc Kinh.
Chúng ta có thể đọc qua các tựa đề: 'Tấn công Trung Quốc thành xu hướng thời thượng ở Washington', 'Ấn Độ và Việt Nam ký hợp đồng nhằm khiêu khích Trung Quốc'... để thấy rằng tờ báo này đang nhằm vào tâm lý muốn khơi dậy sự tự tôn và 'phục thù' của người dân.
Jeremy Goldkorn, chuyên gia về truyền thông Trung Quốc và sáng lập viên của mạng Danwei.org, nói rằng Tổng biên tập Hồ đã thành công trong việc kết nối cái gọi là 'giáo dục tinh thần yêu nước' và vai trò kiếm tiền của tờ báo trong thời buổi chính phủ không còn bao cấp nữa.
Thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông đã phải thương mại hóa bằng các cách thức khác nhau. Có tờ phải quay sang tin tức về đời tư các ngôi sao để bán báo và bán quảng cáo.
Thế nhưng, Hoàn Cầu Thời báo chọn cho mình con đường dân tộc chủ nghĩa để tăng lượng độc giả.
Cũng bởi vậy mà tờ báo này được chú ý không phải vì các bản tin, mà nhờ các bài xã luận đanh thép, nhiều khi hung hăng 'như tiếng đại bác'.
Một chủ đề quen thuộc và ăn khách là chỉ trích tính giả dối và trơ tráo của phương Tây, nhất là Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần nói rằng một trong các chủ đề được ưa chuộng khác là chỉ trích nạn tham nhũng ở ngay chính đất nước Trung Quốc.
Thí dụ hồi tháng Tư, báo này đăng bài đả phá thói ăn tiêu xa hoa của một quan chức lãnh đạo tập đoàn dầu lửa nhà nước Sinopec.
Bài báo sắc sảo và thành công này sau được nhiều báo nước ngoài trích lại.
Một nhóm phóng viên Hoàn Cầu Thời báo đã điều tra việc Tổng giám đốc chi nhánh Quảng Đông của Sinopec, ông Lư Quản Vũ, bị cáo buộc mua 480 chai rượu Mao Đài và 696 chai rượu vang tổng trị giá 243.604 đôla Mỹ để 'dùng riêng'.
Thông qua vụ ông Lư, Hoàn Cầu Thời báo đã đánh trúng tâm lý số đông, vừa quan tâm các sự kiện quốc tế, vừa bức xúc về tệ nạn trong nước, và vô hình trung đã thu hút thêm độc giả cho nền báo chí của Đảng tiên phong.
Tuy nhiên bí quyết thực của tờ báo này, theo một số nhận định, là vì 'không có gì đáng đọc nữa cả'.
Một cựu phóng viên tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh nói với Christina Larson: "Chẳng có nhiều lựa chọn... làm gì có tin tức đích thực ở Trung Quốc".

Đọc thêm Hoàn Cầu thời báo trên Wikipedia.

0

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Việt Nam phạt tù 2 nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo

HÀ NỘI, Việt Nam - Việt Nam kết án hai nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo vì phân phối các tờ rơi và đĩa CD chống chính phủ, một phương tiện truyền thông nhà nước cho biết.

Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài An đã bị kết án về tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước," phương tiện truyền thông báo cáo hôm thứ ba (13/12/2011).

Ông Lía nhận bản án năm năm và ông An nhận á ba năm.

Ông Lía, 71 tuổi, đã phủ nhận tội trạng trong phiên xét xử nửa ngày, con gái của ông, Nguyễn Thị Ngọc Lúa, người theo dõi phiên tòa qua loa bên ngoài phòng xử án cho biết.

Các quan chức tại Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới ở tỉnh An Giang từ chối bình luận.

An và Lía là thành viên của nhóm Phật giáo Hòa Hảo. Họ đã bị bắt giữ vào tháng Tư sau khi nhà chức trách tìm thấy 15 cuốn sách, 64 đĩa CD và DVD và 36 tài liệu cáo buộc chính phủ vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do tôn giáo, Thông tấn xã Việt Nam chính thức báo cáo hôm thứ ba.

Human Rights Watch có trụ sở tại New York - yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Lía.

Một quan chức kỳ cựu chính phủ Việt Nam nói rằng một người đàn ông cao tuổi như Nguyễn Văn Lía, người đã dành cuộc đời của mình cho tôn giáo, có cảm giác lo sợ vì cảm thấy những ngày cuối đời của ông bị khóa trong nhà tù ", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Bộ phận Châu Á The Washington Post cho biết.

Robertson cho biết ông Lía, người bị huyết áp cao và một số xương sườn bị gãy, nên được phóng thích và cho phép điều trị y tế.
0

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Indonesia chi 1,5 hay 15,5 tỷ USD để mua vũ khí ?

(Vibay-07/12/2011) Vibay đăng bài này nhằm mục đích lưu ý đọc giả nên cân nhắc khi đọc tin trên các báo điện tử.

Báo đất Việt cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ra thông báo sẽ chi 15,5 tỷ USD trong 3 năm để hiện đại hóa những hệ thống vũ khí của quân đội nước này, trong đó chủ yếu sẽ mua vũ khí từ các nước châu Âu.

"Tổng thống đã ra quết định trên sau 4 cuộc họp nội các rằng quân đội sẽ được ưu tiên. Trong 3 năm tới, chúng tôi sẽ nhận được hơn 14 nghìn tỷ Rupi (khoảng 15,5 tỷ USD) để mua trực thăng và xe tăng hiện đại", Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia, Tướng Pramono cho biết.

"Indonesia sẽ tận dụng lợi thế của cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở châu Âu, nơi các quốc gia đang thiếu tiền và muốn bán vũ khí với giá rẻ", ông Pramono nói.

Các báo khác như: Thanh Niên (Báo in), Giaoduc.net.vn,... cũng đăng tin này với số liệu tương tự.

Tuy nhiên, ngày 06/12/2011, trang tin quốc phòng nổi tiếng Defense-update.com loan tải:

Indonesia chi tiêu trên 1,5 tỷ USD mua sắm vũ khí.

25 Tháng 11 năm 2011: Indonesia dự định mua vũ khí thặng dư từ các nước NATO thực hiện chính sách giảm lực lượng quân sự của họ trong những tháng gần đây.

Trong số các thiết bị bao gồm xe tăng chiến đấu Leopard 2A6 từ nguồn thặng dư của Quân đội Đức, và máy bay trực thăng tấn công Apache có thể được mua từ Hà Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro đã xác nhận tại Jakarta.

Các quốc gia khác được coi là các nhà cung cấp bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Italia. Tướng Pramono Edhie Wibowo, đã nói trước đây rằng quân đội Indonesia đã được phân bổ 1,53 tỷ USD (14 nghìn tỷ Rupiah) để mua vũ khí, bao gồm 100 xe tăng Leopard 2A6 và tám máy bay trực thăng Apache. Quân đội Indonesia cũng hy vọng sẽ có thể để có được hệ thống tên lửa tấn công liên hoàn từ Pháp. Con số 214 máy bay trực thăng cũng trong danh sách mua sắm của Jakarta.

Thật khó tin việc Indonesia chi số tiền khổng lồ 15,5 tỷ USD chỉ để mua chủ yếu là trực thăng và xe tăng.

Mới đây, ngày 07/12/2011, Vnexpress đăng ảnh Quân đội Việt Nam bắn thử tên lửa C125 với chú thích ngay dưới ảnh là "S-300 lao vun vút qua những ngọn đồi", tuy nhiên, sao đó vài giờ đã chỉnh sửa lại hầu hết chú thích dưới ảnh.

Xem ra báo chí lề phải cũng năm bảy đường !
0