Vibay

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nga-Việt: Đàm phán việc thành lập căn cứ mới ở Cam Ranh

08/11/2012- Chủ đề thành lập căn cứ dành cho các tàu Nga ở Cam Ranh đang tiếp tục bàn bạc, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nói với các nhà báo.


Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập căn cứ cho các tàu Nga ở Cam Ranh – ông Medvedev cho biết - Đây là chủ đề của chương trình nghị sự và đang tiếp tục thỏa thuận."

Thủ tướng nói thêm rằng hai bên đã xác định được với các đối tác và phía Việt Nam sẽ tự quyết định cách hợp thức mối quan hệ với các đối tác. “Chủ đề này đã và sẽ được tiếp tục được thảo luận. Tôi nghĩ rằng nó sẽ có kết quả tích cực", Đài Tiếng nói nước Nga cho hay.

Báo Đất Việt dẫn tin Itar-Tass nói Việt Nam đã quyết định hình thức hợp tác trong vấn đề này. Thủ tướng Nga đánh giá việc hợp tác là khả quan.


Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev lạc quan với khả năng Nga quay lại Cam Ranh

Trước đây, Liên Xô/Nga từng thiết lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh. Vịnh có thể tránh được bão từ biển Đông nhờ một bán đảo dài chừng 30km. Với địa thế của mình, Cam Ranh được coi là cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.

Thời chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ hậu cần lớn của Mỹ. Người Mỹ đã xây dựng sân bay và một cảng biển hiện đại tại Cam Ranh. Sân bay Cam Ranh là nơi đóng quân của phi đội máy bay tiêm kích chiến thuận số 1 và phi đội máy bay vận tải của Mỹ.

Hồi tháng 6-2012, Trang Defense-update nói Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Panetta đã trình bày rõ ràng ​​rằng Washington mong muốn cảng Cam Ranh mở cửa cho tàu chiến Mỹ. Panetta nói rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ "làm việc với các đối tác của chúng tôi như Việt Nam để có thể sử dụng bến cảng như thế này khi chúng tôi di chuyển tàu từ các cảng trên bờ biển phía Tây hướng tới các trạm của chúng tôi ở đây, trong Thái Bình Dương".

Ông đã nói rằng "việc cho phép tàu chiến Mỹ vào Vịnh Cam Ranh là một phần quan trọng của mối quan hệ này (Việt-Mỹ) và chúng ta thấy một tiềm năng to lớn cho tương lai". "Làm việc với Việt Nam để phát triển vịnh Cam Ranh thành một cảng thương mại quốc tế có lợi nhuận, Mỹ hy vọng sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam cho Hoa Kỳ tiếp cận quân sự sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận của vịnh.

Tuy nhiên, Việt Nam và Hoa Kỳ không đạt được thỏa thuận cho phép tàu chiến Mỹ vào Cam Ranh do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề "nhạy cảm" giữa Việt Nam và Trung Quốc ( Hà Nội chủ trương đối ngoại hòa bình, Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước, "không theo nước này để chống nước kia",... trong khi Mỹ đang xây dựng "Vòng cung lửa" để bao vây Trung Quốc).

Tháng 5/1979, Việt Nam và Nga ký một bản thỏa thuận sử dụng cảng Cam Ranh như một điểm bảo dưỡng cho các tàu Hải quân Liên Xô trong thời gian 25 năm.

Từ năm 1989, tàu chiến Liên Xô bắt đầu rút khỏi căn cứ.

Sau khi Hải quân Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh vào tháng 5/2002, Việt Nam tuyên bố sẽ không cho quân đội bất kỳ nước nào thuê Cam Ranh làm căn cứ.

Ngày 12/12/2009, Việt Nam mở cửa sân bay quốc tế tại Cam Ranh./.

1 nhận xét:

  1. Mẹ nó, chỉ có chầu chực mời nó đem tàu hải quân trở lại Cam ranh cung cấp bãi đậu miển phí chớ có đàm phán con khỉ!

    Trả lờiXóa