Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

TQ khoe vũ khí "tối mật" đang hiện diện ở Biển Đông và Hoa Đông


Trung Quốc lần đầu tiên cho ra mắt công chúng 2 hệ thống vũ khí chiến thuật hiện đại nhất của nước này đang được triển khai ở biển Hoa Đông và Biển Đông ngay trong Triển lãm Hàng không Chu Hải.
0

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Hệ thống tên lửa Mỹ DeepStrike, câu trả lời cho Iskander của Nga


Mỹ và các quốc gia đồng minh châu Á phải đối mặt với đe dọa ngày càng tăng từ năng lực các tên lửa đạn đạo, được các kẻ thù tiềm năng phát triển nhanh chóng. Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran, đều đang đầu tư mạnh nâng cao khả năng tấn công của tên lửa chiến lược và chiến thuật.
0

Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ ba


Type-001A, tàu sân bay đầu tiên do TQ tự sản xuất

Trung Quốc khởi công đóng chiếc tàu sân bay thứ ba – báo CNS dẫn tin Tân Hoa Xã hôm 25/11.

Trong bài báo đang trên mạng WeChat, Tân Hoa Xã nói rằng khi chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai và là chiếc đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và chế tạo đang thử nghiệm trên trên biển, một chiếc “tàu sân bay thế hệ mới” đang được chế tạo theo kế hoạch.
0

Mỹ có thể phát triển tàu ngầm sân bay trước những đe dọa mới của tên lửa chống tàu Trung Quốc


Đồ họa tàu ngầm sân bay dự án AN-1. Ảnh: Popular Mechanics

Những năm 1950, sự ra đời của vũ khí nguyên tử khiến Hải quân Mỹ phải đưa ra một số phương án cơ động lực lượng không quân hải quân. Một kế hoạch phát triển phương tiện mang có tên là AN-1, hướng tới tàu ngầm hạt nhân sân bay có thể phóng 8 máy bay chỉ trong vòng chưa đến tám phút.
0

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Canada tăng "tuần tra hiện diện" ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng Canada sẵn sàng tham gia chương trình tự do hoạt động hàng hải do Mỹ tiến hành ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Hoạt động của hải quân Canada ở Tây Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể trong 2 năm qua. Những tàu chiến mang lá cờ in hình chiếc lá phong đang trở thành hình ảnh quen thuộc trong khu vực này.
0

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Trung tâm hợp tác Nga Việt bí ẩn có những nhiệm vụ gì ?

Nói về vai trò của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga khi tới thăm Trung tâm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng LB Nga Dmitry Medvedev đã nói rằng nó là độc nhất vô nhị trên thế giới.


Viện nghiên cứu độc đáo này đã được thành lập theo thỏa thuận liên chính phủ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô vào năm 1987. Chỉ một năm sau, tập thể quốc tế đã bắt đầu làm việc. Hôm nay, ngoài văn phòng chính ở Hà Nội, mà hai bên lối vào có các cây xanh do ba vị Chủ tịch Việt Nam đã trồng, Trung tâm còn có hai văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, và mạng lưới các trạm nghiên cứu, thử nghiệm tự nhiên.
0

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc lần đầu khoe tên lửa

J-20, chiếc máy bay thuộc loại tối tân nhất của không quân Trung Quốc đã lần đầu tiên khoe các tên lửa mang theo trong chuyến bay biểu diễn tại triển lãm hàng không ở tỉnh Quảng Đông.


Chiếc J-20 mang theo tổng cộng 6 tên lửa
0

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Vũ khí “Made in Vietnam” xuất khẩu: Cờ đã đến tay, ai tiên phong đột phá?

Chính thức giới thiệu nhiều loại vũ khí “Made in Vietnam” hiện đại ở INDODEFENCE 2018, ngành CNQP Việt Nam đã sẵn sàng cho những hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài đầu tiên.


Các loại radar do Việt Nam chế tạo.

Những bước phát triển như vũ bão của CNQP Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, ngành CNQP Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.

Bằng nội lực kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, CNQP Việt Nam không chỉ chế tạo vũ khí trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong nước mà còn định hướng xuất khẩu ra thị trường các quốc gia khu vực và trên thế giới.


Thứ trưởng Bộ quốc phòng Thượng tướng Bế Xuân Trường

Nhiều dự án, sản phẩm trọng điểm đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả. Năng lực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật của công nghiệp quốc phòng, an ninh chuyển biến rõ nét và có bước đột phá. Công nghiệp quốc phòng, an ninh đã từng bước làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa, cải tiến nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, công nghệ cao, hiện đại, đáp ứng một phần nhu cầu vũ khí, trang bị kỹ thuật, cũng như phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ,… cho lực lượng vũ trang nhân dân.(Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2018)

Thời gian gần đây, các báo lớn của cả quân đội như (Quân đội Nhân dân, Truyền hình Quốc phòng) lần ngoài quân đội đều đưa nhiều tin tốt, ghi nhận sự phát triển đột phá của CNQP Việt Nam. Trong đó có những điểm nhấn quan trọng:

Về Hải quân & Cảnh sát biển: Tự chủ chế tạo thành công tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tra cao tốc, tàu cứu hộ cứu nạn (có lượng giãn nước đến 2.000 tấn),….

Về PK-KQ: Chế tạo thành công các loại radar tầm trung sóng mét; radar thụ động; máy hỏi đáp cho các tổ hợp tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích; hệ thống quản lý vùng trời quốc gia; máy bay không người lái tính năng cao…


UAV trinh sát do Vietnam chế tạo.

Về Lục quân: Sản xuất được vũ khí trang bị cho các sư đoàn đủ quân; máy thông tin liên lạc có mã hóa bảo mật cao; các phương tiện tìm kiếm cứu nạn hiện đại; khí tài nhìn đêm; các loại đạn pháo, cối cùng nhiều khí tài nghi trang có chất lượng tốt.

Nhiều sản phẩm đã qua thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào sản xuất trang bị đại trà cho các lực lượng, qua đó giúp tiết kiệm ngoại tệ, giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.


Các loại tàu chiến Việt Nam tự chế tạo, trong đó có tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 và tàu pháo TT-400TP.

Vũ khí nào sẽ “nổ phát súng” xuất khẩu đầu tiên?

Sự kiện Việt Nam tham gia Hội chợ và Triển lãm Quốc tế về quốc phòng Indonesia 2018 (INDODEFENCE 2018) – một trong những triển lãm chuyên ngành công nghiệp quốc phòng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP nước nhà.

Tại Triển lãm lần này, các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) nước ta mang tới nhiều sản phẩm vũ khí trang bị “Made in Vietnam” rất hiện đại như vũ khí đạn dược lục quân; tàu chiến và các sản phẩm phục vụ đóng tàu quân sự; trang thiết bị điện tử công nghệ cao.


Các loại súng bộ binh “Made in Vietnam”.

Đây là chỉ báo quan trọng cho thấy các sản phẩm quốc phòng nói chung và vũ khí “Made in Vietnam” nói riêng đã sẵn sàng cho xuất khẩu. Được biết, tất cả các sản phẩm mà Việt Nam đưa tới giới thiệu tại INDODEFENCE 2018 đều có thể đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, chỉ chờ đơn đặt hàng mà thôi.

Tất cả đều đứng trước cơ hội lớn tuy nhiên sản phẩm nào có triển vọng nhất để phất lá cờ tiên phong, mở đường cho vũ khí Việt Nam tiến ra nước ngoài?

Theo một số chuyên gia thì triển vọng nhất vẫn là các sản phẩm tàu tuần tra cao tốc mà Việt Nam đã chế tạo rất thành công, trang bị hàng loạt cho hải quân (phiên bản TT-400TP) và cảnh sát biển (phiên bản TT-400), được các đơn vị sử dụng đánh giá rất cao.

Tàu có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội (nhờ thiết kế độc đáo lại được nâng cấp trên cơ sở những ý kiến góp ý từ đơn vị qua quá trình sử dụng), trong khi giá thành lại rất hấp dẫn.


Các loại radar do Việt Nam chế tạo.

Tuy nhiên, mặc dù Đoàn Việt Nam không đưa mô hình mẫu hoặc sản phẩm nguyên chiếc sang Indonesia tham dự triển lãm., nhưng phần đông ý kiến cho rằng chính các tổ hợp radar sóng mét hay radar bắt thấp “Made in Vietnam” mới là những ứng viên sáng giá nhất để mở màn cho vũ khí Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Radar của Việt Nam có nhiều ưu điểm cả về kỹ chiến thuật lẫn tính dễ sử dụng do được tích hợp nhiều công nghệ mới nhất, đồng thời giá cả chắc chắn sẽ rẻ hơn so với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Hơn nữa, kinh nghiệm tác chiến phòng không của Việt Nam đã từng được cả thế giới nể phục sẽ là tài sản vô giá để tích hợp lên những khí tài phòng không hiện đại này. Đây có thể là một điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng.

Hy vọng, sau INDODEFENCE 2018, chúng ta sẽ sớm nhận được những tin tức tốt lành, thông báo rằng: Việt Nam đã xuất khẩu vũ khí rồi đấy!

Theo Thời đại
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nga sắp mang xe tăng đến Việt Nam, chuyện gì đang xảy ra?

Chỉ trong vòng vài tuần trở lại đây, các kênh truyền hình lớn của Nga liên tiếp công bố những hình ảnh về xe tăng T-90 Việt Nam, cả khi lắp ráp lẫn khi chạy thử, bắn đạn thật.


Xe tăng thế hệ mới – nhu cầu có thực của Lục quân Việt Nam

Xe tăng – xương sống và là mũi nhọn đột kích cơ giới chủ yếu của Lục quân Việt Nam có số lượng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các loại T-54, T-55 và T-62 xuất xứ từ Liên Xô cùng một số xe tăng chiến đấu chủ lực khác.

Tuy nhiên, hầu hết các xe này đã cũ, xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, thậm chí có nhiều xe còn có tuổi đời lớn hơn cả tuổi của những chiến sĩ trong kíp xe tăng. Phụ tùng thay thế khan hiếm khiến công tác đảm bảo kỹ thuật cho số xe tăng này gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, với tính năng hạn chế do được chế tạo từ lâu, những xe tăng này nếu không qua nâng cấp để hiện đại hóa, kéo dài tuổi thọ thì chúng có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu vận hành, chiến đấu trong môi trường tác chiến hiện đại.


Xe tăng T-54, T-55 vẫn đang là xương sống của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.

Trước nhu cầu cấp bách, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào việc nâng cấp hiện đại hóa một số xe tăng T-54, T-55 dưới sự trợ giúp của đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, so với những dòng xe tăng thế hế mới mà các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang sản xuất hàng loạt, đưa vào sử dụng rộng rãi thì với số lượng xe qua nâng cấp không nhiều thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì thế, song song với việc nâng cấp hiện đại hóa các xe tăng cũ, Lục quân Việt Nam đã bắt đầu được ưu tiên hơn trong việc mua sắm một số vũ khí trang bị hiện đại, tiệm cận với trình độ của thế giới, trong đó có hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90 từ Nga, thuộc phiên bản T-90S và T-90SK chỉ huy.

Hợp đồng này đã đ.a’nh dấu một bước ngoặt lớn trong việc đẩy nhanh hiện đại hóa một số quân binh chủng mũi nhọn, trong đó có Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Xe tăng T-90S/SK thứ 59 của Việt Nam đang được chế tạo.

Ngày về đã rất gần?

Tới tháng 10 này, các kênh truyền hình lớn của Nga như Russia 24, Kênh truyền hình số 1,… đồng loạt công bố những hình ảnh khiến người yêu quân sự Việt Nam nức lòng. Đó là việc những chiếc xe tăng T-90 của Việt Nam đã thành hình, lắp ráp hoàn chỉnh.

Cụ thể, các xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên dành cho Việt Nam đã hoàn thành gần như đầy đủ các công đoạn, đã được thử kín nước tại Nhà máy và đưa ra thử nghiệm trên thao trường ở tốc độ cao, có bắn đạn thật để đ.a’nh giá kỹ thuật, nghiệm thu kỹ thuật để chuẩn bị bàn giao cho khách hàng.

Như vậy, có thể thấy, trong thời gian ngắn sắp tới những chiếc xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên sẽ lên đường về Việt Nam và sớm được đưa vào biên chế của các đơn vị thuộc Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Hình ảnh những chiếc T-90 với màu sơn giống những chiếc T-90S/SK dành cho Việt Nam.

Hiện chưa rõ phía Nga sẽ giao các xe tăng T-90 Việt Nam bằng phương thức nào, tuy nhiên có thể dự đoán phương thức vận chuyển sẽ là đường biển, mặc dù thời gian lâu hơn nhưng lại là phương án tiết kiệm nhất, chở được số lớn xe tăng cùng lúc.

Do Nhà máy Uralvagonzavod (UVZ), nơi chế tạo những chiếc xe tăng T-90 cho Việt Nam nằm sâu trong nội địa Nga, cho nên trước khi lên tàu về nước bằng đường biển, có thể các xe tăng này sẽ hành quân bằng đường sắt tới cảng.

Công việc này đã quá quen thuộc với phía Nga vì Nhà máy Uralvagonzavod nói riêng và Quân đội Nga nói chung có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển bằng đường sắt đối với các vũ khí trang bị hạng nặng, trong đó có xe tăng, vượt hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn km an toàn.

Hy vọng cuối năm nay hoặc đầu sang năm, xe tăng T-90 sẽ chính thức đặt xích lên dải đất hình chữ S, đ.a’nh dấu bước chuyển mình lớn của Lục quân Việt Nam, đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu của cán bộ chiến sĩ Binh chủng Tăng thiết giáp và những người yêu quân sự Việt Nam.

Theo Soha
0

Nhật Bản tính xây căn cứ tại quần đảo tranh chấp với Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Senkaku/Điếu Ngư – khu vực xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.


Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp từ lâu giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tokyo và Bắc Kinh từ lâu đã có tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku (tên gọi theo Nhật Bản) hay còn gọi Quần đảo Điếu Ngư (tên gọi theo Trung Quốc). Quần đảo này nằm bên cạnh các tuyến vận chuyển quan trọng.

Nếu kế hoạch được thông qua, Nhật Bản sẽ bắt đầu việc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ishigaki trước cuối năm nay, theo tờ Sankei Shimbun.

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về kế hoạch trên của Nhật Bản.

Được biết, quân đội Nhật Bản hiện vẫn đang đóng quân trên hòn đảo lớn nhất Okinawa ở khu vực tiếp giáp với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Những năm gần đây, các tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên di chuyển gần các hòn đảo tranh chấp để thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh đối với những hòn đảo này.

Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo gồm 8 đảo đá nằm cách quần đảo Okinawa của Nhật khoảng 482 km, do Nhật kiểm soát từ năm 1895. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo này.

Vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư được cho là giàu tài nguyên cá và dầu khí, đồng thời cũng nằm trên tuyến vận tải hàng hải quan trọng ở biển Hoa Đông.

Nguồn: Tiền Phong
0

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Video: Quân đội Trung Quốc trang bị tên lửa liên lục địa mới

Lực lượng pháo binh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới được trang bị một lữ đoàn tên lửa với các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mới.

CCTV nói Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn đối với loại vũ khí mới này. Lữ đoàn này được trang bị tên lửa sau một thời gian thử nghiệm.

Tên lửa này có thể triển khai nhanh cho các cuộc phản công hạt nhân, hoặc các cuộc tấn công chính xác thông thường vào các mục tiêu trên đất liền hoặc các tàu chiến cỡ lớn và trung bình trên biển ở tầm trung và xa, làm cho nó trở thành trụ cột trong kho vũ khí của chiến lược của Trung Quốc.

0

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Video: Tập Cận Bình chỉ huy tập trận hải quân lớn nhất ở Biển Đông từ tàu Liêu Ninh


Lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình tới dự một cuộc tập trận hải quân lớn nhất từ trước tới nay trên vùng Biển Đông mà hiện vẫn có các tranh chấp chủ quyền.

Hơn 10.000 binh sỹ hải quân, 76 máy bay chiến đấu và hạm đội gồm 48 tàu và tàu ngầm tham gia vào cuộc diễn tập.
0

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

TQ tập trận quy mô lớn trên Biển Đông

Hải quân Trung Quốc bắt đầu tập trận trên Biển Đông từ hôm thứ Tư 11/4/2018 đến hết thứ Sáu tuần này, truyền thông nhà nước nói.


Lực lượng hải quân Trung Quốc trong đó có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (giữa) trong một lần diễn tập ở Biển Đông hồi 1/2017

Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam đã "xác định ranh giới" khu vực diễn tập trên biển và cấm toàn bộ các tàu bè dân sự, tàu cá ra vào kể từ thứ Tư đến thứ Sáu.
0

Tàu sân bay Mỹ USS Roosevelt diễn tập ở Biển Đông

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến hành diễn tập tại Biển Đông hôm thứ Ba, trong lúc trên đường đến thăm Philippines.


Hải quân Mỹ đã cho một nhóm tướng lĩnh, viên chức Philippines cùng phóng viên lên tàu sân bay để chứng kiến.

Trong khoảng 20 phút, 20 máy bay chiến đấu F-18 đã bay rồi hạ cánh xuống tàu USS Theodore Roosevelt để biểu dương uy thế.
0

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Mỹ đồng ý bán công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan

Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận, bộ Ngoại Giao Mỹ đã phê chuẩn giấy phép bán công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan, qua đó bật đèn xanh cho giới công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ giúp Đài Bắc tự chế tạo tàu ngầm. Chính quyền Đài Bắc vào hôm nay, 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc.


Tàu ngầm Đài Loan. Ảnh minh họa
0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Nhật Bản lập lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh trước mối đe dọa từ Trung Quốc

(GDVN) - Đây là thay đổi lớn nhất của quân đội Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, do lo ngại Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku ở Hoa Đông.

Reuters ngày 7/4 đưa tin, Nhật Bản hôm thứ Bảy đã kích hoạt lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh đầu tiên của mình kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc để đối phó với kẻ xâm lược các hòn đảo dọc theo bờ biển Hoa Đông mà Tokyo lo ngại.

Trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ quân sự gần Sasebo quận Nagasaki, khoảng 1500 thành viên lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh mặc quân phục dã chiến đã tham gia sự kiện này.


Lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh Nhật Bản diễn tập ngày 7/4. ảnh: The Japan Times.
0

Ưu thế hơn Su-35, Việt Nam sẽ chọn tiêm kích JAS-39 thay thế MiG-21?

JAS-39E/F Gripen NG là phiên bản mới nhất trong gia đình tiêm kích JAS-39 nổi tiếng của Thụy Điển. Biến thể mới này thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả Su-35 ở một số tiêu chí, liệu Việt Nam có chọn loại máy bay này để thay thế cho MiG-21?


Saab JAS 39 Gripen E/F
0

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Xem tên lửa "khống chế toàn bộ biển Đông" P-35/4K44B Redut-M của Việt Nam diệt mục tiêu


Những hình ảnh về lần bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-35B thuộc hệ thống 4K44 Redut-M của Việt Nam đã được trang Sina Trung Quốc đăng tải.
0

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Nga giúp Việt Nam tăng sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc lo ngại

Báo chí Trung Quốc rất chú ý theo dõi từng chương trình hợp tác quốc phòng cụ thể giữa Việt Nam và Nga. Các khí tài quân sự tối tân mà Nga trang bị có thể giúp Việt Nam “phô diễn” sức mạnh quân sự.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Sergey Shoigu

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga đã tiến hành hội đàm và ký kết văn kiện mới tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng Việt — Nga trong giai đoạn mới, cho thấy quan hệ Việt — Nga đang rất tốt đẹp.
0

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Con đường chông gai Việt Nam hiện đại hóa quân đội chống lại Trung Quốc

(Viện nghiên cứu Lowy) - Vào ngày 5 tháng 3, tàu sân bay USS Carl Vinson đã ghé cảng Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh (Chiến tranh Việt Nam đối với người Mỹ, và Chiến tranh chống Mỹ đối với người Việt Nam) mà một tàu sân bay Mỹ neo đậu trong vùng biển Việt Nam - bằng lời mời - để thăm chính thức nước này.


Cuộc thăm viếng của Carl Vinson nhắc nhở chúng ta rằng so với những nỗ lực hàng thế kỷ của Việt Nam để cân bằng với quyền lực của Trung Quốc, sự đối kháng của nước này với Hoa Kỳ là tương đối ngắn ngủi. Và Hà Nội mong muốn một sức mạnh ngăn chặn để quản lý chiến lược không chắc chắn của mình liên quan đến bạn bè mới và kẻ thù cũ.
0