Mỹ và các quốc gia đồng minh châu Á phải đối mặt với đe dọa ngày càng tăng từ năng lực các tên lửa đạn đạo, được các kẻ thù tiềm năng phát triển nhanh chóng. Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran, đều đang đầu tư mạnh nâng cao khả năng tấn công của tên lửa chiến lược và chiến thuật.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video vũ khí Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Video vũ khí Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018
Hệ thống tên lửa Mỹ DeepStrike, câu trả lời cho Iskander của Nga
Mỹ và các quốc gia đồng minh châu Á phải đối mặt với đe dọa ngày càng tăng từ năng lực các tên lửa đạn đạo, được các kẻ thù tiềm năng phát triển nhanh chóng. Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran, đều đang đầu tư mạnh nâng cao khả năng tấn công của tên lửa chiến lược và chiến thuật.
Đăng trong:
Quân sự thế giới,
Quốc phòng,
Video vũ khí Mỹ,
Vũ khí Mỹ
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Xe tăng Abrams của Mỹ và Leopards của Đan Mạch bắn đạn thật trong tập trận Saber Strikes
Cuộc tập trận lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) "Sabre Strike 2015" khai màn ngày 1/6 tại Litva và hai quốc gia vùng Baltic khác là Latvia và Estonia.
Theo Bộ Quốc phòng Litva, tham gia cuộc tập trận năm nay có 6.000 binh sỹ đến từ 13 quốc gia, với mục đích chính là hoàn thiện khả năng tương tác trong các chiến dịch quân sự của các nước đồng minh NATO.
Tham gia "Sabre Strike 2015" có xe tăng Abrams; các xe chiến đấu bộ binh Stryker, Boxer, Piranha; xe trinh thám bọc thép Fuchs, cùng nhiều khí tài quân sự khác. Đặc biệt, trong các cuộc tập trận tại Litva, nước chủ nhà triển khai 1.600 binh sỹ, cùng 1.500 binh sỹ các nước như Đức, Đan Mạch, Canada, Latvia, Bồ Đào Nha, Slovenia, Mỹ và Estonia.
Được khởi động từ năm 2011, các cuộc tập trận thường niên Sabre Strike do Bộ Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu tổ chức. "Sabre Strike 2015" sẽ kéo dài đến ngày 19/6.
Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015
Xem hỏa lực pháo điện từ hủy diệt của Hải quân Mỹ
Trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Khoa học Công nghệ Hỏa lực Hàng hải sắp diễn ra tại Washington DC vào ngày 4/2, Hải quân Hoa Kỳ sẽ chính thức ra mắt pháo điện từ railgun có tốc độ đạn bắn bằng 6 lần tốc độ âm thanh.
Với khả năng viên đạn nặng 10kg với vận tốc lên tới... 9.000km/h, tầm bắn 160km, khẩu pháo điện từ railgun của Hải quân Mỹ sẽ "hủy diệt" tàu chiến đối phương với lực công phá bằng 32 lần "lực va chạm với một chiếc xe 1 tấn ở vận tốc 100 km/h".
Kế hoạch xây dựng súng điện từ của Quân đội Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm, trong đó phiên bản có thể sử dụng thực tế (có thể bắn đạn thật) mới chỉ được BAE (một công ty tư nhân của Anh) hoàn thiện vào năm 2012. Điểm đáng chú ý nhất về khẩu pháo railgun là lực phóng đạn hoàn toàn đến từ động lực – khẩu pháo này sử dụng cùng một nguyên lý với hành động... ném đá (nghĩa đen) của bạn. Công nghệ này tập trung vào tốc độ thay cho chất nổ để công phá mục tiêu, trong đó lực Lorenz do điện từ trong nòng sinh ra sẽ thay thế thuốc súng để giúp đạn phóng đi nhanh hơn, xa hơn.
Bản thử nghiệm của railgun cách đây 3 năm
Theo kế hoạch ban đầu của Hải quân Mỹ, sức công phá của pháo railgun có thể sẽ lên tới 32 mega-joule; đầu đạn sẽ được điều khiển qua GPS để hướng đến mục tiêu cách 160km trong vòng 6 phút. Vào năm 2012, Hải quân Mỹ bày tỏ hy vọng có thể bắn được tới 10 viên đạn railgun trong một phút, song cho đến giờ vẫn chưa có một loại pin nào có thể cung cấp đủ điện lực để "phóng" các viên đạn này.
Tuy vậy, ngày ra mắt chính thức tại Triển lãm Khoa học Công nghệ Hỏa lực Hàng hải hứa hẹn sẽ hé lộ một vài bất ngờ thú vị về railgun. Hãy cùng chờ đợi tới sự kiện này vào ngày 4/2 sắp tới.
Theo Gizmodo, VnReview
0
Kế hoạch xây dựng súng điện từ của Quân đội Mỹ đã kéo dài trong nhiều năm, trong đó phiên bản có thể sử dụng thực tế (có thể bắn đạn thật) mới chỉ được BAE (một công ty tư nhân của Anh) hoàn thiện vào năm 2012. Điểm đáng chú ý nhất về khẩu pháo railgun là lực phóng đạn hoàn toàn đến từ động lực – khẩu pháo này sử dụng cùng một nguyên lý với hành động... ném đá (nghĩa đen) của bạn. Công nghệ này tập trung vào tốc độ thay cho chất nổ để công phá mục tiêu, trong đó lực Lorenz do điện từ trong nòng sinh ra sẽ thay thế thuốc súng để giúp đạn phóng đi nhanh hơn, xa hơn.
Theo kế hoạch ban đầu của Hải quân Mỹ, sức công phá của pháo railgun có thể sẽ lên tới 32 mega-joule; đầu đạn sẽ được điều khiển qua GPS để hướng đến mục tiêu cách 160km trong vòng 6 phút. Vào năm 2012, Hải quân Mỹ bày tỏ hy vọng có thể bắn được tới 10 viên đạn railgun trong một phút, song cho đến giờ vẫn chưa có một loại pin nào có thể cung cấp đủ điện lực để "phóng" các viên đạn này.
Tuy vậy, ngày ra mắt chính thức tại Triển lãm Khoa học Công nghệ Hỏa lực Hàng hải hứa hẹn sẽ hé lộ một vài bất ngờ thú vị về railgun. Hãy cùng chờ đợi tới sự kiện này vào ngày 4/2 sắp tới.
Theo Gizmodo, VnReview
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)