Sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 thành cường quốc biển. Theo chuyên gia, để giải quyết tình hình Biển Đông và đạt mục tiêu này, Việt Nam cần có chiến lược biển toàn diện, dựa trên ba trụ cột về kinh tế, an ninh – quốc phòng và hàng hải.
0
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9: Quả đấm thép của Hải quân Việt Nam
Sức mạnh của Hải quân Việt Nam không ngừng tăng lên sau khi được trang bị đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard (gồm các tàu 016 Quang Trung, tàu 011 Đinh Tiên Hoàng, tàu 015 Trần Hưng Đạo) có sức tấn công lớn, hỏa lực mạnh vừa có thể tác chiến độc lập, vừa hiệp đồng chiến đấu tiêu diệt kẻ thù trên không, trên biển trong điều kiện hết sức khó khăn.
Làm chủ trang thiết bị tối tân, điều khiển tàu hộ vệ tên lửa Gepard
Trước yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thời gian qua, Hải quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tàu chiến hiện đại, có sức tấn công lớn, trong đó phải kể đến đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Đây là tàu chiến đấu được sản xuất tại Nga, có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng không quân, tàu ngầm để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển, VOV đưa tin.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có khả năng tìm kiếm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay địch; ngoài ra tàu còn có khả năng thả thủy lôi, bảo vệ cho đoàn tàu vận tải và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Kể từ khi tiếp nhận những con tàu này từ Nga về Việt Nam, các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 162, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã không ngừng học tập, nhanh chóng làm chủ các trang thiết bị, vũ khí hiện đại trên tàu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có lệnh.
Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Lữ trưởng Lữ đoàn 162 cho biết, ngay sau khi 2 tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ cập cảng Cam Ranh vào tháng 3 và tháng 8/2011, Lữ đoàn 162 được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ quản lý, huấn luyện, khai thác, sử dụng làm chủ các vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
Hơn 6 năm sau (tháng 2/2017 và năm 2018), tàu 015 Trần Hưng Đạo và tàu 016 Quang Trung tiếp tục được biên chế về Lữ đoàn 162. Được Quân chủng Hải quân và Vùng 4 Hải quân tin tưởng giao quản lý, khai thác sử dụng các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất hiện nay, đó là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 162, song đó cũng là một trọng trách rất lớn.
Chính vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận tàu, mỗi cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn luôn nỗ lực rèn luyện, học tập cùng chuyên gia Nga để nhanh chóng làm chủ các trang thiết bị hiện đại tối tân và làm chủ hoàn toàn con tàu.
Mặc dù dưới cái nắng như nung tại Quân cảng Cam Ranh những ngày tháng 8, nhưng các cán bộ chiến sĩ các tàu hộ vệ tên lửa của Lữ đoàn 162 vẫn miệt mài huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và các bảng bố trí chiến đấu, nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi có tình huống xảy ra.
Trung úy Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng ngành – Tên lửa pháo, tàu 012 chia sẻ, không kể mưa hay nắng, ban ngày hay ban đêm, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của tàu được tiến hành thường xuyên. Chính vì vậy, mỗi tiểu đội, mỗi ngành luôn phải tập trung, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Để làm chủ được con tàu hiện đại này, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu không mệt mỏi để điều khiển con tàu ngày càng vững vàng vượt trùng khơi, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ được Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Tàu có chiều dài 102,4 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.
Sức mạnh tấn công khó lường của nhóm tàu chiến Hải quân Việt Nam
Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí tấn công như tên lửa chống tàu Uran-E (Kh35) có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km; Tổ hợp pháo hạm đa năng AK – 176 có tốc độ bắn 60-120 phát/phút và tổ hợp pháo AK – 630 tốc độ bắn từ 4500 – 5000 phát/phút có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, ven bờ và trên không; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đa năng (Palma); ống phóng ngư lôi, boong tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm…
Thiếu úy Hoàng Đình Tiệp- Trưởng ngành hàng hải, tàu 012 Lý Thái Tổ cho biết, so với các tàu mặt nước khác thì lớp tàu Gepard 3.9 có nhiều vũ khí trang thiết bị mới, sử dụng kỹ thuật số và công nghệ thông tin, bên cạnh đó tài liệu chủ yếu là tiếng Nga nên để vận hành thành thục và làm chủ con tàu, mỗi cán bộ chiến sĩ ở mỗi ngành, mỗi bộ phận của tàu đã phải nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên đến nay, anh và các cán bộ, thủy thủ ở mỗi vị trí đều đã đảm nhận tốt công việc của mình.
Trung tá Hoàng Anh, Thuyền trưởng tàu 016 – Quang Trung chia sẻ, mặc dù tàu mới được biên chế về Lữ đoàn 162 được hơn 1 năm, nhưng trong quá trình huấn luyện thực hiện nhiệm vụ, tàu Quang Trung luôn phối hợp, hiệp đồng tốt với các tàu khác trong lực lượng để triển khai các phương án tác chiến.
Những buổi diễn tập phối hợp hiệp đồng đã giúp cán bộ, thủy thủ tàu nâng cao trình độ, khả năng tác chiến và sẵn sàng chiến đấu cao. Bên cạnh đó tàu đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng. Chuyến thăm Liên bang Nga của tàu 016-Quang Trung mới đây với hải trình khoảng 4.600 hải lý có thể coi là một chuyến đi kỷ lục mới đối với các chiến hạm khác trong lực lượng.
Trong suốt hải trình đi và về qua các vùng biển Việt Nam, Trung Quốc, eo biển Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Liên bang Nga, mặc dù thời tiết phức tạp, sóng to gió lớn nhưng tàu đã đảm bảo tốt công tác tổ chức hành quân đúng thời gian, kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Cán bộ, thủy thủ Tàu 016-Quang Trung duy trì nghiêm túc công tác trực canh đi ca, trực quan sát, nhận dạng, đăng ký mục tiêu trên không, trên biển.
Đây là minh chứng cho quá trình rèn luyện, học tập không mệt mỏi của mỗi cán bộ thủy thủ tàu 016 – Quang Trung và làm chủ hoàn toàn con tàu hiện đại. Chuyến đi này cũng là minh chứng cho nước chủ nhà và Hải quân các nước thấy sự tinh nhuệ, chính quy và khả năng làm chủ vũ khí, thiết bị kỹ thuật, cũng như khả năng hoạt động độc lập xa căn cứ dài ngày của Hải quân Việt Nam.
Là đơn vị nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo của Vùng 4 Hải quân, cũng là đơn vị có đội tàu chiến hùng mạnh, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ trên giao cho Lữ đoàn 162 ngày càng nặng nề. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tá Nguyễn Thiên Quân – Lữ trưởng Lữ đoàn 162 cho biết, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 162 đã tập trung huấn luyện chiến đấu, có nhiều đổi mới trong phương pháp huấn luyện để đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó không ngừng giáo dục, xây dựng bồi đắp lòng trung thành, bản lĩnh, ý chí chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trong toàn Lữ đoàn, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; bình tĩnh, tự tin giải quyết tốt các tình huống diễn ra trong quá trình tuần tra, tuần tiễu trên biển, bảo đảm đúng đối sách, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo được phân công quản lý.
Trong những năm qua, đội tàu hộ vệ tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ như: việc độc lập thử tên lửa chống hạm, tổ chức huấn luyện đường dài, huấn luyện cất, hạ cánh trực thăng K28 trên tàu khi neo đậu và khi tàu đang hành trình, đặc biệt trong đợt diễn tập bắn đạn thật năm 2017, tàu 012 Lý Thái Tổ đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bắn tên lửa, được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.
Bên cạnh đó, đội tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 còn tham gia các sự kiện đối ngoại quốc phòng ở nhiều quốc gia tại nhiều vùng biển khác nhau. Những hoạt động này đã giúp tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển với hải quân, quân đội và nhân dân các nước trên thế giới, khẳng định năng lực, vị thế của Hải quân nhân dân Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Việt Nam đã lần lượt thực hiện các chuyến thăm lịch sử tới Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm 2016, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 011 – Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam đã vượt gần 5.000 hải lý từ biển Đông qua eo biển Malacca tới Ấn Độ Dương để tham gia Lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế tại căn cứ hải quân Vishakhapatnam (Ấn Độ).
Năm 2018, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 015 – Trần Hưng Đạo đã lập thêm một kỷ lục mới khi vượt qua hơn 5.000 hải lý đi thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chuyến thăm Nga từ ngày 17/7-7/8/2019 của tàu 016 – Quang Trung với hải trình 4.600 hải lý. Các chuyến đi của đội tàu hộ vệ tên lửa, Lữ đoàn 162 không chỉ làm nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng mà còn góp phần đánh giá năng lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật của cán bộ thủy thủ.
Theo SPUTNIK
0
Làm chủ trang thiết bị tối tân, điều khiển tàu hộ vệ tên lửa Gepard
Trước yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thời gian qua, Hải quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tàu chiến hiện đại, có sức tấn công lớn, trong đó phải kể đến đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Đây là tàu chiến đấu được sản xuất tại Nga, có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng không quân, tàu ngầm để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển, VOV đưa tin.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có khả năng tìm kiếm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay địch; ngoài ra tàu còn có khả năng thả thủy lôi, bảo vệ cho đoàn tàu vận tải và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Kể từ khi tiếp nhận những con tàu này từ Nga về Việt Nam, các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 162, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã không ngừng học tập, nhanh chóng làm chủ các trang thiết bị, vũ khí hiện đại trên tàu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có lệnh.
Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Lữ trưởng Lữ đoàn 162 cho biết, ngay sau khi 2 tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ cập cảng Cam Ranh vào tháng 3 và tháng 8/2011, Lữ đoàn 162 được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ quản lý, huấn luyện, khai thác, sử dụng làm chủ các vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
Hơn 6 năm sau (tháng 2/2017 và năm 2018), tàu 015 Trần Hưng Đạo và tàu 016 Quang Trung tiếp tục được biên chế về Lữ đoàn 162. Được Quân chủng Hải quân và Vùng 4 Hải quân tin tưởng giao quản lý, khai thác sử dụng các tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất hiện nay, đó là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 162, song đó cũng là một trọng trách rất lớn.
Chính vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận tàu, mỗi cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn luôn nỗ lực rèn luyện, học tập cùng chuyên gia Nga để nhanh chóng làm chủ các trang thiết bị hiện đại tối tân và làm chủ hoàn toàn con tàu.
Mặc dù dưới cái nắng như nung tại Quân cảng Cam Ranh những ngày tháng 8, nhưng các cán bộ chiến sĩ các tàu hộ vệ tên lửa của Lữ đoàn 162 vẫn miệt mài huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và các bảng bố trí chiến đấu, nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi có tình huống xảy ra.
Trung úy Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng ngành – Tên lửa pháo, tàu 012 chia sẻ, không kể mưa hay nắng, ban ngày hay ban đêm, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của tàu được tiến hành thường xuyên. Chính vì vậy, mỗi tiểu đội, mỗi ngành luôn phải tập trung, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Để làm chủ được con tàu hiện đại này, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu không mệt mỏi để điều khiển con tàu ngày càng vững vàng vượt trùng khơi, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ được Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Tàu có chiều dài 102,4 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.
Sức mạnh tấn công khó lường của nhóm tàu chiến Hải quân Việt Nam
Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí tấn công như tên lửa chống tàu Uran-E (Kh35) có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km; Tổ hợp pháo hạm đa năng AK – 176 có tốc độ bắn 60-120 phát/phút và tổ hợp pháo AK – 630 tốc độ bắn từ 4500 – 5000 phát/phút có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, ven bờ và trên không; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đa năng (Palma); ống phóng ngư lôi, boong tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm…
Thiếu úy Hoàng Đình Tiệp- Trưởng ngành hàng hải, tàu 012 Lý Thái Tổ cho biết, so với các tàu mặt nước khác thì lớp tàu Gepard 3.9 có nhiều vũ khí trang thiết bị mới, sử dụng kỹ thuật số và công nghệ thông tin, bên cạnh đó tài liệu chủ yếu là tiếng Nga nên để vận hành thành thục và làm chủ con tàu, mỗi cán bộ chiến sĩ ở mỗi ngành, mỗi bộ phận của tàu đã phải nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên đến nay, anh và các cán bộ, thủy thủ ở mỗi vị trí đều đã đảm nhận tốt công việc của mình.
Trung tá Hoàng Anh, Thuyền trưởng tàu 016 – Quang Trung chia sẻ, mặc dù tàu mới được biên chế về Lữ đoàn 162 được hơn 1 năm, nhưng trong quá trình huấn luyện thực hiện nhiệm vụ, tàu Quang Trung luôn phối hợp, hiệp đồng tốt với các tàu khác trong lực lượng để triển khai các phương án tác chiến.
Những buổi diễn tập phối hợp hiệp đồng đã giúp cán bộ, thủy thủ tàu nâng cao trình độ, khả năng tác chiến và sẵn sàng chiến đấu cao. Bên cạnh đó tàu đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng. Chuyến thăm Liên bang Nga của tàu 016-Quang Trung mới đây với hải trình khoảng 4.600 hải lý có thể coi là một chuyến đi kỷ lục mới đối với các chiến hạm khác trong lực lượng.
Trong suốt hải trình đi và về qua các vùng biển Việt Nam, Trung Quốc, eo biển Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Liên bang Nga, mặc dù thời tiết phức tạp, sóng to gió lớn nhưng tàu đã đảm bảo tốt công tác tổ chức hành quân đúng thời gian, kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Cán bộ, thủy thủ Tàu 016-Quang Trung duy trì nghiêm túc công tác trực canh đi ca, trực quan sát, nhận dạng, đăng ký mục tiêu trên không, trên biển.
Đây là minh chứng cho quá trình rèn luyện, học tập không mệt mỏi của mỗi cán bộ thủy thủ tàu 016 – Quang Trung và làm chủ hoàn toàn con tàu hiện đại. Chuyến đi này cũng là minh chứng cho nước chủ nhà và Hải quân các nước thấy sự tinh nhuệ, chính quy và khả năng làm chủ vũ khí, thiết bị kỹ thuật, cũng như khả năng hoạt động độc lập xa căn cứ dài ngày của Hải quân Việt Nam.
Là đơn vị nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo của Vùng 4 Hải quân, cũng là đơn vị có đội tàu chiến hùng mạnh, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ trên giao cho Lữ đoàn 162 ngày càng nặng nề. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tá Nguyễn Thiên Quân – Lữ trưởng Lữ đoàn 162 cho biết, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 162 đã tập trung huấn luyện chiến đấu, có nhiều đổi mới trong phương pháp huấn luyện để đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó không ngừng giáo dục, xây dựng bồi đắp lòng trung thành, bản lĩnh, ý chí chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trong toàn Lữ đoàn, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; bình tĩnh, tự tin giải quyết tốt các tình huống diễn ra trong quá trình tuần tra, tuần tiễu trên biển, bảo đảm đúng đối sách, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo được phân công quản lý.
Trong những năm qua, đội tàu hộ vệ tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ như: việc độc lập thử tên lửa chống hạm, tổ chức huấn luyện đường dài, huấn luyện cất, hạ cánh trực thăng K28 trên tàu khi neo đậu và khi tàu đang hành trình, đặc biệt trong đợt diễn tập bắn đạn thật năm 2017, tàu 012 Lý Thái Tổ đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bắn tên lửa, được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.
Bên cạnh đó, đội tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 còn tham gia các sự kiện đối ngoại quốc phòng ở nhiều quốc gia tại nhiều vùng biển khác nhau. Những hoạt động này đã giúp tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển với hải quân, quân đội và nhân dân các nước trên thế giới, khẳng định năng lực, vị thế của Hải quân nhân dân Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Các tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Việt Nam đã lần lượt thực hiện các chuyến thăm lịch sử tới Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm 2016, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 011 – Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam đã vượt gần 5.000 hải lý từ biển Đông qua eo biển Malacca tới Ấn Độ Dương để tham gia Lễ duyệt binh tàu hải quân quốc tế tại căn cứ hải quân Vishakhapatnam (Ấn Độ).
Năm 2018, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 015 – Trần Hưng Đạo đã lập thêm một kỷ lục mới khi vượt qua hơn 5.000 hải lý đi thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chuyến thăm Nga từ ngày 17/7-7/8/2019 của tàu 016 – Quang Trung với hải trình 4.600 hải lý. Các chuyến đi của đội tàu hộ vệ tên lửa, Lữ đoàn 162 không chỉ làm nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng mà còn góp phần đánh giá năng lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật của cán bộ thủy thủ.
Theo SPUTNIK
Đăng trong:
Hải quân Việt Nam,
Quân đội Nhân dân Việt Nam,
Quốc phòng,
Quốc phòng Việt Nam
Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018
Ảnh: Chiến hạm Việt Nam thăm căn cứ Trạm Giang, Trung Quốc
ANTD.VN - Sau khi hoàn thành chuyến thăm hai quốc gia Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc thì tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tới thăm căn cứ Trạm Giang của Trung Quốc.
rang Sina của Trung Quốc mới đăng tải chùm ảnh về hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tờ báo Trung Quốc thông tin rằng sau khi tiến hành hoạt động đối ngoại quân sự tại hai nước Đông Bắc Á, chiến hạm Việt Nam sẽ tới thăm Trung Quốc trước khi về nhà.
Được biết tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang và tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 28/10.
Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm xây dựng lòng tin giữa hải quân các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc nhằm hướng tới hòa bình và hữu nghị trên biển.
Bên cạnh 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì các nhà máy đóng tàu trong nước còn đóng mới rất nhiều tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Molniya 1241.8 theo giấy phép chuyển giao công nghệ.
Những chiến hạm này của Hải quân Việt Nam có lượng giãn nước chỉ ở mức nhỏ và trung bình nhưng lại có dàn hỏa lực cực mạnh, tương đương nhiều con tàu 3.000 tấn khác.
Bên cạnh đóng mới, thời gian gần đây Hải quân Việt Nam còn cấp tốc nâng cao sức mạnh đội tàu mặt nước bằng cách nhận thêm chiến hạm cũ đã qua sử dụng từ nước ngoài.
Sau cuộc duyệt binh chiến hạm tại Jeju, Việt Nam đã nhận tiếp tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang thứ hai do Hàn Quốc viện trợ, con tàu đã mang số hiệu mới là 20.
Mặc dù về nước cùng với chiếc Gepard 3.9 nhưng theo kế hoạch thì tàu 20 sẽ không ghé thăm căn cứ Trạm Giang, mà tiến thẳng về cảng Đà Nẵng.
Sự bổ sung thêm nhiều chiến hạm lớp Pohang của Hàn Quốc sẽ là sự thay thế cần thiết đối với Việt Nam khi lớp tàu Petya đang tỏ ra quá cũ và cần được nghỉ hưu.
Cuối cùng, Sina cho biết sắp tới Việt Nam còn có thể đặt hàng Nga đóng mới thêm một cặp chiến hạm Gepard 3.9 nữa với cấu hình vũ khí mạnh hơn, có thể sẽ mang tên lửa siêu âm Kalibr-NK.
Nguồn: ANTĐ
0
rang Sina của Trung Quốc mới đăng tải chùm ảnh về hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tờ báo Trung Quốc thông tin rằng sau khi tiến hành hoạt động đối ngoại quân sự tại hai nước Đông Bắc Á, chiến hạm Việt Nam sẽ tới thăm Trung Quốc trước khi về nhà.
Được biết tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang và tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 28/10.
Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm xây dựng lòng tin giữa hải quân các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc nhằm hướng tới hòa bình và hữu nghị trên biển.
Bên cạnh 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì các nhà máy đóng tàu trong nước còn đóng mới rất nhiều tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Molniya 1241.8 theo giấy phép chuyển giao công nghệ.
Những chiến hạm này của Hải quân Việt Nam có lượng giãn nước chỉ ở mức nhỏ và trung bình nhưng lại có dàn hỏa lực cực mạnh, tương đương nhiều con tàu 3.000 tấn khác.
Bên cạnh đóng mới, thời gian gần đây Hải quân Việt Nam còn cấp tốc nâng cao sức mạnh đội tàu mặt nước bằng cách nhận thêm chiến hạm cũ đã qua sử dụng từ nước ngoài.
Sau cuộc duyệt binh chiến hạm tại Jeju, Việt Nam đã nhận tiếp tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang thứ hai do Hàn Quốc viện trợ, con tàu đã mang số hiệu mới là 20.
Mặc dù về nước cùng với chiếc Gepard 3.9 nhưng theo kế hoạch thì tàu 20 sẽ không ghé thăm căn cứ Trạm Giang, mà tiến thẳng về cảng Đà Nẵng.
Sự bổ sung thêm nhiều chiến hạm lớp Pohang của Hàn Quốc sẽ là sự thay thế cần thiết đối với Việt Nam khi lớp tàu Petya đang tỏ ra quá cũ và cần được nghỉ hưu.
Cuối cùng, Sina cho biết sắp tới Việt Nam còn có thể đặt hàng Nga đóng mới thêm một cặp chiến hạm Gepard 3.9 nữa với cấu hình vũ khí mạnh hơn, có thể sẽ mang tên lửa siêu âm Kalibr-NK.
Nguồn: ANTĐ
Đăng trong:
Ảnh,
Ảnh quân sự,
Hải quân Việt Nam,
Headlines,
Tin ảnh,
Việt-Trung
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018
Xem tên lửa "khống chế toàn bộ biển Đông" P-35/4K44B Redut-M của Việt Nam diệt mục tiêu
Những hình ảnh về lần bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-35B thuộc hệ thống 4K44 Redut-M của Việt Nam đã được trang Sina Trung Quốc đăng tải.
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
Hải quân Việt Nam chọn Nga làm đối tác
25/10/2012- Trong chuyến thăm và làm việc tại Nga, Đoàn quân sự cấp cao Việt Nam đã dự buổi lễ khởi đóng chiếc tàu ngầm tiếp theo tại Nhà máy đóng tàu Admiralteisky ở St Petersburg.
Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Ảnh navaltoday.com
Ông Yuri Eremeev, nguyên Phó Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralteisky, cho biết: “Các tàu ngầm này có kết cấu đồng bộ hiện đại nhất, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật của ngành chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân. Đặc biệt, các tàu ngầm này được nâng cấp về vật liệu chống dội âm, hệ thống quản lý thông tin tác chiến, thiết lập liên lạc định vị-thủy âm hiệu quả với tổ hợp ngư lôi.”
Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Tàu có lượng choán nước khi nổi là 2.300 tấn, tốc độ bơi dưới nước lên tới 21 hải lý/giờ, hoạt động liên tục độc lập 45 ngày. Hợp đồng sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2016. Ngoài ra, Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ cho đội tàu ngầm.
Các đơn vị tuần duyên Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu tuần tra Svelyak từ Liên bang Nga.
Được trang bị hai khẩu pháo, với tốc độ chuyển động tối đa 30 hải lý/giờ, các tàu lớp Svelyak có thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày.
Hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya đã chứng tỏ những tính năng ưu việt và phía Việt Nam ký tiếp với Nga hợp đồng tổ chức sản xuất cấp phép 10 tàu mới tại địa bàn trong nước.
Hai tàu khu trục tên lửa Gepard do Nga cung cấp cũng được Hải quân Việt Nam đánh giá cao.
Phương tiện tác chiến này được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, phục vụ hộ tống vận tải và tuần tra.
Tàu Gepard có sử dụng công nghệ tàng hình tối tân, trang bị vũ khí gồm 4 khẩu pháo và các hệ thống tên lửa.
Trên boong khu trục hạm bố trí sàn đỗ cho trực thăng. Nga đang chuẩn bị giao tiếp cho Việt Nam hai tàu tên lửa loại này.
Hệ thống hỏa lực Bastion do Nga sản xuất đang trực chiến bảo vệ vùng duyên hải Việt Nam trước các mối đe dọa từ phía biển. Nga đã cung cấp cho đối tác Việt Nam hai tổ hợp Bastion. Dự trữ đạn dược của mỗi tổ hợp vũ khí bao gồm 36 tên lửa Yakhont. Đây là các tên lửa siêu âm tự dẫn chống tàu mang đầu đạn trọng lượng hơn 200 kg, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự li 300 km.
Mỗi hệ thống Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng lãnh hải diện tích 200 km vuông. Giữa Nga và Việt Nam đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp thêm một hệ thống Bastion nữa.
Điểm mới cũng liên quan tới căn cứ hải quân ở Cam Ranh, đã có thời là cứ điểm quân sự của Hoa Kỳ, rồi sau đó là nơi tạm trú của Hải quân Liên Xô và Nga. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ đất nước. Vì vậy, tại Cam Ranh Nga sẽ lập một trung tâm phục hồi và nghỉ dưỡng phục vụ quân nhân Bộ Quốc phòng. Trung tâm sẽ được hợp tác sử dụng cùng với phía Việt Nam.
Theo VOR
1
Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Ảnh navaltoday.com
Ông Yuri Eremeev, nguyên Phó Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralteisky, cho biết: “Các tàu ngầm này có kết cấu đồng bộ hiện đại nhất, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật của ngành chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân. Đặc biệt, các tàu ngầm này được nâng cấp về vật liệu chống dội âm, hệ thống quản lý thông tin tác chiến, thiết lập liên lạc định vị-thủy âm hiệu quả với tổ hợp ngư lôi.”
Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Tàu có lượng choán nước khi nổi là 2.300 tấn, tốc độ bơi dưới nước lên tới 21 hải lý/giờ, hoạt động liên tục độc lập 45 ngày. Hợp đồng sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2016. Ngoài ra, Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ cho đội tàu ngầm.
Các đơn vị tuần duyên Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu tuần tra Svelyak từ Liên bang Nga.
Được trang bị hai khẩu pháo, với tốc độ chuyển động tối đa 30 hải lý/giờ, các tàu lớp Svelyak có thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày.
Hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya đã chứng tỏ những tính năng ưu việt và phía Việt Nam ký tiếp với Nga hợp đồng tổ chức sản xuất cấp phép 10 tàu mới tại địa bàn trong nước.
Hai tàu khu trục tên lửa Gepard do Nga cung cấp cũng được Hải quân Việt Nam đánh giá cao.
Phương tiện tác chiến này được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, phục vụ hộ tống vận tải và tuần tra.
Tàu Gepard có sử dụng công nghệ tàng hình tối tân, trang bị vũ khí gồm 4 khẩu pháo và các hệ thống tên lửa.
Trên boong khu trục hạm bố trí sàn đỗ cho trực thăng. Nga đang chuẩn bị giao tiếp cho Việt Nam hai tàu tên lửa loại này.
Hệ thống hỏa lực Bastion do Nga sản xuất đang trực chiến bảo vệ vùng duyên hải Việt Nam trước các mối đe dọa từ phía biển. Nga đã cung cấp cho đối tác Việt Nam hai tổ hợp Bastion. Dự trữ đạn dược của mỗi tổ hợp vũ khí bao gồm 36 tên lửa Yakhont. Đây là các tên lửa siêu âm tự dẫn chống tàu mang đầu đạn trọng lượng hơn 200 kg, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự li 300 km.
Mỗi hệ thống Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng lãnh hải diện tích 200 km vuông. Giữa Nga và Việt Nam đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp thêm một hệ thống Bastion nữa.
Điểm mới cũng liên quan tới căn cứ hải quân ở Cam Ranh, đã có thời là cứ điểm quân sự của Hoa Kỳ, rồi sau đó là nơi tạm trú của Hải quân Liên Xô và Nga. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ đất nước. Vì vậy, tại Cam Ranh Nga sẽ lập một trung tâm phục hồi và nghỉ dưỡng phục vụ quân nhân Bộ Quốc phòng. Trung tâm sẽ được hợp tác sử dụng cùng với phía Việt Nam.
Theo VOR
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Sức mạnh chiến hạm tên lửa "Tia chớp" Molnya của Hải quân Việt Nam
19/6/12- (GDVN) - Ngoài việc được biên chế hai hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, Quân chủng Hải quân còn được biên chế các tàu tên lửa cực kỳ cơ động đó là các tàu tên lửa cao tốc Molnya. Dưới đây là những hình ảnh mới nhất của loại chiến hạm mà Trung Quốc gọi là “ong độc” này.
Tàu tên lửa Molnya (NATO gọi là Tarantul V) của Hải quân nhân dân Việt Nam.. Đây là một trong hai tàu tên lửa cao tốc đầu tiên thuộc Project 1241.8 mà Việt Nam mua của Nga.
Hai chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul V mà Việt Nam đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do Việt Nam tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.
Những tàu tên lửa cao tốc Molnya Project 12418 được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E , vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 130km.
Ngoài ra các tàu tên lửa Molnya Project 12418 còn được trang bị 12 tên lửa phòng không...
Tàu tên lửa Molnya
Tàu tên lửa Molnya trong biên chế của Quân chủng Hải quân. Đây là một trong những tàu tên lửa Molnya thuộc Project 1241.1 (NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul I) mà Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam trong những năm 1999.
Các tàu tên lửa Molnya được Nga chế tạo, sử dụng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Với lượng giãn nước chỉ hơn 500 tấn, tính cơ động cao, tấn công và sơ tán nhanh, Molnya có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội, tạo nên thế trận cực kỳ linh hoạt.
-----------------------
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 lắp ráp tại Việt Nam từ năm 1999 với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn...
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500
--------------------------
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412 mang số hiệu HQ-261.
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412
-----------------------
Tàu tên lửa Molnya, hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Suc-manh-chien-ham-ten-lua-Molnya-cua-Hai-quan-Viet-Nam/181367.gd?i=16
Hải quân Việt Nam màu trắng, quân cướp biển màu đen:
0
Tàu tên lửa Molnya (NATO gọi là Tarantul V) của Hải quân nhân dân Việt Nam.. Đây là một trong hai tàu tên lửa cao tốc đầu tiên thuộc Project 1241.8 mà Việt Nam mua của Nga.
Hai chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul V mà Việt Nam đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do Việt Nam tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.
Những tàu tên lửa cao tốc Molnya Project 12418 được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E , vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 130km.
Ngoài ra các tàu tên lửa Molnya Project 12418 còn được trang bị 12 tên lửa phòng không...
Tàu tên lửa Molnya
Tàu tên lửa Molnya trong biên chế của Quân chủng Hải quân. Đây là một trong những tàu tên lửa Molnya thuộc Project 1241.1 (NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul I) mà Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam trong những năm 1999.
Các tàu tên lửa Molnya được Nga chế tạo, sử dụng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Với lượng giãn nước chỉ hơn 500 tấn, tính cơ động cao, tấn công và sơ tán nhanh, Molnya có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội, tạo nên thế trận cực kỳ linh hoạt.
-----------------------
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 lắp ráp tại Việt Nam từ năm 1999 với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn...
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500
--------------------------
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412 mang số hiệu HQ-261.
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412
-----------------------
Tàu tên lửa Molnya, hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Suc-manh-chien-ham-ten-lua-Molnya-cua-Hai-quan-Viet-Nam/181367.gd?i=16
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012
Hải quân Nga 'ganh tị' với Hải quân Việt Nam
(ĐVO- 16/01/2012) Tờ Pravda của Nga cho biết, giới chức quân sự Việt Nam rất hài lòng với 2 tàu chiến hiện đại Gepard và quyết định mua thêm 2 chiếc nữa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy các chỉ trích nhắm vào các công ty công nghiệp quốc phòng Nga vẫn không ngừng gia tăng khi mà các phương tiện quân sự sản xuất cho nước ngoài tốt hơn các đơn hàng của Quân đội Nga.
Năm năm trước Việt Nam quyết định mua của Nga 2 chiếc Gepard loại mới với giá trị hơn 200 triệu USD/chiếc và sẽ tiếp tục đặt mua thêm 2 chiếc nữa nếu như lô hàng đầu tiên đáp ứng được các yêu cầu.
Hai chiếc Frigate Gepard-3.9 đầu tiên được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và bảo đảm thông tin, có khả năng tác chiến chống mục tiêu trên biển, trên bờ và trên không, trong đó có các mục tiêu bay thấp. Chúng có tốc độ tối đa lên tới 28 hải lý/giờ.
Đây không phải là những tàu chiến đơn thuần mà là những con mãnh thú thực sự. Rõ ràng các nhà thiết kế có ẩn ý của mình khi lấy tên của một loài thú săn mồi mạnh mẽ và lợi hại nhất của hệ sinh thái châu Phi là báo gấm để đặt cho chiến thuyền của mình.
Xét ở nhiều góc độ, những sản phẩm của các nhà đóng tàu Nga đã hoàn toàn làm hài lòng các nhà quân sự Việt Nam. Các chuyên gia Nga bày tỏ sự ganh tị với đối tác Việt Nam, theo họ Hải quân Việt Nam đã nhận được những chiếc tàu chiến lớp Gepard đáng mơ ước.
Việt Nam không những nhận được những sản phẩm tốt nhất, trang bị hệ thống vũ khí đa năng và đa phương án mà còn được ưu tiên cả về thời gian thực hiện. Hải quân Việt Nam chỉ mất 4 năm để có 2 chiếc tàu chiến lớp này. Trong khi Hải quân Nga phải đợi hơn 10 năm để nhận được 1 chiếc. Chiếc thứ 2 Hải quân Nga dự kiến sẽ nhận vào năm 2012, đã được khởi đóng từ năm 1994.
Hai chiếc tàu tiếp theo đã được Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt hàng chuyên cho nhiệm vụ chống ngầm. Dự kiến tàu sẽ có chiều dài 102 mét, thủy thủ đoàn gồm 98 người và thời gian hoạt động liên tục 15 ngày.
Cần phải lưu ý rằng Hà Nội tuyệt đối tin tưởng hãng đóng tàu Nga đã thực hiện hợp đồng 2 chiếc tàu trước đó. Cũng trong năm 2009 phía Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636M có giá trị 1,8 tỷ USD. (>> chi tiết)
Các chuyên gia đánh giá rằng nếu sở hữu 4 tàu chiến lớp này kết hợp với lực lượng máy bay tiêm kích Su-30MK2 và tàu ngầm lớp kilo thì Hải quân Việt Nam sẽ không chỉ đảm đương tốt khả năng bảo vệ chủ quyền trên biển của mình mà sẽ trở thành một thế lực đáng gờm ở khu vực Đông Nam Á.
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/quocphong.baodatviet.vn/Hai-quan-Nga-ganh-ti-voi-Hai-quan-Viet-Nam/7727727.epi
0
Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy các chỉ trích nhắm vào các công ty công nghiệp quốc phòng Nga vẫn không ngừng gia tăng khi mà các phương tiện quân sự sản xuất cho nước ngoài tốt hơn các đơn hàng của Quân đội Nga.
Năm năm trước Việt Nam quyết định mua của Nga 2 chiếc Gepard loại mới với giá trị hơn 200 triệu USD/chiếc và sẽ tiếp tục đặt mua thêm 2 chiếc nữa nếu như lô hàng đầu tiên đáp ứng được các yêu cầu.
Hai chiếc Frigate Gepard-3.9 đầu tiên được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và bảo đảm thông tin, có khả năng tác chiến chống mục tiêu trên biển, trên bờ và trên không, trong đó có các mục tiêu bay thấp. Chúng có tốc độ tối đa lên tới 28 hải lý/giờ.
Đây không phải là những tàu chiến đơn thuần mà là những con mãnh thú thực sự. Rõ ràng các nhà thiết kế có ẩn ý của mình khi lấy tên của một loài thú săn mồi mạnh mẽ và lợi hại nhất của hệ sinh thái châu Phi là báo gấm để đặt cho chiến thuyền của mình.
Xét ở nhiều góc độ, những sản phẩm của các nhà đóng tàu Nga đã hoàn toàn làm hài lòng các nhà quân sự Việt Nam. Các chuyên gia Nga bày tỏ sự ganh tị với đối tác Việt Nam, theo họ Hải quân Việt Nam đã nhận được những chiếc tàu chiến lớp Gepard đáng mơ ước.
Việt Nam không những nhận được những sản phẩm tốt nhất, trang bị hệ thống vũ khí đa năng và đa phương án mà còn được ưu tiên cả về thời gian thực hiện. Hải quân Việt Nam chỉ mất 4 năm để có 2 chiếc tàu chiến lớp này. Trong khi Hải quân Nga phải đợi hơn 10 năm để nhận được 1 chiếc. Chiếc thứ 2 Hải quân Nga dự kiến sẽ nhận vào năm 2012, đã được khởi đóng từ năm 1994.
Hai chiếc tàu tiếp theo đã được Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt hàng chuyên cho nhiệm vụ chống ngầm. Dự kiến tàu sẽ có chiều dài 102 mét, thủy thủ đoàn gồm 98 người và thời gian hoạt động liên tục 15 ngày.
Cần phải lưu ý rằng Hà Nội tuyệt đối tin tưởng hãng đóng tàu Nga đã thực hiện hợp đồng 2 chiếc tàu trước đó. Cũng trong năm 2009 phía Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636M có giá trị 1,8 tỷ USD. (>> chi tiết)
Các chuyên gia đánh giá rằng nếu sở hữu 4 tàu chiến lớp này kết hợp với lực lượng máy bay tiêm kích Su-30MK2 và tàu ngầm lớp kilo thì Hải quân Việt Nam sẽ không chỉ đảm đương tốt khả năng bảo vệ chủ quyền trên biển của mình mà sẽ trở thành một thế lực đáng gờm ở khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống vũ khí chính của Gepard-3.9 gồm 2 bệ phóng với 8 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km; 1 ụ pháo vạn năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.
Vũ khí phòng không tầm gần gồm 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М. Vũ khí chống ngầm gồm 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm và hệ thống rải mìn biển. Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/quocphong.baodatviet.vn/Hai-quan-Nga-ganh-ti-voi-Hai-quan-Viet-Nam/7727727.epi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)