Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Tên lửa đầu tiên do Việt Nam sản xuất?

Không có tài liệu chính xác cho biết Việt Nam tự sản xuất được tên lửa từ khi nào nhưng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1955 -1975) người ta đã thấy phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã phóng hàng loạt tên lửa đất đối không và đất đối đất vào đối phương (tức Việt Nam Cộng Hòa).


Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không

Vào năm 2012, có tin Nga giúp Việt Nam sản xuất hàng loạt tên lửa như: X-35 (phát triển từ Uran-E), Yakhont (dùng cho tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P)

Tên lửa KCT-15 Việt Nam công khai tự sản xuất

Đến giữa năm 2016 (khoảng tháng 6 - 2016), Việt Nam công khai tự sản xuất tên lửa KCT-15.

Xem chiến hạm Việt Nam phóng tên lửa (video 2017 | Facebook):


Lưu trữ:
https://drive.google.com/file/d/1OStQhNZEx8nQmSQzMU3gPWslXnG-UVjj/view

0

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Ảnh: Chiến hạm Việt Nam thăm căn cứ Trạm Giang, Trung Quốc

ANTD.VN - Sau khi hoàn thành chuyến thăm hai quốc gia Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc thì tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tới thăm căn cứ Trạm Giang của Trung Quốc.


rang Sina của Trung Quốc mới đăng tải chùm ảnh về hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc.


Tờ báo Trung Quốc thông tin rằng sau khi tiến hành hoạt động đối ngoại quân sự tại hai nước Đông Bắc Á, chiến hạm Việt Nam sẽ tới thăm Trung Quốc trước khi về nhà.


Được biết tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam sẽ tới thăm căn cứ Trạm Giang và tham dự cuộc diễn tập chung giữa hải quân ASEAN và Trung Quốc từ ngày 21 đến ngày 28/10.


Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm xây dựng lòng tin giữa hải quân các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc nhằm hướng tới hòa bình và hữu nghị trên biển.


Bên cạnh 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì các nhà máy đóng tàu trong nước còn đóng mới rất nhiều tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Molniya 1241.8 theo giấy phép chuyển giao công nghệ.


Những chiến hạm này của Hải quân Việt Nam có lượng giãn nước chỉ ở mức nhỏ và trung bình nhưng lại có dàn hỏa lực cực mạnh, tương đương nhiều con tàu 3.000 tấn khác.


Bên cạnh đóng mới, thời gian gần đây Hải quân Việt Nam còn cấp tốc nâng cao sức mạnh đội tàu mặt nước bằng cách nhận thêm chiến hạm cũ đã qua sử dụng từ nước ngoài.


Sau cuộc duyệt binh chiến hạm tại Jeju, Việt Nam đã nhận tiếp tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang thứ hai do Hàn Quốc viện trợ, con tàu đã mang số hiệu mới là 20.


Mặc dù về nước cùng với chiếc Gepard 3.9 nhưng theo kế hoạch thì tàu 20 sẽ không ghé thăm căn cứ Trạm Giang, mà tiến thẳng về cảng Đà Nẵng.


Sự bổ sung thêm nhiều chiến hạm lớp Pohang của Hàn Quốc sẽ là sự thay thế cần thiết đối với Việt Nam khi lớp tàu Petya đang tỏ ra quá cũ và cần được nghỉ hưu.


Cuối cùng, Sina cho biết sắp tới Việt Nam còn có thể đặt hàng Nga đóng mới thêm một cặp chiến hạm Gepard 3.9 nữa với cấu hình vũ khí mạnh hơn, có thể sẽ mang tên lửa siêu âm Kalibr-NK.

Nguồn: ANTĐ
0

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Lễ thượng cờ hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa

Sáng nay, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân tổ chức lễ thượng cờ cho hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa.

Đây là hai chiếc tàu ngầm Kilo lớp 636, nằm trong hợp đồng Việt Nam ký kết với Nga năm 2009, gồm 6 chiếc trị giá gần 2 tỷ USD nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng được đưa về cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) hồi đầu năm. Đây là loại tàu ngầm tấn công hiện đại có khả năng tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước và các mục tiêu khác của đối phương.

Còn tàu Kilo 185 Khánh Hòa được mệnh danh "Hố đen đại dương" về Cam Ranh hôm 2/7, sau một tháng rưỡi lênh đênh sóng biển vận chuyển từ Nga. 6 tàu ngầm Việt Nam đặt hàng Nga có cùng chiều dài 73,8 m; rộng 9,9 m; lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn; tốc độ 20 hải lý mỗi giờ. Tàu di chuyển êm, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm cho 52 thủy thủ và có thể lặn sâu 300 m cho nhiệm vụ tuần tra, trinh sát.

Tại buổi lễ, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam (đứng giữa), Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã trao quân kỳ cho lực lượng hai tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa, yêu cầu các chiến sĩ lực lượng tàu ngầm phải bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc.

"Đưa hai tàu ngầm Kilo 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa vào biên chế của Lữ đoàn 189 Hải quân là sự tiếp nối những thành công, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước phát triển hiện đại của Quân chủng Hải quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung", Chuẩn Đô đốc nói.

Những chiến sĩ vinh dự được kéo cờ Tổ quốc và cờ Hải quân Việt Nam lên nóc tàu. "Lực lượng tàu ngầm hiện đại phải thấm nhuần sâu sắc giá trị thiêng liêng của biển đảo tổ quốc, đồng thời phải hiểu giá trị lớn lao của hòa bình, ổn định", Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho hai kíp tàu.

Các chiến sĩ hát vang Quốc ca Việt Nam

Theo Tư lệnh Hải quân, việc tiếp nhận hai tàu ngầm 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa là thành công bước đầu, phía trước còn nhiều việc phải làm, phải nỗ lực. Trước mắt, lực lượng tàu ngầm nhanh chóng quản lý, sử dụng, huấn luyện theo kế hoạch; nắm vững các tính năng, sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật…

Sau lễ thượng cờ sáng nay, không quân Việt Nam trình diễn những màn nhào lộn của máy bay chiến đấu.

Chiến sĩ hải quân chắc tay súng trên bảo vệ biển, đảo. Trước đó, 3/4/2014, lễ thượng cờ hai tàu ngầm đầu tiên HQ 182 Hà Nội và HQ 183 TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra tại quân cảng Cam Ranh.

Nguồn: VnE

0

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh

Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh

Ảnh: Trọng Thiết
0