Vibay

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Mỹ có thể phát triển tàu ngầm sân bay trước những đe dọa mới của tên lửa chống tàu Trung Quốc


Đồ họa tàu ngầm sân bay dự án AN-1. Ảnh: Popular Mechanics

Những năm 1950, sự ra đời của vũ khí nguyên tử khiến Hải quân Mỹ phải đưa ra một số phương án cơ động lực lượng không quân hải quân. Một kế hoạch phát triển phương tiện mang có tên là AN-1, hướng tới tàu ngầm hạt nhân sân bay có thể phóng 8 máy bay chỉ trong vòng chưa đến tám phút.

Mặc dù dự án tàu ngầm sân bay AN-1 chưa bao giờ được thiết kế mẫu, nhưng đó là một quan điểm vượt thời gian đến nhiều thập kỷ và có thể hiện thực hóa trong giai đoạn ngày nay, khi công nghệ đã tiến tới mức có thể phát triển các máy bay không người lái trí tuệ nhân tạo.

Sức mạnh kinh hoàng của vũ khí hạt nhân, sử dụng để tấn công lực lượng hải quân, được lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ thử nghiệm trên vùng nước đảo san hô Bikini năm 1946. Kết quả thu được thúc giục Hải quân nghiên cứu các phương án phương tiện mang thay thế cho tàu sân bay.

Có nhiều giải pháp được đề xuất, một giải pháp là chế tạo máy bay chiến đấu lưỡng cư, có thể cất cánh trực tiếp từ trên biển, nhưng đây là một giải pháp thất bại mang tên là Convair XF2Y Sea Dart. Một giải pháp khác táo bạo và thực tế hơn: chế tạo các tàu sân bay ngầm.

Dự án được đặt tên là AN-1, giải pháp tàu sân bay ngầm được được phát triển bằng cách sử dụng phiên bản sửa đổi tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa dẫn đường Halibut. Halibut là chiếc tàu ngầm lớn nhất trong số các tàu ngầm thời đó do được chế tạo để mang tên lửa hành trình hạt nhân có điều khiển Regulus.

Mỗi tàu ngầm nguyên tử Halibut mang theo năm tên lửa hành trình Regulus, các tên lửa có kích thước như một máy bay chiến đấu phản lực cỡ nhỏ, được đặt trong một khoang chứa máy bay trong thân tàu. Tên lửa hành trình được phóng lên từ một đường ray đôi bên ngoài thân tàu.

AN-1 là một tàu ngầm lớn, có độ dài 500 feet (152 m) chiều rộng nhất của tàu là 44 feet (13,4m). Tàu có tốc độ bơi ngầm là 16 hải lý, sử dụng trạm nguồn điện hạt nhân công suất 15.000 mã lực, có thể cơ động đến bất kỳ điểm nào trên trái đất. Tàu ngầm được trang bị theo thiết kế 6 ống phóng ngư lôi phía trước và hai ống phóng ngư lôi phía sau.


Tàu ngầm phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Halibut. Ảnh Popular Mechanics

Sức mạnh chiến đấu chính của tàu ngầm sân bay là một phi đội gồm tám máy bay tiêm kích cất cánh thẳng đứng. Những chiếc máy bay này do Boeing phát triển, được nâng lên trên các bệ phóng hướng mũi vào không trung, khi có lệnh phóng sẽ được đẩy lên bầu trời bởi ba động cơ tua-bin Wright SE-105 23.000 pound (10,432 kg).

Hai trong số các động cơ rơi xuống nước được vớt, tái phục hồi và sử dụng sau này. Tiêm kích phản lực siêu âm này (mới được thiết kế trên bảng vẽ và chưa bao giờ được chế tạo) có tốc độ tối đa Mach 3.


Máy bay tiêm kích phóng từ tàu ngầm, có thể đạt tốc độ 3M. Ảnh Popular Mechanics

Chuyên gia tàu ngầm H.I Sutton, tác giả của Tàu ngầm thế giới: Dẫn đường dưới đáy biển, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Popular Mechanics:

“Các tên lửa hành trình được sử dụng vào thời điểm đó có cùng kích thước với máy bay tiêm kích phản lực, có nghĩa là một tàu ngầm có thể phóng tên lửa hành trình, cũng có thể phóng một máy bay chiến đấu phản lực. Thách thức phá hủy mọi nỗ lực của Boeing là hạ cánh xuống tàu sân bay.

"Boeing đưa ra đề xuất những máy bay phản lực có thể hạ cánh bằng đuôi, cất cánh và hạ cánh theo chiều dọc với động cơ có điều khiển hướng xuống dưới. Giải pháp này được khẳng định trong loạt máy bay thử nghiệm và khẳng định là khả thi nhưng cũng rất khó kiểm soát khi hạ cánh xuống và nhìn qua vai phi công (quay lại phía sau)."

Những năm 1950, lực lượng vũ trang Mỹ tập trung vào định hướng tiến hành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong cuộc chiến tranh hạt nhân, tàu ngầm sân bay AN-1 sẽ là đòn tấn công nguy hiểm nhất.

Những tàu ngầm sân bay dự án AN-1 không thể triển khai một lượng máy bay chiến đấu đủ lớn cho cuộc chiến tranh tổng hợp, nhưng tàu ngầm có thể bất ngờ nổi lên gần Liên Xô hoặc Trung Quốc, phóng các máy bay chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân từ một hướng bất ngờ nhất.

Hơn thế nữa, tàu ngầm nguyên tử dự án AN-1 có thể tuần tra chiến đấu ngầm trên vùng nước châu Á và châu Âu, hình thành hệ thống phòng thủ tầm xa của Mỹ, tiến công vào các máy bay ném bom chiến lược liên lục địa mang bom hạt nhân, ngăn chặn kẻ thù xa lục địa Mỹ.

Sự không chắc chắn về vị trí các tàu ngầm sân bay sẽ buộc đối thủ phải suy nghĩ rất kỹ, đánh giá khả năng khả thi tiến công hạt nhân bất ngờ tấn công Mỹ.

Dự án AN-1 là một khái niệm đi trước thời đại nhiều thập kỷ. Ngày nay, các quốc gia có nền khoa học hiện đại đều phát triển các loại vũ khí công nghệ cao nhằm vào các tàu sân bay, trong đó có các loại vũ khí siêu âm và tên lửa đạn đạo hành trình chống tàu Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên.

Những phương tiện chống tàu này này sẽ buộc hải quân Mỹ phải phát triển lực lượng tàu sân bay ngầm, tương tự như những dự án mà hải quân Mỹ đã đề cập cách đây 60 năm.

Các máy bay không người lái, được trang bị trí tuệ nhân tạo, hệ thống tác chiến dạng mạng Net và nhất thể hóa chỉ huy, điều hành tác chiến sẽ được phóng và và hạ xuống boong của tàu ngầm sân bay trên biển và đại dương, thực hiện những nhiệm vụ tương tự như các phi đội máy bay chiến đấu thực hiện trên tàu sân bay.

Mỹ đã chế tạo những máy bay không người lái hiện đại nhất thế giới, cũng đã chế tạo và sản xuất những tàu ngầm lớn hơn nhiều so với dự án AN-1. Đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi hải quân Mỹ kết hợp hai công nghệ hiện đại nhất thành một hệ thống phương tiện chiến đấu tàng hình và có khả năng tác chiến trên khắp đại dương.

Nguồn: http://soha.vn/my-co-the-phat-trien-tau-ngam-san-bay-truoc-nhung-de-doa-moi-cua-ten-lua-chong-tau-trung-quoc-20181126172659339.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét