Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hải quân Việt Nam tiếp nhận thủy phi cơ DHC-6: Video

Ngày 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận chiếc thủy phi cơ DHC-6 do Công ty Viking, Canada sản xuất.

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.

Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước. DHC-6 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35.


Thủy phi cơ DHC-6 được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam để thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn.

Việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng chính thức thủy phi cơ DHC-6 nằm trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Không chỉ cung cấp máy bay, phía Canada còn tiến hành đào tạo phi công cho Việt Nam. Hôm 10/7, tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air và công ty thành viên Pacific Aviation đã tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đào tạo điều khiển và khai thác thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) cho 8 phi công Không quân Hải quân Việt Nam.

Đây là đợt đào tạo đầu tiên theo hợp đồng mua 6 chiếc Guardian 400 mà Không quân Hải quân Việt Nam ký với Viking Air.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ed Fast, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada, khẳng định thỏa thuận mua máy bay Guardian 400 cùng với sự kiện 8 phi công Việt Nam hoàn tất xuất sắc khóa đào tạo đánh đấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa hai bên, cũng như đem đến nhiều hứa hẹn cho tương lai.

Nhà sản xuất Viking đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay DHC-6 vào tháng 5/2010. Ba trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/hai-quan-viet-nam-tiep-nhan-thuy-phi-co-dhc-6-2358563/
0

"Mỹ sẵn sàng giúp lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam"

Trong hai ngày 28-29/10, tại thủ đô Washington D.C của Mỹ, Việt Nam và Mỹ đã tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng.

Dự cuộc đối thoại trên đây về phía Việt Nam có Đoàn cán bộ quân sự cấp cao do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Đoàn Mỹ dự đối thoại do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Vikram Singh dẫn đầu cùng 42 thành viên là quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Chính phủ.

Lễ ký biên bản hợp tác cảnh sát biển Việt- Mỹ
Lễ ký biên bản hợp tác cảnh sát biển Việt- Mỹ

Cuộc đối thoại lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố phát triển quan hệ đối tác toàn diện hồi tháng Bảy qua.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cuộc đối thoại lần này thành công tốt đẹp, phù hợp tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nhà nước, đáp ứng nhu cầu, điều kiện và lợi ích của mỗi nước cũng như lợi ích của khu vực. Tại cuộc đối thoại, Phó Trợ lý bộ trưởng Vikram Singh đã truyền tải thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết dù gặp khó khăn về ngân sách, nhưng chính sách tái cân bằng ở Châu Á-Thái bình dương của Mỹ là không thay đổi. Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như đối tác mới, trong đó có Việt Nam. Với tinh thần đó, hai bên đã thẳng thắn trao đổi, đánh giá tiến trình hợp tác quốc phòng và quân sự giữa hai nước kể từ cuộc đối thoại lần thứ ba tổ chức cuối năm 2012 tại Hà Nội. Mỹ bày tỏ sự biết ơn đối với Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, coi đây là một lĩnh vực hợp tác nhân đạo mang tính biểu tượng.

Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Đoàn trao bốn bộ hồ sơ gồm các địa điểm tìm kiếm mới mà Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Mỹ trong thời gian tới. Mỹ cũng cam kết tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề tẩy độc dioxin, xử lý bom mìn cùng vật liệt nổ còn sót lại sau chiến tranh. Phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình tập hợp thông tin để cung cấp cho phía Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác về tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ hậu quả thiên tai giữa hai bên bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường năng lực. Đặc biệt, Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Hai bên mong muốn hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, nghiên cứu dự báo và chia sẻ kinh nghiệm. Các quan chức quốc phòng hai nước đã chứng kiến Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm ký biên bản hợp tác với Đô đốc Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ, Robert Papp.

Tại cuộc đối thoại, hai bên còn trao đổi ý kiến về tình hình an ninh khu vực và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có tự do an toàn hàng hải, an ninh biển cũng như mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Hai bên có quan điểm chung là giải quyết mọi vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế. Hai bên bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Ngoài ra, hai bên cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo thông qua hợp tác giữa các học viện quốc phòng, các viện nghiên cứu của hai nước, thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các lực lượng chuyên ngành như hải quân, các tàu chiến thăm viếng lẫn nhau và sửa chữa dịch vụ hậu cần tại các cảng của Việt Nam. Hai bên hy vọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm 2014. Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này có kế hoạch mời Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tới Mỹ vào tháng 4/2014, đồng thời bày tỏ mong muốn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng sẽ có mặt tại cuộc gặp được đánh giá là quan trọng này.

Về quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm xây dựng lòng tin, đem lại lợi ích chung cho Mỹ và các nước ASEAN. Mỹ cũng hoan nghênh Việt Nam tuyên bố chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, mong muốn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam thực hiện hiệu quả các hoạt động này. Hai bên đánh giá cao tiến trình hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM+ và cho rằng đây là một trong những cấu trúc an ninh mới đang nổi lên và cần được tăng cường mạnh mẽ, cần hợp tác thực chất hơn và hiệu quả hơn trong tương lai.

Ngoài chương trình đối thoại, Đoàn cán bộ quân sự cấp cao của Việt Nam còn đi thăm một số căn cứ hải quân, lực lượng phòng vệ bờ biển của Mỹ./.

(TTXVN)
1

Hải Quân Mỹ hạ thủy khu trục hạm tàng hình

Chiến hạm mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ vừa được hạ thủy trong tuần này tại tiểu bang Maine. Theo CNN, điều này đánh dấu một kỷ nguyên mới đối với chiến tranh trên biển.


Ngày 28/10/2013 vừa qua, Hải quân Mỹ đã tiến hành lễ hạ thủy khu trục hạm tàng hình mới nhất mang tên USS Zumwalt xuống sông Kennebec, bang Maine.

USS Zumwalt, khu trục hạm đầu tiên thuộc hạng DDG-1000, dài và nhanh hơn, đồng thời có trang bị vũ khí tối tân, có thể tiêu diệt được mục tiêu ở cách xa 60 dặm.

Với độ dài 610 ft và rộng 81 ft, chiếc Zumwalt dài và thon hơn USS Arizona, chiếc chiến hạm bị đánh chìm tại Trân Châu Cảng và trọng lượng cũng chỉ bằng phân nửa.

Hầu hết siêu cấu trúc của tàu được bọc vòm bằng thứ hợp chất sợi carbon nhẹ. Vòm và phần còn lại của tàu được thiết kế theo góc cạnh giúp bị phát hiện bằng radar 50 lần khó hơn so với tàu chiến thông thường.

Hải Quân Mỹ dự trù chi ra $9 tỉ để nghiên cứu và phát triển vào chương trình DDG-1000, cộng với chừng $20 tỉ cho việc thiết kế và chế tạo bảy chiếc. Nhưng chi phí cao hơn dự trù khiến chỉ sản xuất được ba chiếc.


Sau khi hạ thủy, chiếc tàu còn đợi để được trang bị vũ khí gồm hai hệ thống AGS, có khả năng hướng dẫn đạn bằng máy điện toán, bay bằng sức đẩy hỏa tiễn và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 63 dặm, tức xa gấp ba lần so với tàu chiến hiện thời.

Thủy thủ đoàn chỉ có 150 người thay vì 275 trên các khu trục hạm thông thường.

Khi đưa vào hoạt động, Zumwalt sẽ là tàu chiến tàng hình lớn nhất của Hải Quân Mỹ. (TP)

Theo Người Việt
0

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hải quân Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molnya

Hải quân Việt Nam bắt đầu thử nghiệm các tàu tên lửa lớp Molnya, chế tạo ở trong nước theo giấy phép sản xuất của Nga.


Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Rybinsk “Vympel”" Oleg Belkov nói với phóng viên của hãng tin ARMS-TASS: " Cặp tàu đầu tiên được đóng tại Việt Nam bắt đầu bước vào thử nghiệm". Trên các tàu thứ 3 và thứ 4 của Việt Nam đang lắp đặt thiết bị. Hai tàu khác tiếp tục việc đóng thân tàu.

> Việt Nam sắp hoàn thành 2 tàu tên lửa Molniya thứ 3, 4 ?

Ông Oleg Belkov nói: "Sau kết quả thử nghiệm hai tàu tên lửa tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ thông qua quyết định sản xuất 4 tàu lớp Molnya”.

Tổng cộng có thể Việt Nam sẽ đóng 8 chiếc Molnya. Trước đó, ông Belkov từng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ đóng khoảng 10 chiếc loại này.

Cũng theo ông này, nhà máy đóng tàu Vympel đang giúp đỡ Việt Nam đóng các tàu tên lửa lớp Molnya Project 12418. Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.

Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.

Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.

Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.

Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km (1), trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.

Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

VOR

(1): Trong một bản tin, Đài tiếng nói nước Nga nói tên lửa này có tầm bắn 300km.
0

Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để thu hoạch được kinh nghiệm chiến đấu thực tế, có năng lực tác chiến ngoài duyên hải.

Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" dẫn tờ "China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ ngày 24 tháng 10 có bài viết nhan đề "Vừa làm vừa sáng tạo hành động của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden".

Bài viết cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu chiến đến vùng biển Somalia, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã rất quan tâm đến việc bảo đảm hậu cần và thách thức hành động có liên quan đến nhiệm vụ chống cướp biển.

Nhìn vào các biểu hiện như hỗ trợ hậu cần biển xa của Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc đang từng bước cải thiện cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động chống cướp biển của họ.

Việc triển khai lâu dài ở nước ngoài hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, các loại kỹ năng cần thiết đều chưa nắm chắc trước khi Quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vịnh Aden. Hải quân tiên tiến nhất có thể coi việc này như "cơm bữa", tức là chuyện thường ngày, nhưng Hải quân Trung Quốc lại học từng tí một, từng bước nắm lấy các kỹ năng tiếp tế trên biển xa. Tiếp dầu và bảo đảm đầy đủ nước ngọt có chất lượng, bảo đảm thức ăn và thuốc men là một thách thức.

Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)
Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)

Đến nay, xu thế quan trọng bảo đảm hậu cần của Hải quân Trung Quốc là ngày càng lệ thuộc vào các cảng biển của nước ngoài. Chẳng hạn, khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ chống khủng bố, chỉ có tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ hai lần dừng lại, cập bến trong thời gian ngắn ở vịnh Aden để bổ sung vật tư, còn tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán chỉ tiến hành tiếp tế trên biển, không dừng lại ở các cảng.

Rõ ràng là, Trung Quốc lo ngại sẽ gây ra sự phản đối của địa phương. Cách làm không bình thường này từng khiến cho các nhà quan sát Hải quân Mỹ kinh ngạc. Đến nay, tàu thuyền biên đội hộ tống của Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào cập cảng tiếp tế ở nước ngoài.

Mặc dù chống cướp biển ở biển xa đã đem lại cơ hội mới cho hành động và bảo đảm hậu cần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ việc duy trì chi phí khổng lồ cho nhiệm vụ này. Như một quan chức cấp cao quân đội từng nói, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.

Ban đầu, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền vượt quá định mức, điều tàu chiến đến vịnh Aden, là do nhiệm vụ chống cướp biển sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế quý giá. Dù sao nếu không có những hoạt động này, trong ngắn hạn, Trung Quốc hầu như không có cơ hội khác để điều động lực lượng quân sự ra ngoài duyên hải.

Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc (Hạm đội Nam Hải) làm nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia, vịnh Aden (ảnh tư liệu)
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc (Hạm đội Nam Hải) làm nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia, vịnh Aden (ảnh tư liệu)

Nhưng Quân đội trung Quốc tiến bộ nhanh chóng. Sĩ quan cấp cao nắm rất nhanh ngoại giao trên biển, Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập và hành động liên hợp với hải quân các nước ngày càng nhiều, rất nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm biển xa...

Điều này làm nảy sinh vấn đề lớn hơn: Trong tương lai, chi phí hộ tống và thu lợi của Hải quân sẽ đánh giá thế nào? Các chi phí trực tiếp gồm xăng dầu, thực phẩm và thuốc men, hao tổn thiết bị và đạn dược, trang bị dùng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập.

Ngoài ra, Bắc Kinh khẳng định đã xem xét chi phí cơ hội khi điều tàu tiếp tế và tàu đổ bộ đến vịnh Aden, bởi vì, những tàu chiến này có thể tác chiến mang tính khu vực nhiều hơn - như làm công tác chuẩn bị cho sự leo thang ở eo biển Đài Loan, leo thang tranh chấp ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Điều này có lẽ giúp cho Bắc Kinh có góc nhìn rất khác nhau về chi phí cho các hoạt động biển xa. Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn mở rộng "thu hoạch" ở vịnh Aden. Rõ ràng, hiện nay, Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để có được kinh nghiệm cho tàu chiến tiên tiến nhất.

Biên đội tàu chiến hộ tống Trung Quốc
Biên đội tàu chiến hộ tống Trung Quốc

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-My-Hai-quan-Trung-Quoc-chuan-bi-cho-chien-tranh-Bien-Dong/322813.gd
0

Nga ưu tiên hoàn tất tàu ngầm Kilo 636 cho Việt Nam

(TTXVN) Theo nguồn tin riêng của RIA Novosti trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam sẽ được bàn giao vào ngày 7/11/2013.

“Văn kiện bàn giao kỹ thuật sẽ được ký kết vào ngày 7/11. Lễ thượng cờ quốc gia đặt hàng và lễ ký kết chính thức văn kiện tiếp nhận đơn hàng sẽ diễn ra vào đầu năm 2014 tại Việt Nam” – RIA Novosti cho biết.

Tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngầm Hà Nội

Nguồn tin này cho biết thêm, “khoảng giữa tháng 11, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu lên đường về căn cứ hải quân ở quốc gia đặt hàng.”

Cũng theo nguồn tin này, chiếc thứ hai đang trải qua quá trình thử nghiệm tại biển Baltic.

Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga sáu chiếc tàu ngầm Kilo 636 thế hệ mới vào năm 2009. Theo kế hoạch, năm 2013 Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Với việc sở hữu sáu tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, trong tương lai Hải quân Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm có sức chiến đấu cao phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc.

Các tàu ngầm Kilo 636 Nga đóng cho Việt Nam thuộc thế hệ thứ ba, có lượng giãn nước 3,1 nghìn tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 mét, thủy thủ đoàn gồm 52 người. Tàu được lắp đặt các trang thiết bị công nghệ hiện đại, các tổ hợp vũ khí đa dạng và mạnh mẽ, gồm: sáu ống phòng ngư lôi 533mm, mìn biển và tên lửa tấn công Club.

Trước đây các tàu ngầm Kilo đã nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, chính các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho lớp tàu này biệt danh “Hố đen trong đại dương”.

Ngày nay, những tàu ngầm Kilo mà Nga đang đóng cho Việt Nam sẽ trang bị các phương tiện trinh sát tiên tiến, cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn từ 3 tới 4 lần so với tầm phát hiện của tất cả các tàu ngầm Kilo đã ra đời trước đây, đang có trong trang bị của hải quân các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác.

Ở thời điểm hiện tại, nhà máy đóng tàu nổi tiếng Admiraltei verfi đang ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành hợp đồng đóng toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm Kilo 636 cho hải quân Việt Nam với thời gian nhanh nhất và chất lượng được đảm bảo ở mức tối đa. Thậm chí, theo lãnh đạo nhà máy, ngay cả dự án tàu ngầm phi hạt nhân đóng cho Hải quân Nga cũng không có được ưu tiên như vậy.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, sau Việt Nam, nhiều quốc gia Đông Nam Á và Châu Á đang có quan tâm đặc biệt với việc mua sắm các tàu ngầm Kilo của Nga. Một số quốc gia đã sở hữu tàu ngầm Kilo cũng muốn sở hữu những tàu mới, hiện đại hơn.

Tuy nhiên, quá trình đàm phán, ký kết, thực thi và bàn giao hợp đồng sẽ phải mất nhiều năm mới hoàn thành. Đó là chưa kể, sắp tới hầu hết các tàu ngầm Kilo đóng từ thời Liên Xô đang có trong trang bị của Nga đã trải qua thời gian sử dụng hơn 30 năm và nhiều lần phải nâng cấp, sẽ phải bị loại ra khỏi trang bị và bổ sung các tàu được đóng mới.

Thực tế này sẽ là áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp đóng tàu Nga. Và các đối tác mới sẽ không còn nhận được cơ chế ưu tiên đặc biệt như đã có với Việt Nam./.

Khôi Nguyên (Vietnam+)
0

Samsung muốn hợp tác đóng tàu, giàn khoan với Việt Nam

(TBKTSG Online) - Ngày 28 -10, Tập đoàn Công nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy Industry) và 16 công ty công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc đã có buổi gặp gỡ với các đối tác Việt Nam trong ngành đóng tàu, đóng giàn khoan, chế tạo trang thiết bị dầu khí và công nghiệp phụ trợ liên quan.


Ông Cheolhwa Jung (phải, ngoài cùng), trả lời báo chí bên lề cuộc gặp doanh nghiệp trong nước, Ảnh: Hùng Lê

Theo ông Cheolhwa Jung, thuộc Samsung Heavy Industries, Việt Nam có tiềm năng về phát triển ngành đóng tàu, chế tạo trang thiết bị dầu khí và công nghiệp phụ trợ, do đó mục đích của đoàn đến Việt Nam lần này là tìm hiểu năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành để hợp tác, giao lưu và trao đổi kỹ thuật.

Theo ông Jung, cùng đi với đoàn là 16 công ty công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc - là những công ty có mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp nặng Samsung. Những công ty này có những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong những lĩnh vực nói trên để cùng hợp tác và trao đổi kỹ thuật với doanh nghiệp trong nước.

Đến Việt Nam lần nay, ngoài việc thiệu sản phẩm công nghiệp đóng tàu, đóng giàn khoan và thiết bị phụ trợ của Hàn Quốc, Samsung Heavy Industry và đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc còn tìm hiểu các sản phẩm công nghiệp có liên quan của Việt Nam; tìm các đối tác trong nước có năng lực để đặt hàng gia công.

Trong tuần này, đoàn cũng sẽ đến Hà Nội để làm việc với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Vinashin cùng một số đối tác khác để tính đến việc hợp tác.

Ngoài những lĩnh vực nói trên, trong thời gian gần đây Samsung cũng quan tâm đến các dự án xây nhà máy điện ở Việt Nam. Theo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Samsung đã khảo sát các dự án nhà máy điện ở miền Trung và miền Nam nhằm chọn ra một dự án phù hợp để đầu tư.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
0

Bắc Kinh lại đang bắt đầu tái triển khai sách lược "CHIA ĐỂ TRỊ"

Vài tháng qua, TQ lại bắt đầu tái triển khai sách lược "chia để trị", thực hiện "ngoại giao nụ cười" ở Đông Nam Á, tiến hành tấn công "quyến rũ".

Tháng 10 năm 2013, Trung Quốc tiến hành diễn tập đối kháng thực binh "Cơ động-5".

Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng kiêu căng, hợm mình, gây thù chuốc oán với các nước xung quanh. Nhìn vào lịch sử, Trung quốc luôn áp dụng chính sách "chia để trị" đối với các nước láng giềng, hiệu quả rõ ràng.

Nhưng, trong 2 năm qua, Bắc Kinh hầu như gây tranh chấp với tất cả các nước láng giềng (có lẽ chỉ có Nga và Pakistan là ngoại lệ), bởi vì một số hành động của Trung Quốc đã gây ra sự bất mãn cho rất nhiều nước láng giềng.

Gần đây, Trung Quốc tái triển khai "ngoại giao nụ cười", thực hiện chiến lược "chia để trị" đối với các nước láng giềng.

Kết quả như dự đoán: Các nước láng giềng ngày càng liên kết với nhau để cùng cảnh giác, làm suy yếu "siêu thực lực" của Trung Quốc. Đồng thời, họ càng tích cực thu hút các nước lớn bên ngoài tới để giúp họ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhưng, vài tháng qua, Bắc Kinh lại bắt đầu tái triển khai sách lược "chia để trị". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tái triển khai "ngoại giao nụ cười" ở các khu vực như Đông Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, sau nửa năm liên tục nhiều lần kích động đối phương, Bắc Kinh lại lấy lòng Ấn Độ. Thậm chí, quan hệ Trung-Mỹ cũng đang từng bước chuyển biến tốt...
Trong đợt tấn công "quyến rũ" của Trung Quốc, có hai nước rõ ràng bị gạt ra ngoài: Philippines và Nhật Bản. Bắc Kinh kiên quyết duy trì quan hệ căng thẳng với hai nước này, từ chối thái độ thân thiện của nhà lãnh đạo các nước này. Nói chung, điều này phù hợp với chiến lược "chia để trị".

Mặc dù vậy, chiến lược này cũng làm nảy sinh một vấn đề rất rõ là, Bắc Kinh tại sao quyết định duy trì trạng thái căng thẳng với Nhật Bản và Philippines, đồng thời lại cải thiện quan hệ với các nước khác, cho dù cũng tồn tại tranh chấp lãnh thổ với các nước này, như Việt Nam và Ấn Độ.

Trong đó, tồn tại nhiều khả năng. Ít nhất đối với Nhật Bản, học giả Trung Quốc cho rằng, đối với Bắc Kinh, tranh chấp đảo Senkaku kéo đài và các tranh chấp lãnh thổ khác có sự khác biệt về bản chất. Như Thẩm Đinh Lập, Đại học Phục Đán cho rằng, vấn đề biển Hoa Đông thiên hơn về chính trị. Trung Quốc cho rằng, họ từng bị Nhật Bản xâm chiếm trong quá khứ. Trong khi đó, vấn đề Biển Đông có liên quan nhiều hơn tới kinh tế.

Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến vùng biển Tây Thái Bình Dương

Một khả năng khác là, Trung Quốc quyết định tập trung vào Nhật Bản, Philippines, bởi vì họ đều là đồng minh của Mỹ. Vì vậy, Bắc Kinh có thể cân nhắc, dù sao Manila và Tokyo đều đã kiên trì đứng vào phe của Mỹ, giữa Bắc Kinh với họ xảy ra xung đột cũng sẽ không gây tổn thất nhiều hơn.

Trong khi đó, theo cách nhìn nhận của chuyên gia TQ, Bắc Kinh coi các nước như Việt Nam và Ấn Độ là kẻ thù có thể sẽ tạo ra rủi ro thực sự, đó là Việt Nam và Ấn Độ sẽ thực sự bị đẩy vào phe của Mỹ. Nhưng, điều cần chú ý là, Trung Quốc hoàn toàn không nhằm vào các đồng minh của Mỹ như Thái Lan và Hàn Quốc, thực chất còn luôn tỏ thái độ thân thiện với họ.

Một khả năng gây lo ngại sâu sắc nữa là, Trung Quốc tập trung đối phó với Nhật Bản và Philippines là do họ không có biên giới đất liền với Trung Quốc. Mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn đổi mới triệt để lực lượng hải quân và không quân, nhưng về truyền thống Lục quân - lực lượng chiếm vị thế chi phối theo truyền thống được quan tâm tương đối ít. Trung Quốc sở dĩ có thể thoải mái hành động trái ngược với lịch sử như vậy chủ yếu là do biên giới đất liền với các nước láng giềng đã cơ bản thực hiện hòa bình.

Ở mức độ rất lớn, Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng thực lực ra bên ngoài tùy thuộc vào năng lực duy trì an ninh biên giới đất liền của họ. Tranh chấp gay gắt kéo dài với các nước láng giềng trên đất liền có thể sẽ khiến cho con đường vươn ra đại dương của Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn.





Lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ


Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập


Xe bọc thép Trung Quốc trong một cuộc diễn tập.

Tàu đổ bộ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập.


Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ

Theo Báo Giáo Dục Việt Nam
0

Nga thử nghiệm thành công chiến đấu cơ thế hệ thứ 5

(Dân trí) - Nga vừa tiến hành thử nghiệm thành công chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ 5 trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ và châu Âu về hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD)

Chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.
Chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.

Tập đoàn Sukhoi của Nga cho biết nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 27/10.

Trong chuyến bay thử nghiệm này, chiếc máy bay trên đã cất cánh từ sân bay của nhà máy Komsomolsk-na-Amur.

“T-50 đã vượt qua tất cả các thử nghiệm đối với hệ thống vũ khí”, Tư lệnh không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev, thông báo.

Trước đó, hôm 25/10, Tập đoàn Sukhoi cũng đã hoàn thành quy trình kiểm tra mặt đất đối với mẫu máy bay mới này.

Dự kiến, các máy bay chiến đấu mới sẽ bắt đầu được cung cấp cho quân đội Nga vào năm 2017. Mốc bàn giao này đã từng bị hoãn hai lần vì nhiều lý do. Ban đầu, Nga có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu T-50 cho quân đội vào năm 2015.

Chiến đấu cơ T-50 là sản phẩm của dự án hợp tác chung giữa Nga với Ấn Độ, vốn được Nga khởi động từ năm 2002 và sau đó 5 năm thì có thêm sự tham gia của Ấn Độ. Loại máy bay này được thiết kế nhằm đối trọng với máy bay chiến đấu tối tân F-35 và F-22 của Mỹ. F-35 do Tập đoàn Lookheed Martin sản xuất, còn F-22 là sản phẩm phối hợp giữa Lookheed Martin với hãng Boeing.

Với khả năng chiến đấu cao, tốc độ bay siêu âm, được lắp đặt hệ thống bảo vệ tối tân, trọng lượng khi cất cánh 20 tấn (giữa mức 17,2 tấn của F-35 và 24 tấn của F-22), tích hợp công nghệ hiện đại của hai đàn anh Su-47 và MIG 1.44,… nên T-50 được xem là “cơn ác mộng” đối với bất kỳ kẻ thù nào của nước Nga.

Thông tin về chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của T-50 được Mátxcơva công bố trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang gia tăng sau khi Washington cố tình đẩy mạnh mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu (NMD) với việc khởi động thiết lập các cấu phần NMD ở Romania và Ba Lan.

Vũ Anh/ Dân Trí
Theo Interfax
0

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

'Chắc chắn tàu ngầm Trường Sa thành công'

LTS: Dù không thành công, ta cũng khâm phục con người ấy, ý chí ấy!

(VnE) Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa khẳng định đã chế tạo thành công hệ thống không khí tuần hoàn độc lập AIP, công nghệ được cho là mang tính quyết định đến thành bại của việc chế tạo tàu ngầm.

Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP) của ông Hòa đang được thử nghiệm. Ảnh: H.T.
Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP) của ông Hòa đang được thử nghiệm. Ảnh: H.T.

"Có công nghệ hệ thống không khí tuần hoàn độc lập (AIP), đồng nghĩa với việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa mini của tôi 100% thành công", ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân trong lĩnh vực cơ khí ở Thái Bình, 53 tuổi nói với VnExpress sau hai tháng chế tạo hệ thống này. Ông Hòa cho biết, ông và các đồng nghiệp đang chuẩn bị đưa công nghệ này vào chiếc tàu ngầm mini để chạy thử nghiệm.

"Việc tạo công nghệ cho tàu ngầm lặn xuống nổi lên, bơi ra biển và quay trở về là không khó, chỉ cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm là có thể làm được", ông Hòa lạc quan cho biết.

Để hoàn thành công nghệ trên, trong hai tháng qua, ông Hòa cho biết đã "ngốn" rất nhiều tài liệu của nước ngoài về AIP. Cũng trong thời gian này, ông và đồng nghiệp phải liên tục "tăng ca" để hoàn thiện công nghệ tàu ngầm. "Có lẽ với nhiều người, công nghệ này tạo ra ở Việt Nam là điều không tưởng và có thể vì tôi 'điếc không sợ súng' nên làm được", ông Hòa nói.

Theo doanh nhân người Thái Bình này, nguyên lý công nghệ AIP do ông và đồng nghiệp tạo ra cũng giống các nước trên thế giới, nhưng vật liệu, hình thức và chu trình thì khác với mục đích là "ba nhất" là rẻ nhất, nhỏ nhất và dễ chế tạo nhất.

Ông Hòa cung cấp thêm, hệ thống do ông tạo ra có ba phần gồm Lọc CO2 và khí độc; Lọc hơi nước; Lọc bụi carbon. Trong đó khó khăn nhất với nhóm là thiết kế phần lọc CO2 vì phải tính toán phương án làm sao lọc hết loại khí này. "Lý thuyết thì có nhưng thực tế thì chưa, các ứng dụng trong phòng thí nghiệm thì không mang ra ngoài thực tế được", ông Hòa nói.
Thông tin từ doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết, tàu ngầm mini Trường Sa  có chiều dài 9 mét, cao 3 mét, được trang bị 2 động cơ diezel 90 Hp, hoạt động bằng Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP). Tốc độ thiết kế tối đa 40km/h; Bán kính hoạt động 800 km; Thời gian lặn 15 giờ; Độ sâu lặn tối đa 50 m.

"Ngoài hệ thống AIP chạy thành công, điều đặc biệt hơn là trước đây tôi nghĩ con tàu chỉ lặn 15 tiếng, nhưng theo tính toán mới nó có thể chạy liên tục một ngày một đêm", ông Hòa cho hay.

Ông Hòa đang chuẩn bị đưa hệ thống AIP vào trong tàu ngầm, sau đó mang thử nghiệm trong hồ nước gần xưởng sản xuất, tiếp theo, ông sẽ đưa tàu ngầm ra biển. Nếu thành công, ông Hòa sẽ tiếp tục tạo ra tàu ngầm lớn hơn, hiện đại hơn.

"Chế tạo tàu ngầm tôi muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ rằng, thế hệ trước làm được, thì các bạn thế hệ sau hãy làm đi. Tàu ngầm không phải thứ gì đó kinh khủng, nhiều thứ còn phức tạp hơn cả công nghệ AIP nhiều. Người Việt mình vẫn làm thứ mà nhiều người cho là không tưởng", người đàn ông tuổi trung niên này tỏ vẻ tự tin.


Tàu ngầm Hoàng Sa mini do ông Hòa và nhóm nghiên cứu tạo. Ảnh: Q.H.

Thông tin doanh nhân Thái Bình sẽ chế tạo chiếc tàu ngầm để thử nghiệm tại Việt Nam, khiến nhiều người "sửng sốt". Bên cạnh ý kiến ủng hộ và hy vọng ông Hòa sẽ thành công, thì không ít ý kiến bày tỏ lo ngại, ngờ vực dự án tàu ngầm của ông, nhất là về vấn đề công nghệ.

Công nghệ AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được ông Narcís Monturiol i Estarriol, kỹ sư người Tây Ban Nha đề xuất. Năm 1867, ông chế tạo thành công động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Hiện có nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi. Động cơ sử dụng công nghệ này không phải nước nào cũng có thể chế tạo.

Lo ngại về tính khả thi khi chế tạo động cơ công nghệ AIP tại Việt Nam càng có cơ sở khi đầu tháng 9 ông Hòa tuyên bố dừng dự án chế tạo tàu ngầm. Thực chất, doanh nhân này muốn có thêm thời gian để tập trung hoàn thành công nghệ AIP.

Trao đổi với VnExpress về công nghệ AIP, một chuyên gia cho rằng, ông Hòa cần xem xét cẩn thận. Việc tạo ra công nghệ này đúng là khó khăn nhất, nhưng còn nhiều yếu tố khác quyết định đến thành bại của tàu ngầm như thiết kế vật liệu, kết cấu, hình dáng, khung tàu và các thông số khác. Bên cạnh đó, ông Hòa cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm để đảm bảo con tàu lặn ở quãng đường xa mà không xảy ra sự cố nào.

Hương Thu

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chac-chan-tau-ngam...
0

Báo TQ: "Năm 2012 Việt Nam mua 30 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc"

(GDVN) - Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD)... tiền vũ khí của TQ.

Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013
Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013

Mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 10 dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, rất nhiều chuyên gia cho rằng, những thông tin liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mua hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa HQ-9 Trung Quốc có ý nghĩa mang tính tiêu chí, nó có nghĩa là thị trường thương mại vũ khí thế giới từ đây đã xuất hiện một nhân vật mới: trẻ, có tính tấn công và rất có "dã tâm".

Trước đây, các công ty Trung Quốc chủ yếu được biết đến với việc cung ứng vũ khí hạng nhẹ cỡ nhỏ cho các nước đang phát triển, gần đây hình ảnh này đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc bán tất cả các sản phẩm, từ súng trường đến tàu hộ vệ, máy bay tiêm kích siêu âm và các vũ khí công nghệ cao khác, cần có sẽ có.

Đặc điểm nổi bật của các nhà tiêu thụ vũ khí Trung Quốc là tính tấn công mạnh, ngày càng gạt bỏ mạnh mẽ các đối thủ cạnh tranh, hơn nữa không chỉ ở thị trường các nước đang phát triển.

Chiến thắng đáng ngạc nhiên

Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, vị thế nước thành viên NATO cùng với sự không hài lòng "không giấu giếm" của Mỹ và đồng minh đều không thể ngăn cản được quyết tâm Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chuẩn bị ký hợp đồng lớn, mua hệ thống vũ khí phòng không - phòng thủ tên lửa của công ty Trung Quốc mới được biết đến, chứ không phải của công ty Mỹ.


Mô hình tàu tấn công đổ bộ mới của Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ từ chối đề nghị của Mỹ, mà còn từ chối đề nghị của công ty Nga và châu Âu. Tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định lựa chọn tên lửa HQ-9 của Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc, gây ngạc nhiên cho Washington, Brussels và Moscow.

Điều gây ngạc nhiên hơn là, khi Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc, rõ ràng biết trang bị công nghệ của Trung Quốc khi sử dụng sẽ xuất hiện vấn đề tương thích với vũ khí NATO được trang bị trước đó.

Hơn nữa, Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc còn nằm trong danh sách đen bị Bộ Ngoại giao Mỹ trừng phạt, lý do là công ty Trung Quốc đã tiến hành giao dịch vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên, vì vậy bị Mỹ trừng phạt.

Thỏa thuận cuối cùng Trung Quốc cung cấp hệ thống phòng không HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời còn chưa ký kết. Thổ Nhĩ Kỳ có thể cuối cùng không chịu được sức ép mạnh mẽ của Washington, từ chối trang bị kỹ thuật của Trung Quốc. Nhưng, mặt khác, Trung Quốc báo giá có sức hấp dẫn rất lớn, bởi vì Trung Quốc đã áp dụng phương pháp cũ "lần nào cũng đúng": bán phá giá. Giá bán hệ thống vũ khí phòng không của Trung Quốc chỉ là 3 tỷ USD, rẻ hơn rất nhiều sản phẩm cùng loại của Mỹ, châu Âu và Nga.

Bất kể sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống vũ khí phòng không-phòng thủ tên lửa của Trung Quốc kết thúc như thế nào, nó đều chứng minh, Trung Quốc đã mạnh mẽ xâm nhập thị trường vũ khí quốc tế, trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của tất cả các nước lớn xuất khẩu vũ khí, hơn nữa thanh thế rất lớn, không còn che che đậy đậy như trước đây. Chuyên gia Pieter Wezeman, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng, đây là chiến thắng gây ngạc nhiên của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Thời đại Trung Quốc chỉ tiêu thụ súng trường tự động và đạn ở các nước thế giới thứ ba đã trở thành quá khứ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước lớn xuất khẩu vũ khí như các nước phát triển phương Tây. Căn cứ vào số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm công bố vào đầu năm nay, trong giai đoạn từ năm 2008-2012, quy mô tiêu thụ của vũ khí thông thường của Trung Quốc gồm máy bay, tàu chiến, tên lửa và pháo tăng trưởng 162% so với cùng kỳ. Khách hàng chủ yếu của vũ khí Trung Quốc là Pakistan.

Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Pakistan đã mua 611,8 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc, sau đó lần lượt là Bangladesh (351,3 triệu USD), Bolivia (289 triệu USD), Venezuela (279 triệu USD), Zambia (140 triệu USD), Saudi Arabia (107 triệu USD), Iran (76 triệu USD), Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD).

Trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu vũ khí thế giới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế đưa ra, Trung Quốc đứng thứ 5, đã vượt Anh, nhưng chủ yếu là nhờ vào nhập khẩu vũ khí của Pakistan. Trong khi đó, 5 năm trước đó, Trung Quốc xếp thứ 8.

Căn cứ vào số liệu của Jane's Information Group, kim ngạch xuất khẩu vũ khí Trung Quốc đổi sang đồng USD cũng đang tăng nhanh, hầu như gấp đôi trong 5 năm qua, đạt 2,2 tỷ USD, chẳng hạn còn nhiều hơn tổng số của Canada và Thụy Điển. Trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu vũ khí (USD), Trung Quốc hiện xếp thứ 8 thế giới.


Mô hình tên lửa không đối đất chuyên dụng và máy bay không người lái dòng CH của Trung Quốc


Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc được cho là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc, căn cứ vào thông tin công bố trên mạng chính thức của công ty này, lợi nhuận năm 2012 đạt 9,8 tỷ nhân dân tệ, khoảng 1,6 tỷ USD.

Một nhà sản xuất vũ khí được biết đến nữa của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp Phương Nam, lợi nhuận năm 2011 khoảng 1 tỷ USD. Hai công ty này cùng với một loạt nhà sản xuất vũ khí khác của Trung Quốc hoàn toàn có thể đứng vào bảng danh sách 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí mạnh nhất thế giới.

Nhưng, khi đưa ra danh sách như trên, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm hoàn toàn không liệt kê được các công ty Trung Quốc, nguyên nhân là không nắm chắc số liệu thống kê chính xác và đáng tin cậy.

Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vốn cho nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay quân dụng và động cơ hàng không, mục đích là nhằm thu hẹp khoảng cách rõ rệt với phương Tây và Nga. Nhà phân tích Anderson của Jane's Information Group cho rằng, Trung Quốc có thể đuổi kịp đối thủ cạnh tranh trong triển vọng trung hạn, không có vấn đề gì đặc biệt trên phương diện này.
Về công nghệ, Trung Quốc tạm thời còn lạc hậu 10 năm. Nhưng, xét đến sự kiên trì của Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu đã định và nguồn lực vật chất khổng lồ của họ, thời gian Trung Quốc vượt phương Tây trên phương diện này hầu như đã rất gần.

Một phần vũ khí tương đối của Trung Quốc hiện có thể không bằng sản phẩm cùng loại của phương Tây, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là vũ khí của Trung Quốc chất lượng không được, không ai mua và không có thị trường. Giá rẻ giúp cho các nhà thương mại vũ khí Trung Quốc gạt bỏ đối thủ cạnh tranh ở các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều khách hàng mới, chẳng hạn Argentina. Năm 2011, Trung Quốc-Argentina đã ký hợp đồng cung ứng 40 máy bay trực thăng hạng nhẹ, lô Z-11 đầu tiên năm nay đã trang bị cho Không quân Argentina.
Đối vối việc khách hàng sử dụng trang bị mua giá rẻ của Trung Quốc làm nền tảng, rồi lắp vũ khí chất lượng cao của phương Tây, Trung Quốc cũng không tức giận. Chẳng hạn, năm 2012, Algeria đã đặt mua 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ của Trung Quốc, chuẩn bị lắp ráp thiết bị radar của công ty Hà Lan. Trong khi đó, Thái Lan tiến hành cải tiến tàu hộ vệ nhập khẩu của Trung Quốc dưới sự giúp đỡ của Tập đoàn Saab Thuỵ Điển.

Trung Quốc hy vọng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ và các phương diện khác, hơn nữa Trung Quốc cũng có năng lực này. Trung Quốc chưa bao giờ tiếc tiền tiếc của trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị mới. Để cạnh tranh được với vũ khí Trung Quốc "hàng đẹp giá rẻ", các đối thủ cạnh tranh phương Tây sẽ buộc phải cắt giảm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-TQ-Nam-2012...
0

Những thành tựu của Học viện KTQS


Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày truyền thống (28/10/1966 - 28/10/2013), từ ngày 10-15/10, Học viện Kỹ thuật quân sự đã tổ chức trưng bày và giới thiệu hơn 100 sản phẩm khoa học, quân sự.

Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ kỹ thuật cho quân đội và đất nước; trước yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong đó có một số lĩnh vực tiến thẳng lên hiện đại, Học viện Kỹ thuật quân sự đã chủ động đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học (NCKH), từng bước làm chủ các khí tài, trang bị công nghệ cao…

Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày truyền thống (28-10-1966/28-10-2013), từ ngày 10 đến 15-10, Học viện Kỹ thuật quân sự đã tổ chức trưng bày và giới thiệu hơn 100 sản phẩm là kết quả từ 24 đề tài cấp Nhà nước, 54 đề tài cấp Bộ, ngành, 215 đề tài cấp cơ sở đã và đang được thực hiện trong giai đoạn 2010-2013.


Ban giám đốc Học viện KTQS giới thiệu với Thượng tướng Trương Quang Khánh một số sản phẩm khoa học tiêu biểu.

Trên cơ sở những chủ trương và nghị quyết về phát triển hoạt động KHCN giai đoạn 2010-2015 của Đảng ủy Học viện, nhiều nhiệm vụ KHCN đã đạt được những kết quả tốt về cả khoa học và thực tiễn theo hướng làm chủ công nghệ nền và công nghệ chế tạo trong nhiều lĩnh vực: Ra-đa, Tên lửa, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Mô phỏng, Tích hợp hệ thống… Đặc biệt, đối với 5 hướng hiện đại hóa Hải quân, Phòng không- Không quân, Tác chiến điện tử, Thông tin, Trinh sát kỹ thuật, Học viện đã có nhiều sản phẩm với nhiều triển vọng, có thể đưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tế như Ra-đa cỡ nhỏ, tầm thấp HR; Hệ thống nhận biết chủ quyền quốc gia; Mô hình đài điều khiển tên lửa S-300 PMU1 phục vụ huấn luyện ứng dụng công nghệ mô phỏng bán tự nhiên; Bộ nguồn đặc chủng cho tên lửa IGLA, tên lửa X29T, phao thủy âm, thủy lôi UĐM…


Thử nghiệm thiết bị tập bắn của Học viện KTQS


Chuẩn bị thiết bị khí tài quang học cho bài giảng tại Học viện KTQS

Ứng dụng kết quả NCKH thông qua hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ trong 3 năm qua tiếp tục được đẩy mạnh với doanh thu gần 170 tỷ đồng. Các sản phẩm có thế mạnh của Học viện tiếp tục được khẳng định trong và ngoài quân đội như: Pin nhiệt cho tên lửa IGLA; Trường bắn ảo, Thiết bị bắn tập súng tiểu liên AK bài 2 MBT-07; Thiết bị mô phỏng huấn luyện Pháo phòng không; Thiết kế, chế tạo modem vệ tinh chuyên dụng cho Bộ Công an… Hoạt động hợp tác NCKH trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Việc hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài có công nghệ mạnh trong thiết kế vi mạch tích hợp chuyên dụng phục vụ an ninh, quốc phòng đã đạt được kết quả tốt, sẵn sàng cho việc sản xuất vật tư kỹ thuật, thiết kế chế tạo mới và thiết kế ""ngược"" các module đặc chủng phục vụ nhu cầu bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị công nghệ cao.

Những thành tựu trên đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Học viện trong đẩy mạnh hoạt động KHCN giai đoạn 2010-2015. Trong đó, Đảng ủy, Ban giám đốc luôn quan tâm tới việc xây dựng tiềm lực NCKH, nhất là phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên định hướng sản phẩm trong các hoạt động KHCN, kết hợp nhiệm vụ đào tạo và NCKH gắn với định hướng hiện đại hóa của quân đội. Sự chuyển giao thế hệ trong NCKH được thực hiện vững chắc, các nhà khoa học trẻ đã kế tiếp lớp đàn anh ở hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành.

Hiện tại, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trẻ (dưới 40 tuổi) được giao chủ trì đề tài cấp Nhà nước, Bộ, ngành chiếm hơn 30%, nghiên cứu cơ bản 75%, cấp Học viện chiếm 40%. Nhằm bồi dưỡng nâng cao tiềm lực KHCN, trước hết là tiềm lực đội ngũ, Học viện đã triển khai nhiều giải pháp. Cùng với gửi đi đào tạo, Học viện đã chủ động liên hệ đưa cán bộ, giáo viên trẻ đi thực tế đơn vị từ 6 tháng đến một năm tại các nhà máy, đơn vị thuộc các quân, binh chủng để nắm bắt khả năng công nghệ, nhu cầu thực tiễn trong đào tạo, huấn luyện, cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Trong xây dựng và triển khai các nhiệm vụ NCKH cấp cơ sở, Học viện đã dành ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ cán bộ khoa học trẻ. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện đề tài, Học viện cho phép tạm ứng trước kinh phí từ nguồn tự có đối với những đề tài kinh phí phân bổ chậm, mạnh dạn phân cấp quản lý để tăng cường tính chủ động của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ NCKH…

Trong thời gian trưng bày sản phẩm, Học viện đã được đón tiếp và giới thiệu các sản phẩm với đồng chí Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các cán bộ, chuyên gia của Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục CNQP, Cục Kỹ thuật Hải quân... Các đồng chí lãnh đạo và khách tham quan đã cho nhiều ý kiến thiết thực, giúp cho việc định hướng hoạt động KHCN trong giai đoạn tiếp theo của Học viện.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH trong thời gian tới, Học viện chủ trương tiếp tục bám sát các định hướng, các chương trình NCKH của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý khoa học cấp trên, cơ quan kỹ thuật của các tổng cục và các quân, binh chủng để xây dựng, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu triển khai có tính khoa học, hiệu quả, khả thi cao. Cùng với việc triển khai xây dựng và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường mở rộng hợp tác và phát triển dịch vụ khoa học công nghệ…

Nguồn: Báo Đất Việt, Soha News
0

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thủ tướng Nhật cảnh báo việc Trung Quốc dùng vũ lực

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay đưa ra lời cảnh cáo mới với Trung Quốc về việc sử dụng lực lượng ở gần quần đảo tranh chấp, sau khi Tokyo điều các máy bay chiến đấu để đáp lại việc máy bay quân sự Trung Quốc tới gần quần đảo Okinawa.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) phát biểu trước 4.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka hôm nay. Đứng sau ông Abe là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) phát biểu trước 4.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka hôm nay. Đứng sau ông Abe là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera. Ảnh: AFP

"Chúng ta thể hiện rõ quan điểm rằng chúng ta là một quốc gia không chấp nhận thay đổi trật tự thế giới thông qua vũ lực. Chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp như do thám và tình báo để phục vụ quan điểm đó", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka.

"Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đây là thực tế. Các bạn sẽ phải hoàn toàn thoát khỏi tư duy cũ là chỉ là lực lượng quốc phòng hoạt động trên nguyên tắc phòng vệ", ông nói.

Tranh cãi giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á gia tăng sau khi Bắc Kinh cảnh báo bất kỳ hành động thù địch nào trên bầu trời chống lại các máy bay không người lái Trung Quốc cũng sẽ bị coi là chiến tranh.

Ông Abe có chuyến thị sát quân sự tại Trại Asaka trong khu vực Nerima Ward của Tokyo, nơi tàu đổ bộ Mỹ đóng quân, như một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản quyết tâm bảo vệ những hòn đảo xa xôi. Bộ Quốc phòng Nhật cũng lên kế hoạch thành lập đơn vị đổ bộ đặc biệt để bảo vệ các hòn đảo phía nam và thậm chí là giành lại đảo, AFP cho hay.

"Chúng ta thể hiện rõ quan điểm rằng chúng ta là một quốc gia không chấp nhận thay đổi trật tự thế giới thông qua vũ lực. Chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp như do thám và tình báo để phục vụ quan điểm đó", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước 4.000 binh lính của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka.

"Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đây là thực tế. Các bạn sẽ phải hoàn toàn thoát khỏi tư duy cũ là chỉ là lực lượng quốc phòng hoạt động trên nguyên tắc phòng vệ", ông nói.


"Có những lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, hơn là bằng các quy định của luật pháp", Thủ tướng Nhật trước đó trả lời phỏng vấn của báo Mỹ Wall Street Journal nói. "Tuy nhiên, nếu Trung Quốc chỉ chọn con đường đó, thì sẽ không thể xây dựng được hòa bình".

"Vì thế, họ không nên chọn con đường đó. Nhiều nước hy vọng Nhật Bản sẽ thể hiện quan điểm mạnh mẽ và hy vọng kết quả là Trung Quốc sẽ có những hành động có trách nhiệm với cộng động quốc tế", ông Abe nói hôm qua.

Hôm nay, các hãng truyền thông Nhật Bản như Jiji Press và Kyodo News cho hay Nhật Bản đã huy động các máy bay chiến đấu F-15 hoạt động trong hai ngày để phòng vệ sau khi 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay qua vùng biển quốc tế gần chuỗi đảo Okinawa.

Theo các hãng tin, hai máy bay cảnh báo sớm Y8 và hai máy bay ném bom H6 của Trung Quốc bay từ khu vực biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương và quay lại nhưng không vi phạm không phận của Nhật Bản.

Phía Trung Quốc hôm qua lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nhật Bản về việc bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài nếu xâm phạm không phận và bỏ qua lời cảnh báo.

"Chúng tôi cảnh báo các bên liên quan không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ an toàn lãnh thộ quốc gia. Nếu Nhật Bản thực hiện việc bắn hạ máy bay thì sẽ là hành động khiêu khích nghiêm trọng, một hành động chiến tranh và chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp để đáp trả hành động khiêu khích đó", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố trên trang web của bộ.

Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo nhỏ Senkaku/Điếu Ngư không người trên biển Hoa Đông. Kể từ khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc thường xuyên điều tàu và máy bay chiến đấu tới khu vực và Nhật Bản cũng điều các máy bay tới bảo vệ, làm dấy lên lo ngại một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc xung quanh các đảo tranh chấp.

Vũ Hà

VnExpress, NHK, Báo Đất Việt
0

Nếu Nhật bắn hạ máy bay, TQ coi đó là chiến tranh

Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 26/10 tuyên bố các chuyến bay và hoạt động huấn luyện của máy bay quân sự Trung Quốc, kể cả máy bay không người lái, trên các khu vực hữu quan ở biển Hoa Đông là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản
Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản trong tháng trước. Ảnh: China-defense-mashup

Bình luận này được đưa ra tại cuộc họp báo ngày 26/10 để trả lời một câu hỏi về kế hoạch của Nhật Bản bắn hạ những máy bay không người lái xâm phạm không phận nước này.

Ông Cảnh Nhạn Sinh khẳng định nếu Nhật Bản thực hiện những động thái như vậy, đó sẽ là sự khiêu khích nghiêm trọng đối với Trung Quốc và là một hành động chiến tranh.

Nhật tung chiến đấu cơ F15 khi máy bay Trung Quốc đến gần

Trung Quốc sẽ có biện pháp cương quyết để giáng trả và phía Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không ngày 26/10 đã xuất kích trong ngày thứ hai liên tiếp để đối phó với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trên khẳng định 4 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm Y8 và 2 máy bay ném bom H6, đã không xâm phạm không phận Nhật Bản khi bay từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương và quay trở lại.

Hôm 25/10, 2 chiếc Y8 và 2 chiếc H6 của Trung Quốc cũng bay theo hành trình tương tự. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề cao cảnh giác do lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đang leo thang hành động ở biển Hoa Đông./.

(Vietnam+)
0

Thủ tướng Abe: Nhật sẵn sàng ứng chiến với Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố: Nhật Bản sẵn sàng ứng chiến với Trung Quốc trong trường hợp phải viện đến vũ lực để theo đuổi các lợi ích địa chính trị.

“Tôi nhận ra rằng, Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Abe nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Thủ tướng Nhật cho rằng, Nhật Bản đã quá hướng nội trong suốt 15 năm qua nhưng khi khôi phục được sức mạnh kinh tế “chúng tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.

Theo Wall Street Journal, Thủ tướng Abe khẳng định: Nhật Bản sẽ “góp sức” trong việc chống lại Trung Quốc ở châu Á.

“Có nhiều quan ngại cho rằng, Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng pháp chế. Nếu Trung Quốc chọn con đường này, họ sẽ không thể phát triển một cách yên ổn. Do đó, họ không nên chọn con đường đó. Nhiều quốc gia mong đợi Nhật mạnh mẽ bày tỏ quan điểm này. Và họ cũng kỳ vọng rằng, Trung Quốc sẽ hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng Nhật nhắc khéo.

Trong hơn một năm qua, quan hệ Bắc Kinh – Tokyo đóng băng bởi tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku leo thang. Khi quay trở lại nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản, một trong những việc đầu tiên Thủ tướng Abe làm là tăng ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng đối phó với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong suốt 11 năm qua, một động thái như vậy diễn ra ở Tokyo.

Tháng sau, Tokyo cũng có kế hoạch tập trận Hải quân và không quân quy mô lớn nhằm kiểm tra và tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo. Đồng thời, mục đích của cuộc tập trận còn nhằm phô trương thanh thế và sức mạnh quân sự với con rồng châu Á.

http://kienthuc.net.vn/the-gioi/thu-tuong-
0

Nhật sẵn sàng yểm trợ Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẵn sàng phản công ngoại giao chống lại chiến lược
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Wall Street Journal hôm nay 26/10/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẵn sàng cứng rắn hơn trước Trung Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực để đạt được các mục đích ngoại giao trong khu vực Châu Á.

Quan hệ giữa hai chính quyền Tokyo và Bắc Kinh đã xấu đi từ đầu năm nay, chủ yếu do việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.Thủ tướng Nhật - mà quyết định đầu tiên khi lên cầm quyền là tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu kể từ 11 năm qua - đã nói rõ là muốn đóng một vai trò tích cực hơn cho hòa bình và ổn định khu vực, được ông gọi là « chủ nghĩa hòa bình tích cực ». Tokyo còn dự định tổ chức một cuộc tập trận trên biển và trên không vào tháng 11, có thể là nhằm chứng tỏ với Bắc Kinh khả năng bảo vệ các hòn đảo của mình.

Ông Shinzo Abe nói với Wall Street Journal là trong những cuộc tiếp xúc gần đây với các nhà lãnh đạo trong khu vực, ông đã nhận ra rằng các láng giềng Châu Á trông cậy vào Nhật Bản để có thể tiến hành phản công ngoại giao chống lại chiến lược của Trung Quốc, được đánh giá là ngày càng thô bạo.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết : « Một số quốc gia lo sợ là Trung Quốc toan tính dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng, chứ không thượng tôn pháp luật. Nhưng nếu Bắc Kinh chọn lựa con đường này, thì họ sẽ không thể tìm ra được lối thoát một cách hòa bình ».

Ông Shinzo Abe nói thêm : « Như vậy Trung Quốc không nên hành động như thế, và rất nhiều nước trông cậy vào Nhật Bản để bày tỏ quan điểm trên một cách dứt khoát. Những quốc gia này hy vọng nhờ đó mà Bắc Kinh sẽ bắt đầu có những động thái có trách nhiệm hơn trong cộng đồng quốc tế ».

Ngoài việc xung đột với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc còn dấn sâu vào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam và Philippines, với những hành động hung hăng, lấn lướt những nước láng giềng nhỏ yếu hơn.

Theo RFI

Trích dẫn từ Báo Đất Việt:

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The Wall Street Journal, ông Abe khẳng định nước Nhật đã sẵn sàng đảm đương vai trò là người tiên phong ở châu Á nhằm chống lại sức mạnh của Trung Quốc và thái độ hung hăng của nước này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Tôi nhận ra rằng các nước trong khu vực trông đợi Nhật Bản giữ vai trò đầu tàu không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả việc đảm bảo an ninh ở khu vực.”, nhà lãnh đạo khẳng định.

“Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực thay vì tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, họ sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Thế nên họ sẽ không chọn phương pháp này, nhiều quốc gia mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm đó một cách mạnh mẽ.”.
1

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Mỹ phô trương lực lượng Hải quân ở Biển Đông

Hôm qua 25/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua, đi thăm những nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.


Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, tháng 8/2011

Do khủng hoảng về ngân sách quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á, không dự được hai cuộc họp Thượng đỉnh APEC và Đông Á, tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chia nhau đi thăm nhiều nước Đông Nam Á, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư béo bở.

Sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã được xem như là dấu hiệu của sự suy yếu về kinh tế và ngoại giao của Mỹ ở Châu Á và đã khiến nhiều người hoài nghi về chính sách « xoay trục » sang Châu Á của Mỹ. Dư luận Đông Nam Á tự hỏi là trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có can thiệp quân sự, hay nói đúng hơn là có đủ khả năng để can thiệp quân sự hay không ?

Có lẽ nhằm giải tỏa những hoài nghi đó, Washington trong tuần qua đã phô trương sức mạnh của Hải quân Mỹ qua việc điều chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington đến Biển Đông.

USS George Washington là tàu dẫn đầu đội hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm thêm hai tuần dương hạm trang bị tên lửa, một khu trục hạm, một tàu tiếp tế và một tàu ngầm tấn công. Chỉ riêng trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã có khoảng 6000 nhân viên quân sự làm việc.

Chủ nhật 20/10/2013, chiếc hàng không mẫu hạm này đã đậu ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Đà Nẳng và một đoàn sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cùng với các quan chức chính quyền Việt Nam và đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đã bay ra thăm tàu.

Khi đón tiếp đoàn Việt Nam, một Tư lệnh trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tuyên bố : « Tầm quan trọng chiến lược của vùng Biển Đông và quyền tự do lưu thông hàng hải đều mang tính chất sống còn đối với Việt Nam và Hoa Kỳ ».

Chiếc khu trục hạm USS John McCain theo dự kiến cũng sẽ ghé cảng Việt Nam để tập huấn chung với Hải quân Việt Nam, với sự tham gia của ba chiến hạm của Nhật.

Thứ Tư 23/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã đến vùng biển Malaysia và cũng mời các quan chức cao cấp của nước này lên thăm tàu, đồng thời, tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội Malaysia.

Cùng ngày hôm đó, tàu ngầm tấn công USS Santa Fe của đội hàng không mẫu hạm đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để giới thiệu cho các sĩ quan Hải quân Singapore về khả năng chiến đấu bảo vệ bờ biển của tàu này. Các lãnh đạo chính phủ Singapore cũng bay ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.

Ngày 24/10, khi đi ngang qua vùng Biển Đông từ Malaysia đến Philippines, viên đô đốc chỉ huy hàng không mẫu hạm này đã mở một cuộc họp báo với nhiều đài truyền hình và hãng thông tấn quốc tế, với đằng sau là những chiến đấu cơ đang cất cánh từ sân bay của tàu, một cách để phô trương khả năng sẵn sàng tác chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền biển đảo.
0

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Ngay sau khi ra mắt tập 1, bộ truyện Thần đồng đất Việt đã khiến giới báo chí Trung Quốc tỏ ra rất lo lắng. Trên hàng loạt những trang báo mạng Trung Quốc gần đây đăng tải thông tin về bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt của Việt Nam tập mới nhất mang tên Hoàng Sa và Trường Sa,trong đó có báo giật tít: “Việt Nam xuất bản truyện tranh về quần đảo Nam Hải để tuyên truyền chủ quyền đất nước”.

Nội dung các bài viết đề cập chi tiết đến thông tin tập truyện về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm 10 quyển và đã xuất bản ra mắt tập 1 tại TP.HCM. Đặc biệt công ty Phan Thị còn tặng 200 quyển cho trẻ em đang sinh sống tại hai quần đảo Trường Sa và dự kiến phát hành tập 2 Lãnh thổ An Nam vào tháng 12 năm nay.

Có báo thể hiện sự lo ngại: “Đây là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam đề cập đến lịch sử vùng biển và hải đảo. Việt Nam đã bắt đầu ý thức đến việc giáo dục trẻ em về chủ quyền đất nước ngay từ nhỏ.”

Song song với đó, giới báo chí Trung Quốc cũng vẫn cách nói cũ rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.

Sự xuất hiện của bộ truyện tranh gần như khiến giới báo chí Trung Quốc dậy sóng. Không chỉ báo mạng mà ngay cả các báo giấy, tạp chí như như Quân đội nhân dân Trung Quốc, Tân Hoa Xã, Trang Quân sự… cũng đưa tin khá nhiều về sự kiện và lần lượt giật các tít lớn như: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền đảo Tây Sa, Nam Sa, Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên biển Đông…”

Thần Đồng đất Việt là dự án truyện tranh dài hạn của Công ty Phan Thị, do NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành.






Bài Phong. Ảnh Petrotimes

Lucy Nguyễn

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.
Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh
Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.
anh 2
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Phan Thị) cùng tiến sĩ Nguyễn Nhã tại buổi họp báo công bố dự án truyện tranh
Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.
Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.
Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.
anh 3
“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.
Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.
Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.
Trung Quốc vội vã phản ứng
Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”
Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.
anh 1
Tập 1 Khẳng định chủ quyền hấp dẫn bởi hình vẽ vui nhộn, giọng văn tung tẩy
Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bàiViệt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.
Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.
 Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.
Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.
Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.
Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),
Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com,  forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com
Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
L.C. Ảnh Lucy Nguyễn 
0