Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc xa hoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc xa hoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Việt Nam bào chế thành công Nano Curcumin chữa ung thư


Viện hàn lâm khoa học Việt Nam công bố đã áp dụng thành công công nghệ nano để chế tạo ra Nano Curcumin, một chất giúp chữa ung thư được chiết xuất từ cây nghệ vàng.

Trong những bài thuốc cổ truyền, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương, giải độc gan, chữa đau dạ dày. Những hoạt tính y sinh học của chất Curcumin chứa trong nghệ được chứng minh có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nhồi máu cơ tim, v.v.

Tuy nhiên Curcumin khó tan trong nước vì mức hấp thu kém.

Công nghệ nano giúp tăng độ tan hơn 7000 lần và vì thế, được đánh giá là bước đột phá giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Gut mới đây cho thấy curcumin có khả năng làm trì hoãn những tổn hại về gan, là nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra, so sánh mô và các mẫu máu lấy từ những con chuột bị viêm gan mãn tính trước và sau khi cung cấp chất curcumin vào chế độ ăn của chúng, trong khoảng thời gian 4 tuần và 8 tuần. Kết quả cho thấy, với chế độ ăn có bổ sung curcumin, các con chuột có thể giảm nguy cơ tổn hại như tắc ống mật, sưng tế bào gan và chứng xơ hóa, do sự can thiệp của curcumin giúp ngăn cản một số hóa chất trung gian gây nên quá trình viêm ở gan. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục kiểm tra về khả năng của curcumin trong việc ngăn ngừa chứng viêm xơ đường mật nguyên phát và bệnh xơ gan do mật nguyên phát. Cả hai căn bệnh trên có thể làm tổn hại đến các mô gan trên phạm vi rộng và cuối cùng là phát triển thành bệnh xơ gan nguy hiểm.

Các nhà khoa học hy vọng curcumin sẽ trở thành một loại dược liệu điều trị hiệu quả bệnh viêm gan trong tương lai.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, Nano Curcumin có thể bảo vệ toàn diện lá gan nhờ những cơ chế sau:

- Giải độc gan: Nano Curcumin thúc đẩy sự hình thành của các enzyme giải độc gan, trong đó đặc biệt có gluthianone S-transferase, do đó giúp tăng cường chức năng gan và hạ men gan.

- Giảm viêm gan, chống oxy hóa: Nano Curcumin là chất chống oxy hóa mạnh, ức chế các gốc tự do, bảo vệ tế bào gan. Nano Curcumin cũng ngăn ngừa sự hình thành của các chất hóa học gây viêm (COX-2) nên giúp giảm viêm gan.

- Giảm xơ gan: Nano Curcumin có thể làm chậm quá trình xơ gan và giản xơ gan thông qua quá trình làm lành các vết sẹo và tổn thương gan.

- Ức chế virus viêm gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Nano Curcumin có thể ức chế sự sao chép của virus viêm gan A, B, C

- Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ: Nano Curcumin giúp giảm nồng độ cholesterol cao trong máu và do đó ức chế hình thành gan nhiễm mỡ.

- Tác dụng lợi Mật: Nano Curcumin có tác dụng lợi mật, thông mật, co bóp túi mật và giảm lượng Cholesterol cao trong máu.
Sử dụng CumarGold chứa Nano Curcumin siêu sinh khả dụng từ 2 đến 4 viên mỗi ngày trong vòng từ 3 đến 6 tháng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các bệnh Gan, Mật.

Sử dụng CumarGold chứa Nano Curcumin siêu sinh khả dụng từ 2 đến 4 viên mỗi ngày trong vòng từ 3 đến 6 tháng để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và hạn chế tiến triển viêm gan mạn tính thành xơ gan và ung thư gan.

Nguồn: Nhân Dân, Tân Hoa Xã, Cumar Gold
0

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Lại đề xuất làm đường sắt cao tốc tại Việt Nam

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có báo cáo về kết quả nghiên cứu tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất.


Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản

Trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ cuối tuần qua, VNR cho biết, cơ quan này cơ bản đồng ý với những đề xuất của JICA về dự án giao thông quan trọng nói trên.

Theo VNR, trong báo cáo của mình, JICA cho rằng, từ nay đến trước năm 2030, nhu cầu vận tải trên tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam cơ bản được đáp ứng mà không cần đường sắt cao tốc.

Tuy nhiên, sau năm 2030, nhu cầu vận tải đường sắt tốc độ cao là khá lớn, do vậy cần phải xây dựng đường sắt cao tốc mới khổ 1.435 mm, tốc độ tối đa 320 km/h để vận chuyển khách, giảm nhẹ gánh nặng lên vận tải hàng không. Đặc biệt, theo JICA, nếu không có đường sắt cao tốc sẽ xảy ra ùn tắc và quá tải trên đường bộ.

Về phương án đầu tư, JICA đã đưa ra 4 kịch bản, trong đó phương án A1 là các dự án cải tạo để đảm bảo an toàn chạy tàu với khổ đường đơn, không điện khí hóa, tốc độ tàu 90 km/h, thời gian chạy 29 giờ.

Phương án A2 là tăng cường năng lực vận tải cho tuyến đường sắt đơn hiện tại cũng với tốc độ 90km/h, thời gian chạy tàu 25 giờ, năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm, chi phí đầu tư là 1,8 tỷ USD.

Phương án B1 là tăng cường năng lực vận tải bằng cách đường đôi hóa, nâng tốc độ chạy tàu lên 120 km một giờ, thời gian chạy 15,6 giờ, chi phí 14,5 tỷ USD. Cuối cùng là phương án B2 kết hợp đường đôi hóa (sử dụng khổ đường 1.435 mm) và điện khí hóa để tốc độ chạy tàu tối đa là 150 km/h trở lên, thời gian chạy 12,7 giờ, chi phí 27,7 tỷ USD.

Đánh giá các phương án này, JICA khuyến nghị, phương án A2 là có tính khả thi nhất xét trên cả hiệu quả kinh tế và cả phương diện kỹ thuật và thời gian hoàn thành là 2020 - 2025.

JICA đánh giá, nếu theo phương án B2 sẽ phải làm lại toàn bộ kết cấu nền đường, cầu – hầm dẫn tới đóng toàn bộ tuyến đường sắt quốc gia trong thời gian dài và hướng tuyến đường sắt sẽ phải thay đổi. Còn việc nâng cấp tuyến đường sắt khổ 1.000mm để chạy tàu cao tốc là không khả thi do chi phí đầu tư còn lớn hơn cả xây dựng một tuyến đường sắt mới.

Về phân kỳ đầu tư, JICA cho rằng, trước mắt cần xây dựng hai tuyến Hà Nội - Vinh dài 284 km với vốn đầu tư 10,2 tỷ USD và Tp.HCM - Nha Trang dài 366 km với chi phí 9,9 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trước năm 2030. Cơ quan này cũng gợi ý xây dựng một trong 3 đoạn đường đầu tiên để thực nghiệm là Ngọc Hồi - Phủ Lý, Huế - Đà Nẵng, Long Thành - Thủ Thiêm.

Trong khi đó, theo VNR, Chính phủ nên chọn thực nghiệm xây dựng đường sắt cao tốc đoạn sân bay Long Thành - Thủ Thiêm để đầu tư trước.

Thẩm định những phương án của JICA, VNR đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ lựa chọn phương án A2 và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc cho tàu khách với phân kỳ đầu tư hợp lý, phù hợp với nguồn lực của Việt Nam trong 5-10 năm tới.

Đại diện lãnh đạo VNR cho biết, kết quả nghiên cứu của JICA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2012 và điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Do vậy, VNR cho rằng, nếu xác định đường sắt là phương tiện chủ đạo về vận tải khách trên trục Bắc - Nam thì nên làm theo khuyến nghị của JICA.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được các cơ quan chuyên môn và Chính phủ trình Quốc hội từ năm 2010 với tổng kinh phí khoảng 56 tỷ USD. Tuy nhiên, do không đủ sức thuyết phục về hiệu quả và khả năng huy động, trả nợ vốn đầu tư, đề án này đã không được Quốc hội thông qua về chủ trương đầu tư.

Trên thế giới, hiện một số nước cũng đã và đang triển khai xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, đơn cử như tại Trung Quốc, hệ thống tàu cao tốc đã bị “ế” vì chi phí mua vé của loại tàu này cao gấp 2 - 3 lần so với tàu thông thường nên không được nhiều người dân lựa chọn.

http://vneconomy.vn/2013102809537327P0C9920/lai-de-xuat-lam-duong-sat-cao-toc-tai-viet-nam.htm
0

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Ngay sau khi ra mắt tập 1, bộ truyện Thần đồng đất Việt đã khiến giới báo chí Trung Quốc tỏ ra rất lo lắng. Trên hàng loạt những trang báo mạng Trung Quốc gần đây đăng tải thông tin về bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt của Việt Nam tập mới nhất mang tên Hoàng Sa và Trường Sa,trong đó có báo giật tít: “Việt Nam xuất bản truyện tranh về quần đảo Nam Hải để tuyên truyền chủ quyền đất nước”.

Nội dung các bài viết đề cập chi tiết đến thông tin tập truyện về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm 10 quyển và đã xuất bản ra mắt tập 1 tại TP.HCM. Đặc biệt công ty Phan Thị còn tặng 200 quyển cho trẻ em đang sinh sống tại hai quần đảo Trường Sa và dự kiến phát hành tập 2 Lãnh thổ An Nam vào tháng 12 năm nay.

Có báo thể hiện sự lo ngại: “Đây là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam đề cập đến lịch sử vùng biển và hải đảo. Việt Nam đã bắt đầu ý thức đến việc giáo dục trẻ em về chủ quyền đất nước ngay từ nhỏ.”

Song song với đó, giới báo chí Trung Quốc cũng vẫn cách nói cũ rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.

Sự xuất hiện của bộ truyện tranh gần như khiến giới báo chí Trung Quốc dậy sóng. Không chỉ báo mạng mà ngay cả các báo giấy, tạp chí như như Quân đội nhân dân Trung Quốc, Tân Hoa Xã, Trang Quân sự… cũng đưa tin khá nhiều về sự kiện và lần lượt giật các tít lớn như: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền đảo Tây Sa, Nam Sa, Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên biển Đông…”

Thần Đồng đất Việt là dự án truyện tranh dài hạn của Công ty Phan Thị, do NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành.






Bài Phong. Ảnh Petrotimes

Lucy Nguyễn

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.
Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh
Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.
anh 2
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Phan Thị) cùng tiến sĩ Nguyễn Nhã tại buổi họp báo công bố dự án truyện tranh
Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.
Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.
Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.
anh 3
“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.
Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.
Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.
Trung Quốc vội vã phản ứng
Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”
Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.
anh 1
Tập 1 Khẳng định chủ quyền hấp dẫn bởi hình vẽ vui nhộn, giọng văn tung tẩy
Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bàiViệt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.
Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.
 Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.
Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.
Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.
Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),
Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com,  forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com
Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
L.C. Ảnh Lucy Nguyễn 
0

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Sách giáo khoa Lịch Sử không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa (SGK) Lịch Sử dành cho học sinh ở Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.


Riêng sách Ngữ văn 12 có 6 trang giới thiệu tiểu sử và trích hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng.

--> 'Sách Lịch sử không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thiếu sót lớn' (VNE).

Phát hiện này dường như là bằng chứng cho thấy vị tướng huyền thoại đã có thời gian bị thất sủng, bất chấp các chiến công quân sự của ông.

Báo Thanh Niên cho biết ở SGK Lịch sử lớp 9, có nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng “không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

SGK Lịch sử lớp 12, cũng trong phần nói về Điện Biên Phủ, “không một lần” nhắc tên vị tướng.

Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) – nói: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng.”

“Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,” bà nói.

Cùng ngày 21/10, tờ PetroTimes cũng nói vị tướng lừng danh “không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông”.

Tờ này dẫn lời Phó giáo sư Lê Mậu Hãn cho rằng đây là “một sai lầm rất lớn”.

“Sách giáo khoa sẽ được đổi mới vào năm 2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa sai lầm,” ông nhận định.

Sử gia Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đồng tình rằng “việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử”.

Trong khi đó, một học sinh nói trên báo Thanh Niên: “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.” (?)

Nguồn: BBC, Thanh Niên, Vietnam Net.
0

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn


Nghị định 72 có hiệu lực từ ngày 01/9/2013 của Chính phủ Việt Nam hàm chứa nhiều điểm bất hợp lý và có thể tạo kẽ hở và điều kiện cho lạm dụng quyền lực, hạn chế các quyền tự do thông tin của người dân, theo bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, cựu Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kêu gọi nhà nước, các cơ quan lập pháp, tư pháp và lập pháp sớm xem xét lại bản nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành từ ngày 15/7.

Bà Phạm Chi Lan nói:
"Nghị định 72 gây ra nhiều bức xúc trong xã hội nhất là trong cộng đồng mạng ở chỗ đưa ra những quy định ví dụ như cấm các mạng đưa ra những thông tin có tính chất tổng hợp chung và chỉ được đưa đúng mục tiêu của mạng đó..."

Cựu cố vấn Thủ tướng Chính phủ cho rằng nghị định đã tạo ra một sự cấm đoán không cần thiết.

Bà nói: "Nếu với cách thức ngăn cấm như vậy, tôi cho là không phù hợp với yêu cầu thông tin của bạn đọc ngày nay, của người đọc ở khắp các nơi, nhất là với hoạt động của các trang mạng. Nó là một sự cấm đoán không cần thiết và không đúng.

"Nó không đúng với quyền thông tin của các trang mạng, cũng như quyền được thông tin của người dân, những người hay đọc trên mạng."

Cựu quan chức lãnh đạo VCCI đưa ra lời kêu gọi:
"Đối với Nghị định 72, tôi chỉ mong và hy vọng Chính phủ có thể nhìn nhận vấn đề sớm hơn và sửa nó để cho đừng gây ra những tác động không tốt với xã hội."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/09/130901_phamchilan_on_decree_72.shtml
0

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

01-9-2013: Nghị định 72 về quản lý Internet Việt Nam có hiệu lực

Một đạo luật mới cấm người dùng trực tuyến Việt Nam thảo luận về những vấn đề thời sự đã có hiệu lực.

Đạo luật này, được gọi là Nghị định 72, qui định các blog và các trang web xã hội không được sử dụng để chia sẻ các bài báo, mà chỉ cho phép đăng thông tin cá nhân.

Nghị định cũng yêu cầu các công ty internet nước ngoài đặt máy chủ cho chi nhánh ở Việt Nam của họ bên trong lãnh thổ Việt Nam.

Nó đã bị chỉ trích bởi các công ty internet và các nhóm nhân quyền, cũng như chính phủ Mỹ.

Việt Nam là một nhà nước Xã hội chủ nghĩa và chính quyền duy trì kiểm duyệt chặt chẽ trên các phương tiện truyền thông.

Hàng chục nhà hoạt động, bao gồm cả blogger, đã bị kết án về hoạt động chống nhà nước ở nước này trong năm nay.

Luật mới quy định rằng các trang web mạng xã hội như Twitter và Facebook chỉ được sử dụng "để cung cấp và trao đổi thông tin cá nhân".

Nó cũng cấm các ấn phẩm trực tuyến có nội dung "phản đối" chính phủ Việt Nam hoặc "tác hại an ninh quốc gia".

Tháng trước, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết họ đang "quan tâm sâu sắc các quy định của Nghị định", cho rằng "các qui định hạn chế quyền tự do cơ bản đã bị áp dụng trực tuyến".

Liên minh Internet Châu Á, một nhóm ngành công nghiệp đại diện cho các công ty như Google và Facebook, cho biết động thái này sẽ "bóp nghẹt sự đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam".

--> Nội dung Nghị định 72
CHÍNH PHỦ
Số: 72/2013/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013                          

NGHỊ ĐỊNH

Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

______________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông (cố định, di động, Internet), mạng máy tính (WAN, LAN).

2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối vi nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

3. Trạm trung chuyển Internet là một hệ thống thiết bị viễn thông được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập để cung cấp dịch vụ kết nối Internet.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.

6. Đim truy nhập Internet công cộng bao gồm:

a) Địa điểm mà đại lý Internet được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ;

b) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp là địa điểm mà đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet;

c) Điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet.

7. Người sử dụng Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.

8. Tài nguyên Internet là tập hợp tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm:

a) Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, các tên miền khác liên quan đến quyền lợi quốc gia Việt Nam; địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC);

b) Tên miền quốc tế, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

9. Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

10. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

11. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó.

12. Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.

13. Thông tin trên mạng là thông tin được lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lý thông qua mạng.

14. Thông tin công cộng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó.

15. Thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể.

16. Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

17. Dịch vụ nội dung thông tin là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng dịch vụ.

18. Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ.

19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin vmột hoặc nhiu lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

20. Hệ thống thông tin là tập hp các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động lưu trữ, xử lý, truyn đưa, chia sẻ, trao đổi, cung cp và sử dụng thông tin.

21. Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiu trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, s, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

22. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

23. An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

24. An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tchức, cá nhân.

Điều 4. Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng

1. Thúc đẩy việc sdụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.

3. Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.

5. Bảo đảm chỉ những thông tin hp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.

6. Khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổi sang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi tắt là công nghệ IPv6).

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 5. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của t chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tchức, cá nhân.

2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.

3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.

5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điu khin hệ thng thông tin, tạo lập công cụ tn công trên Internet.

Chương II

QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET,

 TÀI NGUYÊN INTERNET

Mục 1

DỊCH VỤ INTERNET

Điều 6. Cấp phép cung cấp dịch vụ Internet

1. Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ Internet khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ Internet.

2. Việc cấp phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi và cấp lại giấy phép cung cp dịch vụ Internet thực hiện theo các quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 38, Điều 39 Luật viễn thông và Điều 18, Điều 23, Điều 24, Điều 28 Nghị định s25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật viễn thông.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet

Ngoài các quyn và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có các nghĩa vụ sau đây:

1. Gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) trước khi chính thức cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

2. Đăng ký hợp đồng đại lý Internet mẫu, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet mẫu với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp.

Điều 8. Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lý Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh đại lý Internet;

b) Ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;

c) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.

2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet. Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng trong phạm vi các địa đim này:

a) Không phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu không thu cước;

b) Phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu có thu cước.

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lý Internet có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thiết lập hệ thống thiết bị đu cuối tại địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ tại địa điểm đó;

b) Treo biển “Đại lý Internet” kèm theo số đăng ký kinh doanh đại lý Internet;

c) Niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet ở nơi mọi người dễ nhận biết bao gồm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet;

đ) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Điều 36 Nghị định này;

e) Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

g) Được yêu cầu doanh nghiệp ký hp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp Internet đó;

h) Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet do cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tổ chức trên địa bàn;

i) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” kèm tên doanh nghiệp và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều này.

3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có thu cước có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, d, e, g, h, i Khoản 1 Điều này.

4. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet không thu cước có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, e, h, i Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet

Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông, người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.

3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưi bất kỳ hình thức nào.

4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.

Điều 11. Kết nối Internet

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được kết nối trực tiếp đi quốc tế, kết nối trực tiếp với nhau và kết nối với các trạm trung chuyển Internet.

2. Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là trạm trung chuyển Internet thuộc Trung tâm Internet Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập để hỗ trợ:

a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động của toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế;

b) Hình thành mạng thử nghiệm công nghệ IPv6 quốc gia;

c) Tham gia kết nối với trạm trung chuyển Internet của khu vực và quốc tế;

d) Kết nối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo nguyên tắc phi lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành dịch vụ.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể về hoạt động của VNIX;

b) Ban hành cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với nhau, với VNIX và các trạm trung chuyển Internet khác.

Mục 2

TÀI NGUYÊN INTERNET

Điều 12. Đăng ký tên miền

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế mà tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế.

3. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện thông qua nhà đăng ký tên miền “.vn”.

4. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử;

b) Đăng ký trước được quyền sử dụng trước, trừ các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của pháp luật;

c) Tuân thủ các quy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo Điều 68 Luật công nghệ thông tin;

d) Tuân thủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền theo quy định của Luật Viễn thông.

5. Tên miền do tổ chức, cá nhân đăng ký phải bảo đảm không có cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.

6. Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; tổ chức, cá nhân khác không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký, thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

Điều 13. Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”

1. Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là hệ thống kỹ thuật nhằm bảo đảm hoạt động cho tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” trên Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) thiết lập, quản lý và vận hành hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm phối hp, kết ni, định tuyến để bảo đảm hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hoạt động an toàn, ổn định.

Điều 14. Nhà đăng ký tên miền “.vn”

1. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.

2. Nhà đăng ký tên miền “.vn” được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc tổ chức ở nước ngoài ký hợp đồng với nhà đăng ký tên miền chính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN);

b) Đăng ký kinh doanh dịch vụ đăng ký tên miền;

c) Có đủ năng lực về nhân sự, kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động để triển khai cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền;

d) Ký hợp đồng với Trung tâm Internet Việt Nam để trở thành nhà đăng ký tên miền “.vn”.

3. Nhà đăng ký tên miền “.vn” có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, duy trì tên miền theo quy định của pháp luật;

b) Lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Thiết lập hệ thống máy chủ tên miền (DNS), hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các tên miền và dữ liệu tên miền của tổ chức, cá nhân;

d) Được hướng dẫn, cung cấp thông tin về việc đăng ký tên miền và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Từ chối cung cấp dịch vụ khi tổ chức, cá nhân không đáp ứng quy định về đăng ký tên miền;

e) Tạm ngừng hoạt động, thu hồi tên miền theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g) Nhà đăng ký tên miền “.vn” ở trong nước phải sử dụng máy chủ tên miền chính (Primary DNS) dùng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" khi cung cấp dịch vụ;

h) Xây dựng và công bố công khai các biểu mẫu, quy trình, thủ tục đăng ký tên miền theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

i) Báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Điều 15. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam

1. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam.

2. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam;

b) Đăng ký kinh doanh dịch vụ đăng ký tên miền;

c) Có hợp đồng ký với Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) hoặc nhà đăng ký tên miền chính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

3. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quản lý thông tin về tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế tại đơn vị mình bao gồm tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử đi vi tổ chức; họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tđối với cá nhân;

b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền quốc tế thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định;

d) Cung cấp thông tin và phối hp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý vụ việc liên quan tới tên miền quốc tế mà mình quản lý.

Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền

1. Tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua thương lượng, hòa giải;

b) Thông qua trọng tài;

c) Khởi kiện tại Tòa án.

2. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn:

a) Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hp pháp;

b) Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;

c) Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc ging đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính;

d) Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên min tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

e) Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hp pháp của nguyên đơn.

3. Bị đơn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:

a) Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp;

b) Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ;

c) Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;

d) Có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.

4. Cơ quan quản lý tên miền “.vn” xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòa giải thành của các bên có tranh chp hoặc theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 17. Phân bổ, cấp, thu hồi địa chỉ Internet và số hiệu mạng

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc đăng ký địa chỉ Internet và số hiệu mạng với các tổ chức quốc tế; phân bổ địa chỉ Internet, số hiệu mạng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và các thành viên địa chỉ Internet khác ở Việt Nam.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được quyền cấp các địa chỉ Internet mà mình được phân bổ cho các thuê bao Internet của doanh nghiệp.

3. Tổ chức, doanh nghiệp nhận địa chỉ Internet, số hiệu mạng trực tiếp từ các tổ chức quốc tế phải báo cáo và tuân thủ các quy định có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký, phân bổ, cấp, thu hồi địa chỉ Internet và số hiệu mạng.

Điều 18. Thúc đẩy ng dụng công nghệ IPv6

1. Công nghệ IPv6 thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu các thiết bị, phần mềm và hoạt động ứng dụng công nghệ IPv6 khác được hưởng các mức ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật công nghệ cao.

2. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đầu tư phát triển hệ thống mạng sử dụng công nghệ IPv6.

3. Cơ quan nhà nước khi đầu tư, mua sắm các thiết bị mới có kết nối Internet phải bảo đảm các thiết bị này có hỗ trợ công nghệ IPv6 theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ và lộ trình bảo đảm tất cả thiết bị, phần mềm viễn thông và công nghệ thông tin kết nối Internet được sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng công nghệ IPv6, hướng tới ngừng hoàn toàn việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị, phần mềm không hỗ trợ công nghệ IPv6.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc đưa nội dung về công nghệ IPv6 vào chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký và sdụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đăng ký, bao gồm tính chính xác, trung thực của thông tin và bảo đảm không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tên miền của mình theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quc tế phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 23 Luật công nghệ thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục thông báo sử dụng tên miền quốc tế.

3. Tổ chức sử dụng địa chỉ Internet và số hiệu mạng phải thực hiện định tuyến và sử dụng địa chỉ Internet, số hiệu mạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet phải cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.

5. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet phải nộp lệ phí đăng ký và phí duy trì tài nguyên Internet theo quy định.

Chương III

QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tchức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hp.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Điều 21. Nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

1. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức báo điện tử, xuất bản điện tử và quảng cáo trên mạng phải tuân theo các quy đnh của pháp luật về báo chí, xuất bản và quảng cáo.

2. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp phải tuân theo quy định tại Mục 2 Chương III và các quy định có liên quan tại Nghị định này.

3. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động phải tuân theo quy định tại Mục 3 Chương III và các quy định có liên quan tại Nghị định này.

4. Việc quản lý, cung cấp, sử dụng nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.

5. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc phát tán trên mạng.

6. Thông tin riêng của tchức, cá nhân được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật. Việc kiểm soát thông tin riêng trên mạng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng không được tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng đồng ý cung cấp thông tin;

b) Các tổ chức, doanh nghiệp có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc cung cấp thông tin cá nhân để phục vụ cho việc tính cước, lập hóa đơn, chứng từ và ngăn chặn hành vi trn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hp đng;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. Tchức, cá nhân khi lưu trữ, truyền đưa trên mạng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên gii

1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

MỤC 2

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, MẠNG XÃ HỘI

Điều 23. Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí.

2. Trang thông tin điện tử ng dụng chuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này.

3. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này.

4. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

5. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;

b) Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hp, mạng xã hội;

d) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hp với quy mô hoạt động;

đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

6. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.

8. Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

9. Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hp cho tchức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều này.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

11. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tng hợp, cấp phép thiết lập mạng xã hội.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chc, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp thông tin tổng hợp cho công cộng theo quy định của pháp luật;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

3. Xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng;

4. Kiểm tra, giám sát, loại bỏ những thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này ngay khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

5. Thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin;

6. Lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu trong 90 ngày kể từ thời điểm thông tin được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;

7. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chc, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;

2. Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

3. Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

4. Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;

5. Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy đnh tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu;

7. Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

8. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

9. Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;

10. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Mục 3

CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

Điều 27. Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

1. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động sau khi đã đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động:

a) Là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng;

b) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; việc kết nối tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng với doanh nghiệp viễn thông di động và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.

Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật và thuê đường truyền dẫn viễn thông để kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

3. Được phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet theo quy hoạch và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;

4. Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật có liên quan;

5. Ban hành quy trình, quy chế, thủ tục cung cấp và sử dụng dịch vụ và giải quyết khiếu nại trên cơ sở tuân thủ quy định về quản lý, lưu trữ, truyền đưa thông tin số của Luật công nghệ thông tin và quy định của pháp luật về chống thư rác;

6. Cung cấp dịch vụ theo đúng chất lượng, giá cước dịch vụ đã công bố vi người sử dụng dịch vụ;

7. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông di động

Doanh nghiệp viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện hợp tác kinh doanh với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo nguyên tắc sau đây:

a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;

b) Sdụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;

c) Bảo đảm hoạt động an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;

d) Bảo đảm quyền, lợi ích hp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Cung cấp kết nối cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động tại bất kỳ điểm nào khả thi về mặt kỹ thuật trên mạng viễn thông và thực hiện kết nối kịp thời, hp lý, công khai, minh bạch;

e) Không phân biệt đối xử về kết nối, giá cước, thanh toán, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

2. Từ chối kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp không đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định này;

3. Tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với t chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động vi phạm quy định về việc cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thm quyền;

4. Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động để giải quyết khiếu nại, tranh chấp về giá cước, chất lượng dịch vụ cho người sử dụng;

5. Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

Người sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được sử dụng các dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;

2. Tuân thủ quy định sử dụng dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động và dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật;

3. Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc quyết định sử dụng dịch vụ của mình;

4. Có quyền khiếu nại, tố cáo khi nội dung dịch vụ nhận được không đúng với nội dung dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp cung cp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động đã công b, thỏa thuận.

Chương IV

TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG

Điều 31. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng

1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:

a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:

- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);

- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);

- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);

- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).

b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.

2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.

Điều 32. Cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi G1

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;

c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

2. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm.

3. Doanh nghiệp được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;

b) Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

- Không có hình ảnh, âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động bạo lực, thú tính; dung tục, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử;

- Không có hình ảnh, âm thanh miêu tả hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố; hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;

- Các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục cấp, sửa đi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và phí thm định nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.

Điều 33. Đăng ký cung cấp dch vụ trò chơi G2, G3, G4

1. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet;

c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động;

d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký và thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện t.

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

3. Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

a) Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;

b) Quy tắc của từng trò chơi điện tử;

c) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;

d) Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.

4. Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:

a) Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thchất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;

b) Đối với trò chơi G1 thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

5. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;

6. Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);

7. Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tcung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bn với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;

8. Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

9. Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối vi trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;

10. Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

12. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 35. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điu kiện sau đây:

a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện t công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên;

c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, sđiện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh;

d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;

đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;

e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;

g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế của địa phương giao Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điu kiện hoạt động đim cung cp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Chủ đim cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;

2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;

3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 37 Nghị định này;

4. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn);

5. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;

7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;

8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;

9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;

10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người chơi

Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp luật;

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;

3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hp với độ tuổi của mình;

4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;

6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Chương V

BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN VÀ AN NINH THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 38. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trong phạm vi hệ thống thông tin của mình; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng.

2. Hoạt động bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả trên cơ sở bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin và quy định pháp luật về chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet.

Điều 39. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin

1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin;

c) Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin;

đ) Chỉ đạo việc phối hp hoạt động của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp;

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng btrí mặt bằng, cng kết nối và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;

g) Quy định việc đăng ký, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người đưa thông tin công cộng lên mạng xã hội, người chơi trò chơi G1 và người sử dụng các dịch vụ khác trên Internet; việc xác thực thông tin cá nhân đó với cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân của Bộ Công an.

2. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh thông tin;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động bảo đảm an ninh thông tin;

c) Hợp tác quốc tế về an ninh thông tin;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an ninh thông tin;

đ) Tổ chức, chỉ đạo, hưng dẫn thực hiện việc thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác;

e) Tổ chức thực hiện việc xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu điện t về chứng minh nhân dân để kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng nhằm xác thực thông tin cá nhân phục vụ cho việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và thông tin trên mạng.

3. Ban Cơ yếu Chính phủ - Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Chủ trì xây dựng và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu trong việc bảo đảm an toàn thông tin;

b) Chủ trì thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng mật mã bảo đảm an toàn thông tin;

c) Tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá và chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy các sản phẩm sử dụng mật mã bảo đảm an toàn thông tin.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về Internet cho học sinh, sinh viên; hướng dẫn, tạo điều kiện, định hướng học sinh, sinh viên sử dụng Internet vào các hoạt động có ích, thiết thực trong học tập, cuộc sống của bản thân và gia đình;

b) Triển khai các biện pháp cảnh báo, giám sát học sinh, sinh viên để tránh khỏi các tác động tiêu cực của nội dung thông tin, ứng dụng có hại trên Internet;

c) Tổ chức đào tạo về an toàn thông tin trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên tránh khỏi những nội dung thông tin, ứng dụng có hại trên Internet.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin tại địa phương.

Điều 40. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin

1. Chứng nhận sự phù hợp của hệ thống thông tin với quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin (chứng nhận hợp quy) là việc xác nhận hệ thng thông tin phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, tiêu chuẩn về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng.

2. Công bố sự phù hợp của hệ thống thông tin với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin (công bố hợp quy) là việc tổ chức, doanh nghiệp công bố về sự phù hợp của hệ thng thông tin với tiêu chun, quy chun kỹ thuật v an toàn thông tin.

3. Tổ chức, doanh nghiệp sở hữu hệ thống thông tin phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Tchức chứng nhận hp quy về an toàn thông tin là đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật được Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận hoặc chỉ định để thực hiện công tác chứng nhận hp quy.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hp quy về an toàn thông tin; ban hành danh mục các hệ thống thông tin bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hp quy; chỉ định, thừa nhận tổ chức chứng nhận hợp quy.

Điều 41. Cung cấp dịch v an toàn thông tin

1. Dịch vụ an toàn thông tin là dịch vụ bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin cho tổ chức, cá nhân bao gồm dịch vụ tư vấn, kiểm tra, đánh giá, giám sát hệ thống thông tin và các dịch vụ khác có liên quan.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể việc cung cấp dịch vụ an toàn thông tin.

Điều 42. Phân định cấp độ hệ thống thông tin

1. Phân định cấp độ hệ thống thông tin là việc đánh giá, xác định mức độ quan trọng của hệ thống thông tin đó đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước nhằm đưa ra các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin phù hợp.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phi hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định về phân định cấp độ hệ thống thông tin, danh mục các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia, yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.

Điều 43. Ứng cu sự cố mạng

1. Ứng cứu sự cố mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin trên mạng.

2. Ứng cứu sự cố mạng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả;

b) Tuân thủ quy định điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, quốc tế.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các t chức quản lý, khai thác các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia có trách nhiệm thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố mạng (CERT) để chủ động trin khai hoạt động trong phạm vi đơn vị mình và phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).

4. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và tổ chức thực hiện quy định điu phi ứng cứu sự cmạng.

Điều 44. Nghĩa vụ của tổ chc, doanh nghiệp đối với việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin

Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin công cộng trên mạng, doanh nghiệp cung cp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ sau đây:

1. Triển khai các hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

2. Hướng dẫn các đại lý Internet, điểm truy nhập Internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng của doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

3. Bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.

4. Ban hành và thực hiện quy chế hoạt động nội bộ; quy trình vận hành, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ và quy chế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an trong việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.

2. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 giữa Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vquản lý đại lý Internet và Thông tư liên tịch s 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 giữa Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính, Vin thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến (online games).

Điều 46. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương và các tchức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
 
 
Nguyễn Tấn Dũng


0