Nội dung các bài viết đề cập chi tiết đến thông tin tập truyện về chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm 10 quyển và đã xuất bản ra mắt tập 1 tại TP.HCM. Đặc biệt công ty Phan Thị còn tặng 200 quyển cho trẻ em đang sinh sống tại hai quần đảo Trường Sa và dự kiến phát hành tập 2 Lãnh thổ An Nam vào tháng 12 năm nay.
Có báo thể hiện sự lo ngại: “Đây là bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam đề cập đến lịch sử vùng biển và hải đảo. Việt Nam đã bắt đầu ý thức đến việc giáo dục trẻ em về chủ quyền đất nước ngay từ nhỏ.”
Song song với đó, giới báo chí Trung Quốc cũng vẫn cách nói cũ rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.
Sự xuất hiện của bộ truyện tranh gần như khiến giới báo chí Trung Quốc dậy sóng. Không chỉ báo mạng mà ngay cả các báo giấy, tạp chí như như Quân đội nhân dân Trung Quốc, Tân Hoa Xã, Trang Quân sự… cũng đưa tin khá nhiều về sự kiện và lần lượt giật các tít lớn như: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền đảo Tây Sa, Nam Sa, Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên khẳng định chủ quyền trên biển Đông…”
Thần Đồng đất Việt là dự án truyện tranh dài hạn của Công ty Phan Thị, do NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành.
Bài Phong. Ảnh Petrotimes
Lucy Nguyễn
Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt
Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.
Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh
Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.
Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.
Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.
Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.
Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.
Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.
Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.
Trung Quốc vội vã phản ứng
Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”
Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.
Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bàiViệt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.
Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.
Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.
Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.
Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.
Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),
Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com, forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com…
Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
L.C. Ảnh Lucy Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét