Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến hoạt động quân sự toàn cầu?

(11/04/2020)- Đối với nhiều quốc gia, quân đội là công cụ đắc lực trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và đối phó với các cuộc khủng hoảng trên diện rộng. Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu COVID-19 đã cản trở các hoạt động quân sự cũng như những dự án phát triển năng lực quân sự tiên tiến.


Trong lúc đại dịch COVID-19 đang lan rộng, các nước trên thế giới không chỉ đối phó với vấn đề sức khỏe cộng đồng và suy thoái kinh tế mà còn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến lực lượng quân sự của mình. Cho dù quân đội không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì các biện pháp cách ly hiện đang được áp dụng vẫn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các hoạt động quân sự. Có thể thấy quân đội ở các nước như Mỹ bị điều động ra chiến tuyến chống dịch COVID-19 ngày càng nhiều. Hậu quả đương nhiên là lực lượng này sẽ bộc lộ nhiều hạn chế về kỹ năng chiến đấu khi phải đối mặt với các lực lượng thù địch ở nước ngoài. Thậm chí những hạn chế này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực quân sự trong dài hạn.

Hạn chế tác chiến

Yêu cầu cách ly quân nhân và có thể là cả gia đình họ tại các căn cứ quân sự nhằm kiểm soát virus sẽ ảnh hưởng nhiều tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Điều này có thể thấy rõ trước tiên ở Hàn Quốc, nơi tình trạng lây nhiễm đã xảy ra ở một căn cứ của quân đội Mỹ. Cho dù dịch bệnh không lây lan trong lực lượng quân sự của một nước, thì chính các biện pháp giãn cách xã hội hay cách ly phòng ngừa cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động quân sự mà thường được tiến hành với sự tham gia của đông đảo quân nhân và thông qua hình thức giao tiếp trực tiếp. Tình trạng quân đội bị ảnh hưởng như vậy đã xảy ra ở Iraq, nơi mà Mỹ mới đây phải giảm bớt quân số đóng tại các căn cứ nhằm hạn chế sự lây nhiễm của dịch COVID-19 trong quân đội và cũng là nơi mà quân đội Anh và Hà Lan phải tạm ngừng các hoạt động huấn luyện với lực lượng quân sự Iraq vì những lý do tương tự. Quân đội Mỹ gần đây cũng phải hạn chế tham gia tập trận với châu Âu, vốn là hoạt động quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Âu trong vòng 25 năm trở lại đây.

Bên cạnh việc thực thi quy định cách ly, việc tham gia chống dịch cũng có nguy cơ khiến dịch COVID-19 bùng phát ngay trong lực lượng quân sự với những hệ quả hết sức phức tạp. Nếu dịch bùng phát trong quân đội thì không chỉ khả năng chủ động tác chiến bị tê liệt, mà ngay cả khả năng tiếp tục hỗ trợ chống dịch của các đơn vị nhiễm bệnh cũng sẽ bị hạn chế. Sự bùng phát dịch trên quy mô lớn cũng có thể dẫn tới yêu cầu phải có sự can thiệp y tế mà một số địa phương không thể đáp ứng – điều này đặc biệt khó khăn đối với những đơn vị được điều đến hỗ trợ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Khi chính các quân nhân bị nhiễm bệnh và cần có người chăm sóc, điều trị, thì việc đảm bảo an ninh cho các đơn vị này sẽ trở nên bất khả thi hoặc chỉ khả thi ở mức độ hạn chế. Mặc dù các quân nhân ít có nguy cơ bị ốm và nhiễm bệnh bởi họ còn trẻ và được rèn luyện thể chất ở mức độ cao, nhưng khả năng có những ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng trong quân đội là điều hoàn toàn có thể xảy ra và cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ.

Đối với một số hoạt động quân sự đặc thù như trong lực lượng hải quân, nỗ lực cách ly có thể dễ dàng hơn. Ví dụ, Italy có thể nhanh chóng cách ly 2 tàu hải quân của họ ngay sau khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu lan rộng. Chính Hải quân Mỹ mới đây cũng áp dụng biện pháp hạn chế cập cảng, đồng thời tự cách ly 14 ngày trước trước khi cập cảng. Với biện pháp tránh cập cảng nhiều lần và tự cách ly trên biển, nguy cơ hải quân nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài đã giảm đáng kể nhưng không hoàn toàn biến mất.

Tuy nhiên, nếu có ca nhiễm ngay trên tàu hải quân thì dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh như đã thấy trong trường hợp các tàu du lịch bị nhiễm virus trong thời gian vừa qua. Các trang thiết bị y tế trên tàu có thể không đủ để điều trị số bệnh nhân cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp. Việc thiếu trang thiết bị y tế cũng là một thách thức trong vấn đề phối hợp xin trợ giúp từ bên ngoài hoặc sơ tán bệnh nhân. Việc đổi quân trên tàu cũng không đơn giản và chỉ có thể thực hiện sau khi đã tiến hành khử trùng diệt khuẩn, mà điều này lại khó khả thi trên biển, đặc biệt là đối với các tàu ngầm hạt nhân (những tàu này dù hoạt động tương đối biệt lập nhưng không thể được coi là hoàn toàn miễn nhiễm với các dịch bệnh bùng phát). Các tàu một khi đã nhiễm dịch thì không thể vận hành bình thường. Do đó, khả năng tác chiến của hải quân trong một số trường hợp sẽ bị hạn chế đáng kể.

Tình trạng mất khả năng tác chiến như vậy cũng có thể xảy ra ở các đơn vị quân sự đặc chủng. Ngoài các đơn vị quân y, các đơn vị phi công chiến đấu, đặc nhiệm, kỹ thuật quân sự và cả các công ty thuộc quân đội cũng không miễn nhiễm trước dịch bệnh và cùng phải bị cách ly nếu cần. Tuy nhiên, việc các đơn vị này mất khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ đương nhiên sẽ tác động trực tiếp đến quân đội Mỹ và đồng minh, nhất là trong thời gian ngắn hạn trước mắt. Những lực lượng này có vai trò thiết yếu không chỉ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ hiện đang dẫn dắt mà còn trong việc giải quyết chiến sự ở nhiều điểm nóng trên thế giới như Triều Tiên, Iran, Syria và các khu vực gần biên giới Nga.

Đại dịch COVID-19 hiện đang lây lan ra toàn cầu theo từng khu vực, bắt đầu là các nước gần Trung Quốc (tâm dịch ban đầu) nhất. Triều Tiên đã bắt đầu tập trận trở lại vào tháng 3, sau hai tháng án binh bất động vì phải đối phó với nguy cơ nhiễm bệnh. Trong khi đó, Mỹ giờ đây mới bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa trên diện rộng (yêu cầu người dân ở nhà). Sự khác biệt về múi giờ và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh (Trung Quốc đã vượt qua được đỉnh dịch trong khi Mỹ sắp phải đối phó với đỉnh dịch) có thể mở ra cơ hội cho một số nước nổi lên ở khu vực. Nếu khả năng tác chiến quân sự của Mỹ bị hạn chế đáng kể, cho dù chỉ ở một lĩnh vực nhất định, thì những toan tính của các nhà lãnh đạo cũng sẽ khó có thể được thực hiện một cách hoàn hảo vì thiếu nguồn lực để thực thi hoặc vì những hậu quả khó lường xảy ra do quân đội bị nhiễm bệnh trên quy mô lớn.

Những rủi ro ngoài chiến tranh

Tuy nhiên, những tác động tiềm tàng của đại dịch COVID-19 sẽ không chỉ giới hạn ở các đơn vị quân sự đang hoạt động. Ở những nước hiện phải tăng cường khả năng ứng phó nhanh trước sự lây lan của dịch bệnh cũng như hậu quả của nó, lực lượng quân sự được huy động để hỗ trợ giải quyết khủng hoảng và thực thi các biện pháp cách ly ngày càng đông.

Chẳng hạn, các nước Ý, Đức và Pháp đã bắt đầu huy động lực lượng quân sự vào việc xây dựng các bệnh viện dã chiến, vận chuyển người nhiễm bệnh và thực hiện nhiều công tác chống dịch khác. Và khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn, các đơn vị chủ lực sẽ không còn sức để thực thi nhiệm vụ quốc phòng và các nhiệm vụ khác. Tuy vậy, điều này không hẳn sẽ làm thay đổi cán cân quân sự giữa các nước bởi tình hình dịch COVID-19 hiện tại cũng chưa tới mức phá hủy sức mạnh quân sự của bất kỳ nước nào. Ví dụ, Nga hiện đã phải ngừng tập trận ở các vùng biên giới vì e ngại quân lính sẽ nhiễm virus, cho dù số ca nhiễm virus ở Nga hiện vẫn ít hơn nhiều so với các nước NATO khác.

Ngoài việc khả năng sẵn sàng chiến đấu và duy trì cán cân sức mạnh với các nước khác của quân đội Mỹ có thể bị ảnh hưởng, các chiến dịch chống khủng bố cũng có nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng. Do đặc thù công việc, các lực lượng quân sự này sẽ không phải gánh thêm những nhiệm vụ và trách nhiệm khác trong thời gian tập trung dập dịch. Khi quân đội buộc phải hủy tập trận hoặc huấn luyện do được huy động vào việc dập dịch, khả năng họ được điều sang hỗ trợ các lĩnh vực khác hầu như là không có. Cho dù năng lực quân sự của họ không phải là vấn đề đáng lo ngại, thì việc điều chuyển một lực lượng quân sự ra nước ngoài và đưa một lực lượng quân sự khác về nước sẽ có nguy cơ đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng Ebola ở châu Phi giai đoạn 2014-2016 là một ví dụ điển hình. Ở thời điểm đó, người ta không thể điều chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ra vào vùng dịch bởi lo ngại dịch bệnh sẽ lây lan.

Hậu quả lâu dài

Hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành quốc phòng và ngân sách quốc phòng trong dài hạn, kể cả sau khi dịch kết thúc. Đặc biệt, lực lượng phòng không cho dù không liên quan chặt chẽ tới ngành hàng không dân dụng cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do những thiệt hại nói chung của ngành hàng không thế giới gây nên. Nhiều lĩnh vực khác trong ngành quốc phòng cũng sẽ bị ảnh hưởng do quy định giãn cách xã hội cản trở việc đi lại, hợp tác và thử nghiệm những tính năng mới trong ngành. Chính điều này sẽ khiến nhiều dự án đang được thực hiện bị dừng lại giữa chừng hoặc bị chậm so với kế hoạch đã định. Ví dụ, Không quân Mỹ đã phải dời lịch thử nghiệm Hệ thống quản lý tác chiến tiên tiến của họ từ tháng 4 sang tháng 6 năm nay do dịch COVID-19.

Các nhà máy đóng tàu hải quân ở các nước như Ý và Canada cũng bị đóng cửa tạm thời, và như vậy sẽ chậm giao hàng theo đơn đặt cũng như không thể hoàn thành các đơn hàng bảo dưỡng tàu trong thời gian đại dịch diễn ra.

Những rủi ro về tài chính do các hoạt động trên tạm thời bị gián đoạn sẽ còn lớn hơn ở các nền kinh tế phải tập trung nguồn lực để khống chế dịch bệnh và do đó không thể chi nhiều cho công tác quốc phòng. Đương nhiên điều này không có nghĩa là ngân sách quốc phòng sẽ ít đi bởi mỗi nước có mức độ ưu tiên riêng cho từng lĩnh vực, nhưng không thể loại trừ khả năng kịch bản này xảy ra.

Ngân sách bị hạn chế cũng sẽ dẫn tới việc các nước buộc phải dịch chuyển các nguồn lực của mình và thúc đẩy các kế hoạch giảm bớt hoặc rút toàn bộ lực lượng quân sự đang đồn trú ở nước ngoài về nước.

Xét tới những ảnh hưởng dài hạn đối với việc phát triển năng lực quân sự (chẳng hạn như khi ngân sách dành cho quốc phòng giảm hay các dự án phát triển quân sự bị tạm dừng) và việc các đơn vị bị tạm ngừng hoạt động, có thể nói những đại dịch như COVID-19 đủ khả năng gây rủi ro cho tất cả các hoạt động trên toàn thế giới, thậm chí có thể khiến một số lực lượng quân sự bị tê liệt hoàn toàn.

Do đặc thù công việc là thực thi các chính sách an ninh trong và ngoài nước cũng như trực tiếp hỗ trợ các hoạt động nhân đạo nên lực lượng quân sự chính là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
0

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Bắc Kinh đẩy nhanh năng lực điều binh khẩn cấp khắp Biển Đông

Đó là lo ngại được đặt ra đối với việc Trung Quốc vừa công bố sắp thử nghiệm trên biển dòng máy bay đổ bộ AG600.


Thủy phi cơ AG600 sắp được bay thử nghiệm trên biển

Vừa “thoát” dịch bệnh, tăng tốc hoàn thiện máy bay đổ bộ

Tối 8.4, trang tin ECNS, của China News Service - hãng thông tấn lớn thứ hai của Trung Quốc, dẫn nguồn từ Đài truyền hình trung ương nước này (CCTV) đưa tin Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) đang điều động nhân sự tại một cơ sở ở Kinh Môn (tỉnh Hồ Bắc) để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện máy bay đổ bộ AG600.

Chương trình làm việc được thúc đẩy ngay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hồ Bắc được kiểm soát. Nhờ đó, theo truyền thông Trung Quốc, thủy phi cơ đổ bộ AG600 đã có bước tiến mới. CCTV dẫn lời người đứng đầu căn cứ của AVIC ở Chu Hải cho hay máy bay AG600 đã sẵn sàng thử nghiệm bay huấn luyện trên biển.

Bay thử nghiệm lần đầu trên đất liền vào năm 2017 và bay thử nghiệm lần đầu ở một hồ chứa nước vào năm 2018, AG600 được Bắc Kinh kỳ vọng hoàn thành bay thử nghiệm trên biển trong năm nay. Lâu nay, việc bay thử nghiệm trên biển thường có nhiều thách thức hơn trên đất liền, nhất là việc cất và hạ cánh của thủy phi cơ do mặt biển thường có nhiều biến động.

Theo kế hoạch, chiếc AG600 đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2022.

Lý giải động cơ của Trung Quốc

Trả lời Thanh Niên ngày 9.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: “Đến nay, hầu hết các quốc gia đã kết thúc các chương trình phát triển thủy phi cơ đổ bộ. Các nước còn theo đuổi phương tiện này chỉ gồm Nhật Bản, Nga và Canada”.

“Thế thì tại sao giờ đây Trung Quốc cũng muốn phát triển thủy phi cơ đổ bộ?”, TS Nagao đặt vấn đề và giải đáp: “Thủy phi cơ đổ bộ là loại khí tài đáp ứng chiến lược của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific)”.


Tàu đổ bộ Type-075 của Trung Quốc

Cụ thể, trong quá khứ thời Thế chiến 2, loại máy bay này có vai trò rất hữu dụng lúc Mỹ khai thác ở Indo - Pacific khi có thể cất và hạ cánh phần lớn địa điểm ở vùng biển rộng lớn, để đáp ứng nhiều nhiệm vụ như chiến đấu chống tàu ngầm, chống tàu chiến nổi, vận tải, tuần tra… Thủy phi cơ cũng cho phép cất và hạ cánh dễ dàng trên biển để có thể kiểm soát các đảo, bãi đá nhỏ.

“Chính vì thế, Trung Quốc phát triển thủy phi cơ AG600 nhằm phát triển khả năng tiếp cận nhanh các đảo nhỏ, bãi đá...”, TS Nagao nhận định. Và thực tế thì đây cũng chính là đặc điểm của Biển Đông mà Trung Quốc đang nuôi tham vọng bá quyền.

Lý giải trên là phù hợp khi chính trang tin ECNS cũng cho rằng AG600 có thể hoạt động trong nhiều điều kiện, đặc biệt là khả năng chở theo 30 binh sĩ, vũ khí để đổ bộ khẩn cấp trên biển.

Với tầm bay hơn 4.000 km cùng tốc độ hành trình khoảng 500 km/giờ, AG600 khi đồn trú ở đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) của Việt Nam, mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, có thể nhanh chóng vươn đến mọi khu vực ở Biển Đông. Vì thế, theo ECNS, với việc biên chế AG600, Bắc Kinh có thể sử dụng phương tiện này để sẵn sàng tiếp viện cả binh sĩ lẫn vũ khí đến Biển Đông khi cần thiết.

Hiện Trung Quốc có đường băng ở 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập, mà nước này đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều bãi đá khác thì Bắc Kinh đã xây dựng hạ tầng, nhưng khó có thể thiết lập đường băng, nên AG600 chính là giải pháp để kết nối đến các bãi đá này.

Phân tích sâu hơn trong tổng thể chiến lược, TS Nagao chỉ ra rằng Bắc Kinh có thể phát triển một năng lực đổ bộ bao gồm nhiều phương tiện khi kết hợp AG600 với các loại tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng Type-075 và tàu vận tải đổ bộ Type-071.

Mới đây, đầu tháng 4, truyền thông Trung Quốc rộ tin vừa hạ thủy chiếc tàu đổ bộ Type-075 thứ hai. Đây là tàu đổ bộ có độ choán nước toàn tải xấp xỉ 40.000 tấn, dài khoảng 237 m và có thể mang theo 30 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 và Z-9.

Trong tương lai, Bắc Kinh đang kỳ vọng phát triển máy bay tiêm kích cất cánh đường băng ngắn hạ cánh thẳng đứng để trang bị cho lớp tàu Type-075 nhằm biến loại tàu này thành tàu sân bay như cách Mỹ đang thực hiện với tàu đổ bộ lớp America, lớp Wasp.

Bên cạnh đó, tàu Type-071 vừa có thể chở vũ khí, bao gồm cả tàu đổ bộ đệm khí, mang theo gần 1.000 lính cũng đóng vai trò đổ bộ quan trọng. Chính vì thế, khi kết hợp thủy phi cơ AG600 với các loại tàu đổ bộ Type-075 và Type-071 thì Trung Quốc có thể hình thành năng lực tác chiến đổ bộ cả đường không lẫn đường biển.

Ngoài ra, việc sở hữu AG600 còn được cho là nhằm đóng vai trò hậu cần đối với hoạt động của tàu sân bay, đặc biệt đối với công tác giải cứu phi công gặp nạn. Nếu phi công gặp nạn, AG600 có thể bay nhanh hơn so với máy bay trực thăng để đến địa điểm cần giải cứu.

Siêu thủy phi cơ đổ bộ của Nhật

Trong khi Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện AG600, Nhật đã sở hữu dòng thủy phi cơ đổ bộ hiện đại ShinMaywa US-2. Theo một số báo cáo thì nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, hay Ấn Độ đều đang tỏ ý muốn đặt mua US-2 từ Nhật, bởi thực tế chứng minh US-2 có khả năng hoạt động khá ưu việt, cất và hạ cánh trên biển ngay cả giữa thời tiết xấu, như sóng cao đến 3 m. Tuy nhiên, để sở hữu US-2 thì thách thức khá lớn là phải trả mức giá đến hơn 100 triệu USD, theo một số tạp chí chuyên ngành.

Việt Nam đã sẵn sàng đến đâu cho cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc ?

Chiều 9.4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, đại diện DPA (hãng thông tấn của Đức) đã gửi câu hỏi về tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Cụ thể, đại diện DPA nêu: Trước đây, Việt Nam nhiều lần cho biết không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc liên quan đến những đòi hỏi về chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Vậy tiến trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý đã hoàn thành chưa? Liệu Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện Trung Quốc sau khi Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 30.3 đã gửi Công hàm phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?

Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã thể hiện trong Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

“Việc lưu hành Công hàm tại LHQ là bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam”, bà Hằng nói, đồng thời nhấn mạnh: “Lập trường nhất quán của Việt Nam cũng đã thể hiện đầy đủ tại Công hàm này. Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo UNCLOS 1982”.

Cũng tại buổi họp báo, bình luận về việc truyền thông Trung Quốc cho biết nước này chuẩn bị đưa thủy phi cơ cỡ lớn ra Biển Đông, bà Hằng nêu rõ: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi mong muốn các nước tăng cường hợp tác, đóng góp tích cực vào mục tiêu nói trên”.

Vũ Hân/ Thanh Niên
0

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Quân đội Philippines: Đảo chiến lược có nguy cơ lọt vào tay Bắc Kinh


Hai đảo Grande và Chiquita nằm ở ngõ vào căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, bắc Philippines (dấu chấm đỏ trên bản đồ).

Quân đội Philippines vào hôm qua, 06/08/2019, đã lên tiếng cảnh báo chính quyền của tổng thống Rodrigo Duterte rằng kế hoạch cho phép giới đầu tư Trung Quốc phát triển 3 hòn đảo tại Philippines, tuy nhỏ, nhưng có vị trí chiến lược, có nguy cơ gây tổn hại cho an ninh của đất nước.
0

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Việt Nam xếp vị trí 23 trong TOP các quốc gia hàng đầu có quân đội mạnh nhất năm 2019

Năm 2019, Việt Nam rơi xuống 3 vị trí trong danh sách các quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới so với năm 2018 và nhận được 0,3988 điểm (Điểm hoàn hảo là số 0), theo trang web Global Fire Power.

Trang web Global Fire Power hàng năm xếp hạng 137 quân đội hiện đại, sử dụng 55 tiêu chí khác nhau để chấm điểm cho mỗi quân đội.

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người, với chỉ số cuối cùng Việt Nam đứng đầu thế giới. Với dân số trên 90 triệu người và mọi nam công dân đủ 18 tuổi đều phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, do đó dễ hiểu vì sao số lượng quân dự bị động viên của Việt Nam lại cao nhất thế giới.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang Việt Nam có 318 đơn vị trên không, trong số đó 216 chiếc là máy bay chiến đấu, 140 chiếc là máy bay trực thăng.

Quân đội nhân dân Việt Nam cũng có 2.575 xe tăng, 2.530 xe bọc thép, 350 đơn vị pháo binh, đang bảo vệ lợi ích của nhà nước.

Trên biển, quốc phòng của Việt Nam được bảo đảm bởi 65 tàu thuộc nhiều tầng, lớp khác nhau.


Căn cứ Cam Ranh

Quân đội Mỹ, Nga và Trung Quốc, theo truyền thống đứng 3 vị trí đầu tiên trong danh sách này.

Hoa Kỳ có tổng cộng 13.398 máy bay, bao gồm 5.760 trực thăng – nhiều nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng là khủng nhất, ở mức 716 tỷ USD, so với nước đứng thứ nhì là Trung Quốc thì nhiều hơn 492 tỷ USD. Về mặt số tàu hải quân, Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc. Hai nước này có lần lượt là 415 và 714 tàu quân sự.

Nga là nước đứng đầu thế giới về số lượng xe tăng chiến đấu (với 21.932 chiếc) – nhiều gấp 3 lần tổng số xe tăng của Mỹ. Nga cũng nhất về số xe chiến đấu thiết giáp (với hơn 50.000 chiếc) và pháo tự hành. Với các thông số so sánh khác, Nga giữ vị trí thứ 2 hoặc 3. Nga cũng sở hữu một lực lượng hải quân mạnh, với tổng cộng 352 chiến hạm, gồm 82 tàu hộ tống nhỏ.

Trung Quốc có 714 tàu hải quân (đứng đầu thế giới), gồm 119 tàu tuần tra, 76 tàu ngầm và 52 tàu hộ vệ. Nước này cũng đứng đầu danh sách về phương diện pháo kéo (với 6.246 khẩu). Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về số lượng xe tăng chiến đấu, xe chiến đấu thiết giáp, máy bay tiêm kích và máy bay cường kích.
0

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Việt Nam xếp vị trí 23 trong TOP các quốc gia hàng đầu có quân đội mạnh nhất năm 2019

Năm 2019, Việt Nam rơi xuống 3 vị trí trong danh sách các quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới so với năm 2018 và nhận được 0,3988 điểm (Điểm hoàn hảo là số 0), theo trang web Global Fire Power.
0

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Trung Quốc không trực tiếp bác thông tin thuê căn cứ ở Campuchia

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thể hiện sự mập mờ khi được hỏi về thông tin nước này bí mật thỏa thuận dùng căn cứ hải quân ở Campuchia.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: AFP.


"Theo tôi được biết, phía Campuchia đã phủ nhận điều này. Là láng giềng hữu nghị truyền thống, Trung Quốc và Campuchia đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố trong cuộc họp báo hôm qua, khi được yêu cầu xác minh thông tin rằng Bắc Kinh và Phnom Penh đã bí mật ký một thỏa thuận cho thuê căn cứ hải quân.

Ông Cảnh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là "cởi mở, minh bạch, bình đẳng, cùng có lợi", đồng thời cảnh báo các bên liên quan không "suy diễn" về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia.

Phát biểu được ông Cảnh đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của nước này và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm bí mật ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream ở tây nam Campuchia, nằm ngay trên vịnh Thái Lan.

Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc có thể bố trí quân nhân, vũ khí và neo đậu tàu chiến tại quân cảng Ream, biến nơi đây thành cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận liệu Washington có thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó lên tiếng bác bỏ, cho rằng thông tin được báo Mỹ đưa ra là bịa đặt bởi hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ.


Vị trí căn cứ Ream của Campuchia. Đồ họa: WSJ.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này, nằm trên bờ biển giáp vịnh Thái Lan. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung tại đây trước khi quan hệ quốc phòng song phương trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác.

Nguyễn Hoàng (Theo NHK)
0

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Trung Quốc có thể đã bí mật ký thỏa thuận dùng căn cứ hải quân Campuchia

Báo Mỹ cho biết thỏa thuận được ký đầu năm cho phép Trung Quốc bố trí lực lượng hải quân thường xuyên ở Campuchia trong 30 năm.


Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh: Khmer Times.


Tờ Wall Street Journal của Mỹ hôm 21/7 dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm đã bí mật ký một thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở vịnh Thái Lan.

Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc sẽ có thể bố trí quân nhân, lưu trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ Ream, biến nơi đây thành cơ sở bố trí hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.

Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận về khả năng liệu Washington có thể thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.

Thông tin được đưa ra sau khi các đối tác và đồng minh của Mỹ kêu gọi Campuchia không cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng một sân bay do công ty tư nhân Trung Quốc đang xây dựng tại Dara Sakor với hợp đồng thuê 99 năm trên đất Campuchia. Hình ảnh vệ tinh cho thấy sân bay hiện có đường băng dài hơn 3 km, có thể cho phép máy bay quân sự Trung Quốc cất hạ cánh.

Tuy nhiên, Phay Siphan, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia nói rằng thông tin về thỏa thuận là "giả". "Chẳng có chuyện gì như thế xảy ra cả", ông nói.

Emily Zeeberg, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, nói rằng Washington "lo ngại rằng bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia để mời gọi sự hiện diện quân đội nước ngoài" ở nước này sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định khu vực.

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Joseph Felter tháng trước yêu cầu Campuchia giải thích lý do từ chối đề xuất của Washington về việc hỗ trợ cải tạo căn cứ hải quân Ream. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh sau đó cho biết nước này đã giải thích với Mỹ rằng sự hỗ trợ như Washington đề xuất là không cần thiết bởi Campuchia đã lên kế hoạch chuyển căn cứ hải quân Ream tới khu vực khác.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành trên bờ biển vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung ở căn cứ này trước khi quan hệ quốc phòng giữa hai nước trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác song phương.


Vị trí căn cứ hải quân Ream và sân bay quốc tế Dara Sakor. Đồ họa: WSJ.

Huyền Lê (Theo Wall Street Journal)/ VnExpress
0

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Dàn khoan và đội tàu hùng hậu của TQ vào sâu trong biển VN được ngư dân Phú Quý ghi lại


Hoạt động "khảo sát" của Trung Quốc đã diễn ra hơn một tháng nay trên thềm lục địa Việt Nam.

Ngư dân đảo Phú Quý phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3308, giàn khoan cùng một số tàu hộ vệ cách bãi Tư Chính khoảng 30 hải lý về phía tây bắc lúc 17 giờ 06/06/2019.

Bãi Tư chính nơi có cụm nhà giàn Tư Chính được thành lập vào 04 tháng 07 năm 1989 cùng với bãi Phúc Nguyên là ngư trường thân thuộc của ngư dân đảo Phú Quý- Bình Thuận.

Tàu hải cảnh, dàn khoan, tàu hộ vệ TQ vào sâu trong biển VN được ngư dân Phú Quý ghi lại.
0

Hé lộ hàng loạt quấy nhiễu của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam



Hé lộ hàng loạt hoạt động quấy nhiễu của Trung Quốc đối với Việt Nam ở Biển Đông. Apple thử nghiệm sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam
0

TQ thực tế muốn gì khi đụng độ VN ở gần bãi Tư Chính?



Từ đầu tháng 7, tàu khảo sát của TQ đã tiến vào vùng biển gần bãi Tư Chính và đụng độ với tàu chấp pháp của Việt Nam.
0

TƯỜNG TRÌNH ĐẶC BIỆT - SỐ 1 - VỀ VỤ ĐỤNG ĐỘ BÃI TƯ CHÍNH.

Sự việc xảy ra khi Việt Nam tung ra 1 tàu thăm dò dầu khí ở phía tây Bãi Tư Chính thể theo chủ quyền hợp pháp của Việt Nam thì phía TQ quyết tâm ngăn cản hoạt động này của VN. Ngay sau đó, Cảnh sát biển Việt Nam lập tức "chơi cứng rắn" với các tàu Trung Quốc, và tình hình cho thấy vụ đụng độ sẽ còn kéo dài....

Giáo sư người Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động của Hải quân Trung Quốc cũng là người đầu tiên đưa tin về vụ Đụng độ Bãi Tư Chính, ông Ryan Martinson vừa cho biết tình hình vẫn đang rất "căng thẳng" và vụ việc "có thể xấu đi". Theo tin loan từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA và 1 số fanpage có liên hệ với Hải quân VN. (1)

Tin này cũng được #comcom (fanpage có quan hệ với Hải quân VN, đưa tin đầu tiên về vụ đụng độ ở Bãi Tư Chính trước cả ông Martinson) xác nhận trong một status cách đây 1 ngày. #comcom còn cho biết vụ đụng độ có nhiều khả năng lớn hơn năm 2014 (tức vụ giàn khoan HD-981).

Hãng tin Reuters nói vụ đụng độ xảy ra tại 2 nơi. Địa điểm thứ nhất là 1 trong những những khu thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ do tập đoàn năng lượng Repsol đấu thầu trước đây nhưng phải rời đi hồi năm 2017 do áp lực của Bắc Kinh. Một tàu thăm dò địa chất Trung Quốc được 3 tàu tuần duyên hộ tống đã bị 9 tàu Việt Nam theo sát. Địa điểm thứ hai là 1 khu dầu khí do tập đoàn dầu khí Nga Rosneft khai thác cách bờ biển VN 230 hải lý. Tại đây, 1 tàu tuần duyên Trung Quốc đã áp sát nhiều tàu Việt nam đang làm việc tại 1 giàn khoan dầu của Nhật Bản (là giàn khoan Hakuryu 5) liên doand với với tập đoàn Nga với cự ly khoảng 100 mét cách giàn khoan chưa đầy nửa hải lý (2).

Ông Martinson nói rõ rằng, Trung Quốc quyết tâm "ngăn cản Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển", sau khi Hà Nội cho công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò dầu khí ở vùng phía tây Bãi Tư Chính.

Martinson nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua "rõ ràng gây áp lực để buộc Việt Nam dừng các hoạt động ở đó" bằng cách "triển khai tàu hải giám đến gần giàn khoan Hakuryu 5 để đe dọa" cũng như sử dụng tàu Daiyang Dizhi 8 để "thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu" (tức giàn khoan Hakuryu 5) với "sự hổ trợ của các tàu hải giám, mà một số được trang bị hùng hậu".

Ông Martinson nhận định rằng "chưa rõ Trung Quốc sẽ hành động như thế nào nếu Việt Nam từ chối hoạt động thăm dò" cũng như "Việt Nam sẽ làm gì để cản trở cuộc khảo sát địa chấn" này của Trung Quốc.

Còn vì sao mà cả báo nhà nước VN và TQ đều không đưa tin về vụ Đụng Độ, mời bạn xem bài nói chuyện của nhà bình luận thời cuộc, LS. Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ nói về sách lược của Việt Nam chống Trung Quốc ở biển Đông, xem trên YouTube theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=59g1Gvcd--E

Ghi chú: (1): Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ ngày 17/07/2019. (2): Theo RFI, phát thanh ngày 17/07/2019.
0

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Bình luận về chiến lược của VN chống TQ ở biển Đông - LS Hoàng Duy Hùng


"Bà Lê Thị Thu Hằng gián tiếp công nhận có sự lấn sân của Trung Quốc..". Bình luận về chiến lược của VN chống Trung Quốc ở biển Đông - LS Hoàng Duy Hùng từ Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Nguồn video: https://www.youtube.com/watch?v=59g1Gvcd--E
0

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Trung Quốc bắn 6 tên lửa đạn đạo chống hạm ra Biển Đông

TTO - Chi tiết về vụ bắn thử tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) của Trung Quốc ngày 1-7 bắt đầu được hé lộ. Phần lớn chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã bắn tên lửa từ đất liền chứ không phải các thực thể nhân tạo trên biển.


Hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh CM-401 của Trung Quốc được giới thiệu lần đầu hồi năm ngoái - Ảnh: REUTERS

Thông tin về vụ bắn thử xuất hiện đầu tiên trên Đài CNBC của Mỹ ngày 2-7 với nguồn tin là "các sĩ quan am hiểu vấn đề". Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó lên tiếng xác nhận Bắc Kinh đã bắn các tên lửa "từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông".

"Điều đáng lo ngại thực sự là hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại chính các cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các thực thể này", người phát ngôn Lầu Năm Góc Dave Eastburn khi đó nhấn mạnh.

Đài NHK của Nhật sau đó dẫn lời một sĩ quan giấu tên tiết lộ Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa ASBM từ đất liền ra Biển Đông. Các tên lửa sau đó đánh trúng hai mục tiêu giả định trên biển. Tuy nhiên, danh tính của loại tên lửa này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Trang Naval News dẫn các nguồn thạo tin ngày 15-7 cũng nói Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa đạn đạo chống hạm ra Biển Đông trong cuộc tập trận bắn đạn thật vừa rồi.

Các suy đoán xoay quanh 3 loại tên lửa đạn đạo chống hạm hiện có trong biên chế Trung Quốc là DF-16, DF-21D và DF-26C.

Giới quan sát đồng ý cho rằng động thái của Trung Quốc là sự leo thang căng thẳng và mang tính dằn mặt chưa từng có. Thời điểm diễn ra vụ bắn thử có nhiều tàu chiến của hải quân Mỹ trên Biển Đông nhưng không có tàu nào nằm gần khu vực mục tiêu của Trung Quốc.


Khu vực Trung Quốc phát cảnh báo cấm tàu thuyền qua lại trên Biển Đông trong thời gian tập trận - Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tuyên bố của Lầu Năm Góc về việc Trung Quốc đã bắn các tên lửa ABSM từ đảo nhân tạo có lỗ hổng và chưa đủ sức thuyết phục.

Việc triển khai các xe phóng tên lửa tự hành (TEL) ra các thực thể nhân tạo bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép trên Biển Đông là bước đi thiếu tính toán chiến lược. Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện là thực thể nhân tạo lớn nhất bị Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp.

Mục đích của việc đưa các tên lửa lên xe phóng là để sau khi khai hỏa có thể nhanh chóng rời trận địa và ẩn nấp, tăng độ sống sót nếu xảy ra chiến sự. Dù có diện tích lên tới 5,52km2, các phương tiện TEL gần như không có chỗ nấp trên đá Xu Bi và dễ trở thành mục tiêu bị tấn công phủ đầu ngay từ đầu nếu xảy ra chiến sự.

Điều này hoàn toàn khác với đất liền, nơi các xe TEL có thể di chuyển trên các con đường và tỏa ra nhiều nơi để nấp trong các hầm ngầm, công sự bí mật.

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc triển khai các tên lửa ASBM ra Trường Sa cũng không làm tăng thêm hiệu quả chiến thuật. Bởi nếu Trung Quốc muốn răn đe các tàu sân bay và tàu chiến Mỹ, triển khai ASBM ở đảo Hải Nam hay các tỉnh ven biển phía nam là đủ.

Tuy nhiên, bất lợi của việc triển khai sát bờ biển là các tên lửa của Trung Quốc có thể bị tên lửa SM-6 của Mỹ bắn hạ ngay trong giai đoạn lấy độ cao. Để khắc phục điều này, Bắc Kinh đã di chuyển các ASBM vào sâu trong đất liền từ tháng 1 năm nay.

Theo Tuổi Trẻ
0

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

SCMP: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính

Hôm nay 12/7, Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng - South China Morning Post (SCMP) đưa tin các tàu hải giám Việt Nam (1) và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.

Theo tờ báo có trụ ở ở Hồng Kông này, 6 tàu hải giám được trang bị nhiều vũ khí, gồm có 2 tàu Trung Quốc và 4 tàu Việt Nam, đã gườm nhau trong khi tuần tra vòng quanh Bãi Tư chính thuộc quần đảo Trường Sa từ tuần trước. Vào hôm qua, khoảng một chục con tàu đã được báo cáo nằm trong khu vực xung quanh hòn đảo ngập nước này bởi các trang web theo dõi hàng hải, SCMP cho hay.


Đồ thị đường đi của tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc trên biển Đông từ (3-11/7)

SCMP dẫn đoạn tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ nói rằng vào Thứ Tư tuần trước (3/7) tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư chính Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Tàu khảo sát này được hộ tống bởi tàu hải giám vũ trang 12.000 tấn số hiệu 3901, tàu hải giám 2.200 tấn 37111 và một máy bay trực thăng, SCMP mô tả. Sau khi đội tàu này tiến gần tới Bãi Tư chính mà Việt Nam tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cuộc đối đầu với 4 tàu Việt Nam đã diễn ra.

Vụ đối đầu này có thể bùng phát đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, SCMP nhận định.


Vị trí của Bãi Tư Chính

Sự việc này diễn ra bất chấp một cam kết vào tháng 5 giữa Bộ trưởng Trung Quốc và Việt Nam về việc giải quyết các bất đồng trên biển bằng hòa bình.

Vài giờ trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu này, nhưng khẳng định Trung Quốc quyết tâm bảo về các lợi ích của mình trên biển Đông.

“Chúng tôi cũng cam kết xử lý khác biệt thông qua đàm phán với những nước có liên quan” ông Cảnh nói.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua vào tháng 5/2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đã cho tàu hải giám ra chặn và đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc. Làn sóng chống Trung Quốc nổi lên khắp Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình và đập phá 14 nhà máy do người Trung Quốc sở hữu ở Bình Dương.

Chỉ đến tháng 7/2014, khi Trung Quốc tuyên bố giàn khoan đã hoàn tất hoạt động và rút về thì căng thẳng mới giảm bớt.

Từ đó, hai bên đã có các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ an ninh với những chuyến thăm của tướng lĩnh và cam kết sẽ giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình.

Bãi Tư chính là một cụm rạn san hô ở phía nam biển Đông, khu vực giàu có tài nguyên về dầu khí.


Nhà giàn Việt Nam dựng trên bãi Tư Chính (Ảnh: Wiki)

Theo Wikipedia Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và không thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa và tuyên bố bãi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.

Trên hòn đảo này, Việt Nam đã lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Trung Quốc thì coi hòn đảo này thuộc Nam Sa, tên riêng mà Trung Quốc gọi Trường Sa để chỉ quyền sở hữu. Khu vực bãi Tư Chính đã xảy ra một số vụ đối đầu giữa các tàu hải giám Việt Nam và Trung Quốc.

Vào năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 của Trung Quốc rời khỏi khu vực này sau 3 ngày đối đầu.

* Đang cập nhật...

Nguồn: SCMP, RFA, Trithucvn
Link bài đăng trên SCMP: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3018332/beijing-and-hanoi-stand-over-chinese-survey-ship-mission

(1): Cách mà báo này gọi Cảnh sát biển Việt Nam.
0

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Quan hệ quốc phòng Việt Ấn tăng tốc

Nếu mối quan hệ quốc phòng này được Việt Nam dùng để răn đe đe dọa từ Trung Quốc, thì ngược lại phía Ấn Độ cũng có thể dựa vào quan hệ với Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc.
0

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Thủ tướng Hun Sen bác bỏ tin Campuchia cho Trung Quốc lập căn cứ quân sự


Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) duyệt đội danh dự với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 7/12/2018
0

Báo Pháp: Việt Nam mua 3 máy bay trinh sát hiện đại của Israel

Tờ Intelligence Online (Pháp) cho biết, Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam 3 máy bay không người lái cỡ lớn Heron 1.


Mẫu UAV Heron 1 của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) chế tạo.
0

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Không quân Mỹ xây dựng chiến thuật mới đối phó Trung Quốc


Không quân Mỹ sẽ phân tán lực lượng giữa nhiều căn cứ và đề cao năng lực chỉ huy độc lập để tăng khả năng tác chiến trước Trung Quốc.
0

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Nhật Bản sẽ có tàu sân bay đầu tiên từ Thế chiến II để đối phó TQ

Nhật Bản sẽ lần đầu tiên có ít nhất một tàu sân bay kể từ Thế chiến thứ 2. Đây là một trong những nỗ lực để chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

0