Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Trung Quốc tính bước tiếp theo sau 40 năm mở cửa

Trung Quốc đang dần dần rời khỏi các chính sách kinh tế đã giúp nước này bùng nổ tăng trưởng vài thập niên qua.

Fred Hu vẫn còn nhớ rất rõ thời điểm cuối năm 1977, khi lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình mở lại các kỳ thi tuyển vào Đại học sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa. "Đó là lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy con đường trước mắt mình rõ ràng như vậy", Hu nhớ lại, "Thời kỳ biến động đã qua. Một kỷ nguyên mới đã đến". Hu là nhà sáng lập quỹ Primavera Capital tại Bắc Kinh. Trước đây, ông tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa và Harvard, làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và lãnh đạo Goldman Sachs Group tại Trung Quốc.
0

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Hưu chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến Việt Nam và nhiều nước

Ảnh chụp ngày 14/01/2018 tại một xưởng chế tạo phụ tùng xe đạp tại Chiết Giang. Công ty đã di dời sản xuất sang nhiều nước sang Việt Nam, Serbia và Mêhico.
Ảnh chụp ngày 14/01/2018 tại một xưởng chế tạo phụ tùng xe đạp tại Chiết Giang. Công ty đã di dời sản xuất sang nhiều nước sang Việt Nam, Serbia và Mêhico.
0

Foxconn xem xét đưa nhà máy sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Việt Nam


Công nhân tại một nhà máy của Foxconn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Foxconn, công ty lắp ráp iPhone lớn nhất của tập đoàn Apple, đang xem xét đưa nhà máy của họ tới Việt Nam.
0

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Việt, Nga đẩy mạnh phát triển các dự án hợp tác năng lượng ở Biển Đông


Lá cờ truyền thống của PetroVietnam (phải) tung bay bên cạnh quốc kỳ và cờ của Đảng Cộng sản, ảnh chụp trước trụ sở chính của PetroVietnam ngày 11/1/2016. REUTERS/Kham

Việt Nam và Nga đang thắt chặt hợp tác kinh tế với các dự án phát triển dầu khí trên Biển Đông giữa lúc cả hai nước đang tìm cách giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt thương mại. Trong khi Việt Nam cố chống lại áp lực kinh tế từ nước láng giềng phương Bắc giữa cuộc tranh chấp lãnh hải gay gắt ở Biển Đông, thì Nga hình như cũng đang tiến hành một “chính sách hướng Đông” của chính mình, trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang bị tác động nặng nề bởi các biện pháp chế tài của các nước phương Tây để trừng phạt việc Moscow sáp nhâp bán đảo Crimea của Ukraine. Nhưng những dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nga để phát triển các tài nguyên dầu khí ở Biển Đông có thể gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc, và lệnh cấm vận của các nước Tây phương cũng cản trở việc hoàn tất các dự án chung khác.
0

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Ngoại trưởng Bắc Hàn sẽ thăm đặc khu và học hỏi mô hình đổi mới của Việt Nam

Người đứng đầu bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho sẽ tới Hà Nội ngày 29/11 để tìm hiểu mô hình kinh tế thành công của Việt Nam trong khi quyền kiểm soát chặt chẽ về chính trị vẫn được duy trì.


Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York tháng 9 vừa qua. Ông Ri sẽ tới Hà Nội để tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế mà Việt Nam áp dụng từ năm 1986.
0

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Trump đã khuấy đảo thương mại toàn cầu như thế nào

ổng thống Mỹ - Donald Trump liên tiếp tung đòn thuế nhập khẩu, nhằm lấy lại sản xuất và quyền lực cho nước Mỹ.
Cái cớ của Trump

Ông Donald Trump thường xuyên phàn nàn về thâm hụt thương mại lớn của Mỹ. Ông cho rằng đây là biểu hiện cho sản xuất và quyền lực nước Mỹ suy giảm. Theo ông, nhiều nước trong đó có Trung Quốc đã hoạt động không công bằng với Mỹ, như ăn cắp công nghệ của người Mỹ, trợ cấp các ngành công nghiệp và bán phá giá sản phẩm ra toàn cầu.


Thâm hụt (đỏ) và thặng dư (xanh) thương mại của Mỹ với các nước năm ngoái.
0

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Thương mại và Biển Đông : Mỹ siết thêm gọng kềm trên TQ

Trong cùng một ngày, hôm qua, 20/11/2018, Mỹ đã có hai động thái nhắm vào Trung Quốc. Tại Washington, văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ tố cáo Bắc Kinh cố giữ chính sách thương mại « vô lý, bất công » đối với Hoa Kỳ, trong lúc tại Biển Đông, Không Quân Mỹ lại cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay ngang khu vực Biển Đông trong một cử chỉ thị uy. Theo giới quan sát, rõ ràng là Mỹ đang gia tăng sức ép trên Trung Quốc trong bối cảnh lãnh đạo hai nước chuẩn bị gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G.20 vào cuối tháng 11.


Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (2nd R) và thành viên của phái đoàn thương mại Hoa Kỳ sang Trung Quốc, rời khỏi khách sạn ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3 tháng 5 năm 2018.
0

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Dấu hiệu hụt hơi của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Trump

Xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng vọt trong 4 tháng qua, nhưng không duy trì được lâu khi chiến tranh thương mại kéo dài.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh tháng 11/2017. Ảnh: AP.

Hồi tháng 9, bốn tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tung đòn áp thuế và khởi đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nước Mỹ dường như hứng chịu thiệt hại nhiều hơn so với đối phương. Thặng dư thương mại song phương của Trung Quốc trước Mỹ trong tháng 9 lên đến 34 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

"Từ tháng 5 tới tháng 9, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu tới Mỹ tăng đều trên mức 10%. Trong khi đó, lượng hàng Trung Quốc nhập từ Mỹ giảm thê thảm, điển hình là đậu nành, các sản phẩm xăng dầu và xe hơi", chuyên gia phân tích Chua Hak Bin viết trong một báo cáo công bố cuối tháng 10, theo Edge.

Tuy nhiên, báo cáo do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 2/11 cho thấy số lượng việc làm ở Mỹ trong tháng 10 tăng vọt, tiền lương cho người lao động được cải thiện bất chấp chiến tranh thương mại đang diễn ra. "Thị trường lao động đang là phần mạnh nhất của nền kinh tế Mỹ hiện nay", Michelle Girard, chuyên gia về kinh tế Mỹ tại NatWest Markets, nói với NYTimes.

Điều này cho thấy Trump dường như đã đạt được mục đích "mang việc làm về cho người Mỹ" của mình khi phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 10 tăng nhẹ, trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đi xuống.

Theo chuyên gia Chua, thặng dư thương mại kỷ lục mà Trung Quốc có được trước Mỹ trong 4 tháng đầu tiên là do các nhà xuất khẩu nước này hối hả tích trữ và xuất hàng tới Mỹ do lo sợ Trump sẽ thực hiện lời đe dọa nâng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% vào năm sau.

Nhưng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ kéo dài trong 4 tháng, khi hai nước đến nay vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào giúp hạ nhiệt căng thẳng. Chua cho biết số đơn hàng xuất khẩu mới trong chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 50, đồng nghĩa với việc dòng hàng xuất khẩu mạnh mẽ của họ sẽ không thể duy trì được lâu.

Trong khi đó, nhiều công ty đặt nhà xưởng ở Trung Quốc để xuất hàng đi khắp thế giới đang phải vẽ lại bản đồ dây chuyền cung ứng của mình để tránh đòn áp thuế của Trump. Advantech, một trong những nhà sản xuất máy tính để bàn hàng đầu thế giới, cho biết sẽ rút bớt dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc và xây dựng nhà máy mới cũng như mở thêm phòng bán hàng ở Mỹ. Gigabyte cũng tuyên bố kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc đại lục về Đài Loan để tránh căng thẳng thương mại, theo Nikkei.

Bình luận viên Chong Koh Ping của Straits Times cho rằng trước các dấu hiệu Bắc Kinh "hụt hơi" trong chiến tranh thương mại như vậy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều khả năng sẽ đưa ra cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài khi phát biểu tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc sắp diễn ra ở Thượng Hải.

Sự kiện này thu hút nhiều nhà sản xuất trên toàn thế giới và sẽ là cơ hội để lãnh đạo Trung Quốc công bố những bước đi mà họ sẽ thực hiện để giảm bớt hậu quả từ đòn thương mại của Trump. Ông Tập có kế hoạch gặp Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra cuối tháng này ở Argentina, dù Mỹ khẳng định việc đàm phán để chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc "vẫn còn xa vời".

Theo cây bút Kenneth Rapoza của Forbes, dưới đòn áp thuế của Trump, Trung Quốc không còn là môi trường đầu tư hấp dẫn nữa, khi chi phí nhân công ngày càng tăng và các quy định về môi trường được siết chặt. Nói cách khác, nếu không ở Trung Quốc để bán hàng cho người Trung Quốc, họ nhiều khả năng sẽ chuyển dây chuyền sản xuất của mình tới các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan.

Sách trắng 15 trang do Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn Economist công bố tuần trước cho rằng bên được hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay chính là châu Á. Với việc Trump đe dọa sẽ áp thuế với thêm 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, các chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ có cuộc "tái sắp xếp" lại và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khu vực Đông Nam Á.


Tàu chở hàng nhập khẩu tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AP.

"Cuộc chiến thương mại sẽ leo thang trong những tháng tới, cuối cùng có thể bao trùm những sản phẩm tiêu dùng hoàn thiện như điện thoại di động, laptop và các thiết bị điện tử khác cũng như mặt hàng quần áo", sách trắng của EIU có đoạn. Các nhà sản xuất phụ tùng ôtô Trung Quốc cũng sẽ bị nhắm tới trong cuộc chiến. Để không đánh mất thị phần ở những khu vực như châu Mỹ Latin, vốn là một cửa ngõ xuất hàng vào Mỹ qua ngả Mexico bằng hiệp định NAFTA trước đây, Trung Quốc có thể phải chuyển một số dây chuyền sản xuất tới các nước châu Á xung quanh.

Các tập đoàn đa quốc gia đang làm ăn ở Trung Quốc cũng phải có sự thay đổi và mục tiêu mới mà họ hướng tới là các nước Đông Nam Á có mạng lưới hiệp định thương mại tự do mạnh, trong đó có hiệp định CPTPP mà Malaysia, Singapore và Việt Nam là thành viên. Mỹ không tham gia ký hiệp định này.

Trong thực tế, hoạt động xuất khẩu của một số nước thuộc ASEAN đã khởi sắc kể từ khi Mỹ và Trung Quốc tung đòn áp thuế vào các mặt hàng của nhau, trong đó có các mặt hàng khoáng sản của Indonesia và Malaysia. Theo chuyên gia Chua, dòng vốn đầu tư FDI cũng có dấu hiệu chảy mạnh hơn vào ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, khi các tập đoàn thiết lập mạng lưới sản xuất linh hoạt hơn bên ngoài Trung Quốc để giảm bớt ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.

Vốn FDI ròng ở Thái Lan trong nửa đầu năm 2018 đã tăng cao nhất trong 4 năm qua, chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất. Tương tự, vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng gần 20% trong ba quý đầu năm nay, tỷ lệ này ở Malaysia cũng tăng cao kỷ lục trong nửa đầu 2018.

Các chuyên gia của EIU dự đoán ngành dệt may của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn, bởi Việt Nam hiện nay là nhà xuất khẩu quần áo may sẵn lớn thứ ba trên thế giới và có quan hệ thương mại mạnh mẽ với Mỹ.

Tuy nhiên, EIU cũng cảnh báo rằng những lợi ích mà chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại cho khu vực Đông Nam Á sẽ không đến trong ngày một ngày hai, mà các nước có thể mất ít nhất 2-3 năm mới cảm nhận được hiệu ứng tích cực từ nó, bởi các doanh nghiệp địa phương cần thời gian để xây dựng năng lực sản xuất tương ứng.

"Các tập đoàn đa quốc gia cũng cần thời gian để vạch ra chiến lược khu vực và toàn cầu mới, tìm kiếm đối tác mới, nghiên cứu các hệ thống pháp luật và xin các loại giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất của mình", các chuyên gia của EIU viết. Kết quả là những tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn nổi trội trong ngắn hạn, còn lợi ích mà nó mang lại cho các nước châu Á chỉ có thể thấy rõ từ năm 2020.

VnExpress
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

Việt - Pháp ký kết các thoả thuận trị giá 10 tỷ USD

Các cơ quan và doanh nghiệp hai nước ký 18 thỏa thuận tới tổng trị giá 10 tỷ USD nhân dịp Thủ tướng Pháp thăm chính thức Việt Nam.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải, và Thủ tướng Pháp Philippe trong họp báo chung tối nay. Ảnh: Giang Huy.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo các thoả thuận mà đại diện hai nước ký kết hôm nay có giá trị lên tới 10 tỷ USD. Ông Philippe nói trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội.

Trong số các thỏa thuận này có hợp đồng Vietjet mua 50 máy bay A321neo của Tập đoàn Airbus, mua động cơ Leap cho máy bay Neo của CFM. Các lĩnh vực hợp tác khác được ký kết gồm đào tạo, phát triển chính phủ điện tử, hợp tác y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, không gian, quản lý đô thị, năng lượng.

Thủ tướng Pháp nêu rõ chuyến thăm chính thức của ông lần này nhằm khẳng định quan hệ chiến lược với Việt Nam, khi Việt Nam đóng vai trò quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mục tiêu thứ hai là củng cố quan hệ Đối tác, các doanh nghiệp Pháp cùng tham gia chuyến đi thể hiện sự tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam. Ông Philippe sẽ bàn với lãnh đạo thành phố Hà Nội về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và lãnh đạo TP HCM về phát triển công nghệ cao, nhằm củng cố hợp tác kinh tế.

Mục tiêu thứ ba là phát triển quan hệ cụ thể, trong đó có việc khánh thành cơ sở mới của Trường Pháp Quốc tế Alexandre Yersin tại Hà Nội. Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh đến sự chuyển mình sâu rộng của Việt Nam đem lại thành quả kinh tế to lớn khi GDP đã tăng gấp ba lần kể từ khi mở cửa.

Thủ tướng Pháp cho rằng việc ông cùng các cựu chiến binh đến thăm Điện Biên Phủ vào ngày mai là nhằm "tạo một dấu ấn, không phải kéo về quá khứ, nhưng chúng ta có quá khứ thì mới cùng nhau xây dựng được tương lai vững chắc".

Phát biểu trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Pháp là đối tác ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh Thủ tướng Pháp đến thăm Điện Biên Phủ, cho hay hai nước có những ký ức lịch sử chung và luôn hướng tới tương lai.

Hai bên cùng trông đợi việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), khẳng định cam kết chung về tự do thương mại.

"Việt Nam hoan nghênh các tàu quân sự của Pháp thăm Việt Nam, gần đây là các máy bay quân sự đến thăm", Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Việt Nam cũng đánh giá cao quan điểm của Pháp về vấn đề Biển Đông về cam kết duy trì tự do hàng hải, hàng không, mong Paris tiếp tục ủng hộ việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC.

Chuyến đi tới Việt Nam lần này của Thủ tướng Pháp là chuyến thăm cấp cao thứ hai trong năm của lãnh đạo hai nước, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp hồi cuối tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo Tổng thống Pháp dự kiến thăm Việt Nam trong năm 2019.

Việt Anh/ VnExpress
0

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Trong dài hạn, Việt Nam có hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?


Tổng cầu của kinh tế thế giới sẽ giảm nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Khi đó, lợi ích của một nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam còn là một dấu hỏi lớn.
Dấu hỏi cho tăng trưởng trong dài hạn


Số liệu chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho biết, GDP quý III của nước này chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Con số này cũng thấp hơn dự báo trước đó (6,6%) và thấp hơn mức tăng GDP quý II (6,7%).

Trong bối cảnh Mỹ đơn phương áp thuế suất cao đối với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, các sản phẩm của Việt Nam đã có sự tăng trưởng xuất khẩu đáng kể vào thị trường Mỹ. Thủy sản, dệt may, đồ gỗ, thép,… là những mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu lớn. Đây cũng là những lợi ích về thương mại được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới.

"Tuy nhiên, lợi ích trong dài han vẫn là dấu hỏi. Mọi dự đoán đang đặt ở giả định tổng cầu của Mỹ không đổi. Như nhiều dự báo, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ ảnh hưởng khoảng 0,5 điểm phần trăm đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Nếu tăng trưởng của Mỹ, Trung Quốc và toàn thế giới giảm, thì tổng cầu cũng giảm. Khi đó, ngay cả những ngành được hưởng lợi (hiện tại) cũng chưa chắc đã còn được hưởng lợi" – ông Võ Trí Thành nói.

Về sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, chiến lược "Trung Quốc + 1" của nhiều tập đoàn có thể diễn ra nhanh hơn dưới tác động của chiến tranh thương mại. Đây là chiến lược đã được đề ra từ một thập kỷ trước, khi giá nhân công tại Trung Quốc có xu hướng tăng.

Theo ông Võ Trí Thành, về dài hạn, Việt Nam cũng không chắc là nơi sẽ hấp thụ dòng vốn đầu tư rời bỏ Trung Quốc. Dòng vốn này đòi hỏi Việt Nam phải có kết cấu hạ tầng tốt, nhân công có kỹ năng phù hợp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

"Nhiều nhà kinh tế nói rằng kinh tế Mỹ đang tăng trưởng hơi nóng, trên mức tiềm năng thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp thấp. Đây lại là lý do để FED muốn tăng lãi suất. Tranh cãi ở đây là tốc độ tăng, mức độ tăng. Còn trước sau gì FED cũng sẽ tăng và dần dần tăng lãi suất" – ông Võ Trí Thành chia sẻ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, có thể dễ dàng nhìn nhận sự dịch chuyển của dòng vốn khi quan sát thị trường chứng khoán Việt Nam.

"Tháng 6/2018, các nhà đầu tư đã tăng rút vốn ở các thị trường mới nổi khi ông Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế, bắt đầu cuộc chiến thương mại. Mức độ lên giá của đồng USD không nhiều khiến cho các nhà đầu tư không còn mặn mà với việc đầu tư ra nước ngoài và chuyển sang co cụm. Điều này cũng giải thích cho xu hướng bán dòng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân như nhà đầu tư nước ngoài rút vốn về nước, quỹ đầu tư tại Việt Nam nhận thấy rủi ro đã bán cổ phiếu để bảo toàn vốn và có thể chuẩn bị trước cho việc các nhà đầu tư rót vốn vào quỹ sẽ thực hiện rút vốn" – ông Nguyễn Đức Hùng Linh phát biểu tại Hội thảo "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hướng đi nào cho nhà đầu tư" mới được tổ chức.

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, ảnh hưởng tốt hoặc xấu của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế Việt Nam là không rõ ràng vì độ mở hiện nay lớn. Các nhà đầu tư phải đề phòng rủi ro từ xa và giảm tỷ trọng đầu tư xuống đến một mức nào đó. Vẫn có những người thực hiện lệnh mua nhưng xu hướng hiện tại là bên bán mạnh hơn nên thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, việc mức độ giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều. Có lúc Dow Jones (Mỹ) giảm 3% thì Vn-Index chỉ giảm 1% cho thấy sự tự tin của thị trường chứng khoán Việt Nam "tốt hơn mặt bằng chung".

Bên cạnh đó, nếu dòng vốn đầu tư "Trung Quốc +1" chọn Việt Nam, bất động sản khu công nghiệp sẽ là lĩnh vực thu hút được vốn. Nhưng số vốn FDI đăng ký trong tháng 10 lại xuống thấp so với các tháng trước.

Ngành dệt may, được cho là hưởng lợi từ chiến tranh thường mại Mỹ - Trung, đã tăng trưởng tới 17,3%. Mức tăng này cao nhất trong nhiều năm, là hệ quả của việc Trung Quốc giảm tỷ trọng gia công giá rẻ từ nhiều năm trước và sự dịch chuyển của các nhà máy sang Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng không cho thấy sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất.

Trên thực tế, chủ doanh nghiệp sở hữu đồng thời nhà máy dệt may tại Việt Nam và Trung Quốc đã quyết định tăng sản lượng ở nhà máy Việt Nam. Nếu dịch chuyển cả chuỗi sản xuất, ngành dệt may khó có thể tăng trưởng cao và trong một thời gian ngắn như vậy. Đặc điểm này của ngành dệt may cũng đang tác động đến giá cổ phiếu hiện nay.

"Các công ty chứng khoán sẽ bị giảm lợi nhuận vì thanh khoản thị trường giảm. Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng vì chúng ta phải nâng lãi suất để bảo vệ đồng VND. Nâng lãi suất lại khiến cho biên lợi nhuận của ngân hàng hẹp lại. Cùng với mức tăng trưởng tín dụng năm nay được giám sát chặt chẽ để bảo vệ nền kinh tế, giữ lạm phát,… lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm và giá cổ phiếu ngân hàng cũng giảm thấy rõ. Trong chiến tranh thương mại, ảnh hưởng rất sâu rộng và chúng ta phải theo dõi kỹ" – ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết.


Ông Nguyễn Tiến Dũng, Văn phòng Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Từ phía cơ quan quản lý, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nhận thấy tâm lý nhà đầu tư mới là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường. Nhiều nhà đầu tư không hiểu rõ bản chất các quyết định mua và bán của khối ngoại. Qua giám sát dòng tiền, UBCK cho biết khối ngoại thực hiện lệnh bán rất nhiều nhưng chỉ một phần tiền được rút về. Phần lớn số tiền vẫn được các quỹ đầu tư quốc tế để lại Việt Nam để tiếp tục đầu tư.

"UBCK luôn theo dõi tình hình thị trường, liên hệ với một số thị trường quốc tế để xem sự sụt giảm do tác động gì, tác động tâm lý như thế nào, các lĩnh vực diễn biến ra sao. Bản thân công ty chứng khoán cũng nắm bắt rất rõ. Tuy nhiên, có những lúc các công ty chứng khoán, môi giới xúi giục nhà đầu tư bán ra vào thời điểm này và mua vào ở thời điểm kia. Chúng tôi đã phải khuyến cáo.

Tôi chia sẻ thật là có nhiều công ty chứng khoán lành mạnh, nhưng cũng có công ty chứng khoán tuyên bố không có cơ sở như việc nói rằng thị trường sẽ về 800 điểm ngay lúc thị trường được 1.000 điểm. Như thế là tạo tâm lý cho nhà đầu tư và về mặt đạo đức là không được. Ở các nước, không một môi giới nào đưa ra nhận định như thế được, họ sẽ bị phạt. Sắp tới, trong xây dựng pháp luật, chúng tôi sẽ đưa thêm quy định về việc này" – ông Nguyễn Tiến Dũng, Văn phòng Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Nguồn: Tri Thức Trẻ
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Một loạt nhà cung ứng của Hyundai sẽ sang Việt Nam để sản xuất linh kiện cho VinFast?

Nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của Hàn Quốc bày tỏ mối quan tâm đến thương hiệu ô tô “made in Vietnam” Vinfast. Một số doanh nghiệp này, cũng là nhà cung ứng của thương hiệu xe hơi Hàn Quốc như Hyundai và Kia, sắp tới sẽ sang Việt Nam để sản xuất linh kiện cho hãng xe hơi Việt này.


Thông tin trên được ông Lương Đức Toàn – Phó trưởng phòng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo, Cục Công nghiệp – Bộ Công thương cho biết bên lề Hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Tác động của chính sách, các rào cản và giải pháp” mới đây.

“Hiện tại, các doanh nghiệp này đang là nhà cung ứng cho Hyundai, ở Việt Nam có thêm VinFast. Với VinFast, các doanh nghiệp Hàn thấy đây là khách hàng tiềm năng, sẽ tìm cách kết nối và tham gia vào chuỗi cung ứng cho hãng xe này”, ông Toàn nói thêm.

Trong chuyến đi thăm Busan – thủ phủ ô tô của Hàn Quốc, ông Toàn cho biết xứ sở kim chi đã hình thành khá nhiều trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Các trung tâm này được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập và cấp nguồn tài chính để hoạt động. Các trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp linh kiện phụ tùng cho các hãng ô tô lớn của Hàn Quốc như Hyundai và Kia.

Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp cũng là một trong những đề xuất của đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công thương nhằm thúc đẩy nền công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, đại diện Cục cũng khuyến nghị cần nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Cục cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp Việt có tiềm năng để hỗ trợ họ trở thành vendor cấp 1 (nhà cung ứng cấp bậc cao nhất) của các hãng xe lớn tại Việt Nam như Toyota và Honda.

VinFast là thành viên Tập đoàn Vingroup. Hồi tháng 6/2018, đơn vị vừa tổ chức thành công Hội thảo với 300 nhà cung cấp (Suppliers Workshop) tại Frankfurt, Đức.

Về quy mô sản xuất, VinFast nhắm mục tiêu sản xuất số lượng lớn, với công suất dự kiến đạt 250.000 ô tô trong giai đoạn 1 và tiến tới 500.000 ô tô trong giai đoạn tiếp theo, trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Đông Nam Á.

Danh mục sản phẩm của công ty khá phong phú, gồm xe xăng (dòng Sedan, SUV, hatchback), xe điện cỡ nhỏ, xe buýt điện. Đặc biệt, VinFast đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều Tập đoàn uy tín trên toàn cầu như BMW, Magna Steyr, AVL, EDAG, Pininfarina, ItalDesign, Bosch, Siemens… và xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm dày dặn đến từ các Công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ô tô.

Bên cạnh đó, VinFast cũng công bố dành 70 hecta trong giai đoạn 1 tại tổ hợp dự án tại Hải Phòng cho các nhà cung cấp và hỗ trợ tối đa các đối tác về cơ sở hạ tầng, thủ tục triển khai.

Bình An

Theo Trí Thức Trẻ
0

Thủ tướng đề nghị Samsung hướng tới ‘cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam’

Chiều tối 30/10, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam, không chỉ là “cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”, mà hướng tới “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lee Jae Yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đánh giá cao hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 17 tỷ USD, xuất khẩu trên 54 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 160.000 người, Thủ tướng cho biết, ngoài quyết tâm, nỗ lực của Samsung, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho Samsung đầu tư thành công tại Việt Nam. Thành công của Samsung cũng là một biểu hiện của quan hệ hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam, không chỉ là cứ điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam mà hướng tới “cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam”.

Bên cạnh lĩnh vực lắp ráp, sản xuất sản phẩm điện tử, Tập đoàn mở rộng đầu tư vào những ngành sản xuất quan trọng mà Samsung có thế mạnh như nghiên cứu, phát triển lĩnh vực bán dẫn, đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng…

Thủ tướng đề nghị Samsung triển khai Dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam để góp phần thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.


Được biết Tập đoàn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử của Hàn Quốc, Thủ tướng đề nghị Samsung hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn thành công hơn nữa tại Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, lãnh đạo Samsung bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng đối với hoạt động của Tập đoàn tại Việt Nam, trong đó, đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho Tập đoàn. “Samsung đã đầu tư ở nhiều quốc gia, nhưng không có nhiều quốc gia lắng nghe, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp mạnh mẽ như Việt Nam”, ông nói.

Đánh giá cao sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, ông Lee Jae Yong khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Ông cho biết, việc phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam không chỉ là mong muốn của Chính phủ Việt Nam mà cũng là của Samsung. Không chỉ chú trọng đầu tư sản xuất mà Tập đoàn đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam; đang nỗ lực hợp tác nhiều hơn với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung ứng phụ tùng, cung ứng nguồn nhân lực…

Tập đoàn đang hết sức nỗ lực đóng góp vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ông cho biết, sau khi về Hàn Quốc, sẽ tổ chức cuộc họp các cán bộ của Samsung để xem xét có thể đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác tại Việt Nam như gợi ý của Thủ tướng.

Đức Tuân
0

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như 'lời tuyên chiến' từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn "nảy lửa" ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc 'Chiến Tranh Lạnh Mới'.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại ("Make America Great Again") hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết ("America First") như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là "ông bình dân gần gũi", nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và "không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ", theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như "một viên đá nhắm hai con chim", vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy "oai lực" của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?


Ông Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.
Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.


Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ "The Next Recession" thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại 'nhà tiên tri' về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền "kinh tế thực" (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý "tẩu tán tài sản" của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn 'quân biết nói tiếng Hoa' vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương 'gần Nga xa Trung Quốc', trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng 'đạo diễn' Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn 'đồng minh một lúc' là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để 'giúp Nga đánh Hoa' vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và "mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025".

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh "một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới" là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều "nhường nhịn" với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để "nắn gân Trung Quốc" và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.


Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn 'Đường Lưỡi Bò' ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn 'Made in China' bằng 'mác Việt Nam giả' để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với 'âm mưu' này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng 'mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc' lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN-- vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.
Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế "Chẳng Đặng Đừng" duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Nguồn: BBC News Tiếng Việt
0

Kiểu tư vấn khiến Trung Quốc hoang mang trong bão thương mại với Trump

Lãnh đạo Trung Quốc dường như bất ngờ khi thái độ của Mỹ trong chiến tranh thương mại trái với nhận định của các cố vấn trong nước.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngồi giữa) tại Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: AFP.

Trong lúc cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ trở nên khốc liệt, các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc ngày càng hoang mang khi các tổ chức tư vấn và chuyên gia kinh tế mà họ triệu tập để tham vấn chỉ chăm chăm đưa ra những "lời nói ngọt" và "thông tin chắt lọc" nhằm tránh làm mếch lòng lãnh đạo, SCMP hôm 22/10 dẫn các nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc và giới quan sát.

Hồi đầu năm, khi Trump bắt đầu đưa ra lời đe dọa áp thuế, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin rằng họ có thể thuyết phục Washington không gây ra cuộc đối đầu thương mại. Với lời khuyên từ các cơ quan tư vấn, họ cho rằng Trump chỉ là một Tổng thống bốc đồng và sẽ dễ dàng hài lòng khi Trung Quốc chấp nhận mua thêm một số hàng hóa của Mỹ.

Khi Phó thủ tướng Lưu Hạc tới Washington vào tháng 2 và tháng 3, ông đưa ra đề xuất mua thêm một loạt hàng hóa của Mỹ, nhưng danh sách các mặt hàng này lại được phía Trung Quốc chuẩn bị một cách "quá vội vàng", theo một nguồn tin của Politico. "Những danh sách kiểu này lẽ ra phải được lên từ sớm hơn rất nhiều như một phần của chiến lược toàn diện, không phải là giải pháp tình thế được vạch ra trong đêm trước cuộc họp quan trọng", nguồn tin nói.

Đề xuất này của Trung Quốc không làm chính quyền Trump hài lòng và căng thẳng thương mại tiếp tục gia tăng. Hồi tháng 4, một chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc vừa có chuyến thăm Mỹ kể trong một hội thảo ở Đại học Thanh Hoa rằng trong khi các tổ chức tư vấn và cơ quan hoạch định chính sách ở Mỹ đã gần hoàn thiện các kế hoạch hành động thương mại với Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn "bình chân như vại".

"Dựa trên những gì được truyền thông nhà nước và các quan chức đưa ra, Trung Quốc dường như không sẵn sàng cho cơn bão thương mại sắp ập đến. Cảm giác chung lúc đó là quan hệ Mỹ - Trung vẫn trong tầm kiểm soát và theo quỹ đạo bình thường", chuyên gia kinh tế này nói.

Đến ngày 6/7, Trump quyết định áp thuế 25% với gần 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh vội vàng chống trả bằng đòn áp thuế tương tự. Lúc này, các quan chức Bắc Kinh bắt đầu tỏ ra giận dữ khi các chuyên gia trong nước đều đưa ra những lời khuyên dè dặt, chủ yếu để phục vụ lợi ích cho những bộ ngành hậu thuẫn họ, các nguồn tin nói.

"Dù các tổ chức tư vấn này đều trực thuộc nhà nước, lập trường của họ đối với cuộc chiến thương mại rất khác nhau", một nguồn tin nói. Trong một số trường hợp, các chuyên gia được triệu tập lại không nghiên cứu đầy đủ về vấn đề mà mình được mời đưa ra lời khuyên.

Khi Trump liên tiếp tung ra các đòn đánh mới, tiếp tục áp thuế với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc và rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới nhằm gây khó dễ cho hoạt động thương mại điện tử toàn cầu của Trung Quốc, giới lãnh đạo Bắc Kinh bắt đầu chỉ trích những cơ quan tư vấn đưa ra lời khuyên, ý tưởng cho chính phủ.

"Một số cơ quan tư vấn cho rằng Trung Quốc cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế, trong khi số khác khẳng định phải duy trì lập trường cứng rắn với Mỹ", một nguồn tin cho biết. "Sự khác biệt trong quan điểm của các tổ chức tư vấn này là rất lớn, nhưng điều đó là bình thường. Điều gây thất vọng lớn nhất là một số cơ quan tư vấn không chịu nói sự thật".

Khi giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn tìm hiểu tâm tư của các doanh nhân nước ngoài trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một số cơ quan tư vấn trực thuộc bộ ngành của chính phủ đã tìm cách "gạn lọc" thông tin mà họ thu thập được từ các kênh liên lạc từ các văn phòng xúc tiến thương mại quốc tế và các bộ có liên quan.

Việc cung cấp các thông tin kiểu "gạn lọc" này được cho là nhằm không làm mất lòng lãnh đạo các bộ ngành quản lý trực tiếp những tổ chức tư vấn đó, nhưng chúng lại khiến các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh không có được cái nhìn toàn cảnh và chính xác về cách nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận về căng thẳng đang lên trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

Hai nghiên cứu viên thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc hồi tháng 5 tiến hành một nghiên cứu về tác động của đòn áp thuế Mỹ với tăng trưởng GDP Trung Quốc. Dựa trên các số liệu thống kê của Mỹ, họ kết luận rằng tăng trưởng GDP Trung Quốc chỉ bị giảm khoảng 0,2%, tương tự kết quả nghiên cứu được các đơn vị tư vấn khác công bố.

Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng các chuyên gia này có thể đã cố tình điều chỉnh số liệu để cho ra kết quả "hợp lý". Một cựu quan chức thương mại Trung Quốc nói rằng con số này thiếu chi tiết, không xét tới những khác biệt về cấu trúc và thay đổi trong chuỗi cung ứng giữa hai nước.

"Các chuyên gia và quan chức Trung Quốc lúc đầu tưởng rằng đòn áp thuế của Trump chỉ phục vụ cho cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ sắp tới ở Mỹ và mọi thứ sẽ thay đổi sau đó", một cựu cố vấn chính sách giấu tên của Mỹ cho biết. "Họ đã hoàn toàn nhầm và hiểu sai tình thế. Tôi cho rằng đây là hậu quả của việc họ ngày càng trở nên tách biệt và không ai dám nói với Bắc Kinh rằng họ đã sai".

Định hướng chính trị


Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hồi tháng 1. Ảnh: CGTN.

Trung Quốc hiện có hơn 500 tổ chức tư vấn, so với hơn 1.800 tổ chức tương tự ở Mỹ. Phần lớn các đơn vị tư vấn này đều trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và được tăng ngân sách hỗ trợ đáng kể trong những năm gần đây.

Các tổ chức tư vấn này đã lọt vào danh sách những cơ quan tư vấn hàng đầu thế giới năm 2017 do Viện Lauder thuộc Đại học Pennsylvania công bố hồi đầu năm. Tổ chức tư vấn hàng đầu Trung Quốc được xếp hạng 29 trong tổng số 170 tổ chức trên toàn cầu.

Hồi tháng 7, để tăng cường năng lực nghiên cứu, đề xuất chính sách chống lại đòn tấn công thương mại của Trump, Bộ Tài chính Trung Quốc đã lần đầu tiên lập liên minh 20 tổ chức tư vấn của nước này. Liên minh gồm các cơ quan tư vấn mạnh nhất đến từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Thương mại, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và một số trường đại học hàng đầu của nước này.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của liên minh bị nhiều người hoài nghi khi vấn đề chính trị nhiều khi được đặt lên trên chất lượng thông tin. "Bè phái, cô lập và chỉ phục vụ cấp trên trực tiếp của mình là vấn đề kinh niên trong các cơ quan tư vấn của Trung Quốc", Li Zhongshang, giáo sư Đại học Nhân Dân, người từng làm việc cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc ở Australia, nói.

"Dù đã được cấp ngân sách dễ dàng hơn trong vài năm qua, nhiều chuyên viên tư vấn vẫn rất coi trọng việc đảm bảo nguồn ngân sách và sự hài lòng từ cấp trên của mình", Li nói. "Họ ít quan tâm hơn tới chất lượng nghiên cứu, vì biết rằng việc dùng kết quả nghiên cứu của mình tác động tới các nhà hoạch định chính sách là rất khó khăn. Điều này rất khác so với Mỹ, nơi các chuyên gia tư vấn có thể đưa các diễn viên, doanh nhân hay các chính trị gia nghiệp dư tiến vào trung tâm của nền chính trị".

Một số nghiên cứu viên thuộc liên minh này nói rằng các nghiên cứu của Trung Quốc về Mỹ không đủ sâu để giúp Bắc Kinh chuẩn bị tốt cho cuộc chiến thương mại với một Tổng thống Trump khó lường, người từng cam kết với cử tri sẽ ngăn chặn các hành động vi phạm thương mại của Trung Quốc.

"Nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ngồi lỳ trước màn hình máy tính, không bao giờ chịu tham gia hoạt động thực địa nào", Li Guoqiang, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nói. "Không ai có thể dựa vào những nghiên cứu đó để xử lý các vấn đề trong thực tiễn".

Trong lúc đó, Trung Quốc thắt chặt công tác quản lý tư tưởng, đặc biệt là với giới học giả, nghiên cứu, yêu cầu họ luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của đảng. Bất cứ cuộc thảo luận vượt thẩm quyền nào về chính sách của chính phủ đều có thể khiến các học giả này bị kỷ luật. Điều này khiến một số cố vấn Trung Quốc và nhà ngoại giao phương Tây lo ngại rằng các đề xuất, kiến nghị của họ có thể bị gạn lọc, chỉnh sửa để "phù hợp về chính trị" trước khi đến được với các lãnh đạo cấp cao nhất.

Một cựu quan chức Mỹ thường xuyên tới Trung Quốc cho biết các cố vấn và quan chức Trung Quốc từng trao đổi rất cởi mở với ông gần đây đang trở nên ngày càng kín tiếng, ngay cả trong các cuộc nói chuyện riêng. "Càng lúc càng khó để biết được họ đang nghĩ gì, vì họ chỉ lặp lại quan điểm chính thức của chính phủ", cựu quan chức này nói. "Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ đưa ra quyết định sai lầm cao hơn, thậm chí là cả sai lầm chí mạng".

Dường như việc thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy khiến giới lãnh đạo Trung Quốc đến nay vẫn lần lữa chưa đưa ra quyết định về động thái tiếp theo trong chiến tranh thương mại với Mỹ. "Trung Quốc trước mắt nhiều khả năng sẽ duy trì lập trường 'chờ và xem' khi Trump đóng vai trò dẫn dắt cuộc chiến thương mại", một nguồn tin nói.

Tuy nhiên, Chen Wenling, chuyên gia kinh tế chính tại Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, tự tin rằng Bắc Kinh sẽ trụ vững trước đòn thương mại của Trump và Washington cuối cùng sẽ phải nhượng bộ. "Trung Quốc phải đáp trả và không ngần ngại tung đòn đau vào Mỹ", bà Chen nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9.

Theo Chen, chiến tranh thương mại kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ và người dân nước này sẽ cảm thấy nỗi đau đó khi "men say" về cắt giảm thuế, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán và sự cải thiện của thị trường việc làm tan hết. "Người Mỹ sẽ thức tỉnh từ cơn cuồng Trump và nhận ra cái giá phải trả cho các chính sách của ông", bà nói. "Nhận thức méo mó hiện nay của họ sẽ biến mất trong nửa cuối năm nay, khi hậu quả của chiến tranh thương mại bắt đầu ngấm tới người tiêu dùng".

Xu Changchun, chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, cho rằng với mức độ gắn kết của kinh tế Mỹ - Trung như hiện nay, đòn áp thuế của Trump chỉ là "lưỡng bại câu thương". "Chúng tôi như hai người anh em. Khi hòa thuận, chúng tôi có thể phất lên cùng nhau", Xu tuyên bố. "Nhưng một khi môi hở, răng nhất định sẽ lạnh".

Thành Nguyễn

Nguồn: VnE
0

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Chiến tranh Thương mại có lợi cho nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc

Tại Hội chợ Triển lãm hàng Xuất khẩu ở Quảng Châu, Trung Quốc, câu chuyện của nhiều nhà sản xuất đã được Bloomberg góp nhặt nhằm vẽ lên bức trang toàn cảnh nhất về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.


Với hàng nghìn gian hàng từ các nhà sản xuất trên khắp Trung Quốc, Bloomberg có thể tiếp cận một cách dễ dàng với nguồn thông tin đa dạng nhằm tìm hiểu các doanh nghiệp Trung Quốc đối đầu với Chiến tranh Thương mại cũng như tác động của nó với doanh nghiệp của họ và triển vọng nền kinh tế.

Ningbo Staxx, công ty chuyên sản xuất xe nâng của Trung Quốc, cho biết Chiến tranh Thương mại mang đến cho họ những lợi ích trong ngắn hạn, khi các khách hàng và công ty đang cùng nhau vượt qua những rào cản của chính sách thuế quan mà Tổng thống Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Jeremy Chow, giám đốc kinh doanh của công ty cho biết, trường hợp của công ty họ là minh chứng tốt nhất với việc mua trước các đơn hàng phòng trường hợp mức thuế có thể cao hơn nữa. Đó cũng là lời giải thích cho sự tăng tốc bất ngờ trong tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc tháng 9 vừa qua.

Ở thời điểm hiện tại, xe nâng mà Ningbo Staxx sản xuất nằm trong diện đánh thuế 25%. Tuy nhiên, họ chọn cách tháo rời các bộ phận để bán cho các đối tác Mỹ trước khi lắp lại sản phẩm. Việc này khiến chi phí sản xuất tăng 10% trong khi phí nhập khẩu là 10%. Dù sao, nó vẫn thấp hơn 5% so với việc nhập khẩu nguyên sản phẩm.

Tuy nhiên, cơ hội cho sự chênh lệch này sẽ biến mất vào năm tới khi mức thuế 10% tăng lên 25%. Thomas Wang, giám đốc phụ trách xuất khẩu của công ty, lại tỏ ra không quá lo lắng về sự sụt giảm doanh số bán hàng với mức độ cạnh tranh về chi phí với sản phẩm của công ty, dù có bị đánh thuế 25%.

Việc doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách lách thuế quan của Mỹ không phải là điều bí mật. Ngoài các mặt hàng về máy móc, một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất gỗ cũng chọn cách lách thuế để hưởng mức thuế rẻ hơn. Thậm chí, có những công ty nước ngoài đứng vị trí trung gian để hiện thực hóa việc lách thuế này bởi nó có lợi cho tất cả các bên, trừ chính sách của Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ bức tranh đều màu hồng với các doanh nghiệp Trung Quốc. Các nhà sản xuất đồ trang trí Giáng sinh đang lo ngại việc Mỹ đánh thuế vào mặt hàng vốn có tỷ suất lợi nhuận rất thấp này. Chi phí nhân công tăng cao khiến các nhà sản xuất Trung Quốc không thể giảm giá hơn nữa. Nếu chịu thuế, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chấp nhận những sản phẩm giá cao hơn. Họ chỉ có thể mua hoặc không mua.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu khác của Trung Quốc thì chịu tác động bởi việc chính phủ nước này đánh thuế đáp trả nhằm vào các mặt hàng Trung Quốc. Giá cấu kiện tăng cao khiến chi phí giá thành sản phẩm trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, khách hàng lại thích dùng những sản phẩm với linh kiện Mỹ, điều khiến việc tìm nguồn cung thay thế không phải giải pháp hiệu quả.

Theo Tri Thức Trẻ/ Bloomberg
0

Khoản nợ 6.000 tỷ USD đẩy Trung Quốc tiến sát "mối họa Titanic"


Các chính quyền địa phương của Trung Quốc có thể đã nợ tới 40.000 tỷ tệ (5.800 tỷ USD), thậm chí còn nhiều hơn đẩy nền kinh tế nước này đối mặt nguy cơ bị núi nợ đè.

S&P Global, một công ty về dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ, nhận định nợ công "ngầm" của các chính quyền địa phương Trung Quốc có thể đã lên tới 40.000 tỷ tệ hoặc hơn, tương đương khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2017. Đây là con số đáng báo động trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần hạ nhiệt trong khi sản xuất bắt đầu "thấm đòn" từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

"Những khoản nợ tiềm năng là tảng băng trôi với rủi ro tín dụng là con tàu Titanic", Gloria Lu, chuyên gia phân tích tín dụng của S&P Global, nói trong báo cáo được phát hành hôm 16/10 về kinh tế Trung Quốc.

Với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại trong khi hạn ngạch phát hành trái phiếu chính phủ dành cho địa phương không đủ để phát triển cho các dự án cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng khu vực, nhà chức trách các địa phương trên toàn Trung Quốc đã sử dụng "công cụ tài chính của chính quyền địa phương" (LGFV) để huy động tiền. Đây chính là vấn đề.

LGFV khiến mức nợ thực tế của chính phủ ở các địa phương có thể cao hơn vài lần so với mức công bố. Dù không được báo cáo nhưng thực tế, tỷ lệ nợ trên GDP của nước này đã đạt đến mức "đáng báo động". Nợ ẩn dưới các LGFV khiến việc thống kê rất khó khăn.

"Theo quan điểm của chúng tôi, thị trường đã đúng khi cảm thấy lo ngại hơn về tính ổn định trong các khoản nợ của Trung Quốc và rủi ro tài chính tăng lên. Tôi cũng cảm thấy áp lực mới trên đồng nhân dân tệ", Liu Li-Gang, kinh tế gia trưởng của Citigroup tại Hong Kong, nhận định.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm trong thời gian gần đây. Quãng thời gian tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc đã kết thúc.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn không có dấu hiệu cho thấy sự hạ nhiệt trong tương lai gần, càng làm nảy sinh những khó khăn với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu hứng chịu những tác động từ chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump áp dụng lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của nước này vào Mỹ.

Trong khi đó, cuộc chiến thương mại sẽ thể hiện tất cả những hậu quả của nó trong năm 2019, đe dọa biến những khó khăn, thách thức hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, khoản nợ lên tới 6.000 tỷ từ các chính quyền địa phương có thể đẩy kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng bị nợ đè.

Theo Tri Thức Trẻ/ Bloomberg
0

Mỹ – Trung và một cuộc chiến khác

Việc Trung Quốc bị cáo buộc “đánh cắp” tài sản trí tuệ, nhất là các thành quả công nghệ của Mỹ không phải là một điều quá mới. Ước tính, các công ty Mỹ mất khoảng 600 tỷ USD hàng năm tiền bản quyền liên quan đến những thứ mà họ dày công nghiên cứu và phát triển.


Gần đây, giới công nghệ đang sục sôi với việc một sĩ quan tình báo cấp cao thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc bị bắt tại Bỉ và bị dẫn độ về Mỹ. Viên sỹ quan này bị cáo buộc gián điệp và đánh cắp bí mật thương mại và thông tin từ General Electric Aviation – công ty Mỹ dẫn đầu trong ngành hàng không vũ trụ.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, sĩ quan Yanjun Xu, đang phải đối mặt với các tội danh gián điệp kinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ dẫn độ một nhân vật thuộc chính phủ Trung Quốc từ một nước khác về Mỹ để đưa ra tòa xét xử.

Bí mật nào là an toàn?

Các vụ gián điệp Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ không phải là điều hiếm thấy. Trên thực tế, Mỹ đã từng bỏ tù rất nhiều công dân Mỹ gốc Trung Quốc vì tội danh này. TS. Tao Li, một nhà khoa học đã nhập quốc tịch Mỹ, bị kết tội tiếp nhận bí mật nghiên cứu thuốc chống ung thư từ công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK). Sau đó, TS Tao Li đã tuồn những thông tin này cho TS. Yu Xue (cũng là một người Mỹ gốc Trung Quốc) khi ông này làm việc tại phòng nghiên cứu của GSK. Yu Xue đã bị kết tội một tháng trước khi Tao Li ra tòa.

Mục đích của hai người này là tuồn thông tin về Trung Quốc và mở một công ty cạnh tranh với GSK mang tên Renopharma đặt tại Nam Kinh. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Renopharma được hỗ trợ tài chính từ chính phủ Trung Quốc.

Vào đầu tháng Tám vừa qua, một kỹ sư Mỹ gốc Hoa của GE tên Xiaoqing Zheng cũng đã bị bắt và buộc tội lấy trộm công nghệ mật và chuyển về Trung Quốc hàng nghìn tài liệu quý giá liên quan đến công nghệ tua bin. Điều đặc biệt là, khi đang làm việc cho GE, Zheng sở hữu ít nhất một công ty ở Trung Quốc nghiên cứu về công nghệ tương tự như những gì ông đang làm tại GE. Thậm chí, FBI còn tìm thấy một sổ tay về hoạt động gián điệp của Trung Quốc, trình bày chi tiết những mức thưởng cho những ai mang công nghệ về nước.

Cảnh giác và ngăn chặn

“Made in China 2025” (MIC 2025) là một kế hoạch chiến lược của chính phủ Trung Quốc kéo dài 10 năm và được công bố vào năm 2015 nhằm nâng cấp ngành công nghiệp Trung Quốc, nâng tầm quốc gia này thành một cường quốc toàn cầu. Đây là nỗ lực để chuyển dịch nền sản xuất của Trung Quốc lên cao hơn trong chuỗi giá trị, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao. Kế hoạch này không chỉ khẳng định rằng chính phủ đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế, nó còn minh họa ý định của Trung Quốc tận dụng hệ thống pháp lý để ủng hộ các công ty trong nước đánh bại các công ty nước ngoài trong một số ngành nghề nhất định.

Mối lo lớn nhất đối với phương Tây, đó là thông qua kế hoạch MIC 2025, Trung Quốc có thể khuyến khích việc đánh cắp các công nghệ hiện đại khác nhau từ những công ty lớn của nước ngoài, nhất là Mỹ.

Vào cuối tháng Chín, một bài báo trên tờ South China Morning Post đặt ra câu hỏi liệu kế hoạch thống trị ngành công nghiệp công nghệ cao có phải là một mối đe dọa lớn đối với phương Tây hay không. Bài báo đưa ra ví dụ về một startup ít người biết đến ở Trung Quốc tên Redcore. Hồi tháng Tám, Redcore tự hào công bố rằng nó đã “phá vỡ sự độc quyền của Mỹ” trên thị trường công nghệ với việc phát triển thành công một ứng dụng trình duyệt web của riêng mình.

Nhưng tuyên bố của startup có trụ sở tại Bắc Kinh này sớm bị bỏ ngoài tai do các chuyên gia đã tìm thấy dấu vết của trình duyệt Google Chrome trong phần mềm trình duyệt web của Redcore. Bài báo tiếp tục nhấn mạnh sự chỉ trích lâu naycủa phương Tây về chiến thuật chuyển giao công nghệ và lấy trộm tài sản trí tuệ của Trung Quốc, cũng như khoảng cách mà quốc gia này cần phải thu hẹp với Mỹ nếu như tiếp tục muốn nuôi hy vọng trở thành siêu cường quốc về công nghệ.

Cũng theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Miao Wei vào năm 2015, ông thừa nhận Trung Quốc cần 30 năm mới có thể phát triển để trở thành siêu cường trong ngành sản xuất và MIC 2025 chỉ là những bước của mục tiêu này, nó không mang thông điệp mạnh mẽ như những gì người ta nghĩ.

Với những gì đã và đang xảy ra, khả năng Trung Quốc tiếp tục lấy trộm tài sản trí tuệ từ Mỹ là hoàn toàn có thể. Trước mối nguy cơ hiện hữu này, gần đây Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã có những bước đi cần thiết để từng bước ngăn chặn vấn nạn này trước khi quá muộn.

Trung Quốc quyết theo đuổi cuộc chiến thương mại với Mỹ

Ngày 14/10, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết, Bắc Kinh không còn cách nào khác ngoài việc phải đáp trả …

Trung Quốc không dùng Nhân dân tệ để giải quyết xung đột với Mỹ
Trung Quốc tuyên bố sẽ không dùng Nhân dân tệ làm “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Mỹ khẳng định căng thẳng thương mại với Trung Quốc không đe dọa kinh tế toàn cầu
Ngày 13/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng những biện pháp thuế quan gây sức ép để Trung Quốc mở cửa hơn …

Quang Đào

(tổng hợp)
0

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Google tính phí ứng dụng trên Android sẽ khiến Xiaomi, Oppo chịu thiệt lớn


Các hãng smartphone giá rẻ của châu Á như Xiaomi và Oppo sẽ buộc phải thay đổi chiến lược khi Google tính phí với các ứng dụng của mình trên Android.

Chiều thứ ba vừa qua, Google cho biết sẽ bắt đầu tính phí với các nhà sản xuất smartphone khi cài đặt các ứng dụng bản đồ, email và nhiều ứng dụng khác của công ty lên những điện thoại bán tại châu Âu. Nhưng quyết định này cũng sẽ làm các hãng điện thoại giá rẻ của châu Á phải lo lắng khi buộc phải thay đổi chiến lược của mình.

Bắt đầu từ 29 tháng Mười, Google sẽ yêu cầu các nhà sản xuất mua giấy phép để được cài đặt trước gói ứng dụng đi kèm trong Android – bao gồm Play Store, Google Maps, Gmail và YouTube – trên các thiết bị bán tại Khu vực Kinh tế châu Âu. Trình duyệt Chrome và ứng dụng Google Search còn cần đến các giấy phép riêng biệt.


Các công ty sản xuất điện thoại Android, ví dụ như hãng Samsung Electronics của Hàn Quốc và Huawei Technologies của Trung Quốc, sẽ phải trả phí cho Google để được sử dụng các ứng dụng vốn đã trở thành tiêu chuẩn trên thiết bị của mình.

Các nhà sản xuất smartphone có thể đẩy gánh nặng trả phí này cho người dùng bằng cách tính giá cao hơn, nhưng điều đó sẽ gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc như Xiaomi hay Oppo vốn đang tạo dựng nên vị thế của mình tại châu Âu bằng các smartphone giá rẻ.

Từ trước khi tiến hành IPO vào giữa năm nay, Xiaomi đã gây dựng sự hiện diện của mình tại các thị trường Pháp và Italia, tiếp sau đó là Tây Ban Nha trong năm 2017. Trong khi đó, Oppo đã xâm nhập vào Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Nga và cả Hà Lan. Ngoài ra, một số báo cáo cho biết công ty còn có kế hoạch tiến vào Anh.

Trước đó vào tháng Sáu, Ủy ban châu Âu cho rằng Google đã vi phạm các quy định cạnh tranh bằng cách buộc các nhà sản xuất phải cài đặt trước Chrome và ứng dụng Google Search để có được giấy phép cho cửa hàng ứng dụng của Google.

Ủy ban này sau đó đã phạt Google số tiền 4,34 tỷ Euro (tương đương 5,01 tỷ USD) và đe dọa sẽ áp đặt các án phạt tiếp theo nếu nhà khổng lồ tìm kiếm này không đưa ra các thay đổi trong vòng 90 ngày.

Tuần trước, Google đã đệ đơn kháng án lại quyết định. Hiroshi Lockheimner, phó chủ tịch về nền tảng và hệ sinh thái, cho biết trong tuyên bố vào thứ Ba vừa qua: "Chúng tôi tin rằng Android đã tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn, không phải ít hơn."

Theo Nikkei Asian, Tri Thức Trẻ
0