Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Việt Nam tăng cường phòng thủ chống Trung Quốc ở Trường Sa

(SCMP - 22.2.2021) Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua để “đảm bảo có thể giáng đòn vào các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp này.
0

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Hành động của Trung Quốc 'đẩy Việt Nam vào vòng tay của Mỹ'


Tư liệu: Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố về biển Đông trên Twitter (@PressDept_MoFA)

Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra là những đối tác tự nhiên của nhau bởi vì hai nước chia chung ý thức hệ cộng sản, nhưng theo một chuyên gia của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) thì những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đang đẩy Việt Nam, một nước cựu thù trở thành một đồng minh của Mỹ.

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) trong một bài bình luận đăng trên báo South China Morning Post ngày 25/7/2019.

Bài báo lược qua những diễn biến mới đây trên Biển Đông.
0

Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc chép lỗi sai của bản đồ Anh để tạo 'đường 9 đoạn'

Chuyên gia Bill Hayton dẫn chứng tài liệu cho thấy "đường 9 đoạn" là một yêu sách rất mới, xuất phát từ việc Trung Quốc sao chép lỗi sai trong bản đồ của Anh.


Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 10/2017. Ảnh: CSIS.
0

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

ĐS Mỹ: Chiến lược "ba mũi nhọn" của Mỹ tại Biển Đông

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Washington có chiến lược "ba mũi nhọn" rất rõ ràng tại Biển Đông và tranh chấp chủ quyền không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước.

Chi tiết: https://news.zing.vn/dai-su-my-washington-co-chien-luoc-3-mui-nhon-rat-ro-tai-bien-dong-post898958.html

Tài liệu PDF: https://drive.google.com/file/d/12sw4atCXRtAtCLPlWLbwRYRc-FBF6ztl/view
0

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Nhập sách giáo khoa nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam

PNO- Chiều 5/11/2012, lãnh đạo Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất (HQ TSN) cho biết, gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) có yếu tố nước ngoài nhập khẩu văn hóa phẩm (hoặc ấn bản, xuất bản phẩm) có hình ảnh, nội dung vi phạm về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Nghiêm trọng hơn, các xuất bản phẩm này được sử dụng trong giảng dạy, học tập. Điển hình là vào cuối tháng 10 vừa qua, đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu – Chi cục HQ TSN đã liên tiếp lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý đối với hai doanh nghiệp.

-> Sách atlas bán tại VN in Hoàng Sa thuộc chủ quyền TQ

-> Đà Nẵng vẫn còn "China beach", "Lưỡi bò" nằm trên web du lịch Hòa Bình



Một số hình ảnh vi phạm trong các cuốn sách nhập khẩu ( Trong ảnh: Biển Đông ghi là South China Sea )

Công ty TNHH Song Lân Bảo (35 Nguyễn Phi Khanh, Q. 1, TP.HCM) đã nhập khẩu 108 cuốn sách “Tiếng Hoa dễ học”. Trong bài tập 2 sách giáo khoa tiếng Hoa có in bản đồ đường lưỡi bò, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, là hàng hóa cấm nhập khẩu (theo Giấy xác nhận nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh số 10895/GXN-STTTT ngày 4/10/2012 của Sở Thông tin và Truyền thông).

Công ty TNHH Trường quốc tế Úc Sài Gòn, MST 030449758, địa chỉ 36 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM đã nhập khẩu 94 cuốn sách “Stage 4 World” và “Stage 4 Global Geography”. Một số trang trong sách có in các bản đồ mà trong đó vùng Biển Đông của Việt Nam được ghi thành South China Sea, tức là “Biển Nam Trung Hoa”, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, là hàng hóa cấm nhập khẩu (theo Giấy xác nhận nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh số 11198/GXN-STTTT ngày 12/10/2012 của Sở Thông tin và Truyền thông).

Chi cục HQ TSN đã tiến hành lập biên bản vi phạm hai công ty trên và tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.

Thi Hồng/ http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/nhap-khau...



0

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Giữ vững chủ quyền, một tấc đất cũng phải bảo vệ

30/6/12- “Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ - đó là yêu cầu thiêng liêng...” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 29.6. Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã bày tỏ những bức xúc trước các vấn đề về giáo dục, tiền lương, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 29.6. Ảnh: TTXVN

Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền

Đề cập tới vấn đề chủ quyền biển đảo của VN, cử tri Vũ Mạnh Hiền chia sẻ: “Việc nước ngoài đe doạ chủ quyền đất nước làm người dân rất băn khoăn”. Cũng theo ông Hiền, người dân rất quan tâm, trông chờ Đảng xử lý vấn đề phức tạp này như thế nào. Còn cử tri Vũ Duy Thông băn khoăn: “Vấn đề biển Đông, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta như thế nào? Với hành vi sai trái gần đây của TCty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hoạt động khai thác dầu khí của ta có bị ảnh hưởng gì không?”.

Chia sẻ tâm tư của cử tri về tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, Tổng Bí thư nói: “Những băn khoăn, lo lắng đó là đúng. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã bàn để có phương án xử lý đúng đắn nhất”. Khẳng định việc Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Biển VN tại kỳ họp thứ 3 là một thành công rất lớn, Tổng Bí thư cho biết, luật đã quy định rất rõ: “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN”. Tổng Bí thư nhấn mạnh 3 mục tiêu: “Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là yêu cầu thiêng liêng. Thứ hai, phải bảo vệ được chế độ. Thứ ba là giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước”. “Chúng ta yêu nước, một tấc đất cũng phải bảo vệ. Đó là thành quả mà rất gian khổ chúng ta mới giành được”.

Tập đoàn sai phạm, bộ trưởng phải chịu trách nhiệm

Cử tri Vũ Mạnh Hiền cho rằng NQ T.Ư 4 đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân. Nhân dân đang trông chờ nghị quyết triển khai quyết liệt như thế nào trong thời gian tới. Cử tri Đức Trang góp ý rằng, lãnh đạo cần gần dân và lắng nghe dân nhiều hơn. “Dân không sợ đói, sợ khổ mà chỉ sợ không công bằng. Lãnh đạo xuống cơ sở hứa suông rất nhiều, đừng để mất lòng tin với dân” - ông Trang nêu thực trạng.

Cử tri Vũ Mạnh Hiền phản ánh: “Trong khi cuộc sống người dân khó khăn, tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí ở một số tập đoàn, TCty lại ngày càng trầm trọng”. Đồng tình với nhận xét trên, cử tri Vũ Hữu Định cho rằng, câu chuyện về trách nhiệm quản lý chưa được rõ ràng. Ông nói: “Tập đoàn sai phạm, thất thoát, bộ trưởng đầu ngành phải chịu trách nhiệm chứ không thể nói vô can”. Trả lời cử tri, Tổng Bí thư cho rằng, NQ T.Ư 4 được đánh giá là khâu đột phá, được toàn Đảng, toàn dân rất hoan nghênh. Nghị quyết đã nói đúng, nói trúng, nhưng việc thực hiện như thế nào, tình hình sắp tới có chuyển biến không? Từ phân tích người dân đang chờ đợi xem Đảng làm gì, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Phải kiên quyết làm. Cách làm là lâu dài, thường xuyên. Bước nào chắc bước đó. Hôm nay chưa “thắng” được tất cả nhưng sẽ “thắng” từng việc một, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...”.

Tổng Bí thư cho biết, hiện nay, các khâu triển khai Nghị quyết Trung ương 4 đều thực hiện đúng tiến độ với các bước đi đồng bộ, kịp thời. Về việc chuyển cơ quan phòng, chống tham nhũng sang trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng Tổng Bí thư sẽ phải chịu trách nhiệm. Với niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, công cuộc phòng, chống tham nhũng sẽ có chuyển biến, từ kê khai tài sản đến hướng dẫn bỏ phiếu tín nhiệm trong Đảng, trong Quốc hội... - Tổng Bí thư phân tích.

không chỉ tắm từ vai tắm xuống

“Bà con bảo phải làm từ cấp cao, chứ không chỉ tắm từ vai tắm xuống, nhưng phải làm đúng quy trình”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình, Hà Nội sáng 29/6.

Cử tri Hà Nội nêu nhiều kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và quản lý, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cử tri cho rằng, cần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, gương mẫu thực hiện nghị quyết từ trên xuống.

Cử tri Phan Ngọc Minh băn khoăn: “Nói chống tham nhũng, nhưng hiếm thấy cán bộ tự khai nhiều tài sản và không thấy ông nào nghèo cả”. Cử tri Vũ Hữu Định kiến nghị làm rõ việc bổ nhiệm cán bộ tại các tập đoàn, tránh để xảy ra vụ việc như ông Dương Chí Dũng. “Tổng công ty thua lỗ thì bộ trưởng, người đứng đầu các tổng công ty phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải bỏ tiền của mình ra để đền, cần quy trách nhiệm cá nhân, chứ cứ đổ tập thể thì không ổn”, ông Định nói. Nghệ sỹ Đức Trung cho rằng có lãnh đạo chỉ hứa suông, thay vì phải gần dân, lắng nghe dân hơn nữa, để dân có công bằng và lòng tin.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cử tri đang rất chờ đợi việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 và hy vọng nhiều nên nếu không làm được nữa thì dân sẽ mất lòng tin. Giống như ra trận, chúng ta phải quyết thắng, nếu không thắng ngay, thì thắng từng bước, dù phải làm lâu dài, làm đi làm lại. Phải phát huy, giữ vững bản chất cách mạng của Đảng, khắc phục cho được hạn chế, tiêu cực, đặc biệt là tham nhũng, hư hỏng trong Đảng, trong bộ máy.

Chủ quyền biển đảo

Trong buổi tiếp xúc cử tri ông Trọng cũng được dẫn lời nói "phải thực hiện nhiều biện pháp để giữ chủ quyền" đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Vị Tổng bí thư nói: "Chúng ta phải tranh thủ đối tác để phát triển, vì lợi ích tối đa.

"Với từng đối tượng phải có chiến lược riêng, vừa hợp tác vừa đấu tranh."

VnExpress nói các cử tri đã "đặc biệt quan tâm" tới tình hình ở Biển Đông.

Ông Vũ Đình Hiền chất vấn về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa để quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa và cho rằng Việt Nam "càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới."

Các cử tri cũng đề cập tới việc Trung Quốc gây bất lợi cho việc thăm dò dầu khí của Việt Nam cũng như gây hại cho Việt Nam về kinh tế thông qua thị trường hàng hóa.

Các phóng viên nói chính quyền Việt Nam đang ở vào thế khó khăn khi họ đối mặt với sự bất bình ngày một tăng của người dân và sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng lớn.

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Giu-vung-chu-quyen-mot-tac-dat-cung-phai-bao-ve/71776.bld

http://www.zing.vn/news/xa-hoi/tong-bi-thu-s-kiem-diem-tu-phe-binh-tu-cap-cao-nhat/a258801.html

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120629_nguyen_phu_trong.shtml
0

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Trung Quốc lại cử tàu vào Biển Đông của Việt Nam

Ngày 26/6, một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.


Tàu Hải giám của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu trên dự kiến thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép."

Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."

Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Người phát ngôn nói hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông./.

http://www.vietnamplus.vn/Home/Trung-Quoc-lai-cu-tau-vao-Bien-Dong-cua-Viet-Nam/20126/146785.vnplus
0

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Lãnh đạo cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia trên hết

24/6/12- (FRI) Như chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh lên để kháng nghị, đồng thời nâng cấp hành chính vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc vụ viện tức Quốc hội Trung Quốc cũng đòi hỏi Quốc hội Việt Nam phải « sửa đổi ».


Việc Luật Biển được thông qua với số phiếu áp đảo đã được người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhân sĩ trí thức đón nhận như thế nào ? Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghe:

RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Chúng tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có điều khoản xác định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý để cho nhân dân Việt Nam đấu tranh, cũng như khẳng định với thế giới chủ quyền Việt Nam trong các vùng biển đảo mà Trung Quốc hiện nay đang ngày càng tìm cách để khẳng định là của họ, bất kể luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Quốc hội tạo cái khung pháp lý để mình đấu tranh trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.

Theo tôi đây là hơi chậm, bởi vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc Trung Quốc khẳng định đường lưỡi bò hình chữ U, đáng lẽ mình phải có phản ứng nhanh. Nhưng dù sao chậm còn hơn không.

Bên cạnh đó chúng tôi phản đối thái độ xấc láo, trịch thượng của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết về Luật Biển. Mà có thể nói họ phản ứng rất nhanh. Và họ trịch thượng ở chỗ là họ triệu tập đại sứ của mình đến để phản đối. Trong khi đó thì họ bách hại ngư dân mình, họ có những hành động ngăn cản các tàu khai thác dầu khí của mình, thì mình lại không triệu tập đại sứ của họ !

Tôi cho đây là một quan hệ không bình đẳng. Tôi chưa thấy lần nào Việt Nam triệu tập đại sứ Trung Quốc đến. Trong khi đó mình vừa ra Luật Biển là họ đã triệu tập đại sứ của mình, và ngay lập tức họ nâng cấp lên thành một đơn vị hành chính cao hơn ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Luật Biển thì Quốc hội đã thông qua, nhưng vấn đề ở đây là tôi nghĩ chúng ta phải có biện pháp thực hiện luật đó như thế nào, để bảo vệ vùng biển, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chứ còn nếu có luật rồi mà vẫn cứ để ngư dân bị bách hại như vậy thì không được. Tôi đề nghị chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp kiên quyết hơn nữa.

RFI : Thưa, có được Luật Biển thì dù sao Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để đấu tranh về lãnh hải trên Biển Đông ?

Nhưng một điều mà chúng tôi rất quan ngại, không phải chỉ là vấn đề Biển Đông. Tôi không hiểu việc quản lý nhà nước của mình ra sao mà lại để cho người Trung Quốc bây giờ - dùng chữ tràn ngập thì hơi quá -nhưng mà ở đâu cũng có người Trung Quốc. Vừa rồi phát hiện ở Cam Ranh, ở Vũng Rô, còn cách đây hai ba năm thì vấn đề cho thuê đất rừng ở các vùng xung yếu, rồi vấn đề bauxite Tây nguyên…Tức là những vùng chiến lược quan trọng cũng có mặt người Trung Quốc. Mà như vậy không biết bao nhiêu là lực lượng dân sự, bao nhiêu là lực lượng quân sự. Rồi đến tận mũi Cà Mau bây giờ cũng có họ.

Đó là chưa nói về vấn đề họ xâm nhập vào lãnh vực kinh tế, và họ sẽ có những cách để phá hoại nền kinh tế của chúng ta. Mà bằng chứng là bây giờ họ rải người đi khắp nơi thu mua nông sản, hải sản ; họ làm giá, rồi cuối cùng không mua nữa làm cho nông dân chúng ta bị điêu đứng. Thì tôi nghĩ là phải thấy âm mưu rất là thâm độc của Trung Quốc. Đó là chưa nói còn có khả năng lũng đoạn về mặt chính trị, qua tiền bạc.

Ví dụ vấn đề cho thuê đất rừng, rồi vấn đề những bè cá ở Vũng Rô hay ở Cam Ranh. Tại sao lại lọt lưới những việc đó ? Tôi nghĩ là họ dùng tiền để mua chuộc một số cấp chính quyền của mình, để cho họ làm những việc đó. Có thể nói việc lũng đoạn về mặt chính trị rất là nguy hiểm.

Một Nhà nước quản lý từ trung ương đến địa phương mà lại mất cảnh giác đối với Trung Quốc, để cho họ đi vào lãnh thổ Việt Nam một cách dễ dàng như thế. Nói như anh Hồ Ngọc Nhuận vừa rồi là nếu không có chủ trương thì làm sao lại để như vậy. Và nếu cấp chính quyền nào, kể cả chính quyền trung ương mà để vậy thì phải bị kỷ luật. Bởi vì vấn đề ở đây không đơn thuần là kinh tế nữa mà là vấn đề an ninh quốc gia.

Thành ra chúng ta nếu chỉ bảo vệ Biển Đông không thôi, trong khi ở nội địa người Trung Quốc lũng đoạn trong nhiều lãnh vực như vậy mà ta không có biện pháp ngăn chặn, về mặt chính trị, kinh tế, kể cả y tế. Báo chí hiện nay đang đặt vấn đề các phòng mạch của các ông gọi là « thầy thuốc » Trung Quốc, các phòng khám bệnh lậu. Như vậy là họ thâm nhập rất sâu, trong rất nhiều lãnh vực rồi.

Bây giờ chúng ta đã thấy cái nguy hiểm đó rồi, thì đề nghị chính phủ phải kiên quyết nắm lại tình hình, và phải đưa những người Trung Quốc mà đi vào Việt Nam bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc gọi là « hợp pháp » thì chúng ta cũng phải xem xét lại có phải thật sự là hợp pháp hay không.

Tình hình hiện nay tôi cho là rất nghiêm trọng rồi, nhiều người dân rất quan tâm. Dân thì rất lo lắng, nhưng tại sao lãnh đạo lại không thấy việc đó thì tôi hơi ngạc nhiên. Có cái gì khuất tất trong này. Tôi thấy bên cạnh việc ra Luật Biển còn phải có những biện pháp đối phó với Trung Quốc một cách toàn diện, chứ không thể lơ là, để cho họ khuynh loát.

RFI : Nhưng chỉ mới vừa ra Luật Biển thôi mà Trung Quốc đã phản ứng dữ dội như vậy. Nếu thực sự áp dụng trong thực tiễn, liệu Trung Quốc sẽ có những hành xử mạnh mẽ hơn, bất lợi cho Việt Nam ?

Tôi cho rằng bản chất của chính quyền Bắc Kinh là bành trướng, thành ra họ bỏ vòi ra không chỉ ở Biển Đông, mà ở châu Phi rồi nhiều nơi khác nữa. Cái phản ứng đó tôi cho là mình cũng thấy trước được, vì vậy chúng ta không sợ phản ứng đó. Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng đối phó lại.

Trước đây cha ông ta đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh là trong hoàn cảnh có thể nói về mặt quốc tế là không có ai ủng hộ chúng ta cả, mà chúng ta đánh thắng một đội quân hùng như vậy là dựa vào nội lực của dân tộc. Trong khi đó tình hình quốc tế bây giờ rất là thuận lợi.

Có thể nói là gần như Trung Quốc hiện nay đang bị bao vây, bởi các nước ở Đông Nam Á, ở Nam Á. Ví dụ Úc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, đó là chưa nói đến sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á gần đây, và việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Cam Ranh, Việt Nam. Mà điểm đầu tiên đến là Cam Ranh thì cũng có một ý nghĩa nhất định.

Chúng ta không chủ trương dựa vào nước này để chống lại nước khác, nhưng dựa vào sức mạnh của quốc tế hiện nay, để bảo vệ những quyền và quyền lợi chính đáng của đất nước chúng ta. Để chống lại bất cứ ai có ý đồ xâm lược, có ý đồ bành trướng lên đất nước chúng ta.

Ngoài ra trong nước qua việc biểu quyết Luật Biển thì thấy gần như là đa số áp đảo, chỉ có một người là chống thôi ! Như vậy chứng tỏ ý chí và nguyện vọng của người dân Việt Nam là chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc. Và việc Quốc hội ra Luật Biển cũng là thể hiện được phần nào nguyện vọng của dân.

Do đó nếu Quốc hội đã ra Luật Biển với điều khoản là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Việt Nam, thì cớ gì hiện nay ví dụ Trung Quốc nâng cấp thành cấp hành chính cao hơn thì tại sao chúng ta lại không để dân biểu tình phản đối. Phản đối việc làm đó của Trung Quốc, và phản đối cái thái độ trịch thượng của họ. Tại sao dân Philippines đi biểu tình được mà dân ta thì không được ?

Chính phủ phải suy nghĩ lại về việc này. Biểu tình vì động cơ chính đáng, động cơ yêu nước thì cứ để cho người dân người ta biểu tình. Nhất là đối với Trung Quốc, phải kết hợp giữa sức mạnh quốc tế với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh nội lực của Việt Nam, thì chúng ta không sợ gì cả.

RFI : Không chỉ thái độ hung hăng của Trung Quốc, việc tăng cường quân sự làm cho thế giới e dè, mà bản thân Trung Quốc cũng có những vấn đề nội tại…

Thật ra bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có lắm vấn đề. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi cũng đang nổi dậy, rồi vấn đề Tân Cương, vấn đề Tây Tạng…Thành ra nói vậy chứ Trung Quốc không phải là mạnh đâu, mà bản thân họ cũng có những điểm yếu của họ, không thể nào tự tung tự tác được.

Tôi nghĩ khi mình có một quyết định đúng đắn nào đó, mà đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối thế này thế kia, chúng ta không ngại điều đó. Mà chúng ta chỉ ngại rằng Nhà nước chúng ta liệu có đủ bản lĩnh, có đủ dũng khí để mà đương đầu với Trung Quốc, những khi họ xâm phạm những quyền và lợi ích chính đáng của đất nước chúng ta, thông qua việc xâm phạm vùng biển, hải đảo của chúng ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Ý kiến cuối cùng của tôi là trước tình hình như vậy - với tư cách đảng viên, tôi đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam, và với tư cách công dân, tôi đề nghị chính phủ Việt Nam - phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết ! Không vì lợi ích của phe nhóm hoặc lợi ích riêng của một ai, mà để cho tình hình xấu đi, để cho những hiện tượng vi phạm an ninh quốc gia như chúng tôi đã nói ở trên ngày càng nghiêm trọng thêm. Nó đe dọa sự tồn vong của đất nước.

Vì vậy tôi nghĩ là người Việt Nam hiện nay phải dồn tất cả mọi nỗ lực, tất cả nghị lực của toàn dân tộc lên trận tuyến chiến đấu chống nghèo nàn, trận tuyến chống tham nhũng, bất công, và trận tuyến chiến đấu chống bành trướng xâm lược của Trung Quốc. Như vậy mới tạo thành sức mạnh của toàn dân tộc để thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay, đối với tình hình kinh tế cũng như an ninh quốc gia đang có những diễn biến hết sức đáng lo ngại, hết sức là nghiêm trọng.

RFI : Xin rất cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120624-bien-dong-lanh-dao-viet-nam-can-co-dung-khi-dat-quyen-loi-quoc-gia-dan-toc-len-tre
2

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Mỹ huấn luyện chuyên viên Việt Nam nghiên cứu biển

ÐÀ NẴNG (NV),23/6/12 - Tàu nghiên cứu khoa học của Hải quân Hoa Kỳ đến Ðà Nẵng một tuần lễ để giới thiệu huấn luyện cho các giới chức khoa học Việt Nam về trang bị và phương pháp nghiên cứu hiện đại của ngành hải dương học.


Tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Ðà Nẵng sáng 22 tháng 6, 2012. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Ðây là lần đầu tiên tàu khảo cứu USNS Roger Revelle đến Việt Nam không chỉ là một cuộc thăm viếng kéo dài một tuần lễ bắt đầu từ ngày 22 tháng 6, 2012 mà để huấn luyện cho các nhà khoa học tại Việt Nam.

Infonet.vn nói rằng “Ðây là chuyến thăm được thực hiện theo ‘Chương trình nghiên cứu hợp tác chung về hải dương học biển Ðông Việt Nam và tương tác biển và lục địa’ giữa Bộ Khoa Học-Công Nghệ Việt Nam và Văn Phòng Nghiên Cứu Hải Quân Hoa Kỳ”.

Tuy là tàu của Hải quân Mỹ nhưng lại do viện đại học UC San Diego quản trị.

“Trong một tuần, 6 giáo sư hàng đầu về lĩnh vực hải dương học trên tàu Roger Revelle sẽ đón các nhà khoa học Việt Nam lên tham quan, tìm hiểu các trang thiết bị, cách bố trí trang thiết bị nghiên cứu. Ðồng thời tiến hành hai nhóm tập huấn cách sử dụng các trang thiết bị này và thực hiện các cuộc nghiên cứu cho 44 nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực hải dương học của Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu biển.” Infonet viết.

Dịp này “tàu Roger Revelle cũng sẽ đón đoàn khách VIP (do phía Hoa Kỳ mời) gồm đại diện lãnh đạo các bộ khoa học công nghệ, công an, tài nguyên-môi trường, các chuyên gia nghiên cứu biển Ðông của Tổng Cục Biển và Hải Ðảo, Viện Hải Dương Học, các viện nghiên cứu, trường đại học có liên quan của Việt Nam lên tham quan tàu.”

Tuy là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3,200 km, Việt Nam chỉ có một cơ quan nghiên cứu hải dương học duy nhất là Viện Hải Dương Học ở Nha Trang vốn là Hải Học Viện ngày trước được phát triển thêm. Ðây chỉ là một nơi trưng bày các mẫu sinh vật biển vừa triển lãm kiếm tiền vừa nghiên cứu nhưng không có tàu nghiên cứu trang bị tối tân.

Cách đây hai năm, một tàu khảo cứu đại dương khác của Mỹ, USNS Bruce Heezen cũng đã đến Ðà Nẵng. Tàu này tới khảo sát các vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên và Quảng Nam trong một thỏa thuận tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Các tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ có trang bị máy thăm dò đáy biển ở độ sâu tới 12km nên có thể tìm được các máy bay bị rơi nằm sâu dưới biển. (T.N.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=150915&zoneid=1
0

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Quan chức người Mỹ gốc Việt và Phi biểu tình phản đối TQ cắm cờ trên bãi Scarborough

21/6/12- NEW YORK - Các lãnh đạo người Mỹ gốc Philippine (Philippines/ Phi Luật Tân) sẽ tham gia với nhóm các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Việt và một số nhà lãnh đạo khác tuần hành ở phía trước trụ sở Liên Hiệp Quốc vào trưa ngày 22 Tháng Sáu 2012 để bày tỏ sự tức giận của họ về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở bãi đá Scarborough của Philippine.


Một nhà báo Trung Quốc cắm cờ trên một bãi đá của Scarborough



Thành viên của đội thám hiểm đại dương Trung Quốc cắm cờ trên một bãi đá khác trong khu vực bãi Scarborough

Tuần này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đăng trên trang web của Đại sứ quán 1 hình ảnh cho thấy các sĩ quan hải quân Trung Quốc cắm cờ Trung Quốc trên bãi chính của Scarborough vi phạm pháp luật quốc tế và bảo đảm trước đó của Trung Quốc với Chính phủ Philippines rằng họ sẽ tránh các hành động khiêu khích và căng thẳng lan tỏa.

Panatag, trong tiếng Tagalog, có nghĩa là yên tĩnh và thanh bình. Đây là nơi có nhiều tranh chấp hải đảo và các rạn san hô ở biển Tây Phi Luật Tân (biển Đông Việt Nam). Tàu của Trung Quốc đã không rút khỏi khu vực này bất chấp lời hứa của Trung Quốc thực hiện với chính phủ Philippines để giải quyết tình hình căng thẳng ngoại giao.

Dẫn đầu các cuộc biểu tình là lãnh đạo của New York thuộc tổ chức US Pinoys for Good Governance (USPGG) với nhà lãnh đạo cộng đồng và nhà từ thiện nữ Loida Nicolas-Lewis tại helm. Nhóm cộng đồng người Mỹ gốc Việt tham gia các cuộc biểu tình chung.

"Đây là phản bội. Đây là một cuộc xâm lược lãnh thổ Philippine. Cắm lá cờ Trung Quốc màu đỏ trên Bãi Scarborough là vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng tôi muốn tranh chấp này phải nhờ Toà án Liên Hiệp Quốc về Luật biển ", Lewis nói. "Trung Quốc đã không đồng ý. Chính phủ Trung Quốc hiếu chiến", Bà nói thêm.

Trong các cuộc biểu tình vào ngày thứ sáu, Chủ tịch Joe Ramos của USPGG ở New York sẽ công bố thông báo kêu gọi toàn cầu thúc giục 4 triệu người Philippines ở Hoa Kỳ, 8 triệu người Philippines ở 220 quốc gia và các đối tác người Mỹ để hỗ trợ chủ quyền của Việt Nam và Philippine trên lãnh thổ của họ chống lại sự xâm lược của Đế quốc Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Việt và gốc Philippine sẽ thúc giục mọi người tẩy chay hàng Trung Quốc. Hiện có khoảng 1,5 triệu người Việt ở Mỹ.

Các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Philippines và Việt sẽ thu hút các CEO (giám đốc điều hành) của các tập đoàn lớn của Mỹ như Walmart, Costco, K-Mart, Home Depot, Sears, JC Penneys và nhiều tập đoàn khác gia nhập "DANH SÁCH ĐỎ" - Không buôn bán hàng hóa Trung Quốc. Điều này sẽ giúp cảnh báo khách hàng của họ về chính sách phi dân chủ của chính quyền Trung Quốc, kêu gọi các hành động can thiệp của quốc tế.

"Một cuộc trình diễn hùng hậu để hỗ trợ và đoàn kết giữa người Philippines và Việt Nam và bạn bè của chúng tôi ở Mỹ sẽ ngăn cản Trung Quốc rằng nó không chỉ đối mặt với các nước nhỏ mà nó có thể dễ dàng bắt nạt, mà còn có những công dân toàn cầu trên toàn thế giới có thể huy động và kích động tư tưởng chống lại Trung Quốc ", Ramos cho biết. "Nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng và rất dễ bị tổn thương," ông nhấn mạnh.

http://www.asianjournal.com/dateline-usa/15-dateline-usa/16354-usp4gg-joins-vietnamese-allies-in-protest-vs-chinas-claim.html

------------------
1

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Cam Ranh ngày về

13/2/12-Cam Ranh từ 2010 đã trở thành một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa, cùng vị thế như Nha Trang. Ngoài quân cảng nổi tiếng Cam Ranh còn có sân bay quốc tế, con đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 và khu nước nóng tự nhiên Ba Ngòi. Cam Ranh lưng dựa vô vùng núi Khánh Sơn, với thương hiệu Sầu Riêng-Khánh Sơn, mắt trải rộng tầm nhìn ra Biển Ðông, cách Trường Sa gần 250 hải lý.


Quang cảnh vịnh Cam Ranh. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Vùng biển giáp với khu du lịch Ngọc Sương của Ninh Thuận là một khu hoang sơ, tuyệt đẹp nhưng còn chưa được khai thác...

Buổi chiều xuống sớm khi mặt trời khuất sau những rặng núi, đứng trong khu Nước Ngọt sát dưới chân núi vắng bóng người xe nghe tiếng hát karaoke lồng lộng thấy một cảm giác rất lạ, nhất là nhìn phía dưới chân núi nơi cửa biển, thấy những cánh quạt nước trong các đìa nuôi tôm quay rào rào, lúc đó mới chợt nhận ra là nông nghiệp Việt Nam “cất cánh” từ một nước thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo không chỉ nhờ vào việc giải tán những tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp, trả lại ruộng đất cho nông dân mà còn nhờ rất nhiều vào việc “điện khí hóa” với đường dây 500KV kéo từ Bắc vô Nam vượt qua những đèo, những núi, những sông và cả những định kiến chỉ trích hết lời của báo chí Việt Nam thời của thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt, người quyết định và quyết tâm phủ lưới điện quốc gia.

Cũng trong những buổi chiều hôm nơi cửa biển, chúng tôi bắt gặp những người đồng bào dân tộc, quần cụt, lưng trần lặn lội mò cua bắt ốc cả buổi cho đến khi trời tối sẫm được vài ký ốc móng tay đem bán cho những người nuôi tôm được 10 ngàn đồng 1 ký. Trong khi những chủ đìa tôm phía trong thì rất mong mua được những đìa tôm sát cửa biển không phải để nuôi tôm mà để “đón gió” vì nghe nói Nhật Bản sắp vô xây dựng một nhà máy đóng tàu và như vậy theo họ thì tiền đền bù giải tỏa sẽ có giá rất cao (?).


Nhà máy nghiền xi măng ở Cam Ranh. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Sát bên những đìa tôm của người dân chúng tôi thấy có một khu rất rộng lớn, đường sá khang trang, hỏi thăm những người dân thì được biết đó là khu nuôi trồng thủy hải sản của bộ và khu nghiên cứu phát triển giống tôm. Nghe tên thì “kêu” và loằng ngoằng vậy, nhưng thực chất theo người dân thì từ cả chục năm trước, sau khi lấy đất của dân rồi bỏ ra mấy chục tỉ đồng lập ra cái trung tâm này, kết quả là nuôi cái gì thất bại cái đó và chẳng hề phát triển được cái giống tôm nào, cuối cùng... bỏ hoang. Gần đây trung tâm được đem cho tư nhân thuê lại với giá “bèo,” dù sao người dân làm ăn vẫn hiệu quả hơn. Nghe chuyện trung tâm nghiên cứu thủy hải sản xong chúng tôi không khỏi ngao ngán vì biết trên cái đất Việt Nam này có rất nhiều các trung tâm nghiên cứu nọ kia, nhưng hầu như chẳng đem lại một lợi ích gì ngoài việc tiêu tốn tiền thuế là mồ hôi, nước mắt của người dân.

Ðứng trước khu nước nóng Ba Ngòi, nhìn ra phía xa chúng tôi thấy sự vươn cao của những ống khói công nghiệp, hỏi thăm thì được biết đó là khu nghiền xi-măng thuộc nhà máy xi-măng Hà Tiên.

Từng có nhiều dịp ra miền Trung, chúng tôi thấy thế mạnh của miền Trung là du lịch biển với những bờ biển với khung cảnh tuyệt đẹp, nhưng chúng tôi cũng nghe rất nhiều lời than phiền của du khách về việc “phát triển công nghiệp” không đúng chỗ làm phá vỡ cảnh quan, môi trường. Họ còn ví von là, một bên mở nhà hàng sang trọng, một bên mở lò rèn đập búa chan chát suốt ngày đêm thì thực khách nào mà dám tới ăn?


Bè nuôi tôm trên vịnh Cam Ranh. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Về Cam Ranh chúng tôi cũng tình cờ gặp và nghe một cựu binh kể chuyện Trường Sa.

Theo lời người cựu binh thì trong trận chiến Trường Sa năm 1988, ông ta và đồng đội hoàn toàn bị bất ngờ. Lúc đó, Hải Quân Việt Nam điều ba chiếc tàu vận tải chở vật liệu ra xây dựng căn cứ tại các đảo chìm. Khi gặp tàu Trung Quốc phát loa cảnh cáo, phía Việt Nam còn đưa “lương khô” dứ dứ về phía tàu Trung Quốc để đùa vì nghĩ rằng họ không dám nổ súng, vì cũng ỷ y là có “anh Hai” Nga cộng chống lưng. Không ngờ, quân Tàu nã đại bác thật, ba chiếc tàu vận tải của Hải Quân Việt Nam bị bắn chìm mà chưa hề bắn trả, vì ngay cả súng cá nhân có người chủ quan còn chẳng đem theo. Tàu chìm, binh sĩ lớp chết, lớp bị thương, lớp bị bắt làm tù binh, rất ít người bơi thoát được về các đảo nổi.


Sau trận chiến Trường Sa 1988, khi mà lúc đó hạm đội Thái Bình Dương của Nga (lúc đó còn là Liên Bang Xô Viết) đang đóng tại quân cảng Cam Ranh cách nơi xảy ra cuộc chiến không quá 250 hải lý mà không hề động tĩnh, cục cựa gì. Quá ê chề trong việc làm đồng minh quân sự và ý thức hệ với anh chàng “khổng lồ chân đất sét,” Việt Nam chuyển dần sang đa phương hóa các quan hệ ngoại giao, kinh tế và gần đây thêm cả quân sự.

Theo lời người cựu binh Trường Sa nói với chúng tôi, thì Cam Ranh chỉ có thể “cất cánh” để phồn vinh khi mà từ bỏ cái tư duy luôn xem Cam Ranh là mảnh đất của quân sự, nhả “cục xương” quân cảng ra thì Cam Ranh mới khá lên được.

Ðiều người cựu binh Trường Sa nói có thể đúng, nhưng khó là cho dù Cam Ranh có tất cả từ cảng biển tốt nhất, sân bay quốc tế, đường bộ, đường sắt thì Cam Ranh vẫn là một đô thị nhỏ thuộc tỉnh. Mà trong một nước trung ương tập quyền như Việt Nam thì Cam Ranh cũng khó mà tự do phát triển, trừ khi Cam Ranh được hưởng quy chế của một “đặc khu kinh tế,” điều đó có lẽ phải nghĩ tới bởi vị thế quá đặc biệt của Cam Ranh, bởi lẽ kinh tế Việt Nam cũng đang hướng ra biển và ngay cả vấn đề an ninh quốc phòng cũng phải mạnh ngay từ phía khơi xa chứ không thuần là phòng thủ bờ biển.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=144513&z=307
0

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Video: Phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa

Phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa của Đạo diễn Bùi Tuấn phát sóng lúc 21h35 ngày 15/12/2011 trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam.



Bộ phim tài liệu “Đồng vọng với đảo xa” kể về tình đoàn kết quân dân, tình cảm ấm áp và sự kỳ vọng từ đồng bào trên đất liền hướng đến các chiến sĩ hải quân đang canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


“Đồng vọng với đảo xa” là những câu chuyện cảm động của những người lính đảo xa vượt qua khó khăn gian khổ, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ với niềm tin đất liền, nhân dân cả nước lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc.

Bộ phim cũng tiếp thêm lời khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và tôn vinh truyền thống gắn bó quân với dân một ý chí trong tình yêu quê hương đất nước.

Theo VTV.vn
0

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chở mùa xuân ra đảo


Những con tàu chở mùa xuân ra Trường Sa
QĐND - Thứ Năm, 15/12/2011, 19:50 (GMT+7)

QĐND Online - Áp thấp nhiệt đới tràn về, biển động mạnh, những đợt sóng lớn chồm lên hung hãn…Nhưng Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân vẫn quyết định điều động những con tàu “vượt biển” chở cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ “thay quân”. Chuyến đi này còn chở lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 146 mang mùa xuân ra đảo. Những món quà từ đất liền theo tàu ra đảo là tất cả sự nồng ấm, sâu nặng nghĩa tình quân – dân cả nước đối với Trường Sa thân yêu…

chở mùa xuân ra đảo

Lính trẻ lần đầu ra Trường Sa

 

Những món quà nặng nghĩa tình

Chiều 15 – 12, Quân cảng Cam Ranh rộn ràng như ngày hội. Những chiếc ô tô tải nối đuôi nhau chở các loại rau củ quả tươi sống tiếp tế cho đảo. Hàng tươi sống ngoài rau củ quả còn có lợn, gà. Cánh lính trẻ hối hả vận chuyển hàng lên boong tàu.

Trước giờ ra khơi, chúng tôi được nghe Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó chính ủy Vùng 4 Hải quân tâm sự: “ Trường Sa là điểm cực Đông của Tổ quốc nên thường đón xuân sớm. Hơn một tháng nữa mới đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng những chuyến tàu ra đảo đã mang mùa xuân đến sớm với quân – dân Trường Sa”.

Tiếng một chiến sĩ trẻ vang lên: “Chuyến này ra tàu chở nhiều lợn, lính đảo không cần phải lấy thịt cầy làm nhân bánh chưng nữa rồi!”. Chuyện lính đảo dùng thịt cầy làm nhân bánh đã thành nét đặc trưng không “đụng hàng” ở Trường Sa.

Để cho những chuyến tàu mang mùa xuân ra đảo những người ở lại đất liền chuẩn bị công phu với gần 250 mặt hàng, nhiều gấp 4 lần so với những chuyến tàu ra đảo thường ngày. Các mặt hàng gửi đến Trường Sa lần này mang hương vị khắp mọi miền Tổ quốc, từ gạo nếp, miến dong, tiêu… của miền Bắc; hành tỏi, măng khô, 5 tấn rau xanh… của miền Trung; bia Sài Gòn, bánh quy Kinh Đô, 49 cây mai nhựa… của miền Nam. Tất cả góp thêm vào đời sống vật chất để quân và dân Trường Sa đón Tết. Những mặt hàng phục vụ đời sống tinh thần như: 3.000 lá cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu, ti vi, âm li, loa đài, áo sơ mi, kéo cắt tóc, tú lơ khơ, cờ tướng… đều được đồng bào, chiến sĩ cả nước gửi tặng Trường Sa.


Đại úy Văn Minh Duân và vợ con quyến luyến trước giờ ra đảo

 

Những chiến sĩ vai trần nối nhau khuân hàng chất từng đống. Những cành đào, mai được các chiến sĩ cẩn thận chuyển xuống phòng câu lạc bộ...

Đặc sản tinh thần” trong mỗi dịp xuân về, Tết đến của bộ đội Trường Sa là những cánh thư từ hậu phương. Tuy thông tin, liên lạc bằng điện thoại di động giữa đất liền với đảo đã dễ dàng, nhưng thành thông lệ, những cánh thư từ hậu phương vẫn là nỗi chờ mong, là nguồn động viên vô bến, vô bờ. Vì thế trên những con tàu ra đảo lần này đầy ắp những phong thư…

Đứng trên quân cảng bời bời gió, Thượng tá Nguyễn Văn Thuân, Phó Lữ đoàn trưởng Quân sự Lữ đoàn 146 hài lòng phát biểu: “Mỗi dịp xuân về, Tết đến, quân dân, đồng bào cả nước đều hướng về Trường Sa thân yêu với tất cả sự quan tâm, lo lắng, đó là nguồn động viên to lớn giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Tiếng Thượng úy Lê Minh Phúc, Thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 át cả tiếng gió: “Tất cả cán bộ, thủy thủ tàu Trường Sa – 22, HQ – 996 và HQ – 936 đã sẵn sàng ra khơi mang theo những món quà nặng tình quê hương đến với quân – dân huyện đảo Trường Sa!”.


Vận chuyển hàng hóa lên tàu ra Trường Sa

 

Phút chia tay đầy lưu luyến

Bất kỳ chuyến tàu nào cuối năm ra Trường Sa, trước giờ nhổ neo rời bến, trên quân cảng Cam Ranh đều đông nghịt người. Họ là cán bộ, chỉ huy đơn vị, là người thân, bạn bè đến chia tay, động viên các chiến sỹ ra đảo thay ca thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Gương mặt lính đảo và người thân trong giây phút tiễn đưa bùi ngùi, xúc động. Những lời chúc thắm thiết, những cái bắt tay ấm nồng và có cả những nụ hôn ngọt ngào, yêu thương. Tất cả hòa lẫn vào tiếng máy, tiếng gió, tiếng sóng nghe âm vang…


Thượng úy Nguyễn Tiến Lực hôn con trai trước giờ tàu rời cảng

 

Tận mắt chứng kiến phút giây bùi ngùi, lưu luyến ấy, chúng tôi vô cùng cảm động. Ở một góc cầu cảng, chị Nguyễn Thị Thu Hà ôm con trai Nguyễn Việt Tiến (2 tuổi) vào lòng, hai mắt cứ rưng rưng. Hai mẹ con chị chia tay chồng, cha là Thượng úy Nguyễn Tiến Lực ra đảo An Bang trong Tết này. Còn Đại úy Chuyên nghiệp Văn Minh Duân cố nấn ná bên vợ và con trai thêm vài giây phút cuối trước lúc lên tàu ra đảo. Đã ba lần tiễn chồng đi đảo, vậy mà nước mắt chị Trương Thị Bích Thảo vẫn trào ra.

Chị Trần Thị Hồng Xoan, phu nhân Trung tá Trần Như Hải, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca trông bản lĩnh hơn. Đứng nép bên chồng, chị Xoan tâm sự: “Vợ chồng tôi quê Đức Thọ (Hà Tĩnh). Anh ấy đi xa, tôi và các con ở nhà sẽ vất vả hơn bởi thiếu đi bàn tay chăm sóc của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Nhưng vì nhiệm vụ của người lính, nên tôi cố gắng cáng đáng công việc đoàn thể và nuôi dạy ba con để anh ấy yên tâm lên đường canh giữ đảo xa!”.

Nghe chị Xoan nói vậy, anh Hải ôm con gái Trần Thị Khánh Huyền vào lòng hôn như mưa lên đôi má có lúm đồng tiền của cháu,  rồi âu yếm dặn dò vợ: “Em ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe, nhớ bảo ban các con phấn đấu học tập tốt, ngoan ngoãn. Anh sẽ thường xuyên điện thoại về cho mẹ con!


Mang mùa xuân ra đảo

 

Thương nhất phải kể tới cô giáo Lữ Thị Bích Trâm. Vội vàng gửi tiết học cho đồng nghiệp dạy thay, chị hớt hải len lỏi trong dòng người trên quân cảng mới vào gặp được người yêu là Thượng úy Dương Xuân Tình, Phó chỉ huy trưởng đảo Đá Lớn B. Hết bẻn lẽn ngước mắt nhìn người yêu rồi kín đáo quay mặt lau vội dòng nước mắt, giọng Trâm bùi ngùi: “Tết nay chúng em định tổ chức làm lễ dạm ngõ, vì nhiệm vụ nên đành gác lại năm sau. Chấp nhận yêu lính đảo xa thì phải biết chờ đợi. Nếu không thủy chung chờ nhau, tin tưởng vào tình yêu thì khó mà vượt qua thử thách!”.

Chỉ còn vài chục phút nữa là đến “Giờ G”. Những con tàu chuẩn bị hú lên ba hồi còi gióng giả chào đất liền rồi sẽ lướt sóng ra khơi mang theo mùa xuân tới đảo để góp phần cho người lính ở nơi xa ấy chắc tay súng, vững niềm tin, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ mùa xuân vĩnh hằng, bất tận của đất nước mãi mãi bình yên…

Bài và ảnh: Phan Tiến Dũng

0