Chú thích: "Paracel Is." (Paracel Islands) nghĩa là Quần đảo Hoàng Sa. Chữ "CHN" là viết tắt của chữ China (Trung Quốc).
Một thông tin từ trang mạng Hoàng Sa (hoangsa.org) của giới trẻ Sài Gòn đã khám phá rằng, quyển bản đồ thế giới Atlas đang bán nhà sách Fahasa tại Sài Gòn, “trong đó in Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Nhưng lại không chú thích gì ở Trường Sa trong khi VN đang hầu hết quản lý các đảo ở Trường Sa.”
Có phải TQ đã mua chuộc các học giả ở công ty Atlas, hay vì công ty này muốn bán bản đồ ở TQ nên phải chìu Bắc Kinh thay vì Hà Nội? Nhưng tại sao lại bán sách này ở VN? Chính thức, chưa có câu trả lời.
Căng thẳng không chỉ là quân sự, mà còn là giao thương: bản tin Reuters hôm Thứ Hai 5-3-3012 cho biết Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu đồng thuận hôm Thứ Hai để cho chính phủ quyền đánh thuế các mặt hàng bao cấp từ TQ và VN. Dự kiến Hạ Viện Mỹ sẽ chấp thuận dự luật naỳ vào Thứ Ba, rồi sẽ gửi lên TT Obama ký thành luật.
Hiện thời các thuế hải quan đang bảo vệ 80,000 việc làm của dân Mỹ, thuộc các ngành thép, giấy nhôm, giấy, hóa chất và sản phẩm khác từ TQ và các túi nhựa mua sắm từ VN. Tuy nhiên, TQ có thể sẽ trả đũa thương mại Hoa Kỳ.
Báo Philippine Daily Inquirer hôm 6-3-3012 ghi lời Ngoại Trưởng Phi Albert del Rosario kêu gọi TQ phải có trách nhiệm hơn để giữ gìn hòa bình, thịnh vượng và ổn định khu vực. Ông nói, Phi sẽ nhận từ Mỹ năm nay ít nhất 144.66 triệu đô viện trợ quốc phòng, tăng 21.4 triệu so với viện trợ năm ngoái.
Trong khi đó, giảng viên Lê Hồng Hiệp từ Đại Học Quốc Gia VN, chuyên ngành quan hệ đối ngoại, viết bài trên báo The Diplomat hôm 5-3-2012, nhan đề “Vietnam Eyes Middle Powers,” giải thích tại sao VN không dám quá thân với Mỹ.
Ông viết rằng, VN nhấn mạnh kết thân với các nước trung gian như Úc nhằm ngăn ngừa sức tăng quân sự TQ có thể làm hại. Vì trong quá khứ, khi TQ tấn công VN năm 1979, lấy cớ dạy VN một bài học vì VN can thiệp quân sự vào Cam Bốt, nhưng các hồ sơ sau này tiết lộ cho thấy lý do quan trọng nhất là VN liên minh quốc phòng với Liên Xô.
Nhưng GS Lê Hồng Hiệp nói khi VN kết thân quân sự với Úc cũng là đặt một nền tảng kết thân quân sự với Mỹ, vì Úc là đồng minh lâu đời của Mỹ.
Trong khi đó, RFI loan tin rằng hôm Thứ Hai 5/03/2012, phát biểu trong phiên họp đầu tiên kỳ họp thường niên của Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố cần phải tăng cường khả năng của quân đội giành chiến thắng trong các cuộc «chiến tranh cục bộ» trong thời đại công nghệ thông tin.
Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói : «Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của lực lượng vũ trang để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ, thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin».
Theo hãng tin AFP, thủ tướng Trung Quốc đã phát biểu như trên vào lúc Bắc Kinh ngày càng có thái độ quyết đoán, khẳng định chủ quyền của mình trong các vùng biển đang có tranh chấp với những nước láng giềng.
RFI nhắc rằng, hôm Chủ Nhật phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỷ euro, tương đương 106.7 tỷ đôla Mỹ.
Bản tin khác của RFI ghi theo Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao của Nhật Bản và Philippines hôm 3/3/2012 cho biết lần đầu tiên lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia các cuộc tập trận chung Mỹ Philippine dự kiến bắt đầu vào đầu tháng Tư tới đây.
Ngoài ra quân đội Úc và Hàn Quốc lần đầu tiên cũng được mời tham gia cuộc tập trận có tên gọi «Balikatan» theo tiếng Philippines có nghĩa là «kề vai sát cánh».
Các cuộc tập trận chung với sự tham gia của nhiều quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như vậy được coi như động thái đáp lại các hoạt động phô trương sức mạnh gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
RFI ghi thêm, một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) như Việt Nam và Singapore cũng sẽ tham gia cuộc tập trận nói trên.
Đặc biệt, “Cuộc tập trận dự kiến kéo dài một tuần. Địa điểm thao diễn chính sẽ là khu vực đảo Palawan của Philippines và các vùng lân cận trong Biển Đông.”
Theo: Việt Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét