Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Ngư dân Việt chứng kiến Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma

Nhìn từ đảo Cô Lin sang Gạc Ma có thể thấy những bãi cát trắng xóa, các cần cẩu và tàu chiến Trung Quốc túc trực xung quanh đảo.

Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.

Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.

'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.


Các phương tiện của Trung Quốc tham gia xây dựng tại bãi Gạc Ma

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.

Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.

Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.

Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.

Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Trường Sa

Báo cáo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết,Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng  5 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Philippines hồi tháng 3 đã tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma.

Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong hai năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi đường băng hoạt động.


Thành Luân - Báo Đất Việt

TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa

Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.

Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.

Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.

Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.

Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.

Trung Quốc lên án tiếp

Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.


Ngư dân Trung Quốc đã định cư trên quần đảo Hoàng Sa

“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.

Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.

“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.

Nguồn: BBC
0

Ngư dân Việt chứng kiến Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma

Nhìn từ đảo Cô Lin sang Gạc Ma có thể thấy những bãi cát trắng xóa, các cần cẩu và tàu chiến Trung Quốc túc trực xung quanh đảo.

Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.

Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.

'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.


Các phương tiện của Trung Quốc tham gia xây dựng tại bãi Gạc Ma

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.

Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.

Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.

Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.

Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Trường Sa

Báo cáo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết,Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng  5 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.

Chính phủ Philippines hồi tháng 3 đã tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma.

Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong hai năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi đường băng hoạt động.


Thành Luân - Báo Đất Việt

TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa

Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.

Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.

Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.

Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.

Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.

Trung Quốc lên án tiếp

Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.


Ngư dân Trung Quốc đã định cư trên quần đảo Hoàng Sa

“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.

Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.

“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.

Nguồn: BBC
0

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Trung Quốc tăng cường phát triển trên Quần đảo Hoàng Sa

11/11/2012- BẮC KINH - Trung Quốc tăng cường phát triển trên một hòn đảo tranh chấp Biển Đông, một người đứng đầu chính quyền địa phương cho biết, trong một động thái có thể làm nóng vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang phát triển với các nước láng giềng.


Đảo Phú Lâm (thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)

Bước kế tiếp sẽ là bước phát triển đường giao thông, hệ thống cấp và thoát nước trong cái gọi là "Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, một trong những hòn đảo tạo nên chuỗi đảo tranh chấp Hoàng Sa, Luo Baoming, chủ tịch Hải Nam nói trên truyền hình nhà Trung Quốc nước hôm thứ bảy.

Ông Luo cũng cho biết Trung Quốc sẽ thực thi "quyền lợi hợp pháp" trong khu vực, trong đó bao gồm các quần đảo khác là đối tượng của các tuyên bố tranh chấp của các nước châu Á.

Bắc Kinh đã làm Việt Nam tức giận và gây ra mối lo ngại ở Washington khi công bố việc thành lập một thành phố mới và đồn trú quân sự tại Tam Sa vào tháng Bảy.

Quần đảo, dưới sự kiểm soát của tỉnh Hải Nam, sẽ có quyền kiểm soát hành chính trên một khu vực không chỉ bao gồm quần đảo Hoàng Sa, mà còn ở Quần đảo Trung Sa, một quần đảo san hô về phía đông, và quần đảo Trường Sa ở phía nam (so với Hoàng Sa).

Chủ quyền của mỗi quần đảo vẫn còn là một vấn đề tranh chấp.

"Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi ở Biển Đông, chúng tôi đang phối hợp giữa các phòng ban có liên quan để thiết lập một đơn vị hành chính thống nhất, và thực thi pháp luật hiệu quả hơn", Luo nói.

Phương tiện truyền thông trong nước báo cáo hồi tháng Tám rằng công việc đã bắt đầu trên cơ sở xử lý nước thải và chất thải của hòn đảo khoảng 1.000 cư dân.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, là tuyến đường hàng hải quan trọng và là nơi dự trữ dầu khí lớn đã được kiểm chứng.

Việc công bố cái gọi là "Tam Sa" vào tháng Bảy dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam, nói rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế.

Philippines, tham gia vào một vụ tranh chấp trên quần đảo Trường Sa, triệu hồi đại sứ Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh triển khai quân đội trên hòn đảo.

Theo AFP
0

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Ngư dân đảo Lý Sơn bị đe dọa tước đoạt kế sinh nhai bao đời

09/11/2012- (Toquoc)-Trung Quốc dùng vũ lực bắt giam, đánh đập các ngư dân Việt Nam. Đòi hỏi về “vùng nước lịch sử” của họ bị bác bỏ bởi các bằng chứng lịch sử.

Những người dân đánh cá tại Biển Đông bị những cuộc tranh chấp lãnh thổ biển đảo do Trung Quốc gây ra đe dọa miếng cơm manh áo.

Áp đặt và cướp đoạt bằng vũ lực

Tờ Nhật Báo Hoa Nam Buổi sáng ngày 3/11/2012 đã đăng bài miêu tả cuộc sống của những người dân đảo Lý Sơn ra khơi đánh cá luôn gặp họng súng của lính Trung Quốc. Chiếc thuyền gỗ mà Trần Hiển làm thuyền trưởng đã bị lính Trung Quốc phát hiện. Trần Hiển, cùng các ngư dân bị bắt giữ, bỏ tù và đồ dùng đánh cá bị tịch thu. Những kẻ bắt giữ là các lính Trung Quốc đi trên các tàu tuần tra do Bắc Kinh phái tới để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiến hành tuần tra tại các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, áp đặt các lệnh cấm đánh bắt cá, đuổi các tàu thuyền nước ngoài ra xa các khu vực ngư trường truyền thống.

“Họ dùng vũ khí. Họ chĩa súng vào chúng tôi, buộc chúng tôi ra khỏi khoang thuyền, sau đó nhảy xuống thuyền và bắt chúng tôi”. Hiển cho biết tháng 3 vừa rồi Hiển bị bắt cùng với 10 ngư dân khác tại vùng biển gần Hoàng Sa và bị giam giữ 49 ngày.

Hiển nói: “Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời khi tôi nằm trong nhà tù của Trung Quốc. Họ tịch thu lưới và dụng cụ đánh cá cùng máy định vị. Tôi rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa”.


Thuyền của ngư dân đảo Lý Sơn chuẩn bị ra khơi đánh cá: “Những người đánh cá tại đảo xem ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa như những vườn tược của họ, như những cánh đồng lúa của họ”. (Ảnh Nhật báo Hoa Nam buổi sáng)

Hiển và các ngư dân trên thuyền cùng bị giam giữ với các ngư dân trên một thuyền đánh cá khác của Việt Nam bị bắt cùng ngày. Cả hai thuyền trưởng bị đánh đập. “Không bao giờ đủ đồ ăn cho 21 người”.

Một quan chức theo dõi nghề cá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, các nước giáp Biển Đông khuyến khích việc đánh cá xa bờ và tăng cường sự hiện diện tại vùng lãnh hải của họ.

Bắc Kinh chiếm Hoàng Sa trong một cuộc hải chiến ngắn với quân đội Nam Việt Nam năm 1974 và cũng đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Tiến sĩ Sam Bateman, chuyên gia hàng hải của Trường Đại học kỹ thuật Singapore cho rằng “tình hình thực sự nguy hiểm khi một thuyền đánh cá bị tàu tuần tiễu bắn, có thể dẫn tới phản ứng mạnh của phía bên kia".

Những người dân đánh cá ở đảo Lý Sơn bị sốc khi thấy họ rơi vào trung tâm của cuộc tranh chấp quốc tế chỉ đơn giản vì họ đánh cá tại những ngư trường nơi thế hệ này nối tiếp thế hệ khác sinh sống dựa vào nghề cá.

Ông Phạm Hoàng Linh cán bộ ở đảo Lý Sơn nói: “Những người đánh cá tại đảo xem ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa như những vườn tược của họ, như những cánh đồng lúa của họ”.

Nếu không có giải pháp, xung đột hầu như không tránh khỏi khi các ngư dân Lý Sơn nói rằng họ sẽ tiếp tục đánh cá tại những vùng nước mà Trung Quốc tranh chấp. Anh Khuẩn, một ngư dân, nói: “Đó là nghề thu nhập kiếm sống duy nhất của chúng tôi. Đó là lãnh thổ của chúng tôi, là lãnh hải của chúng tôi. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền của mình và chúng tôi sẽ tiếp tục đánh cá”.

Trung Quốc không có quyền gì với đòi hỏi “vùng nước lịch sử”

Việc đi lại bằng thuyền tại Biển Đông đã có từ thời cổ đại. Cư dân trong vùng biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển. Kỹ thuật đi biển xuất hiện sớm nhất ở vùng duyên hải khoảng 8000-9000 năm trước và đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Những hình thuyền dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn cho biết điều đó. Trên tường khu đền Borobudur còn lưu lại các phù điêu hình con thuyền buồm lớn nhiều mái chèo, gần giống với những hạm thuyền của người La Mã cổ đại.

TS. Renato Cruz De Castro, Giáo sư Quan hệ quốc tế, Đại học De La Salle, Manila, Philippines, phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Hà Nội, ngày 4-5/11/2011, nêu bật sự hình thành dân cư Đông Nam Á gắn với hoạt động trên vùng biển chung này từ rất lâu trước các ghi chép của người Trung Quốc: “Không có gì nghi ngờ rằng các nhà hàng hải và ngư dân Trung Quốc đã đi qua Biển Đông trong hai nghìn năm qua. Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng rằng tổ tiên của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay cũng đi qua và đánh cá ở các đảo đó rất lâu trước bất kỳ ghi chép nào của Trung Quốc. Xét quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cằn cỗi và không thích hợp cho con người sinh sống, dân cư thời tiền sử của các quốc gia Đông Nam Á đã đánh cá và khai thác kinh tế các nguồn tài nguyên ở Biển Đông thậm chí trước cả triều Hán và triều Minh. Các quốc gia ven Biển Đông (như Philippines, Indonesia và cả Đài Loan) đều được định hình từ những dân cư đi biển, những người đã đến vùng đất này qua một số làn sóng nhập cư từ rất xưa khoảng 25.000 năm trước. Không có gì nghi ngờ rằng những người đi biển này đã đi qua và đánh cá ở Biển Đông, giống như những gì mà con cháu họ đang làm hiện nay. Do đó, bình luận về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với Biển Đông, một chuyên gia Hoa Kỳ về các vấn đề hàng hải đương đại lưu ý rằng:

"…Không có bằng chứng chỉ ra lợi ích kinh tế độc nhất của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đối với các đảo hay khu vực xung quanh các đảo ở Biển Đông. Thay vào đó, bằng chứng cho thấy điều ngược lại - rằng các vùng biển ở Biển Đông và đảo nằm rải rác ở đó…từ bao thế kỳ nay đã trở thành khu vực đánh cá và tuyến đường thương mại chung của các cư dân trong khu vực. Thực sự, việc sử dụng chung lâu đời này cho thấy Biển Đông đã phát triển như một vùng biển khu vực chung, ở đó các bên theo đuổi các lợi ích của mình mà không phải lo sợ bị chính quyền của các quốc gia khác làm phiền”./.

Nguồn: Tổ quốc
0

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

06/11/2012- “Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản.Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”... Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài "Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.

(NLĐO) - Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.

Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.


Giữ gìn chủ quyền biển đảo ở đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh: Huỳnh Nga

Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.

Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.

"Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình". Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.

Nguồn : nld.com.vn

http://nld.com.vn/20121106111317548p0c1002/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop.htm (Báo Người lao động đã gỡ bỏ bài này)

http://www.tinmoi.vn/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop-111098983.html

1

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Trung Quốc tăng cường xây dựng thành phố mới trên đảo Việt Nam


"Thành phố Tam Sa" bao gồm 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

04/11/2012- Hải Nam, Trung Quốc - Thành phố trẻ nhất Trung Quốc - Tam Sa, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh tùy tiện đặt dưới sự quản lí của tỉnh Hải Nam, vừa tròn 100 ngày. Các giới chức Trung Quốc nói rằng việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng một thành phố "thân thiện" với môi trường "rất suôn sẻ".

Một loạt các dự án cơ sở hạ tầng đang được triển khai, với một khu đầu tư phức hợp trị giá hơn 10 tỷ nhân dân tệ. Các dự án này bao gồm các bến cảng, xử lý nước thải và khử mặn nước biển.


Trên Đảo Phú Lâm (thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), công trình nhà máy tách muối nước biển đang được xây dựng với năng lực xử lí 1.000 tấn nước mỗi ngày, có thể cung cấp rất nhiều nước uống cho người sống trên đảo.

"Tam Sa" cũng sẽ được xây dựng trường học, bệnh viện, tàu thuyền cung cấp hàng hóa nhiều hơn để giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.


Trong khi đó tại vùng biển Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ năm 1974, nước này vẫn ngang nhiên tiến hành các phương án xác định chủ quyền Hoàng Sa là của họ bất kể sự phản đối của Việt Nam. Trong nhiều năm qua dưới hình thức hoạt động và phát triển đều được họ gọi là thành phố Tam Sa.


Hải quân Trung Quốc trong lễ bổ nhiệm các quan chức cho TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm.

Trung Quốc liên tục xây dựng các căn cứ dân và quân sự trên khu vực mà họ gọi là Tam Sa nhằm đánh lừa dư luận thế giới cũng như tạo cảm giác Tam Sa là một phần đất thuộc Trung Quốc.

Sau nhiều chuẩn bị Trung Quốc vừa tổ chức lễ kỷ niệm 100 ngày thành lập Tam Sa bất kể lịch sử chứng minh rằng họ mới chỉ đặt chân lên Hoàng Sa vào năm 1974.

Theo báo chí Trung Quốc thì số tiền bỏ ra cho các cơ sở hạ tầng trên các đảo lên tới nhiều tỷ Nhân Dân Tệ với mục đích xây dựng và phát triển các cơ sở kiên cố để thị uy đối với Việt Nam và các nước đang tranh chấp.

Thành phố Tam Sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được Trung Quốc ngang nhiên thành lập vào tháng 7 năm 2012.

Một mặt ngồi vào bàn hội nghị bàn bạc về DOC tại Campuchia, một mặt ngang nhiên tổ chức 100 ngày thành lập Tam Sa, Trung Quốc đã khiến nhiều người ngạc nhiên về mức độ chịu đựng của ASEAN về tính cách hai mặt này.


Theo Truyền hình Trung Quốc/ Đài RFA
-------
0

Ngư dân Việt Nam bị bắt khi căng thẳng biển Đông leo thang

03/11/2012- Đảo Lý Sơn, Việt Nam (AFP) - Lúc lính tuần duyên vũ trang của Trung Quốc phát hiện chiếc tàu cá bằng gỗ của ngư dân Trần Hiển trong hải phận tranh chấp, họ bắt ngay chiếc tàu, bắt đi toàn thể ngư dân trên tàu, tống giam thuyền trưởng Hiển.


Ngư dân Quảng Ngãi đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!"

Nhiều thế hệ người dân đảo Lý Sơn Việt Nam đã khinh thường bão tố cùng nhiều mối hiểm nguy khác để đem cho được cá về nhà, nhưng nay lại phải đấu tranh với lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh phái tới để khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của họ.
Lướt sóng ra khơi với lòng yêu nước cùng với sự thôi thúc phải mạo hiểm thêm nữa trên những dặm khơi cho cá đầy thuyền, những hải đội ngư thuyền châu Á càng ngày càng tiến xa thêm ra tiền tuyến trên sóng nước của vùng biển Á Đông, với mối căng thẳng càng lúc càng tăng vì giành nhau chủ quyền lãnh hải.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khởi sự tuần tiễu hung hăng quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vòng tranhchấp ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Trung Quốc sử dụng những tàu tuần cùng với lệnh cấm đánh bắt để rào chắn tàu kéo lưới của các nước khác từ bên ngoài vùng biển ấy. Đó là cáo buộc của các viên chức và ngư dân Việt Nam.

“Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.

“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói. “Họ lấy mất cả bộ lưới và dụng cụ định vị GPS của tôi. Nay thì tôi ngập trong nợ nần.”

Câu chuyện của anh Hiển chẳng lạ lùng gì – anh và ngư phủ của anh bị bắt giữ cùng ngày với các ngư phủ của một tàu khác. Cả hai thuyền trưởng cùng bị đánh đập, và “không lúc nào có đủ thực phẩm để ăn uống” cho 21 người ngư phủ, anh Hiển nói.

Hà Nội nói hằng trăm đoàn ngư dân của các tàu cá đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ gần Hoàng Sa và Trường Sa trong mấy năm gần đây.

Khu vực cận duyên đã cạn kiệt vì đánh bắt quá mức, đoàn ngư dân gia tăng đông đảo hơn bao giờ hết của Lý Sơn – hòn đảo cách bờ biển Việt Nam 30 km –đành trông cậy vào những chuyến ra khơi đến những vùng đảo tranh chấp để hốt những mẻ lưới đầy cá cơm, cá ngừ, cá nục.

Quân tốt đen trong trận chiến lãnh hải

Hà Nội công bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên những chuỗi đảo mang tên địa phương là Trường Sa và Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam và Trung Quốc mấy trăm km.
Và Hà Nội dùng những ngư dân, ít nhất cũng là sử dụng gián tiếp, để xác định chủ quyền như đã công bố - bác bỏ mọi mưu đồ của Trung Quốc nhằm hạn chế những tàu lưới của Việt Nam, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm của Trung Quốc là một ví dụ.

“Chính phủ ta khuyến khích chúng tôi đánh cá ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì ở đó có nhiều cá và cũng là khu vực đánh bắt của Việt Nam trong nhiều năm nay.” Ông Lê Khuẩn nói với AFP trong ngôi nhà nhỏ của ông trên đảo Lý Sơn.

Các nước trong khu vực đều có chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ để làm giảm áp lực cạn tài nguyên nơi vùng cận duyên, đồng thời gia tăng sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải công bố, một nhân viên cao cấp về ngư nghiệp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói. “Tất nhiên hoạt động trong vùng lãnh hải có tranh chấp nghĩa là phải chạm trán với các nước khác nhiều hơn”

Ông Simon Funge-Smith nói với AFP thêm rằng việc đó cũng làm tăng thêm “áp lực đáng kể” lên khu dự trữ cá của thiên nhiên, đồng thời gia tăng cuộc cạnh tranh giữa những đoàn tàu cá thường là được các chính phủ tài trợ.

Bắc Kinh đã xâm chiếm Hoàng sa, mà họ gọi là Tây Sa theo tiếng Trung Quốc, sau một trận chiến ngắn ngủi với Nam Việt Nam vào năm 1974 .

Trung Quốc cũng giành thêm cả chủ quyền quần đảo Trường Sa, đồng thời Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cùng nhau giành chủ quyền một phần hay toàn phần quần đảo này.

Bắc Kinh thì giành trọn vùng biển mà họ coi là lãnh hải lịch sử, bao gồm toàn bộ diện tích biển Đông.

Khu vực này được xem là nơi tàng trữ những trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là vị trí của những ngư trường quan trọng.

Càng ngày càng thêm nhiều tàu ngư chính của Trung Quốc và ngư phủ của đủ mọi quốc tịch ngang dọc trong hải phận biển Đông. Mối căng thẳng về ngoại giao quanh những quần đảo tranh chấp ngày càng gia tăng. Giới quan sát cảnh báo sự leo thang có thể xảy ra.

“Thực sự có nguy cơ… của một hành động quá đáng từ bất cứ bên nào trong hai phía – chẳng hạn như một tàu cá bị một tàu tuần bắn vào” Đó là lời chuyên viên an ninh hàng hải Sam Bateman thuộc Đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore. Ông nói thêm “Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều trở nên có tinh thần quốc gia cao độ khi phản ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ họ công bố.” Tinh thần yêu nước tăng cao cũng sẽ khiến mỗi bên khó lùi bước, trong khi các chính phủ buộc lòng phải ăn miếng trả miếng, người chuyên viên nói thêm.

Ngư dân Philippines cũng than phiền về sự hiếp đáp của những nhân viên Trung Quốc có vũ trang, ở gần đá Scarborough, khoảng 230 km từ bờ biển Philippines.

Việc tranh giành chủ quyền đã bùng nổ thành tranh chấp lớn về ngoại giao vào tháng tư, khi Manila lên án ngư dân Trung Quốc đánh bắt những giống hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nơi này. Philippines toan bắt giữ những ngư dân này nhưng đã bị hai tàu ngư chính Trung Quốc chạy tới hiện trường ngăn cản.

Và tháng trước, tuần duyên Nam Hàn cũng bắt giữ 23 ngư dân Trung Quốc ở biển Hoàng Hải sau một cuộc xung đột bằng võ lực khiến một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng.

Bị Trung Quốc bắt là điều đáng sợ nhất.

Cộng đồng ngư dân nhỏ bé ở đảo Lý Sơn như bị trúng phải một cơn choáng khi thấy mình ở ngay trung tâm một vụ tranh chấp quốc tế, chỉ vì đánh bắt cá tôm ở những khu vực mà họ từng hành nghề trong bao nhiêu thế hệ đã qua. Một viên chức địa phưong nói với AFP.

“Ngư dân nơi đây coi vùng đánh bắt Trường Sa và Hoàng Sa như vườn ruộng nhà mình.” Viên chức Phạm Hoàng Linh nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn diễn ra tại một ngôi nhà chính phủ, màu sơn vàng đã tróc, toạ lạc trên hòn đảo, trong lúc loa phóng thanh oang oang một chưong trình tuyên truyền thường nhật của Hà Nội, mỗi ngày phát hai lần.

Ông Linh nói bị Trung Quốc bắt là “nỗi sợ kinh hoàng nhất” của khoảng 3000 gia đình ngư dân trên đảo, vì không có thu nhập nhờ đánh được tôm cá- khoảng 100 đến 200 đô la cho mỗi người sau một chuyến ra khơi - nhiều gia đình đứng trước nguy cơ nghèo đói.

“Chúng tôi gắng tập luyện cho ngư dân của mình tránh đụng chạm. Nhưng chúng tôi đang khai thác vùng đánh bắt cá của chính mình, nên không có lý do gì phải sợ hãi.” Ông Linh, cũng là dân Lý Sơn, nói với AFP như vậy.

Nếu không tìm ra một giải pháp, có vẻ như không thể tránh khỏi những cuộc đối đầu thêm nữa khi người ngư dân Lý Sơn nói họ vẫn phải tiếp tục ra sức khai thác vùng biển tranh chấp.

“Đó là nguồn thu nhập duy nhất của chúng tôi. Đó là lãnh thổ, lãnh hải của chúng tôi – chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền, sẽ tiếp tục đánh bắt hải sản.” Ngư dân Lê Khuẩn kết luận.


Theo AFP
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Sắp có game về Trường Sa

03/11/2012- NSX Banana Games chuẩn bị cho ra mắt một tựa game mobile mới mang chủ đề về Trường Sa. Theo đó người chơi sẽ được điều khiển máy bay để tuần tra trên biển đảo và tiêu diệt các tàu hải quân của địch có ý định xâm lăng.

Trong game quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nước X muốn dùng vũ lực để chiếm lấy nên dùng hải quân để xâm lược. Lúc này Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tài chính, vũ khí của các nước chuộng hòa bình nên đã kiên quyết đánh trả để bảo vệ chủ quyền của đất nước.


Người chơi sẽ thực hiện việc điều khiển máy bay tuần tra trên bầu trời Trường Sa. Nếu phát hiện thấy tàu hải quân của địch xuất hiện thì thực hiện ném bom để tiêu diệt. Và mục tiêu của người chơi là không cho hải quân phe địch tiếp cận và bắn sập lá cờ Tổ quốc được đặt trên đảo. Theo đó các loại vũ khí được sử dụng bao gồm bom thường, bom chùm và các loại vũ khí được tiếp viện khác như bom thông minh, bom nguyên tử, tên lửa chống máy bay, tên lửa chống hạm và tiền. Tuy nhiên người chơi cần lưu ý rằng vũ khí sử dụng có loại sẽ tấn công các mục tiêu trên mặt biển, có loại dùng để chống các mục tiêu trên không và có cả loại sẽ tấn công cả 2 đợn vị này.


Được biết vật phẩm, vũ khí hỗ trợ của các phe đồng minh sẽ được thả dù rơi xuống trên biển đảo Trường Sa để người chơi có thể dễ dàng bắt lấy. Một số vật phẩm chuyên việc phòng thủ như Gạch dùng để nâng cấp độ bền cột cờ hay Xăng dùng tiếp nhiên liệu cho máy bay…v…v…Ngoài ra game còn có một số vật phẩm đặc biệt như nghị quyết Liên Hiệp Quốc dùng để phản đối chiến tranh. Khi sử dụng vật phẩm này sẽ có một loạt máy bay của các nước đồng minh ném bom rải thảm hỗ trợ cho Việt Nam. Nếu muốn, các bạn cũng có thể dùng vật phẩm Hối lộ hoặc dùng Tiền để ngưng chiến tranh, lúc này các bạn sẽ được qua màn mà không cần tiếp tục chiến đấu.

Theo chia sẻ của đại diện NSX Banana Games thì game sẽ có tên gọi là Spartly Defence. Dự kiến phiên bản Android (miễn phí và thu phí) sẽ có mặt trên Google Play vào đầu tháng 11/2012. Riêng phiên bản dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS sẽ được phát hành vào cuối tháng.

Theo Việt GameDeV
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông

31/10/2012- Chỉ hơn một tuần lễ sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức bảo vệ chủ quyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 31/10/2012 đã bắn tin cho biết hoàn toàn tán đồng ý kiến này.


Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)

Theo phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc, người ở cả hai bên eo biển Đài Loan (tức là Trung Hoa Lục địa và Đài Loan) có nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.

Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.

Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».

Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku - hiện do Nhật Bản kiểm soát - là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.

Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.

Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.

Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.

Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.

Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.

MP3: Trung Quốc và chiến lược "lãnh địa hóa" Biển Đông:

Nghe:

Theo RFI

0

'Quảng bá sử liệu chủ quyền là cách đấu tranh mạnh nhất'

30/10/2012- Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, không quốc gia nào có những bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mạnh mẽ như Việt Nam. Việc quảng bá các sử liệu này là cách đấu tranh mạnh nhất của nước ta.

Ngày 30/10, trong hội thảo "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, hải đảo của Việt Nam", tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương, Cục trưởng Văn thư lưu trữ Nhà nước cho biết, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông là một điểm nóng chính trị của khu vực hiện nay. Việc đưa ra các tài liệu lưu trữ là bằng chứng xác thực, có tính pháp lý khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. "Nhiệm vụ của các cơ quan lưu trữ là phải tích cực sưu tầm, thu thập và phát huy giá trị nguồn sử liệu này", bà Hương nói.


Bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của Trung Quốc không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: Bảo tàng lịch sử.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Nhã (nhà sử học có công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa) nhận định, không có một quốc gia nào đang tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà có nhiều bằng chứng, tài liệu cấp nhà nước từ trước năm 1909 (bắt đầu có tranh chấp chủ quyền) như Việt Nam. "Việc quảng bá, công bố những sử liệu về Hoàng Sa và Trường Sa là cách đấu tranh mạnh nhất của chúng ta trong việc khẳng định chủ quyền", Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhấn mạnh.

Theo ông Nhã, chúng ta đang có những tài liệu, chứng cứ lịch sử mà các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha... vẫn còn lưu giữ chứng tỏ Trung Quốc đã không thừa nhận chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là sự kiện một chiếc tàu Nhật Bản bị đắm trên vùng biển Paracel (Hoàng Sa) năm 1898 đã yêu cầu công ty bảo hiểm của Trung Quốc phải bồi thường, song chính quyền Trung Quốc cho rằng quần đảo này không thuộc chủ quyền của mình nên không chấp nhận bồi thường.

Nhà sử học cũng cho rằng, trong việc đấu tranh về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến sự chiếm hữu thật sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, thì châu bản của vua Minh Mạng năm 1836 (về sự thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này) là quan trọng nhất. Bởi trong phúc tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (tập châu bản Minh Mạng 55, trang 336) ghi lời châu phê của Vua Minh Mạng "Mỗi thuyền viễn thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ 'Năm Bính Thân (Minh Mạng thứ 17), họ tên cai đội thủy quân phụng mệnh đi đo đạc', cắm cột mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu".

Ngoài ra, Tiến sĩ Nhã cũng dẫn chứng về các châu phê khác của vua thời điểm đó như "thuyền đi đâu, phải cắm cột mốc đến đó để lưu dấu" hay phúc tấu còn ghi "chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật được phái từ Thuận An vào Quảng Ngãi để đi công tác Hoàng Sa"; nhiều châu bản khác của năm 1845, 1847 thời vua Thiệu Trị...

"Đây là những văn bản cấp nhà nước mà không có quốc gia nào có được trước năm 1909. Chúng ta phải dùng những sử liệu này để đấu tranh, bảo vệ chủ quyền", nhà sử học nhấn mạnh.


Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao đổi cũng Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương, Cục trưởng Văn thư Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) sáng 30/10 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.

Để thực sự phát huy giá trị của những nguồn sử liệu quý mà cơ quan nhà nước đang quản lý, theo ông Nhã, cần thay đổi tư duy hài hòa giữa trách nhiệm lưu trữ và trách nhiệm khai thác tài liệu lưu trữ cho nhà nghiên cứu. "Hiện nay người phụ trách lưu trữ văn khố thường chỉ lo trách nhiệm lưu trữ mà không quan tâm đến trách nhiệm cho các người nghiên cứu khai thác tài liệu quý. Nếu tài liệu lưu trữ được tốt mà không phục vụ cho sự khai thác thì lưu trữ để làm gì", nhà sử học đặt vấn đề.

Đáp lại những ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Cục trưởng Văn thư Lưu trữ Nhà nước nhìn nhận việc những người làm công tác lưu trữ chỉ quan tâm đến tài liệu, mục lục và danh sách tài liệu. Trong khi có những điều chỉ các nhà nghiên cứu chuyên sâu, gợi mở thì người quản lý mới biết được những văn bản, những cột mốc nào quan trọng. "Hy vọng hội thảo này là bước khởi đầu cho mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu và những người làm công tác lưu trữ để sự hợp tác và hỗ trợ giữa 2 bên ngày càng thắt chặt hơn", bà Hương chia sẻ.

Hữu Công/ Vnexpress
0

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Công bố nhiều tài liệu quý hiếm về Hoàng Sa, Trường Sa

31/10/2012- Những châu bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, các nghị định, quyết định thiết lập chế độ hành chính ở hai quần đảo này… được công bố tại hội thảo khoa học về biển đảo Việt Nam.

Ngày 30/10, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức tại TP.HCM hội thảo “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, hải đảo của Việt Nam”.


Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước Vũ Thị Minh Hương trao đổi với chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Nguyễn Nhã. Ảnh: Tá Lâm

Bà Nguyễn Hồng Nhung - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết, có 772 tập châu bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại trung tâm, trong đó có một số châu bản về Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể, những châu bản này đề cập đến việc nhà Nguyễn cử người đi khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. “Những châu bản có tại Trung tâm khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này thông qua việc nhà Nguyễn cứu thuyền buôn nước ngoài gặp nạn ở Hoàng Sa và Trường Sa”, bà Nhung cho biết.

Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I còn có nhiều tài liệu gốc quý hiếm bằng tiếng Pháp quy định về việc đi lại qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam…

TS Nguyễn Xuân Hoài - Trung tâm Lưu trữ quốc gia II cho biết, ở đây đang lưu trữ các tài liệu bao gồm: các nghị định, quyết định thiết lập chế độ hành chính ở các địa phương biên giới và các hải đảo như Hoàng Sa và Trường Sa…Tài liệu về việc phân định ranh giới, giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thềm lục địa với các nước trong khu vực, các báo cáo và tường trình về các vụ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải trái phép…

“Điển hình như năm 1932, nghị định số 156-QC của Chính phủ bảo hộ Pháp thiết lập quần đảo Hoàng Sa thành một quận hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên - Huế). Nghị định này sau đó được xác nhận bởi Dụ số 10 của Hoàng đế Bảo Đại ngày 8/3/1938”, ông Hoài nói.

Ngoài ra, ông Hoài cũng cho biết thêm nhiều tài liệu quý về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tài liệu này cho thấy, việc tranh chấp chủ quyền bắt đầu từ sau năm 1945, tiếp đó là việc chính quyền Sài Gòn tập hợp các tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

“Đây là những tài liệu có giá trị đặc biệt, là những minh chứng hùng hồn, có tính lịch sử và pháp lý liên quan đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của dân tộc. Song, những tài liệu này vẫn còn nằm trong kho lưu trữ, chưa được khai thác.Việc công bố, giới thiệu những tài liệu này sẽ phát huy tối đa giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, TS Hoài nói.

TS Nguyễn Nhã, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nói: “Hội thảo này là bước ngoặt để các nhà nghiên cứu tiếp cận với tài liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

Ông đề nghị các cơ quan lưu trữ cần thay đổi tư duy, rộng cửa để các nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp cận, đồng thời công bố công khai những tài liệu quý hiếm về biển đảo Việt Nam, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cục trưởng Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước Vũ Thị Minh Hương khẳng định, thời gian tới, các cơ quan lưu trữ sẽ mở rộng cửa để các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà khoa học… tiếp cận nguồn tài liệu này, đồng thời nhanh chóng tìm kiếm các tư liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam từ nhiều nguồn khác trong và ngoài nước.

“Nhiệm vụ được đặt ra đối với các cơ quan lưu trữ nói chung và Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước nói riêng là phải khẩn trương tích cực sưu tầm, sưu tập và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, chủ quyền hải đảo, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo Việt Nam”.

Tá Lâm/ Vietnamnet


0

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Bài toán nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo

29/10/2012- Theo giáo sư Mỹ Taylor Fravel, có nguy cơ thực sự về khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực chống Nhật Bản, liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Đụng độ giữa tàu công vụ hai nước có thể dẫn đến xung đột bùng phát.
Ảnh telegraph.co.uk

Đối đầu Trung-Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bước vào tháng thứ hai. Đây là một cuộc đối đầu nguy hiểm hơn người ta tưởng. Nếu xét đến hành vi của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ, cuộc đối đầu liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư có nguy cơ dễ bùng nổ.

Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã can dự vào 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng: trên đất liền và trên biển. Trong số đó, 17 cuộc tranh chấp đã được giải quyết, thông qua các hiệp định thỏa hiệp. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong 1/6 tổng số các cuộc tranh chấp lãnh thổ này. Và đó là những trường hợp tương đối giống với cuộc đối đầu về Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có sức mạnh quân sự. Đó là các cuộc chiến hoặc đụng độ lớn với Ấn Độ, Nga và Việt Nam cũng như các cuộc khủng hoảng liên quan đến Đài Loan. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này có khả năng ngăn chặn lớn nhất đối với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia yếu hơn như Mông Cổ hay Nepal, Bắc Kinh thường tránh sử dụng vũ lực vì nước này có thể đàm phán trên thế mạnh. Hiện nay, Nhật Bản là nước láng giềng trên biển mạnh nhất của Trung Quốc, với lực lượng hải quân hiện đại và lực lượng tuần duyên hùng hậu.

Trung Quốc cũng thiên về sử dụng vũ lực hơn trong các vụ tranh chấp biển đảo như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trên biên giới đất liền, Trung Quốc chỉ sử dụng vũ lực trong gần 1/5 của 16 cuộc tranh chấp. Trái lại, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong một nửa tổng số 4 vụ tranh chấp biển đảo. Các hòn đảo được coi là có giá trị nhiều hơn về chiến lược, quân sự và kinh tế bởi vì chúng có ảnh hưởng lớn an ninh hàng hải và có thể liên quan đến các nguồn tài nguyên lớn như hải sản, dầu khí.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ yếu được sử dụng vũ lực để củng cố vị thế tranh chấp ở những nơi mà nước này không sở hữu hoặc chiếm được rất ít những vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Năm 1988, Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam, khi nước này đánh chiếm sáu rạn san hô trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong nhiều thập kỷ, nhưng không hề kiểm soát bất kỳ hòn đảo hoặc bãi đá ngầm nào trước vụ đánh chiếm năm 1988.

Trong trường hợp Trung Quốc đã sở hữu một số vùng lãnh thổ đang tranh chấp, chẳng hạn như tranh chấp biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc có vị thế mặc cả mạnh mẽ và ít lý do để sử dụng vũ lực. Nhưng ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc không nắm giữ bất kỳ hòn đảo nào của quần đảo Senkaku hiện dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.

Quan trọng nhất, Trung Quốc thường sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ vào những thời kỳ có bất ổn xã hội ở trong nước. Khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một động lực lớn hơn để thiên về giải quyết bằng vũ lực. Họ cho rằng các bên tranh chấp lợi dụng khủng hoảng trong nước của Trung Quốc và phản ứng yếu hoặc kiềm chế có thể làm tăng thái độ bất mãn trong dân chúng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện thời cảm thấy bất an vì nhiều lý do. Đó là mâu thuẫn về đường lối ở cấp cao nhất, kinh tế đang phát triển chậm lại và Trung Quốc đang ở trong thời kỳ chuyển đổi lãnh đạo đầy nhạy cảm. Những yếu tố này làm tăng giá trị của việc thể hiện lập trường cứng rắn phát đi tín hiệu cho cả phía Nhật Bản lẫn công chúng Trung Quốc. Chúng cũng làm giảm khả năng thỏa hiệp hoặc nhượng bộ từ phía Bắc Kinh.

Trong con mắt người Trung Quốc, những hành động của Nhật Bản liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư dường như đang lợi dụng khó khăn của Trung Quốc. Đối đầu Trung-Nhật bắt đầu vào tháng 4/2012, khi Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara thoe chủ nghĩa dân tộc công bố một kế hoạch để mua ba trong số các hòn đảo của quần đảo Senkaku từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Tuyên bố của Thống đốc Ishihara được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đã cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh của Bạc Hy Lai trong một vụ bê bối chính trị lớn nhất hơn hai thập kỷ qua.

Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn khi tăng trưởng kinh tế của nước này giảm tốc nhanh hơn nhiều so với dự kiến và khiến cho các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh vô cùng lo lắng. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda lại công bố quyết định “quốc hữu hóa” ba hòn đảo trong quần đảo Senkaku vào đúng vào dịp kỷ niệm sự cố Marco Polo Bridge tháng 7/1939 đánh dấu ngày phát xít Nhật bắt đầu đánh chiếm Trung Quốc. Không những thế, vụ “quốc hữu hóa” ba hòn đảo của quần đảo Senkaku Ngư lại được hoàn tất trong tháng 9/2012, chỉ vài ngày trước thời điểm quân Nhật xâm lược Mãn Châu trong năm 1931.

Các yếu tố gây mất ổn định cuối cùng trong cuộc đối đầu Senkaku/Điếu Ngư là cả hai bên đồng thời tham gia vào các vụ tranh chấp biển đảo khác. Mới đây, Tổng thống Lee Myung-bak đã phá vỡ truyền thống và trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đến thăm quần đảo Dokdo (mà Nhật Bản gọi là Takeshima) do nước này chiếm đóng nhưng Nhật Bản lại đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông. Tokyo và Bắc Kinh đều có thể đi đến kết luận rằng bên nào chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu Senkaku/Điếu Ngư, bên đó sẽ có cơ hội tốt hơn trong các cuộc tranh chấp khác.

Trung Quốc đã không được sử dụng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ hơn 20 năm và có thể tránh được sự leo thang xung đột liên quan đến quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, tình hình hiện nay là vô cùng nguy hiểm. Nếu một sự cố nghiêm trọng xảy ra liên quan đến tàu công vụ của hai nước, một cuộc khủng hoảng thực sự có thể bùng phát với kết cục không thể nào tiên đoán được.

Taylor Fravel là giáo sư khoa học chính trị thỉnh giảng tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông là tác giả của cuốn sách “Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China's Territorial Disputes” (NXB Princeton, 2008).

Bản Tiếng Việt: Báo Đất Việt
1

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Học giả Trung Quốc, Đài Loan và “đường Lưỡi bò”

27/10/2012- (RFA) Một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan chuẩn bị nghiên cứu về đường lưỡi bò với mục đích đưa ra cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình.


Bản đồ đường lưỡi bò

Nghe:

Liệu đây sẽ là một trong những bước đầu tiên để Bắc Kinh và Đài Bắc hợp tác sâu hơn trên Biển Đông? Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Dean Cheng, chuyên gia về Biển Đông tại Quỹ Heritage, Washington D.C.

Trước tiên, trả lời câu hỏi “Liệu nghiên cứu này sẽ là một dấu hiệu tích cực?” ông cho biết:

Dean Cheng: Đàm phán nào cũng đều có lợi cả. Bản thân tôi không nghĩ là việc làm này của nhóm có thể mang lại kết quả nào nhưng nói chung trao đổi, đàm phán thì không bao giờ có hại cả.

Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ cộng đồng quốc tế cũng không chắc chắn về định nghĩa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông có nghĩ là nghiên cứu này sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn?

Quan điểm của Trung Quốc về đường lưỡi bò luôn khác nhau. Quan điểm chính phủ Trung Quốc thay đổi bất kể đó là tuyên bố về lịch sử, tuyên bố về lãnh hải hay tuyên bố chủ quyền. Nếu mà kết quả của nhóm nghiên cứu này trùng với quan điểm của chính phủ thì nó sẽ làm rõ nhiều thứ bất kể là về lịch sử hay luật pháp. Nhưng câu hỏi tôi đặt ra là nghiên cứu có thực sự có kết quả hay không và cũng không biết phía chính phủ có chấp nhận kết quả nghiên cứu này không.

Nhiều người quan ngại rằng đây là một trong những bước khởi đầu để Bắc Kinh và Đài Bắc có những hợp tác sâu hơn trên Biển Đông, ý ông thế nào?

Dĩ nhiên là có thể. Vấn đề là có nhiều nước tuyên bố chủ quyền trong đó có cả Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh và Đài Loan có những vấn đề riêng, đối với vấn đề Biển Đông, hai nước này có quan điểm và ở một cái thế khá giống nhau xét về tuyên bố lãnh hải. Cho đến giờ phút này thì Trung Quốc và Đài Loan càng có một quan điểm nhất quán về Biển Đông. Các nước như Việt Nam, Philippines, Brunei… có thể có cảm giác rằng họ đang đối đầu với một khối hơn là một nước. Nếu Trung Quốc và Đài Loan hợp tác về mặt chính trị và ngoại giao thì việc này hiểu được. Còn hợp tác quân sự thì là một chuyện khác. Tôi không nghĩ là có ai đó có thể nói rằng Trung Quốc sẽ cho tàu sửa chữa và tiếp nhiên liệu ở các cảng Đài Loan.

Giả dụ rằng Đài Loan và Trung Quốc sẽ hợp tác sâu rộng hơn trên Biển Đông, liệu nó có gây ra bất lợi nào cho phía Đài Loan?

Dĩ nhiên là nó sẽ tạo ra một vấn đề khá thú vị liên quan đến Hoa Kỳ. Mọi người cũng thấy đấy, việc Đài Loan gởi tàu ra phía Bắc đảo Điếu Ngư làm Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ. Nói về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ cũng nhiều lần nói rằng nước này không đứng về phía nào và muốn một giải pháp hòa bình và đảm bảo tự do hàng hải. Nếu mà tàu của Đài Loan xâm phạm lãnh hải của Việt Nam hay Philippines chẳng hạn thì đó là lúc nước này gặp rắc rối với Hoa Kỳ.

Trở lại công tác nghiên cứu của nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan thưa ông, dư luận nên nhìn nhận hoạt động này như thế nào? Ý tôi là xem nó như một hoạt động tư nhân hay của chính phủ?

Tôi không có danh sách những nhân vật trong nhóm nghiên cứu này. Nhưng đối với phía Đài Loan thì những hoạt động, hội thảo như thế này thường là từ những nhóm tư nhân. Nói về phía Trung Quốc thì càng khó biết. Nếu những học giả đó nằm trong các viện chính sách hay các trường đại học thì ắt hẳn là có liên quan đến chính phủ. Không có một viện chính sách (think tank) độc lập nào ở Trung Quốc; tất cả phải liên quan đến các bộ, ngành. Về một mức độ nào đó, nghiên cứu cũng có thể làm cho chính phủ nhận thức vấn đề.
Mục đích của nhóm nghiên cứu

Ông có đoán được mục đích chính của nhóm nghiên cứu này?

Tôi nghĩ là Trung Quốc đang có hai mục đích. Thứ nhất là tìm những điểm chung với Đài Loan trong vấn đề lãnh hải nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình ở đường lưỡi bò. Cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là Trung Quốc có thể làm Đài Loan công nhận là đường lưỡi bò có trước năm 1949 – là năm mà Đài Loan dựa vào để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Nếu việc này thành công thì Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình. Thứ hai là nghiên cứu các khía cạnh luật pháp để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Tôi muốn nói rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp theo cách hiểu rất “đặc biệt” của Bắc Kinh về luật biển. Theo đó, Bắc Kinh xem vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác cũng là lãnh hải cũng họ.

Cuối cùng thưa ông, liệu kết quả nghiên cứu này có ảnh hưởng gì đến lập trường của quốc tế về đường lưỡi bò?

Cộng đồng quốc tế thường xuyên lặp lại yêu cầu của mình là Trung Quốc phải giải thích ý nghĩa của đường lưỡi bò. Và tại các địa điểm và thời điểm khác nhau thì Trung Quốc đưa ra giải thích khác nhau. Nếu hiểu một cách chung chung thì Trung Quốc cho rằng chủ quyền lãnh hải của mình nằm trong đường lưỡi bò. Bất kể là kết quả nghiên cứu như thế nào, tôi không nghĩ là cộng đồng quốc tế sẽ chấp nhận nó một cách dễ dàng. Nói chung, tôi vẫn nghĩ là mục đích của nghiên cứu này chỉ nhằm làm Bắc Kinh và Đài Bắc xích lại gần nhau hơn trong vấn đề Biển Đông.

Xin cám ơn ông.

Trong cuộc họp báo hôm 23 tháng 10, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn công bố rằng mục đích của nghiên cứu này là nhằm giải thích đường lưỡi bò trên cơ sở pháp lý. Dự tính, nghiên cứu này sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm. Theo giới quan sát, quan điểm của cả Trung Quốc và Đài Loan là Biển Đông thuộc về “người Trung Quốc”.

Theo RFA
0

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Khởi tố quan huyện “ăn” đá Trường Sa

16/10/2012- Khi vụ việc vừa bị phát giác, ông Thông đã làm đơn xin chuyển công tác lên tỉnh nhưng không được chấp nhận.


Lợi dụng chức vụ, ông đã biển thủ hàng chục triệu đồng từ quỹ "Góp đá xây Trường Sa" (ảnh minh họa).

Ngày 12/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt giam Trần Văn Thông, nguyên Phó Bí thư Huyện đoàn Tánh Linh, để điều tra về tội tham ô.

Trước đó, UBND huyện và Thường vụ Huyện ủy Tánh Linh cũng đã có quyết định cách chức, khai trừ đảng đối với ông Thông.

Sau khi bí thư Huyện đoàn Tánh Linh luân chuyển nhận nhiệm vụ khác, ông Thông với cương vị là phó bí thư phụ trách đã biển thủ hơn 50 triệu đồng tiền quỹ “Góp đá xây Trường Sa” và Quỹ Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam.

Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định ông Thông chiếm đoạt hơn 24 triệu đồng của đơn vị và chiếm đoạt 60 triệu đồng (trong số 70 triệu đồng) của dự án nuôi nhím do Tỉnh đoàn Bình Thuận giúp thanh niên làm giàu khiến dự án bị phá sản. Không những thế, ông Thông còn nợ tiền nhiều người khác trong huyện.

Khi vụ việc vừa bị phát giác, ông Thông đã làm đơn xin chuyển công tác lên tỉnh nhưng không được chấp nhận.

Theo Phương Nam (Pháp Luật Tp. HCM)


1

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Vì học sinh Trường Sa thân yêu

25/9/2012- Trong sâu thẳm tấm lòng yêu nước của người dân Việt Nam, hai tiếng “Tổ quốc” thật sự thiêng liêng và bất diệt. Dải đất hình chữ S thân thương được bao bọc bởi hơn ba ngàn cây số trên núi cao rừng rậm và cũng ngần ấy cây số trên vùng biển đầy khó khăn, gian khổ.

Từ thuở hồng hoang, khi năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên non và năm mươi người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, thì chúng ta hiểu rằng, đó không đơn thuần là việc mưu sinh, mà thực sự đã bắt đầu một công cuộc lớn: bảo vệ và khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Truyền thống cao đẹp ấy như ngọn đuốc thiêng được hàng ngàn đời dân Việt gìn giữ, trao truyền đến tận hôm nay.

Khi chúng ta đang yên ổn làm việc, học tập, sinh hoạt, vui chơi, thì có biết bao người dân, chiến sỹ - trong đó có cả các em nhỏ - đang vật lộn với giông bão ngoài Trường Sa và các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Trái tim yêu nước của bất cứ một người dân Việt Nam nào cũng đều nhói đau khi biết rằng, ở những nơi phên dậu của Tổ quốc ngoài biển xa ấy đã có những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu đào đã đổ xuống vì sự bình yên mà chúng ta đang hưởng.

Vì những lẽ đó, chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng, tất cả quý vị, các bạn và các em sẽ cảm thấy yên lòng hơn khi góp một viên gạch hồng từ trái tim đỏ của mình cho chương trình Vì học sinh Trường Sa thân yêu. Chỉ nay mai, trên đảo Trường Sa Lớn,một ngôi trường xinh xắn sẽ được dựng lên từ những viên gạch hồng do quý vị đóng góp. Dưới mái trường tình nghĩa ấy, các em nhỏ sẽ được nuôi dạy, chăm chút để trở thành những công dân xứng đáng với truyền thống dân tộc, tiếp tục công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc tại nơi gian khổ, thiếu thốn nhất của đất nước.

Dù năm tháng có trôi qua nhưng những viên gạch hồng, cùng những nghĩa cử cao đẹp vì hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng thì sẽ còn mãi với thời gian.

Xin cảm ơn và mong nhận được sự chung tay góp sức của các quý vị, các bạn và các em.

Trích từ Thư Ngỏ chương trình Vì Học Sinh Trường Sa Thân Yêu của Bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên Phó Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam - Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính)

Mọi đóng góp cho chương trình, vui lòng nhấn vào liên kết để xem.

0

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Biển thủ quỹ “Góp đá xây Trường Sa”

Ngày 16-9-2012, một nguồn tin cho biết Huyện ủy Tánh Linh (Bình Thuận) vừa có quyết định đình chỉ chức vụ, đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Trần Văn Thông, Phó Bí thư Huyện đoàn Tánh Linh, vì đã để xảy ra sai phạm tài chính tại đơn vị.


Chung tay xây Trường Sa

Trong đợt vận động các tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc, các mạnh thường quân đóng góp vào quỹ “Góp đá xây Trường Sa”, ông Thông đã biển thủ hơn 50 triệu đồng để chi tiếp khách và chi vào các mục đích khác. Ngoài việc đình chỉ chức vụ ông Thông, UBND huyện Tánh Linh cũng đã chuyển hồ sơ sai phạm của ông sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ.

Theo Phapluattp


Ký sự Góp đá xây Trường Sa
2

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Thư riêng, sao gọi là "công hàm" ?


Đại tá Bùi Văn Bồng

Theo từ điển Wiktinorya tiếng Việt: Công hàm là công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác... (trao đổi công hàm giữa hai nước). Ví dụ như: Ngày 15/1/1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hoàng Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo (1-10-1949) và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc.

Ngày 18/1/1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai đã gửi công hàm phúc đáp thông điệp. Còn bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.

Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mười ngày sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi một bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.


* Đài VOA ngày 13/8/2012 đưa tin về việc Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam cũng gọi bức thư năm 1958 của TT. Phạm Văn Đồng là một văn thư

Video clip dưới đây đọc rõ toàn bộ nội dung Công Hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ở phút thứ 31:40 cho thấy nội dung Công Hàm không hề công nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc (clip được cài tự động để phát ở phút 31:40 ngay khi bạn nhấp chuột):


Người đàn ông trong clip là ông Nguyễn Phương Hùng, chủ nhiệm trang web KBC hải ngoại, và là chồng của Ca sĩ Lệ Hằng

Nhiều người còn nhớ, trước sự thua đau của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 7-5-1954, cộng sản từ Liên Xô phát huy thế thắng, mở rộng đến Trung Quốc và Việt Nam, ngày 12-9-1954 Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chế độ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.

Trước đó, ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), cái mà Trung Quốc gọi là “Công hàm” 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam dân chủ cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn phức tạp trên biển Bắc bộ, nhằm tránh sự xô xát, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.

Về vấn đề này, ngày 24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vấn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo.

Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.

Cái mà Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu An Lai, gọi thân mất, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, rằng: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin...", hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có đủ giá trị về mặt pháp lý.

Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.

Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ.

Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ không dả động gì.

Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm dảo Hoàng sa vào ngày 19-1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…


Bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Điều tất nhiên là khi Pháp rút, Mỹ can thiệp vào Đông Dương, thì hai nước theo đường lối XHCN Trung-Việt phải thực sự hòa hiếu, đoàn kết để chống kẻ thù chung. Việc trao đổi thư giữa các vị lãnh đạo hai nước bày tỏ tình cảm và quan điểm là chuyện đương nhiên. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan là có sự liên quan cả đến sự an nguy của Việt Nam. Hơn nữa, vùng biển vịnh Bắc bộ của VN tiếp giáp với TQ, khi vùng biển này theo Tuyên bố của TQ rộng 12 hải lý thì Việt Nam dân chủ cộng hòa thấy cần ủng hộ để được yên phía Biển Đông.

Thực chất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Nội dung bức thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy cần có động thái viết thư trao đổi riêng với Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là thư trao đổi riêng giữa hai vị đồng cấp của hai nước vào thời điểm lịch sử lúc đó là “cùng phe XHCN”, là “láng giềng thân thiện”, hoàn toàn không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn. Thế nên, nó càng không có giá trị pháp lý về chủ quyen flanhx thổ, lãnh hải.


Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Một lý do nữa là ông Phạm Văn Đồng lúc đó không thể thay mặt nhà nước gửi “công hàm” về chủ quyền hai quần đáo HS, TS, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa của Tổng thông Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên. Đọc thư thấy có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất thư ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với sự mượn cớ bức thư riêng ngày 14-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên là không có hiệu lực.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự, kể cả Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến hiện nay, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1956, Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Cho nên, một lần nữa cần xác định cho rõ: Các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như thư của ông Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan như đã nêu và phân tích trên đây.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam có Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo, đưa các đơn vị hải quân ra giữ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Chắc một phần là sợ Mỹ, một phần là tự thấy không đủ căn cứ pháp lý. Nay không còn ai để phải sợ, Trung Quốc lại “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.


Một bức thư riêng chỉ có 127 chữ với nội dung trao đổi giữ hai vị thủ tướng hai nước có tính chất ”hữu hảo” cùng lý tưởng Cộng sản nếu có chăng chỉ đơn thuần về mặt ngoại giao thời điểm, thế mà gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là “Công hàm”, rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc bức thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việc Trung Quốc diễn giải nội dung “Công hàm” ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bức thư đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ sự tìm mọi cớ thực hiện dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với diễn tiến lịch sử, nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể coi là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Sắp tới, Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Luật Biển theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21-6 mới là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này sẽ thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và lắm ý kiến nhiều chiều về bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và đúng với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982. (BVB)

Thật trớ trêu, gần đây, chính người Việt Nam lại thi nhau tuyên truyền cái gọi là "Công hàm bán nước" - mà thực chất chỉ là một bức thư riêng - trên internet thì có khác gì tuyên truyền giúp cho Trung Quốc ?

* Bài này sử dụng dữ liệu từ blog của Đại tá Bùi Văn Bồng:

http://buivanbong.blogspot.com/2012/06/thu-rieng-sao-goi-la-cong-ham.html

---
3