Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường lưỡi bò. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường lưỡi bò. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Dân TQ chia rẽ về ‘hộ chiếu lưỡi bò’

28/11/2012- Mẫu hộ chiếu vừa mới ra mắt của Trung Quốc có đính kèm đường lưỡi bỏ khẳng định chủ quyền của nước này đối với hầu hết Biển Đông không chỉ làm bùng phát tranh cãi ngoại giao mà còn gây chia rẽ dư luận trong nước.


Người dân Trung Quốc cảm thấy bực mình với mẫu hộ chiếu mới

Trong khi một số cây bút bình luận và các ý kiến trên mạng kêu gọi chính quyền kiên định và phớt lờ những sự phản đối này, một số khác bày tỏ lo lắng với những rắc rối mà hộ chiếu mới gây ra cho họ.

‘Không đi nữa’

Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam ‘phản ứng thái quá’ và ‘gây khó dễ’ đối với các công dân của họ.

Mặc dù cuối cùng các du khách Trung Quốc dùng mẫu hộ chiếu mới cũng được phép vào Việt Nam nhưng họ than phiền rằng họ phải mất thời gian và phiền toái để được cấp thị thực mới.

Trên các phương tiện truyền thông nhà nước, người dân Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ cho mẫu hộ chiếu mới và cáo buộc mọi vấn đề là do các nước láng giềng của họ gây ra.

Nói về bản đồ mới được in trên hộ chiếu, một nữ sinh viên đại học họ Trần phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV như sau: “Vùng biển đấy phải được in vào bởi vì từ xưa nó đã là của Trung Quốc. Các hòn đảo ấy từ xưa là của chúng ta cũng giống như Điếu Ngư Đảo. Chúng ta phải lấy lại những gì thuộc về mình.”

Một người dân Bắc Kinh có tên là Trần Sở Lương được dẫn lời nói rằng: “Nếu tranh cãi tiếp tục lớn chuyện thì chắc chắn tôi sẽ không đi đến những nước này.”

Trên trang blog của mình được đặt trên trang mạng của Hoàn cầu thời báo, cây bút bình luận Trịnh Hợp Bình viết: “Mặc dù việc này đã gây ra những cản trở đối với những người dân đi lại các nước láng giềng, chúng ta không nên nhượng bộ. Có lẽ đây là thử thách đối với ngoại giao Trung Quốc ngay sau Đại hội 18.”

‘Dân đen chịu khổ’

Tuy nhiên những tiếng nói chỉ nhằm trực tiếp vào nước khác đã không đạt được kết quả mong muốn.

Trên diễn đàn Sina Weibo, mặc dù có những tiếng nói cứng rắn ủng hộ mẫu hộ chiếu mới nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lời chỉ trích cách hành xử của Bắc Kinh.

Một người dùng tên là ‘Nhìn mây dưới nước’ than phiền: “Hộ chiếu Trung Quốc cực kỳ khó dùng. Bộ Ngoại giao xin hãy làm ơn đừng gây thêm rắc rối nữa.”

Một người khác có nick là ‘Zhuge Mengde’ nói ‘Đây thật sự là một hành động không có nghĩa lý gì của chính phủ Trung Quốc. Nếu có khả năng thì hãy ra mà lấy lại biển đảo.

Đừng bắt dân thường phải trả giá cho những hành động ngu ngốc của chính quyền.”

Còn ‘Tianyaliulo’ thì viết: “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến.”

Một số công dân mạng cho rằng chính phủ có ý tưởng này cũng một phần bởi vì ‘giới tinh hoa sa đọa’ bản thân họ không bị dính vào những rắc rối do hộ chiếu mới đem lại.

‘Summer Emily’ nói: “Các bố già toàn nắm hộ chiếu nước ngoài. Chỉ có dân đen là chịu khổ.”

Làm nhẹ vấn đề

Trước những lời ta thán từ trong nước và chỉ trích từ các nước, chính phủ Trung Quốc dường như đang cố giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề.



Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến.


Công dân mạng Trung Quốc có nick là Tianyaliulo 

Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 22/11 rằng mẫu hộ chiếu mới ‘không nhằm vào một nước nào cụ thể’ và rằng ‘Trung Quốc sẵn sàng liên lạc với các nước liên quan và tiếp tục thúc đẩy tiếp xúc.’

Hồng Lỗi, một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao khác, nói hôm 27/11 rằng ông ‘không hay biết việc Việt Nam từ chối đóng dấu thị thực vào mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc.”

Hôm 25/11, ông Triệu Can Thành, một học giả chuyên về Đông Nam Á tại Học viện Quan hệ quốc tế Thượng Hải, phát biểu trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Tôi nghĩ Trung Quốc không tính giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng cách in bản đồ. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thông qua con đường ngoại giao. Suy cho cùng, không thể vì chuyện này mà gây đình trệ việc trao đổi công dân giữa Trung Quốc và nước ngoài.”

Theo BBC
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Trung Quốc và chiến lược "lãnh địa hóa" Biển Đông

30/10/2012- Nhân cuộc hội thảo về Biển Đông do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức ngày 16/10/2012, Tướng Daniel Schaeffer, một chuyên gia Pháp đã phân tích mưu đồ của Trung Quốc, đang tìm cách "lãnh địa hóa" - sanctuariser - hay độc chiếm Biển Đông. Trả lời RFI, Tướng Schaeffer cho rằng Việt Nam cần phải quốc tế hóa mạnh mẽ hơn hồ sơ này để đối phó với chiến lược của Trung Quốc.


Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo về Biển Đông ở Paris ngày 16/10/2012. Trọng Nghĩa/RFI

Nghe:
Server: http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net

Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề "Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale : nouvel espace de crise ?". Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những người quan tâm đến dự thính và thảo luận.

Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.

Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.

Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.

"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.

Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.

Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.

Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.

Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.

Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó

Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.

Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.

"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.

Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.

Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.

Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.

Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.

Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :

"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ

Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.

Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.

Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…

Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.

Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.

Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.

Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác

"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.

Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.

Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…

Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.

Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…

Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :

"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !

Theo RFI
0

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Học giả Trung Quốc, Đài Loan và “đường Lưỡi bò”

27/10/2012- (RFA) Một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan chuẩn bị nghiên cứu về đường lưỡi bò với mục đích đưa ra cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình.


Bản đồ đường lưỡi bò

Nghe:

Liệu đây sẽ là một trong những bước đầu tiên để Bắc Kinh và Đài Bắc hợp tác sâu hơn trên Biển Đông? Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Dean Cheng, chuyên gia về Biển Đông tại Quỹ Heritage, Washington D.C.

Trước tiên, trả lời câu hỏi “Liệu nghiên cứu này sẽ là một dấu hiệu tích cực?” ông cho biết:

Dean Cheng: Đàm phán nào cũng đều có lợi cả. Bản thân tôi không nghĩ là việc làm này của nhóm có thể mang lại kết quả nào nhưng nói chung trao đổi, đàm phán thì không bao giờ có hại cả.

Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ cộng đồng quốc tế cũng không chắc chắn về định nghĩa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông có nghĩ là nghiên cứu này sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn?

Quan điểm của Trung Quốc về đường lưỡi bò luôn khác nhau. Quan điểm chính phủ Trung Quốc thay đổi bất kể đó là tuyên bố về lịch sử, tuyên bố về lãnh hải hay tuyên bố chủ quyền. Nếu mà kết quả của nhóm nghiên cứu này trùng với quan điểm của chính phủ thì nó sẽ làm rõ nhiều thứ bất kể là về lịch sử hay luật pháp. Nhưng câu hỏi tôi đặt ra là nghiên cứu có thực sự có kết quả hay không và cũng không biết phía chính phủ có chấp nhận kết quả nghiên cứu này không.

Nhiều người quan ngại rằng đây là một trong những bước khởi đầu để Bắc Kinh và Đài Bắc có những hợp tác sâu hơn trên Biển Đông, ý ông thế nào?

Dĩ nhiên là có thể. Vấn đề là có nhiều nước tuyên bố chủ quyền trong đó có cả Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh và Đài Loan có những vấn đề riêng, đối với vấn đề Biển Đông, hai nước này có quan điểm và ở một cái thế khá giống nhau xét về tuyên bố lãnh hải. Cho đến giờ phút này thì Trung Quốc và Đài Loan càng có một quan điểm nhất quán về Biển Đông. Các nước như Việt Nam, Philippines, Brunei… có thể có cảm giác rằng họ đang đối đầu với một khối hơn là một nước. Nếu Trung Quốc và Đài Loan hợp tác về mặt chính trị và ngoại giao thì việc này hiểu được. Còn hợp tác quân sự thì là một chuyện khác. Tôi không nghĩ là có ai đó có thể nói rằng Trung Quốc sẽ cho tàu sửa chữa và tiếp nhiên liệu ở các cảng Đài Loan.

Giả dụ rằng Đài Loan và Trung Quốc sẽ hợp tác sâu rộng hơn trên Biển Đông, liệu nó có gây ra bất lợi nào cho phía Đài Loan?

Dĩ nhiên là nó sẽ tạo ra một vấn đề khá thú vị liên quan đến Hoa Kỳ. Mọi người cũng thấy đấy, việc Đài Loan gởi tàu ra phía Bắc đảo Điếu Ngư làm Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ. Nói về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ cũng nhiều lần nói rằng nước này không đứng về phía nào và muốn một giải pháp hòa bình và đảm bảo tự do hàng hải. Nếu mà tàu của Đài Loan xâm phạm lãnh hải của Việt Nam hay Philippines chẳng hạn thì đó là lúc nước này gặp rắc rối với Hoa Kỳ.

Trở lại công tác nghiên cứu của nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan thưa ông, dư luận nên nhìn nhận hoạt động này như thế nào? Ý tôi là xem nó như một hoạt động tư nhân hay của chính phủ?

Tôi không có danh sách những nhân vật trong nhóm nghiên cứu này. Nhưng đối với phía Đài Loan thì những hoạt động, hội thảo như thế này thường là từ những nhóm tư nhân. Nói về phía Trung Quốc thì càng khó biết. Nếu những học giả đó nằm trong các viện chính sách hay các trường đại học thì ắt hẳn là có liên quan đến chính phủ. Không có một viện chính sách (think tank) độc lập nào ở Trung Quốc; tất cả phải liên quan đến các bộ, ngành. Về một mức độ nào đó, nghiên cứu cũng có thể làm cho chính phủ nhận thức vấn đề.
Mục đích của nhóm nghiên cứu

Ông có đoán được mục đích chính của nhóm nghiên cứu này?

Tôi nghĩ là Trung Quốc đang có hai mục đích. Thứ nhất là tìm những điểm chung với Đài Loan trong vấn đề lãnh hải nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình ở đường lưỡi bò. Cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là Trung Quốc có thể làm Đài Loan công nhận là đường lưỡi bò có trước năm 1949 – là năm mà Đài Loan dựa vào để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Nếu việc này thành công thì Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình. Thứ hai là nghiên cứu các khía cạnh luật pháp để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Tôi muốn nói rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp theo cách hiểu rất “đặc biệt” của Bắc Kinh về luật biển. Theo đó, Bắc Kinh xem vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác cũng là lãnh hải cũng họ.

Cuối cùng thưa ông, liệu kết quả nghiên cứu này có ảnh hưởng gì đến lập trường của quốc tế về đường lưỡi bò?

Cộng đồng quốc tế thường xuyên lặp lại yêu cầu của mình là Trung Quốc phải giải thích ý nghĩa của đường lưỡi bò. Và tại các địa điểm và thời điểm khác nhau thì Trung Quốc đưa ra giải thích khác nhau. Nếu hiểu một cách chung chung thì Trung Quốc cho rằng chủ quyền lãnh hải của mình nằm trong đường lưỡi bò. Bất kể là kết quả nghiên cứu như thế nào, tôi không nghĩ là cộng đồng quốc tế sẽ chấp nhận nó một cách dễ dàng. Nói chung, tôi vẫn nghĩ là mục đích của nghiên cứu này chỉ nhằm làm Bắc Kinh và Đài Bắc xích lại gần nhau hơn trong vấn đề Biển Đông.

Xin cám ơn ông.

Trong cuộc họp báo hôm 23 tháng 10, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn công bố rằng mục đích của nghiên cứu này là nhằm giải thích đường lưỡi bò trên cơ sở pháp lý. Dự tính, nghiên cứu này sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm. Theo giới quan sát, quan điểm của cả Trung Quốc và Đài Loan là Biển Đông thuộc về “người Trung Quốc”.

Theo RFA
0

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nguồn lợi "vàng đen" Biển Đông trong Tham Vọng của Trung Quốc


26/10/2012- Một triệu thùng dầu mỗi ngảy vào năm 2020 là mục tiêu đầy tham vọng và được coi là "Chương trình đại cục" của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).

Mức kế hoạch này được trung Quốc đang dồn sức thực hiện, bất chấp những phản đối thẳng thừng của các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Tham vọng này song hành với các mưu đồ và sự gia tăng các thủ đoạn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.


Một trong những biện pháp mở đầu cho chiến lược độc chiếm nguồn "vàng đen" này là Tập đoàn CNOOC đang nỗ lực bằng nhiều "kênh" và cách thưc gọi thầu khai thác dầu khí ở các địa phận biển Đông với từng bước đi cụ thể, cũng như liên tục đưa ra những trang thiết bị khổng lồ và hiện đại vào khai thác. Cùng với ựu trắng trơnm liều lĩnh đó, Trung Quốc đang ngoắt ngoéo nhiều trò gây ra tranh chấp, xâm lấn biển-đảo của các nước láng giềng, các địa chỉ bị "sinh chuyện" để tranh chấp, giành giật là các khu vực mỏ dầu đầy sức hút lòng tham vô đáy.

Cách đây gần hai tháng, ngày 28-8, CNOOC công khai công bố mời thầu khai thác 26 lô dầu khí, trong đó có 22 lô ở phía bắc biển Đông và nằm gần duyên hải tỉnh Quảng Đông và Hải Nam.

Và gần 6 tháng trước, tháng 4-2012, CNOOC đã ký hợp đồng với Tập đoàn dầu khí ENI của Ý khai thác khuvực nước sâu 30/27 ở phía bắc biển Đông, cách Hong Kong 400km. Khu khai thác này có diện tích 5.130km2. Chưa đầy một tháng sau, ngày 9-5-2012, CNOOC đã đưa giàn khoan hải dương 981 đến khu vực này.

Giàn khoan hải dương 981 từng được chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả là “biên giới di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Hộ tống giàn khoan này đến khai thác ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 nằm cách Hong Kong 320km về phía đông nam là một đội tàu “dầu khí hải dương” tối tân. Theo đánh giá của Bắc Kinh, mỏ dầu Lệ Loan là một trong rất nhiều phiên bản của “Đại Khánh nước sâu” ở biển Đông.

Giới chuyên gia chính trị cũng cho rằng bằng cách này CNOOC đang tiếp tục thực hiện mô hình “Đại Khánh ngoài khơi”. Đại Khánh là tên mỏ dầu lớn nhất của Trung Quốc từng được khai thác ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc vào năm 1964 với công suất 1 triệu thùng dầu/ngày suốt 40 năm qua và hiện nay còn 800.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc lại cho rằng đây chỉ là bước đệm cho chiến lược bành trướng khai thác dầu khí ở biển Đông, trong đó giàn khoan hải dương 981 được sử dụng là con át chủ bài. Thời gian tới, CNOOC tiếp tục tiến sâu và mở rộng việc tìm kiếm ở các khu vực nước sâu trên biển Đông nhằm vừa đáp ứng cơn khát dầu của Bắc Kinh vừa thực hiện âm mưu độc chiếm vùng biển rộng lớn này.

Phó tổng giám đốc hạng mục “tàu khoan giếng dầu nước sâu” của CNOOC, ông Túc Kinh, ngày 28-8 cho biết sau “giàn khoan hải dương 981” và đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000m đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, CNOOC đang tiếp tục chế tạo những “trang thiết bị khai thác dầu khí cực lớn” khác, không loại trừ những giàn khoan “khủng” như giàn khoan 981, và sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2015.

Theo ông Túc, sở dĩ CNOOC đưa giàn khoan 981 thử nghiệm ở khu vực bắc biển Đông gần Hong Kong là để thử sức chịu đựng của nó trước điều kiện khắc nghiệt đầy bão tố ở biển Đông, bởi “biển Đông mới thật sự là chiến trường của chúng ta”. “Sau ba tháng chính thức hoạt động, giàn khoan hải dương 981 đã có thể xếp vào những giàn khoan hiện đại bậc nhất thế giới và có thể chống được cuồng phong lớn nhất trong 200 năm” - ông Túc khẳng định và cho biết giàn khoan 981 hiện nay đã khoan được ba giếng dầu ở Lệ Loan 6-1-1 và đang khoan giếng thứ tư.

“Với trình độ khai thác dầu hiện nay của Trung Quốc, nếu cần khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí ở biển Đông thì Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm. Có giàn khoan hải dương 981, chúng ta đã rút ngắn được 45 năm” - báo Đông Phương Buổi Sáng dẫn lời ông Túc nhấn mạnh. Song, ông cũng tiết lộ giàn khoan 981 sẽ không thể đến một trong số chín lô dầu khí mà CNOOC đã mời thầu ngày 23-6 trên thềm lục địa Việt Nam, nguyên do là những vùng nước này không phù hợp, không đủ độ sâu cho “con khủng long trên biển” này trú ngụ an toàn.

Trước đó vào ngày 17-7, ông Vương Nghi Lâm tuyên bố việc gọi thầu chín lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam với diện tích khai thác lên đến 160.124 km2 đang được tiến hành thuận lợi. Ngay sau đó, chính báo chí Trung Quốc cũng đã đính chính khi đưa tin do Việt Nam phản đối nên các công ty nước ngoài vẫn chưa dám tham gia gói thầu nào.

Wall Street Journal dẫn nguồn tin nội bộ giấu tên cho biết trong CNOOC cũng có những ý kiến quan ngại cho rằng việc mời thầu ở biển Đông lúc đó chỉ là động thái chính trị quá hung hăng nhằm “tiếp lửa” cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông mà thôi. Thật ra đây là động thái đánh tiếng, xí phần, giữ chỗ trước để tạo nên “chuyện đã rồi”, chứ Trung Quốc chưa đủ lực và điều kiện an ninh để khai thác.
Vẫn báo này cho biết CNOOC đã chi 15,1 tỉ USD để mua Công ty Nexen của Canada, và việc làm này cũng nằm trong kế hoạch là làm sao tiếp cận được công nghệ thăm dò nước sâu ở vịnh Mexico để sau đó ứng dụng những kỹ thuật này vào việc thăm dò dầu khí ở biển Đông.

LOAN PHƯƠNG/ Nguồn: Bvbqd
0

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'

24/6/12- TP - "Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.

Ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.

Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).

Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là “phái bồ câu” và “phái diều hâu”.

Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.

Đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”. TPCN xin trích dịch.


Tàu Hải giám Trung Quốc.

“Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông - người dịch).

Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.

Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.

(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là Đường Lưỡi bò, hay Đường hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.


Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế.

Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.

Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982.

Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.

Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.


Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra.

Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…

Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.

Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…

Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.

Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.

Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bờ biển để tính ra tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.

Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư ĐH Sơn Đông): Đường màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?

- Đúng vậy! Đường màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của “Công ước Biển Liên hợp quốc”, Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.

Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.

“Công ước Biển Liên hợp quốc” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.

Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

- Chả có căn cứ gì! Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!

Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?

- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.

Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.

Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.

Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.


Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên.

(…) Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.

Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.

Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…

Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.

Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)

Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc): Ông nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?

- Đường 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.

Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.

Đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký “Công ước Biển Liên hợp quốc”, thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình”.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/582136/Hoc-gia-Trung-Quoc-bac-bo-duong-luoi-bo-tpp.html
0

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lập luận mâu thuẫn về lịch sử “đường lưỡi bò” (28/12/2011)

Lập luận mâu thuẫn về lịch sử “đường lưỡi bò” (28/12/2011)
Đối với các quốc gia ven Biển Đông, yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc tương tự như việc một trong những người hàng xóm của bạn đột nhiên tuyên bố rằng toàn bộ con đường ở trước nhà bạn là tài sản riêng của anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng tuyên bố rằng, vỉa hè, đường lái xe vào nhà bạn và cả sân trước nhà bạn cũng thuộc về anh ta... Nếu bạn hay các hàng xóm khác phản đối, anh ta chối bỏ hiệu lực danh nghĩa mà bạn có và từ chối việc ra tòa giải quyết bằng luật pháp.
 
Lập luận mâu thuẫn/ yêu sách về đường lưỡi bò/ đường chín đoạn/ đường chín gạch/ đường chín khúc
 
 
Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh thổ của họ. Yêu sách của Trung Quốc đã đi ngược lại hoàn toàn với luật pháp quốc tế cũng như tự mâu thuẫn với chính sử, với các tuyên bố chính thức trước đó của quốc gia này. Trung Quốc sử dụng tập hợp các yêu sách lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả các thành tố kinh tế, chính trị và quân sự; một lập trường ngoại giao không thoả hiệp đi kèm với các hành vi đơn phương và áp đặt; và một yêu sách lịch sử dựa trên ý tưởng rằng Biển Đông và các đảo nằm trong đó đã thuộc về Trung Quốc trong hàng thế kỷ tính từ đời nhà Hán vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Trung Quốc lập luận rằng quyền chủ quyền của họ đối với Biển Đông đã có từ hàng ngàn năm trước. Trung Quốc còn biện minh cho yêu sách của mình bằng cách tạo nên một bảng niên giám lịch sử trích dẫn hành trình của các nhà hàng hải và ngư dân Trung Quốc đi vào và qua Biển Đông. Và trên cơ sở niên giám này, Trung Quốc lập luận rằng yêu sách rộng lớn của họ đối với hầu hết Biển Đông dựa trên các dữ kiện lịch sử có từ lâu đời.

Theo TS Nguyễn Hồng Thao - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhằm chứng minh sự quản lý của họ trên các đảo tranh chấp này từ hàng nghìn năm, Trung Quốc đã dẫn chứng một số sự kiện. Đó là sự kiện từ thời nhà Tống (960 - 1127) Hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng biển quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Sự khẳng định này dựa trên cơ sở đoạn văn trích từ Vũ Kinh tổng yếu có lời tựa của Vua Nhân Tông đời Bắc Tống. Đoạn trích trong văn kiện chính thức của Trung Quốc như sau: "Triều đình Bắc Tống lệnh cho Vương Sư đi phòng giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam (tức Quảng Đông ngày nay) và "đóng tàu chiến đao ngư”. Tác phẩm trên còn khẳng định: "Từ Đồn Môn Sơn, dùng gió Đông hướng Tây Nam 7 ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu. Cửu Nhũ Loa Châu là quần đảo Tây Sa ngày nay. Điều đó chứng tỏ quần đảo Tây Sa đã thuộc phạm vi cai quản của đời Bắc Tống”. Theo Sách trắng 1981 của Việt Nam thì đoạn trích từ Vũ Kinh tổng yếu này là sự kết hợp ba đoạn riêng rẽ khác nhau trong một đoạn sau lời tựa: "Lệnh cho quân nhà vua đi trấn giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở hai cửa biển phía Đông và phía Tây rộng 280 trượng đến Đồn Môn Sơn 200 lý đóng tàu chiến đao ngư. Từ Đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về hướng Tây Nam bảy ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (thuộc địa giới Hoàn Châu), đi 300 hải lý nữa về phía Nam đến lăng Sơn Đông. Phía Tây Nam nơi đó là các nước Đại Thực Phật, Sư Tử, Thiên Trúc không thể tính được hành trình”. Rõ ràng trong đoạn trích kể trên của Vũ Kinh tổng yếu, có đoạn văn Bắc Tống "lệnh cho quân nhà vua đi trấn giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam (Quảng Đông ngày nay)”, "đóng tàu chiến đao ngư”, có đoạn mô tả vị trí địa lý của đồn binh nhắc trên, đoạn khác tả lộ trình đi từ cảng Quảng Nam tới tận Ấn Độ Dương. Đó là hành trình khảo sát địa lý, không phải là tuần tra lãnh thổ Trung Quốc. Không có gì trong đoạn trích trên cho phép khẳng định rằng Cửu Nhũ Loa Châu chính là quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Điều đó không thể là bằng chứng đầy đủ chứng minh rằng ngay từ thời nhà Tống, quần đảo Hoàng Sa đã thuộc quyền quản lý của Trung Quốc và "Hải quân Trung Quốc đã đi tuần tới các đảo Tây Sa”.

Một sự kiện khác, Trung Quốc cho rằng việc đo thiên văn trong biển Nam Hải vào đầu đời Nguyên đã khẳng định rằng các đảo là một bộ phận của lãnh thổ nước này. Sách trắng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc 1980 viết: "Năm thứ nhất đời Nguyên tiến hành đo đạc thiên văn 27 nơi trong nước, nhà Nguyên năm thứ 16 (Công nguyên năm 1279) Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đích thân sai Đồng Trí Thái, Sử viện sử, Quách Thụ Kinh, nhà thiên văn nổi tiếng đến biển Nam tiến hành đo đạc. Theo Nguyên Sử, điểm thiên văn Nam Hải nằm ở phía Nam Châu Nhai (thuộc đảo Hải Nam) và kết quả đo đạc cho thấy Nam Hải ở vĩ tuyến Bắc 15 độ. Điểm thiên văn Nam Hải chính là ở quần đảo Tây Sa ngày nay. Điều đó nói rõ quần đảo Tây Sa thời Nguyên đã là nằm trong biên thùy Trung Quốc”. Thực ra, theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn được ghi chép như sau: "Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi. Phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc”. Khái niệm "bốn biển”, theo ngôn từ Trung Quốc, chỉ rằng các lãnh thổ này nằm ngoài lãnh thổ quốc gia. Trên thực tế, dưới đầu đề "đo đạc bốn biển”, Nguyên Sử chép rõ tên 27 nơi đo đạc thiên văn trong đó có những địa danh hoàn toàn không thuộc cương vực Trung Quốc như Cao Ly (Triều Tiên), Thiết Lặc (Siberia). Chính Nguyên Sử cũng nói rõ "lãnh thổ Trung Quốc” dưới thời Nguyên phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam, phía Bắc không quá sa mạc Gobi. Các quan trắc thiên văn trên có phần tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc, có phần nằm ngoài cương vực Trung Quốc. Do đó, nó không thể tạo ra bằng chứng xác đáng cho chủ quyền của họ. Ngay cả khi điểm quan sát thiên văn "Nam Hải” nằm trên các đảo Tây Sa, thì việc quan sát thiên văn đó... cũng không đủ để thể hiện ý chí của "Chính phủ đó thực hiện chủ quyền trên các đảo đá nhỏ này”. Hơn nữa một hành động nghiên cứu khoa học không thể tạo nên một danh nghĩa chủ quyền.
 
 
Yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc
 trong tương quan với tuyên bố chủ quyền
 của các quốc gia ven Biển Đông
 
Bài viết gần đây "Sự hình thành chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, nguồn gốc của các vấn đề Biển Đông”, trên mạng Quishi cung cấp sự biện minh đối với yêu sách lịch sử của Trung Quốc nhưng cũng đầy mâu thuẫn. Bài báo do Li Guoqiang viết trích dẫn hai bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc kể về các hải trình của các nhà hàng hải triều Hán và Minh ở Biển Đông. Dựa trên hai bản ghi chép lịch sử này, Li lập luận rằng người Trung Quốc đã khám phá ra và phát triển các đảo này trước tiên. Và kết quả là, chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông dần dần được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý liên tục của các Chính phủ Trung Quốc trong các triều đại nối tiếp nhau bất chấp việc các đảo này là đảo nhỏ, cằn cỗi và không thích hợp cho con người sinh sống. Sau đó ông cho rằng bởi vì người dân của các quốc gia khác có yêu sách không thể đưa ra bất kỳ ghi chép nào liên quan đến việc tổ tiên của họ tìm thấy và đặt tên cho các đảo đó, từ đó vội vã cho rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa. Bài viết thể hiện chính sách của Trung Quốc trong việc gây áp lực lên các quốc gia khác có yêu sách rằng Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc trên cơ sở ghi chép lịch sử mà Trung Quốc có được và từ chối thương lượng với các quốc gia đó trừ phi họ chấp nhận "chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc. Gần đây, một nhà bình luận Trung Quốc đã cố tình làm giảm vai trò pháp lý của UNCLOS bằng cách lập luận rằng đây "chỉ là một luật biển quốc tế, không phải là luật biển duy nhất, và do đó (các quốc gia khác có yêu sách) nên ngừng thắc mắc về tính pháp lý của "đường lưỡi bò” của Trung Quốc”.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc tế, bằng chứng lịch sử của Trung Quốc không đủ cơ sở để loại bỏ yêu sách của các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Có thể cho rằng các nhà hàng hải và ngư dân Trung Quốc đã đi qua Biển Đông trong hai nghìn năm qua. Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy, tổ tiên của các quốc gia Đông Nam Á ngày nay cũng đã đi qua và đánh cá ở các hòn đảo đó rất lâu trước bất kỳ ghi chép nào của người Trung Quốc. Do quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cằn cỗi và không thích hợp cho con người sinh sống nên dân cư thời tiền sử của các quốc gia Đông Nam Á đã đánh cá và khai thác kinh tế các nguồn tài nguyên ở Biển Đông thậm chí trước cả triều Hán và triều Minh. Các quốc gia ven Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia...) được định hình một phần từ những dân cư đi biển, những người đã đến những vùng đất này qua một số làn sóng nhập cư từ rất xưa khoảng hàng vạn năm trước. Không có gì nghi ngờ rằng những người đi biển này đã đi qua và đánh cá ở Biển Đông, giống như những gì mà con cháu họ đang làm hiện nay. Do đó, bình luận về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với Biển Đông, nhiều chuyên gia quốc tế về hàng hải đương đại lưu ý rằng: "Không có bằng chứng nào chỉ ra lợi ích kinh tế độc nhất của Trung Quốc đối với các đảo hay khu vực xung quanh các đảo ở Biển Đông. Thay vào đó, bằng chứng chỉ thấy điều ngược lại – rằng các vùng biển ở Biển Đông và các đảo nằm rải rác ở đó... từ bao thế kỷ nay đã trở thành khu vực đánh cá và các tuyến đường thương mại chung của các cư dân trong khu vực. Thực sự, việc sử dụng chung lâu đời này cho thấy Biển Đông đã phát triển như một khu vực chung, ở đó các bên theo đuổi các lợi ích của mình mà không phải lo sợ bị chính quyền của các quốc gia khác làm phiền”.
 
 
Bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
do người Hà Lan vẽ năm 1754

Cần thấy rằng các tác giả Trung Quốc đã quá vội vàng khi khẳng định rằng "đường lưỡi bò” đã được cộng đồng quốc tế công nhận và các quốc gia liên quan không có sự phản đối. Trước hết, thời điểm xuất hiện của "đường lưỡi bò” còn chưa được chính các tác giả Trung Quốc thống nhất. Thứ hai, nguồn gốc đường này ban đầu chỉ là một dạng xuất bản tư nhân. Thứ ba, một đường lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, vẽ tùy tiện, không tọa độ, không rõ ràng làm sao có khả năng thể hiện một đường yêu sách biên giới rõ ràng theo đúng các quy định của luật quốc tế để các quốc gia khác phải bận tâm. Thứ tư, vào thời điểm đường lưỡi bò đang được Bộ Nội vụ CHTH in trên bản đồ, Pháp đã đưa tàu và quân ra đóng giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiếp tục duy trì danh nghĩa chủ quyền kế thừa từ các Nhà nước phong kiến Việt Nam và thực hiện hoạt động chiếm hữu theo luật quốc tế của Pháp năm 1933. Hoạt động thực tiễn này chính là sự phản đối hùng hồn yêu sách "đường lưỡi bò” từ phía nước láng giềng phương Bắc. Thứ năm, Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951 không hề đả động tới "đường lưỡi bò”. Ngay cả tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1951 về dự thảo Hiệp ước San Francisco cũng không nói gì đến "đường lưỡi bò”. Thứ sáu, thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đòi hỏi của Philippines, Malaysia đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói "đường lưỡi bò” trên Biển Đông mà Trung Quốc vạch ra đã được các nước khác công nhận. Thứ bảy, ngay cả những nước không liên quan gì đến tranh chấp cũng thể hiện quan điểm không đồng tình. Mỹ không công nhận bất kỳ vùng biển nào không gắn với đất liền và đảo. Indonesia ngày 8-7-2010 đã nộp lên Liên Hợp Quốc Công hàm phản đối "đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Vì vậy không thể nói đã có sự công nhận quốc tế về "đường lưỡi bò”.

Lập luận "đường lưỡi bò” là đường "vùng nước lịch sử” của Trung Quốc đã không thể thuyết phục được cộng đồng quốc tế vì ngay cả trong tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1958 trong danh sách các vùng nước lịch sử của thế giới không có tên một vùng nước nào trong Biển Đông. Việc duy trì một yêu sách không khoa học, không khách quan, không phù hợp luật pháp quốc tế đã làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đồng tác giả của năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và là trở ngại chính cho mọi giải pháp giải quyết tranh chấp trong Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Nhóm PV Biển Đông
 
Gui cho ban be Gửi cho bạn bè print Bản in
http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1501&chitiet=44299&Style=1
0

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Giới trí thức Việt Nam bất bình Tạp chí Science

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-09-14

Cuối tháng 7, Tạp chí Science, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới cho đăng tải một bài viết của giáo sư Xizhe Peng, là hiệu trưởng trường Đại học Fudan tại Thượng Hải.

Không thể chấp nhận...

Điều đáng chú ý là bài viết này của giáo sư Xizhe Peng đăng kèm bản đồ hình lưỡi bò, như một cách mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Việc bài viết xuất hiện trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới đã gây ra bất bình và thất vọng cho giới học giả Việt Nam.
Bài viết của giáo sư Xizhe Peng có tên “China’s Demographic History and Future Challenges” – tạm dịch “Lịch sử nhân khẩu học Trung Quốc và những thách thức tương lai” – được đăng tại trang 581 đến trang 587 trên tạp chí Science, số ra ngày 29 tháng 7 năm 2011. Nội dung bài viết không có gì đáng bàn cãi nếu như tại trang thứ 4 của bài này, tác giả không sử dụng 4 bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò để minh họa. Vô tình hay hữu ý mặc lòng, việc này như một cách khẳng định đường lưỡi bò là một phần không thể tranh cãi của lãnh thổ Trung Quốc.
Đường đứt khúc 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, khu vực đang được tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Trung Quốc. Việc bản đồ này được một giáo sư đại học sử dụng trong các nghiên cứu quan trọng đã là một điều đáng bàn cãi; việc nó xuất hiện trên tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới lại càng đáng bàn cãi hơn.

Tạp chí Science thuộc Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến tức American Association for the Advancement of Science (AAAS ) - là một tổ chức đã ra đời từ năm 1848, có số học viện khoa học và cơ quan liên kết lớn nhất thế giới với 262 tổ chức. Riêng tạp chí Science, ấn bản đầu tiên đã ra đời năm 1880. Tạp chí này đăng tải những nghiên cứu khoa học từ khắp nơi trên thế giới, và số lượng đọc giả toàn cầu rơi vào khoảng 1 triệu người.

Trung tuần tháng 8, trang mạng Bauxite Việt Nam cho đăng tải một bức thư phản đối đường lưỡi bò trong bài viết của giáo sư Xizhe Peng trên tạp chí Science. Bức thư đề ngày 20 tháng 8, gởi cho tạp chí Science có đoạn:
“Trong vài năm qua, Trung Quốc đơn phương đưa ra bản đồ lãnh thổ vùng biển 9 đoạn và tự do cho rằng toàn bộ Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của họ, không tuân thủ các luật biển quốc tế như UNCLOS. Đường ranh giới vẽ tay hình chữ U vừa không có chứng cứ khoa học và cũng không có thông tin địa dư nào để chứng minh trước cộng đồng thế giới sự trung thực của nó”.

Bức thư ngoài thể hiện sự quan tâm, còn thể hiện sự bất bình của hàng chục trí thức ký tên. Điều đặc biệt là bức thư phản đối này nhận được sự đồng tình của rất nhiều người thuộc giới khoa học Việt Nam trên toàn thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Bỉ…, những nơi mà tạp chí Science đã trở thành một nguồn thông tin quen thuộc và đáng tin cậy.

Cùng thời điểm, người ta thấy xuất hiện trên website của Tập hợp Thanh niên Dân chủ một lá thư kiến nghị gởi cho tạp chí Science. Bức thư đề ngày 20 tháng 8 cho rằng ban biên tập Science đã thất bại trong việc kiểm tra và chỉnh sửa thông tin không trung thực trong bài viết của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng và vi phạm sứ mệnh của AAAS – Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến. Anh Võ Tấn Huân, trưởng ban đại diện THTNDC cho biết lý do khiến các bạn trẻ này quan tâm về vấn đề này:
“Trong THTNDC cũng có một số bạn nghiên cứu sinh và cũng có các bài đăng trên nhiều tạp chí khoa học như Cancer Research, Oncogene, Pharmacotherapy…nên hiểu được quá trình để một nghiên cứu được đăng tải trên một tạp chí lớn. Hơn nữa, tạp chí Science là một tạp chí lớn, có số lượng người đọc lên đến hàng triệu người, có uy tín và được nhiều người sử dụng như một nguồn chính thức và trích dẫn lại trong các đề tài nghiên cứu khác, và điều này rất bất lợi cho Việt Nam.
Mặt khác, biển Đông là đề tài nóng đang được tranh chấp giữa nhiều quốc gia, nên việc Science đăng một bản đồ sai sự thật như vậy thì càng không thể chấp nhận, vì nó đi ngược lại với các tiêu chí về chuẩn mực và tinh thần trung thực của khoa học”.

Gây bất lợi cho Việt Nam

Sứ mệnh của AAAS bao gồm việc “thúc đẩy và bảo vệ sự trung thực của khoa học và ứng dụng khoa học” và “đẩy mạnh các sử dụng khoa học có trách nhiệm trong chính sách công”. Và có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng, tạp chí Science ngoài có số lượng người đọc hàng đầu thế giới, nó còn là một tạp chí có peer reviews; nghĩa là một nghiên cứu khoa học muốn được đăng trên đây phải được ít nhất hai chuyên gia trong ngành kiểm duyệt và ban biên tập là những người kiểm duyệt cuối cùng.

Có thể nói, thường thì đến trên 90% các nghiên cứu khoa học gởi vào tạp chí Science sẽ bị loại bỏ. Chính vì thế mà một nghiên cứu khoa học được đăng trên Science sẽ có giá trị và ảnh hưởng rất lớn. Người ta thường xuyên dựa vào chỉ số Impact factor để đánh giá sự ảnh hưởng của một tạp chí khoa học. Và chỉ số này của tạp chí Science luôn ở mức rất cao, với con số 31 vào năm ngoái. Nói như thế để thấy mức độ ảnh hưởng của bài viết về dân số Trung Quốc của ông Xizhe Peng sẽ có một sức ảnh hưởng lớn như thế nào. Và nếu thông tin đăng tải trên tạp chí này chưa được chứng minh, hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều người.

Anh Võ Tấn Huân đưa ra một ví dụ:
“Một điều khác là nếu sau này một học giả người Việt Nam gửi bài có hình bản đồ HSTS và tuyên bố đó thuộc về VN - và trong thực tế thì chúng ta đều biết là các quần đảo này thuộc chủ quyền VN - và tạp chí Science tiếp tục đăng thì như vậy vô hình chung lại tạo nên sự lẫn lộn cho bạn đọc, hoặc nếu như họ không đăng bài của học giả VN thì rõ ràng là có vấn đề”.

Từ ngày 5 tháng 9 đến nay, nhiều thư phản đối chính thức gởi đến các khoa học gia và khoảng 30 cơ quan, tạp chí có tiếng trên thế giới, trong đó có tạp chí Nature, là tạp chí đối thủ của Science. Trong một lá thư vừa đăng tải trên trang Bauxite Việt Nam tuần trước, nhóm 57 vị trí thức, khoa học gia cũng kêu gọi và khuyến khích mọi người viết thư phản đối bản đồ lưỡi bò trên tạp chí Science.

Để rộng đường dư luận, trong tháng 8, chúng tôi cũng đã liên lạc với ban biên tập tạp chí Science. Sau đó, chúng tôi nhận được thư từ người phụ trách mảng truyền thông của tạp chí này yêu cầu cho biết thông tin hạn chót cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, đã 3 tuần, cho đến khi bài viết này được phát, tạp chí Science vẫn chưa liên lạc lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến quý vị những diễn tiến mới nếu có. Quynhchi@rfa.org.
0