Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

THƠ THÁNG 5 HAY, CHÙM THƠ TÌNH THÁNG NĂM BUỒN VÀ LÃNG MẠN NHẤT

Tuyển chọn những bài thơ viết về Tháng 5 hay. Những vần thơ Tháng Năm nhiều cảm xúc với những sáng tác mới nhất xin được gửi đến các bạn.

Tuyển chọn những bài thơ viết về Tháng 5 hay. Những vần thơ Tháng Năm nhiều cảm xúc với những sáng tác mới nhất xin được gửi đến các bạn

NẮNG THÁNG NĂM


Thơ: Nguyễn Hưng

Ôi tháng năm hạ chìm trong cơn khát
Nắng đỏ đường cháy sạm trái tim côi
Sa mạc đời đổ bóng một mình tôi
Hun hút dài xa xôi mòn chân bước.

Yêu dấu ơi em hãy là hồ nước
Thoả lòng tôi ao ước lúc hạ khan
Để rừng hoang róc rách tiếng thác tràn
Ngân vào lòng tiếng đàn xua im vắng.

Lại gần đây cùng ngọt bùi cay đắng
Riết vòng tay đêm trắng cạn môi hôn
Cho vơi đi nỗi nhớ đến cào cồn
Quên nỗi sợ vùi chôn trong mộ ái.

Em đã từng trong nỗi sầu tê tái
Cũng như tôi quằn quại một niềm đau
Hai trái tim đều đã quá úa nhàu
Sao không thể gần nhau cùng chia sớt ?

Đường song hành rồi cô đơn sẽ bớt
Nắng cháy nào cũng ngớt lúc hạ trôi
Tháng năm về nóng vã giọt mồ hôi
Lại đây em bên tôi tựa bóng mát.

Dẫu sa mạc... sợ gì đâu cơn khát
Phải không em... khi đã sát cạnh nhau.

CHỚM HẠ


Thơ: Lê Gia Hoài

Tháng 5 qua một nửa
Đất trời bỗng hanh hao
Lộc xuân không còn nữa
Hạ về trong xuyến xao.

Rét nàng Bân tắt lịm
Hoa sưa trắng rời cành
Hoàng hôn vương sắc tím
Rớt vào đêm mong manh.

Con ve sầu tỉnh giấc
Sau tán phượng mùa đông
Vươn mình ngân điệp khúc
Gọi bão mùa qua sông.

Góc lớp chiều tháng 5
Hắt hiu giọt mưa buồn
Có ai đang ngồi khóc
Đếm từng giọt mưa tuôn.

Sắc hạ chợt bình yên
Cho thương nhớ đong đầy
Hẹn ngày sau gặp lại
Hương mùa thu thơ ngây.


MƯA THÁNG NĂM


Thơ: Mạc Phương

Mưa ào ào dày xéo đám cỏ xanh.
Những chiếc lá mong manh chao nghiêng ngả.
Gió gầm gào quét sạch trơn tơi tả.
Lâu đài tình vất vả đã dựng xây.

Quãng thời gian ta vun đắp đắm say.
Qua bão giông ngất ngây không tồn tại.
Tấm chân thành sao vẫn còn nhớ mãi.
Hãy để mưa mang rải khắp thế gian.

Dẫu xót xa sau bão đổ hoang tàn.
Dẫu sấm nổ xé tan ngày ước vọng.
Vẫn phải cười để vượt ngàn đợt sóng.
Tâm bình an mau chóng bước vững vàng.

Mưa đang rơi hay nước mắt chứa chan.
Trước bể đời vô vàn cơn giông tố.
Mỗi con người mỗi phước phần mỗi số.
Phận bọt bèo cuốn sổ nợ dày thêm.

Tháng năm ơi mưa đã ướt môi mềm.
Mong đọa đày hãy êm êm một chút.
Để nơi nơi khỏi cảnh đời ngập lụt.
Để nắng về ... sưởi ấm trái tim côi.

THÁNG NĂM


Thơ: Thảo Ngọc

Em nhớ mãi tuổi hồng bên áo trắng
Ngất ngây hồn say đắm mộng yêu đương
Suối tóc bồng phơi phới thoảng làn hương
Đôi mắt biếc trong xanh màu mơ ước

Nụ cười nở má hồng say cất bước
Như đóa hồng vẫy gọi tuổi vào yêu
Quên làm sao cứ mỗi sớm mỗi chiều
Thầm gửi gắm với bao điều hạnh phúc

Xa nhau nhớ xin anh đừng bội ước
Để tim em tan vỡ mộng ban đầu
Tình thơ ngây mà trong trắng đậm sâu
Từ vạn cổ đến ngàn sau vẫn đẹp.


THÁNG 5 & NỖI NHỚ


Thơ: Quy Ngọc

Góp nhặt nhớ em đem gửi tháng năm
Khi gió trở lạnh căm trời mùa hạ
Gọi thu về nhuộm vàng lên phiến lá
Gói nỗi niềm xin trả lại thời gian

Tháng 5 ơi lồng ngực vẫn căng tràn
Gom yêu thương giữa nồng nàn nỗi nhớ
Bỏ sau lưng bóng chiều buông vụn vỡ
Giọt nắng vàng vô cớ chẳng hề phai

Bên thềm nhớ tiếng ve vẫn miệt mài
Đong nỗi sầu phủ dài lên cánh phượng
Đâu bận lòng sắp qua mùa gió trướng
Mặc cho ai mãi ngượng ngịu buồn thiu

Đếm giọt sầu bỏ sau phía trời chiều
Chỉ còn lại lời yêu là đọng mãi
Dù câu thương vẫn đong đầy vụng dại
Nhưng mặc lòng mong hái mảnh tình duyên

Tháng 5 ơi xin gửi lại chuân chuyên
Để mong ước uyên ương tròn giấc mộng
Em sợ lắm chỉ còn bàn tay trống
Muốn lại gần mà bỗng cứ dài thêm

Tháng 5 lại sắp sửa bước qua thềm
Nhưng mãi đọng dịu êm từng nỗi nhớ….!!!

NHỮNG MÙA HOA THÁNG NĂM


Thơ: Phú Sĩ

Tháng năm về trong sắc tím Bằng lăng
Vùng kỷ niệm xếp vào ngăn ký ức
Mùa hạ ấy những nỗi niềm day dứt
Với mối tình còn lưu luyến tâm tư

Tháng năm về màu Phượng thắm đỏ tươi
Lòng nhiệt huyết dâng đầy nơi tuổi trẻ
Những cung bậc xuyến xao lời khe khẽ
Trái tim hồng nhè nhẹ nỗi buồn xa

Tháng năm về sắc trắng nụ Linh lan
Niềm hy vọng vô vàn trong hạnh phúc
Xoa nỗi nhớ tổn thương thời quá khứ
Lại bắt đầu ngày của những niềm vui

Tháng năm về hoàng yến cũng ngậm ngùi
Vàng rực rỡ giữa bầu trời xanh thẳm
Rung cảm lắm nhưng âm thầm chẳng nói
Nhớ một thời người đón đợi người sang

Tháng năm về Chăm pa sắc hồng thơ
Như thiếu nữ còn mộng mơ lơ đãng
Đóa Trà mi khẽ khàng trong nắng hạ
Đàn bướm ong vội vã hát ru tình ….


TẢN MẠN THÁNG NĂM


Thơ: Trần Thị Hằng

Giữa tháng năm nắng tô hồng cánh phượng
Trời xanh trong mây trắng rủ nhau về
Gió nhởn nhơ ru ngủ những hàng me
Man mát lạnh như xuân còn đâu đó.

Tháng năm ơi ... lưu bút còn bỏ ngỏ
Ve ca hoài cho giã biệt buồn hơn
Mùa chia tay thấy trống trải tâm hồn
Sân trường vắng sao nghe buồn đến lạ

Hẹn nhau về trong một ngày nắng hạ
Tay trong tay ánh mắt thả giữa chiều
Chẳng nói gì ... má em thắm màu yêu
Anh rạng rỡ trao thật nhiều ... thương nhớ.

THÁNG NĂM
NHỚ BẠN NGÀY XƯA


Thơ: Mạnh Chiến

Tháng năm nhìn cánh phượng hồng
Nhớ về thuở ấy sáng trong học trò
Chia tay như một chuyến đò
Chỉ nghe câu hát giọng hò ngọt đưa

Bao năm mái tóc khi xưa
Nay nhiều sợi trắng nắng mưa cuộc đời
Thời gian dòng chảy bạn ơi
Bầu trời mặt đất rạng ngời yêu thương

Để ta cuộc sống đời thường
Nghĩa tình trọn vẹn gió sương bền lòng
Tình người luôn mãi sáng trong
Thuỷ chung đằm thắm phượng hồng sắc hương

Lòng thêm bao nỗi vấn vương
Nhớ về ngày ấy mái trường thân yêu
Trong ta ôm ấp bao điều
Dòng sông bến nước cánh diều lượn bay

Tháng năm kỷ niệm đắm say
Ngấm vào ký ức tràn đầy tim ta.


SANG MÙA...


Thơ: An Nhiên

Tháng năm về Mây xòa bóng chơi vơi
Buổi Hạ ghé gom hương đời say ủ
Nắng hong trải những giọt thương ngày cũ
Phút nhạt nhòa buông rủ gót chiều rơi

Vẫn còn đây xao xuyến một khuông trời
Khi quên - nhớ, tưởng một thời .. lưu mãi
Ai đâu biết.. chỉ tim gầy khờ dại
Níu mùa xa khắc khoải chút mặn nồng

Chẳng thể nào.. vỗ nhịp ước mom sông
Thùa sợi nhớ giữ đổi dòng con sóng
Đâu phải cứ thầm vương tình ảo vọng
Cuối chân trời.. Mai* lẻ bóng.. đêm trôi

Dạ xui lòng.. vờn vãng giấc điệp vời
Thuở mắt biếc nụ hoa môi cười mỉm
Vạt nũng nịu trách mùa Sim sẫm tím
Rót phôi phai hoàng hôn lịm hoang chiều

Chẳng mong về.. ghép lại mảnh hồn phiêu
Tháng năm đến xanh mỹ miều vạt cỏ
Thôi từ tạ ..trả nỗi niềm theo gió
Chút tình quê.. ru ngõ nhỏ sang mùa...

NỖI NHỚ THÁNG NĂM


Thơ: Thanh Thảo

Nắng tháng năm len ngang từng kẻ lá
Tia chiều hè ra rả tiếng ve ngân
Gió phản phất lả tả rụng đầy sân
Gót sen hồng lân lân còn chưa hẹn

Lối cũ qua ước mong mình trọn vẹn
Chiều không anh len lén khắc lồng tên
Em một mình gom nhặt từng sợi nắng
Cội phượng già đỏ thắm xác rơi lền

Ghế đá sầu đợi hoài anh không đến
Hàng cau buồn bên bến chiều ngã nghiêng
Anh tham chi lầu mộng với kim tiền
Ánh nguyệt oằn bên hiên sầu nỗi nhớ

Về đi nhé trông anh từng hơi thở
Nhớ nghe anh đừng lỡ độ mùa vàng
Loa kèn phai bằng lăng tím mênh man
Về nghe anh cùng hát điệu xuân tình

Đêm khuya dần em vào trong tĩnh mịt
Mưa ngoài trời rả rích gọi tên anh
Nỗi nhớ anh len mộng giấc chẳng lành
Bờ mi ướt vai đành trơ lạnh lẽo.


NỖI NHỚ THÁNG NĂM


Thơ: Hoa Trinh Nữ

Tháng năm đến gieo lòng ta nỗi nhớ
Hoa phượng buồn nức nở phút chia tay
Kỳ thi xong hết tính tháng đếm ngày
Trên bục giảng cô thầy nay thiếu vắng

Chiều chấp chới gió bay tà áo trắng
Nón chao nghiêng nắng lắng đọng sân trường
Rời bạn bè mi đẫm lệ nhoè vương
Mai xa cách mong đường đời rộng mở

Đàn em nhỏ nâng cánh bay bỡ ngỡ
Bầu trời xanh rạng rỡ sắc hạ vàng
Ngõ phố buồn lưu ký ức mênh mang
Vội viết tặng vào trang dòng lưu bút

Tháng năm sẽ qua đi trong luyến tiếc
Tuổi hồn nhiên những chiếc lá giao mùa
Nghe xạc xào bên cánh võng đung đưa
Ru con trẻ giấc trưa say lòng mẹ

Ta tìm kiếm chốn xưa chân bước khẽ
Bàn ghế cùng thước kẻ với bảng đen
Bụi phấn rơi từng một thủa sách đèn
Bao gương mặt thân quen giờ muôn ngả

Tiếng ve gọi khi hè sang dục dã
Người có về cho thỏa nỗi khát khao
Phòng học đây mái ngói cũ thời nào
Tường rêu phủ đón chào nhau trở lại...

BÀI THƠ CHƯA ĐẶT TÊN


Thơ: Hữu Tuấn

Tháng năm về như thắp lửa vào tim
Dòng ký ức vẩn vơ tìm ai đó
Tiếng ve ngân phượng bừng lên sắc đỏ
Nao nao lòng nhớ quá tuổi thần tiên.

Bài thơ đầu tôi viết chửa đặt tên
Đầy hoa nắng dưới hiên trường năm ấy
Phượng vĩ tôi xếp hình đôi bướm vẫy
Len Lén trao còn run rẩy đến giờ.

Hè về rồi lục trí nhớ làm thơ
Thoáng trong tôi hiện gã khờ năm đó
Tháng năm trôi về đâu em gái nhỏ?
Mối tình đầu chưa tỏ đã vội quên.

Lưu bút còn nguệch ngoặc những dòng tên
Giờ xa vắng thiếu tên nhiều đứa lắm
Đứa thoát ly đứa nằm sâu dưới mộ
Bao năm rồi chưa hội ngộ cùng nhau.


NỖI NHỚ THÁNG NĂM


Thơ: Vũ Thắm

Em vẫn nhớ thủa ban đầu dang dở
Mình hẹn nhau chung lối nhỏ đường đời
Khi hè về nhìn phượng đỏ buông lơi
Trái tim em nghẹn lời trong xao xuyến

Vẫn nhớ mãi thủa ban đầu lưu luyến
Anh kể nghe chuyện hoa bướm Trang Đài
Thầm mộng ước tình mình đẹp nắng mai
Lung linh chiếu trải dài trên bờ cát

Nhớ kỉ niệm những chiều hè gió mát
Mình bên nhau đệm khúc hát say tình
Lời thề hẹn trong ánh mắt đẹp xinh
Nắm chặt tay mình trọn câu chung thủy

Thời gian trôi nỗi niềm luôn âm ỉ
Lời hẹn nào bền bỉ ở trong tim
Anh vắng xa để em mãi kiếm tìm
Bước thầm lặng suy tư hình bóng cũ

Mùa hạ về ve ngân chiều thoáng rủ
Người xưa đâu có thầm nhủ lời thề
Đã từ lâu mình cách trở sơn khê
Có khi nào lòng mơ về chốn cũ...

THÁNG NĂM MÙA HẠ ĐẾN


Thơ: Đà Lạt Mùa Thu

Tháng năm về bằng lăng rụng bên thềm
Gió đung đưa thổi êm màu hoa vải
Khung cửa sổ gió lùa tình vụn dại
Lời hẹn thề còn mãi tân nơi đâu...

Tháng năm về gởi lại mối tình đầu
Hàng liễu cũng ôm sầu cây trút lá
Tiếng ve ngân ôi sao buồn đến lạ
Lối cũ em về nhớ quá buổi chiều nay

Tháng năm về lất phất hạt mưa bay
Nhật kí còn đây người xa biền biệt
Sân trường vắng dâng lên niềm da diết
Kỷ niệm tràn về tha thiết gọi tên ai

Gốc phượng kia hàng chữ khắc từng ngày
Người đi xa hạnh phúc đầy nồng ấm
Để lại nơi đây mối tình sâu đậm
Tháng năm về vết xướt nặng trong tim...


THÁNG NĂM...ANH & NỖI NHỚ


Thơ: Châu Uyển Nhi

Em giật mình...hoa phượng đã chín chưa?
Sao cái lạnh vẫn như vừa chợt ghé
Nắng tròn xoe...ru môi em thật nhẹ
Ồ...tháng năm...đã khe khẽ cựa mình

Nắng đầu mùa em thấy hạ lung linh
Đang nũng nịu nét tươi xinh phiến lá
Anh có thấy đất trời đang vào hạ
Hình như là...nắng đang dỗi ...anh ơi

Gió nhẹ nhàng khẽ mơn trớn làn môi
Nắng dịu dàng vương lên làn tóc rối
Nghe không anh...tháng năm về như gội
Bao yêu thương nhung nhớ chợt ùa về

Em thấy lòng như cất hết nhiêu khê
Gọi yêu thương em gói từ mùa trước
Gửi về anh cho tròn vành mơ ước
Cho ngọt ngào một mùa hạ...nha anh

Tháng năm về...yêu nhớ thật long lanh
Em có anh khi hạ về phố nhỏ.

MƯA TRÊN THÁNG NĂM


Thơ: Diệp Ly

Tháng năm về rả rích tiếng mưa rơi
Phượng thắp lửa khung trời mùa hạ nhớ
Tim thổn thức khúc tình sầu muôn thuở
Nhạc ve ru trăn trở mấy cung đường.

Tháng năm về thiếu vắng bóng người thương
Tìm không thấy dư hương bờ môi ấm
Nơi ngực trái khoảng trống sâu thăm thẳm
Những yêu thương chìm đắm đáy hoang mồ.

Nửa cuộc tình xơ xác tựa lá khô
Nửa còn lại cuốn xô theo làn gió
Thiên đường mộng giờ ố hoen vàng võ
Lời ước thề ngày đó đã xa xôi.

Tháng năm về đong đếm nỗi đơn côi
Kỷ niệm khẽ đâm chồi trong mưa gió
Đợi chiều xuống ráng tà loang mắt đỏ
Mảnh hồn hoang mở ngõ đón cơn buồn.

Cuối chân trời heo hút bóng hoàng hôn
Cánh chim muộn chập chờn trong bão tố
Mặn bờ môi giọt trần ai tuôn đổ
Mưa tháng năm loang lổ dấu thăng trầm.

Lệ của trời đẫm ướt cuộc trăm năm...


CHÀO THÁNG NĂM


Thơ: Bằng Lăng Tím

Tạm biệt nhé tháng tư vừa qua ngõ
Tháng năm sang hoa đỏ cháy nao lòng
Sợi nắng vàng ai mới trải ra hong
Lúa mùa mới trổ đòng thơm ngào ngạt

Trên nhành liễu gió thì thầm khẽ hát
Sóng bờ xa dào dạt vỗ mạn thuyền
Bến sông chiều nghe vẳng tiếng chim quyên
Trầu cau đượm ước tròn duyên hai đứa

Tháng năm tới phượng vĩ hồng thắp lửa
Cánh Ngọc lan ô cửa thoảng dịu dàng
Những con đường bằng lăng tím mênh mang
Tàn lá biếc nắng nhẹ nhàng trải rộng

Diều ai thả tiếng sáo vang bay bổng
Ve ngân nga lay động lá xạc xào
Mối tình đầu thuở ấy đã thầm trao
Nụ hôn đắm ngọt ngào men say lạ

Tháng năm đợi bạn bè từ muôn ngả
Về trường xưa vui quá buổi tương phùng
Nhật ký hồng viết bao kỷ niệm chung
Màu tím chữ nhớ nhung mùa Hạ cháy

Tháng năm nhé đừng trôi xa như vậy
Khắc trong tim còn đấy tuổi mộng hằng...

MƯA BUỒN THÁNG NĂM


Thơ: Trúc Thanh

Trời tháng năm mưa dầm nhưng chẳng lạnh
Chỉ thấy buồn vì bên cạnh thiếu anh
Bỗng thèm sao lời an ủi, dỗ dành
Hoặc đơn giản, câu chúc lành êm dịu

Mưa không gió nhưng nặng oằn dáng liễu
Em lạc loài vì thiếu một bờ vai
Trời đêm nay sao từng khắc kéo dài
Cơn đau đớn hỏi ai cùng san sẻ?

Em đứng dậy nơi góc đời đơn lẻ
Xót xa này sao chẻ được làm đôi
Gửi cho người nơi cùng tận xa xôi
Chút cảm giác bồi hồi day dứt nhớ

Mưa gió trùng phùng... Đôi mình cách trở
Nhịp thời gian nức nở lúc canh khuya
Lệ hay mưa từnh giọt nóng đầm đìa
Đây thầm tủi...Chốn kia người có biết

Khi nỗi nhớ cấu cào nơi cách biệt
Mưa kéo về da diết tháng năm ơi
Em muốn tan như bóng nước giữa trời
Đến cùng anh ghép đời hai mảnh nửa.

TƠ LÒNG THÁNG NĂM ...


Thơ: Phú Sĩ

Tháng năm đến mùa yêu không hẹn trước
Cuối sân trường từng bước đợi chờ nhau
Vòng xe quay mang nỗi nhớ dạt dào
Tan trong nắng khát khao lời ai ngỏ

Cánh hoa dại khiêm nhường đêm nở muộn.
Khúc nghê thường dâng hương sắc bình yên
Ánh nhìn trôi sâu lắng những ưu phiền
Từng kỷ niệm còn đượm tình lưu luyến

Tháng năm ngỡ con đường xưa miên viễn
Dáng mẹ gầy còn ẩn hiện bên sông
Mãi dần xa hun hút khói trên đồng
Đời lam lũ giấc mơ đời hoa mộng

Cánh diều lượn trên nền trời gió lộng
Đã trôi về miền xa vắng mênh mông
Lối ta qua những chớp bể mưa nguồn
Lãng quên mất bữa cơm chiều đông muộn

Khoai độn sắn nụ cười luôn rộn rã
Bữa cơm nghèo đã lạc bước đời xa
Phút chạnh lòng ta vẫn cứ là ta
Sao cứ ngỡ chẳng còn quay trở lại ….

Dòng thời gian hiền hòa sông vẫn chảy
Thủ thỉ lời trong gió … mãi thiết tha ...


Nguồn: https://www.iini.net/2018/04/tho-thang-5-hay.html
0

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Sắp có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước

Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6.

Tuân thủ phòng dịch trên các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước


Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6. Trong đó, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines thực hiện 14 chuyến, Vietjet thực hiện 5 chuyến, Bamboo thực hiện 2 chuyến.

Cụ thể, từ nay đến hết tháng 5 sẽ có 12 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Thái Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 18-5.

1 chuyến bay từ Ấn Độ về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 19-5.

1 chuyến bay từ Myanmar về nước do Vietjet thực hiện vào ngày 21-5.

1 chuyến bay từ Hà Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 23-5.

2 chuyến bay từ Đài Loan về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 25-5.

2 chuyến bay từ Hàn Quốc về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 27-5.

3 chuyến bay từ Singapore về nước, do Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo mỗi hãng một chuyến vào ngày 29-5.

1 chuyến bay từ Anh về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 31-5.

Tiếp theo đó, trong tháng 6, sẽ có 9 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay từ Úc và một chuyến bay từ New Zealand do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 1-6.

1 chuyến bay từ Nhật Bản về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 3-6.

1 chuyến bay từ Phần Lan, Thuỵ Điển về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 5-6.

Mỗi nước 1 chuyến bay từ Canada, Angola, Kuwait, Mỹ về nước do Vietnam Airlines thực hiện lần lượt vào các ngày 7, 11, 13 và 15-6.

Phương án khai thác các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước vì những lý do đặc biệt đã được thông báo đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện.


Nguồn: https://www.sggp.org.vn/sap-co-21-chuyen-bay-cho-cong-dan-viet-nam-ve-nuoc-662619.html
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Ngoại trưởng Mỹ: Có bằng chứng lớn SARS-CoV-2 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định 'có bằng chứng lớn' cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.


“Tôi có thể nói với bạn rằng, có bằng chứng lớn rằng virus corona chủng mới đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán của Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với "This Week" của ABC vào hôm 3/5.

Đồng thời, ông Mike Pompeo cũng nhấn mạnh “tôi nghĩ cả thế giới giờ có thể thấy rõ, Trung Quốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới, và họ vận hành những phòng thí nghiệm không đạt chuẩn".

Mặc dù chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, song ông Mike Pompeo từ chối bình luận về khả năng virus SARS-CoV-2 bị phát tán một cách có chủ đích.

Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, việc Trung Quốc tìm cách che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu đã tạo ra "nguy cơ to lớn" cho thế giới. "Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng tôi sẽ buộc người có trách nhiệm phải trả giá", ông Mike Pompeo tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần chỉ trích vai trò của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. Hôm 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm vì che giấu thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh.

Tổng thống Trump cũng nói ông đã thấy tài liệu giúp ông tin rằng virus COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang triển khai các cuộc điều tra nghiêm túc về những gì xảy ra tại Trung Quốc thời gian đầu dịch COVID-19. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định dịch bệnh lẽ ra nên được chấm dứt "ngay tại nguồn" và nó có thể đã chấm dứt nhanh hơn và không lan rộng ra toàn bộ thế giới.

Viện virus học Vũ Hán, nằm tại thành phố khởi phát đại dịch, đã bác giả thuyết virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm của mình.

Trong cuộc họp báo chiều 16/4, khi được hỏi về đồn đoán virus SARS-CoV-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định đây là tuyên bố "thiếu căn cứ".

"Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nhiều lần nói rằng, không có bằng chứng nào về việc virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học", ông Triệu cho hay.

Nguồn: https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/ngoai-truong-my-co-bang-chung-lon-sars-cov-2-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-ar543842.html
0

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Việt Nam nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Covid-19

Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế), cho biết đã bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.

Ngày 1.5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày không có thêm ca mắc Covid-19. Từ 6 giờ sáng 16.4 đến 18 giờ chiều 1.5, Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 270 bệnh nhân (BN) Covid-19 tại Việt Nam có 219 ca đã được công bố khỏi bệnh.

Ngoài ra, đã ghi nhận 14 ca bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2 sau nhiều lần đã có kết quả xét nghiệm âm tính, được công bố khỏi bệnh. Mới nhất, tối 1.5, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết có thêm 2 bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh đã dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2.

Đây là 2 trường hợp liên quan đến ổ dịch quán bar Buddha và dương tính sau 15 ngày xuất viện, gồm bệnh nhân 124 (nam, 52 tuổi, quốc tịch Brazil) và bệnh nhân 235 (nam, 25 tuổi, quốc tịch Anh). Hiện 47.735 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly y tế.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc chủ động lên phương án sản xuất, kinh doanh, phân phối thuốc để cung ứng đủ thuốc trong mọi tình huống.

Ngày 1.5, trao đổi với Thanh Niên, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế), cho biết đơn vị này đã bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm. Trong các tuần qua, vắc xin đã được tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Trong hơn 2 tháng qua, VABIOTECH đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tiến hành nghiên cứu vắc xin phòng bệnh Covid-19 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus SARS-CoV-2. Đây là ''nguyên liệu'' quan trọng cho sản xuất vắc xin. Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh Covid-19.

Trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Hà Nội) để đánh giá về sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của vắc xin, từ đó xác định tiềm năng của công nghệ này trong việc phát triển vắc xin trong tương lai, phục vụ chống dịch Covid-19.

* Sửa đổi quy định hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong du lịch

Ngày 1.5, Tổng cục Du lịch có Quyết định 474 sửa đổi Quyết định 473 hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch ngày 29.4. Theo đó, hủy bỏ điểm e khoản 2 điều 4 của Quyết định 473 với nội dung “du khách không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch”.

Theo Quyết định 474, lý do hủy điều khoản này vì không cần thiết, do luật đã quy định và không thuộc lĩnh vực quản lý của ngành du lịch. Trước đó, Quyết định 473 bị phản đối vì không đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong công khai thông tin về dịch Covid-19, đồng thời trái với quyền tự do thông tin và được thông tin đã mặc định trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và luật Tiếp cận thông tin.

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/viet-nam-nghien-cuu-phat-trien-vac-xin-phong-covid-19-1218531.html
0

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Tổng thống Trump nói có bằng chứng virus gây Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, sau khi tuyên bố có bằng chứng liên kết virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 với một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.


Tổng thống Trump cho biết có thể áp đặt thuế quan mới lên Trung Quốc

AFP ngày 1.5 đưa tin khi được hỏi liệu có bất cứ bằng chứng nào khiến Mỹ tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc gây bùng phát dịch bệnh Covid-19 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, tôi có”, song không tiết lộ thêm thông tin liên quan.

Tổng thống Trump phát biểu trước các phóng viên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 30.4 (giờ Mỹ) rằng các cơ quan Mỹ đang điều tra làm thế nào SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên và cách xử lý của Trung Quốc như thế nào để ngăn dịch Covid-19 lây lan phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Trump nói thêm Mỹ có thông tin về những gì xảy ra tại Trung Quốc và ông sẽ sớm có bản báo cáo về vụ việc này “trong tương lai không xa”.

“Lẽ ra họ có thể đã ngăn chặn được nó”, Tổng thống Trump nói, đề cập việc Trung Quốc không nhanh chóng hủy các chuyến bay quốc tế ra khỏi đất nước.

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump còn cho biết ông có thể xem xét áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc nếu tính đến các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-trump-noi-co-bang-chung-virus-gay-covid-19-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-1218251.html
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Mua máy xét nghiệm Covid-19: Nơi 7 tỷ, chỗ chỉ 1,5 tỷ


Sau khi Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt, nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nam và Quảng Trị đều rà soát, báo cáo việc mua sắm thiết bị xét nghiệm.

Hôm 22/4, Bộ Công an khởi tố ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 6 bị can với cáo buộc câu kết, gian lận, thông đồng nâng khống giá mua Hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19.

Vụ việc trên trở thành vấn đề được dư luận rất quan tâm, nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt cho thanh, kiểm tra công tác mua máy xét nghiệm.

Quảng Ninh chỉ đạo thanh tra việc mua máy

Đây là địa phương đầu tiên yêu cầu rà soát thủ tục liên quan mua máy Realtime PCR tự động xét nghiệm và các thiết bị y tế liên quan phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, ngày 24/4, khi có dư luận về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cao hơn nhiều lần so với giá thực tế, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục trong công tác mua sắm thiết bị.


Hệ thống máy xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Hải Phòng.

Tỉnh ủy Quảng Ninh giao Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ phòng, chống dịch và vấn đề mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh của Sở Y tế. Nếu có vi phạm cần xử lý nghiêm tập thể, cá nhân theo quy định.

Về phía Sở Y tế Quảng Ninh, đơn vị khẳng định dù chưa có giá nhập khẩu chính thức, nhưng nhà cung cấp thiết bị báo bộ thiết bị này có giá thấp hơn khoảng 2 tỷ, so với máy mà CDC Hà Nội đã mua (7 tỷ).

Quảng Nam mua máy đúng quy định
Hai ngày sau khi vụ việc tại CDC Hà Nội bị phanh phui, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Y tế báo cáo việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR với giá 7,5 tỷ đồng để trang bị cho CDC Quảng Nam.

Trước đó, ngày 24/3, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt lựa chọn nhà thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động. Dự toán chi cho Sở Y tế 7,56 tỷ đồng để mua thiết bị này.

Đến ngày 1/4, CDC Quảng Nam vận hành hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam khẳng định việc mua máy đúng quy định hiện hành và đã được UBND tỉnh đồng ý.

Về mức giá hơn 7,5 tỷ đồng cho bộ thiết bị, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam nói do hãng sản xuất hoặc nhà phân phối mua hàng về rồi định giá. Việc này tùy thuộc thị trường và loại máy móc được bán.

Hải Phòng phủ nhận mua máy giá 10 tỷ

Ngày 25/4, Sở Y tế Hải Phòng có báo cáo gửi Bộ Y tế trong đó khẳng định địa phương này chưa thực hiện việc mua sắm hệ thống máy Realtime PCR tự động.

Về việc thành phố đã tự trang bị và vận hành máy xét nghiệm Covid-19 đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng từ ngày 21/3, đại diện Sở Y tế Hải Phòng cho biết đây là thiết bị đi mượn.

Còn trả lời trên một tờ báo điện tử thời điểm chuẩn bị vận hành máy xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế nói thành phố mua với giá gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó vị lãnh đạo này phủ nhận thông tin trên.

Đến ngày 26/4, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam, giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ quy trình các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, tránh để xảy ra sai sót.


6 bị can liên quan sai phạm tại CDC Hà Nội. Ảnh: Bộ Công an.

Nhiều nơi mua máy xét nghiệm giá rẻ
Cũng trong ngày 26/4, lãnh đạo Sở Y tế 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị cho biết các địa phương này đều mua hệ thống máy xét nghiệm với mức giá chưa bằng 1/3 so với CDC Hà Nội.

Cụ thể, Sở Y tế Quảng Bình chọn mua máy của Đức. Sau khi tham khảo giá của một số nơi đã mua, đơn vị đưa ra hội đồng của Sở Tài chính để thẩm định. Sau đó, mức giá mà tỉnh phê duyệt mua máy khoảng 3 tỷ đồng gồm, giá máy hơn 1,6 tỷ, còn lại là hệ thống tách chiết và một số phụ kiện khác.

Còn Sở Y tế Quảng Trị cho hay họ mua máy xét nghiệm Realtime PCR và máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ để xét nghiệm Covid-19.

Theo thẩm định, máy xét nghiệm Realtime PCR có giá 1,65 tỷ đồng và máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ giá hơn 1 tỷ. Nhưng sau khi CDC Quảng Trị đàm phán, nhà cung cấp đã giảm giá các máy còn 1,5 tỷ và 650 triệu.

Bộ Y tế vừa gửi 2 công văn đến Sở Y tế các địa phương và nhiều bệnh viện đề nghị báo cáo kết quả mua sắm thiết bị.

Bộ Y tế đề nghị các nơi bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả hợp đồng đã được ký trong 2 năm (từ 1/3/2018 đến 29/2).

Các tài liệu đề nghị photocopy, đóng dấu sao y bản chính và gửi kèm báo cáo về Bộ Y tế gồm: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catologue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần của hệ thống, chụp ảnh của các thiết bị nêu trên.

Nguồn: https://zingnews.vn/mua-may-xet-nghiem-covid-19-noi-7-ty-cho-chi-1-5-ty-post1077694.html
0

Chiến lược răn đe tập thể sẽ 'ghè chân' Trung Quốc ở biển Đông

Việc các nhóm nước cùng ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc có thể tạo ra một hiệu ứng lớn khiến uy tín Bắc Kinh suy giảm mạnh.

HMAS Parramatta (phải) tập trận cùng USS Barry và USS Bunker Hill ở Biển Đông.

Giữa đại dịch COVID-19, báo chí quốc tế dẫn lời chính trị gia và giới học giả từ Đông sang Tây chỉ trích Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”, gây rối biển Đông. Các chỉ trích xuất hiện khi Trung Quốc (TQ) tiến hành hàng loạt động thái leo thang mới tại khu vực.

TQ ngang ngược và vô trách nhiệm

Về thực địa, TQ để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam (VN); chỉa súng radar vào tàu hải quân Philippines; đưa đội tàu khảo sát Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế một số nước và thực hiện các hành động ngờ vực; đặt các trạm nghiên cứu khoa học..

Về yêu sách và thể chế, chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa”; ban hành bản cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (hay còn gọi là tên chính thức) cho hàng chục đảo, đá và thực thể trong lòng biển; đưa công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tình bày yêu sách Tứ Sa – chứa đựng nội hàm là yêu sách đường lưỡi bò mở rộng với tham vọng độc chiếm khoảng trên 90% vùng biển Đông, v.v.

Giới quan sát đồng thuận với nhau rằng: Tất cả hành động trên về bản chất không có gì mới, đều nằm trong kế hoạch tính trước của TQ. Song song đó, cách hành xử này phi pháp một cách trắng trợn, cho thấy TQ là một cường quốc ngang ngược và vô trách nhiệm, đặc biệt đặt trong bối cảnh thế giới đang bận rộn chống dịch COVID-19, vốn xuất phát và bùng nổ từ TP Vũ Hán của TQ.


Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT

Đe dọa uy tín TQ

Câu hỏi đặt ra là trước các sức ép tập thể, TQ có thật sự lo ngại? Có – nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định. Có ít nhất ba lý do để khiến Bắc Kinh lo sợ sức ép từ phía một tập thể các quốc gia.

Thứ nhất, về mặt chính trị, TQ đang cố xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm, “trỗi dậy hòa bình” mà chính quyền Tập Cận Bình đã hứa. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích, với sự khuếch tán thông tin thời Internet, chẳng mấy chốc hình ảnh xấu xí của TQ có thể bị phơi bày.

Hình ảnh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu VN và sự phản đối quyết liệt từ phía VN với chính quyền Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 đã lay động đến chính trường Mỹ, buộc các chính trị gia phải lên tiếng.

Các văn bản ngoại giao chính thức, thể hiện sự đồng cảm và ủng hộ của Philippines sau vụ việc tương tự mà ngư dân Philippines là nạn nhân hồi năm 2019 (may mắn được ngư dân VN cứu), càng khiến TQ bị cô lập trên mặt trận dư luận quốc tế. Nhiều chỉ trích quốc tế nhằm thẳng vào TQ, mô tả “sự suy thoái niềm tin vào trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh” trong việc ứng xử với các nước láng giềng.


Lính Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson tại Đà Nẵng ngày 5-3-2018. Ảnh: REUTERS

TQ đã cố gắng xây dựng “Một Vành đai, Một Con đường” từ Á đến Âu cùng hệ thống ngân hàng hỗ trợ phát triển hạ tầng, cạnh tranh lại các thể chế trước nay của Mỹ, Nhật Bản, v.v. Tuy nhiên, tất cả đều tạo ra tranh cãi, hoài nghi dữ dội từ rất nhiều quốc gia về tính minh bạch và ý đồ chính trị.

Tương tự, trong đại dịch COVID-19, TQ thực hiện “ngoại giao y tế”, tỏ ra hào phóng trong việc viện trợ nhân lực và trang thiết bị y tế cho các nước. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ TQ kém. Song song đó, nhiều nước lo ngại TQ “cho đi một thì đòi lại hai”, tìm cách ảnh hưởng nền chính trị nội địa, nên họ cũng e ngại, thậm chí từ chối nhận sự “giúp đỡ” từ TQ.

Hành xử phi pháp và vô lý ở biển Đông có thể sẽ trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến niềm tin về một cường quốc có trách nhiệm đối với TQ sẽ tiêu tan. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ: Số lượng quốc gia và âm lượng của sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh có bay đủ xa để gióng lên hồi chuông cảnh báo về “mối đe dọa TQ” với khu vực và thế giới hay không.


Tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần thực hiện chiến lược bắt nạt ở biển Đông. Ảnh minh họa: SCMP

Ảnh hưởng phát triển kinh tế

Về mặt kinh tế, TQ đang vật lộn với “tứ bề thọ địch”. Cuối tháng 3-2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế TQ trong năm nay có thể ngừng tăng trưởng hoặc chỉ đạt 2,3% do ảnh hưởng của COVID-19. Nếu thành hiện thực thì đây là mức tăng trưởng thấp không thể ngờ, tạo kỷ lục trong nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, sự thật phía sau còn đáng lo ngại hơn nhiều. Thứ nhất, nợ công TQ đang tăng cao kỷ lục, tạo áp lực lên các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời khủng hoảng – điều mà TQ tỏ ra sành sỏi trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khả năng can thiệp của chính phủ vào quy luật của thị trường giảm đi đáng kể, trong khi các doanh nghiệp “thây ma” (sống lay lắt nhờ hỗ trợ của chính phủ) vẫn chưa có những chỉ dấu phục hồi, phát triển.

Mặt khác, đại dịch đã đánh mạnh vào nền sản xuất của nhiều nước. Một bài học từ việc thiếu nguồn vật tư y tế trong đại dịch chính là: Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia đưa hệ thống sản xuất ra nước ngoài có thể gặp khó khăn khi có thảm họa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch bệnh, các thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, v.v. có thể sẽ được xem xét cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách sản xuất quốc gia. Một phiên bản “Toàn cầu hóa 2.0” đã được một số người nhắc đến: Các nước toàn cầu hóa cũng phải đảm bảo một phần năng lực tự sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Vì thế cho nên, các lợi ích về lao động giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ mà lâu nay TQ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị “xét lại”, ưu tiên cho an ninh quốc gia trong trường hợp thảm họa xảy ra. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước sẽ ít được khuyến khích di chuyển nhà máy sang TQ. Điều đó có thể tạo ra áp lực về thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế sản xuất nội địa. Quan trọng không kém, báo chí nước ngoài đưa tin một số doanh nghiệp Mỹ, từ sau ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-TQ và nay là đại dịch, đã rời TQ vô thời hạn.


Nền sản xuất Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, và có thể bị ảnh hưởng bởi leo thang của nước này ở biển Đông. Ảnh minh họa: MARKET WATCH.

Các rủi ro trong quan hệ Mỹ-TQ ngày càng tăng cao, nhất là khi đối đầu ở biển Đông, biển Hoa Đông và cạnh tranh toàn cầu giữa hai nước ngày càng rõ. Điều đó làm suy giảm phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào TQ, thế nên việc chuyển sang các quốc gia có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây sẽ là lựa chọn ưu thế hơn.

Chín vì thế, nếu một tập thể các quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích TQ kèm theo các động thái “trừng phạt” kinh tế, sẽ khiến TQ lao đao. Mỹ và nhiều nước phương Tây chính là đối tác lớn của TQ, và TQ xem phương Tây là thị trường quan trọng nhất vì giá trị hàng xuất khẩu cao. Kinh tế các nước phương Tây ảnh hưởng vì dịch, và nếu kèm theo ý thức chống lại TQ gia tăng, thì phương Tây có quyền chuyển hướng chọn lựa đầu tư vào các nhà cung cấp ở ASEAN và châu Á khác, thay vì tiếp tục chơi với TQ. Bắc Kinh chắn chắn lo ngại điều này.

Ngăn TQ thiết lập luật chơi riêng

Điều quan trọng thứ ba khiến TQ ngán ngại sức ép tập thể chính là đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. TQ đang theo đuổi đàm phán với mục đích lập ra một cuộc chơi riêng giữa TQ và từng nước ASEAN nhưng mang dáng vóc của tập thể ASEAN, đồng thời đẩy sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia bên ngoài ra khỏi khu vực biển Đông.

Trái lại, nhiều nước ASEAN mong muốn thông qua thể chế này, tạo ra một cuộc chơi công bằng dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có hai điểm mấu chốt mà các nước ASEAN theo đuổi: (i) Nội dung COC phải có tính bao quát phạm vi cả biển Đông chứ không chỉ ở khu vực quần đảo Trường Sa (như TQ mong muốn); và (ii) phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, trong đó phải lượng tính được các biện pháp chế tài nếu một trong các bên vi phạm.


Người dân Philippines phản đối hành vi của Trung Quốc ở biển Đông.

TQ đang lợi dụng mối quan hệ thân thiết với chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (nhiệm kỳ đến 2021), cũng là nước điều phối quan hệ ASEAN-TQ giai đoạn hiện tại, trong đàm phán COC. Bắc Kinh kỳ vọng có thể tạo sức ép thông qua một COC có lợi cho họ vào 2021, khi mà các giai đoạn chiếm, bồi lấp, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa, thể chế hóa biển Đông đã hoàn tất. Vì vậy, các sức ép từ phía các nước trong khu vực và các quốc gia thứ ba có thể tạo nên một làn sóng chống lại TQ. Trong đó, các quốc gia trung dung hoặc đứng ngoài tranh chấp có thể thay đổi quan điểm, chuyển hướng chống TQ. Điều đó càng tạo áp lực cho TQ trên bàn đàm phán COC.

Thậm chí, một sức ép tập thể đủ lớn từ cộng đồng quốc tế có thể là động lực để tạo ra các sáng kiến giải quyết tranh chấp ở biển Đông, có tiềm năng và kỳ vọng không thua kém COC. Trong đó, có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc hay Ấn Độ và châu Âu.

Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng phương Tây, nhất là EU, chỉ mới bắt đầu có ý thức rõ ràng về “mối đe dọa TQ” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc các nước khu vực và thế giới cùng lên tiếng về hành xử phi pháp của TQ có thể thay đổi rõ nét nhận thức EU, điều đó sẽ quyết định đáng kể đến hành xử của các cường quốc này đối với Bắc Kinh.


Tàu tiếp dầu USNS Rappahannock di chuyển qua biển Đông. Ảnh: US NAVY

Nếu các nước biển Đông kết hợp phương Tây trên các mặt trận phát ngôn, kinh tế, an ninh và ngoại giao thông qua các sáng kiến cụ thể, có công cụ thực thi hiệu quả, thì đó sẽ là sự đối trọng rất đáng kể trong việc “ghè chân” TQ ở biển Đông.

Ví dụ: Đồng loạt chỉ trích các hành động sai phạm của TQ qua các kênh khác nhau; hợp tác tuần tra chung, đảm bảo tự do hàng hải và đánh bắt hải sản đúng luật; cùng ban hành các đạo luật trừng phạt kinh tế (từ các nước lớn và có thị trường quan trọng với TQ; v.v. Một mình Mỹ hay chỉ vài nước sẽ là chưa đủ, nhưng một tập thể nhiều quốc gia thì chắc chắn TQ phải dè chừng.

Các nước đồng loạt hành động

Các hành động của TQ ngay tức khắc bị dư luận phản đối, chỉ trích. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Ngô Toàn Thắng hôm 23-4 đã trả lời báo chí liên quan đến công hàm hôm 17-4 của TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng hôm 20 và 21-4 về biển Đông.

Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982. VN đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này. VN cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của VN, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.

Hôm 19-4, VN cũng lên tiếng phản đối hành xử phi pháp của TQ liên quan đến việc lập ra hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán của VN là mạnh mẽ phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN… Các hành vi của TQ như trên không có giá trị và không được công nhận; không có lợi ích cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới.”

Về phía Philippines, hãng tin CNN dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trên Twitter chiều tối 22-4 cho biết: Philippines phản đối TQ về việc đơn phương lập ra hai quận Nam Sa và Tây Sa, xem một phần lãnh thổ của Philippines thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Song song đó, Manila cũng gửi công hàm phản đối việc TQ đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”. “Cả hai hành động nói trên của TQ đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” - Ngoại trưởng Locsin viết.

Malaysia cũng lên tiếng về thông tin đội tàu Địa chất hải dương 8 của TQ hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella của Công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Hôm 23-4, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông, đồng thời các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Mỹ và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành động leo thang của TQ giữa lúc thế giới tập trung chống dịch. Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên tiếng chỉ trích TQ liên quan đến các hành xử gây rối ở biển Đông, Washington cử các đội tàu hải quân đến biển Đông, phối hợp với tàu hải quân hoàng gia Úc để tập trận và tuần tra tự do hàng hải.

Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chien-luoc-ran-de-tap-the-se-ghe-chan-trung-quoc-o-bien-dong-908446.html
0

Tin Chủ Nhật - 26/04/2020

0

WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á vừa cho biết Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Cụ thể, ngày 24/4, cơ quan thẩm định của WHO đã gửi thư thông báo việc công nhận sản phẩm bộ kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm Covid-19 nêu trên của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

Trước đó, ngày 21/4, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm này. Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã gửi chứng nhận cho Công ty Việt Á.

MHRA đã tiến hành kiểm định chất lượng, thử nghiệm trong thực tế và cấp phép cho bộ sản phẩm trên, theo đó bộ sản phẩm xét nghiệm này sẽ được bán tự do tại tất cả các nước thành viên khu vực kinh tế châu Âu (EEA) mà Anh là thành viên. EEA hiện gồm các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 3 nước: Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

Anh đã rời EU vào ngày 31/1/2020 nhưng Luật Dược phẩm của EU vẫn được áp dụng cho Anh đến hết ngày 31/12/2020. Theo quy định của EU, chứng nhận CE do bất kỳ thành viên nào của liên minh này cấp cũng được lưu hành trên toàn EU.

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam có những ưu điểm gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ kit của Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu điểm như thời gian cho kết quả nhanh hơn, dễ sử dụng hơn so với quy trình hướng dẫn của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Đại diện công ty Việt Á cho biết thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 là hơn 2 giờ. Bộ kit xét nghiệm này đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát hiện bệnh tốt.

Hiện năng lực sản xuất của công ty theo đóng gói dùng trong nước là khoảng 10.000 bộ/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Còn theo đóng gói xuất khẩu thì công suất trung bình là 100.000 bộ/ngày và tối đa là 200.000 bộ/ngày. Với các công suất này thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế.

Được biết, chi phí sản xuất bộ kít đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000-600.000 đồng/bộ.

Bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh.

Sau khi được Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Vương quốc Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và 1 số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu bộ/tháng.

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tổ chức quan tâm đến sản phẩm như Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ Clinton Health Access Initiative (CHAI).

Việc được WHO chấp thuận sẽ mở thêm những cơ hội mới để kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đến được nhiều thị trường hơn trên thế giới.











0

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số lên 270

Tính đến 18h ngày 24/4, Việt Nam phát hiện thêm 2 ca mắc Covid-19 mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về nước ngày 22/4/2020.


Các bệnh nhân trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.

Ca bệnh 269 (BN269): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.

Ca bệnh 270 (BN270): Bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.

Ngày 22/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu sàng lọc, kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình đã chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và triển khai các hoạt động phòng chống dịch, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định.

Ngày 24/4 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả 2 bệnh nhân đã được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.890, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 352;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.832;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 50.706.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
- BN247 được công bố điều trị khỏi tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 15 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 02 ca./.

Nguồn: https://vov.vn/tin-24h/viet-nam-ghi-nhan-them-2-ca-mac-covid19-moi-deu-tu-nuoc-ngoai-ve-1040939.vov
0

Tập đoàn Nhật Bản sẽ cung cấp vệ tinh quan sát cho Việt Nam

Dự kiến Tập đoàn điện tử NEC của Nhật sẽ cung cấp vệ tinh, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho kỹ sư, nhân viên vận hành


Vệ tinh của NEC phát triển dự định sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023

Tờ Nikkei Asian Review ngày 22.4 đưa tin Tập đoàn điện tử NEC của Nhật Bản vừa đạt thỏa thuận cung cấp vệ tinh cho Việt Nam trị giá 20 tỉ yen (4.384 tỉ đồng).

Dự kiến sẽ sớm được công bố, đây là thỏa thuận đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu vệ tinh quan sát của một công ty Nhật, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho các kỹ sư và nhân viên vận hành tại Việt Nam.
Theo NEC, trạm mặt đất sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội. Toàn bộ dự án ước tính trị giá 50 tỉ yen lấy từ nguồn vốn ODA dưới hình thức vay lãi thấp.

Dự kiến vệ tinh sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023 bằng tên lửa Epsilon của Tập đoàn hàng không IHI (Nhật). Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết thời điểm phóng có thể sẽ dời lại nếu dịch Covid-19 kéo dài gây trở ngại cho các kỹ sư Nhật và Việt Nam triển khai dự án.


NEC tập trung vào lĩnh vực phát triển và vận hành các tàu vũ trụ khoa học cỡ nhỏ như tàu thám hiểm thiên thạch Hayabusa-2

Các chuyên gia cho rằng NEC đang muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài do ngân sách trong lĩnh vực không gian tại Nhật ít tăng trưởng, trong khi Việt Nam là đối tác chiến lược.

Vệ tinh sẽ được giao cho Việt Nam nặng 570 kg và sẽ được đưa lên quỹ đạo tầm thấp ở độ cao khoảng 500 km nhằm quan sát tác động của biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ công tác ứng phó với thảm họa thiên nhiên.

Thỏa thuận về cung cấp vệ tinh trên đánh dấu bước phát triển mới của NEC, tập đoàn thiết bị viễn thông và nhà thầu quốc phòng có bề dày 120 năm hoạt động. Lĩnh vực không gian chiếm khoảng 2% trong doanh thu 3.000 tỉ yen hằng năm của NEC.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tap-doan-nhat-ban-se-cung-cap-ve-tinh-quan-sat-cho-viet-nam-1214403.html
0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Việt Nam bác cáo buộc tấn công mạng Trung Quốc, 'gây sức ép' Facebook


TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23-4 lên tiếng về tin đồn nói nhóm tin tặc do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn tấn công mạng ở Trung Quốc. Ngoài ra, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng về cáo buộc gây sức ép lên Facebook.

Trước đó, hôm 22-4, Hãng tin Reuters dẫn tin từ công ty an ninh mạng Mỹ FireEye nói một nhóm tin tặc tên APT32 đã tấn công mạng tại Trung Quốc.

FireEye quả quyết đây là nhóm tin tặc "do Chính phủ Việt Nam ủng hộ", tìm cách xâm nhập vào email của nhân viên thuộc Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cũng như chính quyền thành phố Vũ Hán.

Vũ Hán nằm tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, là nơi bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên. Và theo FireEye, nhóm tin tặc APT32 này tấn công mạng để lấy thông tin về virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Trả lời phóng viên về vấn đề này, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng ngày 23-4 nói:

"Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật an ninh mạng và hiện đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật nhằm ngăn chặn các hành vi tấn công mạng. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng chống hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức".

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 23-4, ông Ngô Toàn Thắng cũng trả lời câu hỏi liên quan tới thông tin cho rằng Facebook đã bị làm chậm, trước sức ép phải xóa các bài đăng mang nội dung tiêu cực về Việt Nam.

"Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế, các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng.

Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với Chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh", ông Thắng nói.
0

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Mỹ điều hai tàu chiến ra Biển Đông, nghi áp sát nơi tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động

(21/04/2020)- Hải quân Mỹ ngày 21-4 xác nhận điều hai tàu chiến ra Biển Đông, trong khi ba nguồn tin của Reuters nói các tàu này hoạt động gần khu vực diễn ra sự "đối đầu" giữa Trung Quốc và Malaysia.


ộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ ngày 21-4 thông báo tàu USS America đang tiến hành các hoạt động bay ở Biển Đông - Ảnh: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hồi tuần trước, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 8 đã bị phát hiện tiến hành khảo sát gần khu vực tàu thăm dò do công ty dầu mỏ quốc doanh của Malaysia Petronas đang hoạt động.

Đây là đợt khảo sát giống với những gì Trung Quốc đã làm ở vùng biển Việt Nam hồi năm 2019.

Vụ khảo sát gần Petronas trên đã khiến Mỹ lên tiếng, kêu gọi Trung Quốc ngừng "thái độ bắt nạt" trên các vùng biển tranh chấp, cho rằng Bắc Kinh đã hành động khiêu khích nhắm vào các hoạt động dầu khí xa bờ nơi đây.

Trong động thái mới nhất, bà Nicole Schwegman, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 21-4 cho biết tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông.

"Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực… thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, và nguyên tắc quốc tế vốn làm nền tảng an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỹ ủng hộ các nỗ lực của đồng minh và đối tác trong việc quyết định lợi ích kinh tế của riêng mình", bà Schwegnan viết trong một tuyên bố bằng email gửi Reuters.

Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh USS America, nói với Reuters rằng lực lượng của ông đã liên lạc với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này.

Ông Kacher nói: "Mọi tương tác của chúng tôi tiếp tục được thực hiện an toàn và chuyên nghiệp với Trung Quốc".

Chuẩn đô đốc này không nói chính xác vị trí các tàu Mỹ đang hoạt động, nhưng các nguồn tin an ninh cho rằng tàu Mỹ đang gần khu vực Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc và tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia). Reuters cho biết các nguồn tin này từ chối nêu tên do không được phép phát biểu trước báo chí.

Trong thời gian qua, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đã quay lại Biển Đông và được cho xảy ra tình trạng đối đầu với Malaysia.

Tuy nhiên khi Reuters hỏi về vụ "đối đầu" ấy, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin, khẳng định tàu Hải Dương Địa chất 8 đang "tiến hành các hoạt động bình thường".

Một bản fax từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời Hãng tin Reuters viết: "Cái gọi là ‘đối đầu’ trên biển mà các anh đề cập không hề diễn ra".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia lẫn Petronas đều chưa có phản hồi các câu hỏi liên quan.

Nguồn: Tuổi Trẻ
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Ai chống lưng, bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?


(16/04/2020)- Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) và vợ là bà Nguyễn Thị Dương bị điều tra về về tội Cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như thế.

Vợ chồng đại gia Đường Nhuệ vốn nổi tiếng ở Thái Bình với hoạt động kinh doanh tín dụng đen, cho vay nặng lãi đòi nợ thuê, bảo kê, mua bán bất động sản. Dân địa phương coi hai vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương như trùm mafia nhưng lại dễ dàng qua mắt được chính quyền địa phương. Liệu có hay không thế lực ngầm đứng sau chống lưng bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?

Ở đất Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương từ lâu đã nổi tiếng không phải bởi kinh doanh lành mạnh mà là hoạt động cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản kiểu “lấy thịt đè người”. Với những lý lịch và những hoạt động bất hảo đó, nhiều người tự hỏi, liệu có hay không thế lực “chống lưng” cho những đại ca giang hồ này?

Mới đây, việc Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam cặp vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi) và Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) - thường được gọi là vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” - để điều tra về tội "cố ý gây thương tích" đã làm nhiều người dân trên địa bàn tỉnh này khấp khởi vui mừng. Người dân hy vọng cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ những hoạt động phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này mà trước đó, người dân từng tố cáo nhưng không có kết quả.

Được biết, hai vợ chồng Đường - Dương đã từng có thời gian sinh sống tại nước ngoài, tuy nhiên cả hai đã về nước khoảng 10 năm trước. Khi đến với nhau, đôi bên đều đã có gia đình và con cái riêng.

Theo ông N.X.C. (57 tuổi, một "dân xã hội" đã "gác kiếm") chia sẻ với Tuổi Trẻ, khi mới bước chân vào giới "giang hồ", nghề chính của cặp vợ chồng Đường - Dương là đòi nợ thuê và cho vay nặng lãi.

Theo thời gian, nhiều người dân và hộ kinh doanh ở Thái Bình dần khiếp đảm trước cái tên "Đường Nhuệ". Lý do là bởi dưới trướng vợ chồng "đại ca" này có sự phục vụ của những thanh niên mới lớn sẵn sàng liều mình, thậm chí là cả những đàn em có “máu mặt”.

Ông C. cho biết, trong số những nạn nhân của “Đường Nhuệ” là Công ty Lâm Quyết tại TP Thái Bình. Năm 2019, vợ chồng giám đốc công ty này có vay của người ngoài một số tiền nhưng vì trục trặc trong giấy tờ lúc vay, lúc trả nên xảy ra mâu thuẫn. Bên cho vay sau đó đã nhờ Đường Nhuệ đòi nợ giúp.

Thời gian sau, một nhóm người xăm trổ, mang theo “hàng lạnh” kéo đến Công ty Lâm Quyết đập phá đồ đạc, đuổi công nhân ra ngoài rồi lấy đi tài liệu, sổ sách, ghi âm và nhiều bằng chứng thể hiện việc trả nợ của công ty này đối với người cho vay.

Qua nhiều cuộc điện thoại được ghi âm lại, người được cho là Đường Nhuệ liên tục đe dọa sẽ lấy mạng của ông Nguyễn Văn Lẫm (giám đốc công ty) nếu ông này không chấp nhận sang nhượng công ty lại cho Nguyễn Xuân Đường.
Ông Lẫm đã nhiều lần trình báo cơ quan chức năng để xin được bảo đảm an toàn tính mạng cho gia đình nhưng không có kết quả. Sau đó, chính vợ chồng ông Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị khởi tố về tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản"!

Năm 2014, một nạn nhân khác của đại gia Đường Nhuệ cũng từng mang đơn đi nhiều nơi để tố cáo đối tượng này nhận đòi nợ thuê và đánh người gây thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở công an phường trên địa bàn TP Thái Bình.

Công an TP Thái Bình khi đó đã ra quyết định khởi tố vụ án "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do chưa xác định được bị can trong vụ án trên và hết thời hạn điều tra.

Đường Nhuệ cho đàn em xăm trổ đi đấu giá bất động sản

Nói về việc tại sao cặp vợ chồng này lại “phất” lên nhanh chóng như thế, ông C. cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản nhưng không phải qua con đường làm ăn chân chính, mà thông qua việc đe dọa công khai khi đi đấu giá đất tại khắp các huyện trong tỉnh Thái Bình, thậm chính ngay trước mặt cả cơ quan chính quyền.

Trong việc đấu thầu đất ở Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương có thể nói là "đấu ở đâu là trúng ở đó". Có thể liệt kê mốt số khu đất mà gia đình đại gia này tham gia đấu giá như: đất Nhà máy Bia Ong cũ ở phố Lý Thường Kiệt, dãy shophouse sau Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, khu dân cư tại xã Bình Nguyên và xã Vũ Ninh thuộc huyện Kiến Xương...

Những người từng đi đấu giá những khu đất trên cho biết, cặp vợ chồng này thường sự dụng “chiêu bài” là huy động một lượng lớn “đàn em” xăm trổ đến địa điểm đấu giá. Nếu có người mua hồ sơ, đôi vợ chồng này sẽ cho người đến đe dọa để họ tự rút lui.

Nếu người mua vẫn không chịu rút lui, các đối tượng sẽ tiếp tục khủng bố tinh thần, thậm chí hành hung nếu cần thiết. Bằng cách này, vợ chống Đường – Dương thường "một mình một ngựa" trong cuộc đấu giá.

Có thể kể đến vụ đấu giá đất tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương thời gian gần đây. Khu dân cư này có 46 lô đất nhưng có đến 700 hồ sơ đăng ký mua. Thế nhưng đến khi chốt lại, một mình Công ty Đường Dương trúng đến 30 lô đất, 16 lô còn lại dành cho 700 hồ sơ khác "đấu nhau".

Nhằm xây dựng "hình ảnh", đôi vợ chồng đại gia này công khai trên các trang mạng các hoạt động xây cất nhà lầu, sở hữu hàng trăm bất động sản, chơi siêu xe, tổ chức những bữa tiệc lớn với hàng trăm, hàng nghìn quan khách. Ngoài ra, gia đình này cũng kết giao với những cầu thủ, ca sĩ, diễn viên có tiếng để tạo vỏ bọc doanh nhân thành đạt cho mình.

Bên cạnh đó, vợ chồng đại gia Đường - Dương cũng "làm màu" trước công chúng với những hình ảnh đi làm từ thiện, làm công ích, giúp đỡ người nghèo với số tiền ủng hộ lên tới hàng tỉ đồng.

Thời gian vừa qua, đại gia Nguyễn Xuân Đường, tự xưng là võ sư Đường Nhuệ, cũng tham gia một số phim phát trên mạng như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ, Tỷ phú đè đại gia...

Chuyên gia tội phạm nói về vụ bắt vợ chồng đại gia Đường Nhuệ

Liên quan đến vụ án vừa được Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra liên quan hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, nhờ nắm được tình hình dư luận tại chỗ, nên việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Đường, bà Nguyễn Thị Dương và các đối tượng liên quan được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của Ban lãnh đạo mới, Công an tỉnh Thái Bình.

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, đây cũng giống nhu kỳ vọng của người dân Đồng Nai đối với ngành Công an tỉnh này, sau những cuộc ra quân tấn công vào các đường dây bảo kê xe quá tải hay triệt phá những hang ổ tội phạm trong thời gian gần đây.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu nhận định với Lao Động, nhiều khả năng vụ án “Nguyễn Xuân Đường cùng đồng bọn” có thể không dừng lại ở phạm vi một vụ án cố ý gây thương tích đơn thuần. Vì ngay sau khi nhóm này bị bắt giữ, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của họ xảy ra trong những năm vừa qua tại Thái Bình, nhưng chưa được phát hiện, điều tra làm rõ.

“Qua những thông tin đó, có thể hình dung đây là một ổ nhóm hoạt động kiểu xã hội đen, lộng hành, công khai”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Dư luận và báo chí phản ánh ổ nhóm do vợ chồng đại gia Nguyễn Xuân Đường cầm đầu đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, như hoạt động tín dụng đen cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Nhất là những hành vi sai phạm về đấu giá đất đai, kinh doanh bất động sản.

“Một số người hiểu chuyện tại Thái Bình đã kể với tôi về những thủ đoạn mua đấu giá đất “bách phát, bách trúng” của Bất động sản Đường Dương. Chẳng hạn như việc sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm doạ buộc các nhà thầu khác phải “bán sới” khỏi các cuộc đấu giá đất” chuyên gia Đào Trung Hiếu chia sẻ.

Nhân sự việc lần này, vụ hành hung gây thương tích đối với bà Đinh Thị Lý xảy ra ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình vào sáng 18.11.2014, đã bị tạm đình chỉ điều tra vào năm 2015, cũng đã được báo chí đào xới lại.

Trong hoạt động điều tra hình sự, đã có những “đại án” được bắt đầu, khai thông từ những vụ việc nhỏ. Bằng hành động trấn áp ổ nhóm tội phạm này, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là bước “đột phá khẩu” để Công an tỉnh Thái Bình điều tra mở rộng, làm rõ hàng loạt các vấn đề khác có liên quan”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Vị chuyên gia tâm lý học tội phạm với nhiều năm công tác trong lĩnh vực điều tra hình sự cũng chỉ rõ, việc các tổ chức tội phạm hoạt động dưới vỏ bọc công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

“Trong quá trình hoạt động, nhằm tạo dựng các mối quan hệ với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước để thuận lợi trong công việc làm ăn, hay để che giấu đi những hoạt động phạm tội trong thế giới ngầm, họ cần những bộ mặt “sạch sẽ”, ông Hiếu chỉ rõ.

Theo đó, việc tích cực làm từ thiện, nhân đạo, cùng nhiều công nghệ lăng xê qua nhiều hình thức giúp những đối tượng này “che mắt” dư luận và chính quyền.

Vị chuyên gia tâm lý tội phạm lấy minh chứng từ vụ của ổ nhóm Dương văn Khánh tại Hà Nội, Nguyễn Ngọc Minh (Minh Sâm) ở Bắc Ninh, trước khi bị bắt giữ đều rất nổi tiếng về các hoạt động từ thiện, nhân đạo, lấy bình phong “mạnh thường quân” để quyên góp ủng hộ tiền của, vật chất cho cộng đồng.

“Đối với ổ nhóm tội phạm vừa bắt tại Thái Bình, từ những thông tin đã được dư luận và báo chí phanh phui trong mấy ngày qua, có lẽ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại động cơ thực sự của những hoạt động từ thiện đó”, Trung tá Đào Trung Hiếu nhận định.

Với những hành vi “coi trời bằng vung” như vậy trong suốt hơn chục năm qua, dự luận đang đặt ra câu hỏi liệu có hay không thế lực đứng ra “chống lưng” cho đôi vợ chồng đại gia này? Đây là vấn đề mà cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Theo Sputnik News
0

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, gần 1.000 người Việt ở Mỹ đăng ký về nước

(13/04/2020)- Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ, sáng 10/4, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã tham gia chương trình Trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam (TNSV) tại Mỹ về tình hình dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ.


Những người tham gia cuộc trao đổi trực tuyến với Đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Mỹ (Ảnh: ĐSQ VN)

Cùng dự có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn, Trưởng Phòng Lãnh sự - Lãnh sự quán Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú, Chủ tịch Hội TNSV Mai Phan Zymaris, Tổng Thư ký Hội TNSV Thọ Trần cùng đại diện phụ huynh và du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tại cuộc trao đổi, các đại biểu tham dự đều chia sẻ về diễn biến lan rộng và phức tạp của dịch COVID-19, tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, và du học sinh là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong thời gian qua, việc một số trường học tại Mỹ tạm thời đóng cửa và tình hình bùng phát dịch tại một số tiểu bang và thành phố lớn đã khiến nhiều du học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi không còn chỗ ở, một số bạn bị “kẹt” tại sân bay khi đang trên đường về Việt Nam để tránh dịch.

Do định kiến về nguồn gốc phát sinh dịch bệnh COVID-19 khiến du học sinh Việt Nam có nguy cơ đối mặt với sự kỳ thị. Các đại biểu cũng được nghe đại diện du học sinh tại Mỹ và phụ huynh từ Việt Nam có con đang học tập tại vùng tâm dịch chia sẻ những băn khoăn, lo lắng về các nguy cơ, tìm hiểu thông tin về các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp du học sinh bị nhiễm COVID-19, những điều cần lưu ý trong trường hợp phải về nước khẩn cấp.

Đại sứ Hà Kim Ngọc cùng các Trưởng Cơ quan đại diện khác đã chia sẻ thêm thông tin về nỗ lực của các Cơ quan đại diện trong hỗ trợ nhiều trường hợp du học sinh bị “kẹt” tại sân bay, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và động viên tinh thần công dân ở vùng tâm dịch, các câu chuyện về tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt Nam và các chi hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

Trả lời các câu hỏi và quan tâm của nhiều du học sinh và phụ huynh, Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện đặc biệt ưu tiên công tác bảo hộ công dân, trong đó có hỗ trợ các du học sinh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Các Cơ quan đại diện đã tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin qua trang mạng, thư điện tử và đường dây nóng 24/7. Đại sứ đề nghị công dân, du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần nhanh chóng liên hệ các Cơ quan đại diện để được bảo hộ công dân trong các tình huống khẩn cấp. Đại sứ cũng chia sẻ trong thời gian qua, qua nhiều kênh và nhiều cấp, Đại sứ quán đã vận động các cơ quan sở tại Mỹ có các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam và cộng đồng hơn 30.000 du học sinh, bảo đảm môi trường an toàn, ổn định để du học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu tại Mỹ.

Đến nay, chính quyền Mỹ không có chính sách bắt buộc công dân hay du học sinh nước ngoài phải rời khỏi Mỹ. Về vấn đề đang được dư luận quan tâm là việc triển khai các chuyến bay thương mại để đưa công dân, du học sinh Việt Nam về nước, Đại sứ cho biết hiện Chính phủ đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án trên cơ sở bảo đảm phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước, điều trị y tế và diễn biến kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể về các đối tượng ưu tiên khi thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước. Hiện nay, Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Đại sứ cũng đề nghị công dân Việt Nam, các bạn du học sinh cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của sở tại về phòng ngừa dịch bệnh, giãn cách xã hội và nên tiếp tục ở lại sở tại nếu điều kiện cho phép. Đại sứ cảm ơn các bậc phụ huynh đang tiếp tục là hậu phương vững chắc, nguồn động viên quý báu để các bạn du học sinh trụ lại trong thời điểm khó khăn này.

Đại sứ cũng đánh giá cao vai trò và đóng góp của Hội Thanh niên Sinh viên tại Mỹ đã chủ động, tích cực có các biện pháp hỗ trợ du học sinh, và sự chia sẻ, hỗ trợ của nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ với nhiều trường hợp đang gặp khó khăn.

Các phụ huynh và du học sinh cũng nghe các chia sẻ và tư vấn từ các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston và San Francisco, Lãnh sự Việt Nam tại New York về các biện pháp cụ thể mà phụ huynh, học sinh cần lưu ý để tiếp tục học tập, làm việc ổn định, phòng ngừa khả năng lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy cũng đề nghị phụ huynh và du học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định di chuyển trong thời điểm này. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn cung cấp các hình thức thông tin hiệu quả để Tổng Lãnh sự quán hỗ trợ công dân, du học sinh tại khu vực tiểu bang California và 10 bang lân cận ở bờ Tây.

Lãnh sự Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú lưu ý các du học sinh tại vùng tâm dịch New York cần hết sức chú ý các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng cho biết Lãnh sự quán Việt Nam tại New York luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ công dân và du học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên cho nhóm người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, đảm bảo cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước.

Một số trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nước ngoài sẽ cần tiến hành thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra thân nhân và sẽ có phương án phù hợp.

Theo Tiền Phong
0