Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn News. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Ca nhiễm nCoV mới tại Trung Quốc tăng gấp đôi

(12/04/2020)- Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 99 ca nhiễm mới nCoV, tăng gấp đôi so với một ngày trước, nâng số ca nhiễm cả nước lên 82.052.


Kiểm tra thân nhiệt tại ga Hán Khẩu, Vũ Hán hôm 11/4. Ảnh: AFP.

Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), trong các trường hợp nhiễm mới nCoV 24 giờ qua, có 97 ca ngoại nhập và hai ca nội địa. Đây là mức tăng trong ngày cao nhất suốt một tuần qua. Có thêm 63 trường hợp nhiễm nCoV không có triệu chứng được phát hiện trong ngày 11/4.

Nước này không ghi nhận thêm ca tử vong nào trong ngày 11/4. Số người chết do nCoV tại Trung Quốc đại lục hiện là 3.339 trong tổng số 82.052 ca nhiễm.

Hơn một nửa số ca nhiễm mới được báo cáo tại Thượng Hải, với 51 người trên chuyến bay trở về từ Nga hôm 10/4 và một người bay từ Canada cùng ngày. Tỉnh Hắc Long Giang cũng ghi nhận 21 ca ngoại nhập, tất cả đều là công dân Trung Quốc xuất phát từ Nga.

Trung Quốc hiện báo cáo 1.280 ca nhiễm nCoV có nguồn gốc từ nước ngoài, hơn 400 người đã bình phục và không người nào chết.

Trung Quốc tuyên bố về cơ bản đã kiểm soát được Covid-19 nhờ lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng kể từ tháng một. Tuy nhiên, giới chức nước này đang lo ngại về đợt bùng phát dịch lần hai từ các ca nhiễm nCoV ngoại nhập và ca nhiễm không triệu chứng.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,8 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 108.000 người chết và hơn 401.000 người đã hồi phục.

Vũ Anh (Theo Reuters)
0

Bkav tham gia sản xuất máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19


Theo kế hoạch, vào giữa tháng 5/2020, Tập đoàn công nghệ Bkav sẽ sản xuất xong máy thở xâm nhập mẫu đầu tiên để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế.

Ngày 11/4, trên trang cá nhân Facebook, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bkav tuyên bố tập đoàn này sẽ sản xuất máy thở xâm nhập điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

“Nhiều người hỏi tại sao Bkav không tham gia sản xuất máy thở. Giờ là lúc tôi có thể vui mừng thông báo, Bkav đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân Covid-19”, - ông Quảng chia sẻ.

Tổng giám đốc Bkav cho biết, ngay từ khi có tin GS Trần Văn Thọ và nhà sáng chế Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, Bkav đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án này. Tuy nhiên, ít ngày sau đó, Công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic, đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB 560 của họ cho các nhà sản xuất khác để chung tay cung cấp cho thế giới chống dịch.

Theo ông Quảng, máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở. Đây là thiết bị sống còn giúp các Bác sĩ và Bệnh nhân nặng chống chọi với Covid-19. Được biết, khoảng 10% bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải dùng đến máy thở. Do đó, thế giới đang thiếu nặng nề các thiết bị này.

Người đứng đầu Bkav tuyên bố vào giữa tháng 5 sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế. Hiện nay, Bkav cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone, hơn 9.000 công nhân và 4 nhà máy trong hệ thống của tập đoàn này đã sẵn sàng cho việc sản xuất máy thở.

“Giả sử dịch bệnh Covid-19 có bùng phát thì cùng với các nhà sản xuất nội địa khác, tôi tin tưởng Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở. Không những thế chúng ta còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác nếu dịch vẫn còn hoành hành”, ông Quảng chia sẻ.

Trước đó, ngày 3/4, Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.

Vingroup thông báo sẽ sản xuất máy thở với công suất 55.000 bộ mỗi tháng, dựa trên dây chuyền sản xuất ô tô và điện thoại. Tập đoàn này cho biết đã ký kết hợp đồng bản quyền với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560. Bên cạnh đó, Vingroup cũng bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Phân biệt máy trợ thở không xâm nhập và máy thở xâm nhập

Theo các tài liệu chuyên môn, máy thở gồm 2 loại là máy thở không xâm nhập và máy thở xâm nhập. Trong đó, máy thở không xâm nhập bản chất như một chiếc quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân đỡ tốn sức. Tuy vậy, áp lực dương này sẽ cản trở động tác thở ra. Máy thở không xâm nhập đơn giản hơn nên rẻ hơn so với máy thở xâm nhập.

Trong khi đó, máy thở xâm nhập hiện đại hơn khi cảm nhận được việc hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận được việc thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp để bệnh nhân thở ra không bị cản trở.

Máy thở xâm nhập là những máy được thiết kế để thở cho những bệnh nhân nặng, phải thở qua ống nội khí quản. Khi đó máy sẽ kiểm soát hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Do phải đáp ứng với nhiều yêu cầu hô hấp ở bệnh nhân nặng nên máy sẽ có nhiều phương thức thở khác nhau.

0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Hơn 100.000 người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới

(11/04/2020)- Theo số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến hết ngày 11/4, số người chết vì Covid-19 toàn cầu đã vượt 102.000 ca, tổng số người mắc bệnh vượt 1,6 triệu ca.


Thế giới đã có hơn 1,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó hơn 102.000 người tử vong. (Ảnh minh họa: EPA)

Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái đến nay đã lan ra ít nhất 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì Covid-19 được xác nhận là tại thành phố Vũ Hán vào ngày 9/1. Chỉ 83 ngày sau đó, số ca tử vong vì dịch bệnh này đã lên 50.000 ca và chỉ thêm 8 ngày nữa để cán mốc 100.000 ca. Hiện có hơn 376.000 người đã bình phục.

Tỷ lệ tử vong trong ngày có xu hướng tăng mạnh trong một tuần trở lại đây, dao động từ 6-10%, đặc biệt riêng ngày 9/4, cả thế giới ghi nhận gần 7.300 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, số người tử vong do đại dịch Covid-19 vẫn thấp hơn nhiều so với số người tử vong vì dịch cúm Tây Ban Nha. Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918 và đến năm 1920 đã lấy đi sinh mạng của hơn 20 triệu người.


Dịch Covid-19 hiện đã lan ra toàn cầu, với số người chết vượt 100.000. (Đồ họa: ABC)

Với số liệu ghi nhận đến ngày 10/4, tỷ lệ tử vong do Covid-19 toàn cầu là khoảng 6,3%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ thực tế có thể thấp hơn do nhiều ca bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không co triệu chứng không được thống kê vào số người nhiễm bệnh.

Tại một số nước như Italia, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh, tỷ lệ tử vong thậm chí hơn 10%. Một trong các nghiên cứu lớn nhất về tỷ lệ tử vong do Covid-19 được tiến hành với 44.000 bệnh nhân ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này chỉ khoảng 2,9%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong khi ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tử vong vì Covid-19, song 93% số người tử là người trên 50 tuổi, trong đó hơn một nửa là ngoài 70 tuổi. Tại các quốc gia có dân số già như Italia, Tây Ban Nha, dịch có xu hướng tác động nghiêm trọng hơn. Riêng khu vực Nam Âu chiếm hơn 1/3 số ca tử vong toàn cầu.

Theo Dân Trí
0

Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại ngay trong tháng 4


(10/04/2020)- Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương trước đó.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công Thương ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại văn bản trên.

"Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về các nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất", văn bản nêu rõ.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan: Theo thẩm quyền khẩn trương quyết định và triển khai thực hiện phương án xuất khẩu gạo theo phương án nêu trên và các quy định pháp luật hiện hành.

Thủ tướng nhấn mạnh phải bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Ngoài ra cần báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4.

Xây dựng kịch bản điều hành thị trường gạo trong nước và xuất khẩu trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, kể cả đến hết năm 2020; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/4.

Bộ Tài chính được Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công Thương tại văn bản trên; bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương mua đủ số lượng thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 140/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan căn cứ yêu cầu công tác quản lý và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chế tài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vẫn đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo sau khi đã "tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực".

Bộ lưu ý việc xuất khẩu phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và 5. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Về số lượng được phép xuất khẩu, trong báo cáo được gửi tới Thủ tướng, Bộ Công Thương cho biết: Theo Bộ NN&PTNT, lượng gạo hàng hóa vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu là 3 triệu tấn, nếu tính cả lượng gạo "gối đầu" chuyển từ năm 2019 qua sẽ đạt khoảng 3,2 triệu tấn.

Trong đó cần 300.000 tấn để thực hiện kế hoạch mua vào năm 2020 của Tổng cục dự trữ nhà nước. Ngoài lượng gạo này, giữ lại thêm 400 nghìn tấn để dự phòng mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và 5.

Như vậy tổng lượng gạo giữ lại cho nhu cầu trong nước trong hai tháng 4 và 5 là 700.000 tấn. Trừ đi lượng gạo đã xuất khẩu thì lượng gạo còn lại để xuất khẩu trong hai tháng 4 và 5 là 800.000 tấn. Trước mắt tháng 4 sẽ xuất khẩu 400 nghìn tấn.

Theo Dân Trí
0

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Dự trữ ngoại hối đã lên hơn 84 tỷ USD

Đây là thông tin vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay (10/4).


Như vậy, so với cuối năm 2019, Việt Nam đã mua vào thêm hơn 5 tỷ USD.

Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì ổn định vĩ mô, trong đó tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ, ngành liên quan, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cũng như các Bộ ngành, giá một số mặt hàng thiết yếu, lạm phát đã có xu hướng giảm. Theo đánh giá, năm nay, có khả năng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Chính phủ đã đề ra.

Về tỷ giá, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tác động quốc tế cũng như diễn biến trong nước.

Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, tỷ giá đồng Việt Nam biến động trong biên độ khoảng 1,3 – 1,5%; có thể nói là ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỷ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng.

“Ngành ngân hàng cũng như Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ, giữ ổn định được tỷ giá để đảm bảo củng cố được niềm tin của thị trường và các nhà đầu tư. Chúng tôi cũng sẵn sàng các phương án can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết liên quan đến các diễn biến bất lợi.

Từ đầu năm đến nay, chúng ta chưa phải can thiệp ngoại tệ vào thị trường. Với nguồn lực dữ trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay là trên 84 tỷ USD, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô”, Thống đốc khẳng định.

Như vậy, so với cuối năm 2019, Việt Nam đã mua vào thêm hơn 5 tỷ USD.

Cũng theo Thống đốc, có thể nói, các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá trong những năm qua là yếu tố hết sức then chốt để tăng sức chống chịu của nền kinh tế.

Các chuyên gia nước ngoài cũng như đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nếu không có sự ổn định vĩ mô duy trì được trong những năm vừa qua thì tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế Việt Nam sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Việc chúng ta tập trung kiểm soát tốt lạm phát thời gian vừa qua cũng đã góp phần rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Đây cũng là nền tảng quan trọng và then chốt, là cơ sở để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn sau dịch.

Trong thời gian tới, Thống đốc cho biết, ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung các nỗ lực để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn nữa để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong đó củng cố các nền tảng vĩ mô, tạo điều kiện tiếp tục các giải pháp phục hồi sau dịch bệnh.
0

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Phát hiện mới về tác hại của Covid-19


Theo các kết quả nghiên cứu mới, bệnh nhân mắc Covid-19 có thể bị tổn thương tim và não.

SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc họ corona, được biết đến với phương thức tấn công vào hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng giống cúm thông thường như ho khan và sốt. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ bị tổn thương phổi lâu dài. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh chưa dừng lại ở đó.


Không ít trường hợp bệnh nhân bị ngưng tim và tử vong khi mắc Covid-19. Ảnh: SPH.

Theo Gizmodo, nhiều bác sĩ và nhà khoa học cho biết xuất hiện hàng loạt trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tim trong khi nhiễm SARS-CoV-2, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập và tử vong.

Trong bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội y khoa Mỹ, Matt Arentz, nghiên cứu sinh tại Đại học Washington (Mỹ) cùng các đồng sự thống kê có đến 1/3 bệnh nhân Covid-19 ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) gặp vấn đề với tim.

Ngoài ra, một số ít ca bệnh có triệu chứng bị tấn công hệ thần kinh, chẳng hạn như sưng não, co giật, đột quỵ, mất vị giác và khứu giác. Thậm chí, tỷ lệ khá lớn bệnh nhân Covid-19 bị rối loạn tiêu hóa, bằng chứng cho thấy virus ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan này.

Gizmodo nhận xét việc xuất hiện hàng loạt tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus đôi lúc mang lại tác dụng tiêu cực.

Bệnh nhân Covid-19 có thể gặp Hội chứng giải phóng Cytokine, hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch trong hầu khắp cơ thể, tấn công cả tế bào khỏe mạnh và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý sẵn có.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng chính virus SARS-CoV-2 trực tiếp tấn công vào tim và não bệnh nhân.

Trước tình hình bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, giới khoa học đang chạy đua để tìm ra thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Một số loại thuốc có hiệu quả với các virus trước đây như hydroxychloroquine (trị sốt rét), avigan (trị cúm), ritonavir (phòng ngừa nhiễm HIV)… cũng được nghiên cứu và thử nghiệm điều trị SARS-CoV-2.
0

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Virus corona có thể lan truyền qua không khí ?

(05/04/2020)- Tạp chí Science ngày 02/04/2020 cho biết các báo cáo mới của Mỹ khẳng định có một số bằng chứng cho thấy virus corona gây bệnh Covid-19 có thể lan truyền qua không khí, chứ không chỉ qua các giọt nước nhỏ li ti, văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi.


Việc virus corona gây bệnh Covid-19 có khả năng truyền qua đường không khí khiến Hoa Kỳ khuyến cáo dùng khẩu trang nơi công cộng. Ảnh minh hoạ : Trong một toa xe điện ngầm ở Paris ngày 3/4/2020. © AFP

Tờ báo trích một bức thư của ông Harvey Fineberg, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, gởi cho ông Kelvin Droegemeier, quan chức đặc trách chính sách khoa học và công nghệ của Nhà Trắng, ngày 01/04. Trong bức thư, ông Fineberg cho biết, tuy các nghiên cứu mới chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn nào, nhưng một số bằng chứng dường như xác nhận giả thuyết virus có thể lan truyền ra không khí, khi người bệnh thở ra. Theo viện sĩ Fineberg, đó chính là lý do vì sao dịch Covid -19 lây lan với tốc độ kinh khủng như vậy.

Thông thường, các giọt nước nhỏ xuất phát từ người bệnh chỉ văng ra tới khoảng cách tối đa là 2 mét, rồi rơi xuống đất theo trọng lực. Như vậy, chúng ta chỉ có thể nhiễm bệnh qua hai cách : hít trực tiếp các giọt nước nhỏ từ người bệnh, hoặc chạm tay vào một bề mặt bị nhiễm virus qua các giọt nước nhỏ từ người bệnh, rồi đưa tay lên mặt, mũi, mắt.

Thành ra, cho tới nay, cơ quan y tế tại những nước như Pháp chỉ khuyên người dân là không cần đeo khẩu trang ( trừ các nhân viên y tế và người bệnh ), mà chỉ cần giữ khoảng cách an toàn với nhau, tối thiểu là một mét, đồng thời phải rửa tay thường xuyên bằng xà bông, hoặc bằng dung dịch diệt khuẩn.

Nhưng bây giờ, nếu đúng là virus có thể lan truyền qua không khí thì như vậy là chính phủ các nước phải xem xét các khuyến cáo phòng ngừa dịch Covid -19. Trước mắt, có lẽ dựa trên nội dung bức thư nói trên mà Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này nên mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

Tuy vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 27/03 đã nhắc lại rằng sự lan truyền của virus qua không khí chỉ xảy ra trong số trường hợp rất cá biệt, ví dụ như như khi luồn ống vào khí quản của bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nguy kịch.
0

Giới siêu giàu Mỹ đi nghỉ mát trốn virus, khu nghỉ dưỡng thành ổ dịch


Nhiều khu trượt tuyết và khu nghỉ mát tại Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến. Điều này làm quá tải hệ thống y tế yếu ớt tại đây.

Các thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hoảng do Covid-19 khi nhiều người dân rời khỏi các thành phố đến đây tránh dịch.

Các quan chức địa phương tại những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng đã ghi nhận ngày càng nhiều ca nhiễm Covid-19. Họ cũng lo lắng tình hình này sẽ làm quá tải những bệnh viện nhỏ ở địa phương, theo Guardian.

Trong nhiều thập kỷ, thành phố Sun Valley, quận Blaine, bang Idaho là nơi thu hút những người nổi tiếng và tỷ phú như Arnold Schwarzenegger, Mark Zuckerberg, Marilyn Monroe và Clint Eastwood. Tính đến hôm 2/4, đã có 351 ca nhiễm tại quận Blaine, nơi chỉ có dân số 22.000 người.

Số ca nhiễm tại quận Blaine đang chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm trên toàn bang. Tình hình đã làm quá tải bệnh viện duy nhất trong khu vực, nơi chỉ có một máy thở và đã ngừng hoạt động một phần sau khi một số bác sĩ bị cách ly.

Theo một phân tích trên Salt Lake Tribune, những khu vực có kinh tế dựa vào giải trí có số ca nhiễm tính theo đầu người cao nhất trong cả nước chỉ sau thành phố New York và New Orleans, hai điểm nóng của dịch ở Mỹ.

Hai hạt du lịch có nhiều ca nhiễm nhất vào cuối tháng 3 tại Mỹ là nơi có các điểm nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng Vail ở Colorado và Thành phố Park ở Utah.

Các ca nhiễm ở Vail có liên quan đến các trường hợp ở Mexico sau khi 400 người đến thăm khu nghỉ mát từ Guadalajara, Mexico. Ít nhất ba giám đốc điều hành cấp cao đã dương tính với virus sau khi trở về từ Vail.

Hạt Palm Beach, nơi có khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump và cũng thu hút nhiều người nổi tiếng khác như Bill Gates, Tiger Woods, Jimmy Buffett và Rod Stewart ở Florida hiện có tỷ lệ tử vong do Covid- 9 cao nhất tại bang. Nơi này có 27 trong số 144 ca tử vong trên toàn bang cho đến nay.

Mặc dù còn quá sớm để đưa ra lý do cho việc các ca nhiễm tăng đột biến, sự gia tăng khách đến những nơi này có thể là một yếu tố.

Thống đốc Florida Ron DeSantis đã xác định các trường hợp nhiễm bệnh ở đây là du khách quốc tế và dự định triển khai các nguồn lực của Florida trước khi ban hành lệnh ở nhà trên toàn bang vào hôm 1/4.

Số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt mốc 300.000 và số ca tử vong tại đây cũng được ghi nhận hơn 8.100 trường hợp tính đến ngày 4/4.

Theo Guardian
0

Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước


Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám, chữa bệnh là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở đặc biệt quan trọng và cần thiết

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 141/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám, chữa bệnh là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài. Vì thế, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất máy thở

Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới.


Các trang thiết bị y tế từ Chương trình “Cùng Tuổi trẻ chống dịch COVID -19” được vận chuyển đến Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống dịch

Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, khẩn trương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 6/4.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt để kịp thời phục vụ chống dịch Covid-19

Mới đây, Tập đoàn Vingroup cũng đã chính thức bắt tay vào sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt. Vingroup đã ký kết hợp đồng bản quyền với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Theo Vingroup, các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu – thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.

Việc cung ứng được chia thành 2 nhóm: các linh kiện có thể mua được trên thị trường và các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết.


Vingroup bắt tay vào sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt.

Dự kiến các lô linh kiện của máy thở không xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của máy thở xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.

Các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn nhiều lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.

Được biết, các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng.

Dự kiến tập đoàn này sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất vào giá thành. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
0

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An.


Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây.


Du khách đạp xe tham quan phố cổ trong mùa hoa sưa vàng.


Hai phụ nữ đạp xe bán hàng trên đường Phan Chu Trinh. Covid-19 khiến Hội An vắng khách tham quan, đường phố vì thế tĩnh lặng hơn.


Nữ du khách chụp hình trước một cửa hàng bán nón lá trên đường Phan Chu Trinh.


Cây sưa vàng được người dân miền Trung gọi là cây hương vườn. Ở tỉnh Quảng Nam, TP Hội An và TP Tam Kỳ là hai nơi trồng nhiều cây sưa vàng. Loài cây này thường được người dân trồng làm cây cảnh đô thị, khu phố. Gỗ sưa vàng không quý như sưa trắng miền Bắc.


Nữ nhân viên diện áo dài vàng chụp ảnh với khung cảnh hoa sưa rơi theo gió trên phố.


Cây sưa nở rộ hoa phía trước một góc nhà hàng trên đường Phan Chu Trinh. Do lo ngại dịch bệnh, các hàng quán ở Hội An thời gian này cũng vắng khách hơn, một số địa điểm đã đóng cửa.


Nhóm du khách tham quan phố cổ vào ngày 14/3.
Do diễn biến của Covid-19, chính quyền TP Hội An tạm dừng các hoạt động bán vé tham quan và phố đi bộ đến hết 31/3. Ngoài ra, địa phương cũng đã tạm dừng việc đón khách tại các điểm như Cù Lao Chàm, rừng dừa Bảy Mẫu, làng gốm Thanh Hà hay làng rau Trà Quế.

Ảnh: Đỗ Anh Vũ/ VnExpress
0

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Tin tức - Thời sự ngày 31/07/2019

- Đài Loan phóng 117 tên lửa sau khi Trung Quốc thông báo tập trận: Đài Loan phóng nhiều tên lửa tầm trung và tầm xa ra biển trong hai ngày qua, được cho là để đáp trả cuộc tập trận của Trung Quốc đại lục.
0

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

TQ sẽ xây căn cứ ngầm dùng AI ở Biển Đông

Trung Quốc đang lên kế hoạch để xây dựng một căn cứ khoa học và quân sự ngầm ở Biển Đông. Căn cứ này sẽ được vận hành bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo South China Morning Post (SCMP), dự án Hades vừa được lập tại Viện Khoa học Trung Quốc trong tháng 11, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm một viện nghiên cứu tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Ông Tập đã khuyến khích những nhà khoa học và kỹ sư ở đây làm một điều chưa từng có. Các nhà khoa học tại dự án Hades dự định xây dựng một căn cứ tại vùng sâu nhất của đại dương, ở độ sâu từ 6.000-11.000 m.


Tàu ngầm Qianlong III của Trung Quốc. Các tàu ngầm tự động sẽ đóng vai trò quan trọng trong dự án này. Ảnh: Weibo.
0

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.


Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7

Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay."

Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng."

"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân."
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."

"Và nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong tương lai."

"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài."


Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước"

Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'

Ông Thế Phương nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau."

"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này."

"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."

"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".

"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản là nhân lực có sẵn."

Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông Thế Phương nói: "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển."

"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành."

"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết."

"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam."

"Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu."

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu. Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của SCIS

"Việt Nam đang hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng."

Truyền thông Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Nguồn: Dân Trí, BBC
0

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Quân đội Việt Nam chế tạo thành công radar "bắt" máy bay tàng hình


Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi chế tạo được radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình - Xem video về tính năng, hoạt động của radar thụ động RTh do Viện radar - Viện Khoa học công nghệ Quân sự Quân đội Việt Nam chế tạo.

Việc chế tạo thành công radar định vị mục tiêu thụ động RTh là một thành tựu lớn của nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.

Hiện nay ngân sách mua sắm vũ khí trang bị thế hệ mới từ nước ngoài là có hạn và hơn nữa nếu phải nhập khẩu thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện tốt.

Trước bối cảnh trên, Viện radar, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã chủ động đề xuất và được giao chủ trì Dự án: “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA (Time difference of Arrival)”.

Dự án do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia dự án còn có sự góp sức của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ.

Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11/2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu.

Kết quả này mở ra một trang mới đầy triển vọng trong việc tự chủ trang bị khí tài mới, hiện đại cho quân đội, đồng thời giữ được bí mật quân sự.

Với radar chủ động, chúng phải phát sóng để sục sạo và thu về các tín hiệu phản xạ để tính toán, xác định tọa độ mục tiêu.

Điều đó đồng nghĩa với việc chính đài radar có thể bị phát hiện và chế áp bởi tên lửa chống bức xạ diệt radar từ máy bay đối phương, hoặc nếu mục tiêu là máy bay tàng hình thì sóng sẽ bị hấp thụ khiến radar chủ động gần như bị mù, không thể phát hiện được.

Trong khi đó, RTh "Made in Vietnam" là radar định vị mục tiêu thụ động dựa trên phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) xác định mục tiêu bằng cách đo đạc chênh lệch thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Cấu hình của RTh gồm 4 trạm định vị với 3 trạm kế bên và 1 đài thu kiêm trung tâm xử lý tín hiệu.

Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc...

Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.


Mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai không xa, các sản phẩm radar thụ động chế tạo trong nước sẽ được sản xuất hàng loạt, trang bị rộng rãi cho các đơn vị, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Quan trọng hơn, như Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công Nghệ Nguyễn Quân đã nói:
"Những trang thiết bị vũ khí lớn và hiện đại chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Nhưng song song đó, nhờ áp dụng thành tựu nghiên cứu sáng tạo của người Việt Nam, chúng ta đã có thể hoàn toàn yên tâm với việc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".

Nguồn:

1. soha news: soha.vn/...
2. YouTube: YouTube.com/...
0

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Quân đội Mỹ tiết lộ bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, đĩa bay đã xuất hiện nhiều lần, áp sát máy bay Mỹ và thậm chí còn đánh chìm tàu tuần tra Mỹ gần vĩ tuyến 17, theo kênh A&E Networks (Mỹ).


Minh hoạ vụ hai đĩa bay tấn công tàu tuần tra của Mỹ gần khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam vào năm 1968 - Nguồn: A&E Networks

Trang tin Huffington Post ngày 19.4 cho biết chương trình “Hangar 1: The UFO Files” của A&E Networks mới đây đã phát những thông tin về đĩa bay họ thu thập được và một phần được công khai bởi các nhân chứng của Không lực Mỹ. Việc công khai này rất hiếm hoi vì công chúng ít khi nghe được báo cáo của quân đội về việc giáp mặt đĩa bay trong thời gian chiến tranh.

Trong chiến tranh Việt Nam, những năm 1960 ghi nhận nhiều vụ đụng độ giữa quân đội Mỹ với đĩa bay.

Vào năm 1968, thuỷ thủ trên một tàu tuần tra của Mỹ khi đang ở trong vùng nước tại khu phi quân sự giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã báo qua liên lạc vô tuyến rằng họ phát hiện có "hai vật thể phát sáng hình tròn" bám theo họ.

Sau đó một tàu tuần tra thứ hai báo cáo rằng họ trông thấy một ánh chớp và kèm theo tiếng nổ, phá hủy chiếc tàu tuần tra đã báo cáo bị đĩa bay bám theo.

Đáng lưu ý là các báo cáo này mô tả cận cảnh vật thể bay lạ nói trên, và cho hay có thể nhìn thấy rõ cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay.


Hình vẽ mô tả tường thuật của tàu tuần tra Mỹ về việc phát hiện 2 đĩa bay bám theo họ, và thấy cả "người" điều khiển bên trong đĩa bay - Nguồn: A&E Networks

Một nhân chứng từng đối diện các báo cáo về đĩa bay trong chiến tranh Việt Nam là cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer đã phá vỡ bí mật này. Trả lời Huffington Post, ông Filer cho hay: "Quân đội Mỹ rất quan tâm đến đĩa bay bởi vì chúng có khả năng vượt xa bất cứ thứ gì chúng ta có, và quân đội muốn tìm hiểu những công nghệ vượt trội đó và cả người ngoài hành tinh”.

Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, ông Filer có trách nhiệm làm các báo cáo hàng ngày cho tướng George S. Brown, khi đó là phó chỉ huy các chiến dịch của Không lực Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

"Thông thường, khi quân giải phóng hoặc quân đội miền Bắc Việt Nam tấn công một tiền đồn và tôi phải thông báo về điều đó, chúng tôi sẽ cần đến sự hỗ trợ từ trên bộ và trên không, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng tôi điều các máy bay tấn công hỗ trợ đến khu vực bị tấn công, và tôi sẽ cung cấp các thông tin này cho những người có trách nhiệm”, ông Filer kể về nhiệm vụ của mình.

Không chỉ ghi nhận hoạt động chiến tranh, ông Filer thỉnh thoảng còn báo cáo các vụ đĩa bay xuất hiện ở khu vực phi quân sự giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam.

Ông kể lại một báo cáo điển hình mình nhận được về đĩa bay áp sát máy bay Mỹ gần khu phi giới tuyến và sau đó tóm tắt gửi tướng Brown: "Bạn có một chiếc máy bay đang bay với tốc độ 926 km/giờ và có một đĩa bay bay theo, thực hiện một số cú nhào lộn xung quanh máy bay và sau đó lao đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ của máy bay phản lực nhanh nhất mà Không lực Mỹ có. Rõ ràng đó là một công nghệ vượt trội hơn những gì chúng ta có”.

Tuy nhiên 5 năm sau sự kiện tàu tuần tra Mỹ bị đĩa bay đánh chìm, trong một cuộc họp báo vào năm 1973, tướng Brown lúc đó là Tham mưu trưởng Không lực Mỹ đã trả lời về vụ đĩa bay tấn công này rằng: “Tôi không biết liệu câu chuyện này từng được kể lại hay chưa. Chúng không nên gọi là đĩa bay, mà thực sự đó chỉ là trực thăng của đối phương. Các máy bay này được nhìn thấy vào ban đêm và ở những nơi nhất định. Chúng được nhìn thấy xung quanh khu vực phi quân sự trong mùa hè năm 1968. Và điều này dẫn đến một cuộc giao chiến nhỏ.

Trong diễn biến này, một tàu khu trục của Úc bị tấn công và chúng tôi không phát hiện được kẻ thù. Điều này gây ra một số vụ nổ súng ở đó, không liên quan gì đến kẻ thù, nhưng chúng tôi luôn luôn phản ứng. Chúng tôi luôn luôn phản ứng sau khi trời tối, điều tương tự cũng đã xảy ra tại Pleiku ở Tây Nguyên trong năm 1969”.

Lý giải vì sao tin tức về đĩa bay ít được nêu ra trong quân đội, ông Filer nói với Huffington Post: "Tôi sẽ nói điều này một cách không chính thức. Mọi người nói với bạn rất nhiều về điều đó nhưng họ không viết ra hoặc ký tên mình lên. Luôn luôn có một phần liên quan đến câu chuyện về đĩa bay là nếu bạn quá quan tâm đến việc này, nó có thể làm rối sự nghiệp của bạn. Điều này cũng đúng với hiện nay, ngay cả với các phi công lái máy bay thương mại. Tôi cũng nghe nói lại từ những người phục vụ ở chiến trường Afghanistan rằng họ đã nhìn thấy đĩa bay, và báo chí của Iran cũng thường đưa tin về đĩa bay khá thường xuyên".



Cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer tiết lộ nhiều vụ đĩa bay áp sát quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: A&E Networks

Không chỉ ở Việt Nam, ông George Filer khi còn là phi công dẫn đường trên máy bay tiếp nhiên liệu đã từng đối mặt với đĩa bay ở Anh năm 1962.

"Chúng tôi đang ở trên Biển Bắc thì trung tâm điều hành London gọi, nhờ chúng tôi chặn một vật thể bay không xác định ở trên khu vực Oxford và Stonehenge. Chúng tôi vừa hoàn tất công tác tiếp nhiên liệu, và họ dọn dẹp tất cả giao thông hàng không quanh đó để chúng tôi bay đến. London cho biết phát hiện trên radar một vật thể rất lớn, lớn hơn nhiều so với một chiếc máy bay thông thường”.

Khi Filer và phi hành đoàn của ông tiếp cận vật thể bay đó, ông mô tả nó phát ra ánh sáng xung quanh, có hình dáng một hình trụ khổng lồ, giống như một con tàu du lịch. Đĩa bay này sau đó nhanh chóng lao lên và biến mất vào không gian.

Trang tin inquisitr.com ngày 19.4 dẫn lại thông tin từ Huffington Post và cho rằng từ những câu chuyện đĩa bay như thế này tiếp tục được tiết lộ bởi quân đội và các quan chức chính phủ hàng đầu như George Filer, các nhà lãnh đạo chính trị khác cũng đang kêu gọi nên công khai đầy đủ các thông tin về đĩa bay.

Và với việc bà Hillary Clinton nếu trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai, có thể việc giải mật toàn bộ thông tin đĩa bay sẽ nhanh chóng hơn chúng ta nghĩ, trang tin inquisitr.com nhận định.

Thanh Nien

http://www.huffingtonpost.com/2015/04/19/ufos-during-wartime_n_7046472.html
0

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Tam giác quan hệ Nga -Việt Nam-Trung Quốc và biển Đông

Thủ tướng Nga đã đến Việt Nam, bắt đầu chuyến công du chính thức khởi sự từ hôm nay 06/04/2014. Trả lời phỏng vấn của báo chí trước lúc lên đường, ông Medvedev đã nhấn mạnh đến trọng tâm kinh tế của chuyến thăm. Giới quan sát tuy nhiên đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh thời sự hiện nay, với đà xích lại gần nhau rõ rệt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào lúc căng thẳng vẫn dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.


Tàu Ngầm Liên Xô tại Cam Ranh trong những năm 1980

Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.

Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina

Trong bài phân tích "Ukraina và trục Nga-Trung" đăng trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 02/04, James D.J. Brown, Giảng sư bộ môn khoa hoc chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, đã nêu bật chiều hướng xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ hơn một năm nay, cụ thể là từ tháng Ba năm 2014, thời điểm bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina.

Về quan hệ chính trị tổng quát, ông Brown ghi nhận chẳng hạn các tuyên bố cực kỳ hữu hảo của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải nhân chuyến công du vào tháng Năm 2014, khi ông nói đến sự kiện quan hệ Nga-Trung đã trở thành "tốt nhất trong nhiều thế kỷ". Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả.

Trong lĩnh vực vũ khí cũng vậy. Nga đã sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc nhiều hơn. Matxcơva đã đồng ý cung cấp cho Bắc Kinh các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc "quay cóp".

Công nghệ vũ khí mới của Nga sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi tấn công và phòng thủ của mình, qua đó tăng cường uy lực của Bắc Kinh trong các vấn đề Đài Loan hay tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hơn nữa, ngoài các thương vụ vũ khí, hợp tác hải quân cũng được thúc đẩy, sau cuộc tập trận chung tại Biển Hoa Đông vào tháng Năm năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiến hành các diễn tập Hải quân vào năm nay ở vùng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

Còn đối với Nga, vai trò của Việt Nam được cho là rất quan trọng trên cả hai bình diện kinh tế và địa lý chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại.

Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.

Vai trò như vừa kể của Việt Nam được cho là buộc Nga phải cân nhắc khi xem xét vấn đề Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc.

Giáo sư Thayer: "Nga bị kẹt trong tình huống khó xử"

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, đã ghi nhận bối cảnh tế nhị bắt nguồn từ tranh chấp Việt-Trung tại Biển Đông mà Hà Nội - và Matxcơva trong một chừng mực nào đó - đang gặp phải.

Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev là gì, và Việt Nam có thể mong đợi gì từ Nga ?

Thayer: Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Việt Nam trong khuôn khổ bình thường của tiến trình trao đổi cấp cao giữa Nga và Việt Nam quy định trong thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Medvedev và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ điểm lại tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động song phương Nga Việt vào năm 2014 và vạch ra những ưu tiên mới cho kế hoạch hành động năm 2015.

Hai nhà lãnh đạo sẽ đặc biệt xem xét các bước cần thiết để nâng cao thương mại hai chiều từ 3,8 tỷ đô la năm ngoái, lên mức10 tỷ đô la vào năm 2020. Nga sẽ quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế để tăng cường việc cung cấp nông sản và thủy sản Việt Nam cho Nga.

Tháp tùng theo Thủ tướng Medvedev là một phái đoàn hùng hậu, và một loạt thoả thuận sẽ được ký kết trong một số lĩnh vực. Hợp tác chung Nga-Việt trong việc thăm dò và sản xuất dầu khí sẽ có vị trí nổi bật và đây là nguồn kiếm tiền chính của Nga.

Hai bên cũng sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và chính trị trong khu vực và toàn cầu nhằm phối hợp chính sách trong các tổ chức đa phương quốc tế. Nga cho biết là họ đặt quan hệ với Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu. Lý do là vì Nga không có một dấu ấn ở bất kỳ một quốc gia Đông Nam Á nào khác tương đương với vị trí của họ tại Việt Nam.

Liệu Thủ tướng Medvedev có sẽ nhắc lại việc cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh hay không? Và câu trả lời có thể ra sao ?

Thayer: Nga đã được hưởng quyền truy cập đặc biệt để vào Vịnh Cam Ranh nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và bảo trì tàu ngầm Kilo và hòa nhập phương tiện vào lực lượng của mình. Việt Nam đã nói rõ là do hai bên có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Nga sẽ được đối xử đặc biệt trong trường hợp Vịnh Cam Ranh, quyền mà các cường quốc khác chưa có được.

Chắc chắn là hai bên sẽ trao đổi quan điểm về những tranh cãi bắt nguồn từ những lời than phiền của Mỹ theo đó phi cơ tiếp tế nhiên liệu của Nga (xuất phát từ Cam Ranh) đã bay lên tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược của Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gần các căn cứ nhạy cảm của Mỹ như đảo Guam.

Hoạt động của Nga ở Đông Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của Nga nhằm thể hiện thái độ quyết đoán, phản ứng lại lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu sau vụ Nga sáp nhập Crimer và can thiệp vào Ukraina.

Lập trường của Nga trên vấn đề Biển Đông là gì? Nga có thể giúp ích gì cho Việt Nam trên vấn đề này không ?

Thayer: Trong thực tế, Nga đang bị kẹt trong một tình thế khó xử là phải làm sao để duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa với Việt Nam vừa với Trung Quốc.

Nga chỉ có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hình thức bằng cách tuyên bố ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở đàm phán giữa các bên có liên quan trực tiếp và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác, Nga đứng ngoài và thúc giục các bên tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực.

Mặc dù cả hai bên Nga-Việt đều tuyên bố rằng họ đều tin tưởng lẫn nhau, Việt Nam sẽ luôn luôn lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Nga sẽ giữ một vị trí trung lập. Một chính sách như vậy sẽ dẫn đến việc Nga từ chối tiếp tế cho Việt Nam khi kho tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác cạn kiệt...

Theo RFI
0

Tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam.


Chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Ảnh: VGP)

Được sự hỗ trợ của Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, trưa 6/4, tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi lễ đón tiếp sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam, mở đầu cho đợt Hoạt động giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 giữa hai nước. Đây là sự kiện đặc biệt hướng tới kỷ niệm 20 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam lần này gồm 2 tàu khu trục là tàu USS Fitzgerald có tên lửa dẫn đường và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth. Hai tàu này do Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên Đội tàu khu trục số 7 – hải quân Hoa Kỳ làm chỉ huy.

Được biết, chương trình Giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải. Các trao đổi chuyên môn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng hải như kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ như tổ chức hòa nhạc, thi đấu thể thao và một số hoạt động phục vụ cộng đồng khác.

Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và luyện tập các kỹ thuật tìm kiếm, cứu nạn và cách điều khiển tàu với trang bị hiện đại.

VTV
0

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Cam Ranh – một trọng tâm chính sách Nga ở khu vực Thái Bình Dương

Kể từ năm 2014, các máy bay chở dầu IL-78 của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam trên bờ Biển Đông để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không gian quốc tế.


Mỹ không hài lòng với điều đó. Quan sát viên Alexander Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" viết, khoảng cách từ Cam Ranh đến Washington — hơn 14 nghìn km, đến căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam – hơn 4 nghìn km, tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng, sự hiện diện của lực lượng không quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hành động khiêu khích để phô trương sức mạnh và thu thập thông tin tình báo. Washington yêu cầu Hà Nội ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vì hành động này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Nhưng, không có kết quả nào.

Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.

Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.

Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.

Đài Sputnik
0

Trung Quốc tăng đầu tư quân sự ở Campuchia

Tài trợ đào tạo quân sự, viện trợ vũ khí, tăng cường đầu tư, là những cách Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quân sự ở Campuchia.


Một cố vấn quân đội Trung Quốc đang gắn quân hàm cho sinh viên tốt nghiệp Campuchia. Ảnh: Reuters.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Bank tham dự lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân đội danh tiếng của Campuchia. Ông trực tiếp nói lời cảm ơn tới một đoàn khách quân đội Trung Quốc.

Học viện Quân đội (AI) thành lập năm 1999, nằm ở tỉnh Kampong Speu, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 80 km, nằm trong kế hoạch tăng cường viện trợ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia. Các nhà phân tích cho rằng đó là một phần trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.

Phát biểu tại AI, ông Tea ca ngợi các thiết bị "hiện đại" mà Trung Quốc viện trợ cho Campuchia. "Chúng ta biết ơn họ vì đã hiểu cho hoàn cảnh khó khăn hiện nay của chúng ta."

Kể từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 200 học viên thi đỗ vào chương trình học 4 năm ở AI, do bộ Quốc phòng và các cố vấn Trung Quốc giám sát, dưới sự giảng dạy của giáo viên địa phương. Chương trình cũng bao gồm khóa thực tập 6 tháng bắt buộc ở các học viện quân sự tại Trung Quốc.

Tháng trước, 190 sinh viên khóa thứ 3 đã tốt nghiệp. "Sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào các vị trí quan trọng, kể cả chỉ huy lữ đoàn," một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên cho biết. "Họ nắm giữ các vị trí có thực quyền trong lực lượng chiến đấu."

Ông này nói thêm, Trung Quốc chi trả phần lớn tiền xây dựng và vận hành trường. Ngôi trường cũng nhận khoảng 200 sinh viên mỗi năm theo học khóa ngắn hạn 6 tháng.

Học viện này dường như là phép thử đầu tiên của Trung Quốc nhằm xây dựng các cơ sở quy mô tương tự ở Đông Nam Á, Carl Thayer, chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, Học viện Quốc phòng Australia, cho biết.

"Đối với Trung Quốc, đây là sự khởi đầu của một chiến lược dài hạn, tăng ảnh hưởng trong quân đội Campuchia. Ngoài ra, Trung Quốc còn nắm giữ hồ sơ tình báo cực kì chi tiết về từng người," ông nói.

Ngôi trường phát triển đồng thời với việc gia tăng đáng kể những hợp đồng bán vũ khí Trung Quốc và tăng cường viện trợ quân sự vào Campuchia. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỉ USD vào kinh tế nước này.

Năm 2013, Campuchia nhận 12 trực thăng Harbin Z-9 mua từ khoản vay 195 triệu USD của Trung Quốc. Năm 2014, nước này nhận thêm viện trợ 26 xe tải Trung Quốc và 30.000 bộ quân phục.

AI cũng nhanh chóng mở rộng xây dựng. Kể từ năm 2002 đến nay, hơn 70 tòa nhà đã mọc lên trong khuôn viên rộng 148 ha của trường. Quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia từ chối bình luận thông tin này.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ "tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho học viện, giúp Campuchia nâng cao năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo."

"Viện trợ này không đi kèm bất cứ điều kiện chính trị nào, và không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", phía Trung Quốc tuyên bố.

Lao Mong Hay, chuyên gia phân tích Campuchia, đánh giá Trung Quốc tăng cường viện trợ nhằm tạo thế cân bằng với ảnh hưởng của các nước khác.

Năm 2014, Washington dành khoảng một triệu USD viện trợ tài chính cho quân đội và công tác huấn luyện binh sĩ ở Campuchia. 12 sĩ quan quân đội Campuchia cũng được đào tạo ở Mỹ về nhân quyền và "nâng cao năng lực hàng hải."

Hồng Hạnh (theo Reuters)
0

Phó chủ tịch Boeing đến Bộ quốc phòng VN 'chào hàng'

Phó chủ tịch cấp cao tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ đã đến đề nghị “chào hàng” tại Bộ Quốc Phòng VN, theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tư, 2015.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp ông Marc Allen.

Nguồn tin vừa kể cho hay, “Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chúc mừng ngài Marc Allen và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.”

Ông Bertrand-Marc (Marc) Allen, 41 tuổi, mới được cử làm phó chủ tịch cấp cao kiêm chủ tịch ngành quốc tế của tập đoàn Boeing năm nay, sau một thời gian làm phó chủ tịch về tài chính, chủ tịch Boeing chi nhánh Trung Quốc.

Trước đây, Việt Nam từng mua máy bay dân dụng của Boeing mà loại mới nhất đang chờ giao hàng 8 chiếc Boeing Dreamliner 787. Tập đoàn Boeing ngoài sự nổi tiếng thế giới về dòng máy bay vận chuyển hành khách, còn nổi tiếng là một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.

Các bộ phận nghiên cứu và chế tạo các loại trang bị quốc phòng của Boeing gồm từ vệ tinh, phi thuyền không gian, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự, các loại trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái. Theo tài liệu của Boeing, lợi tức chỉ riêng trong phạm vi bán sản phẩm quân sự quốc phòng của họ năm 2013 đã lên hơn 33 tỉ đô la, sử dụng 68,000 chuyên viên và thợ chuyên môn tại hơn hai chục cơ sở trên nước Mỹ.

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thuật lời ông Nguyễn Chí Vịnh cho rằng “Ngoài việc hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp ngoài quân đội, Tập đoàn Boeing cần phối hợp, thúc đẩy hợp tác giới thiệu các sản phẩm lưỡng dụng mà phía các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội có nhu cầu.”

Còn ông Marc Allen được thuật lời “khẳng định Tập đoàn Boeing sẽ xúc tiến, đẩy nhanh việc mở rộng hợp tác với Việt Nam.” Đồng thời ông “mong muốn được Bộ quốc phòng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn giới thiệu các sản phẩm đến các đơn vị, doanh nghiệp trong quân đội.”

Đã từ lâu, Hà Nội yêu cầu Washington bán cho các bộ phận thay thế để có thể sử dụng lại được một số máy bay chuyển quân Chinook của VNCH bỏ lại từ thời chiến tranh trước 1975 bên cạnh bộ phận thay thế cho thiết vận xa, đại bác của VNCH vốn được Mỹ viện trợ.

Trực thăng vận tải quân sự Chinook CH-47 do Boeing sản xuất bây giờ quá cũ, quân đội Hoa Kỳ đã phế thải từ lâu. Các phiên bản mới hơn, cải tiến điện tử tối tân hơn của dòng trực thăng này hiện vẫn còn được Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng rộng rãi.

Không thấy bản tin TTXVN tiết lộ gì khác ngoài những lời xã giao và hứa hẹn về tiếp thị sản phẩm trong cuộc gặp mặt giữa ông Vịnh và ông Allen. Người ta thấy sau khi Hoa Kỳ giải tỏa một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, giới sản xuất trang bị an ninh quốc phòng Mỹ đang theo nhau tới Việt Nam chào hàng.

Trước đó, hồi tháng Giêng, TTXVN đưa một bản tin ngắn nói “Chiều 20/1/2015, tại Hà Nội, Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Patrick M. Dewar, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam”.

Nguồn tin này thuật lời ông Dewar nói “Thời gian tới, Tập đoàn Lockheed Martin mong muốn có cơ hội được hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên các lĩnh vực mà phía Tập đoàn có thế mạnh”.

Tập đoàn Lockheed Martin cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu cung cấp trang bị quốc phòng cho quân đội Hoa Kỳ với những sản phẩm tối tân nhất từ vệ tinh, hỏa tiễn, chiến đấu cơ, hệ thống tác chiến điện tử. Khoảng 74% lợi tức của công ty đến từ bán sản phẩm cho quân đội Mỹ.

Việt Nam cũng từng là khách hàng của Lockheed Martin khi mua hai vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát. Hai vệ tinh này hiện đang bay trên quỹ đạo.

Hồi Tháng Tư năm 2013, theo một bản tin trên tạp chí anh ninh quốc phòng nổi tiếng Jane's Defense và tạp chí Military Industry Today, ông Clay Fearnow, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin nói cho biết như vậy tại của triển lãm hàng năm LAAD Defense and Security 2013 tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil.

“Nhà cầm quyền VN dự trù yêu cầu chính phủ Mỹ chấp thuận bán cho một số máy bay tuần tra biển P-3 Orion”. Thời gian đó, tạp chí Jane thuật lại như vậy và nói Hải quân của Việt Nam muốn mua số lượng lên tới 6 chiếc P-3 Orion “thặng dư” hiện đang tồn kho để tuần tiễu 3,500km bờ biển và 1,396,299 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ).

“Hải quân Việt Nam rất muốn mua các chiếc P-3 mà (chính phủ Mỹ) hậu thuẫn cho chương trình này tiến hành”. Ông Fearnow nói.

Tuy nhiên, theo lời ông, các chiếc máy bay P-3 Orion nếu bán cho Việt Nam chỉ có các trang bị điện tử săn tìm, không có trang bị võ khí tiêu diệt hay tấn công (tàu chiến hay tàu ngầm). Thí dụ chỉ được trang bị hệ thống dò tìm hồng ngoại tuyến FLIR (Forward Looking Infrared) và các hệ thống điện tử khác.

Tin tức bán máy bay tuần tra biển Orion P-3 lại được hâm nóng hồi đầu Tháng 12, 2014 khi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đến thủ đô Washington. Khi tiếp ông Minh, Bộ ngoại giao Mỹ cho hay ngoại trưởng John Kerry đã thông báo là Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ một phần cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.

Ngày 21 Tháng Giêng, 2015, báo Đài Loan Want China Times tiết lộ rằng một số sĩ quan không quân VN đã được gửi đi học lái máy bay tuần tra Orion P-3 tại cả Đài Loan và Hoa Kỳ. Hiện chưa có tin tức gì ngã ngũ về khả năng Việt Nam mua được một số máy bay tuần tra biển này. (TN)
0