Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Đối tượng tác chiến đáng gờm của TQ là ai ?

01/3/12-Một câu hỏi đặt ra mà câu trả lời lại mang tính bí mật, không thể công khai ở cấp Nhà nước vì có nhiều vấn đề tế nhị trong ngoại giao.

Tuy nhiên trong công tác quốc phòng, căn cứ vào mối hiểm nguy, thách thức an ninh để xác định đối tượng tác chiến cho quân đội cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó là điều mà bất cứ quốc gia nào bị nguy cơ xâm lược cũng phải làm. Nhưng Trung Quốc, có quốc gia nào dám tấn công xâm lược Trung Quốc? Không có. Cho nên đối tượng tác chiến của Trung Quốc chỉ là những quốc gia cản trở lại ý đồ chiến lược của họ mà thôi. Chẳng hạn như quốc gia nào cản trở “Chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…. Nếu như theo Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng tải không cần úp mở thì dư luận quá rõ đối tượng tác chiến của Trung Quốc là bao gồm những quốc gia nào rồi. Có điều ai là đáng gờm mới là quan trọng. Vậy quốc gia nào là đối tượng tác chiến đáng gờm của Trung Quốc?


Mô hình máy bay chiến đấu tàng hình Nhật Bản dự kiến bay thử nghiệm năm 2014/2015

Biển Đông đối với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).

Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông.

Với Trung Quốc, chỉ có duy nhất Biển Đông có thể được coi là cửa ngõ nối liền biển của Trung Quốc. Hướng đông là hai đồng minh Nhật-Hàn của Mỹ, Trung Quốc muốn khiêu chiến với hai quốc gia này vô cùng khó. Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ nhưng giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương lại không hề có bất cứ một thông lộ trực tuyến nào, hiện tại có thể thông qua Myanmar để hướng tới Ấn Độ Dương, tuy nhiên quan hệ giữa Myanmar và Mỹ lại đang dần chuyển biến tốt đẹp. Biển Đông là cửa ngõ nối liền biển duy nhất, thông thoáng và nuốt dễ dàng của Trung Quốc. Bởi vì các nước có lợi ích, chủ quyền quanh khu vực đó nghèo và yếu hơn nhiều. Báo chí, các học giả Trung quốc cho rằng Biển Đông là “sinh mệnh của Trung Quốc”, rằng còn quan trọng hơn lợi ích cốt lõi, rằng “nếu không có Biển Đông Trung Quốc thành một nước bị phong tỏa”…Đó chẳng qua chỉ là một cách nói để kích động dân tộc, che đậy bản chất của sự việc mà thôi. Thử hỏi hơn 30 năm nay, Trung Quốc làm gì với Biển Đông và Biển Đông đã như thế nào với Trung Quốc mà Trung Quốc vẫn trỗi dậy thành cường quốc kinh tế, quân sự? Thực ra khi Trung Quốc đã như bây giờ thì Trung Quốc muốn cả thế giới mà trước tiên là Biển Đông.

Trung quốc rêu rao ở Biển Đông có nhiều tài nguyên, có trữ lượng dầu hàng trăm tỷ thùng để đánh lạc hướng dư luận và Mỹ về mục đích tranh chấp Biển Đông. Trung quốc cần Biển Đông không phải lý do kinh tế, năng lượng mà chủ yếu là về quân sự. Không có Biển Đông các hạm đội tàu ngầm tấn công mang đầu đạn hạt nhân chiến lược của Trung quốc như “cá nằm trên cạn”. Khi Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông thì các tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn hạt nhân của họ tha hồ vùng vẫy ở những độ sâu Mỹ khó phát hiện và theo dõi. Biển Đông là căn cứ, là nơi trú ẩn, xuất phát để tấn công hạt nhân hiệu quả nhất mà Trung Quốc muốn, là điều duy nhất có thể răn đe được Mỹ.

Trong khi đó, với Mỹ, lợi ích quốc gia, không những thế mà ngay cả an ninh quốc gia của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đương nhiên là Mỹ không muốn điều này.

Chiến lược của Mỹ ở châu A-TBD là hành động kiềm chế, phòng ngừa sự thách thức vị trí bá chủ thế giới của Mỹ trước sự đang lên của Trung Quốc. Do không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc nên Mỹ có sách lược riêng của mình.

Khi cần thiết Mỹ sẽ không ngại ngần vũ trang cho các nước trong khu vực với một mũi tên trúng hai đích: Vừa được sự ủng hộ, mang ơn của những quốc gia mà bị Trung Quốc bắt nạt chèn ép trong vấn đề biển Đông, vừa tạo nên một tuyến phòng thủ chống Trung Quốc chiếm trọn biển Đông của Mỹ mà Mỹ không cần trực tiếp đối đầu với Trung Quốc về quân sự.

Còn Biển Đông đối với Nhật Bản thì sao? Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông.

Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là rõ ràng. Thông qua “đường lưỡi bò” thì 80% điện tích Biển Đông là thuộc họ. Ý muốn này được thực hiện thì Trung Quốc phải vượt qua Việt Nam, Philipin và Nhật rồi sau đó thanh toán tiếp Mỹ. Việt Nam, Philipin, Indonexia…, nói chung, tất cả các nước phản đối đường lưỡi bò, thì Trung Quốc coi như con muỗi nhưng còn Nhật Bản???

Việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã nhận thức rõ cách hành xử của Trung Quốc sẽ như thế nào. Trung Quốc sẵn sàng làm mọi thứ để tấn công vào chỗ hiểm của Nhật như cắt nguồn cung đất hiếm… và nếu như Trung Quốc độc chiếm Biển Đông thì Trung Quốc cũng không ngại ngần gì phong tỏa yết hầu giao thông của Nhật Bản trên Biển Đông khi cần thiết để có lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở vùng biển phía đông. Đương nhiên Nhật Bản làm sao lại ngồi nhìn lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia bị thách thức như vậy.

Trung Quốc mới đuổi kịp Nhật từ năm 2010 nhưng Nhật đã như thế hơn nửa thế kỷ nay rồi. Điều này có nghĩa nội lực của Nhật được “tu luyện” rất nhiều năm và rất mạnh. Việc trở lại châu Á-TBD của Mỹ nhằm khống chế ngăn chặn Trung Quốc là rất khó khăn nếu chỉ một mình trong khi ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Vì thế, tăng cường lực lượng bằng cách tạo điều kiện cho đồng minh, cho các nước trong khu vực hành động theo mối quan tâm chung là sách lược khôn ngoan và hợp lý nhất của Mỹ. Và Nhật là quốc gia đầu tiên mà Mỹ quan tâm, là quốc gia mà có thể giảm gánh nặng cho Mỹ, là quốc gia có đối trọng so với Trung Quốc. Vì vậy khi Mỹ nới lỏng thì việc tái vũ trang của Nhật Bản chỉ là vấn đề thời gian, tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc.

Với nền công nghiệp hiện đại, Nhật Bản chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng (những thứ mà Mỹ không thể biết) để khi cần thiết chuyển nền công nghiệp này sang phục vụ cho chiến tranh thì ngay cả Mỹ cũng không lường hết được sự hiện đại như thế nào.. Người Nhật có hàng chục nhà máy điện hạt nhân, còn bom , vũ khí hạt nhân…thì sao?

Cỡ như Việt Nam công nghệ lạc hậu mà sản xuất tàu pháo TT400TP bắn thử 1 lần là đạt yêu cầu ngay thì Nhật Bản không cần phải thử.Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ cần ráp vào là dùng ngay. Hiện tại Nhật Bản đã có trong tay gần như toàn bộ khí tài quân sự để thành lập một quân đội hiện đại và quy mô lớn. Nhật có số tàu chiến hơn gấp đôi Hải quân Hoàng gia Anh và tàu ngầm gấp đôi Hải quân Pháp. Nhật có một lực lượng Hải quân được trang bị khả năng chống tàu ngầm vô địch châu Á. Việc chọn mua máy bay F35A của Nhật không phải là không tính toán. Khi cần F35A sẽ biến thành F35B và ngay lập tức Nhật sẽ có ngay 3 tàu sân bay tấn công dạng Hyuga. Và đặc biệt, kinh nghiệm cho một cuộc chiến tranh lớn trên biển thì người Nhật có thừa.

Bất kỳ một dân tộc nào khi bị chèn ép, đe dọa thì họ sẽ làm tất cả mọi thứ. Đã qua rồi thời người Nhật chỉ biết được che chở để yên ổn làm ăn. Ngày nay Nhật phải biết tự bảo vệ mình. Người Mỹ đời nào chịu đối đầu trực tiếp với Trung Quốc cho người Nhật có thể dùng tiền đổi mạng. Đã đến lúc Nhật phải xông lên tuyến đầu nếu như không muốn Trung Quốc thực hiện xong chiến lược chuỗi đảo thứ hai. Tướng Nga từng tuyên bố: Nếu cần, sau 20 phút, Nhật Bản sẽ đi tong. Trung Quốc cũng có thể tuyên bố với Nhật Bản đại loại như vậy nếu chiến lược chuỗi đảo thứ 2 của họ thành công.

Ngài Alex Pherguson có nói một câu nổi tiếng: “Phong độ thì nhất thời nhưng đẳng cấp thì mãi mãi”. Về đẳng cấp, so với Nhật Bản, Trung Quốc chưa là gì. Trong thế chiến thứ 2 Trung Quốc là cái gi? Trong khi Châu Á là Nhật Bản. Trân Châu Cảng gắn liền với tên tuổi Nhật Bản. Nhật Bản là như thế đó.

Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng sợ bất kỳ ai. Chẳng qua là họ đã thấu hiểu chuyện đời, họ hiểu cái giá phải trả là gì khi xưng hùng xưng bá. Nhưng, cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng. Họ không thể giấu mình, gác kiếm được nữa.

Trong tương lai gần chắc chắn không có sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Sách lược của Trung Quốc là luôn né tránh đối đầu với Mỹ. Vì thế Mỹ chưa phải là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm mà Trung Quốc xác định. Do đó những nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Nhật, Việt Nam, Philipin…được coi là đối tượng tác chiến. Nhưng Việt Nam, Philipin thì Trung Quốc coi như “con muỗi” thì Nhật Bản, Trung Quốc coi như cái gì? Trung quốc sẽ dùng chiến thuật “Giết gà dọa khỉ”, nhưng khi con khỉ đã thành “tinh” thì giết con gà là con Hổ thì nó vẫn không sợ huống chi đó chỉ là con cáo

Cựu cố vấn cấp cao Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Chẳng lực lượng Hải quân châu Á nào có thể đọ nổi với Hải quân Nhật!. Đó là điều không sai và như vậy chắc chắn Nhật Bản là đối tượng tác chiến đáng gờm nhất mà Trung Quốc phải tính đến khi thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” của mình.
0

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bản tuyên ngôn sức mạnh Mỹ dành cho Châu Á

26/2/12-Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua khắp khu vực này của Tổng thống Barack Obama và sự tham gia của Mỹ vào một số hội nghị cấp cao. Được quảng bá như là một nỗ lực nhằm mở rộng thương mại và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, phần lớn sự chú ý mang tính ngoại giao trên thực tế là dành cho các vấn đề an ninh. Điều này là đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi chiến lược tái can dự của Mỹ dường như hướng tới đẩy mạnh sự cạnh tranh với Trung Quốc.


Người ta cho rằng sự chú trọng của Oasinhtơn vào châu Á đã bắt đầu vào những ngày đầu tiên cầm quyền của Chính quyền Obama. Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên cua mình đến châu Á, một bước đột phá từ quá khứ mà châu Âu thường được ưu tiên. Việc này được tiếp theo sau bởi sự tham gia của Mỹ trong các diễn đàn khu vực bao gồm Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – hay còn gọi là ARF, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ cũng đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và Obama đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ chức này, một chuyển biến then chốt hướng tới tăng cường mối quan hệ Mỹ-ASEAN.

Mỹ cũng tăng cường sự tham gia của mình trong các sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh các cuộc diễn tập quân sự thường niên Hổ mang vàng được tổ chức ở Thái Lan, Mỹ đã đấy mạnh sự hợp tác và tham gia các cuộc diễn tập với các quân đội Malaixia, Xinhgapo, Philíppin và Inđônêxia. Sau lệnh cấm kéo dài một thập kỷ, Mỹ đã bắt đầu lại sự tiếp xúc về mặt quân sự với các lực lượng, đặc biệt Kopassus của Inđônêxia vào năm 2010. Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự không trực tiếp chiến đấu với Việt Nam. Trong chuyến thăm gần đây của Obama đến Ôxtrâylia, hai nước đã tuyên bố các kế hoạch để cuối cùng đóng một lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 2.500 quân tại thành phố Darwin ở phía Bắc Ôxtrâylia.

Những động thái này nhấn mạnh chính sách tái can dự của Obama hướng tới châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á. Một bài báo của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào đầu tháng 11/2011 được đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại đã trình bày rõ ràng ý định của Mỹ hồi phục lại các cam kết kinh tế, chính trị và an ninh đối với khu vực này. Sử dụng thuật ngữ “ngoại giao được triên khai về phía trước”, Clinton đã trình bày một chính sách chủ động tích cực được đặc trưng bởi việc củng cố các liên minh an ninh song phương, thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, tham gia các thể chế đa phương, gia tăng thương mại và đầu tư, củng cố các mối quan hệ với các cường quốc khu vực đang nổi lên, kể cả Trung Quốc, và thúc đẩy nhân quyền và chế độ dân chủ.

Ưu tiên hàng đầu về an ninh

Hành động tiếp theo bài báo này là các chuyến thăm của Obama và Clinton đến một số nước Đông Nam Á như là một phần của tuần các sự kiện lấy tiêu điểm là châu Á, bao gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ở Hawaii vào ngày 12-13/11/2011, và kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Inđônêxia vào ngày 18-19/11/2011. Mặc dù được xúc tiến như là “khẳng định lại sự hiện diện về mặt ngoại giao của Mỹ và tạo dựng những mối quan hệ đối tác kinh tế mới, các vấn đề an ninh đã được ưu tiên tại nhiều hội nghị song phương và đa phương.

Obama đã tóm tắt những ý định của mình trong chuyến thăm của ông đến Ôxtrâylia vào ngày 16/11/2011: “Bằng chuyến thăm của tôi đên khu vực này, tôi đang làm rõ rằng Mỹ đang tăng cường cam kết của mình với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuyên bố của ông diễn ra sau tuyên bố mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này thông qua lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đóng ở các căn cứ quân sự của Ôxtrâylia. Trong khi 2.500 binh lính là một sự triển khai khiêm tốn họ đánh dấu sự mở rộng dài hạn đầu tiên sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ Chiến tranh Việt Nam.

Sự triển khai này có những tác động rõ ràng đối với Đông Nam Á. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ sẽ cho phép Mỹ triển khai sự hiện diện của mình vào khu vực này mà trên thực tế không thực hiện hành động có thể mang tính khiêu khích — và có thể không được lòng dân — là đóng quân ở khu vực này. Mỹ đã từ bỏ các căn cứ của mình ở Thái Lan vào giữa những năm 1970 và ở Philíppin vào đầu những năm 1990, mặc dù Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân ở Xinhgapo.

Từ Ôxtrâylia, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận khu vực này để tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, giúp đỡ các nỗ lực nhân đạo, và có mặt để giúp duy trì cơ cấu an ninh khu vực. Nước này cũng đặt quân đội của mình trong tầm hoạt động dễ dàng tới Biển Nam Trung Hoa, đem lại biện pháp răn đe và sự ủng hộ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á bằng các tuyên bố đối với khu vực này. Ngoài lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tàu chiến ven bờ mới đến Xinhgapo.

Trong bài báo của mình, bà Clinton đã viết về việc đổi mới và củng cố các liên minh với Thái Lan và Philíppin. Bà đã đến thăm cả hai nước trong chuyến công du gần đây của bà khắp khu vực này. Clinton đặt ra một sức nặng tượng trưng đằng sau những ý định được viết ra của bà về việc tăng những chuyến viếng thăm của các tàu đến Philíppin và việc huấn luyện các lực lượng chống khủng bố của Philíppin khi bà khẳng định lại mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Philíppin trên boong một chiếc tàu chiến của Mỹ ở Vịnh Manila.

Chủ nghĩa tượng trưng này chắc chắn là có tác động đến người Philíppin, những người bất hòa với -Trung Quốc về cái mà Manila xem là phần chủ quyền Biển Nam Trung Hoa của mình. Trong bài diễn thuyết của mình trên boong chiếc tàu chiến này, Clinton đã đề cập đến Biển Tây Philíppin, từ ngữ mà Manila dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa. Trong khi đó, các cuộc thao diễn quân sự chung gần đây của Mỹ với Philíppin đã chuyển từ những chương trình chủ yếu trên đất liền sang những chương trình tập trung hơn vào chiến tranh hải quân và đổ bộ.

Đưa ra một diện mạo ít gây hấn hơn về sự hiện diện quân sự mở rộng ở khu vực này, Clinton đã lưu ý trong bài báo của mình rằng nó sẽ đem lại những lợi thế “mang tính sống còn”, bao gồm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các hoạt động nhân đạo cũng như đem lại “bức tường bảo vệ vững chắc chống lại các mối đe dọa hay những nỗ lực phá hoại hòa bình và sự ổn định khu vực.”

Trong khi quân đội Mỹ chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp trong tương lai như nó đã thực hiện trong thảm họa sóng thần năm 2004 và sẵn sàng giúp đỡ sau cơn bão lốc Margis năm 2008 ở Mianma, và các cuộc diễn tập huấn luyện với các quân đội Đông Nam Á đã được tổ chức trong một thời gian, có một sự suy đoán lớn rằng những lời hứa hẹn về an ninh gần đây của Mỹ và những cam kết quân sự được tăng cường là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Trung Quốc.

Các vùng biển rắc rối

Ở trung tâm của sự suy đoán này là Biển Nam Trung Hoa. Gọi quyền tự do hàng hải và sự ổn định là lợi ích “mang tính sống còn”, Clinton đã viết trong bài báo của bà rằng ngoại giao Mỹ đã góp phần vào những nỗ lực đa phương lâu dài trong các bên yêu sách đối địch đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với những nguyên lý đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Trong khi ở Philíppin – và vào cùng thời điểm Obama tuyên bố đóng quân ở Ôxtrâylia – bà Clinton đã ký kết một tuyên bố với người đồng nhiệm Philíppin kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết các vấn đề biển.

Những nước khác có yêu sách đối với khu vực biển này, đang ngày càng nghi ngờ các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Nam Trung Hoa lẫn ở các nơi khác, đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc ở các khu vực có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt là hung hăng. Câu thần chú của Bắc Kinh là cam kết với hòa bình và sự ổn định khu vực thông qua hành động không gây hấn trái ngược với việc thiếu tính minh bạch về chương trình và các hoạt động quân sự của mình như các vụ quấy rỗi gần đây của các tàu hải quân Trung Quốc đối với các tàu nghiên cứu của các nước khác.

Quả thật, sự hiện diện quân sự nhiều hơn về phía trước của Mỹ ở khu vực này được diễn tả như là một phản ứng được sự ủng hộ của các nước khu vực trước thái độ bị xem là hung hăng của Trung Quốc ở khu vực biển này. Trung Quốc đã khăng khăng rằng nước này muốn thảo luận về những yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi chỉ trên cơ sở song phương và từ chối “quốc tế hóa” vấn đề này trong các diễn đàn như ARF và EAS.

Mianma cũng dường như quyết định rằng tốt hơn là làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sự thù địch đối với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này đã lên đến đỉnh điểm vào thảng 10/2011 với sự đình chỉ dự án đập thủy điện gây tranh cãi được Trung Quốc hậu thuẫn ở miên Bắc nước này.

Đồng thời, một vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mianma và các quan chức ngoại giao Mỹ, và chuyến thăm của bà Clinton đến đất nước này vào tháng 12/2011, đã để lại cho những người quan sát Mianma ấn tượng rằng sắp có một mối quan hệ mới và thân mật hơn giữa Oasinhtơn và Nâypiđô.

Nhiều nước ASEAN coi trọng khả năng của Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, nhưng không muốn bị đặt vào thế bị buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Một phần sức hấp dẫn của Mỹ là việc Chính quyền Obama ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển. Các nước ASEAN hy vọng rằng ảnh hưởng của Oasinhtơn sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc hành động theo các luật lệ và quy tắc mà nước này giúp thúc đẩy trong các diễn đàn quốc tế chứ không chỉ là các luật lệ và quy tắc được Bắc Kinh đặt ra.

Phản ứng thầm lặng

Phản ứng của Bắc Kinh trước lập trường quyết đoán hơn của Oasinhtơn nhìn chung là thầm lặng. Một loạt cảnh báo nghiêm khắc đã được đưa ra mới đây trước những tuyên bố của Obama, kể cả thông qua phương tiện truyền thông, nhưng chúng phần lớn là mang tính thông lệ.

Oasinhtơn bị buộc tội tìm cách gây ra những sự căng thẳng về quân sự ớ khu vực này bằng tuyên bố đóng quân của mình ở Ôxtrâylia. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mới đây đã bình luận rằng “Mỹ cảm thấy Trung Quôc gây ra một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự bá quyền của mình. Do đó, mục đích chiến lược hướng về phía Đông của My trên thực tế là nhằm trói buộc và kiềm chế Trung Quốc và đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc”.

Những cảnh báo này và những cảnh báo trên báo chí khác không mạnh mẽ như mong dợi đối với một hành động quyết đoán như vậy của Oasinhtơn đi vào một khu vực mà Trung Quốc ngày càng quan tâm mạnh mẽ. Quả thật, Bắc Kinh có vẻ gần như mất cảnh giác bởi phạm vi và tính quyết đoán của đường hướng mới của Oasinhtơn, mặc dù phản ứng của nước này có thể bị giảm nhẹ là do mối bận tâm với các vấn đề lãnh đạo kế tiếp. Rõ ràng là Trung Quốc muốn tránh bất cứ tranh chấp lớn nào về mặt ngoại giao cho tới khi những vấn đề này được giải quyết.

Các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc cũng phải cân nhắc những hành động đáp lại của họ nhằm tránh phản ứng quá mạnh mẽ đối với những thông điệp có ý nghĩa đối với thính giả trong nước Mỹ trong thời gian tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 hơn là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh. Obama bị các ứng viên đối thủ của đảng Cộng hòa buộc tội là quá mềm mỏng về vấn đề Trung Quốc, một điệp khúc phổ biến ở cả hai phe phái chính trị khi gần đến cuộc bầu cử của Mỹ.

Bắc Kinh cũng có thể phần nào bị sửng sốt vì sự ủng hộ đáng kể ở khu vực này dành cho Oasinhtơn. Theo một thông báo của một quan chức Mỹ, 16 trong số 18 nhà lãnh đạo có mặt tại EAS đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích thái độ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực này. Bài học mà Bắc Kinh có thể đúc kết ra được từ hội nghị này là lập trường cứng rắn về Biển Nam 1 rung Hoa sẽ chỉ có thể dẫn đến việc những nước yêu sách khác gia tăng dựa vào Mỹ, một kịch bản mà Bắc Kinh rõ ràng là muốn tránh.

Thừa nhận sự khó chịu của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ mà có thể được lý giải như sự bao vây, ngày 17/11/2011 Obama đã hứa hẹn sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh. Hai ngày sau, ông đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp không định trước sau Hội nghị EAS ở Bali, rõ ràng là theo yêu cầu của Trung Quốc. Nghe nói Ôn Gia Bảo đã chỉ trích Obama vì đã nêu ra vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại EAS, nói rằng vấn đề này cần phải được giải quyết một cách trực tiếp “thông qua sự bàn bạc và đàm phán thân thiện”.

vẫn còn phải xem xem liệu Mỹ có thể cư xử phù hợp với lời lẽ và những kế hoạch của nước này về tăng cường cam kết an ninh hay không. Dưới ánh sáng các vấn đề tài chính, sự suy thoái kinh tế và những sự cắt giảm ngân sách do kết quả của việc đó tại Lầu Năm Góc gần đây của Mỹ, các nhà lãnh đạo khu vực quan ngại rằng Oasinhtơn không thể duy trì cam kết đã được tuyên bố của nước này với khu vực.

vẫn thấy nhức nhối vì việc Mỹ có vẻ đã sao lãng khu vực này để có lợi cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan trong thời George W.Bush làm tổng thống, các nhà lãnh đạo ASEAN cần những sự đảm bảo được khuyến khích bởi những hành động cụ thể rằng sự hiện diện an ninh của Mỹ là thực sự thườg xuyên. Nếu Oasinhtơn do dự về những cam kết đó Mỹ có nguy cơ bị mất tính hợp pháp của mình ở khu vực này và sự tin tưởng về mặt ngoại giao mà Chính quyền Obama có thể giành lại được thông qua những lời hứa hẹn tái can dự của mình./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/28/ban-tuyen-ngon-suc-manh-cua-my-danh-cho-chau-a/
0

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Nga trở lại châu Á - Thái Bình Dương

6/2/12-Theo giới quan sát, “sốt ruột” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự quay lại của Mỹ nên Nga bắt đầu khẳng định hiện diện tại khu vực.

Trong tuần qua, tàu khu trục Đô đốc Panteleyev, tàu cứu hộ Fotiy Krylov và tàu chở dầu Boris Butoma thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm hữu nghị Indonesia và Philippines. Trong đó, dư luận đặc biệt chú ý chuyến thăm ở Philippines vì nước này đang có nhiều động thái tăng cường an ninh sau những diễn biến đáng quan ngại trong khu vực. “Đây là lần đầu tiên tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm Philippines sau 96 năm”, RIA-Novosti dẫn lời phát ngôn viên của hạm đội là Roman Martov cho hay.

Phát ngôn viên hải quân Philippines Omar Tonsay nhấn mạnh: “Chuyến thăm hướng tới tăng cường quan hệ hữu nghị song phương thông qua hàng loạt sự kiện nhằm nâng cao hợp tác và hiểu biết lẫn nhau”. Tuy vậy, khi được phỏng vấn, ông Tonsay không bình luận về những suy đoán rằng chuyến thăm có liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, theo báo Philippine Daily Inquirer.

Nhắm tới 2 mục tiêu?

Thế nhưng, theo giới quan sát, chuyến thăm lịch sử của tàu chiến Nga không chỉ đơn thuần là nhằm tăng cường tình hữu nghị. Nhà phân tích an ninh Trevor Hollingsbee cho rằng Nga muốn đóng vai trò trung lập nhưng nước này cũng có thể đang quan ngại một ngày nào đó Trung Quốc sẽ độc chiếm biển Đông. Đây không những là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới mà còn là nơi có nhiều công ty dầu khí Nga đang thăm dò, khai thác. Báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông dẫn lời ông Hollingsbee nói: “Vài nhà phân tích tin rằng chuyến thăm của đội tàu chiến Nga có thể xuất phát từ việc Moscow muốn gửi một thông điệp tới Bắc Kinh”.

Chuyên gia Hollingsbee còn nhận định chuyến thăm là dấu hiệu cho thấy Nga hy vọng sẽ bán được khí tài quân sự cho chương trình tăng cường sức mạnh quốc phòng của Philippines. Cách đây hơn một tuần, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Hernando Manalo tuyên bố Manila định chi hơn 2 tỉ USD từ đây tới năm 2020 cho việc hiện đại hóa quân đội. Theo ông Hollingsbee, việc Philippines vừa mua 8 trực thăng PZL W-3 Solkol của Ba Lan, vốn được dựa trên các thiết kế thời Liên Xô, đã khích lệ Nga tiếp tục đeo đuổi thị trường này.

Tàu khu trục Đô đốc Panteleyev đến Philippines ngày 31.1 - Ảnh: Navaltoday.com
Tàu khu trục Đô đốc Panteleyev đến Philippines ngày 31.1 - Ảnh: Navaltoday.com

“Ưu tiên châu Á - Thái Bình Dương”

Trong một thời gian dài, tuy châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Đông Nam Á, vẫn là thị trường chính cho vũ khí của Nga nhưng sự hiện diện của nước này trong khu vực bị đánh giá tương đối trầm lắng. Theo giới quan sát, tình hình đã thay đổi khi Trung Quốc ngày càng tìm cách gia tăng ảnh hưởng cũng như có những động thái cứng rắn. Thêm vào đó, tuyên bố của Mỹ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương khiến Nga phải nhanh chóng có động thái. Mới đây, RIA-Novosti dẫn lời Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định Nga là một phần không thể tách rời của châu Á - Thái Bình Dương. “Sự hợp tác với các nước khu vực trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cũng như các quá trình liên kết khu vực là ưu tiên của chúng tôi”, ông Medvedev nói.

Mặt khác, trước khi đến Philippines, đoàn tàu chiến Nga đã thăm Indonesia từ ngày 19-22.1, với nhiều hoạt động giao lưu. Indonesia là một tiếng nói lớn trong ASEAN, và theo một số chuyên gia nước này cũng rất lo lắng khi bản đồ đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc “liếm” sát họ. Gần đây, Indonesia ký hợp đồng mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga trị giá 470 triệu USD, theo tờ Jakarta Post.

Bên cạnh đó, trong chuyến thăm Fiji tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố: “Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Moscow. Nga đang có nhiều đối tác quan trọng tại đây”.

Về mặt quân sự, Nga dự kiến sẽ nhận 2 tàu chiến đa năng Mistral mua của Pháp vào khoảng năm 2014-2015. Theo kế hoạch, một trong 2 tàu này sẽ được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương và đến trấn giữ nhóm đảo tranh chấp nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc với Nhật Bản. Giới quan sát đánh giá động thái của Moscow tăng cường phòng thủ nhóm đảo không chỉ để đối phó Tokyo mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa là tìm lại vị thế của mình ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như dè chừng Bắc Kinh. Theo Tân Hoa xã, nhóm đảo trên có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ tiến ra Thái Bình Dương cho hạm đội Nga.

Văn Khoa

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120205/nga-tro-lai-chau-a-thai-binh-duong.aspx
0

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Hải quân Mỹ sẽ đưa nhiều tàu đồn trú ở Singapore và Philippines

(Vibay-17/12/2011) Hải quân Mỹ cho biết sẽ đưa một số tàu chiến đấu mới thường trú ven biển Singapore và có lẽ ở cả Philippines trong những năm tới, việc điều động này để đối phó do có những lo ngại rằng Trung Quốc đang bao vây và gây áp lực trong tranh chấp Biển Đông.


Tàu chiến duyên hải của Mỹ. Ảnh: gcaptain.com

Các chuyên gia phân tích quốc phòng Khu vực cho rằng các tàu tuy nhỏ, nhưng việc điều động mang tính biểu tượng sau khi Washington công bố Mỹ đang gia tăng sự hiện diện ở châu Á, sẽ khiến Bắc Kinh tức tối.

Tháng trước, Hoa Kỳ và Úc công bố kế hoạch cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ hoạt động i73 một căn cứ ở Darwin, miền bắc Úc.

Trong những năm tới, Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tập trung vào "ngã ba đường hàng hải chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương", tư lệnh phụ trách các hoạt động hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert đã viết trong Kỷ yếu số tháng 12, được xuất bản bởi Viện Hải quân Mỹ.

Ông cho biết hải quân đã lên kế hoạch "một số căn cứ mới nhất cho tàu chiến đấu duyên hải của chúng tôi tại cơ sở hải quân Singapore", ngoài các kế hoạch công bố của Tổng thống Barack Obama cho thủy quân lục chiến được đặt tại Darwin từ năm tới.

"Điều này sẽ giúp Hải quân duy trì tư thế toàn cầu với một số lượng nhỏ các tàu chiến và máy bay," ông viết.

Tàu chiến duyên hải là tàu hoạt động trong vùng nước ven biển và có thể bao quát các mỏ ven biển, tàu ngầm diesel yên tĩnh và nhanh, nhỏ, tàu thuyền vũ trang.

"Nếu chúng ta đặt vào bối cảnh tranh chấp lớn thì đó là một quy mô khá nhỏ của việc triển khai các tàu chiến tương đối nhỏ", ông Euan Graham, đồng nghiệp trong Chương trình an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nói.

"Bao vây là một cụm từ dèng để nói đến sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trong cuộc tranh luận về chiến lược của Mỹ sẽ không được vui vẽ về nó, nhưng không có gì để họ có thể ngăn chặn nó."

Greenert đã nói,“Tàu của chúng tôi ở Singapore sẽ thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu ở khu vực Biển Đông”.

"Tương tự như vậy, có thể thấy máy bay P-8A Poseidon hoặc tàu khu vực hàng hải và máy bay không người lái giám sát định kỳ triển khai đến Philippines hoặc Thái Lan vào năm 2025 để giúp đỡ những quốc gia này."


Máy bay P-8A Poseidon

Một nguồn tin thông báo các kế hoạch hải quân cũng đã được thảo luận về việc đưa tàu chiến đến đóng ở Philippines.

Mối đe dọa tranh chấp quyền sở hữu các rạn san hô giàu dầu mỏ và hải đảo trong Biển Đông là một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất ở châu Á. Vùng Biển được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Các tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nó có một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hơn một nửa tàu chở dầu của thế giới đi qua.

Obama nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại một hội nghị thượng đỉnh trong khu vực vào tháng Mười rằng Hoa Kỳ muốn đảm bảo các tuyến đường biển được mở tự do đi lại và hòa bình. Ông Ôn được mô tả bởi các quan chức Mỹ là sau đó "cáu kỉnh" tại hội nghị thượng đỉnh, khi các nước châu Á khác đồng tình với Washington.

Thủ tướng Trung Quốc cho biết "lực lượng bên ngoài" không có lý do để tham gia vào các tranh chấp hàng hải phức tạp, một cảnh báo gửi đến Hoa Kỳ và các nước khác (như Ấn Độ) tránh xa vấn đề tranh chấp nhạy cảm này.

Ernie Bower, làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết chiến lược mới nổi ở Đông Nam Á sẽ khác xa với những căn cứ lớn của Mỹ được thành lập ở Nhật Bản và Hàn Hàn Quốc trong quá khứ.

"Chúng tôi đang khám phá một thỏa thuận mới, đó là nhiệm vụ cụ thể, kết hợp văn hóa và chính trị càng ngon miệng hơn với các nước", ông nói, sẽ khó khăn cho Washington để bỏ trống nhiều sự hỗ trợ chính trị cho các căn cứ lớn trong khu vực. Trong khi các cơ sở thường trú cũng sẽ tiết kiệm tiền cho hải quân, ông nói.

Greenert đã không cung cấp một thời gian biểu cho LCS ( Littoral combat ships - tàu chiến Littoral) đóng tại Singapore.

Ở Philippines, một đồng minh của Mỹ đã đụng độ nhiều lần với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, việc điều động đã được chào đón.

"Chúng tôi đang hợp tác cùng nhau trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và chúng tôi phải đối mặt với những thách thức an ninh chung," phát ngôn viên quốc phòng Peter Paul Galvez.

Ông nói tiếp, "Chúng tôi thấy một số thách thức an ninh mà chúng tôi thực sự cần liên kết khả năng hoạt động và tập trận lẫn nhau bao gồm chống thiên tai, các mối đe dọa khủng bố, tự do hàng hải, cướp biển và buôn lậu. Chúng ta không thể phủ nhận rằng chúng ta cần sự giúp đỡ của họ trong khía cạnh đó."

The Times of India
http://timesofindia.indiatimes.com/world/us/US-Navy-may-station-ships-in-Singapore-Philippines/articleshow/11131257.cms

0

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương

Tác giả: ĐÌNH NGÂN Dịch Từ FT

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.


Thế giới tài chính đang bị ám ảnh bởi những biến động thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu. Nhưng thực tế, các con số người ta quan tâm hơn trong dài hại lại là những thống kê về các tàu chiến của Mỹ. Châu Á ở trung tâm của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên qua vì an ninh ở đây luôn được coi trọng cao, và vì ưu thế vượt trội của hải quân và không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Do 90% hàng hóa thương mại trao đổi giữa các châu lục phải vận chuyển bằng đường biển, nên hải quân Mỹ, với hoạt động bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc này nhiều hơn bất kỳ đơn vị nào khác, được cho là có vai trò rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra.

Tuy nhiên, không có gì bảo đảm trạng thái này sẽ kéo dài mãi mãi. Kỷ nguyên cao trào chủ nghĩa Reagan những năm 1980, hải quân Mỹ sở hữu tới gần 600 tàu chiến. Những năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, con số đó giảm xuống còn khoảng 350. Sức mạnh hiện nay của hải quân Mỹ chỉ còn ở 284 tàu chiến. Trong ngắn hạn, số tàu ấy có thể tăng lên 313 chiếc sau khi Mỹ bổ sung thêm các tàu chiến tác chiến ven bờ (LSC). Tuy nhiên, về sau này, số tàu có thể giảm xuốn còn khoảng 250 tàu, do chi phí vận hành quá cao, nhu cầu phải giải quyết vấn đề nợ trong nước và do một số tàu dự kiến xuống cấp vào những năm 2020 sẽ bị ngưng sử dụng. Trong khi đó, tổng kết quốc phòng bốn năm của hai đảng năm ngoái khuyến nghị, Mỹ phải cần phải phấn đấu duy trì 346 tàu chiến mới mong hoàn thành hết các trách nhiệm toàn cầu của mình.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa hải quân 346 tàu chiến và hải quân 250 tàu chiến của Mỹ - hay sự khác biệt giữa trật tự thế giới này và trật tự thế giới kia.

Lục quân giúp ứng phó với các tình huống bất ngờ, nhưng chính hải quân và không quân mới thể hiện rõ sức mạnh. Nếu các quốc gia khác không tăng cường tiềm lực hải quân và không quân của mình, thì số tàu của Mỹ sẽ không đáng nói đến thế. Thực tế, tây Thái Bình Dương đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang. Họ không mở rộng bằng những công nghệ thấp của các lực lượng mặt đất; mà mua về những tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước, máy bay chiến đấu, tên lửa công nghệ cao, và trang bị sẵn sàng cho chiến tranh mạng. Nhiều ý kiến nhận định, lực lượng vũ trang Mỹ hiếm khi cần thiết đến thế trong việc bảo đảm thế cân bằng quyền lực, và qua đó duy trì môi trường hòa bình đảm bảo cho các tương tác và trao đổi kinh tế.


Ảnh minh họa

Trung Quốc đã tăng cường đội tàu ngầm từ 62 lên 77 chiếc - vượt trên cả quy mô, nếu không nói là chất lượng, của các hạm đội ngầm dưới biển của Mỹ - chưa kể việc Bắc Kinh đã mua thêm hàng chăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.

Trong khi đó, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Singapore cũng đều tích cực sắm thêm tàu ngầm, bởi những tiến bộ trong công nghệ tên lửa khiến cho các tàu chiến trên mặt nước chứa đựng nhiều điểm dễ tổn thương hơn. Australia, với dân số chỉ 23 triệu người, cũng định chi tới 279 tỷ USD trong hai thập niên tới để mua tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu mới. Tóm lại, theo AMI International, cơ quan nghiên cứu thị trường chuyên phục vụ cho các chính phủ và các tập đoàn đóng tàu biển, tính cả các chương trình hiện đại hóa quốc phòng đang diễn ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản, đến năm 2030, các quốc gia châu Á có thể sẽ mua thêm ít nhất 111 tàu ngầm nữa.

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.

Một thế giới mà hải quân và không quân Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là thế giới nơi các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt hơn hiện nay bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được. Ngay cả Trung Quốc và Nga cũng được lợi từ các tuyến đường biển mà sự an toàn của chúng một phần do Mỹ bảo đảm.

Một Ấn Độ-Thái Bình Dương không có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cũng đồng nghĩa với sự Phần Lan hóa (Finlandisation, ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam, Malaysia, Singapore. Thực vậy, Bắc Kinh, với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình, có thể sẽ trở nên ít hiền hòa với các nước láng giềng phía nam.

Do quốc hội tại Wahisngton không thể đạt được dàn xếp nào, cuộc khủng hoảng nợ có thể sẽ buộc Mỹ phải cắt giảm mạnh tay ngân sách hải quân và không quân lịch, và kết quả thể hiện ở số lượng tàu chiến ít hơn và sự thu hẹp lại chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F35. Cộng đồng doanh nghiệp thế giới nên hy vọng điều đó không xảy ra.

Tác giả là ủy viên cấp cao của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và tác giả cuốn "Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power".

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Chay-dua-vu-trang-o-Tay-Thai-Binh-Duong/7550134.epi
0

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

TQ đối mặt với cơn thịnh nộ của các nước láng giềng

(Asia Briefing -15/12/2011) - Cảnh sát biển Hàn Quốc bị giết bởi các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển Hoàng Hải. Ở Hàn Quốc, dư luận và các nhà lãnh đạo chính trị kêu gọi hành động cứng rắn hơn chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc. Nhật Bản có thể xây dựng một căn cứ quân sự thường trú tại Biển Hoa Đông. Chính sách của Trung Quốc phá hoại hòa bình trong khu vực.


Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc trong quá trình chạy thử nghiệm trên biển lần thứ hai của mình trong vùng biển Hoàng Hải, khoảng 100 km (62 dặm) về phía nam-đông nam của cảng Đại Liên, bức ảnh chụp từ vệ tinh của Mỹ do DigitalGlobe phát hành vào ngày 14 tháng 12 năm 2011 (Ảnh đăng trên Reuters).

Trung Quốc đang phải đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càng cứng gắn từ các nước láng giềng của nó với Nepal, Myanmar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam - Một số hoặc tất cả các quốc gia này cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ở mức độ khác nhau về những gì được gọi là belligerence (1) Trung Quốc.

Một một sĩ quan tuần duyên Hàn Quốc đã bị đâm đến chết trên biển sau khi các bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chặn một tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển của mình trong sự cố mà các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã nói là "Cướp biển Trung Quốc" (nguyên văn: “Chinese Piracy at Sea”) . Thuyền trưởng tàu Trung Quốc và 17 ngư dân Trung Quốc đã bị giam giữ. Tình hình tiếp tục xấu đi giữa hai nước sau khi có một tiếng súng được bắn vào một cánh cửa sổ của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh vào chiều thứ Ba (13/12/2011).

Tokyo dự kiến ​​sẽ cho phép cuộc biểu tình sau khi Trung Quốc đã gửi tàu hải giám lớn nhất với 3.900 tấn vũ trang trong chuyến đi đầu tiên đến các hòn đảo và các khu vực được coi là tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngoài ra, trong hai sự cố rất bất thường, Thủ tướng Ôn Gia Bảo dự kiến có chuyến đi một ​​tuần tới Nepal và Myanmar nhưng sau đó cả hai bị hủy bỏ. Myanmar, gần đây đã tổ chức đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đã hủy bỏ một dự án của Trung Quốc để xây dựng một con đập lớn trên sông Irrawaddy. Không có lời giải thích đã được đưa ra cho việc hủy bỏ chuyến đi đến Nepal.

Ngày 14/12/2011, Philippines điều tàu chiến lớn nhất của họ vào vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Cuối tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Việt Nam trong khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội nước này đã khẳng định Trung Quốc đã xâm lăng Quần đảo Hoàng Sa của họ và sau đó là một cuộc tập trận bắn đạn thật.

------------------------------------------------------
(1): belligerence - trong tình trạng đang tham chiến với.../ đang giao tranh với...
------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------
Các nước láng giềng của Trung Quốc:

AFGHANISTAN
BHUTAN
INDIA (Ấn Độ)
KAZAKHSTAN
KYRGYZSTAN
LAOS (Lào)
MYANMAR (Miến Điện cũ)
MONGOLIA (Mông Cổ)
NEPAL
NORTH KOREA (Bắc Triều Tiên)
PAKISTAN
RUSSIA (Nga)
TAJIKISTAN
VIETNAM
0

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Trung Quốc có thật sự đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ ?

(Vibay-14/11/2011) Lâu nay có lời đồn đại về chuyện Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, giờ mới biết thật sự là có lời đề nghị này. Dưới đây là bài đăng A test of will trên Financail Times.


Lính Trung Quốc đang được kiểm tra về chiến lược chiến đấu.

Khi Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, gặp một đô đốc cao cấp của Trung Quốc trong năm 2008, ông nghe thấy một lời đề nghị đáng ngạc nhiên. Keating cho biết rằng đối tác không nêu tên của ông đã đề nghị bằng cách vẽ một đường trên bản đồ xuống giữa Thái Bình Dương và nói thêm: "Các bạn có thể có một phần phía đông của Thái Bình Dương tính từ Hawaii."

"Chúng tôi sẽ lấy phần phía tây của Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc" là một trò đùa, có lẽ, nhưng trong đó đề cập đến những gì có thể là chủ đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong chính trị quốc tế trong vòng 50 năm tới.

Mỹ tiếp tục là quyền lực thống trị ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á - hoặc nó sẽ được thay thế bởi Trung Quốc? Và những gì Ấn Độ sẽ đóng vai trò, đất nước mà các nhà chiến lược có nhiều giả định sẽ là siêu cường thứ ba của thế kỷ 21?

Các báo cáo của truyền thông nhà nước Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ - và thậm chí của các cơ sở đào tạo trong tất cả ba quốc gia - có xu hướng nhấn mạnh sự cần thiết cho hợp tác ở châu Á và Thái Bình Dương. Các lợi ích kinh tế và chính trị cùng nhau được cho là quá lớn để bỏ qua. Sự nguy hiểm của việc cho phép cạnh tranh quốc tế để phát triển là quá lớn để liệu trước.

Bài vẫn còn dài. Vui lòng đọc tiếp trên Financial Times theo link dưới đây:

http://www.ft.com/cms/s/2/1f0d8150-b8fd-11e0-bd87-00144feabdc0.html#axzz1gVIXu5ym
--------------------------------------------

Bài này xuất bản lần đầu vào ngày 30 tháng Bảy năm 2011 trên http://newvina.blogspot.com - cũng là trang hiện đang thuộc quản lý của Vibay blog.
0

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Tương lai của Thái Bình Dương


F-16 Falcons và A-10 Thunderbolt tập bay chiến thuật phía trên căn cứ của Không quân Mỹ ở Osan, Hàn Quốc. Ảnh của Đại tá Judd Fancher, Không quân Hoa Kỳ.

(Vibay-05/12/2011) Trong nhiều năm Hoa Kỳ đã có một vị trí thoải mái của sức mạnh kinh tế và năng lực quân sự cấp trên ở khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, không có quốc gia nào ở Thái Bình Dương đặt ra một thách thức thực tế đến khả năng sức mạnh của các lực lượng quân sự Mỹ hoặc độc quyền ảnh hưởng kinh tế của Mỹ.

Kinh nghiệm trong lịch sử con người đã dạy cho chúng ta rằng không có gì là tồn tại vĩnh viễn. Với sự thay đổi và những thách thức phải đối mặt với tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo nên một khu vực rất phức tạp, nhạy cảm, và ngay bây giờ.

Trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ phụ thuộc lẫn nhau để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, cả hai nước có nhiều lý do cho việc áp dụng một chính sách mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương. Các nhiệm vụ là xây dựng các lực lượng hữu hiệu để vượt qua những thách thức đang tồn tại và vượt qua những mối đe dọa có thể xuất hiện trong tương lai gần.

Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến lược nhằm đảm bảo một sự hiện diện mạnh để chi phối và được tôn trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi cũng được công nhận là một quyền lực hàng đầu trong quan hệ quốc tế.

Việc xây dựng quân đội của Trung Quốc có thể được chia thành hai phần riêng biệt. Tập trung đầu tiên và trực tiếp nhất là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vũ khí khai thác các lỗ hổng lớn nhất của lực lượng Mỹ và đồng minh triển khai tại Thái Bình Dương, đó là tên lửa đạn đạo chống tàu, tên lửa hành trình, tàu ngầm và máy bay tàng hình. Giai đoạn thứ hai là phát triển dần dần các hệ thống vũ khí đầy tham vọng phù hợp với dự báo sức mạnh quân sự trên toàn thế giới về sự phát triển các tàu sân bay, tàu chiến nỗi, và tàu ngầm tấn công tầm xa.

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khả năng quân sự của Trung Quốc đang được cải thiện với một tốc độ chống mặt và sẽ sớm đạt được một mức độ cao của khả năng phòng thủ và tấn công. Điều này không thể tránh khỏi va chạm căng thẳng với các lực lượng Mỹ đóng quân tại Thái Bình Dương và tất cả những đồng minh của Mỹ.

Với việc triển khai như hiện nay, các lực lượng Hoa Kỳ dễ bị tổn thương bởi các thế hệ tên lửa hành trình và tên lửa chống tàu cải tiến của Trung Quốc. Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương của Mỹ và đồng minh không ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng không có khả năng phòng thủ thành công trong việc đối phó với mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc và cần ngay lập tức nâng cấp và củng cố. Không lực Mỹ và đồng minh và các lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương cũng không được trang bị đầy đủ để đối phó với khả năng Trung Quốc.


Tên lửa Đông Phong của Trung Quốc, tầm bắn 3000km, là mối đe dọa thực tế cho các tàu sân bay Mỹ.

Chính quyền Obama, nhận ra những thiếu sót tồn tại trong sự liên kết hiện tại của các lực lượng thân thiện ở Thái Bình Dương nên đã tìm cách đặt nền móng cho việc cải thiện và tăng cường khả năng quân sự của lực lượng Mỹ ở khu vực này. Với cuộc khủng hoảng ngân sách hiện hành tại Hoa Kỳ, một sự mở rộng, Thái Bình Dương và tái cấu trúc sẽ có thể đạt được trong một kế hoạch hạn chế. Thỏa thuận Mỹ và Úc để thiết lập một lực lượng thường trú của Mỹ tại Úc là một sự khởi đầu, nhưng chỉ mới bắt đầu.

Các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương cũng đang cần nâng cấp quân sự. Đối với một số nước trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã duy trì một lịch trình đều đặn các bài tập đào tạo tác chiến với Nhật Bản, Philippines, Úc, Thái Lan, và các quốc gia khác như một phương tiện tiêu chuẩn hóa phản ứng đe dọa và làm quen chiến thuật. Trong những tháng gần đây, cường độ của các bài tập đã leo thang.

Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Australia, và các đồng minh khác ở Thái Bình Dương đang tích cực tìm kiếm vũ khí thay thế cho các trang bị không quân lão hóa và các tài sản hải quân cũ kỹ của họ và lo lắng về việc tăng cường quan hệ quân sự đầy rũi ro của họ với Mỹ trong khi lo ngại về việc quân đội Trung Quốc ngày càng mở rộng và hành vi đặc biệt hung hăng trong Biển Việt Đông. Trung Quốc phản đối việc bán F-16 cho Đài Loan, mở ra một liên minh quân sự Mỹ - Úc, Nhật Bản mua F-35 của Mỹ, và tất cả các đề xuất để tăng cường khả năng quân sự của Hàn Quốc.

Trong cùng thời gian, vấn đề tài chính có thể trở thành một xem xét quan trọng và làm lu mờ bất kỳ đề xuất mở rộng khả năng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương. Các đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ cũng đang trải qua suy giảm kinh tế và cần hỗ trợ của Mỹ. Tìm một giải pháp khả thi với tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với nhiều lo âu và không chắc chắn được tạo ra bởi những hành động gần đây của Trung Quốc, sẽ đòi hỏi một mức độ chưa từng có các hành động và cam kết từ chính quyền Mỹ.

Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang cần một phản ứng ngay lập tức để đối phó với thách thức quân sự của Trung Quốc đặt ra trong khi tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế - một nhiệm vụ như một con dao hai lưỡi sẽ yêu cầu lãnh đạo công ty , các nhà ngoại giao có chiến lược chu đáo, kiên trì, và các khoản tiền đáng kể. Cách thức mà trong đó tất cả những điều này được thực hiện có thể xác định các thế lực thực sự trên sân khấu thế giới trong tương lai./.

------------------------------------------------------------------------------

Về tác giả: Richard D. Dudley

Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Richard D. Dudley đã phục vụ cho Thủy quân lục chiến trong 26 năm, đã nghỉ hưu và có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trên tàu chiến và triển khai đổ bộ . Trong thời gian phụ vụ của mình, Thiếu tá Dudley có chuyên môn trong hậu cần và hỗ trợ. Trong 15 năm qua, ông sống tại Nhật Bản, phục vụ như một chuyên gia tư vấn quản lý bán hàng khu vực và địa phương cho Marine Corps Air Station ở Nhật Bản.


F-35B thực tập trên tàu sân bay.
0

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Chuyên gia Nga nói tường tận về chiến lược hải quân của TQ

(VNTime-11/30/2011) Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương.
Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương.

Ba hạm đội trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân.

Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần.
 
Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc

Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến.

Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải.

Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn.
 

Hạm đội Đông Hải tập trận

Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển.

Chiến lược chủ yếu

Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia.
 

Tàu Thẩm Dương 051C số hiệu 115 của Hạm đội Bắc Hải

Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự.

Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển;

tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc.

Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải.

Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài

Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc.

Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình.
 

Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng.

Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác.

Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.
 

Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay

Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt.

Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân.

Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội;

căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp.

Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan

Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng.

Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải.
 

Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094

Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon.

Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại.

Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật.

Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào.
 

Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc.

Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế.

Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km.

Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan.
 

Tập trận phóng thẳng tên lửa

Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn.

Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan.

Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân,

Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh.

Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan.

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh.
 

Hộ tống trên đại dương

Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia.

Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú.

Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này.
 

Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển

Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó.

Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản.

Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này.
 

Thường xuyên tập trận đổ bộ

 Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Biển Đông và eo biển Malacca

Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan.

Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới.
 

Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương

Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên.

Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay.

Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông.

Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng.
 

Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C

Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua.

Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ.

Đông Bình/giaoduc

 

0

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Trung Quốc thúc đẩy Mỹ tăng thiết bị chống tàu ngầm

(Vibay-25/11/11) - Việc Trung Quốc mở rộng hoạt động hải quân ở Thái Bình Dương giúp Mỹ đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển các thiết bị chiến tranh chống tàu ngầm, Theo Ultra Electronics Holdings Plc, nhà cung cấp thiết bị dò sonar (sonar detector) lớn nhất thế giới.


Mỹ và các đồng minh sẽ tập trung chi tiêu vào các thiết bị để phát hiện tàu ngầm kể cả các tuyến đường vận chuyển có nhiều tàu ngầm của Trung Quốc nhất mà hải quân nước này xây dựng lên làm tăng căng thẳng với các nước láng giềng nhằm đảm bảo cho tự do hàng hải quốc tế, Tổng Giám đốc điều hành Ultra Electronics Holdings Plc, ông Rakesh Sharma, cho biết trong một phỏng vấn.

"Ngay cả với việc cắt giảm chi phí trên toàn cầu cho các chương trình phát triển thiết bị dò sonar", Sharma nói. "Nguồn cung cấp khoáng sản và hàng hóa, ví dụ, tất cả đều vận chuyển bằng đường biển, do đó, nó trở thành bắt buộc phải bảo vệ tuyến đường thương mại này. Úc, Singapore, Malaysia và Philippines, cũng như Mỹ, tất cả sẽ bắt đầu đầu tư vào thiết bị chống tàu ngầm - mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc"

Tổng thống Barack Obama cho biết tuần trước Mỹ-Úc sẽ có tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này và có kế hoạch tăng thêm 30 tàu ngầm đến năm 2020 không tính khoảng 86 tàu được thêm cho đội tàu của khu vực Đông Nam Á, theo IHS Jane.

Căng thẳng Eo Đài Loan

Hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập tại một thời điểm không xác định trong tháng này, Tân Hoa Xã cho biết ngày 24/11/2011. Tập trận ở Thái Bình Dương là một "sự kiện hàng năm" và không nhằm vào bất kỳ động thái đặc biệt nào,tờ báo cho biết.

Trung Quốc đã có 60 tàu ngầm, bao gồm tám tàu ngầm hạt nhân, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London.

"Biển lửa"

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong số các quốc gia xem xét phát triển các hệ thống chống tàu ngầm, Simon Wezeman - nhà nghiên cứu cho Stockholm International Peace Research cho biết, trong khi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương sẽ mua khoảng 100 tàu hải quân, máy bay tuần tra và 100 máy bay trực thăng biển trong thập kỷ này, hầu hết trong số đó có trang bị sonar, theo IHS Jane.

Bắc Triều Tiên hôm 24/11/2011 đe dọa Hàn Quốc sẽ trở thành một "biển lửa" nếu bất kỳ một viên đạn nhằm vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau khi miền Nam tổ chức một cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải ngày hôm qua, kỷ niệm một vụ pháo kích gây chết người trong một diễn biến căng thẳng hai miền Nam - Bắc sau vụ chìm tàu ​​quân sự năm 2010 mà một cuộc điều tra quốc tế đã khẳng định rằng tàu này bị trúng bởi một ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Hai miền Triều Tiên vẫn còn ở trong chiến tranh sau khi cuộc chiến tranh 1950-1953 kết thúc trong một hiệp ước ngừng bắn tạm thời.

Tàu khu trục

Malaysia và Việt Nam cũng có tàu ngầm, và Indonesia trong cuộc hội đàm với Hãng đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc để mua ba tàu 1.400 tấn trị giá 1,2 nghìn tỷ won ($ 1,1 tỷ USD).

Ultra Electronics Holdings Plc đã được cung cấp các hệ thống sonar cho các tàu khu trục đối không và chống tàu ngầm của Úc đang được nâng cấp bởi Tập đoàn Lockheed Martin Corp và Boeing Co P8 Poseidon Planes, dự kiến ​​sẽ hoạt động chung với Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2013 và được trang bị ngư lôi, bom phá tàu ngầm và tên lửa chống tàu.

Lewis Nixon của Mỹ đã phát minh ra một thiết bị sóng siêu âm sonar vào năm 1906, với các bằng sáng chế đầu tiên nộp ở Anh vào năm 1912, một tháng sau khi tàu Titanic va trạm một tảng băng trôi đã được nhìn thấy bằng mắt ít hơn 40 giây trước đó.

Các thiết bị sonar được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ II.

Biên tập: Chris Jasper, Andrew Noel, Bloomberg.
-----------------------------------------------------------------------

Xem thêm : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Trung Quốc đưa quân chiếm đóng Hoàng Sa năm 1956 và luật biểu tình là cần thiết (Vietnamnet).
0

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Trung Quốc công bố tập trận ở Tây Thái Bình Dương

(Vibay-23/11/11) Bắc Kinh ngày 23 tháng 11 - Trung Quốc cho biết hôm nay, Hải quân nước này sẽ tiến hành thường xuyên các bài tập trận hải quân hàng năm ở Tây Thái Bình Dương bắt đầu vào cuối tháng này, nhấn mạnh quyền của mình để làm như vậy khi đối mặt với nỗi sợ hãi về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của khu vực.


Một tên lửa phóng lên từ một tàu ngầm Trung Quốc được chụp ảnh ở Nam California ngày 10/11/2010, trong một báo cáo của Ngũ Giác Đài.

Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ tàu ngầm, tàu nổi và tên lửa đạn đạo chống tàu như là một phần của chương trình hiện đại hóa hải quân của mình, và vào tháng Tám, 2011 đã chạy thử tàu sân bay đầu tiên, một tàu mua lại từ Liên Xô như một thử nghiệm cho các kế hoạch phát triển tàu sân bay tiếp theo.

"Đây là các hoạt động thường xuyên hàng năm theo kế hoạch. Nó không trực tiếp nhắm đến bất kỳ quốc gia cụ thể hoặc mục tiêu nào và phù hợp với pháp luật có liên quan và thực tiễn quốc tế", một tuyên bố hai dòng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc (www.mod.gov.cn ) cho biết.

"Không nên gây cản trở tự do hàng hải và các quyền lợi hợp pháp khác của Trung Quốc", Trang tin viết ở dòng thứ 2, mà không đưa ra thêm chi tiết về các cuộc tập trận sẽ xảy ra.

Sự hiện diện hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển làm nâng cao các mối quan tâm trong các khu vực tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển giàu tài nguyên có thể làm tăng tốc độ chạy đua vũ trang khắp châu Á.

Một tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard đã công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ hoạt động ở miền bắc Australia.

Trong năm qua, Trung Quốc đã làm căng thẳng trên biển với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Các sự cố - tai nạn tàu thuyền và các phản đối về việc Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ - đã được làm giảm xuống, nhưng phản ứng ngoại giao thường rất nóng.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nói rằng việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh tương xứng với tình trạng gia tăng của Trung Quốc là một bước cần thiết trong nỗ lực của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Báo cáo bởi Michael Martina, Reuters

http://af.reuters.com/article/commoditiesNews/idAFL4E7MN1IL20111123

----------------------------------------------------------------------
Bia chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa


Trong bức ảnh rất cũ này, bạn có thể nhìn thấy một tấm bia đá. Đó là bia chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Các biểu tượng trên tấm bia cho chúng ta biết rằng quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự bảo vệ của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 trong một cuộc xung đột hải quân đẫm máu với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ( Trong lúc Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn trong chiến tranh với Bắc Việt Nam hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn gọi là Chiến tranh Việt Nam).

Link ảnh: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjYle4UNOwm9PAeskfbDjQDQbTu4CjWVZ_FGnU0pOF4R_sGR9uwUQUuJZcLOvCdOXXEnwxMvRFQ3tCP0kC-rdmb7bTrgtdNzb5FHOQnnVvcpTNsufaquT5Ga183-R8aHSXS-c0KOQaFpqhA/s1600/bia-chu-quyen-truong-sa.jpg



Lời của phát thanh viên:

Nguy cơ một cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông? Một bước tiếp theo của tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng vẫn tiếp tục phát triển. Khu vực thấy một nguy cơ bùng phát của xung đột quân sự không? Câu hỏi này một lần nữa đã trở thành một trọng tâm của sự chú ý ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Các cuộc diễn tập quân sự gần đây được thực hiện ở Trung Quốc, với các cuộc tập trận phòng vệ Nhật Bản. Có những lo ngại về sự bùng phát bất ngờ có thể có cuộc xung đột quân sự trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Trung Quốc không dè dặt khi lớn tiếng kích động cho một cuộc chiến tranh để giải quyết các tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). liệu có bất kỳ thay đổi nào với chính sách đối ngoại của các cơ quan chức ĐCS TQ? Câu hỏi này đã trở thành một trọng tâm của sự chú ý trong và ngoài nước.
Global Times (nhân dân nhật báo) phương tiện truyền thông của cơ quan tuyên truyền ĐCSTQ , xuất bản một bài xã luận khẳng định tranh chấp lãnh thổ trên biển hiện nay đã tạo ra khó khăn mà không làm mất đi sự thống nhất chính trị trong nước ở Trung Quốc. Các biên tập tuyên bố rằng Trung Quốc có thể không chỉ đàm phán, nhưng nên "giết một cảnh báo 100", khi cần thiết.
Bình luận Wen Zhao nói rằng ưu tiên hiện nay của ĐCSTQ là đảm bảo chuyển giao quyền lực suôn sẻ tại Đại hội 18 của nó. Bây giờ là một thời điểm quan trọng với sự ổn định tìm kiếm ĐCSTQ và sợ thay đổi.
Zhao Wen: "tâm lý cấp cao của ĐCSTQ không muốn quá nhiều thay đổi xảy ra vào lúc này khi nó làm cho một chuyển giao quyền lực khác, quá trình chuyển giao năng lượng của nó sẽ khó khăn hơn, không thể đoán trước và nhiều rủi ro, mà không phải là hy vọng của ĐCSTQ. "
Ngày 6 tháng 11, Nhật Bản Cảnh sát biển bắt giữ Zhang Tianxiong, đội trưởng đội thuyền đánh cá của Trung Quốc. Công tố viên Văn phòng Nagasaki đã tiến hành các thủ tục tố tụng tư pháp đối với Zhang, người đã bị buộc tội vi phạm Luật thủy sản của Nhật Bản, tòa án Nagasaki ra lệnh cho Zhang trả 300.000 yen tiền phạt. Ngày 09 tháng 11, sau khi thực hiện nộp tiền phạt, Zhang rời Nhật Bản, hộ tống bởi một chiếc thuyền tuần tra của Nhật Bản. Wen Zhao nhận xét rằng đã có va chạm nhỏ trên biển Nam Trung Hoa trong quá khứ.
Nhưng bây giờ, một số nước nhỏ xung quanh tôi không muốn chủ động khiêu khích Trung Quốc đại lục. Wen Zhao: "quyền lực thống trị trong cuộc xung đột Biển Đông là các cơ quan ĐCSTQ. Nếu nó vẫn giữ nguyên trạng, nói cách khác, đối với những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi các quốc gia khác, nếu nó vẫn giữ nguyên trạng này, cuộc xung đột sẽ không leo thang. "
Gần đây, Giải phóng quân nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận quân sự. Ngày 10 tháng 11, một cuộc tập trận diễn ra trên quy mô lớn tổ chức tại Quân khu Quảng Châu, bao gồm năm tỉnh của Trung Quốc Trung-Nam. Mặc dù các cơ quan chức quân sự không giải thích ý định của họ, nội dung , địa điểm và thời gian một cách dễ dàng để các quan sát viên kiểm chứng , ĐCSTQ đang phải đối mặt với tình hình căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).Ngoài ra, Quân đoàn pháo binh của TQ cũng đã hoạt động gần đây. Trường Cao đẳng Pháo binh chỉ huy và
Học viện pháo binh PLA sáp nhập với nhau để thành lập Đại học pháo binh Nam Kinh. Năm nay, ĐCSTQ bắt đầu chính sách ưu đãi để thu hút
sinh viên đại học để tham gia quân đội, và nới lỏng các yêu cầu của tân binh mới của quân đội.
0

Tập trận tay ba Mỹ - Trung - Úc?

(BBC-22/11/11) Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith nói nước này sẽ nghiêm túc cân nhắc khả năng tiến hành tập trận tay ba giữa Úc, Mỹ, và Trung Quốc.


Tổng thống Obama và Thủ tướng Úc tại căn cứ Darwin

Loan báo mới đây về việc điều động 2500 lính Mỹ đóng tại Darwin của Úc được xem là một phần chiến lược kiềm chế Bắc Kinh tại châu Á.

Ông Smith cho hay Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã gợi ý về cuộc tập trận tay ba khi gặp Thủ tướng Úc Julia Gillard tại hội nghị Đông Á ở Bali cuối tuần rồi.

Ông nói: "Chúng tôi không xem điều đó nhất thiết xảy ra trong ngắn hạn, nhưng đó là gợi ý hay, thú vị."

"Đó là gợi ý tích cực và về lâu dài có thể được xem xét nghiêm túc."

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith cho biết quân đội Trung Quốc và Úc đã có những lần tập luyện chung và năm ngoái, hải quân hai nước lần đầu tiên tập trận bắn đạn thật.

Hôm cuối tuần, Thủ tướng Úc Julia Gillard bác bỏ ý nói rằng kế hoạch của Mỹ tại Darwin sẽ làm Trung Quốc nổi giận.

Bà nói đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị Đông Á và rằng hai bên có thảo luận xây dựng về vấn đề này.

Indonesia đã không tỏ ra hứng thú về kế hoạch đưa 2500 thủy quân lục chiến Mỹ đến miền bắc Úc vào năm 2016-17.

Jakarta cảnh báo nó có thể tạo ra "căng thẳng và nghi kỵ" trong khu vực.
0