Vibay

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương

Tác giả: ĐÌNH NGÂN Dịch Từ FT

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.


Thế giới tài chính đang bị ám ảnh bởi những biến động thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu. Nhưng thực tế, các con số người ta quan tâm hơn trong dài hại lại là những thống kê về các tàu chiến của Mỹ. Châu Á ở trung tâm của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên qua vì an ninh ở đây luôn được coi trọng cao, và vì ưu thế vượt trội của hải quân và không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Do 90% hàng hóa thương mại trao đổi giữa các châu lục phải vận chuyển bằng đường biển, nên hải quân Mỹ, với hoạt động bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc này nhiều hơn bất kỳ đơn vị nào khác, được cho là có vai trò rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra.

Tuy nhiên, không có gì bảo đảm trạng thái này sẽ kéo dài mãi mãi. Kỷ nguyên cao trào chủ nghĩa Reagan những năm 1980, hải quân Mỹ sở hữu tới gần 600 tàu chiến. Những năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, con số đó giảm xuống còn khoảng 350. Sức mạnh hiện nay của hải quân Mỹ chỉ còn ở 284 tàu chiến. Trong ngắn hạn, số tàu ấy có thể tăng lên 313 chiếc sau khi Mỹ bổ sung thêm các tàu chiến tác chiến ven bờ (LSC). Tuy nhiên, về sau này, số tàu có thể giảm xuốn còn khoảng 250 tàu, do chi phí vận hành quá cao, nhu cầu phải giải quyết vấn đề nợ trong nước và do một số tàu dự kiến xuống cấp vào những năm 2020 sẽ bị ngưng sử dụng. Trong khi đó, tổng kết quốc phòng bốn năm của hai đảng năm ngoái khuyến nghị, Mỹ phải cần phải phấn đấu duy trì 346 tàu chiến mới mong hoàn thành hết các trách nhiệm toàn cầu của mình.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa hải quân 346 tàu chiến và hải quân 250 tàu chiến của Mỹ - hay sự khác biệt giữa trật tự thế giới này và trật tự thế giới kia.

Lục quân giúp ứng phó với các tình huống bất ngờ, nhưng chính hải quân và không quân mới thể hiện rõ sức mạnh. Nếu các quốc gia khác không tăng cường tiềm lực hải quân và không quân của mình, thì số tàu của Mỹ sẽ không đáng nói đến thế. Thực tế, tây Thái Bình Dương đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang. Họ không mở rộng bằng những công nghệ thấp của các lực lượng mặt đất; mà mua về những tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước, máy bay chiến đấu, tên lửa công nghệ cao, và trang bị sẵn sàng cho chiến tranh mạng. Nhiều ý kiến nhận định, lực lượng vũ trang Mỹ hiếm khi cần thiết đến thế trong việc bảo đảm thế cân bằng quyền lực, và qua đó duy trì môi trường hòa bình đảm bảo cho các tương tác và trao đổi kinh tế.


Ảnh minh họa

Trung Quốc đã tăng cường đội tàu ngầm từ 62 lên 77 chiếc - vượt trên cả quy mô, nếu không nói là chất lượng, của các hạm đội ngầm dưới biển của Mỹ - chưa kể việc Bắc Kinh đã mua thêm hàng chăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.

Trong khi đó, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Singapore cũng đều tích cực sắm thêm tàu ngầm, bởi những tiến bộ trong công nghệ tên lửa khiến cho các tàu chiến trên mặt nước chứa đựng nhiều điểm dễ tổn thương hơn. Australia, với dân số chỉ 23 triệu người, cũng định chi tới 279 tỷ USD trong hai thập niên tới để mua tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu mới. Tóm lại, theo AMI International, cơ quan nghiên cứu thị trường chuyên phục vụ cho các chính phủ và các tập đoàn đóng tàu biển, tính cả các chương trình hiện đại hóa quốc phòng đang diễn ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản, đến năm 2030, các quốc gia châu Á có thể sẽ mua thêm ít nhất 111 tàu ngầm nữa.

Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.

Một thế giới mà hải quân và không quân Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là thế giới nơi các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt hơn hiện nay bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được. Ngay cả Trung Quốc và Nga cũng được lợi từ các tuyến đường biển mà sự an toàn của chúng một phần do Mỹ bảo đảm.

Một Ấn Độ-Thái Bình Dương không có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cũng đồng nghĩa với sự Phần Lan hóa (Finlandisation, ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam, Malaysia, Singapore. Thực vậy, Bắc Kinh, với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình, có thể sẽ trở nên ít hiền hòa với các nước láng giềng phía nam.

Do quốc hội tại Wahisngton không thể đạt được dàn xếp nào, cuộc khủng hoảng nợ có thể sẽ buộc Mỹ phải cắt giảm mạnh tay ngân sách hải quân và không quân lịch, và kết quả thể hiện ở số lượng tàu chiến ít hơn và sự thu hẹp lại chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F35. Cộng đồng doanh nghiệp thế giới nên hy vọng điều đó không xảy ra.

Tác giả là ủy viên cấp cao của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và tác giả cuốn "Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power".

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Chay-dua-vu-trang-o-Tay-Thai-Binh-Duong/7550134.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét