Vibay

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bản tuyên ngôn sức mạnh Mỹ dành cho Châu Á

26/2/12-Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua khắp khu vực này của Tổng thống Barack Obama và sự tham gia của Mỹ vào một số hội nghị cấp cao. Được quảng bá như là một nỗ lực nhằm mở rộng thương mại và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, phần lớn sự chú ý mang tính ngoại giao trên thực tế là dành cho các vấn đề an ninh. Điều này là đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi chiến lược tái can dự của Mỹ dường như hướng tới đẩy mạnh sự cạnh tranh với Trung Quốc.


Người ta cho rằng sự chú trọng của Oasinhtơn vào châu Á đã bắt đầu vào những ngày đầu tiên cầm quyền của Chính quyền Obama. Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên cua mình đến châu Á, một bước đột phá từ quá khứ mà châu Âu thường được ưu tiên. Việc này được tiếp theo sau bởi sự tham gia của Mỹ trong các diễn đàn khu vực bao gồm Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – hay còn gọi là ARF, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ cũng đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và Obama đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ chức này, một chuyển biến then chốt hướng tới tăng cường mối quan hệ Mỹ-ASEAN.

Mỹ cũng tăng cường sự tham gia của mình trong các sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh các cuộc diễn tập quân sự thường niên Hổ mang vàng được tổ chức ở Thái Lan, Mỹ đã đấy mạnh sự hợp tác và tham gia các cuộc diễn tập với các quân đội Malaixia, Xinhgapo, Philíppin và Inđônêxia. Sau lệnh cấm kéo dài một thập kỷ, Mỹ đã bắt đầu lại sự tiếp xúc về mặt quân sự với các lực lượng, đặc biệt Kopassus của Inđônêxia vào năm 2010. Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự không trực tiếp chiến đấu với Việt Nam. Trong chuyến thăm gần đây của Obama đến Ôxtrâylia, hai nước đã tuyên bố các kế hoạch để cuối cùng đóng một lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 2.500 quân tại thành phố Darwin ở phía Bắc Ôxtrâylia.

Những động thái này nhấn mạnh chính sách tái can dự của Obama hướng tới châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á. Một bài báo của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào đầu tháng 11/2011 được đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại đã trình bày rõ ràng ý định của Mỹ hồi phục lại các cam kết kinh tế, chính trị và an ninh đối với khu vực này. Sử dụng thuật ngữ “ngoại giao được triên khai về phía trước”, Clinton đã trình bày một chính sách chủ động tích cực được đặc trưng bởi việc củng cố các liên minh an ninh song phương, thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, tham gia các thể chế đa phương, gia tăng thương mại và đầu tư, củng cố các mối quan hệ với các cường quốc khu vực đang nổi lên, kể cả Trung Quốc, và thúc đẩy nhân quyền và chế độ dân chủ.

Ưu tiên hàng đầu về an ninh

Hành động tiếp theo bài báo này là các chuyến thăm của Obama và Clinton đến một số nước Đông Nam Á như là một phần của tuần các sự kiện lấy tiêu điểm là châu Á, bao gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ở Hawaii vào ngày 12-13/11/2011, và kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Inđônêxia vào ngày 18-19/11/2011. Mặc dù được xúc tiến như là “khẳng định lại sự hiện diện về mặt ngoại giao của Mỹ và tạo dựng những mối quan hệ đối tác kinh tế mới, các vấn đề an ninh đã được ưu tiên tại nhiều hội nghị song phương và đa phương.

Obama đã tóm tắt những ý định của mình trong chuyến thăm của ông đến Ôxtrâylia vào ngày 16/11/2011: “Bằng chuyến thăm của tôi đên khu vực này, tôi đang làm rõ rằng Mỹ đang tăng cường cam kết của mình với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuyên bố của ông diễn ra sau tuyên bố mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này thông qua lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đóng ở các căn cứ quân sự của Ôxtrâylia. Trong khi 2.500 binh lính là một sự triển khai khiêm tốn họ đánh dấu sự mở rộng dài hạn đầu tiên sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ Chiến tranh Việt Nam.

Sự triển khai này có những tác động rõ ràng đối với Đông Nam Á. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ sẽ cho phép Mỹ triển khai sự hiện diện của mình vào khu vực này mà trên thực tế không thực hiện hành động có thể mang tính khiêu khích — và có thể không được lòng dân — là đóng quân ở khu vực này. Mỹ đã từ bỏ các căn cứ của mình ở Thái Lan vào giữa những năm 1970 và ở Philíppin vào đầu những năm 1990, mặc dù Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân ở Xinhgapo.

Từ Ôxtrâylia, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận khu vực này để tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, giúp đỡ các nỗ lực nhân đạo, và có mặt để giúp duy trì cơ cấu an ninh khu vực. Nước này cũng đặt quân đội của mình trong tầm hoạt động dễ dàng tới Biển Nam Trung Hoa, đem lại biện pháp răn đe và sự ủng hộ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á bằng các tuyên bố đối với khu vực này. Ngoài lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tàu chiến ven bờ mới đến Xinhgapo.

Trong bài báo của mình, bà Clinton đã viết về việc đổi mới và củng cố các liên minh với Thái Lan và Philíppin. Bà đã đến thăm cả hai nước trong chuyến công du gần đây của bà khắp khu vực này. Clinton đặt ra một sức nặng tượng trưng đằng sau những ý định được viết ra của bà về việc tăng những chuyến viếng thăm của các tàu đến Philíppin và việc huấn luyện các lực lượng chống khủng bố của Philíppin khi bà khẳng định lại mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Philíppin trên boong một chiếc tàu chiến của Mỹ ở Vịnh Manila.

Chủ nghĩa tượng trưng này chắc chắn là có tác động đến người Philíppin, những người bất hòa với -Trung Quốc về cái mà Manila xem là phần chủ quyền Biển Nam Trung Hoa của mình. Trong bài diễn thuyết của mình trên boong chiếc tàu chiến này, Clinton đã đề cập đến Biển Tây Philíppin, từ ngữ mà Manila dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa. Trong khi đó, các cuộc thao diễn quân sự chung gần đây của Mỹ với Philíppin đã chuyển từ những chương trình chủ yếu trên đất liền sang những chương trình tập trung hơn vào chiến tranh hải quân và đổ bộ.

Đưa ra một diện mạo ít gây hấn hơn về sự hiện diện quân sự mở rộng ở khu vực này, Clinton đã lưu ý trong bài báo của mình rằng nó sẽ đem lại những lợi thế “mang tính sống còn”, bao gồm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các hoạt động nhân đạo cũng như đem lại “bức tường bảo vệ vững chắc chống lại các mối đe dọa hay những nỗ lực phá hoại hòa bình và sự ổn định khu vực.”

Trong khi quân đội Mỹ chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp trong tương lai như nó đã thực hiện trong thảm họa sóng thần năm 2004 và sẵn sàng giúp đỡ sau cơn bão lốc Margis năm 2008 ở Mianma, và các cuộc diễn tập huấn luyện với các quân đội Đông Nam Á đã được tổ chức trong một thời gian, có một sự suy đoán lớn rằng những lời hứa hẹn về an ninh gần đây của Mỹ và những cam kết quân sự được tăng cường là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Trung Quốc.

Các vùng biển rắc rối

Ở trung tâm của sự suy đoán này là Biển Nam Trung Hoa. Gọi quyền tự do hàng hải và sự ổn định là lợi ích “mang tính sống còn”, Clinton đã viết trong bài báo của bà rằng ngoại giao Mỹ đã góp phần vào những nỗ lực đa phương lâu dài trong các bên yêu sách đối địch đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với những nguyên lý đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Trong khi ở Philíppin – và vào cùng thời điểm Obama tuyên bố đóng quân ở Ôxtrâylia – bà Clinton đã ký kết một tuyên bố với người đồng nhiệm Philíppin kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết các vấn đề biển.

Những nước khác có yêu sách đối với khu vực biển này, đang ngày càng nghi ngờ các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Nam Trung Hoa lẫn ở các nơi khác, đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc ở các khu vực có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt là hung hăng. Câu thần chú của Bắc Kinh là cam kết với hòa bình và sự ổn định khu vực thông qua hành động không gây hấn trái ngược với việc thiếu tính minh bạch về chương trình và các hoạt động quân sự của mình như các vụ quấy rỗi gần đây của các tàu hải quân Trung Quốc đối với các tàu nghiên cứu của các nước khác.

Quả thật, sự hiện diện quân sự nhiều hơn về phía trước của Mỹ ở khu vực này được diễn tả như là một phản ứng được sự ủng hộ của các nước khu vực trước thái độ bị xem là hung hăng của Trung Quốc ở khu vực biển này. Trung Quốc đã khăng khăng rằng nước này muốn thảo luận về những yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi chỉ trên cơ sở song phương và từ chối “quốc tế hóa” vấn đề này trong các diễn đàn như ARF và EAS.

Mianma cũng dường như quyết định rằng tốt hơn là làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sự thù địch đối với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này đã lên đến đỉnh điểm vào thảng 10/2011 với sự đình chỉ dự án đập thủy điện gây tranh cãi được Trung Quốc hậu thuẫn ở miên Bắc nước này.

Đồng thời, một vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mianma và các quan chức ngoại giao Mỹ, và chuyến thăm của bà Clinton đến đất nước này vào tháng 12/2011, đã để lại cho những người quan sát Mianma ấn tượng rằng sắp có một mối quan hệ mới và thân mật hơn giữa Oasinhtơn và Nâypiđô.

Nhiều nước ASEAN coi trọng khả năng của Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, nhưng không muốn bị đặt vào thế bị buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Một phần sức hấp dẫn của Mỹ là việc Chính quyền Obama ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển. Các nước ASEAN hy vọng rằng ảnh hưởng của Oasinhtơn sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc hành động theo các luật lệ và quy tắc mà nước này giúp thúc đẩy trong các diễn đàn quốc tế chứ không chỉ là các luật lệ và quy tắc được Bắc Kinh đặt ra.

Phản ứng thầm lặng

Phản ứng của Bắc Kinh trước lập trường quyết đoán hơn của Oasinhtơn nhìn chung là thầm lặng. Một loạt cảnh báo nghiêm khắc đã được đưa ra mới đây trước những tuyên bố của Obama, kể cả thông qua phương tiện truyền thông, nhưng chúng phần lớn là mang tính thông lệ.

Oasinhtơn bị buộc tội tìm cách gây ra những sự căng thẳng về quân sự ớ khu vực này bằng tuyên bố đóng quân của mình ở Ôxtrâylia. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mới đây đã bình luận rằng “Mỹ cảm thấy Trung Quôc gây ra một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự bá quyền của mình. Do đó, mục đích chiến lược hướng về phía Đông của My trên thực tế là nhằm trói buộc và kiềm chế Trung Quốc và đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc”.

Những cảnh báo này và những cảnh báo trên báo chí khác không mạnh mẽ như mong dợi đối với một hành động quyết đoán như vậy của Oasinhtơn đi vào một khu vực mà Trung Quốc ngày càng quan tâm mạnh mẽ. Quả thật, Bắc Kinh có vẻ gần như mất cảnh giác bởi phạm vi và tính quyết đoán của đường hướng mới của Oasinhtơn, mặc dù phản ứng của nước này có thể bị giảm nhẹ là do mối bận tâm với các vấn đề lãnh đạo kế tiếp. Rõ ràng là Trung Quốc muốn tránh bất cứ tranh chấp lớn nào về mặt ngoại giao cho tới khi những vấn đề này được giải quyết.

Các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc cũng phải cân nhắc những hành động đáp lại của họ nhằm tránh phản ứng quá mạnh mẽ đối với những thông điệp có ý nghĩa đối với thính giả trong nước Mỹ trong thời gian tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 hơn là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh. Obama bị các ứng viên đối thủ của đảng Cộng hòa buộc tội là quá mềm mỏng về vấn đề Trung Quốc, một điệp khúc phổ biến ở cả hai phe phái chính trị khi gần đến cuộc bầu cử của Mỹ.

Bắc Kinh cũng có thể phần nào bị sửng sốt vì sự ủng hộ đáng kể ở khu vực này dành cho Oasinhtơn. Theo một thông báo của một quan chức Mỹ, 16 trong số 18 nhà lãnh đạo có mặt tại EAS đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích thái độ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực này. Bài học mà Bắc Kinh có thể đúc kết ra được từ hội nghị này là lập trường cứng rắn về Biển Nam 1 rung Hoa sẽ chỉ có thể dẫn đến việc những nước yêu sách khác gia tăng dựa vào Mỹ, một kịch bản mà Bắc Kinh rõ ràng là muốn tránh.

Thừa nhận sự khó chịu của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ mà có thể được lý giải như sự bao vây, ngày 17/11/2011 Obama đã hứa hẹn sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh. Hai ngày sau, ông đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp không định trước sau Hội nghị EAS ở Bali, rõ ràng là theo yêu cầu của Trung Quốc. Nghe nói Ôn Gia Bảo đã chỉ trích Obama vì đã nêu ra vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại EAS, nói rằng vấn đề này cần phải được giải quyết một cách trực tiếp “thông qua sự bàn bạc và đàm phán thân thiện”.

vẫn còn phải xem xem liệu Mỹ có thể cư xử phù hợp với lời lẽ và những kế hoạch của nước này về tăng cường cam kết an ninh hay không. Dưới ánh sáng các vấn đề tài chính, sự suy thoái kinh tế và những sự cắt giảm ngân sách do kết quả của việc đó tại Lầu Năm Góc gần đây của Mỹ, các nhà lãnh đạo khu vực quan ngại rằng Oasinhtơn không thể duy trì cam kết đã được tuyên bố của nước này với khu vực.

vẫn thấy nhức nhối vì việc Mỹ có vẻ đã sao lãng khu vực này để có lợi cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan trong thời George W.Bush làm tổng thống, các nhà lãnh đạo ASEAN cần những sự đảm bảo được khuyến khích bởi những hành động cụ thể rằng sự hiện diện an ninh của Mỹ là thực sự thườg xuyên. Nếu Oasinhtơn do dự về những cam kết đó Mỹ có nguy cơ bị mất tính hợp pháp của mình ở khu vực này và sự tin tưởng về mặt ngoại giao mà Chính quyền Obama có thể giành lại được thông qua những lời hứa hẹn tái can dự của mình./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/28/ban-tuyen-ngon-suc-manh-cua-my-danh-cho-chau-a/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét