Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Trung Quốc sẽ chọn đối thoại hay đấu súng?

28/10/2012- Ngoài những đường chồng lấn trên bản đồ, tình thế đối đầu đã xuất hiện tại các khu vực tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Tranh chấp đang ngả theo hướng trở thành điểm nóng quân sự và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn khu vực xoay quanh những toan tính an ninh năng lượng phức tạp trong tham vọng dài hạn là đóng một vai trò lớn hơn trong địa chính trị khu vực của Trung Quốc.


Chiến hạm Tarantul V bắn tên lửa. Ảnh minh họa

Tiềm năng dầu khí tại Biển Đông

Để đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề an ninh năng lượng, có lẽ nên nhìn vào khu vực qua lăng kính của những toan tính về năng lượng. Theo Thống kê của BP, năm 2011, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ chiếm 2,5% trữ lượng dầu được kiểm chứng trên toàn thế giới, nhưng chiếm tới trên 1/3 lượng tiêu thụ. Về khí tự nhiên, châu Á - Thái Bình Dương đóng góp 8% trữ lượng đã được kiểm chứng trên toàn thế giới và 18% tổng tiêu thụ toàn cầu.

Châu Á - Thái Bình Dương là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% tổng mức tiêu thụ. Kể từ năm 2001, sức tiêu thụ dầu và khí gas của khu vực tăng hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng tiêu dùng năng lượng trên thế giới. BP dự báo, lượng tiêu thụ của châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn tiếp tục duy trì cao hơn gấp đôi tốc độ gia tăng tiêu thụ năng lượng toàn thế giới cho tới năm 2030. Trung Quốc là một trong những nhân tố chính đóng góp vào sự gia tăng này.

Rủi ro kinh tế đang tăng lên. Khi châu Á ngày càng khát dầu và khí tự nhiên. Do vậy, việc đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định sẽ có ý nghĩa quan trọng mang tính quyết định. An ninh năng lượng đòi hỏi giảm phụ thuộc vào nguồn cung ở những nơi xa xôi và hay rối loạn trong các xung đột. Do vậy, yếu tố địa chính trị được quan tâm hàng đầu.

Dưới đáy Biển Đông được cho là có một trữ lượng dầu khí tương đối lớn. Trữ lượng ước tính dao động từ 28 tỷ thùng cho tới 213 tỷ thùng; nếu đúng là con số 213 tỷ thùng thì điều này sẽ đưa Biển Đông lên vị trí thứ ba trong số các khu vực có trữ lượng dầu được kiểm chứng lớn nhất. Khoảng 50% cơ hội vùng biển này có 3,8 nghìn tỷ m3 khí gas, tương đương khoảng ¼ trữ lượng khí tự nhiên được kiểm chứng của khu cả châu Á - Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là tuyến lưu chuyển dầu khí quan trọng trong khu vực. Giá trị kim ngạch thương mại ước tính khoảng 5 nghìn tỷ USD.





Trung Quốc: Đối thoại hay đối đầu?

Do những toan tính lợi ích kinh tế, nên việc Trung Quốc mong muốn thực thi mở rộng tầm ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Biển Đông có thể được coi là cứu cánh cho nước này khi mà cơn khát năng lượng đang nàng càng lớn. Hàng năm, Trung Quốc đang phải nhập khẩu ròng dầu khí. Do đó Trung Quốc sẽ không bỏ qua cơ hội triển khai quyền lực ra khu vực. Khối lượng dầu khí dưới đáy Biển Đông cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam và Philippine, hai nước cũng nhập khẩu ròng dầu khí, trong khi Brunei và Malaysia là những nước xuất khẩu ròng.

Giai đoạn hiện nay chính là cơ hội để Trung Quốc triển khai sự lãnh đạo chiến lược và gia tăng ảnh hưởng trong khu vực cũng như ra thế giới. Nhưng một thái độ cẩu thả và sẵn sàng gây khiêu khích ở thời điểm quan trọng này có thể làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc không chỉ với các nước trong khu vực mà còn cả với các đối thủ địa chính trị toàn cầu. Để trỗi dậy là một thành viên có trách nhiệm trong phạm vi toàn cầu, Trung Quốc cần phải lựa chọn giữa đối thoại hay đấu súng.

Triển vọng đạt được một giải pháp mang tính tập thể cho vấn đề, có thể dưới sự trung gian của ASEAN, có vẻ rất mờ nhạt, thể hiện ở sự bế tắc chưa từng có giữa các nước thành viên. Việc không thể thông qua bản thông cáo chung lần đầu tiên trong 45 năm qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng không phải là điều quá bất ngờ khi khả năng đạt được một sự đồng thuận trên thực tế cho vấn đề Biển Đông còn rất hạn chế. Tuyên bố duy nhất được đưa ra, Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, lại dẫn chiếu rõ ràng hai lần tới Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Một điểm mà Trung Quốc phản đối không áp dụng cho tình huống hiện nay là nó liên quan đến chủ quyền lịch sử.

Do vậy, dễ hiểu khi Trung Quốc ưu tiên đàm phán song phương hơn là xây dựng sự đồng thuận đa phương, khi nước này có sức nặng đàm phán lớn hơn với từng quốc gia nhỏ lẻ, nhờ vào vị thế kinh tế vượt trội. Việc các cuộc đàm phán song phương có nhằm đạt được các hiệp ước đa phương hay không vẫn là điều phải bàn cãi. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục sử dụng ngoại giao song phương để giành sự ủng hộ của các quốc gia nhỏ hơn không tranh chấp, kết hợp với thể hiện những sự khiêu khích nhỏ.

Việc Trung Quốc cảm nhận thời điểm leo thang vấn đề, trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc bầu cử tại Mỹ, đã mở đường cho "những kẻ cơ hội". Tuy nhiên, Trung Quốc phải cân nhắc cuộc chuyển giao lãnh đạo cấp cao sắp diễn ra ở trong nước, nơi những lợi ích nhóm riêng sẽ trỗi dậy. Một động thái hiếu chiến với khối ASEAN có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, khi đẩy các nước nhỏ hơn vào vòng tay của Mỹ. Hậu quả, Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa chấp nhận, hay thể hiện lập trường cứng rắn. Thiệt hại sẽ rất lớn nếu đụng độ dẫn tới một cuộc đối đầu toàn diện.

Mỹ: Quan sát thận trọng


Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ công khai nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc là một ảnh hưởng địa chính trị cần được tính đến, bên cạnh sự trỗi dậy như một cường quốc kinh tế. Quyết định "xoay trục" chiến lược về châu Á của Mỹ thể hiện những quan ngại trong việc quản lý sự trỗi dậy quá nhanh chóng của Trung Quốc trong cuộc đối đầu quyền lực toàn cầu. Washington đang đứng trước nhiều câu hỏi cấp bách là nên xuống thang hay leo thang khi cuộc bầu cử đang tới gần. Cuộc tranh luận cô lập hay can thiệp từ thời Franklin D. Roosevelt lại nổi lên với "những vấn đề phương Đông" - Israel-Iran, Syria ở Trung Đông và Biển Đông ở Viễn Đông. Dường như Mỹ đang cảm thấy có trách nhiệm can thiệp vào trên cơ sở để bảo vệ lợi ích của mình, không chỉ về mặt thương mại mà cả về địa chính trị, trong khu vực.

Sau khi đóng một vai trò quan trọng trên phạm vi toàn cầu trong gần nửa thế kỷ, Mỹ sẽ thận trọng hơn với những hành động có thể đánh mất sự kiểm soát cho đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Sự can thiệp của Mỹ có thể có khả năng gây nguy hiểm cho mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc, khi mà mức độ căng thẳng nào đó đang tồn tại dưới lớp vỏ hài hòa, đe dọa dẫn tới sự rạn nứt "đại hồng thủy". Có rất nhiều bất đồng từ cả hai bên, với Trung Quốc nghi ngờ Mỹ cố tình gây cản trở sự vươn lên về quân sự và kinh tế của mình.

Hậu quả, sự tiếp tục chính sách bên miệng hố chiến tranh quân sự của Trung Quốc sẽ là trao lợi thế cho phía Mỹ. Điều này sẽ tạo cho Mỹ cái cớ để triển khai theo ý mình trong tình huống này, đứng về phía các quốc gia nhỏ hơn trong khối ASEAN. Nếu Trung Quốc thể hiện lập trường hài hòa với các nước láng giềng, Mỹ sẽ rất khó tham gia về mặt ngoại giao. Mặc dù tính chất chính trị bầu cử ở trong nước, Mỹ sẽ vẫn đảm nhận tốt vai trò của người quan sát thận trọng trong cuộc xung đột, và để cho các bên liên quan trong khu vực đi đến một giải pháp hòa bình.

Việt Nam và Philippine: Lựa chọn nào?

Trong lời cáo buộc mạnh mẽ sau khi không thể đưa ra thông cáo chung, Philippine đã nhắc đến Trung Quốc là "láng giềng phương Bắc" và thẳng thắn nêu ra nhu cầu cần phải giải quyết đa phương hơn là thảo luận song phương. Những hành động ăn miếng trả miếng giữa các bên càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn. Các nước nhỏ hơn rõ ràng có lý do để lo ngại về sự chuyển dịch cán cân quyền lực trong khu vực. Nỗ lực quốc tế hóa vấn đề đi ngược với nỗ lực khu vực hóa của Trung Quốc. Sự bế tắc này có thể nhanh chóng leo thang hơn nữa nếu không có những cuộc đối thoại tích cực.

Mối quan hệ về thương mại với Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippine vào thế yếu hơn trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong phạm vi kinh tế, quân sự. Theo một số cách, các nước nhỏ có thể tìm sự ủng hộ từ phía Mỹ nếu Trung Quốc vẫn ngoan cố leo thang đối đầu.

Trung Quốc nên góp phần củng cố an ninh khu vực

Cũng trong thời điểm này, rắc rối giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đang âm ỉ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Những tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc có nguy cơ đẩy một tranh chấp lãnh thổ nữa giữa hai nước láng giềng vốn không ưa nhau vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Các nhà hoạt động Trung Quốc đã đổ bộ lên các hòn đảo và truyền thông Trung Quốc lập tức nắm bắt lấy những hình ảnh này để thổi bùng tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Khi các nhà hoạt động Nhật Bản đáp lại, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lập tức nổ ra ở khắp Trung Quốc. Vấn đề lãnh thổ có xu hướng dễ dàng làm kích động tâm lý dân tộc chủ nghĩa của dân chúng. Đây sẽ là một vấn đề mà các chính phủ rất cần thận trọng giải quyết nếu nó vượt quá ngưỡng chịu đựng.

Một mặt, Trung Quốc tuyên bố đây là vấn đề chủ quyền, do đó nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của UNCLOS; mặt khác cũng thể hiện sẵn sàng khẳng định các tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc không nên leo thang sức mạnh hải quân và thay vào đó dành sức lực cho các nỗ lực đảm bảo an ninh khu vực. Quyết tâm của Trung Quốc sẽ được chào đón, nếu nó hướng tới đạt được giải pháp đa phương cho vấn đề và không đi quá phạm vi các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Một sự phân phối cân bằng và khai thác chung các nguồn tại nguyên dầu khí dưới đáy biển có lẽ là giải pháp hợp lý nhất cho các bên liên quan trong khu vực. Tuy nhiên, triển vọng giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các bên tuyên bố chủ quyền còn rất mờ nhạt, nếu không nói là đang sa lầy trong bế tắc. Thái độ của các bên đang làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Trong khi đó, sự trung gian hòa giải của Mỹ có thể đồng nghĩa với việc làm sứt mẻ hình ảnh của Trung Quốc với tư cách là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm mới trên trường quốc tế.

Đình Ngân (theo foreign policy journal)

Theo Tuần Việt Nam
0

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Thông qua đập Xayaburi, TQ tìm cách cô lập Việt Nam

18/6/12- Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.


Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)


Nghe:

Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.

Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :

Nghe:

TS Huỳnh Long Vân : Ngày 4/02/2012, Cơ quan Điện lực Thái Lan Electricity Generating Authoriy of Thailand-EGAT xác nhận trước Ủy ban Quản tri của Quốc hội Thái Lan là EGATđã ký hợp đồng với Công ty đầu tư đập Xayaburi vào ngày 29/10/2011. Sau đó trong buổi họp ngày 21/02/2012 với Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Thái Lan, Ngân hàng nhà nước Thái Lan, Krung Thai Bank và 3 ngân hàng tư nhân khác, xác nhận đã hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư công trình Xayaburi, sau khi được chánh phủ Thái Lan cho phép.

Tiếp theo đó, ngày 17/04/2012 công ty Ch. Karnchang chánh thức thông báo cho Thị trường Chứng khoán Thái Lan là công ty này đã ký hợp đồng xây dựng, trang bị máy móc và kỹ thuật với Công ty Điện lực của Xayaburi để xây đập Xayaburi ở Lào. Báo cáo này còn cho biết thêm là đề án Xayaburi đã thật sự được khởi công vào ngày 15/03/2012 và sẽ hoàn tất trong vòng 96 tháng, với kinh phí tổng cộng khoảng 2.4 tỉ Mỹ kim.

RFI : Các nước có liên quan, các tổ chức khu vực và các tổ chức bảo vệ môi trường đã phản ứng ra sao trước những dấu hiệu bất thường đó?

TS Huỳnh Long Vân : Những thông báo trên đã khiến cộng đồng hạ lưu sông Mekong và các tổ chức quốc tế sững sốt, đồng thời gây phẫn nộ và phản đối từ Cam Bốt và Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là một số nhà khoa học VN thuộc Nhóm Đặc nhiệm về sông Mekong, Mạng lưới Sông ngòi VN, các nhóm bảo vệ môi trường khác.

Cam Bốt đòi đưa Lào ra trước tòa án quốc tế nếu Lào tự ý tiến hành xây đập, đồng thời gởi văn thư đến chánh phủ Lào yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho rằng, “việc làm trên của công ty Ch. Karnchang là không phù hợp với quan điểm chung của các nước thành viên MRC, cũng như tinh thần tuyên bố của Chính phủ Lào về việc tạm ngừng dự án xây dựng thủy điện Xayabury cho tới khi hoàn tất quá trình tham vấn với các bên liên quan”.

21 nhà khoa học thuộc Nhóm Đặc nhiệm sông Mekong và Tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã gởi văn thư đến Thủ Tướng nước CHXHCH Việt Nam, cực lực phản đối những hành động của công ty Ch. Karnchang và yêu cầu nhà cầm quyền VN can thiệp để chấm dứt tức khắc những công trình xây dựng, đồng thời yêu cầu thực thi thỏa thuận đã đạt được trong năm 2011 về sông Mekong.

Trong khi đó, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi VN có phần phát biểu như sau: ” Nếu các nhà cầm quyền khu vưc Mekong thực sự muốn thảo luận về những hợp tác trong tương lai để tài nguyên sông Mekong được quản lý tốt, đúng cách, bảo đảm cho sư phát triển bền vững của khu vực, thì các quốc gia này trước tiên phải đồng ý ngưng ngay tức khắc việc xây đập Xayaburi, trong khi các chương trình nghiên cứu bổ túc được tiến hành”.

Ngoài ra, Nhóm bảo vệ môi trường Chiang Khong ở Thái Lan cũng cho rằng công ty Ch. Karnchang không có quyền tiến hành xây đập, vì chưa có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, theo như tinh thần của thủ tục PNPCA. Nhóm này kêu gọi Thái và Lào phải có thái độ dứt khoát và yêu cầu chấm dứt việc xây dựng.

Một số người dân Thái Lan đã tổ chức biểu tình phản đối trước trụ sở của công ty Ch. Karnchang và tập hợp ở Phuket để trao kháng thư đến Ủy hội Sông Mekong, nhân buổi hội thảo ngày 03/05/2012 của chương trình MRC Mekong 2 Rio International.

Liên minh cứu sống Sông Mekong cũng kêu gọi các nhà cầm quyền trong khu vực phải nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến dự án Xayaburi và các đề án khác trên dòng chính hạ lưu sông Mekong.

Trước những phản đối mạnh mẽ trên, vào ngày 10/05/2012, Giám đốc Thông tin Bộ Ngoại giao Lào, kế đến là Ông Viraponh Viravong, Tổng Giám đốc Nha Điện Lực, nay là Thứ Trưởng Bộ Năng lượng và Hầm Mỏ của Lào cho phái viên AFP biết :” Không có xây cất nào trên sông Mekong, chỉ có một số cơ sở và đường xá đã được làm từ trước, vào thời điểm mà đề án được chánh phủ Lào chấp thuận”.

Tuy nhiên, Ông Viraponh Viravong cho biết thêm: “ Một bản đánh giá mới về những tác động của đập Xayaburi đã được chuyển đến các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mekong và Lào hiện đang chờ sự chấp thuận của các quốc gia này”. Ông tỏ ra tin tưởng: “Bản phúc trình mới này sẽ giúp các quốc gia thành viên MRC hiểu được tính an toàn và không hủy hoại môi trường của con đập và đề án từ đó có thể được tiến hành”. Thông tin này của ông Viravong giúp chúng ta hiểu thêm vì sao có những diễn biến gần đây từ phía Thái Lan. Qua những diễn biến trên chúng ta thử hỏi liệu có những thúc đẩy nào từ bên trong không?

RFI : Vì sao Thái Lan gia tăng áp lực để thúc đẩy kế hoạch khai thác thủy điện hạ lưu Mekong?

TS Huỳnh Long Vân : Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, nền kinh tế khu vực Mekong được hồi phục và tiếp tục phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng gia tăng nhu cầu năng lượng, đặc biệt là ở các quốc gia Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng này, Trung Quốc và Việt Nam chủ trương khai thác thủy điện trong nước và đồng thời nhập khẩu điện sản xuất từ các quốc gia láng giềng. Riêng Thái Lan, theo ước tính của các cơ quan điện năng Thái Lan, nhu cầu năng lượng của Thái Lan sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021 so với năm 2009.

Tuy nhiên, chánh phủ Thái Lan, với chủ trương bảo vệ môi trường, khuyến khích các công ty xây dựng và tập đoàn tài chánh đầu tư khai thác thủy điện ở các quốc gia láng giềng, và nhập khẩu điện ngược lại vào xứ Thái, coi như là « xuất khẩu » những chống đối của quần chúng đối với các dự án thủy điện sang các quốc gia láng giềng, nơi mà tiếng nói của người dân không được tôn trọng và luật lệ nơi đây còn lỏng lẻo. Vì thế, Thái Lan tỏ ra rất nồng nhiệt, sẵn sàng tạo áp lực và liên kết với Lào thúc đẩy tiến hành xây đập Xayaburi.

RFI : Còn về phía Trung Quốc, họ có những mối lợi gì nếu Lào vẫn quyết tâm xây đập Xayaburi và các đập khác trên hạ lưu sông Mêkông ?

TS Huỳnh Long Vân : Trước hết chúng ta hãy nhìn sang châu Phi ; với trường hợp xây các đập thủy điện trên sông Nile để nhìn thấy đường lối gây mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực, để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trung Quốc đã viện trợ gần như không điều kiện cho nhiều quốc gia kém phát triển trên thế giới, trong đó có Sudan và Ethiopia ở châu Phi. Năm 2003, tài trợ Sudan xây đập thủy điện khổng lồ Merowe, có công xuất 1250 MWatt và nâng cấp đập Roseries; năm 2009 tài trợ Ethiopia xây đập thủy điện Tekezze và dự án Tana-Beles. Sông Nile cung cấp 95% lượng nước sử dụng của Ai Cập và các đập thủy điện của Sudan và Ethiopia do Trung Quốc tài trợ đều nằm ở thượng nguồn sông Nile ngăn chặn nguồn nước cung cấp cho Ai Cập. Làm như thế Trung Quốc vô hiệu hoá thỏa ước 1959 giữa Ai Cập và Sudan chia sẻ nguồn nước sông Nile, gây ra những bất đồng giữa các quốc gia trong lưu vực sông Nile, để thiết lập ảnh hưởng của họ ở Sudan và Ethiopia.

Trong khi đó ở vùng Đông Nam Á,Trung Quốc gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông với bản đồ đường lưỡi bò để kiểm soát lưu thông hàng hải trong khu vực, thương gia Trung Quốc tìm mọi cách để lũng đoạn thị trường VN, vì thế đối với khu vực Mekong, chắc chắn Trung Quốc không ngồi yên.

Nếu các đập thủy điện được xây trên dòng chính hạ lưu Mekong, Trung Quốc sẽ đạt được những lợi thế rất quan trọng về giao thông đường thủy, an ninh quốc phòng, chánh trị, kinh tế......như sau:

Vì tất cả 11 đập thủy điện đều được xây theo chương trình đầu tư BOT (Built-Operation-Transfer), nên Trung Quốc sẽ thật sự làm chủ 5 đập trong 30 năm, nên nhờ đó sẽ kiểm soát giao thông trên sông Mekong từ Vân Nam đến tận biên giới Cao Miên và Việt Nam, nơi sông Mekong chảy vào ĐBCLVN

Chuyển hướng mũi dùi chỉ trích Trung Quốc về những tác động tiêu cực gây ra bởi các đập Lancang trên môi trường hạ lưu Mekong

Làm suy giảm được tiềm năng sản xuất lúa gạo của châu thổ ĐBCLVN

Gia tăng ảnh hưởng ở Lào, gây chia rẽ giữa các quốc gia hạ nguồn nhằm cô lập hóa VN

Bằng cách nào Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các quyết định xây đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong?

Trong thực tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong qua một số sự việc sau đây:

a. Trung Quốc đơn phương xây chuỗi đập thủy điện Lancang ở thượng nguồn; điều này khiến Lào sau cùng, viện dẫn chủ quyền quốc gia nên có toàn quyền xử dụng tài nguyên trong phạm vi lãnh thổ của mình, sẽ để tiến hành xây đập Xayaburi bất chấp những phản đối của các quốc gia trong lưu vực (theo nghĩa bình dân thì Trung Quốc cầm đầu, xúi dục Lào)

b. Chuỗi đập thủy điện Lancang của Trung Quốc, với những hồ nước khổng lồ, có khả năng điều tiết và trong quy trình vận hành sẽ xả nước vào mùa khô, làm gia tăng dòng chảy sông Mekong ở thượng Lào, tạo điều kiện thuận lợi để các đập thủy điện của Lào xây trên dòng chính hạ lưu, có thể vận hành suốt năm, thay vì chỉ 5 hay 6 tháng một năm vào mùa mưa.

c. Công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác 5 trong số 11 đề án thuỷ điện ở hạ nguồn; họ sẽ sử dụng mọi phương tiện để tạo áp lực lên các giới chức Lào và Cam Bốt trong các quyết định liên quan đến việc khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong.

RFI: Giới chuyên gia phản ứng như thế nào về phát biểu của Ông Viraponh Viravong, Thứ Trưởng Bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào. về cái gọi là “tính thân thiện môi trường” của đập Xayaburi?

TS Huỳnh Long Vân : Trong thời gian kể từ ngày đề án đập thủy điện Xayaburi được đem ra thảo luận, Ông Viraponh Viravong đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố rất lạc quan về tính thân thiện môi trường của đập Xayaburi. Tuy nhiên khi kiểm chứng những tài liệu mà ông Viravong viện dẫn, giới nghiên cứu khoa học nhận thấy có nhiều thiếu sót trầm trọng và không đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Vừa qua, ông Viravong lại một lần nữa khẳng định là dự án đập Xayaburi được tái phác hoạ sẽ giúp phù sa vận chuyển bình thường xuống hạ nguồn. Chúng ta đề nghị Chánh phủ Lào và ông Viravong phổ biến chi tiết công tác tái phác họa thiết kế đập Xayaburi để rộng đường dư luận và công việc phản biện được dể dàng và chính xác hơn.

Tuy nhiên đối với phát biểu trên của ông Viravong, hai trường hợp có thể xảy ra:

a. Hạ thấp toàn thân con đập: Trên phương diện kỹ thuật, đập thủy điện Xayaburi thực sự không phải là “đập tràn” đúng nghĩa (run-of-river), đây là đập có hồ chứa tuy nhiên không có khả năng điều tiết; môt khi có hồ chứa thì tất nhiên phù sa sẽ bị giữ lại. Thử hỏi khi đồ án Xayaburi được tái phác họa như theo lời của Ông Viravong thì liệu chiều cao 32.6m của đập như trong đồ án hiện thời có được giảm từ xuống < 2m không? để đập Xayaburi trở thành một đập loại run-of-river đúng nghĩa và từ đó phù sa được di chuyển theo điều kiện thiên nhiên. b. Hạ thấp các cửa sổ thoát phù sa: Theo đồ án hiện nay, thân đập thủy điện Xayaburi có 10 cửa sổ và một số cửa này được mở ra theo định kỳ để phù sa trong hồ chứa thoát xuống hạ nguồn. Theo đồ án hiện nay, thì ngưởng cửa sổ cao hơn đáy hồ 10m như thế một khối lượng lớn phù sa sẽ luôn luôn bị giữ lại ở đáy hồ. Theo khuyến cáo của Bản Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA, thì nếu các cửa sổ này được hạ thấp, sau 30 năm sử dụng, con đập chỉ mất đi 30% hiệu năng thay vì 60% như theo cách phối trí hiện thời và hạ thấp các cửa sổ cũng sẽ giúp cho sự vận hành của ô thuyền (navigation lock) được an toàn hơn. Nếu đây là công tác mà ông Viravong đề cập đến trong phát biểu mới đây, thì chúng ta e rằng giá trị của công tác này chỉ là làm gia tăng tuổi thọ của con đập, cùng nâng cao mức độ an toàn của tàu bè vận chuyển qua đập, trong khi đó phù sa vẫn không được di chuyển theo điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là tác động của đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong không chỉ trên sự vận chuyển phù sa, mà còn trên môi trường, dòng chảy, chu kỳ lũ hạn, khối lượng cá và cuộc sống của hằng triệu người dân phụ thuộc vào nguồn thủy sản này, cùng những giá trị về mặt văn hoá của cộng đồng sinh sống trong lưu vực. Vì thế, tái phác họa dự án Xayaburi để giúp gia tăng khối lượng phù sa vận chuyển xuống hạ nguồn không hoàn toàn tháo gở những tác động tiêu cực mà đập Xayaburi gây ra. Năm 1979, chính CNR (Companie Nationale du Rhone) đã đề nghị với “Uỷ Ban Mekong Tạm thời” xây các đập thủy điện run-of-river trên hạ lưu Mekong. CNR cũng như Poyri là những công ty tham gia xây dựng các công trình thủy điện ở Lào, vì thế, nếu CNR được thuê để tái phác hoạ đồ án Xayaburi, thì chắc chắn những nhận định và đề xuất của CNR (cũng như phúc trình trước đây của công ty Poyri về đề án Xayaburi) sẽ nặng tính chủ quan. RFI : Về vấn đề dự án Xayaburi, quan điểm của Nhóm NCVHĐNCL Úc châu là như thế nào ?

TS Huỳnh Long Vân : Bản Đánh giá Môi trường Chiến lược SEA của Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi Trường (ICEM) về những tác động của chuỗi các đập thủy điện xây trên hạ lưu Mekong khuyến cáo các giới chức thẩm quyền cần phải thận trọng tối đa trong quyết định khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong, vì có rất nhiều rủi ro không lường trước được, với những bằng chứng cho thấy những đe dọa và tác động trên môi trường, xã hội và kinh tế sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực không thể đảo ngược được.

Bản Đánh giá SEA còn nhấn mạnh là, ngay trong trường hợp có ý định muốn tránh hay tìm cách giảm nhẹ những tác hại đi nữa, thì cũng không thể thực hiện được vì những khiếm khuyết hiện nay về kiến thức, khả năng cùng ý chí của các cơ quan chức năng trong lưu vực trong việc thực thi và áp đặt các phương cách giảm thiểu các tác hại này.

Mặc dù trong thực tế, những quyết định về các dự án có tầm vóc quy mô luôn luôn có sự đánh đổi, nhưng nguyên tắc phát triển bền vững của MRC đòi hỏi những đánh đổi, nếu có, sẽ không gây ra những mất mát vĩnh viễn, khiến các thế hệ mai sau không còn cơ hội phát triển tiềm năng của dòng sông và xứ sở họ, cũng như những nhân nhượng sẽ không đem đến bất công trong việc phân phối những lợi ích và chia sẻ thiệt hại.

Thêm vào đó, một điều rất hiển nhiên không kém phần quan trọng ở đây là những giải pháp thay thế để tận dụng nguồn năng lượng của dòng sông Mekong như, xây đập không ngăn chặn toàn bộ dòng chảy, kỹ thuật “thủy điện nhưng không xây đập”, chưa được nghiên cứu đến.

Vì thế, quan điểm của Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu là kế hoạch khai thác thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong phải được đình hoãn, vì cần có nhiều thời gian để thu thập thêm những hiểu biết và phát triển khả năng, trong mục đích tìm kiếm những giải pháp khả dụng khác, đồng thời nghiên cứu những phương cách để tránh những tổn hại có thể làm giảm phúc lợi của khu vực.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120618-trung-quoc-va-thai-lan-thuc-day-lao-thuc-hien-du-an-dap-xayaburi
0

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Hun Sen nổi giận trước tin Asean chia rẽ

04/4/12-Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị thượng đỉnh Asean tại thủ đô Phnom Penh của nước này.


Hun Sen bác bỏ Campuchia chịu áp lực của Trung Quốc về Biển Đông

Ông bác bỏ thông tin cho rằng Asean đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại Biển Đông (COC). Ông cũng phủ nhận Campuchia, với tư cách chủ nhà, đã cố tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình chính thức.

“Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Asean này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa Asean và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm,” ông nói và cho biết tất cả các bên đều cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

“Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch Asean và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình,” ông nói thông qua phiên dịch viên.

‘Bất đồng sâu sắc’

Trước đó, trong thông cáo chung của hội nghị, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á đã cam kết đẩy mạnh các nỗ lực giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc.

Thông cáo này được đưa ra khi Hội nghị thượng đỉnh Asean bế mạc hôm thứ Tư ngày 4/4.

Lãnh đạo 10 nước Asean ‘tái khẳng định tầm quan trọng’của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC và cam kết thúc đẩy hòa bình và hiểu biết lẫn nhau tại vùng biển tranh chấp.


Philippines đã thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Asean ở Phnom Penh

“Chúng tôi nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực thi một cách đầy đủ và có hiệu quả DOC dựa trên những quy tắc hướng dẫn thực hiện,” thông cáo chung viết.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì những ngôn từ như thế cũng từng được sử dụng trong thông cáo bế mạc Thượng đỉnh Asean hồi năm ngoái và các năm trước đó. Điều này thể hiện sự bế tắc trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.

“Đây là một thông cáo yếu nhưng có thể hiểu được khi chúng ta biết rằng Asean không thể tìm được tiếng nói chung về Biển Đông,” Pavin Chachavalpongpun, một nhà ngoại giao Thái Lan đã nghỉ hưu và hiện đang là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói với hãng tin AFP.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm Campuchia ngay trước thềm Thượng đỉnh Asean – một động thái mà nhiều nhà quan sát cho rằng là gây áp lực đối với Phnom Penh để nước này sử dụng vai trò chủ tịch Asean của mình để làm chậm lại các cuộc đàm phán về Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Ablert del Rosario cho biết đã có ‘bất đồng sâu sắc’ tại phiên họp hôm thứ Ba ngày 3/4 về việc liệu có nên mời Trung Quốc tham gia vào soạn thảo COC hay không.

Campuchia rất muốn đưa Trung Quốc vào quá trình soạn thảo bộ quy tắc này nhưng các nước Philippines, Thái Lan và Việt Nam muốn Asean cùng thống nhất về một bộ quy tắc ứng xử trước khi đưa ra cho Trung Quốc để đàm phán.

“Chúng tôi phải đưa ra kết luận trong nội bộ Asean trước rồi sau đó chúng tôi mới có thể đàm phán với Trung Quốc,” Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói với các phóng viên hôm 4/4.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Asean hôm thứ Tư ngày 4/4, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

Thủ tướng Dũng đề nghị Asean tiếp tục duy trì ‘tiếng nói chung’ và sớm thống nhất về nội dung cơ bản của COC để từ đó đối thoại với Trung Quốc.

Ông cũng yêu cầu các bên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luâṭ pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển 1982.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/04/120404_asean_divided_scs.shtml
0

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Ảnh hưởng của TQ đối với CPC sẽ được trắc nghiệm tại Thượng đỉnh ASEAN

29/3/12-Mặc dù sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt (*) và đặc biệt ở thủ đô Phnom Penh rất rõ ràng, với hàng loạt dự án trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng, ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm nhân Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN – lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 03/04 và qua chuyến viếng thăm Phnom Penh của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, kể từ ngày mai, 30/03.


Ảnh Quốc vương Cam Bốt Norodom Sihamoni treo cùng với ảnh Chủ tịch Trung Quốc và Phu nhân, tại trung tâm Phnompenh (29/03). Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ công du Cam Bốt từ 30/03 đến 02/04/2012. REUTERS/Samrang Pring

Theo giới quan sát, thời điểm ông Hồ Cẩm Đào tới Cam Bốt càng làm tăng nghi ngờ là Bắc Kinh gây sức ép, buộc Phnom Penh phải gạt bỏ cuộc thảo luận về chủ quyền ở Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, cho dù trước đó, Cam Bốt đã tuyên bố là không có hồ sơ này trong lịch làm việc của ASEAN.

Căng thẳng tại Biển Đông đã từng là chủ đề chính tại một số diễn đàn an ninh khu vực, sau khi xẩy ra một loạt những vụ đe dọa, quấy nhiễu của tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc đối với các tàu đánh cá, tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, Philippines tại Biển Đông, nơi được coi là có trữ lượng lớn về dầu khí. Vấn đề này lại càng có nguy cơ gây chia rẽ thêm giữa 10 thành viên ASEAN trong bối cảnh Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược, chú trọng vào châu Á hơn. Một nhà ngoại giao Philippines nói với Reuters là Manila không hy vọng có được một sự ủng hộ nào từ phía Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan. Cho đến nay, các nước nói trên đều tránh né vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Các quan chức Philippines còn nhấn mạnh là họ cảm thấy « rất thất vọng » trước các nỗ lực của Trung Quốc ngăn chặn mọi cuộc thảo luận trong ASEAN. Khi đơn phương đưa ra bản đồ 9 đoạn hình « lưỡi bò », khẳng định chủ quyền của mình đối với gần 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh còn thẳng tay bác bỏ đề nghị của Manila hồi tháng 11 năm ngoái, liên quan đến việc thảo luận, xác định các vùng biển có tranh chấp, để có thể tiến tới việc cùng nhau khai thác.

Tuy vậy, phía Philippines cho biết là vẫn nêu vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh lần này, mặc dù Cam Bốt không đưa vào chương trình nghị sự.

Ông Carl Baker, giám đốc các chương trình nghiên cứu, thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, tại Hawaii, nhận định : « Đây là một trắc nghiệm thực sự đối với ASEAN. Hiệp hội này thực sự không có hiệu quả, bởi vì ASEAN hoạt động trên cơ sở đồng thuận chung và vì không có đồng thuận chung, nên họ không bao giờ đạt được đồng thuận về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ».

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen nhiều lần tuyên bố là viện trợ của Trung Quốc không mang tính ràng buộc, nhưng theo giới chuyên gia, trong những năm gần đây, Cam Bốt đã nhanh chóng rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và Phnom Penh rất ít khi nói đến các tranh chấp chủ quyền trên biển. Do đó, với việc Cam Bốt làm chủ tịch ASEAN trong năm nay, khối này lại càng khó có thể thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 – DOC.

Ông Ian Storey, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á, trụ sở ở Singapore nói thẳng : « Phải mất 9 năm thì mới đạt được đồng thuận về bản hướng dẫn thực thi DOC 2002, vậy thì còn có những cơ may nào để họ có thể hoàn tất được một thỏa thuận chính thức mang tính ràng buộc, trong vòng 4 tháng tới ? ».

Các vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và tàu của Việt Nam, Philippines ở Biển Đông, trong năm ngoái, lại càng cho thấy rõ là bản Tuyên bố chung DOC 2002 không có hiệu quả và cách tiếp cận vấn đề của ASEAN còn khiếm khuyết.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đã được thảo luận nhiều, thậm chí làm cho Trung Quốc bực bội, trong các Hội nghị và Diễn đàn của ASEAN tại Việt Nam, năm 2010. Sang năm 2011, chủ tịch ASEAN là Indonesia cố gắng giữ thái độ trung hòa, đề cập đến tranh chấp chủ quyền trên biển, nhưng ở một mức độ nhất định, tránh gây căng thẳng với Trung Quốc. Theo giới phân tích, có nhiều khả năng là hồ sơ này bị « đóng băng » trong vài năm tới, với việc năm nay, Cam Bốt làm chủ tịch ASEAN, năm tới là Brunei, tiếp đến là Miến Điện vào 2014 và Lào năm 2015.

Ông Milton Osborne, thuộc Viện Lowy của Úc, nhận định rằng mặc dù chỉ có những phỏng đoán về việc Trung Quốc gây sức ép với Cam Bốt trên hồ sơ Biển Đông, nhưng rõ ràng là Phnom Penh muốn tránh gây căng thẳng. Theo chuyên gia này, trên cương vị chủ tịch ASEAN, Cam Bốt đang ở vị thế ưu tiên trong việc xử lý các vấn đề với Trung Quốc và ông không nghĩ là Cam Bốt từ bỏ vị thế này.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120329-anh-huong-cua-trung-quoc-doi-voi-cam-bot-se-duoc-trac-nghiem-tai-thuong-dinh-asean
-----------------
(*): Tên gọi khác của Campuchia
0

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Việt Nam-Thái Lan tăng cường tuần tra chung trên biển

25/2/12-Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Nhân dân VN do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đang ở thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Thái Lan trong các ngày 23-26.2, theo lời mời của Đại tướng Tanasak Patimapragorn - Tư lệnh Các lực lượng quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

Tại buổi hội đàm chiều 23.2, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đề xuất một số nội dung nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội hai nước, bao gồm tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trao đổi về đào tạo, duy trì tuần tra chung giữa lực lượng hải quân hai nước; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn...
Đại tướng Tanasak Patimapragorn nhấn mạnh việc tăng cường trao đổi về đào tạo là một trong các hình thức hiệu quả tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau.

TTXVN
0

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Philippines hiện đại hóa quân đội chỉ trong 2 năm

19/2/12-Philippines Star ngày 19-2 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin khẳng định các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình sau hai năm nữa.


Tàu Gregorio del Pilar, chiếc tàu chiến lớn nhất của Philippines hiện nay - Ảnh: getty images

Ông Gazmin cũng cho rằng trước năm 2016 người dân Philippines sẽ hãnh diện về quân sự của nước mình. Ông cho biết 138 hợp đồng quốc phòng sẽ được thông qua trước ngày 31-7. Ngoài Mỹ, các hợp đồng sẽ tìm kiếm các hạng mục quân sự lớn từ các nước khác.

“Chúng tôi cũng gửi người tới Tây Ban Nha, một số tới Pháp để đánh giá đề nghị nào tốt nhất và để biết chúng tôi có đủ khả năng chi trả cho những thiết bị được chào mời hay không” - ông Gazmin nói.

Theo đó, AFP dự kiến mua một tàu đa năng của Hàn Quốc, các máy bay chiến đấu của Pháp và Ý, bên cạnh những chiến đấu cơ F-16 mua của Mỹ.

Ông Gazmin khẳng định Manila đang tìm kiếm các thiết bị quân sự để bảo vệ các vùng không phận và hải phận của nước này. “Chúng ta cần bảo vệ các vùng phụ cận và biên giới” - ông nói.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuoitre.vn/Philippines-hoan-tat-hien-dai-hoa-quan-doi-trong-2-nam/7909523.epi
0

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Mỹ lập kế hoạch xây dựng “Đại liên minh hải quân” ở khu vực biển Đông

15/2/12-Vào lúc dư luận thế giới tập trung vào tình hình Eo biển Hormuz thì chính quyền Obama và giới chuyên gia chiến lược lần lượt đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á-Thái Bình Dương. Đề tài chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và những ưu tiên quốc phòng của thế kỷ 21.


Siêu hạm Independence (LCS2) của Hải quân Mỹ có thể sẽ đến biển Đông



Một tuần sau khi Tổng thống Obama thông báo chính sách châu Á-Thái Bình Dương (5/1/2012), nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố bản phúc trình 115 trang, kêu gọi Washington theo đuổi chính sách “hợp tác ưu tiên” tại Nam Hải (Biển Đông), thúc giục Mỹ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ độc lập.

Theo nhận định của bản phúc trình, Mỹ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô trước đây tại châu Âu thời Chiến tranh lạnh, gọi là “Phần Lan hóa”, tức là ép Phần Lan phải trung lập. Trên thực tế, biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách “có hiệu quả” chủ trương hợp tác “kinh tế và ngoại giao” với Bắc Kinh, trong đó Mỹ là “siêu cường lãnh đạo” tại châu Á-Thái Bình Dương.

Song song với Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), chiến lược “Biển Đông” sẽ cho phép Mỹ đặt Trung Quốc vào một nước cờ hiểm hóc. Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách. Mỹ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.

Đề nghị của CNAS là Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của hải quân từ 285 tàu chiến hiện nay lên 346 tàu chiến trong tương lai.

Trung Quốc đang phát triển khái niệm quốc phòng đẩy lùi Mỹ ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là đẩy lui Mỹ ra khỏi Biển Đông. Ngược lại, Mỹ cũng đang phát triển một khái niệm mới là phối hợp hải quân với không quân để đối phó với Trung Quốc. Đồng thời thiết lập “Đại liên minh hải quân”.

http://www.toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/8/o-cua-chau-a/101780/cap-nhat-bien-dong-v.aspx
0

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh

15/2/12-Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". 30 Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối.

Việt Nam

Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.

Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.

Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.

Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.

Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.

Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.


Philippines

Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.


Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.
Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.

Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.

Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.

Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.

Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.

Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.

Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.

Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á

Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.

Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.

May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.

Kết luận

Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.

Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.

Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự - một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.

Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.

Thanh Hảo dịch theo viet-studies

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/60213/asean-thuc-tinh-truoc-bac-kinh.html
0

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Nhật cảnh báo về an ninh biển

11/2/12-Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng hành động cứng rắn của Trung Quốc ở biển Đông có thể sớm được lặp lại trong các vùng biển lân cận.

Cảnh báo trên nằm trong Báo cáo an ninh về Trung Quốc được Viện Nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 10.2. “Đối với Trung Quốc, biển Hoa Đông cũng như biển Đông là tuyến đường quan trọng để tiến ra các đại dương. Nếu sức mạnh của quân đội Trung Quốc được nâng cao, rất có khả năng nước này sẽ tỏ thái độ mạnh hơn tại biển Hoa Đông như đã từng làm ở biển Đông. Do đó, cần tăng cường chú ý hoạt động của hải quân Trung Quốc trong các vùng biển xung quanh Nhật Bản”, AFP trích nội dung báo cáo cho hay.


Tàu tuần duyên Nhật (trước) so kè với tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 8.2011 - Ảnh: Reuters

Căng thẳng từng dâng cao vào năm 2010 khi Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng trong vụ đụng tàu gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, trong thời gian qua, Bắc Kinh vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Tokyo tại đây. Báo cáo nêu rõ: “Không giống như ở biển Đông, Trung Quốc chưa có hành động khiêu khích ở biển Hoa Đông, như quấy nhiễu tàu thăm dò nước ngoài và tập trận hải quân quy mô lớn”. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo tình hình có thể thay đổi khi Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa hải quân tiến xa ở Thái Bình Dương. Trung Quốc chưa có phản ứng về báo cáo này.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda từng tuyên bố: “Môi trường an ninh xung quanh nước ta đang trở nên đáng quan ngại hơn. Vì thế lực lượng phòng vệ phải luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Thời gian qua, Tokyo đã có một số động thái tăng cường khí tài quân sự. Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng công bố kế hoạch mua gần 50 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cũng như ý định đóng tàu sân bay trực thăng và tăng thêm tàu ngầm.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng một số nước không trực tiếp tham gia tranh chấp ở biển Đông cũng tỏ ra lo ngại về an ninh, thể hiện qua các động thái tăng cường khí tài, nâng cao khả năng tuần tra và phòng vệ.

Singapore tặng Indonesia 5 tàu tuần duyên

Lực lượng cảnh sát biển Singapore (PCG) vừa trao cho đối tác Indonesia 5 tàu tuần duyên trong nỗ lực tăng cường an ninh biển trong khu vực. Theo báo Straits Times, số tàu này thuộc thế hệ thứ nhất do Singapore đóng vào năm 1981 và phục vụ trong hải quân đến năm 1993 trước khi được chuyển giao cho PCG. Hiện nay, PCG đã sử dụng tàu tuần duyên thế hệ thứ hai.

Trước khi trao cho Indonesia, Singapore đã tu bổ 5 con tàu với chi phí 1 triệu SGD (17 tỉ đồng). Ngoài ra, hãng tin Antara dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin cho biết nước này đã thỏa thuận mua 8 máy bay AH-64 Apache của Mỹ. Singapore hiện là quốc gia duy nhất trong ASEAN sở hữu AH-64D Long Bow, thế hệ máy bay Apache tân tiến nhất.

Thục Minh
(VP Singapore)

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120211/nhat-canh-bao-ve-an-ninh-bien.aspx
0

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Chuyển động mới trên biển Đông

Indonesia tuyên bố ủng hộ lập trường của Philippines về biển Đông trong khi Nhật, Hàn hợp tác ngăn chặn tàu cá đánh bắt trái phép.


Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa vừa cho hay một phần nội dung hướng dẫn cho các hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới là tìm cách liên kết đề xuất Vùng Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C) ở biển Đông với việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Đài GMA News dẫn lời ông

Natalegawa khẳng định ZoPFF/C và COC là mối quan tâm của ASEAN. Đề xuất về ZoPFF/C được Philippines đưa ra chủ yếu tập trung vào phân định rõ giữa vùng tranh chấp và vùng không tranh chấp cũng như hạn chế hoạt động quân sự có thể gây căng thẳng.

Ngoại trưởng Natalegawa tỏ ra lạc quan rằng các lãnh đạo ASEAN sẽ thấy được bản COC hoàn chỉnh vào năm 2012. Bên cạnh đó, Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân cũng vừa tuyên bố nước này mong hợp tác với ASEAN để bảo đảm an toàn trên biển Đông, theo Tân Hoa xã.


 

tàu đánh cá Việt Nam ở biển Đông

COC sẽ góp phần bảo vệ hoạt động hợp pháp của ngư dân - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ngoài biển Đông, tình hình biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đang gây chú ý sau những va chạm giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc. Kyodo News dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay trong cuộc gặp dự kiến vào ngày 18.12, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ tuyên bố cùng hợp tác giải quyết nạn đánh bắt trái phép của tàu cá Trung Quốc. Động thái này được đưa ra vài ngày sau khi một cảnh sát biển Hàn Quốc bị đâm chết trong lúc vây bắt tàu cá Trung Quốc bị cho là hoạt động trái phép trong vùng biển nước này.


Mỹ đưa tàu chiến tới Singapore

Thời gian qua, Mỹ và một số bên khác cũng bày tỏ quan tâm về việc góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở các vùng biển trong khu vực. Tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ là Jonathan Greenert tuyên bố sẽ đặt tàu chiến ở Singapore và có thể cả Philippines trong vài năm tới. Theo Reuters, các tàu này sẽ làm nhiệm vụ chống cướp biển và buôn lậu ở biển Đông. Ông Greenert cho biết thêm vào năm 2025, Mỹ có thể sẽ triển khai định kỳ máy bay chống tàu ngầm P-8A Poseidon hoặc máy bay không người lái tới Philippines và Thái Lan.


Trong một diễn biến khác, Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia Pramono Edhie Wibowo ngày 15.12 tuyên bố nước này sẽ nhận khoản ngân sách 1,6 tỉ USD trong 3 năm tới cho chương trình hiện đại hóa quân sự. Theo báo Jakarta Post, số tiền này sẽ được dùng để mua 100 xe tăng Leopard 2A6 của Đức, cùng nhiều trực thăng, bệ phóng rốc-két và một số khí tài khác.


Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Mỹ bị bắn

Tòa nhà của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Los Angeles, Mỹ hứng nhiều phát đạn vào chiều 15.12 (giờ địa phương) nhưng không có thương vong. Theo báo Los Angeles Times, một nhóm người biểu tình trước tòa nhà nằm ở quận Koreatown đã va chạm với bảo vệ. Một người rút súng bắn vào nhân viên bảo vệ nhưng không trúng. Sau đó, nghi phạm, là một người đàn ông gốc châu Á, đã đến đồn cảnh sát tự thú. Giới chức ngoại giao Trung Quốc cho biết đã phản ánh vụ việc lên Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Tân Hoa xã.

Văn Khoa

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111217/chuyen-dong-moi-tren-bien.aspx
0

Hải quân Mỹ sẽ đưa nhiều tàu đồn trú ở Singapore và Philippines

(Vibay-17/12/2011) Hải quân Mỹ cho biết sẽ đưa một số tàu chiến đấu mới thường trú ven biển Singapore và có lẽ ở cả Philippines trong những năm tới, việc điều động này để đối phó do có những lo ngại rằng Trung Quốc đang bao vây và gây áp lực trong tranh chấp Biển Đông.


Tàu chiến duyên hải của Mỹ. Ảnh: gcaptain.com

Các chuyên gia phân tích quốc phòng Khu vực cho rằng các tàu tuy nhỏ, nhưng việc điều động mang tính biểu tượng sau khi Washington công bố Mỹ đang gia tăng sự hiện diện ở châu Á, sẽ khiến Bắc Kinh tức tối.

Tháng trước, Hoa Kỳ và Úc công bố kế hoạch cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ hoạt động i73 một căn cứ ở Darwin, miền bắc Úc.

Trong những năm tới, Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tập trung vào "ngã ba đường hàng hải chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương", tư lệnh phụ trách các hoạt động hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert đã viết trong Kỷ yếu số tháng 12, được xuất bản bởi Viện Hải quân Mỹ.

Ông cho biết hải quân đã lên kế hoạch "một số căn cứ mới nhất cho tàu chiến đấu duyên hải của chúng tôi tại cơ sở hải quân Singapore", ngoài các kế hoạch công bố của Tổng thống Barack Obama cho thủy quân lục chiến được đặt tại Darwin từ năm tới.

"Điều này sẽ giúp Hải quân duy trì tư thế toàn cầu với một số lượng nhỏ các tàu chiến và máy bay," ông viết.

Tàu chiến duyên hải là tàu hoạt động trong vùng nước ven biển và có thể bao quát các mỏ ven biển, tàu ngầm diesel yên tĩnh và nhanh, nhỏ, tàu thuyền vũ trang.

"Nếu chúng ta đặt vào bối cảnh tranh chấp lớn thì đó là một quy mô khá nhỏ của việc triển khai các tàu chiến tương đối nhỏ", ông Euan Graham, đồng nghiệp trong Chương trình an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nói.

"Bao vây là một cụm từ dèng để nói đến sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trong cuộc tranh luận về chiến lược của Mỹ sẽ không được vui vẽ về nó, nhưng không có gì để họ có thể ngăn chặn nó."

Greenert đã nói,“Tàu của chúng tôi ở Singapore sẽ thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu ở khu vực Biển Đông”.

"Tương tự như vậy, có thể thấy máy bay P-8A Poseidon hoặc tàu khu vực hàng hải và máy bay không người lái giám sát định kỳ triển khai đến Philippines hoặc Thái Lan vào năm 2025 để giúp đỡ những quốc gia này."


Máy bay P-8A Poseidon

Một nguồn tin thông báo các kế hoạch hải quân cũng đã được thảo luận về việc đưa tàu chiến đến đóng ở Philippines.

Mối đe dọa tranh chấp quyền sở hữu các rạn san hô giàu dầu mỏ và hải đảo trong Biển Đông là một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất ở châu Á. Vùng Biển được tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Các tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nó có một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hơn một nửa tàu chở dầu của thế giới đi qua.

Obama nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại một hội nghị thượng đỉnh trong khu vực vào tháng Mười rằng Hoa Kỳ muốn đảm bảo các tuyến đường biển được mở tự do đi lại và hòa bình. Ông Ôn được mô tả bởi các quan chức Mỹ là sau đó "cáu kỉnh" tại hội nghị thượng đỉnh, khi các nước châu Á khác đồng tình với Washington.

Thủ tướng Trung Quốc cho biết "lực lượng bên ngoài" không có lý do để tham gia vào các tranh chấp hàng hải phức tạp, một cảnh báo gửi đến Hoa Kỳ và các nước khác (như Ấn Độ) tránh xa vấn đề tranh chấp nhạy cảm này.

Ernie Bower, làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết chiến lược mới nổi ở Đông Nam Á sẽ khác xa với những căn cứ lớn của Mỹ được thành lập ở Nhật Bản và Hàn Hàn Quốc trong quá khứ.

"Chúng tôi đang khám phá một thỏa thuận mới, đó là nhiệm vụ cụ thể, kết hợp văn hóa và chính trị càng ngon miệng hơn với các nước", ông nói, sẽ khó khăn cho Washington để bỏ trống nhiều sự hỗ trợ chính trị cho các căn cứ lớn trong khu vực. Trong khi các cơ sở thường trú cũng sẽ tiết kiệm tiền cho hải quân, ông nói.

Greenert đã không cung cấp một thời gian biểu cho LCS ( Littoral combat ships - tàu chiến Littoral) đóng tại Singapore.

Ở Philippines, một đồng minh của Mỹ đã đụng độ nhiều lần với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, việc điều động đã được chào đón.

"Chúng tôi đang hợp tác cùng nhau trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và chúng tôi phải đối mặt với những thách thức an ninh chung," phát ngôn viên quốc phòng Peter Paul Galvez.

Ông nói tiếp, "Chúng tôi thấy một số thách thức an ninh mà chúng tôi thực sự cần liên kết khả năng hoạt động và tập trận lẫn nhau bao gồm chống thiên tai, các mối đe dọa khủng bố, tự do hàng hải, cướp biển và buôn lậu. Chúng ta không thể phủ nhận rằng chúng ta cần sự giúp đỡ của họ trong khía cạnh đó."

The Times of India
http://timesofindia.indiatimes.com/world/us/US-Navy-may-station-ships-in-Singapore-Philippines/articleshow/11131257.cms

0

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Phía sau nền ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông

(VTC News-14/12/2011)) - Bài đăng trên tạp chí "Bình luận Chiến lược" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Luân Đôn đánh giá về tình hình tranh chấp tại Biển Đông thời gian qua. Về xu thế, Biển Đông sẽ tiếp tục nóng với sự leo thang cạnh tranh hiện đại hóa hải quân giữa các nước và đối đầu trên biển giữa các lực lượng của các bên tuyên bố chủ quyền.

IISS kết luận rằng việc có được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc chính trị đối với các bên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn phải mất nhiều năm nữa. Trong thời gian trước mắt, Biển Đông sẽ tiếp tục nóng với sự leo thang cạnh tranh hiện đại hóa hải quân giữa các nước và đối đầu trên biển giữa các lực lượng dân quân của các bên tuyên bố chủ quyền.

Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.

Trung Quốc đã bị cáo buộc có ít nhất bốn lần trong năm nay quấy rối tàu của các quốc gia khác trong vùng biển tranh chấp, trong đó Bắc Kinh đã quấy rối các hoạt động của cả Việt Nam và Philíppin ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực đã gia tăng mạnh, cùng với đó là các cuộc khẩu chiến giữa các bên, các cuộc biểu tình của công chúng và các cuộc tấn công mạng theo kiểu ăn miếng trả miếng.

Các đối thủ của Trung Quốc thậm chí còn vận động hành lang đề nghị đổi tên “South China Sea”. Tại Việt Nam, hiện có kiến nghị đổi tên thành Biển Đông Nam Á; còn ở Philíppin, người phát ngôn của quân đội nước này đã đề nghị đổi tên thành Biển Tây Philíppin.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các nước Việt Nam, Philíppin, Đài Loan, Malaixia và Brunây cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với hai quần đảo này. Các tuyến đường hàng hải quan trọng cũng chạy qua khu vực biển được cho là giàu tài nguyên và khí đốt này.

Một thỏa thuận hồi tháng 7/2011 giữa Trung Quốc và ASEAN tuyên bố hướng tới sự hợp tác trên Biển Đông là một bước đi quan trọng sau 9 năm gián đoạn. Tuy nhiên, nó chưa thể làm dịu được các tranh chấp. Mỹ cũng hết sức quan ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc.

Căng thẳng đã tăng dần từ năm 2005, sau quãng thời gian tương đối yên tĩnh cuối những năm 1990. Trong tháng 3/2011, Manila đã phàn nàn rằng tàu tuần tra hải quân Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu khí của Philíppin gần Bãi Cỏ rong (Reed Bank), bãi đá ngầm lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, mà Manila nói nằm trong khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.

Trong tháng Năm, Việt Nam phản đối khi Trung Quốc đặt phao và xây các trụ đá gần Iroquois Reef Amy Douglas Bank. Trong tháng Sáu, một tàu chiến Trung Quốc bắn vào ba tàu đánh cá Philíppin gần Jackson Atoll.

Bắc Kinh đã chỉ trích việc Manila xây dựng căn cứ cho quân đội trên đảo Flat (Flat Island) (Philíppin gọi là Patag và Trung Quốc gọi là Feixin). Trong bài diễn văn cuối tháng 7, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino nói: "Chúng ta không muốn gia tăng căng thẳng với bất cứ ai, nhưng chúng ta cần phải cho thế giới biết chúng ta đã sẵn sàng để bảo vệ những gì thuộc về chúng ta".


Tàu Bình Minh 02 bị Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Cũng đã có một sự căng thẳng nghiêm trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam. Trong tháng 5/2011 và một lần nữa vào tháng 6/2011, Hà Nội tuyên bố rằng các cáp thăm dò của tàu khảo sát Việt Nam đã bị cắt ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, sau khi các tàu này đối mặt với các tàu đánh cá của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của mình khi đưa các tàu hải quân ra để "đuổi một cách bất hợp pháp" các tàu thuyền đánh cá trong sự kiện tháng Sáu, gần Vanguard Bank (bãi Tư chính) thuộc quần đảo Trường Sa.

Hai bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7/2011 tuyên bố rằng "nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh, Trung Quốc có đủ sự tự tin để phá hủy các tàu chiến xâm lược của Việt Nam", và rằng "không nên đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".

Trong tháng 6/2011, Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập chống tàu ngầm ngoài khơi đảo Hải Nam, một trong sáu cuộc diễn tập lớn do Hải quân Trung Quốc tổ chức trong tháng đó, trong khi Mỹ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với Việt Nam và Philíppin.

Li Jinming, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường Đại học Hạ Môn nói với tờ "Thời báo Tài chính" rằng: "Các tàu tuần tra duyên hải và ngư nghiệp của chúng tôi thực tế đã tăng cường các hoạt động tuần tra ở Biển Đông thời gian gần đây khi căng thẳng tại khu vực này một lần nữa lại gia tăng".

Những lý do gia tăng căng thẳng

Tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Biển Đông, đặc biệt đối với Bắc Kinh, là một trong những lý do cho sự gia tăng căng thẳng gần đây. Là trung tâm sản xuất hàng hóa quan trọng nhất của thế giới, Trung Quốc hiện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là nguồn cung cấp năng lượng và quặng sắt, để có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế của mình.

Người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã bắt đầu đòi hỏi nhiều lương thực và các sản phẩm khác mà Trung Quốc không thể cung cấp. Vì vậy, các tuyến đường biển, đặc biệt là thông qua Biển Đông, đã trở nên ngày càng quan trọng trong tư duy của Bắc Kinh.

Đồng thời, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc đã đẩy giá dầu và khí tự nhiên lên. Tình trạng thiếu dầu lửa đang hiện rõ đã khiến cho các nguồn nguyên liệu mới tiềm tàng có giá trị hơn bao giờ hết.

Vì vậy, việc đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông và các tiềm năng ở vùng biển này (bao gồm cả cá và hải sản khác) đã trở thành mục tiêu chính sách đối ngoại chủ chốt của các quốc gia trong khu vực.


Những tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông

Tranh chấp trên Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp sau khi việc khảo sát ba bên tại một khu vực thăm dò chung tạm thời giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin ngừng lại năm 2008 do sự chỉ trích mạnh mẽ tại Philíppin, nơi mà việc hợp tác ba bên được coi là vi phạm chủ quyền quốc gia. Các kết quả khảo sát không được công bố và mỗi quốc gia sau đó tiếp tục thăm dò đơn phương. Những sự việc gần đây cho thấy Philíppin và Việt Nam quyết tâm tiếp tục khảo sát (và, có lẽ, cuối cùng là khai thác) dầu khí ở Biển Đông.

Tập đoàn Năng lượng Talisman của Canađa, đối tác của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, đã công bố ý định khoan thăm dò, có thể là trong năm tới, trong khi Tập đoàn ExxonMobil lên kế hoạch thăm dò một giếng dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong năm 2011. Một số nhà báo Trung Quốc đã ví Biển Đông là "Vịnh Ba Tư thứ 2", và cho rằng khu vực này có thể chứa hơn 50 tỷ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, khi các cuộc khảo sát chưa kết thúc thì không thể biết trữ lượng chính thức là bao nhiêu.

Trong khi tăng trưởng kinh tế ở Đông Á đã làm gia tăng việc cạnh tranh các nguồn lực, nó cũng mang lại một sự gia tăng hiện đại hóa quân sự đáng kể trong khu vực. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc bình quân luôn ở mức 2 con số trong suốt 30 năm qua.

Những quốc gia khác cùng có tuyên bố chủ quyền trong vùng Biển Đông cũng đang cố gắng nâng cấp thực lực hải quân của họ. Việt Nam đặt mua hai tàu khu trục nhỏ lớp Gepard và đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo. Đài Loan đã mua 4 tàu tuần dương lớp Keelung trong 2005-2006, có sức mạnh gấp ba lần so với các tàu chiến trước đây của nước này. Đầu năm nay, Brunây đã nhận hai tàu tuần tra duyên hải mới và đang tiếp tục đặt chiếc thứ 3. Malaixia đã mua 2 tàu ngầm đầu tiên kể từ năm 2009.


Tuy nhiên, hầu hết các sự cố trong năm 2011 liên quan đến các lực lượng tổ chức theo mô hình phòng vệ bờ biển chứ không liên quan tới hải quân. Trung Quốc đã và đang nỗ lực không ngừng phát triển các lực lượng dân quân trên biển, đặc biệt là Cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (CMS) thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước.

Sun Shuxian, Phó Giám đốc CMS, cho biết cơ quan này tăng số lượng tàu lên 36 chiếc trong 5 năm tới và tuyển dụng thêm khoảng 1.000 nhân viên hỗ trợ và thủy thủ đoàn. CMS, cùng với Bộ Tư lệnh Thực thi Luật Thủy sản và Cục An toàn Hàng hải, đã tăng cường dấu ấn của mình trên Biển Đông thông qua việc tăng cường tuần tra thường xuyên.

Những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi

Một nhân tố khác khiến các nước trong khu vực thực thi một quan điểm cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông là hạn chót tháng 5/2009 để đăng ký tuyên bố mở rộng thềm lục địa vượt ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Để kịp mốc thời hạn đó, Malaixia và Việt Nam đã đệ trình một tuyên bố chung; Việt Nam sau đó đệ trình một tuyên bố riêng; Philíppin thông qua một đạo luật về đường cơ bản mới để hỗ trợ cho việc đệ trình tuyên bố một phần; và Brunây đệ trình "thông tin ban đầu".

Vấn đề chính đối với Bắc Kinh là Malaixia và Việt Nam đã quyết định tuyên bố quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên của Biển Đông dựa trên tuyên bố chủ quyền lục địa tính từ bờ biển của họ, không phải từ các hòn đảo mà các nước này tuyên bố chủ quyền.

Nguyên tắc này, nếu được thông qua bởi tất cả các bên tranh chấp, sẽ làm suy yếu đáng kể tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, vốn không dựa trên việc mở rộng thềm lục địa.

Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn để nhận định một cách chính xác về những yêu sách của Trung Quốc bởi một văn bản khác mà nước này đệ trình phản đối cả đệ trình của Philíppin và đệ trình đơn phương của Việt Nam.

Nội dung đệ trình của Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông và vùng biển lân cận - ám chỉ vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các đảo ở Biển Đông.

Tuy nhiên, trong phần phụ lục, Trung Quốc đã đệ trình chính thức lần đầu tiên bản đồ "đường chín đoạn" hay còn gọi là "hình chữ U". Bản đồ này, lần đầu tiên được xuất bản ở Trung Quốc vào năm 1948 và được các quan chức nước này cho rằng có cơ sở lịch sử, rõ ràng cho thấy quyền chủ quyền của Bắc Kinh đối với 90% Biển Đông mà không đề cập tới giới hạn vùng lãnh hải 12 hải lý theo quy định của UNCLOS.

Như vậy, những tuyên bố chủ quyền đệ trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) năm 2009 đã cho thấy rõ căn bệnh nan y của xung đột, bản chất quy mô lớn và đầy tham vọng trong tuyên bố của Trung Quốc cho thấy sự phức tạp trong giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, các đệ trình lên CLCS trong năm 2009 không có một tuyên bố rõ ràng nào liên quan đến chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, mà chỉ tập trung vào các tuyên bố thềm lục địa.

Với việc Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Philíppin đều tuyên bố chủ quyền với các đảo hoặc các địa hình đặc trưng khác trên Biển Đông (Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đòi chủ quyền tất cả), thì rõ ràng việc tìm giải pháp cho xung đột chỉ là mò kim đáy bể.

Thậm chí kể cả khi xung đột trong các tuyên bố chủ quyền với đảo và các địa hình đặc trưng được giải quyết thì cách thức tính vùng lãnh hải từ các đảo này sẽ tạo ra một lĩnh vực gây tranh cãi nhiều hơn: Brunây, Malaixia, Philíppin và Việt Nam có thiên hướng ủng hộ vùng lãnh hải 12 hải lý tuân thủ theo UNCLOS nhưng Trung Quốc có thể muốn một số đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Với sự phức tạp của tranh chấp, có lẽ không ngạc nhiên rằng các thỏa thuận đa phương tìm một giải pháp thường vừa dài lê thê và vừa mang tính chất cục bộ. Phải mất hơn 1 thập kỷ thì ASEAN và Trung Quốc mới thống nhất và ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 kể từ khi nó được thai nghén và đề cập; và cũng mất 9 năm mới đạt được thỏa thuận hồi tháng 7/2011 về các bước đi để thực hiện tiến trình này.

Theo hướng dẫn này thì các ủy ban sẽ được thành lập để giám sát tiến trình hướng tới một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc về mặt chính trị và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu, an toàn hàng hải và tội phạm đa quốc gia.

Thế nhưng, họ hứa hẹn rất ít về việc giải quyết tranh chấp. Họ không đưa ra được một thời hạn chót hay một lịch trình để nhất trí về Bộ Quy tắc Ứng xử, và tới nay cũng không có tuyên bố nào về cách thức giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Thực tế là Trung Quốc liên tục tuyên bố muốn đàm phán song phương với các bên tuyên bố chủ quyền (trừ Đài Loan), trong khi các quốc gia ASEAN muốn có một môi trường đa phương thông qua Diễn đàn Khu vực ASEAN để khỏa lấp sự khác biệt giữa các bên.

(Còn tiếp)

Thuỳ Anh (dịch)
Nguồn: Strategic Comments (IISS)

http://vtc.vn/311-312087/quoc-te/phia-sau-nen-ngoai-giao-phao-ham-tai-bien-dong.htm
0

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Sông Mêkông : Cửa ngõ cho Trung Quốc can thiệp võ trang vào Đông Nam Á

RFI-Bắt đầu từ hôm qua, 10/12/2011, công an võ trang của Trung Quốc bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Miến Điện và Lào để đến tận miền Bắc Thái Lan. Trên danh nghĩa, đây là một chiến dịch tuần tra hỗn hợp giữa bốn nước, nhằm bảo đảm an ninh cho tàu buôn qua lại trên tuyến giao thương này.

Tuy nhiên, khi chiều theo sức ép của Trung Quốc, nước chủ trương chiến dịch tuần tra chung, ba nước Đông Nam Á tham gia thỏa thuận đã mặc nhiên công nhận quyền can thiệp võ trang của Bắc Kinh vào lãnh thổ của mình.

Nhận định về việc Trung Quốc phát động chiến dịch tuần tra chung trên sông Mêkông vào hôm qua, phóng viên hãng tin Mỹ AP đã nêu bật tính chất khác thường của sự kiện này khi nhấn mạnh rằng : “Từ lâu nay, Trung Quốc đã từng cung cấp cảnh sát cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở hải ngoại, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên mà nước này hoạt động trên lãnh thổ một quốc gia khác mà không theo sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc”.

Đối với AP, chiến dịch tuần tra được tiến hành, đã phản ánh thực tế là ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc luôn đi kèm theo sự xâm nhập kinh tế của họ vào khu vực, đặc biệt là vào các nước nghèo như Lào và Miến Điện. Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, sau khi 13 thủy thủ Trung Quốc bị thảm sát trên sông Mêkông, Bắc Kinh đã gây sức ép để cả ba nước, Miến Điện, Lào và Thái Lan, phải đồng ý ký thỏa thuận về tuần tra hỗn hợp.

Tuy nhiên, theo AP, cho dù vậy, việc công an võ trang Trung Quốc được quyền hoạt động trên lãnh thổ các láng giềng Đông Nam Á không phải là không hàm chứa rủi ro chính trị đối với Bắc Kinh, với nhiều quốc gia trong vùng vốn rất cảnh giác đối với sự thống trị của Trung Quốc.

Bắc Kinh như đã ý thức được điều này. Phát biểu vào hôm qua, thứ trưởng Công An Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ đã khuyến cáo lực lượng tuần giang Trung Quốc trên sông Mêkông là cần phải tôn trọng và quan tâm tới các tập tục quốc tế, cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các tàu buôn hay những người dân sống dọc theo hai bên bờ sông.

Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp

Tuyên bố trấn an của quan chức Trung Quốc kể trên được đưa ra vào lúc nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động của công an võ trang Trung Quốc tại ba nước Đông Nam Á có liên can chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh chưa cho biết thông tin về cách thức phối hợp giữa lực lượng công an võ trang Trung Quốc với các đồng nghiệp tại ba nước còn lại, liệu các bên có tuần tra chung với nhau hay không, hay là mạnh bên nào bên ấy làm.

Quy mô của chiến dịch tuần tra sẽ đến mức nào ? Đó cũng vẫn là ẩn số, cũng như là giới hạn địa lý của chiến dịch tuần tra, có nghĩa là công an Trung Quốc sẽ được quyền xuôi dòng Mêkông đến tận chỗ nào ở phía Nam ?

Một câu hỏi rất nhạy cảm cũng chưa có lời giải đáp thỏa đáng : Đó là liệu lực lượng an ninh của nước này sẽ có thể tiến hành bắt giữ nghi phạm tại vùng sông của nước khác hay không ? Và khi bị tấn công, có quyền đổ bộ lên lãnh thổ nước khác để phản công hoặc truy đuổi hay không ?

Dẫu sao thì theo một bài báo trên tạp chí The Economist hồi trung tuần tháng 11 vừa qua, một số thông tin từ Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh có thể tung đến 1000 người vào chiến dịch tuần tra trên sông Mêkông, một lực lượng võ trang lớn chưa từng thấy được triển khai ngoài biên giới Trung Quốc.

Tuần báo Anh Quốc ghi nhận : Dư luận tại một số nước Đông Nam Á đang lo ngại rằng chủ quyền đất nước họ có nguy cơ bị thương tổn một khi công an Trung Quốc được quyền can thiệp ở bên ngoài biên giới Trung Quốc. Một doanh nhân Thái Lan nghi ngờ rằng thỏa thuận tuần tra chung sẽ cho phép Bắc Kinh gửi lực lượng an ninh riêng của họ ra nước ngoài để bảo vệ lợi ích cục bộ Trung Quốc.

Dẫu sao thì với thỏa thuận đã ký kết với Lào, Thái Lan và Miến Điện, kể từ nay Trung Quốc đã có quyền đưa lực lượng võ trang vào trong lãnh thố ba láng giềng Đông Nam Á. Trên danh nghĩa, công an biên phòng chỉ là một lực lượng bán quân sự, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh nổi tiếng là hay dùng danh nghĩa của các lực lượng bán quân sự can thiệp chống các nước khác. Hành động của lực lượng hải giám hay ngư chính của Trung Quốc ngoài Biển Đông là ví dụ điển hình.
0