Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Phân tích: Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam

Với vị trí chiến lược quan trọng, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định chiến lược an ninh của mình.

Nói đến Biển Đông thì ai cũng đều có chung một đánh giá từ xưa đến nay là Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vậy mà làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ.
Đó thực sự là tâm điểm của một cuộc chiến địa chính trị khu vực châu A-TBD mà nguy cơ xung đột, chiến tranh và cơ hội hợp tác, hòa bình phát triển là không đoán định.

Với hơn 3000 km đường bờ biển giáp Biển Đông và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa nằm gần như chính giữa Biển Đông, Việt Nam, do đó, có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.

Không khó để giải thích tại sao trước đây, Việt Nam cứ liên miên hết thế lực lớn này đến thế lực lớn khác luôn dòm ngó trên bàn cờ chiến lược Biển Đông, khu vực ĐNA.

Tại sao ư? Tại vì nghèo, yếu, lại ở vào vị trí đắc địa?

Ngày nay, Việt Nam đã khác, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định vị thế của mình, tham gia vào cuộc cờ khu vực với vị thế khác – người chơi cờ.


“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13/10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam.

1- Nước cờ của Việt Nam từ góc nhìn Trung Quốc

Hoạt động ngoại giao thời bình như hoạt động quân sự thời chiến, nghĩa là đều có tính quyết đinh sống còn với vận mệnh quốc gia.

Trong thời chiến, hoạt động ngoại giao phụ thuộc vào kết quả quân sự. Hiệp định Giơneve năm 1954 được ký kết phải sau khi “Tin đây anh (Phạm Văn Đồng) Điện Biên Phủ hoàn thành”. Hiệp định Pari ký cũng phải sau trận “Điện Biên Phủ trên không”

Trong thời bình, kết quả đối ngoại phụ thuộc lớn vào vị thế đất nước, đặc biệt là tiềm lực quốc phòng. Không có khả năng, tiềm lực quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bắt kẻ xâm lược phải trả giá đắt nếu liều lĩnh xâm phạm, nghĩa là không đủ sức răn đe thì hoạt động ngoại giao chỉ “chót lưỡi đầu môi”.

Hiện tại ở khu vực châu Á-TBD đã có nhiều liên minh quân sự như Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Philipines và nhiều tam giác chiến lược như Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ, Mỹ-Nhật Bản-Úc…có vẻ như là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy những mối quan hệ đó có thể làm cho Trung Quốc lo ngại, nhưng không đủ để làm họ hốt hoảng.

Trong chiến lược đẩy lùi Mỹ, Nhật Bản ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và đầy tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình, đương nhiên, Trung Quốc sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của bên liên quan.

Trên khu vực ĐNA cũng xuất hiện nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược như Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Nhật Bản…đặc biệt có đối tác chiến lược sâu, toàn diện như Việt Nam-Nga chẳng hạn, thì đâu là mối quan hệ khiến Trung Quốc lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ?

Phải chăng khi Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan hệ tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng thì khiến Trung Quốc lo sợ?

Không phải. Mỹ có lợi ích quốc gia toàn cầu, dù có đối đầu với Trung Quốc, muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc…nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc. Vì thế khi cần, Mỹ vẫn sẵn sàng lấy mối quan hệ với Việt Nam ra mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc để tính toán thiệt hơn, nhiều ít.

Vậy, liên minh phòng thủ giữa Việt Nam với Philipines và ASEAN?

Nếu xảy ra thì đây cũng là điều rất đáng lo cho Trung Quốc, bởi lẽ các quốc gia ĐNA trong khối ASEAN này có một địa quân sự rất quan trọng trên Biển Đông và eo biển Malacca. Khi họ liên thủ với nhau thì Biển Đông sẽ trở thành như một cái “hồ nước” mà một chứ mười hạm đội của kẻ xâm lược cũng chẳng làm gì được khi vùng vẫy trong đó bị “đồng loạt trên bờ ném đá”.

Rất may là tình huống này không có thể xảy ra. Cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ đã khiến cho ASEAN buộc phải lựa chọn, nghiêng ngả theo lợi ích quốc gia mà họ theo đuổi và Trung Quốc cũng không mấy khó khăn đang làm mọi cách để không xảy ra.

Vậy mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga chăng?

Cũng không phải. Thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga là mối quan hệ được coi trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đặc biệt tin cậy lẫn nhau và không một xung đột lợi ích nào dù là nhỏ.

Nga đã không ngừng tăng cường năng lực quốc phòng cho Việt Nam để đủ sức đương đầu với thế lực bành trướng, tạo ra sức răn đe mạnh (đương nhiên là mua bán, nhưng nếu không có độ tin cậy thì không phải có tiền là mua được thứ mình muốn và ngược lại), qua đó Nga kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời củng cố một điểm đứng chân ổn định vững chắc, tin cậy tại châu Á-TBD cho tương lai gần, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của Nga trên Biển Đông.

Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược của nhau có tính chất vừa hợp tác vừa kiềm chế cho nên Nga không thể vì Việt Nam tất cả để hy sinh lợi ích quốc gia khi hợp tác với Trung Quốc.

Vậy rốt cuộc, với khả năng quốc phòng và sức mạnh trên Biển Đông hiện tại, Việt Nam tăng cường mối quan hệ với quốc gia nào thì sẽ khiến Trung Quốc lo sợ và không muốn?

Nếu như thế thì nước cờ đó hay mối quan hệ này phải có tác động mạnh đến cấu trúc địa chính trị khu vực và ít nhất có một mục tiêu chung là ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”. Đặc biệt, mối quan hệ đó phải có độ tin cậy, tức là không có xung đột về lợi ích. Mối quan hệ đó sẽ…

Đó chính là nước cờ hay sách lược đối ngoại có tính logic mà Việt Nam đã, đang và sẽ dùng để tăng cường thế, lực cho đất nước đủ sức bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trước những thách thức nguy hiểm có thể xảy ra.

Dù có căng thẳng trên Biển Đông hay không thì quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản phát triển sâu, rộng, tin cậy, là nhu cầu tất yếu sự phát triển của 2 quốc gia rất cần nhau.


2- Việt Nam-Nhật Bản, không để lịch sử lặp lại

Trong tình thế hiện tại về chủ quyền, rõ ràng là Trung Quốc đang xâm hại đến chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc đã thành lập và xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng EEZ của Việt Nam.

Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc luôn phô trương thanh thế, ráo riết diễn tập đánh chiếm đảo này đảo khác trên Biển Đông…(còn những tuyên bố ngạo mạn, láo xược, của giới học giả quá khích, tướng tá diều hâu, hiếu chiến về Việt Nam được bật đèn xanh thì chúng ta không đáng quan tâm).

Việt Nam muốn hòa bình nhưng hòa bình không lệ thuộc, Việt Nam kiên quyết bảo bệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam được quốc tế công nhận theo UNCLOS.

Do đó, không còn cách nào khác là phải tăng cường tiềm lực quân sự và đối ngoại quân sự để tạo ra thế và lực vững chắc cho đất nước.

Đài “Tiếng nói nước Nga” có bình một câu hay nhưng chưa chính xác, rằng, “Con hổ Việt Nam có móng vuốt Nhật Bản” mà lẽ ra thì “móng vuốt của Nga” mới đúng. Nhưng thật ra, móng vuốt của Hổ chưa quan trọng, quan trọng là thế võ của hổ vồ như thế nào. Tuy nhiên, hổ vồ như nào không phải là điều quyết định, quyết định là nội lực của Hổ. Giống hổ thật đấy, nhưng đói đi không vững thì vồ được ai?

Chúng ta hãy trở lại với luận bàn từ thanh kiếm. Đó là, kiếm dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp. Tuy nhiên, kiếm pháp tốt hay dở chưa quyết định, quyết định là thanh kiếm gì.

Nếu thanh kiếm đó là một “thanh kiếm báu” như, làm bằng công nghệ nào, chất liệu ra sao để có thể chém sắt như chém bùn…và một thanh kiếm thường, chỉ gặp một cành cây đã quằn, gặp kiếm địch thì bị chém đứt là hoàn toàn khác nhau khi đối đầu.

Chính xác là Việt Nam cần và phải có “thanh kiếm báu” và Trung Quốc quá biết nó sẽ có từ đâu.

Kể từ năm 1945 đến năm 2010, Nhật Bản có 65 năm hòa bình, xây dựng đất nước thành một siêu cường kinh tế, có một nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao nhất nhì thế giới.

Trong 65 đó Nhật Bản chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn với bên ngoài có thể coi như thách thức đến an ninh là CHDCND Triều Tiên và Nga trên quần đảo phía Bắc. Tuy thế 2 mâu thuẫn đó không đủ để biến lực lượng Phòng vệ Nhật Bản “thay tên đổi dạng”, chưa đủ để đánh thức dân tộc Nhật đang “say giấc ngủ hòa bình”.

Lưu ý là, nếu như ai đó cho rằng trong 65 năm đó, Nhật Bản không chuẩn bị gì cho tiềm lực quốc phòng là nhầm. Đó không phải là tư duy của một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại và quốc gia đang tồn tại đền thờ chiến tranh thế giới lần 2 thì càng không.

Chỉ đến năm 2010, đặc biệt là trong tranh chấp quần đảo Senkaku thì yếu tố Trung Quốc là đủ năng lượng để đepo khởi động bộ máy quân sự, quốc phòng và đánh thức chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.

Một loạt các sức cản, ràng buộc như Hiến pháp hòa bình Nhật Bản, tâm lý quen hưởng hòa bình vào ô hạt nhân Mỹ, dựa dẫm vào Mỹ trở nên không là gì trước cú tác động của Trung Quốc.

Chiến tranh thế giới lần 2 đã kết thúc 68 năm, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang mới những mối oán hận giữa các kẻ thù cũ nhưng vùng ĐBA thì không.

Mối hận thù dân tộc “nỗi nhục 100 năm” của Trung Quốc với Nhật Bản vẫn còn đó và càng lớn dần theo đà trỗi dậy của Trung Quốc, bất chấp Nhật Bản đã từng tạo điều kiện thuận lợi, quan trọng cho sự trỗi dậy thần kỳ của mình.

Tranh chấp quyết liệt Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã làm mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đến mức chiến tranh có nguy cơ xảy ra.

Trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc biến thành “ao nhà”, khống chế luôn eo biển Malacca thì coi như nền kinh tế Nhật Bản sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn Trung Quốc. Đòn “cắt nguồn cung đất hiếm” Nhật Bản chắc đã nhận đủ từ Trung Quốc và để bắt Nhật Bản thành chư hầu, Trung Quốc có thừa lòng căm hờn và sự quyết tâm để phong tỏa tuyến hàng hải Biển Đông khi cần thiết.

Nếu Việt Nam không kiểm soát được Trường Sa chẳng hạn, lúc đó tuyến hàng hải thương mại, vận chuyển năng lượng bị mất an toàn thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm.

Như vậy, có thể nói việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” có ảnh hưởng “không thể chấp nhận được” đến 2 quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, cho nên, theo logic thì ngăn chặn âm mưu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng mục tiêu mang tính “tối thượng” là an ninh quốc gia và chủ quyền.

Hiện tại Nhật Bản có một nền công nghiệp hiện đại nhất châu Á. Mặc dù GDP sau Trung Quốc nhưng chất lượng GDP cao hơn rất nhiều Trung Quốc. Cục diện địa chính trị trong vài năm tới Nhật Bản sẽ là có vai trò chính trên châu Á-TBD trong khi hiện tại “lòng tin chiến lược” Trung-Nhật đã cạn.

Cho nên, đối tác chiến lược với Nhật Bản là đối tác chiến lược với một cường quốc lớn và không có gì thuận lợi hơn là Việt Nam và Nhật Bản cũng như Việt Nam và Nga là đối tác chiến lược của nhau mà không có xung đột lợi ích, vì thế có độ tin cậy, có lòng tin, hoàn toàn khác bản chất với đối tác chiến lược nào đó mà vừa hợp tác vừa kiềm chế nhau.

Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản chắc chắn một điều là dù có hay không có căng thẳng trên Biển Đông thì Việt Nam và Nhật Bản cũng cần phải tăng cường mối quan hệ vì sự phát triển của 2 quốc gia đầy duyên nợ này.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản là nước tư bản lớn đầu tiên có quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên mà mà nhà yêu nước Phan Bội Châu tìm đường sang Nhật Bản đã được khắc họa trong bộ phim “Người cộng sự” mà Đài truyền hình Việt Nam phát sóng nhân dịp 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.

“Lòng tin chiến lược” giữa các quốc gia, dân tộc với nhau là tiền đề của hòa bình và phát triển.

Lê Ngọc Thống

Bài đăng trên báo Đất Việt
0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Vũ khí Philippines dùng để chống lại Trung Quốc ở tòa

Philippines dựa vào những qui định trong luật pháp quốc tế về Biển của UNCLOS để chống lại Trung Quốc trong vụ "đường lưỡi bò" ở Biển Đông

Luật sư (LS) Paul Reichler thuộc công ty Luật Foley Hoag (Mỹ), trưởng đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc (TQ) đưa ra nhiều lập luận vững chắc bảo vệ cho Philippines trong vụ kiện này.

Philippines và Mỹ tập trận đổ bộ (PHIBLEX 14) trong ba tuần từ ngày 18.9 cách bãi cạn Scarborough 220 km. Ảnh: Hải quân Mỹ
Philippines và Mỹ tập trận đổ bộ (PHIBLEX 14) trong ba tuần từ ngày 18.9 cách bãi cạn Scarborough 220 km. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo đó, các lập luận cốt lõi của Philippines như sau:

- Đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của TQ giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Philippines cũng như TQ và các quốc gia ven biển khác ở biển Đông có các đặc quyền ở vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

- Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của TQ.

- Trong tám thực thể địa lý ở biển Đông TQ đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý. Tóm lại, các đặc quyền về biển của TQ ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.

Về phía Trung Quốc, họ đã từ chối tham gia vụ kiện này. Tuy nhiên, các trọng tài quốc tế sẽ xem xét các bản đồ, hải đồ và các nghiên cứu học thuật về các thực thể đảo mà Philippines đưa ra. Họ có thể thuê các chuyên gia để tư vấn. Họ cũng sẽ xem xét các luật, nghị định, tuyên bố và giải thích của TQ về đường chín đoạn cũng như các tuyên bố về chủ quyền biển của TQ ở biển Đông, luật sư Paul Reichler cho biết.

Theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, phân xử trọng tài tính từ lúc mở đầu đến khi kết thúc thường mất 3-5 năm. Tòa đã thông qua các quy tắc tố tụng. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp biên bản biện hộ vào ngày 30/4/2014. Phía bên bị kiện cũng sẽ có thời gian tương tự để chuẩn bị biên bản biện hộ, tuy nhiên Trung Quốc không tham gia vụ kiện nên thời gian tố tụng có thể sẽ được rút ngắn.

Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, Philippines đang có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc, "Philippines sẽ có thể trình bày lập luận của mình vào nội dung chính của vụ kiện ngay sau khi các rào cản pháp lý được khắc phục. Nếu tôi đang ở vào vị trí của Philippines bây giờ tôi sẽ hạnh phúc hơn so với trường hợp tôi ở vị trí của Trung Quốc", Schofield,một học giả về Luật Biển, hiện là giáo sư tại đại học Wollongong, người Úc cho biết.

Schofield cho rằng Hội đồng Trọng tài 5 thành viên được thành lập bởi Tòa án Quốc tế về Luật Biển để thụ lý vụ kiện là không có gì để chê trách, đồng thời hy vọng vụ kiện sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị.

Học giả Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận xét thêm, nếu một phán quyết thuận lợi với Philippines được đưa ra, Manila sẽ tự tin hơn trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại các khu vực tranh chấp, ví dụ như Bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là đối tượng Trung Quốc, Đài Loan, Philippines cùng tuyên bố "chủ quyền".

Theo Pháp luật TP.HCM, Dân Trí
0

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất từ Trung Quốc

(The Economist- 19.10.13) Khi không có các siêu cường, Trung Quốc thừa cơ hành động ở biển Đông.

Hàng trăm ngàn người dân xếp hàng trên đường phố tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10, tưởng như là để đón Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đến trong chuyến thăm ba ngày. Nhưng họ không phải đứng chào đón Lý Khắc Cường. Đó là một tang lễ cấp quốc gia dành cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng huyền thoại, ông chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong sự tôn thờ các anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam. 

Và nhiều người Việt Nam nhìn thấy chuyến thăm Việt Nam của ông Lý Khắc Cường như một cuộc tấn công và cho rằng ông nên hoãn chuyến đi lại để tránh ảnh hưởng đến chuyện đau buồn của người dân Việt Nam. "Thiếu tôn trọng" và "ngạo mạn " là hai tính từ được sử dụng cho ông Lý Khắc Cường.

Xúc động! Lý Khắc Cường miêu tả cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng như là một “bước đột phá”. Chuyến đi nằm trong hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, nhằm hàn gắn mối quan hệ vốn đã bị sứt mẻ trong những năm gần đây do những tuyên bố lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong khi đó Tập Cận Bình, chủ tịch và là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á- Thái Bình Dương APEC). Ông Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Brunei cùng với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội mười quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và ông đã đi thăm Thái Lan. Barack Obama đã có dự kiến là sẽ tham dự cả hai hội nghị APEC và ASEAN, nhưng Barack Obama đã phải hủy kế hoạch do những đấu đá chính trị ở Washington, do đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng nổi bật hơn.

Việt Nam là quốc gia ASEAN có sự nghi ngờ đối với Trung Quốc nhiều nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và một cuộc chiến đẫm máu ngắn xẩy ra vào năm 1979, đến này những tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa nguôi, phần tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp là rộng nhất so với bốn quốc gia khác tuyên bố chủ quyền tại biển Đông (Brunei, Malaysia và Philippines). Không chỉ cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn tự coi mình như một quốc gia đã bị quốc gia phương Bắc đuổi bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa, khi quân Trung Quốc tràn xuống đánh lực lượng miền Nam Việt Nam và chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Các cuộc đối đầu ở quần đảo này về đánh bắt cá và khai thác dầu khí xảy ra thường xuyên.

Tuy nhiên, trong những tháng trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, hai nước đã ký kết một thỏa thuận "đối tác chiến lược " mới. Trung Quốc là nước có thương mại lớn nhất của Việt Nam là đối tác quan trọng và thậm chí không thể đếm được số lượng buôn bán trái phéo diễn ra tại biên giới. Trong khi đó ông Lý Khắc Cường đã đi xa hơn trong vũng lầy tranh chấp lãnh thổ để đạt được một thành công không thể hơn nữa tại thời điểm này. Ông thậm chí còn đồng ý về một thỏa thuận "hợp tác hàng hải" với nhóm làm làm việc chung.

Ở Trung Quốc, sự việc này đã giúp che dấu và làm lu mờ đi những ký ức nhức nhối của năm 2010, tại một cuộc họp tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, đã tham gia vào tranh chấp Biển Đông bằng tuyên bố rằng có "lợi ích quốc gia " của Mỹ ở Biển Đông. Trung Quốc đã đổ lỗi cho sự can thiệp sâu của Mỹ là do Việt Nam và Philippines và Mỹ nên đứng ra ngoài tranh chấp đó. Hôm nay tờ ChinaDaily, một tờ báo chính thức của truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã trích dẫn lời của một nhà phân tích Trung Quốc rằng: " Hà Nội đã nhận ra rằng trên thực tế họ không thể tin tưởng vào Washington trong việc hỗ trợ về chủ quyền ở các quần đảo tranh chấp.”

Có thể thấy. Những chuyến đi của Lý Khắc Cường và Tậm Cận Bình là một lời nhắc nhở về cuộc chơi lớn, sức mạnh Trung Quốc trong khu vực đã trưởng thành, và làm thế nào Obama lại có thể vắng mặt. Ở khắp mọi nơi họ khoe bày sức mạnh kinh tế của họ. Tại Thái Lan, Ông Lý Khắc Cường đã tỏ ra rất vui mừng khi ông thay mặt chính phủ Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ cho Thái Lan trong hai lĩnh vực xấu của nền kinh tế Thái Lan, bằng cách đồng ý mua thêm gạo và cao su. Ông Tập đã nổi lên một ý tưởng về một " cấu trúc ngân hàng châu Á " với việc Trung Quốc sẽ giúp đáp ứng một trong những nhu cầu cấp bách nhất của khu vực. Tại Brunei, ông Lý trước đã đề xuất một hiệp ước mới với ASEAN, nhằm thực hiện tầm nhìn của ông về một "thập kỷ kim cương" trong quan hệ với Trung Quốc.


Tuy nhiên, nếu đây là một cuộc tấn công quyến rũ thì cũng đã có một quốc gia trong hiệp hội ASEAN vẫn không màng đến sự quyến rũ này. Trung Quốc đang tức giận Philippines vì họ đã kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc. Nhưng điều đó lại đúng với ý định của Trung Quốc là nhằm cô lập Philippines đối với các thành viên khác. Tuy nhiên các học giả Việt Nam cho rằng, chính phủ của họ hoàn toàn nhận thức được điều này và đã không loại trừ khả năng sẽ tham gia vào hành động pháp lý của Philippines.

Một vài tuần hoạt động ngoại giao cũng không thể thay đổi thực tế cơ bản tại đây, và rằng Đông Nam Á nhìn Trung Quốc như một đối tác thương mại chính của họ và Mỹ như người bảo lãnh chính của họ. Tuy nhiên họ cũng đã nhận thức được rằng sức mạnh trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên báo Jakarta Post, một tạp chí tiếng Anh ở Indonesia, tờ này đưa ra một lập luận thẳng thừng rằng "đó là Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là nước lãnh đạo của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21”. "Obama không đến được là do chính phủ họ bị ngừng hoạt động, Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sang chấu Á và nhấn mạnh vào sự tham gia về quân sự."

Báo chí Trung Quốc đưa lên những bài viết mừng vui về những thúc đẩy thực sự ấn tượng về một sự thay đổi quyền lực, những tham gia tranh luận vượt ra cả ngoài khu vực Đông Nam Á. Thậm chí tân Hoa Xã còn đưa tin “Trung Quốc với khả năng của một siêu cường, chủ quyền không thể thay đổi, thời đại của một quốc gia đạo đức giả cần phải chấm dứt.”

Có một số sự cảm thông ở Đông Nam Á nhưng rất ít các quốc gia muốn một trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu phải nhường đường cho sự thống trị bởi Trung Quốc. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng những lời chỉ trích về thời gian của chuyến thăm của ông Lý tới Hà Nội là không công bằng. Dù gì đi nữa thì Lý Khắc Cường cũng đã dành thời gian để gửi lời chia buồn tại một thời điểm tang tóc của Việt Nam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất đối với động cơ của Trung Quốc. 


Theo Economist/DOANH NHÂN BIÊN HÒA
0

Nga: Tổ chức hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông

Ngày 18/10, tại Moskva, Viện Đông Phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất về an ninh và hợp tác tại Biển Đông.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Nguồn: website của Viện phương Đông học).
Tham dự hội thảo, về phía Nga có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Mikhail Margelov, Viện sỹ thông tấn Vytali Naumkin-Giám đốc Viện Đông Phương học, các đại diện Duma Quốc gia (Hạ viện), Bộ Ngoại giao, Hội đồng an ninh-quốc phòng, lãnh đạo một số viện nghiên cứu và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Về phía khách mời quốc tế có các học giả, nhà nghiên cứu quân sự, chính trị, luật biển hàng đầu thế giới đến từ Liên minh châu Âu, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản....

Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đối ngoại Bộ Ngoại giao Nga Alekxandr Tokovinin cho biết Nga ủng hộ tìm kiếm các giải pháp cùng chấp nhận được để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; kêu gọi các bên tranh chấp kiềm chế, không sử dụng vũ lực và giải quyết vấn đề bằng biện pháp chính trị-ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về Luật Biển năm 1982.

Trong thông cáo báo chí, lãnh đạo Viện Đông Phương học cho biết vấn đề Biển Đông đang là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế. Các nước trong khu vực tranh chấp đã tiến hành đàm phán trong một thời gian dài, song chưa tìm ra giải pháp khả thi tháo gỡ các bất đồng liên quan vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền đánh bắt hải sản, thăm dò, khai thác dầu khí và tự do hàng hải.

Viện Phương Đông học quyết định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về an ninh và hợp tác ở Biển Đông nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà chính trị, học giả và các chuyên gia nghiên cứu quốc tế đưa ra ý kiến đánh giá đa chiều về vấn đề Biển Đông dưới góc độ địa lý-chính trị, nguy cơ bất ổn và chạy đua vũ trang ở khu vực, bình diện pháp lý, lịch sử của các tranh chấp ở Biển Đông, khả năng giải quyết các vấn đề hiện nay với hy vọng các tham luận tại hội thảo sẽ góp phần giúp các nước đang có tranh chấp sớm tìm ra biện pháp giải quyết xung đột một cách hòa bình, bền vững và cùng có lợi.

Viện Đông Phương học cũng cho biết, để đảm bảo tính khách quan của các tham luận, viện chủ trương không mời các học giả, nhà nghiên cứu đến từ các nước có tranh chấp ở biển Đông.

Theo TTXVN
0

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Giấc mơ Cam Ranh của người Nga sắp thành hiện thực

Đến năm 2015 , Hải quân Nga có thể trở lại Vịnh Cam Ranh Việt Nam, nơi được xây dựng một trung tâm hậu cần kỹ thuật và trung tâm phục hồi chức năng cho những người vận hành cả tàu chiến nổi và tàu ngầm...


Bài phân tích cho thấy vì sao Hải quân Nga có nhiều khả năng sẽ được sử dụng Quân cảng Cam Ranh. Xem theo link dưới đây:

http://defencevn.blogspot.com/2013/10/cam-ranh-giac-mo-cua-nguoi-nga-sap.html
0

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Ấn Độ xây hệ thống cảnh báo sóng thần ở biển Đông

Với mục tiêu tránh lặp lại thảm họa như năm 2004, Ấn Độ đang xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần sớm trong biển Đông , hệ thống này rất có thể sẽ hoạt động trong 10 tháng tới.


Hệ thống cảnh báo sóng thần Ấn Độ Dương. Ảnh minh họa.

Trung Quốc cũng đang xây dựng một trung tâm cảnh báo sớm tương tự ở Biển Đông. Khu vực này hiện đang được cảnh báo từ Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC).

Hai năm trước đây, vấn đề xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần ở Biển Đông đã được đưa ra trong một hội nghị để bàn bạc tích hợp nhiều hệ thống cảnh báo sớm cho cả châu Phi và châu Á được gọi là RIMES, một tổ chức đa chính phủ gồm 18 thành viên có trụ sở ở Bangkok, trong đó Ấn Độ cũng là một thành viên.

Có ý kiến ​​cho rằng Ấn Độ cần xây dựng khả năng đưa ra cảnh báo sớm trong một cuộc họp bàn thảo về sóng thần ở Biển Đông, được sự đồng ý của Ấn Độ. Các nước Đông Nam Á cũng là thành viên của tổ chức này .

Hiện nay, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần Ấn Độ (ITEWS) ở Hyderabad đảm nhận việc kiểm tra chéo các dữ liệu mà nó nhận được.

Biển Đông có hơn 3,5 vạn km vuông khu vực lãnh hải tranh chấp là một phần của Thái Bình Dương, bao gồm một khu vực từ Singapore và Eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan .

Có sáu quốc gia - Trung Quốc , Đài Loan , Việt Nam , Brunei , Malaysia và Philippines - tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ biển Đông bao gồm quần đảo Trường Sa.

Tháng trước , IOC (Ủy ban Hải dương học liên chính phủ ) đã gật đầu với Trung Quốc để xây dựng một hệ thống cảnh báo tương tự trong Biển Đông. Trung tâm sẽ giám sát một khu vực bao gồm miền Nam Trung Quốc, Sulu và vùng biển Sulawesi, giáp chín quốc gia.

Khu vực này được biết đến là vùng biển giàu hydrocarbon và cũng là một vùng biển quan trọng của các hệ thống thông tin- truyền thông ven biển (SLOC). Các bình luận nói rằng việc có một hệ thống cảnh báo sóng thần sớm ở Biển Đông là rất quan trọng đối với Ấn Độ vì lợi ích thương mại và chiến lược trong khu vực.

Ngoài ra, nó còn giúp Ấn Độ tăng cường hiện diện ở biển Đông, vùng biển đang chịu tác động mạnh mẽ của Trung Quốc khi một thỏa thuận hợp tác cùng khai thác biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được công bố mới đây.

Nguồn: New Indian Express.
0

Báo Trung Quốc bày mưu chiếm Trường Sa

(Soha.vn) - Theo sự hoang tưởng và ngông cuồng của bài viết dưới đây thì Trung Quốc sẽ “thu hồi” Trường Sa vào giai đoạn 2025 -2030 sau khi thống nhất được Đài Loan từ 2020 -2025.

Ngày 8/7/2013, trên Wenweipo, tờ báo tiếng Trung có quan điểm ủng hộ chính phủ Trung Quốc xuất hiện một bài viết với tựa đề: “6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới”.

Midnight Express 2046, trang blog có trụ sở ở Hong Kong, xác định bài báo trên có nguồn gốc từ ChinaNews.com.

Midnight Express 2046 đánh giá, dù còn ấu trĩ nhưng bài viết này đã cho thấy một bức tranh khá rõ ràng về cái gọi là “Chủ nghĩa Đại hán hiện đại” của Trung Quốc.

Theo cách nhìn nhận của bài báo,Trung Quốc hiện nay chưa phải là một cường quốc thống nhất. Đây là một sự sỉ nhục và do đó, vì “lợi ích thống nhất và phẩm giá quốc gia”, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc phải phát động 6 cuộc chiến tranh để hiện thực hóa mục tiêu này.

1. Cuộc chiến tranh thứ nhất: Thống nhất Đài Loan (2020 - 2025)

Bài báo đánh giá, mặc dù hai bờ eo biển Đài Loan vẫn đang trong trạng thái hòa bình nhưng Trung Quốc Đại lục không nên “mơ mộng” về một giải pháp thống nhất hòa bình từ chính quyền Đài Loan, cho dù là Quốc dân Đảng hay Dân tiến Đảng cầm quyền. Tình hình hiện nay của Đài Loan là nguyên nhân khiến Trung Quốc phải lo lắng vì các bên đều tận dụng cơ hội để mặc cả với Trung Quốc.

Do vậy, Trung Quốc phải hoạch định một chiến lược thống nhất Đài Loan trong vòng 10 năm tới, tức là khoảng năm 2020. Khi đó, Trung Quốc phải đưa ra tối hậu thư cho Đài Loan, yêu cầu Đài Loan lựa chọn: hoặc thống nhất hòa bình (Trung Quốc mong muốn điều này nhất) hoặc chiến tranh (lựa chọn bắt buộc) vào năm 2025.

Từ phân tích tình hình hiện tại, bài báo cho rằng Đài Loan chắn chắn sẽ cự tuyệt thống nhất, vì vậy hành động quân sự sẽ là giải pháp duy nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này sẽ là một cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên kể từ khi “nước Trung Hoa mới” được thành lập. Đây sẽ là phép thử đối với sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chiến tranh hiện đại.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, hoặc sẽ giành chiến thắng dễ dàng, hoặc có thể phải đối diện với khó khăn, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ và Nhật Bản chủ động trợ giúp Đài Loan, hoặc thậm chí tấn công Trung Quốc Đại lục, đó sẽ là cuộc chiến tranh khó khăn và kéo dài. Ngược lại, nếu Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài thì PLA có thể dễ dàng đánh bại Đài Loan. Trong trường hợp này, Đài Loan có thể sẽ bị kiểm soát trong vòng 3 tháng. Nhưng ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản lâm trận, chiến tranh cũng có thể kết thúc chỉ trong vòng 6 tháng.

2. Cuộc chiến tranh thứ hai: Đánh chiếm Trường Sa (2025 - 2030)

  Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Vẫn bằng giọng điệu ngang ngược, bài báo cho rằng, sau khi thống nhất Đài Loan, Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 năm. Trong thời gian khôi phục lại sức lực, Trung Quốc sẽ gửi tối hậu thư cho các nước xung quanh Quần đảo Trường Sa của Việt Nam với thời hạn cuối cùng là năm 2028.

Theo bài báo này thì “các nước có tranh chấp về chủ quyền có thể đàm phán với Trung Quốc” về việc đảm bảo các lợi ích đầu tư ở những hòn đảo này “bằng cách từ bỏ yêu sách lãnh thổ của họ”. Nếu không, một khi Trung Quốc tuyên chiến, mọi lợi ích đầu tư và lợi ích kinh tế “sẽ bị Trung Quốc tước đoạt”.

Bài báo cho rằng, vào thời điểm đó, các nước Đông Nam Á còn đang “run lẩy bẩy” trước việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp quân sự. Vì vậy, trong tình huống thứ nhất, các nước sẽ ngồi vào bàn đàm phán nhưng không muốn từ bỏ lợi ích của mình ở Trường Sa. Các nước sẽ áp dụng chiến thuật chờ đợi và trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng. Bài báo đã viết rất hống hách: “Họ sẽ không quyết định đón nhận hòa bình hay phát động chiến tranh một khi Trung Quốc chưa có bất cứ động thái cứng rắn nào”.

Tình huống thứ hai, Mỹ sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc“tái chiếm” quần đảo này. Nhưng cuộc chiến thứ nhất đã đủ dạy cho Mỹ một bài học “đừng công khai đối đầu với Trung Quốc”. Thế nhưng, bài báo nhận định, Mỹ sẽ ngấm ngầm hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Trong số các nước quanh Biển Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines dám thách thức vai trò thống trị của Trung Quốc.

Bài báo còn đề xuất: “Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất trong khu vực. Đánh bại Việt Nam, Trung Quốc có thể đe dọa được số nước còn lại”. Trong khi cuộc chiến với Việt Nam đang diễn ra, các nước khác sẽ “không dám ho hoe”. Nếu Việt Nam thất bại, những nước khác “tự khắc sẽ dâng đảo cho Trung Quốc”. Còn ngược lại, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc.

Theo bài báo trên thì “Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và lấy lại tất cả các đảo”. Khi Việt Nam “thất trận và mất hết các đảo” thì các quốc gia khác, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc,“sẽ đàm phán, trả lại đảo và tuyên bố trung thành với Trung Quốc”.

Sau đó, Trung Quốc có thể xây dựng các hải cảng và bố trí quân đội trên các đảo này, mở rộng ảnh hưởng của mình ra Thái Bình Dương.

3. Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (2035 - 2040)

  Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006

Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006

Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài nhưng điểm xung đột duy nhất giữa hai nước là phần phía Nam Tây Tạng.

Bài báo nhận định, Ấn Độ đánh giá rất cao giá trị của mình và cùng với sự trợ giúp từ Mỹ, Nga và châu Âu, họ tự tin có thể đánh bại Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Đây là một phần lý do chính khiến các tranh chấp lãnh thổ kéo dài.

Theo bài báo, 20 năm sau, tuy Ấn Độ sẽ vẫn tụt hậu so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự nhưng lại là một trong số ít các cường quốc thế giới. Nên nếu sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một số thiệt hại. Do đó, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là kích động sự tan rã của Ấn Độ. Khi bị chia rẽ thành nhiều quốc gia nhỏ, Ấn Độ sẽ không đủ sức mạnh để đối phó với Trung Quốc.

Kế hoạch thứ hai là xuất khẩu vũ khí tiên tiến cho Pakistan, giúp Pakistan chinh phục Nam Kashmir vào năm 2035. Trong khi Ấn Độ và Pakistan đang bận mải chiến đấu với nhau, Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Nam Tây Tạng. Ấn Độ sẽ không thể cùng một lúc đối phó với 2 cuộc chiến tranh vì như thế sẽ mất cả hai. Trong tình huống này, Trung Quốc có thể chiếm lại Nam Tây Tạng dễ dàng và Pakistan có thể kiểm soát Kashmir.

Nếu kế hoạch trên vẫn không ổn, Trung Quốc sẽ hành động quân sự trực tiếp để lấy lại miền Nam Tây Tạng. Sau 2 cuộc chiến đầu tiên, Trung Quốc đã nghỉ ngơi được khoảng 10 năm và đã trở thành một cường quốc thế giới, có thể chỉ sau Mỹ, vì vậy Ấn Độ sẽ phải thua trong cuộc chiến này.

http://soha.vn/quoc-te/bao-trung-quoc-ngang-nguoc-bay-muu-chiem-truong-sa-nam-2025-20131016223938628.htm
0

Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam?

(VOA) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/10 đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam sau khi hai bên ra tuyên bố chung về việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước’.

Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.

Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển’.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.

“Phía Trung Quốc hiện nay đang bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Trên biển Hoa Đông thì họ đang căng thẳng với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku, còn trên biển Đông thì họ đang va chạm và xung đột với Philippines và cả Việt Nam nữa. Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của quốc tế thì phía Trung Quốc muốn tỏ ra rằng là họ không phải là hiếu chiến, không phải là bành trướng", ông Dy nói.

Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc”.

Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.

Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó chỉ mang tính ngoại giao.

“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.

Ông nói thêm:
"Người Trung Quốc thì ý đồ bành trướng xâm chiếm lãnh thổ của họ rất dài. Họ sẵn sàng chờ đợi 10 năm, 20 năm, 30 năm thậm chí là hàng trăm năm. Chưa lấy được biển Đông thì họ chưa thôi trừ phi đất nước Trung Quốc suy yếu đi”.

Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.

Trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc đều có những phát biểu phản bác nhau liên quan tới các vụ việc xảy ra ở biển Đông.

Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước”.

Tuy nhiên, văn bản mới nhất này vẫn gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội về sự nhún nhường của Việt Nam cũng như về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.

Về các ý kiến trái chiều này, ông Dy nhận định:
“Những chuyện gì có thể im lặng được thì chúng tôi [Việt Nam] im lặng. Những việc gì có thể nói khẽ thì chúng tôi nói khẽ, mặc dù nhiều khi sự việc rất nghiêm trọng. Đối với Trung Quốc, tất cả những chuyện va chạm, xung đột với họ ở trên biển không phải lúc nào cũng bù lu bù loa lên đâu. Khi nào cần thiết thì mới phải nói thôi”.

Tuyên bố hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ mới đây cho rằng các nước đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nên xử lý vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế, thay vì đưa ra những thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc.

Bắc Kinh từ trước tới nay vẫn tuyên bố muốn giải quyết vấn đề lãnh hải trên vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa với từng nước liên quan và phản đối các biện pháp đa phương.

Mới đây, Bắc Kinh lặp lại yêu cầu đòi Mỹ, Nhật và các nước khác không nhúng tay vào cuộc tranh chấp ở vùng biển được coi là giàu tài nguyên giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.

Nguồn: VOA
0

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh

(GDVN) - Sau chuyến thăm Cam Ranh, Bộ trưởng Itsunori Onodera nhận xét: "Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù đứng trước 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông và Hoa Đông, nhưng 2 nước đang có những hoàn cảnh hàng hải tương tự. Có rất nhiều điều chắc chắn Nhật Bản nên xem xét liên quan đến an ninh hàng hải của Việt Nam."

Tờ Yomiuri Shimbun ngày 16/10 nhận định, cảng Cam Ranh là một cảng tự nhiên nước sâu rất tốt ở Biển Đông và từng là một trong những thành trì quan trọng được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hiện nay quân đội Việt Nam đang có một căn cứ hải quân trên vịnh Cam Ranh tham gia các hoạt động tuần tra, giám sát các đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà một số nước khác cũng đưa ra tuyên bố "chủ quyền" một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã đến thăm cảng Cam Ranh và lên 1 con tàu khu trục nhỏ hiện đại, đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Nhật Bản đến cảng Cam Ranh.

Yomiuri Shimbun cho rằng, không có gì nghi ngờ về việc chuyến thăm cảng Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã làm nổi bật mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Sau chuyến thăm Cam Ranh, Bộ trưởng Itsunori Onodera nhận xét: "Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù đứng trước 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông và Hoa Đông, nhưng 2 nước đang có những hoàn cảnh hàng hải tương tự. Có rất nhiều điều chắc chắn Nhật Bản nên xem xét liên quan đến an ninh hàng hải của Việt Nam."

Không chỉ Việt Nam, một số nước khác ở Đông Nam Á cũng đã lưu ý đến các hoạt động (bất hợp pháp) ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông mà bãi cạn Scarborough là một điển hình.

Trong cuộc họp tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hồi giữa tháng trước, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN đã tham vấn về việc thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tiến tới ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên phía Trung Quốc đã từ chối đề nghị đàm phán, ký kết COC.

Philippines đã khởi kiện lập luận đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển khiến Bắc Kinh phản ứng kịch liệt với những hành động "chưa từng có", mà đỉnh điểm là việc từ chối Tổng thống Philippines tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây từ 3/9 đến 6/9.

Josel Ignacio, Bí thư thứ nhất và là Lãnh sự phụ trách các vấn đề chính trị đại sứ quán Philippines tại Nhật Bản nói rằng mặc dù Trung Quốc rất muốn thay đổi hiện trạng khu vực Senkaku, Bắc Kinh dường như di chuyển nhiều hơn, một cách thận trọng hơn trên Biển Đông vì Cảnh sát biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Senkaku khá mạnh.

Nếu Tokyo và Bắc Kinh có thể giải quyết vấn đề lãnh hải tại Senkaku thông qua các biện pháp pháp lý chứ không phải vũ lực, sẽ thiết lập một tiền lệ tốt có thể áp dụng đối với vấn đề lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông.

http://giaoduc.net.vn/quoc-te/yomiuri-tham-cam-ranh-bo-truong-qp-nhat-noi-2-nuoc-cung-hoan-canh/321039.gd
0

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Việt, Trung thỏa thuận cùng khai thác vùng biển tranh chấp

Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận thành lập nhóm làm việc chung để cùng khai thác vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay hôm 14.10.2013


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội

Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý thành lập một nhóm làm việc để cùng nhau thăm dò [dầu khí] ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước và tuyên bố sẽ vượt qua vấn đề tranh chấp lãnh thổ để tăng cường quan hệ song phương.

Thỏa thuận này đã được công bố sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, hôm qua sau khi đến Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi Đông Nam Á của ông Lý.

Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến ​​lễ ký 12 thỏa thuận hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hải.

Tại một cuộc họp báo chung sau cuộc đàm phán , ông Lý cho biết hai nước đã đạt được "một bước đột phá" trong việc tăng cường "quan hệ đối tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau" của họ bằng cách thiết lập các nhóm công tác liên quan đến việc thăm dò chung ở Biển Đông.

Cả hai quốc gia nhằm mục đích đạt được "tiến bộ cụ thể" để cùng thăm dò [dầu khí] ở Vịnh Bắc Bộ, một khu vực phía bắc ở biển Đông, nhưng không công bố các chi tiết khác trong thỏa thuận hợp tác.

"Tiến triển này nhằm làm cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Trung Quốc và Việt Nam có khả năng và sự khôn ngoan để giữ hòa bình ở biển Đông, mở rộng lợi ích chung của họ và thu hẹp các tranh chấp của họ", ông Lý nói.

Ông Dũng hôm qua gọi Trung Quốc là một "người hàng xóm" và cho biết hai nước đã đồng ý để tìm một giải pháp lâu dài "có thể chấp nhận được cho cả hai bên" thông qua "đàm phán thân thiện".

"Trong thời gian này, hai nước sẽ chủ động tìm kiếm giải pháp chuyển tiếp mà không ảnh hưởng đến lập trường của hai bên về vấn đề này", ông nói thêm.

Giáo sư Su Hao tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho biết thỏa thuận thăm dò chung giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ ra rằng Bắc Kinh không muốn thấy căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ tiếp tục bùng lên, vì có thể khiến Bắc Kinh để mất ảnh hưởng [đối với Việt Nam] vào tay đối thủ chiến lược của mình.

"Bắc Kinh thấy rằng Việt Nam có thể trở thành một phần trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Nhật Bản và Hoa Kỳ", ông nói.

Tuy nhiên, một thỏa thuận tương tự có thể được thực hiện giữa Trung Quốc và Philippines là một câu hỏi lớn, ông Su nói, khi Manila vẫn còn bị mắc kẹt với một cách tiếp cận cứng rắn đối với Bắc Kinh .

Ngoài các thỏa thuận Biển Đông, hai quốc gia cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy thương mại song phương hàng năm tới 60 tỷ USD vào năm 2015.

Ông Lý sẽ đến thăm Lăng Hồ Chí Minh ngày hôm nay, và có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguồn: Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
0

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Trung Quốc tiếp tục mời thầu khai thác dầu khí ở Biển Đông

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 8/10 loan báo đấu thầu mời các công ty nước ngoài hợp tác thăm dò khai thác tại 25 lô dầu khí trong đó có 17 lô ở Biển Đông.


Giàn khoan dầu khí Trung Quốc Cnooc 981 ở biển Đông. Ảnh: Global Times

Thông cáo đăng trên trang web của CNOOC cho biết các lô còn lại bao gồm 3 lô ở Biển Hoa Đông, cùng 5 lô ở Hoàng Hải và biển Bột Hải.

Tổng cộng 25 lô dầu khí này trải dài trên khu vực rộng hơn 102 ngàn cây số vuông.

Thông cáo nói các công ty ngoại quốc có thể tiếp cận dữ liệu liên quan đến các lô vừa kể từ sau khi đăng ký các dự án cho tới cuối năm nay.

Nhật báo China Daily của Trung Quốc dẫn lời một quan chức trong tập đoàn CNOOC nói trong số 25 lô dầu khí đang mời đấu thầu, không lô nào nằm trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền.

Loan báo mời thầu được đưa ra sau khi CNOOC hồi tháng 5 công bố đã hoàn thành việc lắp đặt giàn khoan nước sâu lớn nhất Châu Á ở Biển Đông.

Tháng 6 năm ngoái, CNOOC rao đấu thầu 9 lô dầu khí ở Biển Đông mà Việt Nam cho là phi pháp vì các lô này nằm hoàn toàn trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam, tức trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, chứ không phải là vùng có tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam đã bị Trung Quốc phớt lờ.

Nguồn: Reuters, AP
0

Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa

Hôm nay, 09/10/2013, một nghị sĩ Đài Loan thông báo là nước này đã tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa, một hành động có thể gây thêm căng thẳng trên vấn đề chủ quyền quần đảo này.


Theo lời nghị sĩ nói trên, thứ Hai, 07/10 vừa qua, một đội kỹ thuật viên của công ty dầu khí Nhà nước CPC của Đài Loan đã đến đảo Ba Bình ( mà Đài Loan gọi là Thái Bình ), đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Đài Bắc. Họ đã hoàn tất việc thăm dò địa chất ngày hôm qua và đã trở về nước với sự hộ tống của hai chiến hạm. Theo dự kiến, sẽ có những chuyến thăm dò địa chất khác ở khu vực đảo Ba Bình.

Việc thăm dò địa chất đã được tiến hành sau khi vào năm 2011, chính phủ Đài Loan cấp giấy phép cho công ty CPC khai thác dầu khí ở khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa. Tại đây đang có một đơn vị lính tuần duyên Đài Loan trú đóng. Trong năm nay, Đài Loan cũng đã gởi các dàn súng cối và súng phòng không đến đảo này, gây phản ứng giận dữ từ phía Việt Nam. Đài Loan cũng thông báo sẽ xây một bến cảng đủ lớn để có thể tiếp nhận các chiến hạm. Vào giữa năm 2006, Đài Loan đã xây một phi đạo trên đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của Việt Nam.

Theo RFI
0

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Quan hệ Việt-Nhật và chính sách Đông Nam Á của Tokyo

Từ khi ông Shinzo Abe lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, chính sách mới của Tokyo càng lúc càng được thấy rõ : Củng cố chặt chẽ hơn quan hệ với Đông Nam Á, với thành tố quốc phòng ngày càng nổi bật, trái với trước đây thường là kinh tế, thương mại. Trong chính sách này, Việt Nam đang có một vị trí quan trọng cần phải tranh thủ để giảm bớt sức ép từ phía Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. 

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân cuộc họp song phương ngày 07/10/2013 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bali.
REUTERS/Edgar Su



Vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe đã được thể hiện rõ nét một lần nữa vào hôm nay, 07/10/2013 với cuộc tiếp xúc song phương Nhật-Việt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC ở Bali (Indonesia).

Shinzo Abe và Trương Tấn Sang nhất trí thúc đẩy hợp tác về an ninh trên biển

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Abe cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh trên biển, nhằm mục tiêu không nói ra là chống lại các hành vi đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông.

Một quan chức trong phái đoàn Nhật Bản cho biết là trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ thái độ quan ngại trước những hành động đơn phương nhằm « thay đổi hiện trạng bằng vũ lực », ám chỉ rõ ràng đến các hoạt động hải quân của Trung Quốc vốn dẫn đến các tranh chấp lãnh thổ với các nước châu Á khác, trong đó có cả Nhật Bản lẫn Việt Nam, trên hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Cũng theo nguồn tin trên, ông Trương Tấn Sang đã đồng ý với Thủ tướng Abe, cho rằng tranh chấp phải được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế.

Lãnh vực kinh tế cũng được hai nhà lãnh đạo Nhật Việt quan tâm. Hai bên cùng chia sẻ mục tiêu khuyến khích nhiều công ty Nhật Bản hơn đầu tư vào Việt Nam. Ông Abe cam kết là Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy các công ty Nhật Bản đầu tư thêm. Ông cũng hứa rằng Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Thủ tướng Shinzo Abe hội đàm với các lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam. Chỉ ít lâu sau ngày nhậm chức, vào đầu năm 2013, ông Abe đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên cho vùng Đông Nam Á, mà chặng dừng đầu tiên chính là Hà Nội.

Về chiến lược mới của Nhật Bản, hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 03/10/2013 đã nhận xét : Chính quyền Shinzo Abe dựa trên các liên kết kinh tế sẵn có và quan trọng của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á để phát triển quan hệ an ninh, quốc phòng, đặc biệt với các nước quanh Biển Đông : Cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines, tiến hành tập trận chống khủng bố với Indonesia và xem xét việc cung cấp tàu cho Việt Nam.

Yếu tố mới : Nhật sẵn sàng giúp Đông Nam Á về mặt quốc phòng

Chuyên gia Mỹ Michael Green, từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch phụ trách châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington ghi nhận : "Thế lực của Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt, do đó Tokyo cần thêm bạn bè và đồng minh khác ngoài nước Mỹ... Yếu tố mới với ông Abe là ông sẵn sàng giúp các nước Đông Nam Á trong lãnh vực quốc phòng", chứ không chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế như trước đây.

Tháng Bảy vừa qua, nhân dịp ghé Manila, ông Abe đã xác nhận lời hứa giúp Philippines 10 chiếc tàu tuần tra để bảo vệ vùng biển. Đối với Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng đã tiết lộ với báo chí trong chuyến thăm Hà Nội vào giữa tháng Chín là Tokyo đang xem xét một thỏa thuận tương tự với Việt Nam.

Điểm chung giữa hai nước Việt Nam và Philippines là cả hai đều đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực Biển Đông dồi dào nguồn cá và có nhiều tiềm năng dầu khí. Trên bình diện đó, cả hai nước Đông Nam Á cũng ở trong cùng một cảnh ngộ với Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt tại khu vực Biển Hoa Đông, với đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý.

Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera hôm 17/09/2013 đã không ngần ngại so sánh : "Trong một chừng mực nào đó, Nhật Bản và Việt Nam đang ở trong cùng một tình trạng, một bên là ở Biển Hoa Đông và một bên ở Biển Đông".

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã đi thăm căn cứ quân sự Cam Ranh

Dù không nói ra, nhưng Việt Nam rất hoan nghênh sự giúp đỡ của Nhật Bản trên bình diện quốc phòng. Hãng tin Mỹ Bloomberg đã trích dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera nói tiết lộ rằng ông là quan chức quốc phòng ngoại quốc đầu tiên được đến thị sát khu vực quân sự của căn cứ hải quân Cam Ranh trong chuyến thăm hồi đầu tháng Chín.

Ông Onodera cũng cho biết thêm là Việt Nam đã tham gia vào một cuộc tập huấn cứu hộ tàu ngầm tại Nhật Bản vào cuối tháng Chín.

Tiến sĩ Lâm Peng Er thuộc Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, tác giả một công trình nghiên cứu về quan hệ của Nhật Bản với khu vực, phân tích : "Chiến lược (của Nhật Bản) là nếu Trung Quốc áp lực lên Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản có thể cố tìm cách giảm bớt sức ép đó bằng cách gây áp lực lên Trung Quốc trong vùng Biển Đông, bằng cách hậu thuẫn cho Việt Nam và Philippines".

Đồng minh Mỹ của Nhật Bản lẽ dĩ nhiên rất hoan nghênh nỗ lực mới của Nhật Bản, dấn thân sâu hơn vào lãnh vực an ninh trên biển tại khu vực Đông Nam Á. Phát biểu với các phóng viên tại Seoul ngày 01 tháng 10 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear , nhân vật đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tỏ ý rất tán đồng các cố gắng của Nhật Bản : "Tôi nghĩ rằng việc Nhật Bản dấn thân rất hữu ích. Họ dẫu sao cũng là một cường quốc, có một năng lực phòng thủ quân sự rất đáng tin cậy, lại hiểu rõ khu vực thông qua mọi khía cạnh kinh tế và văn hóa".

Hướng Nam, nhưng vẫn phải quan tâm đến Bắc Kinh

Chính sách hướng nam của Thủ tướng Abe được cho là sẽ rất có lợi cho Nhật Bản. Tuy vậy, tất cả các chuyên gia đều cho rằng Tokyo không thể nào duy trì lâu dài một quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh.

Ông Daniel Sneider, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford ở California nhận định : "Không một lãnh đạo Nhật Bản nào nghĩ rằng có thể duy trì một tình trạng căng thẳng và suy giảm quan hệ lâu dài với hai nước láng giềng chủ yếu ở Đông Bắc Á". Hai láng giềng đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Quan hệ Việt-Nhật và chủ thuyết 'active pacifism' của ông Abe

Đây cũng là nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, vốn thường xuyên theo dõi các diễn biến địa lý chính trị tại Châu Á. Trả lời phỏng vấn của RFI, anh Lưu Tường Quang đã nêu bật vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á trong chính sách ngoại giao và quốc phòng năng động mới của Thủ tướng Shinzo Abe, được gọi là « active pacifism ».

Theo anh Quang, Tokyo quả đang cải thiện mạnh mẽ quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, nhưng tương tự như đồng minh Mỹ, Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện bang giao với Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, vấn đề đối với Việt Nam là phải tìm cách « mở rộng lãnh vực quyền lợi chung giữa hai nước » để tranh thủ tốt nhất hậu thuẫn của Nhật Bản.

Sau đây, mời quý vị nghe bài phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney
 
07/10/2013
 
 
Trọng Nghĩa - RFI
0

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời



Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103.

Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.



Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).

Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.

Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.

Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-doi-2890338.html


Tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Một chiến lược gia quân sự tài ba, người từng nói với tôi rằng chúng ta là những "kẻ thù danh dự".
Thượng Nghị sỹ John McCain viết qua Twitter lúc 21 giờ 22 ngày 04-10-2013


Hiện nay không biết đã có bao nhiêu sách báo và tài liệu quân sự viết về Võ Nguyên Giáp, nhưng ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về ông, hay chính ông viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập... và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện trên thế giới.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy từ Paris viết cho BBC Tiếng Việt lúc 21:43 04-10-2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo về Trường Sa, Biển Đông (Báo Đất Việt)

Những bức ảnh chưa từng công bố về tướng Giáp

Hồi ức của vị trợ lý đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap Dies (CBS News)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử

Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).


Ngày 22/12/1944,

Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.


Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.

Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.


Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.


Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.


vnghcm-664624-1368796710_500x0.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).


Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh". Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.


Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.


Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của Tổ quốc".

Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".


Đại tướng

Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).


Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn: ..Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...

Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".


Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).


Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai / Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài / Thắng hai đế quốc, bách niên thọ / Hoàn cầu có một, không có hai".

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai". 

Ảnh tư liệu/ VnExpress

0

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Diều hâu Dương Nghị dọa dẫm: "VN đừng đùa với lửa ở Biển Đông"


(Soha.vn) - Khi được hỏi quan điểm về Biển Đông, Dương Nghị lớn tiếng cảnh báo Việt Nam không nên “đánh giá sai tình hình” và “đùa với lửa”.

Dương Nghị là cựu trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Viên tướng này tốt nghiệp đại học Bắc Kinh và có bằng đại học Laval Canada. Dương Nghị từng làm sĩ quan chỉ huy ở nhiều hạm đội tàu chiến Trung Quốc, được đánh giá là có kinh nghiệm về cả trận mạc và ngoại giao so với các nhân vật khác trong phe "diều hâu" của quân đội Trung Quốc.

Cũng như một số nhân vật diều hâu khác, Dương Nghị thường xuyên có mặt trong các chương trình truyền hình quân sự của các đài truyền hình trong nước. Dương Nghị từng đi qua tới 50 nước trong các buổi họp và hội nghị với nhiệm vụ chính là thuyết giảng và phát biểu.


Dương Nghị

Từng làm việc ở Mỹ, nhưng Dương Nghị thường xuyên chỉ trích Mỹ và còn thẳng thừng tuyên bố Mỹ là “kẻ thù” lớn nhất mà Trung Quốc cần tìm mọi cách để hạ gục và đối phó.

Dương Nghị từng lên truyền hình trực tiếp gọi Việt Nam là “kẻ thù”. Ông ta còn vu cáo Việt Nam chiếm đảo của Trung Quốc. Viên tướng này huênh hoang và ngang ngược cho rằng “chưa thèm đánh Việt Nam” vì Trung Quốc còn phải đối phó với một kẻ thù khác lớn mạnh hơn nữa là Mỹ mà ông ta nhận định một cách hoang đường là "đang đứng sau lưng Việt Nam".

Khi được hỏi quan điểm về Biển Đông, Dương Nghị lớn tiếng cảnh báo Việt Nam không nên “đánh giá sai tình hình” và “đùa với lửa”, đồng thời cũng vỗ ngực tự nhận Trung Quốc có nguyện vọng gìn giữ hòa bình nhưng lại bị các nước khác coi thường và lấn tới.

Sau khi bày tỏ nguyện vọng “giữ hòa bình”, Dương Nghị lập tức đổi giọng dọa nạt cho rằng tàu Hải giám 31 đang hoạt động ở Biển Đông có khả năng sẽ phát động các cuộc chiến và sẵn sàng tấn công các tàu khác. Cùng với đó, viên Thiếu tướng còn khẳng định có tới 80% người Trung Quốc hiện muốn quân đội dùng vũ lực trong các vấn đề tranh chấp biển đảo, cùng lời khẳng định sẽ sẵn sàng “dùng biện pháp cứng rắn” để giải quyết.

Cộng đồng mạng Trung Quốc cũng có một số người chú ý đến lời lẽ “diều hâu” của các viên “tướng tuyên truyền”. Nhưng số đông cảm thấy những lời lẽ này “ngu xuẩn” vì áp dụng những nguyên tắc và cách phát ngôn hiếu chiến từ thời kì Chiến tranh lạnh để gây hấn với các nước khác, khiến Trung Quốc trở thành bị cô lập, xa lánh trên thế giới.


Uống rượu, nước tăng lực nguy hiểm cho sức khỏe

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiêu thụ khá nhiều thức uống có chất kích thích mà không ý thức được rằng nó rất có hại cho sức khỏe. Nhiều nhật báo ra ngày hôm nay đều quan tâm đến đề tài này và gióng lên hồi chuông cảnh báo. Báo Le Monde đăng bài : « Tiêu thụ nước tăng lực có thể gây nguy hiểm ».

Ngoài ra, trên bài báo của Le Figaro, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên cần phải chú ý khi uống rượu, nước giải khát tăng lực có chất kích thích.

Nước uống tăng lực là thức uống có gaz, thường cho thêm các khoáng chất khác như : chất kích thích (caféine), taurine, vitamine…

Các thức uống này đều có tác dụng kích thích năng lượng người sử dụng. Để đưa ra kết luận, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) đã thống kê trường hợp những người có vấn đề về sức khỏe, bị nghi ngờ có liên quan đến việc tiêu thụ loại thức uống này. Trong 200 người được thống kê, có 95 người có vấn đề về tim mạch, 74 người có vấn đề về tâm lý hành vi. Cuối cùng, có 2 trường hợp tử vong mà nguyên nhân gây tử vong được cho là rất gần với việc tiêu thụ rượu và nước tăng lực. « Đó là một thiếu nữ 16 tuổi, bị chết bất thình lình khi vừa ngừng nhảy trong một buổi tiệc », theo Tổ chức Anses. Trước đó, trong buổi tiệc, cô đã uống vừa nước tăng lực vừa rượu.

Hằng ngày, người Pháp tiêu thụ chất caféin rất nhiều, có trong cafe và trà. Đối với họ, nguy cơ bắt đầu cao khi hằng ngày, họ uống thêm loại nước tăng lực hay rượu và chơi thể thao. Theo chuyên gia của Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses): « Nhiệt của cơ thể khó tiêu tan hơn với chất caféin ». Một hiện tượng đặc biệt xảy ra trong các hộp đêm. 32% người sử dụng nước tăng lực khi uống trong các quán bar và 41% uống trước hoặc sau khi chơi thể thao. Nếu những người này uống nhiều lần cà phê trong ngày thì nguy cơ còn tăng gấp bội.

Nguồn: Soha News, RFI
0