Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận thành lập nhóm làm việc chung để cùng khai thác vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay hôm 14.10.2013
Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý thành lập một nhóm làm việc để cùng nhau thăm dò [dầu khí] ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước và tuyên bố sẽ vượt qua vấn đề tranh chấp lãnh thổ để tăng cường quan hệ song phương.
Thỏa thuận này đã được công bố sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, hôm qua sau khi đến Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày, điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi Đông Nam Á của ông Lý.
Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký 12 thỏa thuận hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề thương mại, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hải.
Tại một cuộc họp báo chung sau cuộc đàm phán , ông Lý cho biết hai nước đã đạt được "một bước đột phá" trong việc tăng cường "quan hệ đối tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau" của họ bằng cách thiết lập các nhóm công tác liên quan đến việc thăm dò chung ở Biển Đông.
Cả hai quốc gia nhằm mục đích đạt được "tiến bộ cụ thể" để cùng thăm dò [dầu khí] ở Vịnh Bắc Bộ, một khu vực phía bắc ở biển Đông, nhưng không công bố các chi tiết khác trong thỏa thuận hợp tác.
"Tiến triển này nhằm làm cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Trung Quốc và Việt Nam có khả năng và sự khôn ngoan để giữ hòa bình ở biển Đông, mở rộng lợi ích chung của họ và thu hẹp các tranh chấp của họ", ông Lý nói.
Ông Dũng hôm qua gọi Trung Quốc là một "người hàng xóm" và cho biết hai nước đã đồng ý để tìm một giải pháp lâu dài "có thể chấp nhận được cho cả hai bên" thông qua "đàm phán thân thiện".
"Trong thời gian này, hai nước sẽ chủ động tìm kiếm giải pháp chuyển tiếp mà không ảnh hưởng đến lập trường của hai bên về vấn đề này", ông nói thêm.
Giáo sư Su Hao tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho biết thỏa thuận thăm dò chung giữa Trung Quốc và Việt Nam chỉ ra rằng Bắc Kinh không muốn thấy căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ tiếp tục bùng lên, vì có thể khiến Bắc Kinh để mất ảnh hưởng [đối với Việt Nam] vào tay đối thủ chiến lược của mình.
"Bắc Kinh thấy rằng Việt Nam có thể trở thành một phần trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Nhật Bản và Hoa Kỳ", ông nói.
Tuy nhiên, một thỏa thuận tương tự có thể được thực hiện giữa Trung Quốc và Philippines là một câu hỏi lớn, ông Su nói, khi Manila vẫn còn bị mắc kẹt với một cách tiếp cận cứng rắn đối với Bắc Kinh .
Ngoài các thỏa thuận Biển Đông, hai quốc gia cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy thương mại song phương hàng năm tới 60 tỷ USD vào năm 2015.
Ông Lý sẽ đến thăm Lăng Hồ Chí Minh ngày hôm nay, và có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nguồn: Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét