Vibay

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh

(GDVN) - Sau chuyến thăm Cam Ranh, Bộ trưởng Itsunori Onodera nhận xét: "Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù đứng trước 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông và Hoa Đông, nhưng 2 nước đang có những hoàn cảnh hàng hải tương tự. Có rất nhiều điều chắc chắn Nhật Bản nên xem xét liên quan đến an ninh hàng hải của Việt Nam."

Tờ Yomiuri Shimbun ngày 16/10 nhận định, cảng Cam Ranh là một cảng tự nhiên nước sâu rất tốt ở Biển Đông và từng là một trong những thành trì quan trọng được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hiện nay quân đội Việt Nam đang có một căn cứ hải quân trên vịnh Cam Ranh tham gia các hoạt động tuần tra, giám sát các đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà một số nước khác cũng đưa ra tuyên bố "chủ quyền" một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã đến thăm cảng Cam Ranh và lên 1 con tàu khu trục nhỏ hiện đại, đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Nhật Bản đến cảng Cam Ranh.

Yomiuri Shimbun cho rằng, không có gì nghi ngờ về việc chuyến thăm cảng Cam Ranh của Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã làm nổi bật mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Sau chuyến thăm Cam Ranh, Bộ trưởng Itsunori Onodera nhận xét: "Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù đứng trước 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông và Hoa Đông, nhưng 2 nước đang có những hoàn cảnh hàng hải tương tự. Có rất nhiều điều chắc chắn Nhật Bản nên xem xét liên quan đến an ninh hàng hải của Việt Nam."

Không chỉ Việt Nam, một số nước khác ở Đông Nam Á cũng đã lưu ý đến các hoạt động (bất hợp pháp) ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông mà bãi cạn Scarborough là một điển hình.

Trong cuộc họp tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hồi giữa tháng trước, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN đã tham vấn về việc thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tiến tới ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên phía Trung Quốc đã từ chối đề nghị đàm phán, ký kết COC.

Philippines đã khởi kiện lập luận đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển khiến Bắc Kinh phản ứng kịch liệt với những hành động "chưa từng có", mà đỉnh điểm là việc từ chối Tổng thống Philippines tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây từ 3/9 đến 6/9.

Josel Ignacio, Bí thư thứ nhất và là Lãnh sự phụ trách các vấn đề chính trị đại sứ quán Philippines tại Nhật Bản nói rằng mặc dù Trung Quốc rất muốn thay đổi hiện trạng khu vực Senkaku, Bắc Kinh dường như di chuyển nhiều hơn, một cách thận trọng hơn trên Biển Đông vì Cảnh sát biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Senkaku khá mạnh.

Nếu Tokyo và Bắc Kinh có thể giải quyết vấn đề lãnh hải tại Senkaku thông qua các biện pháp pháp lý chứ không phải vũ lực, sẽ thiết lập một tiền lệ tốt có thể áp dụng đối với vấn đề lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông.

http://giaoduc.net.vn/quoc-te/yomiuri-tham-cam-ranh-bo-truong-qp-nhat-noi-2-nuoc-cung-hoan-canh/321039.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét