Từ khi ông Shinzo Abe lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, chính sách mới của Tokyo càng lúc càng được thấy rõ : Củng cố chặt chẽ hơn quan hệ với Đông Nam Á, với thành tố quốc phòng ngày càng nổi bật, trái với trước đây thường là kinh tế, thương mại. Trong chính sách này, Việt Nam đang có một vị trí quan trọng cần phải tranh thủ để giảm bớt sức ép từ phía Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân cuộc họp song phương ngày 07/10/2013 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bali.
REUTERS/Edgar Su
Vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe đã được thể hiện rõ nét một lần nữa vào hôm nay, 07/10/2013 với cuộc tiếp xúc song phương Nhật-Việt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC ở Bali (Indonesia).
Shinzo Abe và Trương Tấn Sang nhất trí thúc đẩy hợp tác về an ninh trên biển
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Abe cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh trên biển, nhằm mục tiêu không nói ra là chống lại các hành vi đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông.
Một quan chức trong phái đoàn Nhật Bản cho biết là trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ thái độ quan ngại trước những hành động đơn phương nhằm « thay đổi hiện trạng bằng vũ lực », ám chỉ rõ ràng đến các hoạt động hải quân của Trung Quốc vốn dẫn đến các tranh chấp lãnh thổ với các nước châu Á khác, trong đó có cả Nhật Bản lẫn Việt Nam, trên hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Trương Tấn Sang đã đồng ý với Thủ tướng Abe, cho rằng tranh chấp phải được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế.
Lãnh vực kinh tế cũng được hai nhà lãnh đạo Nhật Việt quan tâm. Hai bên cùng chia sẻ mục tiêu khuyến khích nhiều công ty Nhật Bản hơn đầu tư vào Việt Nam. Ông Abe cam kết là Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy các công ty Nhật Bản đầu tư thêm. Ông cũng hứa rằng Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Thủ tướng Shinzo Abe hội đàm với các lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam. Chỉ ít lâu sau ngày nhậm chức, vào đầu năm 2013, ông Abe đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên cho vùng Đông Nam Á, mà chặng dừng đầu tiên chính là Hà Nội.
Về chiến lược mới của Nhật Bản, hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 03/10/2013 đã nhận xét : Chính quyền Shinzo Abe dựa trên các liên kết kinh tế sẵn có và quan trọng của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á để phát triển quan hệ an ninh, quốc phòng, đặc biệt với các nước quanh Biển Đông : Cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines, tiến hành tập trận chống khủng bố với Indonesia và xem xét việc cung cấp tàu cho Việt Nam.
Yếu tố mới : Nhật sẵn sàng giúp Đông Nam Á về mặt quốc phòng
Chuyên gia Mỹ Michael Green, từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch phụ trách châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington ghi nhận : "Thế lực của Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt, do đó Tokyo cần thêm bạn bè và đồng minh khác ngoài nước Mỹ... Yếu tố mới với ông Abe là ông sẵn sàng giúp các nước Đông Nam Á trong lãnh vực quốc phòng", chứ không chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế như trước đây.
Tháng Bảy vừa qua, nhân dịp ghé Manila, ông Abe đã xác nhận lời hứa giúp Philippines 10 chiếc tàu tuần tra để bảo vệ vùng biển. Đối với Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng đã tiết lộ với báo chí trong chuyến thăm Hà Nội vào giữa tháng Chín là Tokyo đang xem xét một thỏa thuận tương tự với Việt Nam.
Điểm chung giữa hai nước Việt Nam và Philippines là cả hai đều đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực Biển Đông dồi dào nguồn cá và có nhiều tiềm năng dầu khí. Trên bình diện đó, cả hai nước Đông Nam Á cũng ở trong cùng một cảnh ngộ với Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt tại khu vực Biển Hoa Đông, với đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý.
Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera hôm 17/09/2013 đã không ngần ngại so sánh : "Trong một chừng mực nào đó, Nhật Bản và Việt Nam đang ở trong cùng một tình trạng, một bên là ở Biển Hoa Đông và một bên ở Biển Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã đi thăm căn cứ quân sự Cam Ranh
Dù không nói ra, nhưng Việt Nam rất hoan nghênh sự giúp đỡ của Nhật Bản trên bình diện quốc phòng. Hãng tin Mỹ Bloomberg đã trích dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera nói tiết lộ rằng ông là quan chức quốc phòng ngoại quốc đầu tiên được đến thị sát khu vực quân sự của căn cứ hải quân Cam Ranh trong chuyến thăm hồi đầu tháng Chín.
Ông Onodera cũng cho biết thêm là Việt Nam đã tham gia vào một cuộc tập huấn cứu hộ tàu ngầm tại Nhật Bản vào cuối tháng Chín.
Tiến sĩ Lâm Peng Er thuộc Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, tác giả một công trình nghiên cứu về quan hệ của Nhật Bản với khu vực, phân tích : "Chiến lược (của Nhật Bản) là nếu Trung Quốc áp lực lên Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản có thể cố tìm cách giảm bớt sức ép đó bằng cách gây áp lực lên Trung Quốc trong vùng Biển Đông, bằng cách hậu thuẫn cho Việt Nam và Philippines".
Đồng minh Mỹ của Nhật Bản lẽ dĩ nhiên rất hoan nghênh nỗ lực mới của Nhật Bản, dấn thân sâu hơn vào lãnh vực an ninh trên biển tại khu vực Đông Nam Á. Phát biểu với các phóng viên tại Seoul ngày 01 tháng 10 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear , nhân vật đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tỏ ý rất tán đồng các cố gắng của Nhật Bản : "Tôi nghĩ rằng việc Nhật Bản dấn thân rất hữu ích. Họ dẫu sao cũng là một cường quốc, có một năng lực phòng thủ quân sự rất đáng tin cậy, lại hiểu rõ khu vực thông qua mọi khía cạnh kinh tế và văn hóa".
Hướng Nam, nhưng vẫn phải quan tâm đến Bắc Kinh
Chính sách hướng nam của Thủ tướng Abe được cho là sẽ rất có lợi cho Nhật Bản. Tuy vậy, tất cả các chuyên gia đều cho rằng Tokyo không thể nào duy trì lâu dài một quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh.
Ông Daniel Sneider, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford ở California nhận định : "Không một lãnh đạo Nhật Bản nào nghĩ rằng có thể duy trì một tình trạng căng thẳng và suy giảm quan hệ lâu dài với hai nước láng giềng chủ yếu ở Đông Bắc Á". Hai láng giềng đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Quan hệ Việt-Nhật và chủ thuyết 'active pacifism' của ông Abe
Đây cũng là nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, vốn thường xuyên theo dõi các diễn biến địa lý chính trị tại Châu Á. Trả lời phỏng vấn của RFI, anh Lưu Tường Quang đã nêu bật vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á trong chính sách ngoại giao và quốc phòng năng động mới của Thủ tướng Shinzo Abe, được gọi là « active pacifism ».
Theo anh Quang, Tokyo quả đang cải thiện mạnh mẽ quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, nhưng tương tự như đồng minh Mỹ, Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện bang giao với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, vấn đề đối với Việt Nam là phải tìm cách « mở rộng lãnh vực quyền lợi chung giữa hai nước » để tranh thủ tốt nhất hậu thuẫn của Nhật Bản.
Sau đây, mời quý vị nghe bài phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.
REUTERS/Edgar Su
Vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe đã được thể hiện rõ nét một lần nữa vào hôm nay, 07/10/2013 với cuộc tiếp xúc song phương Nhật-Việt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC ở Bali (Indonesia).
Shinzo Abe và Trương Tấn Sang nhất trí thúc đẩy hợp tác về an ninh trên biển
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Abe cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh trên biển, nhằm mục tiêu không nói ra là chống lại các hành vi đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông.
Một quan chức trong phái đoàn Nhật Bản cho biết là trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ thái độ quan ngại trước những hành động đơn phương nhằm « thay đổi hiện trạng bằng vũ lực », ám chỉ rõ ràng đến các hoạt động hải quân của Trung Quốc vốn dẫn đến các tranh chấp lãnh thổ với các nước châu Á khác, trong đó có cả Nhật Bản lẫn Việt Nam, trên hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Trương Tấn Sang đã đồng ý với Thủ tướng Abe, cho rằng tranh chấp phải được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế.
Lãnh vực kinh tế cũng được hai nhà lãnh đạo Nhật Việt quan tâm. Hai bên cùng chia sẻ mục tiêu khuyến khích nhiều công ty Nhật Bản hơn đầu tư vào Việt Nam. Ông Abe cam kết là Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy các công ty Nhật Bản đầu tư thêm. Ông cũng hứa rằng Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Thủ tướng Shinzo Abe hội đàm với các lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam. Chỉ ít lâu sau ngày nhậm chức, vào đầu năm 2013, ông Abe đã dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên cho vùng Đông Nam Á, mà chặng dừng đầu tiên chính là Hà Nội.
Về chiến lược mới của Nhật Bản, hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 03/10/2013 đã nhận xét : Chính quyền Shinzo Abe dựa trên các liên kết kinh tế sẵn có và quan trọng của Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á để phát triển quan hệ an ninh, quốc phòng, đặc biệt với các nước quanh Biển Đông : Cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines, tiến hành tập trận chống khủng bố với Indonesia và xem xét việc cung cấp tàu cho Việt Nam.
Yếu tố mới : Nhật sẵn sàng giúp Đông Nam Á về mặt quốc phòng
Chuyên gia Mỹ Michael Green, từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch phụ trách châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington ghi nhận : "Thế lực của Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt, do đó Tokyo cần thêm bạn bè và đồng minh khác ngoài nước Mỹ... Yếu tố mới với ông Abe là ông sẵn sàng giúp các nước Đông Nam Á trong lãnh vực quốc phòng", chứ không chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế như trước đây.
Tháng Bảy vừa qua, nhân dịp ghé Manila, ông Abe đã xác nhận lời hứa giúp Philippines 10 chiếc tàu tuần tra để bảo vệ vùng biển. Đối với Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng đã tiết lộ với báo chí trong chuyến thăm Hà Nội vào giữa tháng Chín là Tokyo đang xem xét một thỏa thuận tương tự với Việt Nam.
Điểm chung giữa hai nước Việt Nam và Philippines là cả hai đều đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực Biển Đông dồi dào nguồn cá và có nhiều tiềm năng dầu khí. Trên bình diện đó, cả hai nước Đông Nam Á cũng ở trong cùng một cảnh ngộ với Nhật Bản đang bị Trung Quốc lấn lướt tại khu vực Biển Hoa Đông, với đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý.
Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera hôm 17/09/2013 đã không ngần ngại so sánh : "Trong một chừng mực nào đó, Nhật Bản và Việt Nam đang ở trong cùng một tình trạng, một bên là ở Biển Hoa Đông và một bên ở Biển Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã đi thăm căn cứ quân sự Cam Ranh
Dù không nói ra, nhưng Việt Nam rất hoan nghênh sự giúp đỡ của Nhật Bản trên bình diện quốc phòng. Hãng tin Mỹ Bloomberg đã trích dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera nói tiết lộ rằng ông là quan chức quốc phòng ngoại quốc đầu tiên được đến thị sát khu vực quân sự của căn cứ hải quân Cam Ranh trong chuyến thăm hồi đầu tháng Chín.
Ông Onodera cũng cho biết thêm là Việt Nam đã tham gia vào một cuộc tập huấn cứu hộ tàu ngầm tại Nhật Bản vào cuối tháng Chín.
Tiến sĩ Lâm Peng Er thuộc Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, tác giả một công trình nghiên cứu về quan hệ của Nhật Bản với khu vực, phân tích : "Chiến lược (của Nhật Bản) là nếu Trung Quốc áp lực lên Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản có thể cố tìm cách giảm bớt sức ép đó bằng cách gây áp lực lên Trung Quốc trong vùng Biển Đông, bằng cách hậu thuẫn cho Việt Nam và Philippines".
Đồng minh Mỹ của Nhật Bản lẽ dĩ nhiên rất hoan nghênh nỗ lực mới của Nhật Bản, dấn thân sâu hơn vào lãnh vực an ninh trên biển tại khu vực Đông Nam Á. Phát biểu với các phóng viên tại Seoul ngày 01 tháng 10 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear , nhân vật đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tỏ ý rất tán đồng các cố gắng của Nhật Bản : "Tôi nghĩ rằng việc Nhật Bản dấn thân rất hữu ích. Họ dẫu sao cũng là một cường quốc, có một năng lực phòng thủ quân sự rất đáng tin cậy, lại hiểu rõ khu vực thông qua mọi khía cạnh kinh tế và văn hóa".
Hướng Nam, nhưng vẫn phải quan tâm đến Bắc Kinh
Chính sách hướng nam của Thủ tướng Abe được cho là sẽ rất có lợi cho Nhật Bản. Tuy vậy, tất cả các chuyên gia đều cho rằng Tokyo không thể nào duy trì lâu dài một quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh.
Ông Daniel Sneider, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford ở California nhận định : "Không một lãnh đạo Nhật Bản nào nghĩ rằng có thể duy trì một tình trạng căng thẳng và suy giảm quan hệ lâu dài với hai nước láng giềng chủ yếu ở Đông Bắc Á". Hai láng giềng đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Quan hệ Việt-Nhật và chủ thuyết 'active pacifism' của ông Abe
Đây cũng là nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, vốn thường xuyên theo dõi các diễn biến địa lý chính trị tại Châu Á. Trả lời phỏng vấn của RFI, anh Lưu Tường Quang đã nêu bật vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á trong chính sách ngoại giao và quốc phòng năng động mới của Thủ tướng Shinzo Abe, được gọi là « active pacifism ».
Theo anh Quang, Tokyo quả đang cải thiện mạnh mẽ quan hệ chặt chẽ với Hà Nội, nhưng tương tự như đồng minh Mỹ, Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện bang giao với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, vấn đề đối với Việt Nam là phải tìm cách « mở rộng lãnh vực quyền lợi chung giữa hai nước » để tranh thủ tốt nhất hậu thuẫn của Nhật Bản.
Sau đây, mời quý vị nghe bài phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.
Trọng Nghĩa - RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét