Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Mỹ - Philippines sẽ phát triển căn cứ hải quân cách Trường Sa 160 km?

(GDVN) - Những nỗ lực này bao gồm việc xây dựng một căn cứ đứng chân lâu dài cho 2 tàu chiến lớn nhất của mình, đồng thời làm căn cứ để quân đội Mỹ có thể luân phiên đồn trú tàu chiến, máy bay ngay sát quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tìm cách "khẳng định chủ quyền", Oyster có thể là lựa chọn tốt nhất.

--> Tàu ngầm tối tân Mỹ tiếp cận bãi cạn Scarborough

Chuyến công du Đông Nam Á kéo dài 1 tuần của Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu vào cuối tuần này có thể báo trước một sự thay đổi mạnh mẽ, biến vịnh Oyster trên đảo Palawan thành một cảng quân sự cho tàu chiến Mỹ ra vào, tất cả đang nhằm vào hoạt động tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Phát triển một căn cứ quân sự trên đảo này có thể khiến quan hệ Philippines - Trung Quốc thêm căng thẳng, Bắc Kinh đang tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp trên Biển Đông và xâm phạm trực tiếp lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông.

Ông Obama dự kiến sẽ có chuyến công du 4 nước Đông Nam Á trong vòng 1 tuần, trong đó đáng chú ý có điểm dừng chân tại Manila được xem như một tín hiệu mạnh mẽ của Mỹ ủng hộ Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Củng cố quan hệ với Philippines trong đó bao gồm hỗ trợ nâng cấp sức mạnh quân sự cho quốc gia này là một phần quan trọng trong hoạt động xoay trục chiến lược của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương và được xem như một nỗ lực để kiềm chế sức mạnh ngày một gia tăng của Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Aquino đã đưa ra một chương trình hiện đại hóa quân đội trị giá 1,8 tỉ USD trong đó có kế hoạch tái khởi động căn cứ hải quân tại vịnh Subic. Đồng thời, Manila đang có kế hoạch phát triển vịnh Oyster thành một cảng hải quân "Subic mini".

Joseph Rostum O.Pena, chỉ huy hải quân thuộc Bộ tư lệnh miền Tây Philippines cho biết Oyster sẽ là một Subic mini và Manila sẽ chuyển đổi vịnh này thành một căn cứ hải quân lớn.

Vịnh Oyster cách quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khoảng 160 km. Một cảng hải quân được xây dựng tại vịnh này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của 2 tàu hải quân Philippines mua lại từ lực lượng Cảnh sát biển Mỹ ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo).

Nâng cấp ban đầu tại vịnh Oyster sẽ cần khoản chi phí khoảng 500 triệu peso và dự kiến sẽ được hoàn thành năm 2016. Tuy nhiên việc biến Oyster thành một căn cứ hải quân cần nguồn chi phí lớn hơn nhiều.

Patrick Cronin, một chuyên gia an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ ở Washington cho biết, các nhà lãnh đạo Philippines đang thuyết phục Mỹ có những hành động cụ thể nhằm giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ.

Những nỗ lực này bao gồm việc xây dựng một căn cứ đứng chân lâu dài cho 2 tàu chiến lớn nhất của mình, đồng thời làm căn cứ để quân đội Mỹ có thể luân phiên đồn trú tàu chiến, máy bay ngay sát quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tìm cách "khẳng định chủ quyền", Oyster có thể là lựa chọn tốt nhất.

Những căng thẳng trên Biển Đông sẽ khiến Tổng thống Obama thúc giục Trung Quốc và ASEAN giải quyết tranh chấp khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei tuần tới.

Trung Quốc tìm mọi cách trì hoãn COC càng khiến cho Manila quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ của mình, một nhà ngoại giao cấp cao Philippines nói với Reuters với điều kiện giấu tên.

"Tất nhiên chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. Nhưng chúng tôi muốn các bên liên quan khác cân nhắc kỹ trước khi làm điều gì đó ngu ngốc trong khu vực tranh chấp", quan chức này nhận xét trong bối cảnh Trung Quốc vừa thả 75 khối bê tông "bỏ móng công sự" ngoài Scarborough.

Hồng Thủy

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/My-Philippines-se-phat-trien-can-cu-hai-quan-cach-Truong-Sa-160-km/319148.gd
0

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Pháp ủng hộ Việt Nam về Biển Đông, xem xét hỗ trợ vệ tinh quan sát trái đất

(VTC News) – Đại sứ Pháp tại Việt Nam nói về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Pháp và quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt
ở Pháp

Chiều 30/9, đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Jean Noel Poirier trao đổi với báo giới về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Pháp.

Ông Jean Noel Poirier cho biết, chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra tốt đẹp và nhận được sự quan tâm không chỉ của Chính phủ Pháp mà còn của cả báo giới và dư luận nước này. Các học giả Pháp đánh giá rất cao các bài phát biểu của Thủ tướng trong chuyến đi.

“Tôi được tham gia tất cả các hoạt động của ngài Thủ tướng tại Pháp. Các bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khiến cá nhân tôi và các học giả Pháp thấy rằng Thủ tướng đầu tư rất kỹ lưỡng, chứ không đơn thuần là những bài phát biểu mang tính ngoại giao", Đại sứ Pháp tại Việt Nam, nói.

Đại sứ Pháp khẳng định, Pháp và Việt Nam có quan điểm tương đồng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông.

Pháp ủng hộ quan điểm của Việt Nam, ủng hộ việc thương lượng hòa bình về các tranh chấp và thúc đẩy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Liên quan đến quan hệ đối tác chiến lược Việt - Pháp, ông Jean Noel Poirier nói ông hy vọng hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực.

“Qua tất cả những dự án hợp tác được trao đổi trong chuyến thăm, tôi nhận thấy rằng Pháp và Việt Nam đã ngày càng củng cố hơn niềm tin trong quan hệ giữa hai nước” - Đại sứ bày tỏ.

Trong vấn đề quân sự như mua bán, trao đổi vũ khí, Đại sứ Jean Noel Poirier nói: "Đây là những vấn đề mang tính lâu dài, phức tạp về mặt kỹ thuật, đòi hỏi những khoản tiền rất lớn. Tuy nhiên qua trao đổi giữa Việt Nam và Pháp về vấn đề này, có thể thấy được quan điểm của cả hai bên đều rất cởi mở".

Bên cạnh đó, ông Jean Noel Poirier cũng cho biết, Pháp đã nhất trí xem xét việc hỗ trợ Việt Nam vệ tinh quan sát Trái Đất thứ 2.

Về phương diện chính trị, Pháp cũng sẽ ủng hộ Việt Nam trong việc thực hiện mong muốn tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và tham gia các tổ chức quốc tế.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault

Trước đó, trao đổi với phóng viên VTC News, ông Nguyễn Dy Niên - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhận xét: "Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Pháp trong sự tiếp đón long trọng của Chính phủ và nhân dân Pháp và việc ký Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp góp phần cực kỳ quan trọng cho việc nâng tầm Việt Nam trên trường quốc tế".

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Niên cho rằng: "Với tư cách là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đối tác chiến lược Pháp sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trên tinh thần hòa bình, hợp tác và tuân thủ luật pháp quốc tế".

http://vtc.vn/311-444660/quoc-te/phap-ung-ho-viet-nam-ve-bien-dong.htm
4

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Sự nguy hiểm của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông

(Soha.vn) - Với 29 tàu khu trục, 8 tàu ngầm, 3 tàu đổ bộ cỡ lớn, Hạm đội Nam Hải đang trở thành trụ cột cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. Đặc biệt, Hạm đội Nam Hải được giao nhiệm vụ quản lý khu vực Biển Đông đang được đầu tư hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt.

Gần như tất cả những sản phẩm mới nhất của công nghiệp đóng tàu chiến Trung Quốc đều được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải . Những năng lực tác chiến mới nhất của Hải quân Trung Quốc cũng được chuyển giao cho hạm đội này.

Trang bị của Hạm đội Nam Hải đang có 29 tàu khu trục, 3 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn, 8 tàu ngầm thông thường, ít nhất 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 11 tàu đổ bộ xe tăng, 6 tàu vận tải cỡ lớn, 4 tàu đổ bộ hạng trung, 1 tàu bệnh viện.


Type 052C, thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có khả năng đảm đương phòng không cấp hạm đội được giao ngay cho Hạm đội Nam Hải.

Nổi bật trong sức mạnh tác chiến của Hạm đội Nam Hải là nhóm tàu khu trục phòng không Type 052C lớp Lữ Dương II. Đây là thế hệ tàu khu trục mang lại bước đột phá trong năng lực tác chiến của Hạm đội Nam Hải nói riêng và Hải quân Trung Quốc nói chung.

Type 052C là thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được trang bị khả năng phòng không cấp hạm đội với hệ thống phòng không tầm xa HHQ-9, biến thể hải quân của hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc sản xuất, sao chép từ S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Thế hệ tàu khu trục này được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA với kiểu bố trí các mảng an-ten tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Người Trung Quốc thường ví von đây là loại tàu “Aegis made in China”

Type 052C có tải trọng toàn tải 7.000 tấn, vũ khí trên tàu bao gồm 48 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa phòng không HHQ-9 tầm bắn 150km, 8 tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62 tầm bắn 400km, pháo hạm đa năng 100mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730, 2 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng/cụm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm Z-9C hoăc Ka-27, thủy thủ đoàn 280 người, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Điều đáng lưu tâm ở đây là chương trình tàu khu trục này đã hoàn thành được 5 chiếc và có đến 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Nam Hải.

Điều đó cho thấy rằng, Hạm đội Nam Hải đang là hạm đội được ưu tiên trong chiến lược phát triển lực lượng của Hải quân Trung Quốc. Loại tàu khu trục có sức mạnh tác chiến đứng thứ 2 trong Hạm đội Nam Hải là tàu khu trục Type 052B lớp Lữ Dương I, NATO định danh là lớp Quảng Châu.


Type 054A loại tàu khu trục nhỏ đa năng đông đảo nhất của Hạm đội Nam Hải nhằm mưu đồ thôn tính Biển Đông.

Lớp tàu này chỉ có 2 chiếc mang số hiệu 168 Quảng Châu và 169 Vũ Hán, cả hai đều hoạt động trong biên chế Hạm đội Nam Hải. Type 052B chỉ được trang bị khả năng phòng không tầm trung với hệ thống tên lửa hải đối không Buk-M1-2 của Nga (NATO định danh là SA-N-12 Grizzly) với cơ số 48 quả, tầm bắn tối đa 50km.

Về chống hạm, tàu được trang bị 16 tên lửa chống hạm YJ-83 tầm bắn 300km, 1 pháo hạm 100mm, 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm với 3 ống phóng/cụm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27 của Nga.

Type 052B được đánh giá là một thế hệ tàu khu trục không mấy thành công về mặt kỹ thuật nên chỉ có 2 chiếc được đóng mới. Một loại tàu khu trục khác trong biên chế hạm đội Nam Hải có số phận tương tự tàu khu trục Type 052B là tàu khu trục Type 051B với chỉ một chiếc duy nhất được xây dựng mang số hiệu 167 Thâm Quyến.

Đông đảo nhất trong biên chế Hạm đội Nam Hải là loại tàu khu trục nhỏ Type 054A lớp Giang Khải II. Đây là thế hệ tàu khu trục nhỏ được đóng mới với tốc độ chóng mặt tại Trung Quốc. Từ khi được giới thiệu vào năm 2005, đến nay đã có 15 chiếc được hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có đến 8 chiếc hoạt động tại Hạm đội Nam Hải.


Tàu đổ bộ "khủng" Type 071 lớp Ngọc Chiêu, công cụ đánh chiếm đảo đắc lực của Hạm đội Nam Hải và Hải quân Trung Quốc.

Type 054A là loại tàu khu trục đa năng được trang bị hệ thống phòng không tầm trung HQ-16 tầm bắn 50km với 32 ống phóng thẳng đứng VLS, sử dụng phương pháp phóng nóng, tương tự như hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 của Mỹ. Vũ khí khác trên tàu gồm có: 8 tên lửa chống hạm YJ-83, pháo hạm 76mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730, 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ.

Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn có sự phục vụ của 14 tàu khu trục nhỏ thế hệ cũ Type 053. Đặc biệt, Hạm đội Nam Hải sở hữu năng lực đổ bộ cực mạnh, có thể coi là mạnh nhất Hải quân Trung Quốc, với sự góp mặt của 3 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn Type 071 lớp Ngọc Chiêu.

Type 071 có lượng giãn nước toàn tải tới 20.000 tấn, tàu có khả năng mang theo 15-20 xe bọc thép, 500-800 binh lính, 4 tàu đổ bộ khí đệm cao tốc hoặc 2 tàu đổ bộ thông thường. Type 071 là loại tàu đổ bộ có tải trọng lớn nhất của Trung Quốc và cũng là công cụ cho mưu đồ chiếm đảo của nước này.

Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải trước đây khá yếu, phần lớn là các tàu ngầm diesel-điện lớp Minh. Tuy nhiên gần đây, hạm đội này đã được tăng cường các tàu ngầm hiện đại Type 039 lớp Song. Đặc biệt, căn cứ Ngọc Lâm trên đảo Hải Nam của hạm đội Nam Hải đã trở thành nơi đóng quân của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn.

Với những sự đầu tư trang bị “khủng” như thế, có thể thấy rằng, Biển Đông chính là cửa ngõ để Trung Quốc tiến ra biển lớn và hạm đội Nam Hải chính là công cụ quyền lực để họ thực hiện tham vọng bá quyền của mình.

http://soha.vn/quan-su/suc-manh-ham-doi-nam-hai-cong-cu-ba-quyen-cua-tq-tren-bien-dong-20130926222150577.htm
0

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TQ phủ nhận xây căn cứ tàu sân bay thứ hai "đầu độc" Biển Đông

(Soha.vn) - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hải quân nước này chỉ khai thác căn cứ tàu sân bay duy nhất ở phía đông thành phố Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông.


Căn cứ tàu sân bay ở Hải Nam có thể chứa tới 2 tàu sân bay. Ảnh: kienthuc.net.vn

Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 27/9, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Geng Yangsheng, đã phủ nhận những thông tin cho rằng nước này đang xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ 2 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.

Ông Geng Yangsheng cho biết Hải quân Trung Quốc chỉ khai thác căn cứ tàu sân bay duy nhất ở phía đông thành phố Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông. Đây là căn cứ mà tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh là Liêu Ninh đang đồn trú.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này không xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ 2 trước khi có thêm một tàu sân bay nữa. Mặc dù vậy, ông Yangsheng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có quyền hợp pháp trong việc bảo dưỡng và thay đổi các căn cứ hải quân giống như các quốc gia khác.

Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng những tàu sân bay lớn hơn và Bắc Kinh sẽ cần ít nhất 3 tàu sân bay để bảo vệ bờ biển của nước này, kéo dài từ biển Hoàng Hải tới Biển Đông.

Theo các chuyên gia quân sự, 3 tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ được sử dụng theo chính sách luân phiên: một tàu sẽ làm nhiệm vụ tuần tra, một tàu được sử dụng để huấn luyện và tàu còn lại sẽ neo đậu để bảo dưỡng và sửa chữa.

Trong một diễn biến liên quan, chỉ huy của tàu sân bay Liêu Ninh, ông Zhang Yongyi cho biết tàu sân bay này sẽ sớm bắt đầu tiến hành chạy thử nghiệm tại vùng biển xa.

Trươc đó, nguyệt san quốc phòng Kanwa Asian Defence (Canada) số tháng 7/2013 cho biết, những bức ảnh chụp vào tháng 2/2013 tiết lộ một cầu cảng lớn cùng cỡ với cầu cảng tại Thanh Đảo, nơi trú đóng của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Cũng theo Kanwa, cầu cảng này dài 600 mét và rộng 120 mét, đủ lớn để cho hai tàu sân bay neo đậu, tương tự cầu cảng tàu sân bay tại căn cứ của Hạm đội Bắc Hải. Giới phân tích quân sự cho rằng, nếu kế hoạch này thật sự được triển khai, Trung Quốc sẽ biến Hải Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ, dùng vũ lực đảm bảo cho đường lưỡi bò phi pháp tồn tại trên Biển Đông

Bài viết và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: quansu@soha.vn. Trân trọng!
0

Thủ tướng VN nhắc tới nguy cơ xung đột Biển Đông

Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York hôm thứ Sáu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã nhắc tới mối đe dọa chiến tranh vẫn còn hiện diện trên thế giới.

Ông nhắc tới xung đột tại Trung Đông, Bắc Phi và việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria cũng như căng thẳng tại Bán đảo Triểu Tiên và tại Biển Đông đồng thời cảnh báo nguy cơ dễ xảy ra xung đột và thậm chí chiến tranh tại khu vực này.

Trung Quốc nhận chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông trong vài năm qua đã dẫn tới căng thẳng với các nước láng giềng trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon, để bàn về hợp tác giữa LHQ và Hiệp hội Đông Nam Á, ASEAN, và quyết định của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Lấy Việt Nam làm ví dụ từ một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu, ông Dũng đã kêu gọi LHQ hãy dùng chiến lược "Một người vì tất cả, và Tất cả vì một người" làm kim chỉ nam cho phát triển bền vững.


Theo BBC
1

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Trung Quốc có thể tấn công chính xác mọi mục tiêu trên Biển Đông?


Nhân dân Nhật báo ngày 27/9 cho rằng: Không quân Trung Quốc có thể phát động tấn công một cách chính xác bất kỳ mục tiêu nào ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Theo đó, các máy bay tấn công của Không quân Trung Quốc như Su-30MKK và JH-7A đang được trang bị tên lửa hành trình không đối đất với các mục tiêu tiềm tàng ở Tây Thái Bình Dương.

Tuy vậy, các thiết bị điện tử trên những loại tên lửa này dễ bị các hệ thống tác chiến điện tử đối phương gây khó dễ. Hơn thế, nếu chỉ sử dụng tên lửa, chi phí mà PLA phải bỏ ra cho cuộc xung đột là quá cao.

Tờ báo cho rằng: tất cả những gì mà PLA cần hiện nay là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom (JDAM). Tuy nhiên, lý do khiến Bắc Kinh không mạnh dạn đầu tư vào loại vũ khí này vì bộ điều khiển quỹ đạo của JDAM sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Vì thế, tuy có thể làm tăng độ chính xác cho bom, nhưng lại dễ bị Mỹ kiểm soát.

Để ngăn chặn điều đó, Nhân dân Nhật báo cho rằng: Hệ thống định vị Bắc Đẩu có thể giúp Trung Quốc giành được chiến thắng trong trường hợp phải đối đầu với Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan... Thậm chí, tờ báo này mạnh mồm tuyên bố: Nếu các vũ khí của PLA được sản xuất với hệ thống định vị riêng, Không quân Trung Quốc sẽ có thể hạ bất kỳ mục tiêu nào tại Tây Thái Bình Dương một cách chính xác.


Màn hình hiển thị định vị được cho là của vệ tinh Bắc Đẩu

Trước đó, Nhân dân Nhật báo từng công khai lên tiếng khẳng định tham vọng của Bắc Kinh trong việc giám sát Biển Đông và Hoa Đông bằng hệ thống vệ tinh do thám như bước chiến lược trong an ninh quốc phòng.

Không chỉ có vậy, theo đánh giá của tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada), trong thời gian tới, Bắc Đẩu sẽ tiếp tục được cải tiến để có độ chính xác ngang hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của Mỹ.

Với sự trợ giúp của Bắc Đẩu, tàu sân bay Liêu Ninh - được nhận định sẽ sớm thổi bùng căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông - sẽ hoạt động “thoải mái” hơn tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà không e ngại sự “can thiệp” từ Washington. Điều này không khỏi khiến các quốc gia ASEAN lo ngại khi con đường tiến đến Bộ Quy tắc Ứng xử được cho là có thể kiềm chế Trung Quốc còn quá trắc trở.

http://phunutoday.vn/anh-nong/tq-khoac-lac-ve-suc-manh-tren-bien-dong-nhat-canh-giac-32755/trang-3.html
0

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tình hình Biển Đông: Đại Hán muốn cô lập cả thế giới?

(Báo Đất Việt- 25/9/13) Trung Quốc coi sự hợp tác của bất kỳ quốc gia nào với Nhật Bản hoặc Mỹ xung quanh những vùng biển tranh chấp đều mang mục đích chống lại Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, Trung Quốc có những động thái có vẻ thay đổi chiến lược ngoại giao với gương mặt thân thiện hơn.

Tuy nhiên, Philippines vẫn rơi vào cảnh bị cường quốc này cố tình cô lập. Trung Quốc đang bày ra với cả thế giới rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc mang lại hạnh phúc và quyền lợi cho tất cả các quốc gia, tuy nhiên, vẫn tồn tại những sự ganh ghét của các nước khác, tiêu biểu là Philippines – đồng minh của Mỹ.

Điều này khiến cho Trung Quốc buộc phải “đối xử đặc biệt với trường hợp cá biệt” theo lời của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Mỹ triển khai đến Nhật Bản siêu trực thăng vận tải Osprey, Trung Quốc đưa vào biên chế siêu tàu đổ bộ Zubr. Trung Quốc và Nhật Bản đang trong quá trình chạy đua vũ trang để khi xảy ra tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư, quân lính có thể huy động chỉ mất vài giờ đồng hồ
Mỹ triển khai đến Nhật Bản siêu trực thăng vận tải Osprey, Trung Quốc đưa vào biên chế siêu tàu đổ bộ Zubr. Trung Quốc và Nhật Bản đang trong quá trình chạy đua vũ trang để khi xảy ra tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư, quân lính có thể huy động chỉ mất vài giờ đồng hồ

Biển Đông liên tục căng thẳng sau những hoạt động leo thang của phía Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) trong khi Bắc Kinh liên tục né tránh đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Nhưng hễ có bất cứ động thái nào của các bên liên quan kêu gọi tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh hàng hải, thúc đẩy COC, kiểm soát rủi ro trên Biển Đông là giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lập tức khai hỏa đổ lỗi cho kẻ quấy rối Philippines.

Ở chiều ngược lại, Philippines thắt chặt mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc coi hành động này là “trực tiếp chống đối” mình và Bắc Kinh cho rằng “không còn cơ hội để cứu vãn mối quan hệ hai nước”.

Trung Quốc cũng nhắm vào Mỹ và nhấn mạnh chiến lược chuyển trục của Mỹ chỉ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nước và “đừng mơ tưởng Trung Quốc từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình tại Biển Đông” như lời Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 8.

Không dừng lại ở việc cô lập Philippines, Trung Quốc tiến tới cô lập... Nhật Bản. Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản là quốc gia có mối thâm thù huyết hải với dân tộc Trung Hoa trong quá khứ, còn hiện tại, Nhật Bản là thế lực trực tiếp cản trở giấc mơ Trung Hoa.


Một máy bay do thám tầm cao Global Hawk của Không quân Mỹ. Nhật Bản đang dự định đưa loại vũ khí này vào hoạt động để bảo vệ chủ quyền của mình.

Trung Quốc tố cáo việc Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai máy bay do thám tân tiến Global Hawk, xây dựng các đơn vị giám sát mới ở Iwo Jima, và việc Mỹ lắp đặt Hệ thống radar cảnh báo sớm X-Band tại một khu căn cứ quân sự ở thành phố Kyotango là gây ra căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc không nghĩ rằng việc hải quân nước này thường xuyên xâm nhập vùng biển của Nhật Bản, UAV của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo tranh chấp mới là nguyên nhân khiến Nhật Bản phải triển khai những hành động đáp trả.

Ngày 24/9, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã mời 13 nước ven biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong đó có Philippines và Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế đầu tiên về biển do Nhật tổ chức.

Trước đó, Nhật Bản đã thông báo rất rõ về mục đích hội thảo quốc tế này nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải trên tuyến đường hàng hải huyết mạch qua eo biển Malacca và vùng biển Somalia.

Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu hôm 25/9 lại gắn nguồn "truyền thông Nhật Bản" đưa tin hội thảo này nhằm "tập hợp các nước ven biển để kiềm chế sự sức mạnh quân sự của Trung Quốc".

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Nhật Bản đang bắt tay tất cả những nước có thể nhằm cô lập Trung Quốc.

Từ việc cô lập Philippines, Nhật Bản, và cả Mỹ, Trung Quốc vô tình coi mọi sự hợp tác của những quốc gia xung quanh với những 3 nước trên đều với mục đích nhằm vào Trung Quốc.

Có vẻ như, người khổng lồ châu Á đang quá nhạy cảm với những mối quan hệ mới hình thành. Điều này không khác gì Trung Quốc đã cô lập cả những nước muốn có quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản hay Mỹ.

Cần nhớ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì Nhật Bản đứng thứ ba còn Mỹ vẫn là nhà vô địch. Sự cảnh giác với thế giới của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ nhận lại sự nghi kỵ tương tự. Trong thế giới hội nhập và không ngừng phát triển mối quan hệ đa phương, việc cô lập bất kỳ quốc gia nào đồng nghĩa với việc tự cô lập mình.

Minh Tú (Tổng hợp)

http://www.baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tinh-hinh-bien-dong-dai-han-muon-co-lap-ca-the-gioi-2355752/
0

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Trung Quốc ‘quăng lưới’ vây hãm Biển Đông và Hoa Đông

(Sống Mới- 26/9/13) Sự lấn lướt của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp, trong đó có việc liên tiếp quấy rối Senkaku trên Hoa Đông, và tìm mọi cách lấn chiếm bãi cạn Scarborough, nhòm ngó Bãi Cỏ Mây hay giành giật quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông, đang là những dấu hiệu đáng báo động cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để đạt bằng được tham vọng chủ quyền phi lý của mình trên các vùng biển tranh chấp.


Ảnh minh họa: New York Times

Đó là nhận định của học giả Julio Amador III thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Đông - Tây, Washington trên tạp chí Diplomat ngày 25/9. Theo ông, Trung Quốc đang tìm mọi cách để các nước trong khu vực phải e dè trước sức mạnh hải quân lấn lướt, hay nói cách khác, Bắc Kinh muốn bất chấp luật pháp quốc tế nhằm đạt được vị trí độc tôn, thống trị khu vực Đông Nam Á. Trong bài viết của mình, ông Julio khẳng định: Cách hành xử của Trung Quốc trên cả Biển Đông và biển Hoa Đông đều rất đáng báo động.

Trước hết trên Biển Đông, Trung Quốc đang ráo riết kiểm soát toàn bộ khu vực bãi cạn Scarborough. Điều này phía Philippines đã chứng minh với các hình ảnh rõ ràng cho thấy không những 75 cọc bê tông đã được đổ trái phép trên khu vực mà các tàu Hải cảnh Trung Quốc vẫn cố chấp lưu lại trên vùng biển quanh bãi cạn này, bất chấp lời kêu gọi từ giới chức Manila. Nhưng sau đó không lâu, Bắc Kinh đã vội vàng tìm cách “trả treo” bằng cách cho đăng tải các hình ảnh khẳng định đó chỉ là vỉa đá và san hô, cũng như cô lập Philippines bằng các tuyên bố gây hấn.

Tuy nhiên, ông Julio nhận định: Trung Quốc còn đang dòm ngó tới cả Bãi Cỏ Mây. Các nhà phân tích thuộc trang Strategy hồi đầu tháng 8 cũng chia sẻ quan điểm này khi cho rằng PLA đang gia tăng áp lực nhằm đánh bật các ngư dân cũng như binh lính của Philippines khỏi Bãi Cỏ Mây. Trong khi đó, trên Bãi Vành Khăn, các tòa nhà nổi, công sự kiên cố vẫn đang được Bắc Kinh tiếp tục đầu tư củng cố và xây dựng trái phép.


Riêng trên Hoàng Sa, Trung Quốc cũng đang cố tình duy trì các tranh chấp kéo dài với Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, trên đơn vị hành chính phi pháp Tam Sa, chính quyền Bắc Kinh đã tự ý tổ chức nhiều hoạt động gặm nhấm chủ quyền của Việt Nam như: cấp giấy phép cư trú cho các công dân Trung Quốc sinh sống tại đây, tổ chức nhiều tuyến du lịch hay tuần tra trái phép, xây dựng tòa nhà văn phòng chính quyền cơ sở…

Kịch bản khó lường trên Biển Đông cũng đang được Trung Quốc áp dụng trong tranh chấp Hoa Đông. Theo ông Julio, hành động thường xuyên cho các tàu hải cảnh, tuần tra tới quấy nhiễu Senkaku là nhằm mục đích kiểm soát quần đảo không người này từng bước một. Trong khi đó, tại vùng biển cách Mũi Sata 437km về phía Tây - điểm cực Nam của đảo Kyushu (vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản), Kyodo News dẫn thông báo từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho hay một chiếc tàu Trung Quốc lần đầu tiên kể từ năm 2011 đã xâm phạm khu vực trong chiều ngày 24/9.


Đáp lại hành động xâm phạm của Trung Quốc, chính quyền Tokyo gần đây đã có những động thái cứng rắn, chẳng hạn quyết định triển khai các máy bay do thám không người lái của Mỹ trong năm tài khóa 2015. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng nước này cũng lên kế hoạch xây dựng các cơ sở giám sát mới trên đảo Iwo Jima, cách Tokyo 1.200km về phía nam, nhằm thu thập thông tin về các hoạt động tàu thuyền của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương, cũng như lắp đặt hệ thống radar tối tân X-band tại Tokyo với danh nghĩa là nhằm phòng thủ trước tên lửa Triều Tiên.

Trong khi Nhật đang tạo nên một thách thức không nhỏ đối với Trung Quốc, thì các quốc gia ASEAN chưa thể tạo được thế cân bằng về sức mạnh quân sự trong tranh chấp Biển Đông. Theo Diplomat, đó cũng là lý do mà Bắc Kinh luôn dùng sức ép về quân sự để dồn các thành viên ASEAN ngồi vào bàn đàm phán theo đúng ý của họ.

Về vấn đề này, ông Julio cho rằng trong khi các nước Đông Nam Á khuyến khích Bắc Kinh đóng vai trò tích cực trong khu vực với nỗ lực “xã hội hóa” các chuẩn mực có thể chấp nhận, thì Trung Quốc lại ngày càng mong chờ sự “tôn trọng” đối với sức mạnh lấn lướt của nước này và cố tình coi đây là tiền đề để thống trị khu vực.


Điều đó đã khiến cho Mỹ trở thành điểm “bấu víu” của nhiều nước ASEAN. Bởi Washington đang tỏ thái độ tôn trọng tự do hàng hải và có vai trò trong việc ngăn chặn các cường quốc khác “gạt Mỹ” để đặt tầm ảnh hưởng lên các quốc gia nhỏ bé cả về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, đến cả Trái Đất cũng có thể xoay trục tạo nên những diễn biến thời tiết bất thường, thì Mỹ càng dễ dàng đẩy trục theo chiều hướng có lợi cho mình. Hai năm trước đây, ông Obama có thể hùng hồn hình thành nên trục chiến lược châu Á-Thái Bình Dương thay thế dần cho “sình lầy” Trung Đông do người tiền nhiệm George Bush tạo ra, thì nay, và bất cứ lúc nào trong tương lai, một vị Tổng thống Mỹ cũng không gặp trở ngại trong việc tạo nên một trục mới.

Ông Julio tỏ ra quan ngại cam kết của Mỹ đối với khu vực sẽ biến mất một khi có một điểm nóng mới “neo” Mỹ lại. Syria chính là minh chứng rõ nét nhất. Do đó, ASEAN vẫn cần duy trì một tư thế cân bằng tinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi cùng một lúc có sự tham gia của các cường quốc khác như Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Điều đó sẽ là thách thức không nhỏ của cả khối nói chung và Chủ tịch luân phiên ASEAN nói riêng, đặc biệt là khi Trung Quốc đã sử dụng câu chuyện "Bó đũa" quen thuộc mà ai cũng biết, nhưng không đề phòng ngay, ấy mới là mối nguy.

Chí Đăng

http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/trung-quoc-%E2%80%98quang-luoi%E2%80%99-vay-ham-bien-dong-va-hoa-dong
0

Tàu hải quân Trung Quốc lượn lờ gần Trường Sa

Nhật báo Campuchia ngày 25/9 đưa tin: tàu bệnh viện Peace Ark của Hải quân Trung Quốc đã hoàn tất hải trình trong vòng 4 tháng qua, trong đó có đợt cơ động trái phép tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Cambodia Daily, tàu Peace Ark đã cập cảng Sihanoukville (Campuchia), qua đó kết thúc 4 tháng cơ động qua một số nước như Brunei, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Maldives và Indonesia, cũng như lưu lại một thời gian khá dài tại Vịnh Aden giữa Yemen và Somalia.

Tàu bệnh viện Peace Ark của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu bệnh viện Peace Ark của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina

Việc chọn điểm kết thúc tại Campuchia cũng được truyền thông hai nước tung hô là động thái hữu hảo nhằm khẳng định mối quan hệ khăng khít đang ngày càng “bền chặt” giữa Bắc Kinh và Phnom Penh.

Tuy nhiên, có thể thấy hải trình của con tàu hải quân Trung Quốc này gần giống với vị trí của cái gọi là “chuỗi ngọc trai” trải dài từ Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư mà Bắc Kinh đang thúc đẩy sự hiện diện về cả quân sự và kinh tế. Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tỏ ra quan ngại trước động thái lấn lướt của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương qua bản báo cáo tháng 4 khi lên tiếng cảnh báo đây là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực.

Song, điểm đáng lưu ý, Cambodia Daily khẳng định tàu Peace Ark đã tuần hành qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái này tiếp nỗi chuỗi các sự kiện mà Trung Quốc đang trắng trợn gấp rút thực hiện tại Trường Sa như kiềm tỏa khu vực bằng cách thức tuần tra mới, chiếm đóng trái phép các điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô, mở rộng căn cứ ở Đá Vành Khăn, cử nhiều tàu hộ tống, đổ bộ, hải giám, ngư chính tới đóng quân tại khu vực,… nhằm hiện thực hóa tham vọng “cắt nhỏ” Trường Sa thành từng lát mỏng bằng sức mạnh quân sự.

Chí Đăng

http://songmoi.vn/xa-hoi-quoc-phong/tau-hai-quan-trung-quoc-luon-lo-gan-truong-sa
0

Hạm đội Đông Hải bất ngờ tập trận chống ngầm ở Biển Đông

Ngày 25/9 vừa qua, Hạm đội Đông Hải của Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hiệp đồng bất ngờ tại khu vực Biển Đông.


Tàu khu trục Trường Xuân, Hạm Đội Đông Hải, Trung Quốc

Tân Hoa Xã đưa tin, ngày 25/9 vừa qua, Hạm đội Đông Hải của Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hiệp đồng bất ngờ tại khu vực biển Đông, giữa các tàu ngầm kiểu mới, tàu khu trục và trực thăng chống ngầm.

Các mối ưu tiên của Hạm đội Đông Hải vốn là: Lực lượng quân sự Hoa Kỳ đóng tại Okinawa, Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản, nhất là bảo vệ đảo Điếu Ngư và Lực lượng quân đội Đài Loan.

Báo chí Trung Quốc cho biết cuộc tập trận lần này cơ bản bao gồm các vũ khí trang bị chủ lực hiện đang phục vụ trong Hạm đội Đông Hải, thực hiện bắn một số lượng lớn các loại đạn pháo trong môi trường phức tạp.

Cuộc tập trận diễn ra từ lúc 7h00 đến 15h00. Tàu chiến và trực thăng chống ngầm thực hiện các nhiệm vụ do thám, giám sát, truyền thông tin, tấn công hiệp đồng chính xác các mục tiêu giả định.

Theo truyền thông Trung Quốc, mục đích của cuộc tập trận là nhằm rèn luyện tâm lý chiến đấu, thao tác vận hành cũng như kiểm tra tình trạng sẵn sàng của các loại vũ khí trang bị.

Ghi nhận của phóng viên Trung Quốc trên boong chỉ huy của tàu khu trục Type 052C Trường Xuân cho thấy khi hệ thống cảnh giới dưới nước phát hiện tàu ngầm đối phương, tàu Thường Châu cùng trực thăng chống ngầm đã tiến hành thả thủy lôi và phá hủy mục tiêu.

Tại một khu vực khác trên Biển Đông, hình ảnh ghi nhận từ video cho thấy một trực thăng chống ngầm thả sonar khóa mục tiêu, tàu khu trục tại đây sau khi nhận được thông tin đã phóng ngư lôi và tiêu diệt mục tiêu dưới nước.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận trên Biển Đông. Gần đây nhất, Hạm đội Nam Hải của nước này đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm bờ biển quy mô lớn trên Biển Đông, trong khuôn khổ cuộc tập trận Sứ mệnh Hành động 2013 của Quân đội Trung Quốc.

Động thái tập trận quân sự rầm rộ cho thấy âm mưu thôn tính Biển Đông của Trung Quốc ngày càng lộ rõ. Rõ ràng Trung Quốc có ý định hăm dọa láng giềng, dùng sức mạnh quân sự để gây sóng gió trên Biển Đông.

http://nguyentandung.org/ham-doi-dong-hai-bat-ngo-tap-tran-chong-ngam-o-bien-dong.html

http://phunutoday.vn/anh-nong/ham-doi-dong-hai-tap-tran-tren-bien-dongdai-loan-nhan-sat-thu-chong-ngam-32714/trang-1.html
0

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á: Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông ?

Trong hai ngày 19-20/09/2013, một cuộc hội thảo khu vực về Biển Đông đã diễn ra tại Phnom Penh với chủ đề « ASEAN và Biển Đông : Những thành tựu, các thách thức và hướng đi tương lai (ASEAN and the South China Sea : Achievement, Challenges and Future Direction) ». Hội thảo do Viện Cam Bốt vì Hòa bình và Phát triển CICP (Cambodian Institute for Cooperation and Peace) tổ chức, đã quy tụ một số chuyên gia đến từ các nước ASEAN cũng như từ Trung Quốc, Canada và Úc.


Đáng chú ý tại cuộc hội thảo này, có tham luận của giáo sư Carlyle A.Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc : « Kết hợp một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC vào Cộng đồng Chính trị an ninh của ASEAN: Con đường trước mặt (Incorporating a Code of Conduct for the South China Sea into ASEAN’s Political-Security Community: The Road Ahead) ». Điểm nổi bật trong tham luận là đề nghị theo đó khối ASEAN nên sớm đúc kết một « Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á », một văn kiện có khả năng trở thành phương tiện tốt góp phần mang lại ổn định cho vùng Biển Đông.

Trong tạp chí hôm nay, RFI sẽ giới thiệu một số nét chính trong đề nghị về Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á đã được Giáo sư Thayer nêu lên trong tham luận trình bày tại Phnom Penh, một ý kiến mà chính ông cũng thừa nhận là còn được tiếp nhận một cách thận trọng.

Trả lời phỏng vấn nhanh của RFI hôm 20/09 sau khi báo cáo của ông được trình bày tại cuộc hội thảo ở thủ đô Cam Bốt, Giáo sư Thayer cho biết :

« Trong phiên họp cuối cùng Đại sứ Pou Sothirak (Giám đốc Điều hành Viện Cam Bốt vì Hòa bình và Phát triển) đã gián tiếp nói rằng đề nghị của tôi quá chung chung và không thể đạt được. Nên tập trung vào đề nghị của Việt Nam về việc không sử dụng vũ lực trước tiên.

Việt Nam đã đề nghị là ASEAN và Trung Quốc cùng đồng ý rằng không ai trong số họ sẽ là bên đầu tiên sử dụng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông. Đây sẽ là một cam kết của tất cả các bên theo đó, khi xảy ra sự cố, họ sẽ tự kiềm chế và không dùng đến vũ lực. Đấy sẽ là một biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng. »

Xin nhắc lại là ý tưởng về một thỏa thuận « không sử dụng vũ lực trước tiên » giữa Hiệp hội Đông Nam Á và Trung Quốc đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày 07/05/2013 ở Brunei. Sau đó ít lâu, ý kiến này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Singapore tỏ ý ủng hộ tại Hội nghị An ninh châu Á – tức Đối thoại Shangri-La - ngày 02/06/2013.

Đối với Giáo sư Thayer, nếu Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ tránh được tình trạng khối ASEAN mất đoàn kết trên vấn đề Biển Đông như đã từng xẩy ra trong quá khứ, có hại cho đối sách của Việt Nam nhằm chống lại tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh. Tuy nhiên, về phần mình, Việt Nam cũng phải điều chỉnh một số yêu cầu. Giáo sư Thayer giải thích :

« Hiệp ước sẽ gắn kết toàn bộ các nước ASEAN vào vấn đề an ninh trên biển. Việt Nam sẽ được độc lập nhiều hơn (không bị lệ thuộc) vào vấn đề quan điểm thống nhất của ASEAN. Thế nhhưng Việt Nam sẽ phải điều chỉnh lại đường cơ sở của mình ở khu vực đông nam cho phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của mình, bao gồm cả việc phân biệt rõ ràng các thực thể địa lý như bãi đá, độ cao thủy triều lúc xuống thấp, hải đảo.

Khi nhìn vào bản đồ vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, có một chỗ phình ra trông thấy - hoặc là phần mở rộng được gọi nôm na là ‘người phụ nữ mang bầu’ – tại vùng bờ biển phía đông nam, để bao gồm cả khu vực bãi Tư Chính ( hoặc Vạn An Bắc theo phía Trung Quốc). Đây là một yêu cầu quá mức. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cần được quy định theo đường cơ sở vẽ thẳng từ bờ biển.

Khi dự thảo Luật Biển của Việt Nam được chuyển lên Bộ Chính trị, giới chuyên gia về biển đã đề nghị làm cho các tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế. Đề nghị này đã bị từ chối với lý do là Việt Nam sẽ phải đàm phán với Trung Quốc vào một thời điểm nào đó trong tương lai và yêu sách quá mức về vùng đặc quyền kinh tế đó là điểm khởi đầu cho cuộc đàm phán. »

Dẫu sao thì công việc hình thành một Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á không thể được thực hiện trong một sớm một chiều, đặc biệt trong bối cảnh giữa một số nước ASEAN, các tranh chấp biển đảo đã có từ rất lâu. Trên các khó khăn này, Giáo sư Thayer ghi nhận :

« Đây là một dự án phải mất ít ra là 10 năm mới thực hiện được, nhưng nó có thể là đầu mối để xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.

(Cái khó là) có một số tranh chấp hàng hải nhất định đã tồn tại từ lâu đời và một số nước Đông Nam Á cảm thấy nên duy trì nguyên trạng, vì hướng tới một hiệp ước sẽ khơi lại những vết thương cũ. »

Cần tiến tới Hiệp ước Hàng hải vì COC bị Trung Quốc trì hoãn

Trong bản báo cáo khoa học của mình, Giáo sư Thayer đã nêu bật nguyên do chính thúc đẩy ông nghĩ đến giải pháp « Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á ». Đó là triển vọng được ông cho là còn rất xa vời của Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, chủ yếu xuất phát từ thái độ trì hoãn của Bắc Kinh.

Trong phần đề cập đến cách thức đạt được COC, ông ghi nhận là từ trung tuần tháng Chín 2013, quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu mở tham vấn về COC. Tuy nhiên, đối với với Giáo sư Thayer, ngay từ khởi điểm, Bắc Kinh đã đặt ra một số điều kiện làm cho khó có thể tiến nhanh đến một bộ Quy tắc Ứng xử. Ông giải thích :

« Trung Quốc nhấn mạnh rằng hai tiến trình (thực hiện) bản Tuyên bố Ứng xử DOC và (xây dựng) bộ Quy tắc Ứng xử COC tương quan chặt chẽ với nhau, và chỉ có thể được thúc đẩy, một khi đạt được tiến bộ trong việc tiến hành các hoạt động hợp tác được liệt kê trong bản Tuyên bố DOC. Tuy nhiên, cùng một lúc, Trung Quốc lại xác định rằng thỏa thuận nhanh chóng trên bộ Quy tắc COC là điều không thực tế.

Để có thể đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, ASEAN cần phải tách biệt các cuộc thảo luận về DOC ra khỏi thảo luận về COC. Vào tháng 08/2013, tại cuộc họp đặc biệt Trung Quốc – ASEAN, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman đã cho rằng ‘công việc tham vấn về COC phải được bắt đầu càng sớm càng tốt và không nên gắn liền với việc thực thi DOC, cả hai tiến trình nên được thực hiện song song với nhau’.

Để cho các cuộc đàm phán về việc thực thi bản Tuyên bố DOC có thể bắt đầu, thì Trung Quốc phải làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông như là một điều kiện tiên quyết cho việc khởi sự các hoạt động hợp tác ở Biển Đông. »

Đồng thuận khó khăn về COC vì bị Bắc Kinh phá quấy

Một khó khăn khác trong việc tiến tới bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông là tìm được sự đồng thuận ngay trong nội bộ khối ASEAN về bản dự thảo COC của riêng mình để có thể trình bày với phía Trung Quốc. Công việc tìm kiếm đồng thuận này lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh Trung Quốc không ngần ngại gây chia rẽ giữa các nước ASEAN.

« Tiến trình tham vấn/đàm phán ASEAN - Trung Quốc về DOC/COC là cần thiết nhưng chưa đủ để có được một Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc.

ASEAN bám sát trọng tâm đàm phán về COC với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng cho dù đây là một mục tiêu an ninh quan trọng, về cơ bản đó là một ưu tiên không đúng chỗ. Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC đã làm cho ASEAN bị chia thành hai nhóm - có tranh chấp và không tranh chấp - làm cho việc thông qua một chính sách chung vô cùng khó khăn.

Cách tiếp cận đó cũng cho phép Trung Quốc khai thác sự khác biệt giữa các thành viên ASEAN và trì hoãn không chỉ thảo luận về các biện pháp hợp tác trong khuôn khổ bản Tuyên bố DOC nhưng trên cả việc xây dựng COC. Điều đó cung cấp cho Trung Quốc thời gian để củng cố sự hiện diện của họ, tức là quyền kiểm soát trên vùng biển đảo tại Biển Đông. »

COC còn bị giới hạn về phạm vi áp dụng

Riêng về bộ Quy tắc Ứng xử COC, Giáo sư Thayer cho rằng phạm vi áp dụng của văn kiện này còn quá hạn chế về mặt địa lý, không bao trùm toàn bộ các vùng biển Đông Nam Á.

« Thảo luận ASEAN-Trung Quốc về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC không bao gồm các vùng biển Đông Nam Á bên ngoài Biển Đông. Trong thực tế, như các khó khăn nẩy sinh trong việc đàm phán với các cường quốc hạt nhân để họ gia nhập Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân từng cho thấy, không hề có thoả thuận về những gì tạo thành khu vực địa lý được gọi là Biển Đông.

Lĩnh vực hàng hải của Đông Nam Á bao gồm không chỉ Biển Đông và Vịnh Thái Lan mà còn là các vùng biển xung quanh các quốc gia ven biển và quần đảo. Khu vực rộng lớn bao trùm các vùng đặc quyền kinh tế của toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á (gồm cả Đông Timor)…

Vùng biển Đông Nam Á rất thiết yếu cho giao thông vận tải, và giao dịch thương mại của các nước trong khu vực cũng như các cường quốc bên ngoài. Tóm lại, vùng biển Đông Nam Á quan trọng đối với con người, lương thực và an ninh năng lượng. Những vấn đề đó liên quan chặt chẽ với nhau.

Các quốc gia ven biển trong ASEAN đang gặp phải khó khăn trong việc phát triển các nguồn tài nguyên nằm trong vùng EEZ của họ do việc yêu sách chủ quyền nằm trong bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc bao trùm khoảng 80% Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ có thể làm khu vực bất ổn thêm, trong lúc việc khai thác tài nguyên Biển Đông thêm khó khăn. »

Theo giáo sư Thayer, vì tất cả các lý do kể trên, do nguy cơ thảo luận ASEAN - Trung Quốc về COC rất có thể sẽ kéo dài vô tận, ASEAN cần phải có phương án giải quyết riêng. Đó là vừa đàm phán với Trung Quốc về việc tách hai cuộc thương thuyết về DOC và COC thành hai tiến trình riêng biệt, vừa yêu cầu Bắc Kinh làm rõ chính sách về các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ DOC.

Trong nội bộ, ASEAN phải bắt đầu đàm phán giữa các thành viên về một Hiệp ước Hòa bình, Hợp tác và Phát triển vùng biển khu vực Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á). Theo giáo sư Thayer, Hiệp ước này dựa trên hai tiền đề :

« Trước hết, sự an toàn của vùng biển toàn Đông Nam Á là một thể thống nhất đối với tất cả các thành viên ASEAN, cho dù đó là nước thuộc khối ven biển hoặc trên lục địa. Hiệp ước sẽ làm cho tất cả các thành viên ASEAN có liên can như nhau với vấn đề biển. Điều này sẽ khắc phục tình trạng phân cách hiện nay giữa các nước ASEAN có tranh chấp và không có tranh chấp tại Biển Đông.

Thứ hai, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, được áp dụng đồng đều trên toàn vùng biển Đông Nam Á và không đơn thuần là Biển Đôn, và được áp dụng cho tất cả các nước. Việc thông qua Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á sẽ củng cố bản chất tập thể và pháp lý của ASEAN và tăng cường khả năng đối phó của khối với các cường quốc bên ngoài. Nó sẽ cung cấp cho ASEAN một đòn bẩy cần thiết trong đối sách với Trung Quốc. »

Giải quyết tốt tranh chấp trong nội bộ ASEAN để tôn cao vai trò khu vực

Theo Giáo sư Thayer, Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á phải là một phần không thể tách rời của Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN. Văn kiện pháp lý này cần được thiết kế để giải quyết rất nhiều vấn đề biên giới trên biển và tranh chấp lãnh thổ trên biển chưa được giải quyết giữa các nước Đông Nam Á, từ đó lôi kéo toàn bộ các tác nhân khác cùng tham gia kết ước.

« Tranh chấp trên biển trong khu vực liên quan đến cả vấn đề đòi chủ quyền đối với các đảo và các thực thể địa lý, cũng như quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa. Mục đích của Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á là giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nói cách khác, ASEAN có thể khẳng định tốt vị trí của mình bằng cách dọn dẹp ngôi nhà riêng của mình trong địa hạt tranh chấp lãnh hải giữa các thành viên. Điều đó sẽ tăng cường đoàn kết và sự gắn kết của ASEAN và giúp toàn khối phát huy quyền tự chủ và vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề an ninh khu vực. »

Vấn đề then chốt, theo Giáo sư Thayer, là toàn thể các thành viên ASEAN có mặt tiền nhìn ra biển phải phân định rõ cái gì là của mình.

« Tất cả các nước ASEAN cần điều chỉnh đòi hỏi chủ quyền trên biển của mình sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt chú ý đến việc từ bỏ các đường cơ sở quá mức. Các quốc gia sau đó phải phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các quốc gia cần phân biệt rõ ràng đảo với đá để phân định hải phận cho đúng…

Các quốc gia cần chỉ rõ những vùng lãnh thổ và thực thể địa lý khác mà họ đòi chủ quyền ở ngoài biển…

Một khi tiến trình đó hoàn tất, tất cả các nước nên tiến hành đàm phán để giải quyết các tranh chấp nổi bật nơi các vùng biển chồng lấn, hoặc tại nơi có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Các quốc gia cần đồng ý trên một thời hạn (đàm phán) để cho sau đó, nếu tranh chấp chưa được giải quyết, thì các nước chấp thuận quyền tài phán của Hội đồng Tối cao ASEAN, hay trong khuôn khổ các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS (Tòa án Quốc tế về Luật Biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế), hoặc theo thủ tục khác đã được thoả thuận.

Tất cả các bên tham gia Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á cần cam kết phi quân sự hóa các đảo, đá mà họ đang chiếm đóng, trong đó có việc cấm triển khai một số loại vũ khí cụ thể, chẳng hạn như tên lửa chống hạm bắn đi từ đất liền… »

Mở rộng Hiệp ước đón các đối tác đối thoại

Nội dung Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á do Giáo sư Thayer đề nghị còn bao gồm nhiều yếu tố khác, nhưng ý tưởng quan trọng chính là phạm vi áp dụng cũng như tính chất mở của Hiệp định này.

Theo ông Thayer, Hiệp ước phải bao trùm toàn bộ vùng biển trong khu vực Đông Nam Á – chứ không chỉ Biển Đông mà thôi - tương tự như phạm vi của Khu vực Tự do Hòa bình và Trung lập (1971), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (1976) và Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (1995). Bên cạnh đó, ngoài mười thành viên ASEAN hiện hữu và thành viên tương lai như Đông Timor, Hiệp ước cần phải được mở rộng cho các đối tác đối thoại của ASEAN và các cường quốc hàng hải khác tham gia.

Theo giáo sư Thayer trước thái độ trì hoãn cũng như các động thái chia rẽ ASEAN của Trung Quốc nhằm củng cố sự hiện diện của họ tại Biển Đông, ASEAN cần trang bị cho mình những công cụ hữu hiệu hơn để đối phó. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách hình thành một Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130923-hiep-uoc-hang-hai-dong-nam-a-giai-phap-cho-tranh-chap-bien-dong
0

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Nga có cần VN trong chiến lược khu vực?

(BBC- 21/9/13) Tiến sỹ Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ, ngày 19/9 đã có bài viết trên trang The Diplomat về quan hệ Nga-Việt trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Quan hệ Nga-Việt đang được thắt chặt trên mọi phương diện trong thời gian gần đây

BBC xin được giới thiệu với quý độc giả một số chi tiết chính trong bài viết.

Mở đầu bài viết, tiến sỹ Stephen Blank cho rằng những diễn biến trong quan hệ Nga-Việt gần đây là yếu tố quan trọng để nắm bắt xu hướng về an ninh quốc phòng và đối ngoại tại khu vực Châu Á.

"Những chính sách của Nga tại Đông Nam Á thường không để lại ấn tượng gì nhiều," ông viết.

"Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ những diễn biến mới nhất trong quan hệ Nga-Việt sẽ không thể nắm bắt được những yếu tố chính trong cách mà hai tác nhân quan trọng ở khu vực Châu Á đang phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như xu hướng về vấn đề an ninh tại Châu Á".

Thắt chặt trên mọi mặt

Theo ông, mặc dù quan hệ Nga-Trung đang "ngày càng thắt chặt", ít ra là từ góc nhìn của Hoa Kỳ, nhưng "Nga thực chất đang công khai chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và đang thiết lập một quan hệ quân sự-chính trị sâu sắc hơn với Vệt nam."

Cây bút này lấy dẫn chứng từ tuyên bố muốn thiết lập căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh của Nga hồi năm 2012, cũng như những dự án hợp tác Nga-Việt về khám phá, khai thác dầu mỏ, điều mà ông gọi là "những biện pháp có thể nhằm kiềm chế Trung Quốc".

"Bắc Kinh đã liên tục yêu cầu Moscow chấm dứt khai phá năng lượng tại biển Nam Trung Hoa" ... "Mặc dù tỏ ra im lặng, có lẽ để tránh gây sự thù địch với Trung Quốc, Moscow vẫn giữ nguyên chiến lược của mình," ông viết.

Rõ ràng là mối quan hệ này, với đỉnh điểm là các hiệp ước mới cũng như các hợp đồng mua bán vũ khí, thực chất là để kiềm chế ý đồ và hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông"

Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ

"Kể từ đó, nước này đã tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam, trong đó bao gồm các dự án thăm dò năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa ... các hợp đồng bán vũ khí cũng như hợp tác quốc phòng."

Theo Stephen Blank, "quan hệ của Nga với Việt Nam đang ngày càng phồn thịnh", biểu hiện qua việc Hà Nội gần đây đã trở thành một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga, chủ yếu là các mặt hàng tàu ngầm và chiến cơ tiêu biểu như 12 chiếc Su-30MK2 hay sáu chiếc tàu ngâm lớp Varshavyanka.

"Rõ ràng điều này nhằm mục đích đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc," ông viết.

Bên cạnh đó, tác giả cũng nhắc đến những tiến triển đáng kể về hợp tác thương mại và các lĩnh vực khác giữa hai nước:

"Nga và Việt Nam đã trở thành "đối tác chiến lược" năm 2001, và mối quan hệ này đã được nâng cấp thành "đối tác chiến lược toàn diện" vào năm 2012."

"Hợp tác thương mại và trao đổi văn hóa, nghiên cứu khóa học song phương đang ngày càng phát triển, với Nga giờ đây xếp thứ 18 trong số 101 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ..."

"Nga cũng đang giúp Việt Nam xây dựng nhà máy hạt nhân".

'Nhằm vào Trung Quốc'

Khía cạnh nổi bật của tất cả những hợp đồng mua bán vũ khí và những cuộc đối thoại cấp cao, theo Stephen Blank, là việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông qua dự thảo hiệp ước hợp tác quân sự, vốn chính thức công nhận hợp tác quốc phòng giữa chính phủ hai nước.

"Hiệp ước này quy định việc trao đổi thông tin, xây dựng lòng tin, hợp tác tăng cường an ninh quốc tế và đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống khủng bố và kiểm soát vũ khí," tác giả nhận định.
Tuy nhiên, Stephen Blank cho rằng mối quan hệ song phương Nga-Việt thực chất là để đối phó với Trung Quốc, bất chấp việc hai bên tuyên bố điều này "không hề nhằm vào một nước thứ ba".

"Rõ ràng là mối quan hệ này, với đỉnh điểm là các hiệp ước mới cũng như các hợp đồng mua bán vũ khí, thực chất là để kiềm chế ý đồ và hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông," ông viết.

"Điều đáng chú ý là hầu hết những tuyên bố này đều đến từ phía Việt Nam, nước rõ ràng có đầy đủ mọi lý do để chứng tỏ với Trung Quốc rằng mình có khả năng tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự cũng như lập trường chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

Theo tác giả, việc Moscow đang tăng dần sự hỗ trợ về cả quân sự, kinh tế và chính trị cho Việt Nam là một phần của chiến lược "chuyển hướng" về Châu Á, với mục đích sử dụng ảnh hưởng về "kinh tế, quân sự và chính trị của Moscow để thiết lập một thế lực độc lập, mạnh mẽ, đứng riêng tại Châu Á".


Trung Quốc đã công khai cáo buộc Nga là muốn quay trở lại Cam Ranh

Nga, Trung đối đầu

Mối quan hệ Nga-Trung ở thời điểm hiện tại, theo Stephan Blank, chỉ là "vẻ bề ngoài".

Điều này biểu hiện qua việc hồi năm 2012, truyền thông Trung Quốc đã cáo buộc quan hệ hợp tác quân sự cũng như năng lượng Nga-Việt đang giúp cho Việt Nam mở rộng hoạt động khám phá dầu mỏ tại những khu vực tranh chấp, theo tác giả.

Trung Quốc cũng đã công khai cáo buộc Nga là đang "tìm cách quay trở lại Cam Ranh".

Trong bài viết của mình, Stephen Blank dẫn lời cây bút Jeffrey Mankoff cho rằng "ở những nơi quan trọng trên thế giới đối với Nga và Trung Quốc, hai nước này là kình địch nhiều hơn là đồng minh" và rằng bất chấp những hoạt động hợp tác quân đội giữa hai nước, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng "làm Nga lo ngại không kém gì Hoa Kỳ."

Hồi tháng Bảy, Jeffrey Mankoff cho rằng một trong những bằng chứng của sự đối đầu này là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quân đội Nga hồi năm 2010, với kịch bản giả định nhằm bảo vệ vùng Viễn Đông nước Nga trước sự xâm lược của kẻ thù không được nêu đích danh, nhưng có đặc điểm giống Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

"Nếu đây là đúng, thì quan hệ Nga-Trung có lẽ không nguy hiểm như Hoa Kỳ và một số nước khác đã lo sợ," Stephen Blank nhận xét.

"Dù chính phủ hai nước này rõ ràng sẽ cấu kết để ngăn chặn nhiều bước đi của Mỹ trên quốc tế ... ..."
"Điều này sẽ làm chủ đề an ninh tại Châu Á, vốn đã rối rắm, nay sẽ còn thêm phức tạp."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130921_russia_vietnam_china_relationship.shtml
0

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tuần duyên Mỹ tăng cường hợp tác với cảnh sát biển Việt Nam

(VOA- 20/9/13) Lực lượng tuần duyên Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam bằng chuyến thăm của chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Bob Papp, tới Việt Nam hồi tuần trước.


Chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Bob Papp (trái).

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ tới Việt Nam trong nỗ lực tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.

Đô đốc Bob Papp được báo chí trích lời nói: “Tăng cường mối quan hệ đối tác lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.

Trong vòng ba năm qua, lực lượng tuần duyên Mỹ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng quản lý lãnh hải thông qua việc hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có lối thoát, Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như mới đây đã trang bị 3 tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.

Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển.

Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên nước ngoài. Mới đây nhất, đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Nhật Bản ‘hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển’.

Lời đề nghị được ông Dũng đưa ra khi tiếp kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ở Hà Nội.

Nguồn: Military.com, Marinelink
0

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nhật Bản thảo luận với Thái Lan về Biển Đông

(RFI, Paris- 19/9/13) Công du Thái Lan ngay sau khi ghé Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vào hôm qua, 18/09/2013 đã thảo luận về các vấn đề an ninh quốc phòng với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng. Một phát ngôn viên chính phủ Thái Lan xác nhận : Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và bốn thành viên ASEAN nằm trong chương trình nghị sự Nhật-Thái.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bắt tay nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (P) tại Bangkok ngày 18/09/2013. REUTERS/Chaiwat Subprasom

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Theerat Ratanasewi, phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết là cả hai bên đều bày tỏ hy vọng về khả năng có được những tiến bộ cụ thể trong việc thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, để ASEAN và Trung Quốc có thể tiến tới việc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc pháp lý, nhằm ngăn không cho tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông biến thành xung đột võ trang.

Bản Tuyên bố DOC đã được các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà « không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng (thực thụ) vũ lực » và « tự kiềm chế tránh các hoạt động làm tranh chấp phức tạp thêm hoặc leo thang ».

Thế nhưng, từ năm 2002 đến nay, căng thẳng trên biển vẫn tiếp tục và thậm chí còn gia tăng, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.

Phát biểu với một số phóng viên sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan, ông Onodera tỏ ý hy vọng rằng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết một cách phù hợp với quy định của pháp luật và thông qua đối thoại.

Quan điểm của Nhật Bản là tất cả các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và không được có những hành động cưỡng ép và đơn phương để thay đổi hiện trạng.

Về phía Thái Lan, ông Theerat khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Thái Lan được cử làm điều phối viên các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ghé Bangkok nhân chặng thứ hai của chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan kéo dài năm ngày, nhằm đẩy mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải.

Theo giới phân tích, chuyến ghé thăm Việt Nam và Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhằm cụ thể hóa và thúc đẩy thêm chính sách Đông Nam Á của chính quyền Shinzo Abe, vốn đã được đương kim thủ tướng Nhật Bản nêu bật ngay từ tháng Giêng năm 2013 với một chuyến công du chớp nhoáng qua ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Mục tiêu của chính sách Đông Nam Á mới này được cho là để tăng cường trọng lượng của Tokyo, giảm bớt thế lực ngày càng mạnh của Bắc Kinh.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130919-bo-truong-quoc-phong-nhat-ban-va-thai-lan-thao-luan-ve-bien-dong
0

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Việt, Nhật phát tín hiệu "hợp tác đối phó Trung Quốc" (?)

(Kyodo News - 18/9/2013) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ ba đã đến thăm một căn cứ hải quân Việt Nam bên trong Vịnh Cam Ranh, quân cảng được sử dụng để giám sát Quần đảo Trường Sa, là một vấn đề trong tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Cam Ranh là căn cứ của các tàu chiến hiện đại nhất Việt nam. Ảnh: Phunutoday.vn

"Tình hình của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông cũng tương tự như Việt Nam ở Biển Đông", nhắc đến tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku, Onodera nói tiếp trong khi đang ở Cam Ranh, "Có rất nhiều điều mà Nhật Bản nên học hỏi từ Việt Nam."

Onodera là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đầu tiên đến thăm Quân cảng Cam Ranh kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nước trong năm 1976.

Theo Kyodo News, động thái này chứng tỏ hy vọng của hai nước muốn hợp tác trong việc đối phó với Trung Quốc, một nhà phân tích cho biết.

Quân cảng Cam Ranh đã được Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và sau đó là Liên Xô. Nga rút khỏi đây vào năm 2002. Nó đã trở thành căn cứ quan trọng nhất đối với Hải quân Việt Nam, nơi chứa một hạm đội tàu ngầm sẽ được giới thiệu vào cuối năm nay.

== Kyodo

Bản quyền 2013 Kyodo News International.

http://english.kyodonews.jp/news/2013/09/246747.html

http://www.globalpost.com/dispatch/news/kyodo-news-international/130917/japanese-defense-chief-visits-cam-ranh-bay-naval-base-
2

Hổ Việt Nam có "móng vuốt" Nhật Bản

(RUVR-17/9/13) Nhật Bản đang tìm thêm các điểm tựa ở châu Á, bởi dường như sự câu kết với Hoa Kỳ là chưa đủ. Ông Vladimir Evseyev, Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị đã nêu ý kiến như vậy với đài Tiếng nói nước Nga. Chuyên gia Nga bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera. Về phần mình, "con hổ" Việt Nam cần tới "móng vuốt" Nhật Bản cũng như Hoa Kỳ, nhằm củng cố sự tự tin trong cuộc tranh giành hải đảo trên biển Đông (*).


Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam.

Nhật Bản giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã được đón tiếp với nghi lễ nhà nước cấp cao. Nhưng điều này có lẽ không chỉ vì những yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong việc xử lý bom mìn chưa được phá hủy sau cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai đặt kỳ vọng vào tình hữu hảo với Việt Nam và Philippines. Đây là các quốc gia mà ông Abe thực hiện thăm vào tháng Giêng năm nay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Tình hữu nghị với Tokyo cũng cần thiết và quan trọng đối với Hà Nội và Manila.

Kết thúc chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hai bên đã công bố sự tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Có thể thấy rõ qua đó mối quan ngại của hai nước trước các quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, - giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị, ông Vladimir Evseyev nói:

“Tất nhiên, nhiệm vụ chính là đối đầu với Trung Quốc. Nhưng có thể đồng thời dựa vào các đối tác trong cuộc đối kháng. Tôi nghĩ rằng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc không phải là yếu tố cuối cùng. Có lẽ sẽ nảy sinh cả một số vấn đề khác. Quan hệ với Trung Quốc sẽ ngày một phức tạp. Đòi hỏi những chỗ dựa bổ sung ở khu vực.”

Cũng theo ông Evseyev, liên minh quân sự với Hoa Kỳ không còn cung cấp cho Nhật Bản điểm tựa vững chắc như trước.

“Một trong những lý do đẩy Nhật Bản tích cực liên lạc với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nước ASEAN là sự thiếu tin tưởng của người Nhật trong việc bảo đảm an ninh nếu xung đột vũ trang xảy ra. Nhật Bản bắt đầu cảm thấy những yếu điểm. Cũng từ đó mà tồn tại các tranh luận về nhu cầu chế tạo vũ khí hạt nhân, bất chấp hậu quả nặng nề ở Fukushima. Chỉ một chỗ dựa vào Mỹ là chưa đủ. Và Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm các đối tác khác mà họ có thể hợp tác.”

Thiên hướng quân sự-chính trị phủ bóng đen lên các ưu tiên kinh tế trong chính sách của Tokyo. Các doanh nghiệp Nhật Bản giảm đầu tư vào Trung Quốc và chuyển sản xuất đến các nước châu Á láng giềng. Dẫn đầu ở đây là Philippines và Việt Nam. Tăng trưởng đầu tư của Nhật Bản vào hai nước này trong nửa đầu năm nay đạt 80 và 34 phần trăm. Đứng thứ ba là Indonesia, với 19 phần trăm. Đồng thời, dòng vốn của Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã tụt đi 31 phần trăm.

Thái độ bài Nhật ngày càng tăng ở Trung Quốc cũng làm nhiều nhà đầu tư tiềm năng bất mãn. Công ty Showa Nhật Bản, chuyên cung cấp linh kiện cho Toyota, quyết định mở nhà máy đầu tiên ở nước ngoài tại Thái Lan chứ không phải Trung Quốc. Mặc dù sự lựa chọn trước đây của hãng là Trung Quốc. Trong sáu tháng đầu năm nay, giảm sút sản xuất của Toyota tại Trung Quốc là 10,4 phần trăm, của Honda là 3,7 phần trăm. Hai tập đoàn này cũng với Nissan đã thiệt hại gần 250 triệu đô la vì các căng thẳng chính trị với Trung Quốc.

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_09_17/121494221/

(*) Đài tiếng nói nước Nga ghi là "biển Hoa Nam".
0

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Vai trò của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ ở châu Á

(Vibay- 16/9/13) Thượng nghị sĩ Mỹ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, vừa có bài viết đăng trên The Wall Street Journal đưa ra những nhận định và kiến nghị về vai trò của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.

Trong bài viết, ông nhấn mạnh Mỹ có lợi ích quan trọng trong việc giúp đỡ các quốc gia phát triển một trật tự dựa trên luật lệ. Vibay blog lượt trích:

Liên kết ngoài:
Việt Nam muốn Mỹ đóng góp vào an ninh và phát triển châu Á

Cảnh giác với Trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ

‘Trung Quốc như kẻ lừa đảo trên Biển Đông’

Hội nghị quan chức cao cấp giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á tuần này là một cơ hội quan trọng để đạt được tiến bộ hướng tới một trật tự dựa trên luật lệ cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trên chương trình nghị sự là một luật về ràng buộc ứng xử ở Biển Đông (COC), một thỏa thuận sẽ đặt quản lý tranh chấp hàng hải trên một nền tảng ổn định. Hoa Kỳ có thể không phải là một bên tham vấn, nhưng chúng ta có mối quan tâm sâu sắc và lâu dài trong một kết quả thành công.

Trong những năm gần đây, tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông diễn biến căng thẳng đáng báo động. Tranh chấp trên các bãi đá và rạn san hô không có người ở rất xa xôi đối với người Mỹ. Nhưng đối với các nước châu Á bị ảnh hưởng, những vấn đề này là mối quan tâm cá nhân sâu sắc.

Trong khi Hoa Kỳ không có một tuyên bố chủ quyền trong các khu vực này, nhưng như một quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta (Mỹ) có lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì ổn định khu vực. Chúng ta cũng có quan tâm đến tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp .

Với Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông , và Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền các hòn đảo trong biển Đông đã tạo ra căng thẳng và nguy cơ xung đột thực sự. Đầu năm nay, có báo cáo rằng một tàu hải quân Trung Quốc cố định radar điều khiển vũ khí nhắm mục tiêu vào một tàu hải quân Nhật Bản. Tàu chính phủ Trung Quốc gần đây bao quanh bãi Cỏ Mây, được kiểm soát bởi đội ngũ cán bộ Thủy quân lục chiến Philippines .

Việt Nam cũng đã cáo buộc Trung Quốc đâm và bắn vào tàu đánh cá của mình vào nhiều thời điểm khác nhau. Một chiếc thuyền đánh cá Đài Loan hoạt động trong vùng đang tranh chấp bị Cảnh sát biển Philippines tấn công, giết chết một ngư dân. Với các mâu thuẫn và chủ quyền bị đe dọa, bất kỳ một sự cố có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn.


Một tàu tuần tra của Philippines bao quanh bởi các tàu cá trong tháng Tám.

Vì vậy, những gì Mỹ có thể làm để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và giúp các bên liên quan quản lý và giải quyết tranh chấp hàng hải ?

Đầu tiên, điều quan trọng là tất cả các bên phải kiềm chế. Việc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền trong tranh chấp ép buộc các bên khác từ bỏ (lãnh thổ) là không thể chấp nhận.

Nguyên tắc này được ghi nhận trong Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về ứng xử năm 2002. Mỹ phải tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong các nỗ lực để đạt được tiến bộ có ý nghĩa hướng tới hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử mới toàn diện để thiết lập quy tắc để giải quyết các bất đồng. Các cuộc họp trong tuần này là một cơ hội quan trọng đối với Trung Quốc và các nước ASEAN để chứng minh rằng họ có thể và sẽ tiến bộ để làm việc đó.

Thứ hai, sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết cho châu Á, và Mỹ nên hỗ trợ những nỗ lực của các bên trong khu vực xây dựng cơ chế quản lý khủng hoảng thích hợp để cho bất kỳ sự tham gia ngoài ý muốn của các lực lượng quân sự và bán quân sự trong khu vực này không vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Việc thành lập một " đường dây nóng " gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam là một bước đi đúng hướng.

Thứ ba, Mỹ cần nỗ lực hơn nữa để làm việc với các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm phát triển một cơ chế có thể hỗ trợ giải quyết tranh chấp thông qua quá trình hợp tác ngoại giao phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế. Chúng ta (Mỹ) có thể không là một phần của các cuộc thảo luận ASEAN - Trung Quốc , nhưng chúng ta có thể và nên hỗ trợ những nỗ lực của họ để tạo ra một cơ chế hợp tác ngoại giao để giúp quản lý tranh chấp biển như một phần của nỗ lực lớn hơn này.

Thứ tư, Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng an ninh hàng hải trong khu vực. Các sáng kiến ​​như xây dựng cơ chế phối hợp chung, quy trình vận hành, nhận thức lĩnh vực hàng hải, và các nỗ lực xây dựng năng lực cho cảnh sát hàng hải là những ví dụ của các loại quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ có thể cung cấp .

Thứ năm, Mỹ nên tiếp tục thể hiện rõ ràng rằng chúng ta sẽ đứng về phía các đồng minh của chúng ta và cam kết tuân thủ các hiệp ước của chúng ta. Mỹ phải tiếp tục thể hiện cam kết lâu dài ở khu vực.

Thượng viện đã đưa ra một lập rõ ràng về những vấn đề này với việc thông qua Nghị quyết Thượng viện 167 , mà tôi là tác giả cùng với đối tác của đảng Cộng hòa, Bob Corker , cũng như Thượng nghị sĩ Ben Cardin và Marco Rubio của Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng sự tham gia này vẫn tồn tại sống động và chúng tôi cam kết sẽ mở rộng trong tương lai xa.

Tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay không phải là vấn đề quá khứ, mà là ở tương lai của một khu vực sẵn sàng để phục vụ như là tâm điểm phát triển kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21.

Như một quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích sống còn trong việc hợp tác với tất cả các nước trong khu vực về phát triển, thể chế hóa và duy trì một trật tự dựa trên luật lệ cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bắt đầu với việc thục thi hiệu quả các cơ chế để quản lý tranh chấp trên biển có nguy cơ chia rẽ khu vực, hỗ trợ và khuyến khích giải quyết hòa bình các tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Một Quy tắc ứng xử ràng buộc Trung Quốc - ASEAN sẽ là một bước tiến quan trọng trong định hướng đúng để giúp xây dựng ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà tất cả các quốc gia trong vùng muốn và cần.

Thượng nghị sĩ Menendez , một đảng viện Dân chủ đến từ New Jersey , là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
0

Nhân Dân nhật báo: "Đừng mơ dùng COC trói chân Trung Quốc" ở Biển Đông

(GDVN) - Nhân Dân nhật báo và giới chức Trung Quốc đang cố tình lờ đi một thực tế là việc toàn khối ASEAN đã thống nhất chung một tiếng nói trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết COC ngay từ phiên họp ngắn tại Thái Lan vừa qua. Sở dĩ có sự thống nhất đó vì ai cũng thấy những động thái bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông đang là nhân tố bất ổn tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột.


Hải quân Trung Quốc liên tục tập trận trên Biển Đông trong năm qua khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước ven Biển Đông quan ngại.

Phiên bản hải ngoại tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/9 có bài xã luận của Vương Vũ, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế với giọng thách thức dư luận: "Đừng mơ mượn COC để trói chân Trung Quốc".

Theo tờ báo này, trong 2 ngày 14 và 15 vừa qua các quan chức ASEAN - Trung Quốc đã gặp nhau trong một hội nghị lần thứ 16 về việc thực hiện Thỏa thuận về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC tại Tô Châu, nhưng khác với các lần trước, lần này các nhà đàm phán còn thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC.

Nhân Dân nhật báo cho rằng "một số quốc gia cá biệt" ở Đông Nam Á lại muốn nhân cơ hội này hy vọng có bước đột phá ký kết được COC mà Bắc Kinh cho là "kỳ vọng quá cao".

Tờ báo suy diễn, mục đích thúc đẩy ký kết COC của "quốc gia cá biệt" trong ASEAN là nhằm mượn COC để trói chân Trung Quốc. COC theo Bắc Kinh là "mục tiêu cấp cao" được xác định khi ký DOC năm 2002 để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nói rồi Nhân Dân nhật báo chỉ đích danh Philippines là "quốc gia cá biệt điển hình" và cho rằng Manila tự biết mình không đủ thực lực tranh đấu với Trung Quốc và đối đầu với Bắc Kinh sẽ rơi vào thế bất lợi nên theo Bắc Kinh, Manila muốn mượn COC với đặc điểm có tính ràng buộc pháp lý để hạn chế Trung Quốc sử dụng cái gọi là "lực lượng chấp pháp" và sức mạnh quân sự bành trướng trên Biển Đông.


Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông.

Nhân Dân nhật báo và giới chức Trung Quốc đang cố tình lờ đi một thực tế là việc toàn khối ASEAN đã thống nhất chung một tiếng nói trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết COC ngay từ phiên họp ngắn tại Thái Lan vừa qua. Sở dĩ có sự thống nhất đó vì ai cũng thấy những động thái bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông đang là nhân tố bất ổn tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột.

Tờ báo giở giọng, DOC nói rằng các bên nỗ lực ký kết COC "trên cơ sở các bên thỏa thuận, nhất trí" và cho rằng Philippines đã không đếm xỉa tới nguyên tắc "thỏa thuận nhất trí" này mà cứ thích một mình một kiểu, nhưng chính Trung Quốc mới là phía phá vỡ nguyên tắc, vi phạm DOC và chỉ tìm cớ né tránh, trì hoãn COC để rảnh tay tiếp tục mở rộng phạm vi bành trướng trên Biển Đông.

Thứ 2, Vương Vũ cho rằng các bên đòi ký COC là muốn dùng COC để giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Rõ ràng đây là một kiểu suy luận chụp mũ của giới học giả Bắc Kinh.

Bất kỳ ai cũng thừa hiểu COC là công cụ pháp lý cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông khi DOC liên tục bị Bắc Kinh vi phạm, COC không phải chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Cách suy luận chụp mũ này chỉ là cái cớ để Bắc Kinh ép các bên ngồi vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc.

Thứ 3, bài viết của ông Vũ trên tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng đòi hỏi sớm đàm phán ký kết COC là "một bước lên Trời" và không thực tế. Vẫn chỉ là cách ngụy biện không lạ lẫm gì của giới học giả, truyền thông Bắc Kinh nhằm tiếp tục hoãn binh COC, khi ASEAN thúc đẩy tiến trình này thì Bắc Kinh quay sang chụp mũ cho "quốc gia cá biệt" là "phá hoại" môi trường đàm phán và gây bất ổn khu vực.

Hồng Thủy

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nhan-Dan-nhat-bao-Dung-mo-dung-COC-troi-chan-Trung-Quoc-o-Bien-Dong/316891.gd
0

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Biển Đông: Tướng Trung Quốc ra lệnh sẵn sàng chiến đấu

Một tư lệnh Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa chỉ thị cho hải quân nước này tăng cường rèn luyện và cải tiến kĩ thuật để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu trong một môi trường an ninh “phức tạp và khó khăn”. Tướng Fan Changlong đưa ra chỉ thị trên trong lúc đến thăm hạm đội Nam Hải (chịu trách nhiệm về Biển Đông) ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.



Tàu Hải giám TQ và Tuần duyên Nhật quần thảo nhau gần Senkaku ngày 10/9/2013.

Hôm 13/9, Tân Hoa Xã trích lời Tướng Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, cho rằng Hải quân nước này cần phải ứng phó ngay lập tức những mối đe dọa và phải có năng lực chiến đấu và chiến thắng trong tình hình mới. Ông này cho rằng năng lực hải quân là yếu tố then chốt giúp bảo vệ an ninh, chủ quyền và các lợi ích của Trung Quốc.

“Tập trung ứng phó với tình hình phức tạp và khó khăn, hiểu rõ các vấn đề nổi cộm và những điểm yếu, đẩy nhanh tốc độ cải tiến tính sẵn sàng chiến đấu trên biển”, ông Fan chỉ thị.

Tướng Fan Changlong đưa ra chỉ thị trên trong lúc đến thăm hạm đội Nam Hải (chịu trách nhiệm về Biển Đông) ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.

Theo hãng tin AP, kế hoạch nâng cấp hải quân qui mô lớn của Trung Quốc bắt nguồn phần nào từ tham vọng của Bắc Kinh về Biển Đông, vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích. Bắc Kinh cũng vừa tái cơ cấu lực lượng canh gác bờ biển để và ráo riết bổ sung tàu chiến cho lực lượng hải quân.

Hải quân Trung Quốc phát triển được chủ yếu là nhờ Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự với tốc độ hai con số. Tới nay, Trung Quốc đã trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Nước này cũng đã điều động tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh, đồng thời tăng cường xây dựng mới các tàu khu trục, tàu chiến và tàu ngầm.

Vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thị sát một cuộc huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng là lời “nhắc nhở” của Bắc Kinh tới các nước láng giềng về sức mạnh hải quân của nước này.

Minh Châu

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/tuong-trung-quoc-keu-goi-hai-quan-chuan-bi-san-sang-chien-dau.html

http://www.foxnews.com/world/2013/09/13/top-china-general-orders-navy-to-speed-improvements-during-visit-to-south-china/
0

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ thành bên thứ 3 ở Biển Đông, Hoa Đông

(Reuters- 13/9/13) Giới chức quân sự Trung Quốc (TQ) đã yêu cầu Mỹ không được hỗ trợ hay khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông, Bộ quốc phòng TQ cho biết hôm Thứ sáu.


Tàu Hải giám TQ và Tuần duyên Nhật quần thảo nhau gần Senkaku ngày 10/9/2013.

Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới trở nên căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ đối với Senkaku, quần đảo kiểm soát bởi Nhật Bản nhưng TQ tuyên bố chủ quyền.

Cách đây tròn một năm, Chính phủ Nhật đã mua 3 trong số các hòn đảo thuộc Senkaku làm dấy lên làng sóng giận dữ ở TQ năm ngoái.

Máy bay và tàu của hai nước thường xuyên chơi trò "mèo vờn chuột" trong các vùng lân cận quần đảo kể từ đó.

Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong các cuộc đàm phán với các đối tác Mỹ ở Bắc Kinh trong tuần này rằng Bắc Kinh đã xác định sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình, nhưng cũng đã kìm chế hết mức.

"Vấn đề này không nên trở thành vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc hy vọng rằng Mỹ sẽ không trở thành bên thứ 3 trong vấn đề này", Vương Quán Trung phát biểu trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller.

"Mỹ nên duy trì lập trường và chính sách nhất quán, không gửi tín hiệu sai cũng như không hỗ trợ, thông đồng với các nước có liên quan để làm vui lòng họ", Vương Quán Trung nói với ông Miller.

Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc còn bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ xử lý vấn đề này một cách thích hợp để đảm bảo nó không ảnh hưởng tới sự tin tưởng chiến lược song phương.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời Thứ trưởng Miller cho biết, Washington vẫn giữ lập trường trong vấn đề chủ quyền là kêu gọi các bên kiềm chế và hỗ trợ sử dụng phương tiện ngoại giao để giải quyết vấn đề.

Trung Quốc từ lâu vẫn cho rằng Mỹ khuyến khích Tokyo đối đầu với nước này trong tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và lo ngại Mỹ có thể can thiệp hỗ trợ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật một khi xảy ra xung đột giữa hai bên có tranh chấp.

Nguồn: http://www.reuters.com/article/2013/09/13/us-china-usa-japan-idUSBRE98C03J20130913


http://giaoduc.net.vn/quoc-te/trung-quoc-canh-bao-my-cho-thanh-ben-thu-3-o-bien-dong-hoa-dong/316641.gd
0