Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Trung Quốc sẽ trừng phạt Mỹ nếu xâm phạm lợi ích

9/3/12-Lời kêu gọi Mỹ xử lý "thận trọng và đúng đắn" các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đang dấy lên những tranh luận sôi nổi về việc Bắc Kinh sẽ ra đòn trừng phạt thế nào, nếu Washington bất tuân thủ.

Trong một cuộc họp báo bên lề phiên họp Quốc hội thường niên hôm 6/3 vừa mới đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với Mỹ để hướng đến xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn. Hai bên nên tuân thủ các nguyên tắc và tuyên bố chung Trung - Mỹ. Việc tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau là mối quan tâm lớn nhất. Mỹ phải cam kết tôn trọng, xử lý thận trọng và đúng đắn trong vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".

Tuyên bố của ông Dương ngay sau đó làm dấy lên một cuộc tranh luận trên truyền thông Trung Quốc với hai câu hỏi chính là Bắc Kinh sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt nào nếu Mỹ bất chấp cảnh báo, xâm hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu hỏi thứ hai là, trong tương lai, liệu ngoại giao Trung Quốc có trở nên quyết đoán hơn?


Nếu Mỹ xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ làm gì?. Ảnh minh họa: China Post.

Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc mời hai học giả nổi tiếng cho quan điểm về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc.

Vẫn ở thế phòng thủ

Quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu có những chuyển biến tích cực kể từ những nỗ lực phá băng đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972.

Tuy nhiên, theo ông Song Ronghua, một học giả nổi tiếng đến từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc quan hệ song phương ấm lên không có nghĩa là Mỹ ngừng can thiệp vào những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chẳng hạn, các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Đài Loan. Đây là những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bởi chúng ảnh hưởng đến nền tảng chủ quyền của Đại lục.

Ông Song cũng cảnh báo, những động thái can thiệp trên của Mỹ sẽ gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ giữa hai nước.

Dù vị thế trên trường quốc tế là rõ ràng và vững chắc nhưng Trung Quốc vẫn bị giới hạn rất nhiều để có khả năng chống lại sự can thiệp của Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển thần tốc và chủ trương mở rộng các quan hệ hợp tác với Mỹ, Washington sẽ buộc phải điều chỉnh chính sách của họ trên cơ sở đặt các mối quan tâm của Bắc Kinh vào các báo cáo hoặc các bản ghi nhớ nghiêm túc hơn.

Trong khi đó, một động thái tích cực từ Mỹ đó là họ rõ ràng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Đài Loan. Hơn nữa,quan hệ Trung – Mỹ là một mối quan hệ toàn diện và sâu sắc, những vấn đề liên quan đến hai khu vực kể trên chỉ tác động và chi phối một phần chứ không phải toàn bộ quan hệ song phương.

Tuy nhiên, phát biểu với Global Times, ông Song tuyên bố không đồng tình với một số quan điểm cho rằng Bắc Kinh nên dùng chiêu “ăn miếng trả miếng” nếu Washington xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung quốc. Cụ thể, Trung Quốc có thể “không thèm đếm xỉa” đến mối bận tâm của Mỹ trong các vấn đề liên quan đến Triều Tiên hoặc chương trình hạt nhân Iran. Lý do là, cả Trung Quốc và Mỹ, thực tế có nhiều quan điểm chung về các vấn đề này bởi cả hai đều phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân. “Chúng ta chỉ làm chính bản thân chúng ta tổn thương nếu chúng ta không còn bận tâm đến những vấn đề trên nữa”, ông Song phát biểu.

Không sợ tuyên bố lợi ích

Theo ông Zhuang Guotu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Xiamen, trong năm năm qua, Trung Quốc ở một mức độ nhất định có điều chỉnh chiến lược đối ngoại của họ.

Trước đây, Bắc Kinh thường tỏ thái độ thờ ơ, lãnh đạm trong những vấn đề ít ảnh hưởng trực tiếp tới Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu tích cực “góp một vai” trong các vấn đề quốc tế và chẳng ngại ngần bày tỏ lập trường quyết đoán của mình, chẳng hạn, quyết định phủ quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây.

Trong khi đó, chiến thuật ngoại giao của Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông cũng trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. Theo ông Zhuang, các tranh chấp lãnh hải ngày càng gia tăng trong khu vực, đặc biệt là khi sự tương tác và các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ngày một sâu hơn và phức tạp hơn, thì Bắc Kinh bắt đầu có hướng xử lý tích cực và linh hoạt hơn. Do đó, hiện nay, nguy cơ khu vực xảy ra xung đột vũ trang giảm thiểu đáng kể so với trong quá khứ.

Cụ thể, mới đây, Philipines công khai công bố, trong năm 2012, Mỹ cam kết hỗ trợ ít nhất 1,4 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng của nước này nhằm hỗ trợ Manila bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, một số láng giềng của Trung Quốc có vẻ chưa thích ứng được với sự tăng trưởng nhanh chóng của con rồng châu Á, nên họ chỉ ra những động thái có phần khiêu khích. Theo ông Zhuang, trong những trường hợp này, Bắc Kinh nên giữ thái độ bình tĩnh va kiềm chế.

Tuy nhiên, ông Zhuang cũng cho rằng, Trung Quốc còn nhiều điều cần thay đổi. Chẳng hạn, liên quan đến các tranh chấp tại biển Đông, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc trong những năm qua là thiếu lanh lợi và tích cực. Điều đó tạo cơ hội cho Malaysia tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển lận cận trong 20 năm qua. Còn Philipines đang phô diễn sức mạnh để đạt được mục đích trên.

Ông Zhuang cho rằng, với nguồn nhân lực và vật lực có sẵn, Trung Quốc cần khẳng định các lợi ích và chính sách đối ngoại phải đảm bảo là công cụ hữu hiệu giúp Bắc Kinh đạt được mục đích này.

http://baodatviet.vn/Home/thegioi/bonphuong24h/Trung-Quoc-se-ra-don-trung-phat-My-neu-xam-pham-loi-ich/20123/196426.datviet
0

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Trung Quốc, Mỹ 'bắt tay' chia sẻ lợi ích ở Thái Bình Dương

19/2/12-Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây tuyên bố Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ. Đây không phải chỉ là lối nói ngoại giao.

Cùng với quyết tâm hướng Đông của Mỹ, hiện cả con rồng châu Á và cường quốc số 1 thế giới đang cùng tồn tại và chia sẻ các lợi ích ở khu vực Thái Bình Dương.


Hòa bình của khu vực Thái Bình Dương phụ thuộc vào cách cư xử của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: AP.

Bất chấp những căng thăng gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ, báo Trung Quốc, Global Times bình luận rằng cả hai nước có thể chung sống hòa bình nếu biết kìm chế và cư xử đúng mực với nhau, bằng không nó sẽ là thảm họa cho cả thế giới.

Global Times cũng nhấn mạnh đầy ngụ ý rằng, Trung Quốc không hề có tham vọng ngăn chặn, loại trừ Mỹ khỏi bất cứ khu vực nào hay thậm chí, bất cứ vấn đề gì. Quan trọng là cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn tồn tại cùng với nhau.

Vấn đề là-Global Times cáo buộc-bản thân Mỹ lại không chịu chấp nhận nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc dù cho cường quốc số 1 thế giới vẫn giữ ưu thế rất lớn so với con rồng châu Á. Ngoài ra, Mỹ dường như lo sợ về viễn cảnh một ngày nào đấy, ở đâu đâu trên hành tinh này cũng đều có thể bắt gặp người Trung Quốc khi dân số nước này ngày càng phình ra.

Tuy nhiên, Mỹ có thể yên tâm rằng Trung Quốc thấu hiểu nỗi lòng của Mỹ với nỗi bất an ngày một lớn dần và do đó, đang nỗ lực hết mình để điều chỉnh lại.

Trung Quốc không có ý định làm suy yếu phương Tây. Hiện nay, Trung Quốc chỉ đơn giản là đang tìm cách để đảm bảo các mức sống cơ bản cho người dân của họ và thực tế, vẫn còn thua kém Mỹ ít nhất vài thế hệ nữa. Song, Global times thừa nhận thật khó để thuyết phục cường quốc số 1 thế giới cũng như xoa dịu cảm giác bất an của họ trước sự nổi lên của con rồng châu Á. Trung Quốc có thể cố gắng không “chọc tức” Mỹ nhưng rõ ràng đối với Mỹ, đây giống như một sự mỉa mai, chế giễu.

Nếu các lợi thế của nền kinh tế số 1 thế giới dần cạn kiệt, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác mà phải thích ứng với nỗi sợ hãi về sự nổi lên của Trung Quốc.

Không có gì khó hiểu khi Mỹ muốn duy trì địa vị lãnh đạo thế giới. Nhưng đã đến lúc họ nhận ra một thực tế rằng, một quốc gia giữ vai trò chi phối cả thế giới sẽ tạo ra nhiều rủi ro và nguy cơ hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, người Mỹ luôn nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ “các luật lệ” nhưng thực tế vẫn không ngại bất chấp luật lệ chỉ để bảo vệ địa vị lãnh đạo của họ.

Trong tương lai gần, dù sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn đến từ các quốc gia khác là thực tế mà Mỹ buộc phải chấp nhận, cường quốc số 1 thế giới vẫn có những lợi thế không thể so sánh được. Do đó, nếu muốn duy trì vai trò lãnh đạo, Mỹ cần phải trở nên mạnh mẽ và lớn mạnh hơn nhiều.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải công khai ý đồ của họ. Nhưng không may là, con rồng châu Á không hề có một chiến lược ngoại giao tổng thể trong 20 năm tới. Trung Quốc không có tham vọng như nhiều người vẫn gán cho họ và những cam kết của Đại lục cũng thường bị hoài nghi.

Cuối cùng, Global Times khẳng định việc duy trì hòa bình ở Thái Bình Dương quả là không hề dễ dàng. Nó phụ thuộc vào cả Trung Quốc và Mỹ. Thật khó để hai đối thủ có thể hiểu “thấu đáo” suy nghĩ của nhau nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu cả hai không để bị sa vào cảnh đối đầu tồi tệ nhất khi những hiểu lầm chưa được làm sáng tỏ. Do đó, để khu vực Thái Bình Dương “trời yên bể lặng”, cả Mỹ và Trung Quốc cần phải cởi mở và đặt trọn niềm tin vào nhau.

http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Trung-Quoc-My-bat-tay-chia-se-loi-ich-o-Thai-Binh-Duong/20122/192316.datviet
0

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Hoa Kỳ sẽ chăm sóc Trung Quốc từ Subik-bay

(27/1/2012) Hoa Kỳ dự định mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á – Thái bình dương. Họ sẽ bắt đầu điều này ở Philippines. Phương án trú quân của tầu chiến Mỹ ở căn cứ Subik-bay, triển khai quân đội tại các đảo Philippines, cũng như việc thường xuyên tiến hành tập trận chung là những chủ đề thảo luận tại cuộc tư vấn Mỹ - Philippines ở Washington trong các ngày 26-27/01.

Philippines nhiều khả năng sẽ là quốc gia đầu tiên mà Lầu Năm Góc dự kiến chạy thử chiến lược quân sự mới, được Tổng thống Barak Obama công bố cách đây 2 tuần. Người chia sẻ nhận xét với đài Tiếng nói nước Nga lần này là chuyên viên quân sự Vadim Kozyulin:

“Đây chưa hẳn là sự gia tăng toàn diện tính hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực. Tuy nhiên, nó là động thái mở rộng đáng kể, bởi sự có mặt quân sự của Mỹ ở các vùng khác đang ngày một giảm đi. Bản thân việc Mỹ có ý định tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình dương sát với Đông Nam Á cũng nói lên một điều là, khu vực này đang được Mỹ đặc biệt quan tâm. Địa bàn là nơi tập trung các giao điểm chủ chốt của những đối đầu mới toàn cầu”.

Hai mươi năm trước, Philippines đã đề nghị người Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự lớn của họ ở Thái Bình dương. Giờ đây có khả lớn là Hoa Kỳ quay trở lại vịnh Subik-bay. Nhân đó, báo Washington Post đã viết rằng, vấn đề được đề cập là “loạt bước tiến chiến lược, nhằm vào Trung Quốc”. Các tàu hàng và tàu chở dầu của cả hai nước đều đi qua khu vực này. Sự kiểm soát ở đây sẽ khẳng định tiềm năng khống chế trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà quần đảo Spratli (Trường Sa) lọt vào hải phận “ngã tư” lợi ích của Trung Quốc và Mỹ. Tranh chấp quần đảo diễn ra giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malayasia và Brunei. Có vẻ như Philippines là quốc gia đầu tiên đã chấp nhận sự có mặt quân sự thường xuyên của Mỹ, nhằm cân đối kỳ vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tờ Washington Post cũng nhắc đến sự xúc tiến các liên lạc quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Mặc dù, thượng nghị sĩ Jim Webb, người chỉ đạo Tiểu ban về khu vực trong Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ “không nhận định sự xuất hiện căn cứ Mỹ ở Việt Nam trong tương lai gần”.

Tháng 11 năm ngoái, Hoa Kỳ đã đạt thỏa thuận với Australia về mở rộng quân số thủy quân lục chiến tại căn cứ Không quân Tindal ở Darvine. Tại đây cũng sẽ triển khai các máy bay ném bom chiến lược, tiêm kích và phi cơ tiếp dầu của Mỹ. Trước đó, việc tổ chức bến đỗ cho các tầu chiến Mỹ ở Singapore đã được thống nhất. Theo ông Vadim Kozyulin, đây là những biểu hiện phản ứng trước sự gia tăng tham vọng quân sự của Trung Quốc tại khu vực, đồng thời là động thái kiềm chế các tham vọng này:

“Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế, ở Trung Quốc còn xuất hiện sức mạnh quân sự khổng lồ. Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng cho các lợi ích của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, và sẵn sàng tìm cách kháng cự. Chứng tỏ điều này là khả năng xuất hiện căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines”.

Xét trên mọi phương diện, bước tiếp theo của Hoa Kỳ về củng cố sự có mặt tại khu vực sẽ là việc xuất hiện các tiêm kích mới tại những căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ cũng tìm kiếm khả năng bố trí ở phía Nam bán đảo Triều Tiên các máy bay không người lái thế hệ mới. Vậy Trung Quốc sẽ đáp lại chiến lược quân sự mới của Mỹ bằng những động thái nào?

http://vietnamese.ruvr.ru/2012/01/27/64751924.html
0

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra

08.01.2012 - Sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ đã khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu.

Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Hoa Kỳ? Liệu Bắc Kinh sẽ có chiến tranh với siêu cường toàn cầu không phải bàn cãi ngày nay?

Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cốt lõi chiến lược

Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rõ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ.

Văn bản này đã cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.

Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể ‘giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ’.

Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ tất yếu sẽ suy yếu trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên tương ứng.

Mỹ muốn mình vẫn là số một, và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó.
Ngay trong câu đầu tiên trong lời tựa, Tổng thống Obama nói: ‘đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao’ và trong văn bản cũng có câu ‘chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt’.

Bản điều chỉnh nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.

Chiến lược quân sự mới này, Mỹ cho biết, khuyến khích ‘sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới.” Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.

Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng tra bằng nhiều cách khác nhau”.

Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một ‘cường quốc khu vực’ đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nổi. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.

Thiếu lòng tin


Tuy nhiên ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin.

“Hai nước chúng ta đều dựa rất nhiều vào hòa bình và ổn định ở Đông Á và có lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương mang tính hợp tác. Tuy nhiên, sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực,” bản điều chỉnh viết.

Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình khu vực. Hồi năm ngoái, chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
“Vì
sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” Hoa Kỳ đã nhiều lần phát biểu như thế.

Giờ đây Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.

Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động ở một số nơi ở Đông Á.

Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí ‘chống tiếp cận’ và ‘không cho hoạt động’ chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa ‘diệt tàu sân bay’ có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Họ cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tàng hình.
Tất cả những thứ này có thể đẩy hạm đội hàng không mẫu hạm của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp họ bị Trung Quốc tấn công.

Bản điều chỉnh cho biết ‘các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của chúng ta’.

Tuy nhiên nó cũng hứa hẹn rằng ‘Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức.”

Củng cố đồng minh

“Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự,” bản báo cáo viết.

Do đó Hoa Kỳ vẫn muốn ưu thế quân sự của họ đối với Trung Quốc vẫn được giữ nguyên. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.

Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Họ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân và không quân và vào những vũ khí tiên tiến chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái bên cạnh chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.

Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một cột trụ khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”

Hoa Kỳ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Úc và đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Indonesia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ.

Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ chống lại bất cứ kẻ nào thách thức sự thống trị của họ. Họ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.


Hoa Kỳ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở những nước xung quanh Trung Quốc

Quay lại câu hỏi đã đặt ra lúc đầu: liệu một ngày nào đó sẽ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?

Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?

Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Hoàn cầu thời báo, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa.

Tờ báo này nói rằng ‘Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ’ chúng ta chơi với Mỹ’.

“Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120108_us_china_chances_of_conflict.shtml
0

Phản ứng Mỹ khi TQ hiện đại hóa quân sự

(VNN-09/01/2012) Hải quân Mỹ đang phát triển các vũ khí mới cho tàu sân bay và những máy bay đi kèm. Máy bay không người lái cho tàu sân bay cũng đang được xây dựng.

Năm 2004, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã công bố một học thuyết quân sự mới kêu gọi các lực lượng vũ trang thực hiện “sứ mệnh lịch sử mới” để đảm bảo “những lợi ích quốc gia”. Quan chức quân sự và chuyên gia Trung Quốc nói rằng, các lợi ích ấy bao gồm đảm bảo những tuyến đường vận chuyển quốc tế và tiếp cận nguồn dầu khí nước ngoài cũng như bảo vệ công dân làm việc ở nước ngoài.

Lúc đầu, quá trình tăng tốc quân sự của Trung Quốc có vẻ diễn biến chậm. Sau đó bắt đầu xuất hiện các cảnh báo tại Washington. Trong một cuộc thử nghiệm năm 2007, Trung Quốc đã bắn hạ một trong số các vệ tinh thời tiết cũ của họ, thể hiện rõ khả năng có thể phá hủy các vệ tinh quân sự Mỹ đảm bảo thông tin liên lạc giữa tàu chiến và máy bay, nhắm tới các căn cứ trên đất liền Trung Quốc trong tình huống xảy ra xung đột.


Lầu Năm Góc phản ứng bằng nỗ lực được xem là để bảo vệ các vệ tinh Mỹ bằng các vũ khí như tên lửa hay lade. Một năm sau khi Trung Quốc thử nghiệm thiết bị chống vệ tinh, Mỹ đã chứng minh khả năng riêng của mình khi thổi bay vệ tinh do thám không còn hoạt động với hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo sửa đổi.

Chạy đua vũ trang

Năm ngoái, cuộc đua vũ trang đã mạnh hơn. Trong tháng 1, chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với mục đích “hàn gắn” quan hệ Trung - Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của một loại máy bay chiến đấu mới, tránh được rađa. Máy bay này gọi là J-20, cho phép Trung Quốc có thể tiến hành các cuộc tấn công ở khoảng cách xa.

Tàu sân bay mà Trung Quốc trình làng tháng 8 được nâng cấp từ một tàu cũ mua của Ukraine. Lầu Năm Góc dự kiến Trung Quốc bắt tay làm ra phiên bản của chính mình, để có thể hoạt động sau năm 2015 - không lâu sau khi siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào phục vụ.

Các nhà hoạch định quân sự Mỹ thậm chí còn lo lắng hơn về tốc độ hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc. Những con tàu mới hơn có thể lặn sâu, lâu hơn và yên lặng hơn so với các phiên bản trước. Năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc đã nổi lên ngay giữa một nhóm tàu Mỹ, và không hề bị phát hiện cho tới khi lên đến mặt nước.

Xác định các khả năng chiến tranh điện tử của Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào công nghệ ảo, và các quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng, những hacker Trung Quốc đã tấn công vào mạng lưới quốc phòng Mỹ. Bắc Kinh phủ nhận liên quan.

Các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã đi kèm với thay đổi trong lời lẽ của các bộ phận quân sự. Quan chức quân sự Trung Quốc theo đường lối cứng rắn và giới phân tích từ lâu đã cáo buộc Mỹ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc trong “chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm Nhật Bản và Philippines, cả hai đều có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Giờ đây, họ nói về chuyện cần đẩy Mỹ trở lại xa như ở Hawaii và đảm bảo để hải quân Trung Quốc hoạt động tự do ở tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.

"Mỹ có 4 đồng minh quan trọng trong chuỗi đảo đầu tiên, và cố gắng chèn ép con rồng Trung Quốc trở thành con sâu Trung Quốc”, tướng Lạc Nguyên, một trong những nhà bình luận quân sự mạnh mẽ nhất của Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị hồi tháng 9.

Nỗ lực tăng tốc quân sự của Trung Quốc còn cả chặng đường dài phía trước để có đủ sức mạnh đánh bại Hải quân Mỹ trong tình huống đối đầu. Theo quan chức Mỹ, chiến lược Trung Quốc là trì hoãn sự tiếp cận của các lực lượng quân sự Mỹ đủ để họ nắm quyền kiểm soát các hòn đảo hay vùng biển tranh chấp.

Về công khai, các lãnh đạo Lầu Năm Góc như ông Gates và Đô đốc Mike Mullen, cựu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đều nói, Mỹ cần duy trì mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Trung Quốc. Nhưng ở góc độ riêng tư, Trung Quốc đã trở thành tâm điểm trong kế hoạch quân sự Mỹ. Trong năm 2008, quân đội Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận có tên Tầm nhìn Thái Bình Dương - chủ yếu để kiểm tra các khả năng đối đầu với một “đối thủ gần tương xứng” ở Thái Bình Dương. Cụm từ này được hiểu rộng rãi trong quân đội là chỉ Trung Quốc.

Biện pháp Mỹ

"Động lực thúc đẩy tôi là xem xét toàn bộ vùng tây Thái Bình Dương”, tướng không quân về hưu Carrol "Howie" Chandler nói. “Và không có gì bí mật rằng, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào những nguồn lực để vượt qua các lợi thế của chúng tôi ở Thái Bình Dương”.

Các cuộc tập trận kiểm tra khả năng của Mỹ khi thực hiện sức mạnh không quân trong khu vực, cả ở các căn cứ đất liền cũng như từ tàu sân bay, để chiến đấu ở Thái Bình Dương và đối phó với các vũ khí mới của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ cũng đang phát triển các vũ khí mới cho tàu sân bay và những máy bay đi kèm. Trên siêu tàu Ford mới, bộ phóng được thiết kế cho phép máy bay cất cánh nhanh hơn. Máy bay không người lái cho tàu sân bay cũng đang được xây dựng, giúp tàu sân bay Mỹ hoạt động hiệu quả ở khoảng cách xa hơn. Đây được coi là bước đột phá.

Không quân thì muốn máy bay ném bom tầm xa hơn sử dụng ở khắp Thái Bình Dương. Các máy bay chiến đấu của hải quân và không quân có tầm tương đối ngắn. Nếu không có tiếp dầu giữa không trung, thì các máy bay của tàu sân bay hiện tại có tầm hoạt động hiệu quả vào khoảng 575 dặm.

Các nhà chiến lược quân sự Mỹ đánh giá, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa có điều khiển của Trung Quốc sẽ có khả năng khiến các tàu sân bay Mỹ ở xa hơn bờ biển của họ. "Khả năng hoạt động từ khoảng cách xa sẽ là nền tảng cho chiến lược tương lai của chúng tôi ở Thái Bình Dương”, Andrew Hoehn, phó chủ tịch tại Rand nói.

Mỹ cũng đang cân nhắc những căn cứ mới trên đất liền để phân tán lực lượng của họ ở khắp khu vực. Tổng thống Obama gần đây tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng các căn cứ mới ở Australia, bao gồm một cảng lớn tại Darwin. Rất nhiều căn cứ có thể không có sự hiện diện thường trực của Mỹ, nhưng trong tình huống có xung đột, Mỹ có thể sử dụng máy bay ở đây.

Trong bối cảnh Trung Quốc đạt nhiều tiến bộ quân sự còn ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm, một số quan chức quân sự Mỹ bắt đầu tự hỏi rằng, liệu đã tới lúc phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc chiến lược quốc gia vào các tàu sân bay kiểu như USS Ford. Một vụ tấn công vào tàu sân bay có thể làm tổn hại sinh mạng của cả 5.000 thủy thủ - nhiều hơn cả số quân tử nạn trong cuộc chiến ở Iraq.

Thái An (theo Wall Street Journal)
0

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Tổng thống Obama công bố chiến lược mới của Quân đội Mỹ nhắm vào TQ và Iran

(Vibay-05/01/2012) WASHINGTON: Tổng thống Barack Obama sẽ công bố một chiến lược quân sự sửa đổi của Hoa Kỳ vào thứ năm 05/01/2012 được thiết kế để phản ánh các khó khăn về tài chính và tập trung nhiều hơn vào các mối đe dọa tiềm năng gây ra bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy, các quan chức cho biết.


Tổng thống Obama phát biểu về chiến lược quân sự mới. Ảnh: AFP.

Kế hoạch kêu gọi đối mặt với những thách thức từ Iran và Trung Quốc bằng cách sử dụng không quân và sức mạnh hải quân trong khi đối phó các chiến dịch chống nổi dậy đòi hỏi lực lượng bộ binh lớn, các quan chức và các nhà phân tích cho biết.

"Xem xét lại chiến lược quốc phòng" là nghĩa vụ phải thiết lập một cách tiếp cận cho quân đội Mỹ trong một thời kỳ tiết kiệm hơn, khi chính quyền Obama chuẩn bị cho việc cắt giảm nhiều hơn $ 450 tỷ USD chi cho quốc phòng trong mười năm tới.

Trong một năm bầu cử chính trị, các quan chức Mỹ đã tìm cách miêu tả Tổng thống tham gia một cách tiếp cận thận trọng trong việc chi tiêu quốc phòng, trong khi Ngũ Giác Đài nhấn mạnh bất kỳ cắt giảm sẽ được xem xét lại cho các chiến lược quân sự.

Xem xét lập luận cho một lực lượng nhỏ hơn nhưng phản ứng nhanh để mở rộng vai trò quân sự ở châu Á trong khi duy trì một sự hiện diện hải quân hùng mạnh ở Trung Đông, một quan chức quốc phòng, nói với AFP với điều kiện giấu tên.

Theo kế hoạch, quân đội Mỹ sẽ được chuẩn bị để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực của Iran để phá vỡ các tuyến dầu quan trọng ở vùng Vịnh và ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm thống trị vùng biển quốc tế ở biển Đông, quan chức này nói.

"Có vẻ như chiến lược của Tổng thống Obama sẽ tập trung chủ yếu vào Iran và Trung Quốc. Do đó một sự kết hợp của việc triển khai lực lượng và vũ khí trong khu vực Vịnh Ba Tư và Tây Thái Bình Dương sẽ là trung tâm của chiến lược", nhà phân tích Loren Thompson thuộc Viện Lexington.

Việc xem xét lại củng cố thêm những gì các quan chức quốc phòng đã có tín hiệu rằng tiền sẽ chảy vào việc chi cho máy bay và tàu chiến trong khi bộ binh và Thủy quân lục chiến sẽ được cắt giảm sau khi đã mở rộng trong suốt một thập kỷ của cuộc chiến tranh mặt đất kéo dài tại Afghanistan và Iraq.

"Khi Hoa Kỳ chuyển trọng tâm của mình đến Thái Bình Dương, các lực lượng bộ binh sẽ có vai trò ít hơn, và sự kết hợp của sức mạnh không quân và hải quân và trên đất liền sẽ quan trọng hơn", ông Thompson, Viện Lexington có quan hệ với các công ty quốc phòng phân tích.

Washington tập trung vào châu Á được thúc đẩy bởi những lo ngại về kho vũ khí hải quân ngày càng tăng và tên lửa chống tàu của Trung Quốc, các viên chức Mỹ tin rằng có khả năng gây nguy hiểm cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Mặc dù Lầu Năm Góc sẽ không nói như vậy một cách công khai, chính quyền dường như đã sẵn sàng để đặt tầm quan trọng nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Stephen Biddle, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết.

"Chắc chắn sẽ rõ ràng rằng chính quyền muốn chú trọng nhiều hơn từ Thái Bình Dương tới Trung Đông", Biddle.

Quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết việc xem xét chiến lược có thể sẽ mở đường để giảm dấu chân của quân đội Mỹ ở châu Âu, bằng cách loại bỏ ít nhất một lữ đoàn, hay khoảng 3.500 quân.
Chiến lược này cũng dự kiến ​​sẽ loại bỏ các giáo lý rằng quân đội Mỹ đã được chuẩn bị để chống lại hai cuộc chiến tranh tại cùng một thời gian, một ý tưởng gây tranh luận bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức cho biết.

Thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng chiến đấu một cuộc chiến tranh trong khi tiến hành một hoạt động tổ chức ở nơi khác để ngăn chặn một mối đe dọa thứ hai.

Trước năm 2001, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị để chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh cùng một lúc nhưng chỉ huy phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trong các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq.

(Trích dẫn từ Tribune ngày 05/01/2011)

Tàu chiến Hoa Kỳ tấn công tên lửa
0

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Khi sự thống trị thế giới của Mỹ bị thách thức

Lê Ngọc Thống, Viet-stuies.

Sự trở lại của Mỹ ở châu Á-TBD, dư luận thế giới không bất ngờ, nhưng có lẽ bất ngờ nhất chính là Trung Quốc. Thực sự mà nói hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD vừa qua không khiến Mỹ lo sợ, bất an. Mỹ coi Trung Quốc hành động ở đó như một “cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn” và vì thế sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động quả quyết, đầy tự tin và mau lẹ được coi như là sự triển khai lực lượng để đàn áp không hơn không kém.



Căn cứ không quân Mỹ ở đảo Okinawa, phía tây nam Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Nếu như năm 2005 trong bài nói chuyện với các tướng lĩnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Trì Hạo Điền có thái độ và các phương thức hành động chống Mỹ-đang giữ ngôi bá chủ thế giới, mà ý tưởng rất ghê gớm, quyết liệt thì cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ (2010) của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc (vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất không hẳn vì hay, mà vì đánh đúng tâm lý AQ của dân tộc đang muốn làm bá chủ) là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới (hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, trừ một vài người mà tôi đã được đọc, trong đó có cựu Đại tá không quân Đới Húc-Một chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc mà tôi rất nể phục) đã hoàn tất công việc trang bị “Tư duy nước lớn” cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại và kích động chưa từng thấy. Đọc xong sách này nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.Tất nhiên đây chỉ là những quan điểm, phát ngôn của họ (cũng như của tờ Thời báo Hoàn Cầu) không phải là quan điểm chính thống của nhà nước Trung Hoa, có điều nó được công khai phổ biến rộng rãi khiến dư luận quan tâm và nghi ngờ: Phải chăng đó cũng là mong muốn mà nhà nước Trung Hoa không thể nói ra công khai? Hay cũng chỉ là một cách để trút tức giận vào Hoa Kỳ khi bị chèn ép, áp bức mà không thể nào giải tỏa?

Mơ ước được bá chủ thế giới không có gì là xấu, điều đó chứng tỏ ý thức vươn lên của một quốc gia, dân tộc. Nhưng ước mơ bá chủ thế giới được bộc lộ công khai với thái độ hung hăng và ngạo mạn, chủ quan duy ý chí như vậy thì được coi là tham vọng. Tham vọng, bởi lẽ lật đổ ngôi bá chủ của Mỹ đâu phải dễ dàng như thế.

Có thể nói kể từ sau trận đụng độ với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên thì Trung Quốc hầu như luôn thực hiện sách lược né tránh đối đầu với Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh đang xảy ra một mất một còn thì Trung Quốc tấn công Liên Xô nhằm gửi một thông điệp cho Mỹ và khối NATO rằng: Chúng tôi và họ ̶ Liên Xô cùng các nước trong phe XHCN ̶ không liên quan, không cùng ý thức hệ, hãy trừ Trung Quốc ra. Do phải giúp Việt Nam chống Mỹ để tạo ra một vùng đệm an toàn, sau khi Việt Nam thống nhất, biết không thể điều khiển Việt Nam như Triều Tiên, năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này không có ý nghĩa gì về mục tiêu quân sự, thậm chí thất bại nhưng mục tiêu chính trị thì Trung Quốc đã đạt được: “Trung Quốc và Việt Nam là kẻ thù và tất nhiên sẽ là bạn với Mỹ”. Họ đã hy sinh hàng chục vạn binh lính và tình hữu nghị láng giềng để được làm bạn với Mỹ, được Mỹ không cấm vận, được hưởng “tối huệ quốc”, được yên ổn làm ăn, “giấu mình chờ thời” gần 3 thập kỷ trong khi Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết.

Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, gần 3 thập kỷ cải cách đổi mới, Trung Quốc đã trở thành một trong các trung tâm kinh tế thế giới. GDP năm 2010 vượt Nhật và chỉ xếp thứ 2 sau Mỹ. Quả là một sự phát triển thần kỳ về tốc độ tăng trưởng kinh tế khiến thế giới nể phục. Các báo Trung Quốc phấn khởi đăng một loạt bài viết có đầu đề đại để như “30 năm nữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đổi vai trò cho nhau”, “Con bướm đang đập cánh tại Trung Quốc”. Người Trung Quốc say sưa tới mức mụ mẫm với con số GDP đã và sẽ đạt được, với viễn cảnh cái ngày Trung Quốc “mở mày mở mặt”, “nói gì làm nấy” ...Giới hiếu chiến lập tức hoanh hoang, sốt ruột tới mức thậm chí phê phán nhà cầm quyền là nhu nhược thiếu cứng rắn với Mỹ…

Muốn soán ngôi Mỹ mà hành động rất “cải lương”; muốn có lực lượng quân sự hùng mạnh nhưng không để đánh Mỹ mà để Mỹ “sợ” mà đừng đánh mình (té ra ông Đại tá con trời này cũng biết sợ Mỹ, không dám đụng Mỹ cơ đấy!) vậy thì quả là “giấc mơ”, không thể là đường lối chiến lược của Đảng CS Trung Quốc.

Điều mọi người quan tâm hơn cả là đường lối chiến lược của ĐCS TQ khi sự thay đổi vị trí quán quân GDP giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã dẫn đến những biến chuyển chính trị, quân sự của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế như thế nào. Sự biến chuyển chính trị đó là gi? Trước hết Trung Quốc không cần “giấu mình chờ thời” theo sách lược của Đặng Tiểu Bình, tức là thời cơ xưng hùng xưng bá đã đến. Về quân sự-yếu tố quyết định để đạt được mục tiêu chính trị, tất nhiên phải xây dựng và phát triển hết sức có thể để bảo đảm răn đe và trấn áp bằng vũ lực khi cần. Đặc biệt chú ý xây dựng một lực lượng Hải quân hùng mạnh, mở rộng các khu vực “lợi ích cốt lõi”, độc chiếm Biển Đông-Biển Nam Trung Hoa tiến tới chia đôi châu Á-TBD như đã từng đề nghị với Mỹ. Sau đó, tất nhiên ý tưởng lật đổ Mỹ không phải là điều mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không hướng tới. Rõ ràng Trung Quốc có tham vọng bá chủ khu vực và thế giới là thật chứ không chỉ dư luận.

Không rõ ở Trung Quốc các chiến lược vạch ra trong đó coi dư luận như một công cụ hay chính dư luận vạch ra chiến lược? Chỉ biết rằng chiến lược trên khu vực Châu Á-TBD; các hành động phối hợp để tổ chức thực hiện đường lối chiến lược đó tỏ ra chủ quan duy ý chí, nóng vội.

Vì: Thứ nhất, Trung Quốc căn cứ vào đâu để hành động như thời gian qua khiến cho khu vực nổi sóng, thành điểm nóng, thách thức địa vị thống trị của Mỹ mà thế giới quan tâm? Vì có GDP bằng và có thể vượt Mỹ ư?

Năm 1840 GDP của Trung Quốc thời nhà Thanh chiếm 33% GDP toàn cầu, gấp 6 lần GDP nước Anh. Thế mà Trung Quốc lại bị các cường quốc châu Âu xâu xé. Nhà Thanh có hơn 1 triệu binh sĩ, thế mà bị 4000 lính viễn chinh Anh Quốc đánh cho đại bại, phải ký Hiệp ước Nam Kinh (8-1842) nhục nhã. Năm 1894 dù đã bị các nước phương Tây xâm lược nửa thế kỷ, GDP của Trung Quốc vẫn lớn gấp 9 lần GDP của Nhật, thế mà trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc vẫn thua to, bị Nhật chiếm mất 2 đảo Đài Loan, Bành Hồ và phải bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc. Như vậy GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn. Cấu tạo ngành nghề làm nên GDP nước Mỹ và Nhật Bản gồm toàn những ngành quan trọng như hàng không, du hành vũ trụ, máy tính, công nghệ sinh học, đóng tàu, chế tạo máy, nông nghiệp hiện đại... Ưu thế quân sự số một thế giới của họ là nhờ vào các ngành đó. Còn cấu tạo GDP của Trung Quốc thì không được như vậy cho nên kéo theo việc trang bị vũ khí luôn bị thua kém. Dù cho giới quân sự Trung Quốc có thổi phồng sức mạnh quân sự của họ đến mấy thì người diều hâu, hiếu chiến nhất, có tính cách AQ nhất cũng phải thừa nhận: So với Mỹ thì chưa là cái gì. Thậm chí so với Nhật Bản họ vẫn chưa vượt nổi. Nên nhớ, với nền công nghiệp của Nhật khi chuyển sang trạng thái phục vụ chiến tranh thì hàng loạt trang bị vũ khí hiện đại sẽ ra đời trong một thời gian ngắn kể cả VKNT. Chẳng hạn như với việc có máy bay F35A, Nhật sẽ biến thành F35B (cất cánh thẳng đứng) trong phút chốc và lập tức sẽ có ngay 3 tàu sân bay tấn công loại Hyuga, trong khi Trung Quốc đang còn chưa mua nổi cáp hãm đà. Vậy khi sức mạnh quân sự thua kém người thì không thể thực hiện mưu đồ ngay được.

Thứ hai, chẳng có một nguyên lý chiến tranh, lật đổ nào mà không xảy ra đối đầu sống mái cả. Đời nào Mỹ để cho Trung Quốc “soán ngôi” dễ dàng như vậy. Năm 1938, 5 siêu cường Đức, Nhật, Liên Xô, Mỹ, Anh tranh nhau bá chủ, thế là một cuộc chiến tranh thế giới lần 2 xảy ra đẫm máu. Kết quả còn lại 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ. Một cuộc chiến tranh lạnh xảy ra đến lạnh cả sống lưng nếu chỉ cần một bên thiếu kiềm chế là cả thế giới bị hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân. Kẻ chiến thắng cuối cùng là Mỹ. Từ năm 1991 lại đây dù ai có thích hay không thích Mỹ thì cũng phải thừa nhận: Mỹ là siêu cường số 1, bá chủ thế giới. Sau sự kiện tháng 9/2001, với danh nghĩa chống khủng bố, Mỹ đã làm tất cả mọi thứ cần thiết để bảo vệ ngôi vị bá chủ của mình. Cứ nhìn vào trên bản đồ thế giới, nơi nào Mỹ có mặt để đánh giá xem địa chính trị, địa kinh tế nơi đó như thế nào. Bất cứ quốc gia nào thách thức vị trí bá chủ của Mỹ đều bị giáng trả bằng mọi cách kể cả vũ lực. Tại sao dù phải thắt chặt ngân sách quốc phòng nhưng ở khu vực Châu Á-TBD của Mỹ lại tăng? Tại sao lực lượng quân sự của Mỹ ở đây được tăng cường vượt trội so với Trung Quốc? Câu trả lời là Trung Quốc. Trung quốc đã có dấu hiệu cho thấy thách thức vị trí bá chủ của Mỹ. Mỹ hiện diện ở châu Á-TBD không phải để chơi mà để kiềm chế, kiểm soát Trung Quốc và trấn áp bằng bạo lực khi cần. Đó là quy luật tất yếu không phải bàn cãi. Thực ra Mỹ muốn gì ở Trung Quốc? Mỹ muốn Trung Quốc giàu nhưng không mạnh. Vì Trung Quốc là nơi sản xuất hàng tiêu dùng cho dân Mỹ, là nơi cho Mỹ vay tiền và tư bản Mỹ bóc lột. Mỹ muốn Trung Quốc theo “luật chơi”(do Mỹ đề ra, chắc thế). Chính vậy Mỹ không muốn tiến hành “Chiến tranh lạnh” với Trung Quốc. Hãy xem, có hơn 90% thương mại của Trung Quốc đều đi qua đường biển, đặc biệt hầu hết nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đều phải qua Biển Đông và eo biển Malacca. Trong khi đó Trung Quốc gần như dựa hoàn toàn vào Mỹ trong việc bảo vệ an toàn hàng hải cho mình, Trung Quốc chưa có đủ khả năng để làm việc đó. Vậy nếu Mỹ phong tỏa, mà cũng chỉ cần chiêu ấy thôi (chiến tranh lạnh thì Mỹ có kinh nghiệm vô cùng phong phú, thiếu gì chiêu) thì Trung Quốc chỉ có sụp đổ. Đối với Mỹ, Trung Quốc dễ chơi hơn Nga hàng trăm lần. Thực sự mà nói hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD vừa qua không khiến Mỹ lo sợ, bất an. Mỹ coi Trung Quốc hành động ở đó như một “cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn” và vì thế sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động quả quyết, mau lẹ được coi như là sự triển khai lực lượng để đàn áp không hơn không kém. Mỹ chơi không đẹp, Mỹ chèn ép, Mỹ vân vân và vân vân không cần biết. Trung Quốc ở vị trí của Mỹ xem, thế giới sẽ ra bả cám hết, được như Mỹ là phúc.

Trước tình hình này Trung Quốc phải làm gì để ít nhất cũng cân bằng thế và lực ở khu vực châu Á-TBD? Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Có được Việt Nam thì Trung Quốc ít nhất cũng cân bằng với Mỹ về thế. Quan trọng là có được Việt Nam bằng cách nào. Tấn công xâm lược Việt Nam ư? Hay là liên minh hữu nghị thật sự? Đó là việc của giới lãnh đạo 2 nước mà chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ có một dấu ấn mới? Tuy nhiên Việt Nam không dại gì nghiêng về Mỹ để chống Trung Quốc và cũng chẳng có ngây thơ ngả theo Trung Quốc để chống Mỹ. Việt Nam không có nhu cầu làm bá chủ thế giới. Việt Nam muốn là bạn với tất cả trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.

Suy cho cùng, nếu trật tự quyền lực mà đa cực thì điều gì xảy ra? Chắc chắn thế giới sẽ vô cùng bất ổn. May thay có Mỹ ở vị trí bá chủ với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội. Nếu Mỹ không chiếm ưu thế về quân sự thì các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động cư xử với nhau sẽ không như hiện nay. Trung Quốc cũng không “hiền hòa” với các nước ASEAN như hiện nay. Ai là bá chủ còn phải được thế giới chấp nhận, công nhận. Máu xương và những bài học của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến tranh lạnh còn nguyên giá trị. Hãy cảnh giác với những mầm móng gây nên bất ổn, nguồn gốc của chiến tranh.

Lê Ngọc Thống

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-1-12
0

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Có một mô-hình-ăn-cắp-của-Trung-Quốc !

TQ hack Phòng thương mại Mỹ.


(Vibay-22/12/2011) "Tôi không nghĩ rằng các Phòng Thương mại có bất cứ điều gì có giá trị ăn cắp, nhưng nó là một phần của một mô-hình-ăn-cắp-của-Trung-Quốc, và đó là đáng lo ngại", Clarke nói.

Các nguồn tin nói với ABC News rằng tại bất kỳ thời điểm nào luôn có hàng trăm cuộc tấn công mạng nhắm mục tiêu các công ty Mỹ và các cơ quan chính phủ.

Cuối năm 2009, nguồn tin cho biết tin tặc Trung Quốc đột nhập vào máy tính của Google và xem xét các tài khoản email của các nhà hoạt động nhân quyền. Trong cùng một hoạt động, 29 công ty khác bị ảnh hưởng, trong đó có Dow Chemical, Yahoo và Morgan Stanley.

Cùng năm đó, một điệp viên Trung Quốc tại Công ty Ford Motor đã tải về hàng ngàn tập tin về thiết kế động cơ lai cho chính phủ Trung Quốc, và một cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp bí mật thiết kế một máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ (*).

Lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc tham gia vào các hoạt động gián điệp kinh tế trên một quy mô lớn chưa từng thấy trước đây.

"Tôi nghĩ rằng có một trường hợp được thực hiện để có được chuyển giao lớn nhất cho sự giàu có thông qua hành vi trộm cắp và vi phạm bản quyền trong lịch sử của thế giới và chúng tôi đang ở top đầu bị mất cấp bởi nó ", ông Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse của Rhode Island nói.

Nhìn chung, Hoa Kỳ thất thoát do gián điệp kinh tế khoảng $ 250 tỷ USD.

"Đây là một mối đe dọa chiến lược, lâu dài của đất nước Hoa Kỳ, một vấn đề nơi một thất bại không phải là một lựa chọn," ông Robert Bryant thuộc Cơ quan phản gián quốc gia nói.

Người Trung Quốc, tất nhiên, đã từ chối tất cả.

video platformvideo managementvideo solutionsvideo player


ABC News:
http://abcnews.go.com/International/chinese-hack-us-chamber-commerce-authorities/story?id=15207642#.TvKhoTXKA5w
0

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

"Học thuyết Obama" dẫn đến chiến tranh lạnh mới ?

(Vibay-18/12/2011) Tác giả Wu Jianmin, Nhân Dân Nhật Báo, Trung Quốc.


Trung Quốc rao giảng về hòa bình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhà lãnh đạo đầu tiên của Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vừa công bố một kế hoạch gửi 2.500 binh sĩ Mỹ đến Úc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố thế kỷ 21 là "thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ." Hoa Kỳ đã đưa ra một loạt các hành động cao cấp "trở lại" châu Á, đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.

Ngày 25 tháng 11, tờ Wall Street Journal xuất bản một bài báo có tiêu đề "Học thuyết Obama" của Hugh White, một học giả và là cựu phó bộ trưởng quốc phòng của Úc. Ông White tin rằng cuộc phiêu lưu châu Á của Tổng thống Obama đánh dấu sự khởi đầu của Học thuyết Obama và nói rằng Học thuyết này "phản ánh bản chất địa chiến lược và chính trị của Học thuyết Truman".

Học thuyết Truman đã được tạo ra để đối phó Liên Xô và đã dẫn đến Chiến tranh Lạnh. Học thuyết của ông Obama là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, và White tin rằng giáo lý là một "sai lầm rất nghiêm trọng" khi Hoa Kỳ cam kết để đối đầu chiến lược với Trung Quốc là sẽ trả giá đắt.

Để trả lời câu hỏi liệu chính sách đối ngoại của Obama sẽ dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, đầu tiên chúng ta phải nắm bắt xu hướng chung trên thế giới ngày nay. Tình hình quốc tế phức tạp và liên tục thay đổi, với nhiều xu hướng mới nổi.

Chìa khóa để nắm bắt xu hướng chung là nhận ra rằng các chủ đề của thời đại là hòa bình và phát triển, không phải là chiến tranh, các cuộc cách mạng bạo lực. Hòa bình, phát triển và hợp tác đã trở thành một xu hướng chung, không thể ngăn cản bất chấp sự tồn tại của sự đối đầu và xung đột.

Thứ hai, chiến tranh lạnh Mỹ-Liên Xô đã được gây ra bởi hai cường quốc tranh giành quyền bá chủ thế giới. Trung Quốc chủ trương không có quyền bá chủ thế giới và thậm chí có một chính sách quốc gia nơi thể hiện sự phản đối rõ ràng của nó để tiến hành chiến tranh lạnh. Hơn nữa, khi có một sự lựa chọn giữa phát triển, hòa bình và hợp tác, với chiến tranh lạnh, đối đầu và xung đột khác, Trung Quốc chắc chắn hỗ trợ lựa chọn đầu và phản đối lựa chọn sau. Trung Quốc sẽ không bao giờ có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, ngày hôm nay của Trung Quốc thuộc Hoa Kỳ. mối quan hệ này về cơ bản khác nhau với các mối quan hệ Mỹ-Liên Xô. Các mối quan hệ Mỹ-Liên Xô trước đây bị chi phối bởi quyền bá chủ, và Các mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ ngày nay đang được thống trị bởi tinh thần hợp tác. Không có sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau trong mối quan hệ Mỹ-Xô cũ.

Thương mại Mỹ-Liên Xô chỉ khoảng $ 4 tỷ USD tại những thời điểm tốt nhất, trong khi ngày hôm nay thương mại Trung - Mỹ là khoảng 400 tỷ USD. Liên Xô đã không giữ trái phiếu kho bạc Mỹ, trong khi Trung Quốc là chủ sở hữu lớn nhất trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay. Mối quan hệ Mỹ-Xô trước đây đã liên tục cắt giảm, nhưng trong 30 năm qua sự trỗi dậy của Trung Quốc, Trung Quốc chia sẻ các kết quả của tăng trưởng kinh tế với thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, để đạt được một kết quả win-win (*). Trung Quốc không dùng thủ đoạn. Đây là một phần của chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc.

http://english.people.com.cn/102774/7679811.html

-----------------------------------------------------------
(*): cả hai bên cùng có lợi.
Xem thêm Học thuyết Hồ Cẩm Đào.
0

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ

Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington. 
Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh.
Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại đến thăm Mianma vào đầu tháng 12/2011 nhằm cải thiện các mối quan hệ với nhà nước khách hàng truyền thống của Trung Quốc. Cuối cùng, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Obama đã thúc đẩy Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực thương mại tự do rộng lớn gồm 10 nước nhưng không có Trung Quốc. Tất cả các biện pháp đó khiến Bắc Kinh cho rằng Oasinhtơn đang đẩy mạnh một "chính sách kiềm chế chống Trung Quốc". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang áp dụng hàng loạt biện pháp cùng một lúc để chống lại các biện pháp của Chính quyền Obama. Trước hết, các nhà bình luận và các học giả Trung Quốc lên tiếng cảnh báo hành động quay trở lại châu Á của Oasinhtơn có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và có hại cho các mối quan hệ Trung-Mỹ.
Trong một bài bình luận với lời lẽ cứng rắn, Hãng tin Tân Hoa Xã khẳng định các biện pháp của Chính quyền Obama nhằm áp đặt sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á là để đạt được mục tiêu thế kỷ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Tân Hoa Xã cảnh báo: "Nếu Mỹ âm mưu gây chiến tranh lạnh và tiếp tục can dự vào các nước châu Á bằng cách tự khẳng định mình, Mỹ sẽ phải chịu số phận bi đát". Hãng tin này còn cho biết các chính sách gần đây của Mỹ có thể dẫn đến nhiều bất đồng và xâm phạm lợi ích của các nước khác, từ đó có thể phá hủy sự thịnh vượng và ổn định của khu vực". Theo đánh giá của chuyên gia về Mỹ Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mối quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào một "giai đoạn mới rất quan trọng. Rõ ràng Mỹ đang thực hiện mục tiêu ngăn chặn và hạn chế Trung Quốc".Tương tự, chuyên gia các vấn đề quốc tế Tôn Triết của Đại học Thanh Hoa cho rằng canh bạc của Mỹ ở châu Á "đã phát triển từ mức độ lời nói đến hành động ngoại giao với thái độ nhanh chóng và hiệu quả". Rõ ràng, Trung Quốc đặt ưu tiên hàng đầu là quan hệ với các nước ASEAN cũng như giải quyết sớm các tranh chấp ở Biển Đông, do đó phản ứng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào ngăn chặn Mỹ can thiệp vào khu vực nhạy cảm này. Trong thời gian ở Bali , Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định các xung đột chủ quyền "cần được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp thông qua tham khảo ý kiến hữu nghị và đàm phán hòa bình. Các cường quốc bên ngoài không được can thiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào". Do sức ép rất lớn của Trung Quốc, Philíppin không thể đưa kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông vào một khuôn khổ quốc tế tại hội nghị Bali. Bất chấp đây là một thực tế, nhưng trong chuyến thăm Manila gần đây Ngoại trưởng Hillary Clinton cam kết "ủng hộ Philíppin hơn nữa trong việc bảo lãnh thổ chủ quyền". Oasinhtơn còn cung cấp cho quân đội Philíppin một tàu tuẫn tiễu. Bà Hillary Clinton đã sử dụng từ ngữ của Philípin về Biển Đông và tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ ý kiến cho rằng bất đồng tồn tại chủ yếu ở biển Tây Philíppin giữa Phillípin và Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình". 
Bên cạnh những tuyên bố trên, Bắc Kinh còn áp dụng biện pháp nhiều mũi giáp công để ngăn chặn cuộc tiến công ngoại giao của Obama. Thứ nhất, tái khẳng định với các nước thành viên ASEAN rằng Bắc Kinh không che giấu ý đồ bá quyền và sẵn sàng tuân thủ "luật chơi" với các nước tuyên bố chủ quyền khác. Trong bài diễn văn tại Bali, ông Ôn Gia Bảo nhắc lại cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và các nước ASEAN ký năm 2002. DOC là đạo luật không bắt buộc gồm các cam kết liên quan đến an toàn hàng hải và sử dụng các vùng biển hòa bình. Ông Ôn Gia Bảo nói: "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ quan tâm đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và làm những gì có lợi cho sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Ông khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện nguyên tắc "đàm phán hữu nghị và tham khảo ý kiến một cách hòa bình" nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh kiên trì theo đuổi các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố chủ quyền, nhưng không trong khuôn khổ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, để giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Hầu hết các nước ASEAN tin tưởng giải pháp đa phương, có thể có các nước bên ngoài khu vực kể cả Mỹ, sẽ làm tăng vị thế đàm phán của họ với Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh đang sử dụng chiêu bài kinh tế để giành được thiện chí của các nước ASEAN, đặc biệt các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Diễn văn của ông Ôn Gia Bảo tại Bali nhấn mạnh kịch bản "cùng thắng" từ các mối quan hệ thương mại phát triển với ASEAN theo Hiệp định khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN và các thỏa thuận khu vực khác. Ông ta đưa ra đề nghị 5 điểm nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực, trong đó có đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng liên khu vực. Ông nói: "Phía Trung Quốc sẵn sàng tăng các khoản đầu tư ở các nước ASEAN, tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại và thích hợp và cùng nhau đẩy mạnh tính cạnh tranh công nghiệp".
Theo nghiên cứu viên thỉnh giảng Trương Duy Vi của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Xuân Thu, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy chương trình viện trợ phát triển nước ngoài, trong đó khả năng có cả "Kiểu Kế hoạch Marshall Đông Nam Á". Chương trình này sẽ không những giúp tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc với các nước châu Á mà còn giảm thiểu những thiệt hại mà TPP có thể gây cho Trung Quốc. Thực tế, tăng cường hợp tác kinh tế trong Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN có tác dụng ngăn chặn mối đe dọa của TPP mà các quan chức cũng như học giả Trung Quốc coi là một âm mưu của Oasinhtơn để loại Trung Quốc khỏi thỏa thuận thương mại khu vực sinh lợi rất lớn. Giáo sư chính trị Bành Trung Anh của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng TPP là một âm mưu mà Mỹ, hiện kinh tế đang suy giảm, tìm cách mở cửa thị trường của các nước châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng về kinh tế. Mặc dù các quan chức Mỹ cho biết về lý thuyết Trung Quốc có thể xin trở thành thành viên, nhưng tiêu chuẩn của TPP liên quan đến việc nhà nước chỉ được can dự rất nhỏ trên thị trường cũng như các tiêu chuẩn lao động cao dường như ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc. Trong số các nước ASEAN, Xinhgapo, Malaixia, Brunây và Việt Nam bày tỏ quan tâm tham gia TPP. Các thành viên khác có nguyện vọng gồm Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê, Pêru , Canađa , Mêhicô và Nhật Bản. 
Trong khi tìm cách giành được con tim và khối óc, hoặc chí ít là túi tiền, của phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng chiến thuật truyền thống "rung cây dọa khỉ" nhằm trừng phạt "những nước mắc lỗi" như Philíppin và Việt Nam. Chiến lược đó đã được nhắc đến trong một bài viết trên tạp chí "Thời báo hoàn cầu" với nhan đề "Phớt lờ Philíppin: Hãy để nước này trả giá". Bài viết cho rằng "trong quá trình trừng phạt Philíppin, Trung Quốc không được quá đà, nếu không nỗi lo sợ Trung Quốc của khu vực tăng lên. Nhưng việc trừng phạt Philíppin phải tiến hành mạnh mẽ để Philíppin phải trả giá nặng nề". Bài báo gợi ý, cách tốt nhất của Trung Quốc là "phớt lờ Philíppin trong khi đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với tất cả các nước Đông Nam Á". Nhưng theo chuyên gia chính sách đối ngoại của Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh, Trung Quốc nên sử dụng chiến thuật khác nhau với từng nước Đông Nam Á. Ông ta đề nghị áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế với các nước như Philíppin và Việt Nam, bởi vì đây là "các nước ồn ào nhất trong chuyện chống Trung Quốc. Trung Quốc có thể gửi thông điệp đến các nước này bằng cách giảm các khoản viện trợ hoặc tạm thời ngăn chặn khách du lịch Trung Quốc đến các nước". Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh để đe dọa các nước thành viên ASEAN liên kết với nhau là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN). Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang phát triển một hạm đội biển xanh, được trang bị các phương tiện hiện đại từ các tàu ngầm hạt nhân đến tàu sân bay. Các tin tức gần đây cho biết PLAN sẽ đặt căn cứ của hạm đội thứ 4, có thể gồm 2-3 nhóm tàu chiến đấu chở máy bay, tại Tam Á, một thành phố ở phía Nam đảo Hải Nam. Hạm đội này sẽ hỗ trợ hạm đội Bắc Hải đặt căn cứ tại Thanh Đảo, hạm đội Đông Hải đặt căn cứ tại Ninh Ba và hạm đội Nam Hải đặt căn cứ tại Trạm Giang. Tháng 8/2010, sức mạnh của hải quân Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, sau khi tàu sân bay Varyag đầu tiên hoàn thành một hành trình xa trên biển. PLAN cũng đang xây dựng các xưởng đóng tàu để đóng 3 tàu sân bay hiện đại và dự kiến hoàn thành vào giữa thập kỷ này. Bức thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đi là không loại trừ một giải pháp quân sự trước tình trạng tranh chấp ở Biển Đông đã được đăng trên tờ "Thời báo hoàn cầu". Trong một bài bình luận cuối tháng 10/2010, "Thời báo hoàn cầu" cảnh báo các nước tuyên bố chủ quyền mạnh đối với Biển Đông như Việt Nam và Philíppin nên "chuẩn bị tinh thần nghe tiếng súng thần công". Gần đây hơn, "Thời báo hoàn cầu" đăng một bài báo của nhà chiến lược Phạm Tiến Phát thuộc Đại học Quốc phòng, trong đó nhấn mạnh các nhà chức trách Trung Quốc nên áp dụng biện pháp "võ quyền anh" để ngăn chặn những nước xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Phạm Tiến Phát nói: "Việt Nam , Malaixia và Philíppin đã chiếm đóng lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta nên có biện pháp mạnh để tăng cường kiểm soát và chiếm đóng các hòn đảo ở các vùng biển có tranh chấp". 
Liệu canh bạc của Bắc Kinh có hiệu quả ? Phần lớn phụ thuộc khả năng Chính quyền Obama có giành được sự ủng hộ của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương để triển khai chiến lược quan trọng nhất đối với châu Á hay không. Rõ ràng, phần lớn những lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt nguồn từ thực tế lần đầu tiên Ấn Độ và Nhật Bản dường như đang tham gia ý đồ ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ thông qua biện pháp "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với Hà Nội để khai thác dầu mỏ và khí đốt gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Gần đây, Tôkyô ký các thỏa thuận hợp tác quốc phòng và trao đổi tình báo với Việt Nam và Philíppin. Tại Bali, Nhật Bản ký một tuyên bố riêng với ASEAN liên quan đến các biện pháp bảo đảm hàng hải không bị trở ngại trên Biển Đông. Tôkyô cũng ủng hộ Manila tìm kiếm một giải pháp quốc tế cho các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển có tranh chấp. Bất chấp nhiều khó khăn kinh tế, mới đây Tôkyô cam kết chi 25 tỷ USD bằng các khoản vay và viện trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN. Ông Dư Chí Vinh, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Hải dương của Trung Quốc, đặt câu hỏi liên quan đến sự bất đồng của Bắc Kinh với một số nước về Biển Đông. Trong một bài báo gần đây, ông Dư Chí Vinh viết: "Sức mạnh của Trung Quốc đã tăng lên và nó đang làm nhiều nước lo sợ. Trung Quốc có thể làm thế nào để đối mặt với các kẻ thù trên mặt trận và thúc đẩy các nỗ lực để bảo vệ quyền lãnh thổ biển của mình? Một câu trả lời cho câu hỏi của ông Dư Chí Vinh có thể là, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với việc tăng cường sức mạnh cứng của nước này ở châu Á, đã tạo cơ hội cho Mỹ phát động một chiến dịch "trở lại châu Á" với tư cách như một người bảo vệ các nước hiện đang lo lắng trước triển vọng của một con rồng lửa. Như đã được thể hiện qua các cuộc hội đàm giữa ông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Haoai và Bali, cả Mỹ và Trung Quốc dường như đều thích kịch bản cùng thắng hơn canh bạc được mất ngang nhau. Kết cục của cuộc xung đột giữa siêu cường duy nhất của thế giới và siêu cường đang lên lúc đó phụ thuộc sự trao đổi giữa hai người khổng lồ cũng như khả năng của họ trong việc gây ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực dễ mất ổn định này./.
 Theo Jamestown Foundation (ngày 5/12)
Hương Trà (gt)


-Nguồn: -Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21?-Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á, với các nước đặc trưng như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những quốc gia này chắc chắn sẽ tìm cách tăng cường vai trò của mình trong các vấn đề thế giới, bao gồm cả việc có thêm thị phần trong các cơ quan quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, liệu họ có làm được đủ mọi việc để xứng đáng với điều này? Sự can thiệp ở Libi, dẫn đầu là Anh và Pháp và do NATO triển khai, đã nói lên tất cả. Không có NATO và cũng không có Libi ở châu Á. Tưởng tượng một kịch bản trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản phối hợp với nhau để lãnh đạo một liên minh sẵn sàng buộc một chế độ tàn bạo từ bỏ quyền lực, hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động liên quan đến an ninh và hòa bình của các nước láng giềng, đều là không hợp lý. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 của thế giới. Tính theo sự ngang bằng sức mua (PPP), nền kinh tế Ấn Độ được xếp vào hàng thứ 6. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng đến hai con số mỗi năm trong hai thập kỷ qua. Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2010. Một nghiên cứu của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết Arập Xêút, Ấn Độ và Trung Quốc là ba nước mua vũ khí lớn nhất trong giai đoạn từ năm 2003-2010. Ấn Độ đã mua gần 17 tỷ USD, so với 13,2 tỷ USD của Trung Quốc và 29 tỷ USD của Arập Xêút. 
Các ý tưởng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đều đã phát triển: Ấn Độ đã từ bỏ chính sách không liên kết. Trung Quốc đã chuyển qua giai đoạn của chủ nghĩa Mao. Nhật Bản theo đuổi ý tưởng về một "trạng thái bình thường" sẵn sàng chấp nhận sử dụng vũ lực trong các hoạt động đa phương. Nhưng thật không may, những thay đổi này đã không mang lại vai trò lãnh đạo lớn hơn trong quản trị toàn cầu. Những tham vọng quyền lực quốc tế và sự cạnh tranh trong khu vực đã hạn chế đóng góp của họ trong quản trị toàn cầu. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã xác định mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là "cùng nhau xây dựng một thế giới hài hòa". Lãnh đạo Trung Quốc và các học giả gọi ý tưởng văn hóa đó là "tất cả dưới trời". Khái niệm này nhấn mạnh sự hòa hợp và cũng là tín hiệu rằng Trung Quốc có thể là chính trị phi dân chủ, nhưng vẫn theo đuổi tình hữu nghị với các quốc gia khác. Trung Quốc đã tăng cường tham gia trong chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, nhưng không được cung cấp vai trò lãnh đạo. Điều này đôi khi được giải thích như là một di sản kéo dài theo cảnh báo của Đặng Tiểu Bình về việc giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ đại diện cho các nước đang phát triển. Nói đúng hơn mong muốn của Trung Quốc không phải là hy sinh chủ quyền và độc lập của mình vì lợi ích của chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, cùng với sự hội nhập có giới hạn và luôn cân nhắc tình hình trong nước và quốc tế khi đưa ra quyết định về các vấn đề quản trị toàn cầu. Quan điểm chính sách "trạng thái bình thường" của Nhật Bản ban đầu được thể hiện như một cách để lấy lại quyền sử dụng vũ lực của Nhật Bản, nhưng chỉ để hỗ trợ cho các hoạt động xử phạt của Liên Hợp Quốc. Nhưng điều đó cũng phản ánh những động cơ chiến lược: Khi lực lượng Mỹ rút quân khỏi khu vực, Nhật Bản có thể tự bảo vệ mình và đối phó được với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ngoài ra nó còn là để tăng sự tham gia của Nhật Bản trong các hoạt động quân sự trên Ấn Độ Dương và khu vực Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, do sự không kiên định của giới lãnh đạo trong nước và một nền kinh tế đang suy giảm, Nhật Bản đã không thể trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu có tính chủ động khi nói đến vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng. 
Trong năm 2005, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định rằng "thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ của Ấn Độ". Ông Singh bày tỏ hy vọng rằng: "Thế giới một lần nữa sẽ nhìn vào chúng tôi với sự tôn trọng, không chỉ về những tiến bộ kinh tế mà còn là những giá trị dân chủ... các nguyên tắc của chủ nghĩa đa nguyên và tính toàn diện, chúng tôi sẽ cho thấy di sản của Ấn Độ là nền văn hóa lâu đời của thế kỷ và là nền văn hóa văn minh". Trong tham vọng này, Ấn Độ đã thể hiện sự tự hào khi Tổng thống Mỹ George W. Bush và Barack Obama mô tả Ấn Độ như là "một nhà lãnh đạo ở châu Á và trên thế giới" và là "một thế lực đang lên có vai trò to lớn đối với toàn cầu". Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chuyển hướng thực dụng hơn. Một số nhà phân tích của Ấn Độ như C. Raja Mohan đã chỉ ra rằng Ấn Độ có thể quay trở lại từ thời của Gandhi và Nehru đến George Curzon trong những năm đầu thế kỷ 20, khi cho rằng Ấn Độ đứng ở trung tâm châu Á và việc chủ động phát triển ngoại giao - quân sự của Ấn Độ sẽ đóng vai trò trong việc ổn định tổng thể khu vực châu Á. Cũng giống như Nhật Bản, Ấn Độ đã tìm kiếm một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một giấc mơ có thể đến nhưng vẫn chưa được hoàn thành. Ấn Độ đã tham gia trong diễn đàn G-20, nhưng đã không trình bày được các ý tưởng của mình một cách rõ ràng hoặc để lại các ấn tượng đối với việc cải cách và tái cơ cấu trật tự đa phương toàn cầu. 
Vai trò của châu Á trong quản trị toàn cầu có thể không tách rời từ câu hỏi: Ai sẽ là người dẫn đầu châu Á? Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Ấn Độ đã được xem như là một nhà lãnh đạo châu Á, nhưng Ấn Độ đã không thể làm được như vậy do thiếu nguồn lực. Trường hợp của Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại. Nhật Bản có các nguồn lực từ giữa những năm 1960, nhưng không mang tính hợp pháp. Trung Quốc đã không có nguồn lực mà cũng không có tính hợp pháp. Châu Á ngày nay, cả Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù đều có các nguồn lực nhưng họ vẫn bị thiếu tính hợp pháp trong khu vực. Điều này có thể là một phần di sản của quá khứ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa họ có thể là nguyên nhân chính ngăn chặn vai trò lãnh đạo của chính họ trong khu vực. Do đó, lãnh đạo của châu Á sẽ thuộc về một nhóm các quốc gia yếu hơn trong khu vực ASEAN bởi ASEAN hiện đang có tiếng nói hữu ích, có ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực và có khả năng để quản lý khu vực châu Á. 
 Theo Asiapacific (2/12) Can Asia Lead the 21st Century?
Vũ Hiền (gt)

-Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ[16/12/2011 
------
Nguồn: http://ttngbt.blogspot.com/2011/12/chau-ai-se-la-nguoi-dan-au-trong-ky-21.html
0

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Trung Quốc có thật sự đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ ?

(Vibay-14/11/2011) Lâu nay có lời đồn đại về chuyện Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ, giờ mới biết thật sự là có lời đề nghị này. Dưới đây là bài đăng A test of will trên Financail Times.


Lính Trung Quốc đang được kiểm tra về chiến lược chiến đấu.

Khi Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, gặp một đô đốc cao cấp của Trung Quốc trong năm 2008, ông nghe thấy một lời đề nghị đáng ngạc nhiên. Keating cho biết rằng đối tác không nêu tên của ông đã đề nghị bằng cách vẽ một đường trên bản đồ xuống giữa Thái Bình Dương và nói thêm: "Các bạn có thể có một phần phía đông của Thái Bình Dương tính từ Hawaii."

"Chúng tôi sẽ lấy phần phía tây của Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc" là một trò đùa, có lẽ, nhưng trong đó đề cập đến những gì có thể là chủ đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong chính trị quốc tế trong vòng 50 năm tới.

Mỹ tiếp tục là quyền lực thống trị ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á - hoặc nó sẽ được thay thế bởi Trung Quốc? Và những gì Ấn Độ sẽ đóng vai trò, đất nước mà các nhà chiến lược có nhiều giả định sẽ là siêu cường thứ ba của thế kỷ 21?

Các báo cáo của truyền thông nhà nước Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ - và thậm chí của các cơ sở đào tạo trong tất cả ba quốc gia - có xu hướng nhấn mạnh sự cần thiết cho hợp tác ở châu Á và Thái Bình Dương. Các lợi ích kinh tế và chính trị cùng nhau được cho là quá lớn để bỏ qua. Sự nguy hiểm của việc cho phép cạnh tranh quốc tế để phát triển là quá lớn để liệu trước.

Bài vẫn còn dài. Vui lòng đọc tiếp trên Financial Times theo link dưới đây:

http://www.ft.com/cms/s/2/1f0d8150-b8fd-11e0-bd87-00144feabdc0.html#axzz1gVIXu5ym
--------------------------------------------

Bài này xuất bản lần đầu vào ngày 30 tháng Bảy năm 2011 trên http://newvina.blogspot.com - cũng là trang hiện đang thuộc quản lý của Vibay blog.
0

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh lạnh và tăng cường bao vây Trung Quốc

(Vibay-26/11/2011) Tuần trước, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc. Hy vọng rằng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ không giống như giữa với Liên Xô đã đưa thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt hạt nhân và các chi phí hàng nghìn tỷ USD trong 60 năm.


Hải quân Hoa Kỳ

Các mấu chốt của cuộc xung đột là việc Trung Quốc cố gắng để khẳng định chủ quyền của họ trên biển Đông Việt Nam, một vùng biển giàu tài nguyên - thuyến đường thương mại toàn cầu với giá trị 5 nghìn tỷ USD hàng năm, trong đó, Mỹ chiếm 1,2 nghìn tỷ và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố năm ngoái khu vực này "lợi ích quốc gia".

Hành vi quyết đoán của Bắc Kinh trong vùng biển Đông kết tủa các lời kêu gọi từ các đồng minh châu Á nhờ Mỹ làm sâu sắc thêm sự tham gia của mình như là một đối trọng mạnh mẽ với Trung Quốc. Những lời kêu gọi đã dẫn đến việc xây dựng "chiến lược châu Á mới" của Tổng thống Obama, các quan chức chính quyền thừa nhận những thay đổi của nước Mỹ trong "tư thế quân sự đối với Trung Quốc" vào một cái gì đó giống như cựu chiến tranh lạnh Đông-Tây. Những diễn biến đầu tiên của cuộc chiến tranh mới được nghe nói tuần trước.

Tổng thống Obama, trong chuyến công du ở châu Á, đã bắn viên đạn đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh khi ông tuyên bố Mỹ là một "quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi có ý định đóng một vai trò lớn hơn và dài hạn trong việc định hình khu vực này và tương lai của nó."

"Tôi đã chỉ đạo đội ngũ an ninh quốc gia để làm cho sự hiện diện của chúng tôi và các nhiệm vụ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành một ưu tiên hàng đầu", Obama nói. Các khu vực "là hoàn toàn quan trọng không chỉ cho nền kinh tế của chúng tôi mà còn cho an ninh quốc gia của chúng tôi," và sau đó Tổng thống và các đại diện của ông tiết lộ mở màng cho chiến tranh lạnh như sáng kiến ​​nhằm mục đích đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ sẽ tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á. Obama công bố hợp đồng vĩnh viễn để đóng 2.500 lính thủy đánh bộ tại Úc, và tăng cường máy bay chiến đấu như B-52 và tàu sân bay sẽ đến Úc kết hợp với 28.000 quân đã đóng quân tại Hàn Quốc, và 50.000 tại Nhật Bản.

Singapore hứa sẽ cung cấp căn cứ cho tàu chiến đấu duyên hải Hoa Kỳ, và Việt Nam đã mời Hải quân Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh như là trạm sửa chửa tàu chiến.

Thứ sáu tuần trước, Obama đã công bố kế hoạch cung cấp 24 máy bay chiến đấu F-16C / D cho Indonesia, chính quyền trình bày lại đồng minh Đài Loan cam kết sẽ là một đối thủ của Trung Quốc, và chính quyền Mỹ đang xem xét cung cấp cho một đồng minh khác, Philippines, một tàu khu trục thứ hai. Cũng trong tuần trước, bà Clinton đến Manila để đánh dấu kỷ niệm 60 năm Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau Mỹ-Philippines, để thảo luận về vấn đề khu vực, và sau đó Bà đi đến Thái Lan để thúc đẩy mối quan hệ với nước này.

Sau cuộc họp với Albert del Rosario, Bộ trưởng nước ngoài Philipines, hai nước ban hành một tuyên bố thúc giục Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò quyết định trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông. Nhiều đối tác ASEAN đã hứa sẽ tăng chi tiêu hải quân của họ, thêm tàu tuần tra và tàu ngầm, theo Wall Street Journal.

Trên mặt trận kinh tế, Obama đã công bố một thỏa thuận thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, được gọi là quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, không bao gồm Bắc Kinh. Ông cũng sử dụng các chuyến đi như là một cơ hội để răn đe người Trung Quốc phải "chơi với các quy tắc" và nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh hạ thấp giá trị đồng tiền của họ làm cho hàng hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn.

Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Obama tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali, In-đô-nê-xi-a lần đầu tiên. Obama mong muốn Cấp cao Đông Á phục vụ như một cơ quan ra quyết định cho chính sách trong khu vực.

Hãy xem xét hành vi của Bắc Kinh rằng những sáng kiến ​​chiến tranh lạnh và chiến lược châu Á của Obama có thể diễn ra.

Thứ nhất, hành động của Trung Quốc trong việc hùng biện về chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là hiếu chiến. Họ tuyên bố chủ quyền "không thể chối cãi" trên 90% diện tích biển Đông để truy cập tối đa vào vùng hải sản, thương mại dầu khí và trữ lượng khí đốt có thể cạnh tranh với Kuwait. Đe dọa các công ty dầu quốc tế nấu ký kết khai thác dầu khí với các quốc gia Đông Nam Á và tàu chiến Trung Quốc thường xuyên quấy rối các tàu trong vùng biển tranh chấp.

Báo Global Times của Trung Quốc đã viết, "Nếu những nước này không muốn thay đổi cách thức hành xử của họ với Trung Quốc, họ sẽ cần phải chuẩn bị tinh thần để nghe "những âm thanh của đại bác". The Times đã đề cập đến con số 750 đảo ở Trường Sa, đã gây tranh cãi khắp các quốc gia châu Á như Việt Nam.

Hành vi hung hăng của Trung Quốc và lời lẽ đe dọa được bổ sung bằng sức mạnh quân sự lớn. Bắc Kinh đang phát triển sức mạnh quân sự xa bờ biển với một lực lượng hải quân hùng hậu, máy bay tầm xa có khả năng tiếp nhiên liệu, một mạng lưới vệ tinh toàn cầu, tên lửa đạn đạo chống radar phát hiện ( những vũ khí hủy diệt tàu sân bay) và có tàu sân bay đầu tiên. Những công cụ của chiến tranh cung cấp cho Bắc Kinh một khả năng viễn chinh có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Theo Human Events
0

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Trung Quốc thúc đẩy Mỹ tăng thiết bị chống tàu ngầm

(Vibay-25/11/11) - Việc Trung Quốc mở rộng hoạt động hải quân ở Thái Bình Dương giúp Mỹ đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển các thiết bị chiến tranh chống tàu ngầm, Theo Ultra Electronics Holdings Plc, nhà cung cấp thiết bị dò sonar (sonar detector) lớn nhất thế giới.


Mỹ và các đồng minh sẽ tập trung chi tiêu vào các thiết bị để phát hiện tàu ngầm kể cả các tuyến đường vận chuyển có nhiều tàu ngầm của Trung Quốc nhất mà hải quân nước này xây dựng lên làm tăng căng thẳng với các nước láng giềng nhằm đảm bảo cho tự do hàng hải quốc tế, Tổng Giám đốc điều hành Ultra Electronics Holdings Plc, ông Rakesh Sharma, cho biết trong một phỏng vấn.

"Ngay cả với việc cắt giảm chi phí trên toàn cầu cho các chương trình phát triển thiết bị dò sonar", Sharma nói. "Nguồn cung cấp khoáng sản và hàng hóa, ví dụ, tất cả đều vận chuyển bằng đường biển, do đó, nó trở thành bắt buộc phải bảo vệ tuyến đường thương mại này. Úc, Singapore, Malaysia và Philippines, cũng như Mỹ, tất cả sẽ bắt đầu đầu tư vào thiết bị chống tàu ngầm - mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc"

Tổng thống Barack Obama cho biết tuần trước Mỹ-Úc sẽ có tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này và có kế hoạch tăng thêm 30 tàu ngầm đến năm 2020 không tính khoảng 86 tàu được thêm cho đội tàu của khu vực Đông Nam Á, theo IHS Jane.

Căng thẳng Eo Đài Loan

Hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập tại một thời điểm không xác định trong tháng này, Tân Hoa Xã cho biết ngày 24/11/2011. Tập trận ở Thái Bình Dương là một "sự kiện hàng năm" và không nhằm vào bất kỳ động thái đặc biệt nào,tờ báo cho biết.

Trung Quốc đã có 60 tàu ngầm, bao gồm tám tàu ngầm hạt nhân, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London.

"Biển lửa"

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong số các quốc gia xem xét phát triển các hệ thống chống tàu ngầm, Simon Wezeman - nhà nghiên cứu cho Stockholm International Peace Research cho biết, trong khi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương sẽ mua khoảng 100 tàu hải quân, máy bay tuần tra và 100 máy bay trực thăng biển trong thập kỷ này, hầu hết trong số đó có trang bị sonar, theo IHS Jane.

Bắc Triều Tiên hôm 24/11/2011 đe dọa Hàn Quốc sẽ trở thành một "biển lửa" nếu bất kỳ một viên đạn nhằm vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau khi miền Nam tổ chức một cuộc diễn tập ở biển Hoàng Hải ngày hôm qua, kỷ niệm một vụ pháo kích gây chết người trong một diễn biến căng thẳng hai miền Nam - Bắc sau vụ chìm tàu ​​quân sự năm 2010 mà một cuộc điều tra quốc tế đã khẳng định rằng tàu này bị trúng bởi một ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Hai miền Triều Tiên vẫn còn ở trong chiến tranh sau khi cuộc chiến tranh 1950-1953 kết thúc trong một hiệp ước ngừng bắn tạm thời.

Tàu khu trục

Malaysia và Việt Nam cũng có tàu ngầm, và Indonesia trong cuộc hội đàm với Hãng đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc để mua ba tàu 1.400 tấn trị giá 1,2 nghìn tỷ won ($ 1,1 tỷ USD).

Ultra Electronics Holdings Plc đã được cung cấp các hệ thống sonar cho các tàu khu trục đối không và chống tàu ngầm của Úc đang được nâng cấp bởi Tập đoàn Lockheed Martin Corp và Boeing Co P8 Poseidon Planes, dự kiến ​​sẽ hoạt động chung với Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2013 và được trang bị ngư lôi, bom phá tàu ngầm và tên lửa chống tàu.

Lewis Nixon của Mỹ đã phát minh ra một thiết bị sóng siêu âm sonar vào năm 1906, với các bằng sáng chế đầu tiên nộp ở Anh vào năm 1912, một tháng sau khi tàu Titanic va trạm một tảng băng trôi đã được nhìn thấy bằng mắt ít hơn 40 giây trước đó.

Các thiết bị sonar được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ II.

Biên tập: Chris Jasper, Andrew Noel, Bloomberg.
-----------------------------------------------------------------------

Xem thêm : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Trung Quốc đưa quân chiếm đóng Hoàng Sa năm 1956 và luật biểu tình là cần thiết (Vietnamnet).
0