Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

VN khai trương nhà máy sửa chữa Su-27/ 30

Ngày 25/10, tại Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai trương "Dây chuyền công nghệ sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27 và sửa chữa cục bộ máy bay Su-30" của Nhà máy A32, Quân chủng Phòng không-Không quân.

Tới dự buổi lễ có Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Được biết, dây chuyền công nghệ này là cơ sở quan trọng bảo đảm lâu dài cho hoạt động hiệu quả, an toàn, có độ tin cậy cao của máy bay Su-27/30 và các thế hệ tiếp theo.

Tiêm kích đa năng Su-30MK2
Tiêm kích đa năng Su-30MK2

Phát biểu tại Lễ khai trương, Thượng tướng Trương Quang Khánh biểu dương sự cố gắng của Nhà máy A32 và ngành kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân đã phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo kết hợp học hỏi chuyên gia nước ngoài để nâng cao khối lượng tự trang, tự chế thiết bị, tiết kiệm kinh phí mà vẫn bảo đảm số lượng, chất lượng các hạng mục công nghệ tương đối hiện đại và đồng bộ.

Thượng tướng đánh giá đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của ngành kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc bảo quản, sửa chữa các vũ khí, trang bị công nghệ cao, bảo đảm sức chiến đấu và SSCĐ của quân đội.

Và để đảm bảo lâu dài quá trình hoạt động lâu dài, an toàn và giảm chi phí khi tiến hành sửa chữa máy bay (khi phải đưa ra nước ngoài), hồi đầu tháng 8/2013, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không – Không quân đã khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu AL – 31F.

Đây là loại động cơ hiện đại được trang bị trên tiêm kích đa năng Su-27 hiện có trong biên chế của Quân đội Việt Nam. Trước đó, để sửa chữa động cơ AL-31F, Việt Nam phải gửi sang Nga.

Trức đó vào cuối tháng 7/2013, theo Tiếng nói nước Nga, doanh nghiệp nhà nước “Ukroboronservis“, thành phần của tập đoàn Nhà nước “Ukroboronprom“ và VAXUCO của Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa tại cơ sở Ukraine các động cơ máy bay AL-31F của Nga bán cho lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam.

Các điều khoản hợp đồng được ký kết mấy ngày trước quy định, việc sửa chữa động cơ AL-31F của Nga sẽ được tiến hành tại nhà máy sửa chữa Động cơ ở Lusk, tỉnh Volynskaya. Ngoài sửa chữa, theo một hợp đồng riêng, phía Ucraina sẽ cũng cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các đồng nghiệp Việt Nam sửa chữa động cơ AL-31F.

http://baodatviet.vn/quoc-
0

Mỹ gấp rút điều 60% hải quân tới củng cố 'trục châu Á'

Hôm 25/10, hãng tin AFP đưa tin, Chuẩn Đô đốc Mark C. Montgomery, tư lệnh hạm đội tàu sân bay USS George Washington, tuyên bố Mỹ đã tăng cường đáng kể lượng tàu chiến và máy bay ở châu Á, bất chấp sự khủng hoảng ngân sách của Washington, củng cố vững chắc hơn ‘trục’ của Mỹ ở Châu Á.

Ông Montgomery còn cho rằng việc Mỹ mở rộng lực lượng quân sự này sẽ làm dịu đi những căng thẳng và những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.


Tàu sân bay USS George Washington trong tập trận chung Mỹ- Hàn năm 2010

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với AFP hôm 23/10, Montgomery nói: "Kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Mỹ đã dẫn đến việc Mỹ tăng cường số lượng tàu tuần dương và tàu khu trục". " Có nhiều tàu hơn chúng ta sẽ có sự hiện diện rõ ràng hơn . Nó cho phép chúng ta có một lực lượng lớn mạnh hơn”.

Montgomery cho biết chiến lược châu Á không hề bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng và việc chính phủ Mỹ gần đây đã phải đóng cửa trong 16 ngày.

Ông khẳng định: “Chiến dịch tái cân bằng vẫn diễn ra một cách suôn sẻ. Chúng tôi có đủ ngân sách để phục vụ các hoạt động tại đây. Thực tế số lượng tàu chiến và máy bay ngày càng gia tăng ở châu Á”.

Năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết ở Singapore rằng, Lầu Năm Góc sẽ chuyển 60 % hải quân Mỹ tới khu vực Thái Bình Dương vào năm 2020 theo kế hoạch ‘trục châu Á’ mà Washington đã công bố .

Montgomery tiết lộ, tàu và máy bay từ San Diego, California và Trân Châu Cảng ở Hawaii sẽ được triển khai tới khu vực châu Á vào khoảng 8 tháng tới.

Montgomery cho biết sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ tại châu Á là một yếu tố giúp ổn định tình hình.

http://infonet.vn/The-gioi/My-gap-rut...
0

Hàn Quốc trình làng nước sơn ‘tàng hình’

(TNO) Hàn Quốc phát triển một loại nước sơn có khả năng hấp thụ sóng radar nhằm giúp cho các tàu chiến, chiến đấu cơ nước này “tàng hình” trước radar của kẻ thù.

Một chiến đấu cơ tàng hình Mỹ F-22 Raptor - (Ảnh: Reuters)
Một chiến đấu cơ tàng hình Mỹ F-22 Raptor - (Ảnh: Reuters)

>Việt Nam chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar

Trung tâm Công nghệ tàng hình thuộc Đại học hàng hải và đại dương Hàn Quốc đã công bố loại nước sơn tàng hình này trong buổi triển lãm Công nghiệp Quốc phòng và Hải quân Quốc tế tổ chức tại thành phố Busan của Hàn Quốc, kéo dài từ ngày 22-25.10, theo hãng tin Yonhap.

Sơn tàng hình có thể dùng dưới dạng sơn xịt, nhẹ hơn, bền hơn và rẻ hơn so với các tấm hấp thụ tín hiệu radar được làm bằng hợp kim, ông Kim Yong-hwan, Giám đốc Trung tâm Công nghệ tàng hình - một cựu quan chức hải quân Hàn Quốc - cho biết.

Sóng radar thường phản chiếu từ vỏ tàu chiến, chiến đấu cơ để hệ thống radar phát hiện ra chúng.

Loại sơn tàng hình này có thể hấp thu 99% tín hiệu radar khiến hệ thống radar không thể phát hiện ra tàu chiến hoặc các chiến đấu cơ, “tăng cường khả năng sống sót của tàu chiến và chiến đấu cơ trước nguy cơ bị tấn công tên lửa”, ông Kim cho biết thêm.

Công nghệ tàng hình được xem là một trong những yếu tố sống còn trong chiến tranh và nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phát triển những công nghệ này.

Thanh Niên
0

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu tuần tra lớn nhất

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã chính thức tiếp nhận tàu tuần tra đa năng lớn nhất DN-2000 do nhà máy trong nước tự đóng.

Ngày 25/10 tại Hải Phòng, Nhà máy Z189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng bàn giao tàu cảnh sát biển số hiệu 8001 cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Tàu tuần tra đa năng DN-2000 số hiệu 8001.
Tàu tuần tra đa năng DN-2000 số hiệu 8001.

Khám phá tàu Cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

Tàu 8001 thuộc lớp DN-2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, nhà máy Z189 thực hiện việc chế tạo. Đây là loại đa năng vỏ thép, kết cấu hàn, dài 90m, rộng 14m, vận tốc tối đa hơn 21 hải lý/giờ, có thể chở 120 người, có sàn đỗ cho máy bay trực thăng 14 tấn và các trang thiết bị đồng bộ.

Thời gian hoạt động của tàu liên tục trên biển là 40 ngày đêm (lương thực, thực phẩm dự trữ đảm bảo cho toàn bộ kíp tàu 70 người). Tàu có khả năng kéo tàu khác với lượng giãn nước đến 2.200 tấn.

Việc đóng mới và đưa tàu 8001 vào sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản; cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Theo Thanh Niên
0

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Việt Nam có ý định mua vũ khí của Hàn Quốc?

(Kienthuc.net.vn) - Ngoài Phillipines, Indonesia thì Việt Nam cũng đang có ý định mua vũ khí từ Hàn Quốc.

Đây là thông tin mà tờ Chosun Ilbo mới đăng tải trong bài viết liên quan tới hợp đồng Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) cung cấp máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cho Không quân Philippines.

Theo tờ báo này, Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với Hàn Quốc vào năm 2012 để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí.

Máy bay huấn luyện phản lực T-50 của Hàn Quốc đang được 2 nước Đông Nam Á mua.
Máy bay huấn luyện phản lực T-50 của Hàn Quốc đang được 2 nước Đông Nam Á mua.

Trong những năm gần đây, vũ khí Hàn Quốc đang ngày càng được nhiều nước quan tâm, ký hợp đồng mua sắm. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Philippines đều đã có những thỏa thuận mua sắm vũ khí với nhà sản xuất Hàn Quốc.

Ví dụ, Indonesia đã ký hợp đồng năm 2011 để mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 và hợp đồng 400 triệu USD để mua 3 tàu ngầm phi hạt nhân kiểu Type 209 cải tiến.

Trong khi đó thì Philippines đã quyết định mua 12 chiếc tiêm kích phản lực hạng nhẹ FA-50 – biến thể của mẫu huấn luyện T-50 do Hàn Quốc tự thiết kế, phát triển.

Về phần Thái Lan, nước này đã quyết định mua tàu hộ vệ hiện đại KDX-I của tập đoàn Daewoo Hàn Quốc.

Theo Kiến Thức
0

Trung Quốc dọa tấn công ngầm toàn Đông Á

Trong khi các Hạm đội Hải quân Trung Quốc đang dịch chuyển khó lường và nã pháo trên các vùng biển Tây Thái Bình Dương thì truyền thông nước này khoe khoang sức mạnh của tên lửa mới và đe dọa sẽ có thể tấn công chính xác mọi cơ sở chỉ huy ngầm tại khu vực Đông Á.

Hải quân Trung Quốc vẫn đang triển khai các bài tập trận tại các địa điểm bí mật trên khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Navy81
Hải quân Trung Quốc vẫn đang triển khai các bài tập trận tại các địa điểm bí mật trên khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Navy81

Tạp chí Weapon của Tập đoàn Công nghiệp miền Bắc Trung Quốc - đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị quân sự - phô trương rằng: tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15C đã được trang bị đầu đạn tân tiến và có khả năng phá hủy những cơ sở chỉ huy ngầm tại Đài Loan cũng như các đối tác an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á.

Theo các thông tin từ tạp chí này, DF-15C được gắn đầu đạn xuyên sâu có chiều dài từ 2-2,5m, qua đó biến DF-15C trở thành tên lửa có đầu đạn lớn nhất của quân đội Trung Quốc. Đây chính là loại được thiết kế để trang bị cho Binh chủng Pháo binh số 2 – lực lượng chiến lược của PLA với nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu ngầm. Thậm chí Weapon còn khoe khoang rằng nếu được tích hợp với DF-21 và DF-25, Bắc Kinh có thể tấn công các mục tiêu ở đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương.

DF-15C có tầm bắn khoảng 700km. Nó còn được trang bị hệ thống dẫn đường, hoạt động dựa trên hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với radar chủ động giai đoạn cuối nhằm đảm bảo độ chính xác khi tác chiến.

Song, giới quân sự đánh giá Washington và Tokyo sẽ không để cho Bắc Kinh “rảnh tay” với cuộc chiến ngầm tại khu vực.

Theo Wen Wei Po (Hong Kong), lực lượng tàu ngầm của cả Mỹ và Nhật Bản đang là một thách thức không nhỏ đối với Trung Quốc. Một báo cáo từ quân đội Nhật từng được Yomiuri Shimbun trích dẫn cho hay: tới năm 2021, lượng tàu ngầm Nhật Bản sẽ tăng lên từ 16-22 chiếc, trong đó có tàu ngầm lớp Soryu. Nó được trang bị ngư lôi Type 89 và tên lửa chống tàu phóng từ dưới mặt nước UGM-84 Harpoon và được coi là mạnh hơn rất nhiều so với các lớp tàu tiền nhiệm - Harushio và Narushio.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang triển khai nhiều tàu ngầm hơn đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, Washington đã triển khai từ 5-6 tàu tại căn cứ quân sự Yokosuka dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7. Năm 2014, Mỹ sẽ điều thêm 4 tàu ngầm tới Guam.

Trưởng ban biên tập Tạp chí Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương – ông Trịnh Trì Văn – nhận định: Trung Quốc mới chỉ có máy bay vận tải Y-8 có thể thực hiện được các nhiệm vụ này bởi nó có thể mang ngư lôi, bom chìm và thủy lôi. Do đó, để có thể giám sát được các động thái dưới nước của Mỹ-Nhật thì Bắc Kinh cần có thêm một hệ thống tinh vi. Tuy nhiên, PLA chưa thể sở hữu được một hệ thống tân tiến như vậy, ông đánh giá.

Chí Đăng

http://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/trung-quoc-doa-tan-cong-ngam-toan-dong
0

Pháp đặt chân vào thị trường cung cấp vũ khí cho VN

(ĐVO) Tập đoàn quốc phòng số 1 châu Âu MBDA đã được lựa chọn là nhà cung cấp những hệ thống vũ khí chống tàu, phòng không tiên tiến nhất cho hàng loạt các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là một khách hàng mới.

Theo tuần báo Kinh doanh của Pháp, chi nhánh MBDA tại Pháp cũng vừa ký kết một hợp đồng cung cấp bổ sung cho Quân đội Singapore các hệ thống tên lửa phòng không Aster. Ngoài ra họ cũng sẽ cung cấp hệ thống tên lửa hạm - đối - không VL Mica và tên lửa chống tàu siêu âm tiên tiến Exocet MM40 Block 3 cho 6 tàu hộ tống lớp Gowind mới (do DCNS chế tạo) cho Hải quân Malaysia, tổng giá trị của thỏa thuận này ước tính vào khoảng gần 140 triệu USD.

Ấn Độ cũng đã lựa chọn MBDA để đặt mua hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm ngắn SRSAM. Theo một tuyên bố được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande tới Ấn Độ trong tháng 2/2013, New Delhi đã thông báo rằng họ đã kết thúc đàm phán về tên lửa SRSAM, trong đó, một khi chính phủ phê duyệt, thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD về đồng hợp tác và phát triển tên lửa sẽ được thực hiện ở Ấn Độ.

Hệ thống tên lửa hạm - đối - không VL Mica
Hệ thống tên lửa hạm - đối - không VL Mica

Ngoài ra, một đối tác mới và đầy tiềm năng khác trong khu vực Đông Nam Á đó chính là Việt Nam, đã trở thành khách hàng mới của MBDA. Theo tiết lộ của công ty này, họ đang chuẩn bị một hợp đồng về việc cung cấp hệ thống tên lửa hạm - đối - không VL Mica cho 2 tàu hộ tống SIGMA 9814 (do DSNS của Hà Lan chế tạo) của Hải quân Việt Nam, mở ra Việt Nam sẽ sớm trở thành một quốc gia đối tác mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp trong tương lai.

Trong khi đó, chi nhánh MBDA tại Anh cũng đã đạt được một thỏa thuận cung cấp tên lửa hạm - đối - không tầm ngắn Sea Ceptor cho các tàu hộ tống của New Zealand.

Được thiết kế để thay thế cho Sea Wolf, Sea Ceptor được chi nhánh MBDA tại Anh phát triển và dự định đưa vào phục vụ trên các tàu hộ tống Type 23 từ năm 2016. Tên lửa siêu âm được phóng lên từ các ống phóng thẳng đứng với các đặc điểm chiều dài 3,2m; nặng 99kg và đạt tầm bắn xa 25km.

Tên lửa hạm - đối - không Sea Ceptor cũng sẽ được trang bị trên các tàu khu trục tương lai Type 26 của Hải quân Anh từ năm 2020.

Cần lưu ý rằng, hệ thống tên lửa hạm - đối - không VL Mica trang bị cho 2 tàu hộ tống tàng hình SIGMA 9814 của Hải quân Việt Nam cũng có các đặc điểm tính năng tương tự như Sea Ceptor.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phap-dat-chan-vao-thi-truong-cung-cap-vu-khi-cho-vn-2358035/
0

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tàu ngầm Hà Nội đến Cam Ranh cuối tháng 1- 2014

(VTC News) - Truyền thông Nga nói chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên dành cho Hải quân Việt Nam đã vượt qua các cuộc thử nghiệm.

Chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm của dự án 636, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty (trực thuộc Tổng công ty đóng tàu thống nhất), cho Hải quân Việt Nam, đã vuợt qua các cuộc thử nghiệm giao- nhận thành công, theo hãng thông tấn Nga Interfax .

Tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngầm Hà Nội

“Các thử nghiệm giao nhận chiếc tàu xuất khẩu đầu tiên đã hoàn thành. Việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng - ký kết biên bản giao - nhận tạm thời – đã được lên kế hoạch vào đầu tháng Mười một năm nay. Cuối tháng Giêng, tàu ngầm sẽ được đưa đến Cam Ranh, và ở đây sẽ ký kết biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận hàng”, Interfax dẫn nguồn tin từ nhà máy Admiralty.

Nhà máy đóng tàu Admiralty trong năm nay sẽ chuyển giao cho Hải quân Việt Nam hai chiếc đầu tiên các tàu ngầm điện- diesel của dự án 636 “Varshavyanka” trong số sáu chiếc theo hợp đồng.

Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm diesel-điện dự án 636 cho Việt Nam đã được ký kết từ năm 2009 trong chuyến đến thăm Matxcova của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bên cạnh việc đóng các tàu ngầm, hợp đồng còn dự trù mục đào tạo thủy thủ đoàn cho Việt Nam, cũng như cung cấp các thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.

Để đào tạo các thủy thủ đoàn tàu ngầm Việt Nam, một trung tâm đào tạo đã được xây dựng tại vịnh Cam Ranh với sự hỗ trợ của công ty cổ phần St Petersburg "Tập đoàn NPO Avrora". Xí nghiệp đã phát triển và chế tạo năm hệ thống cho những tàu ngầm này, đặc biệt là hệ thống thông tin – điều khiển tự động "Lama", hệ thống điều khiển tàu ngầm "Palladium" và hệ thống điều khiển hành trình "Pyrit".

Tàu ngầm diesel - điện dự án 636 thuộc thế hệ tàu ngầm thứ ba. Các tàu ngầm này có tiềm năng cải tiến tốt, cho phép tích hợp vũ khí mới trên tàu, đặc biệt là tổ hợp tên lửa chống hạm Club, mở rộng đáng kể tầm bắn tiêu diệt mục tiêu. Trong dự án này đã thiết lập lần đầu tiên hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến.

Theo VTC
0

Hàn Quốc chào hàng thiết bị phòng thủ Hải quân hiện đại


VOV.VN- Nhiều hệ thống vũ khí hải quân và tàu chiến tối tân sẽ được trưng bày tại 1 triển lãm hải quân quốc tế tổ chức ở Hàn Quốc.

Ngày 21/10, các nhà tổ chức cho biết, triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Hải quân Quốc tế sẽ được tổ chức tại thành phố cảng Busan từ ngày 22-25/10.

Cuộc triển lãm được tổ chức 2 năm 1 lần và có sự tham gia của 1.590 công ty đến từ 55 quốc gia với 2.420 gian hàng quảng cáo cho các sản phẩm hàng hải và hệ thống vũ khí, Hải quân Hàn Quốc cho biết.


Ngư lôi "Cá mập xanh" do Hàn Quốc sản xuất

Trong sự kiện kéo dài 4 ngày này, Hàn Quốc sẽ giới thiệu với các quan chức quân sự và các khách hàng nước ngoài các ngư lôi chống ngầm tầm xa, ngư lôi hạng nặng, tàu ngầm không người lái và robot phá mìn.

Du khách tham quan sẽ có trải nghiệm như thật thông qua mô phỏng tàu khu trục Aegis, tàu tấn công đổ bộ và tàu ngầm tại các địa điểm tổ chức.


Ngư lôi Hongsangeo (Cá mập đỏ) của Hàn Quốc


"Cá mập đỏ" là ngư lôi hạm- đối- ngầm có thể bay 20km trên không trước khi lặn xuống mặt nước để tiêu diệt mục tiêu (tàu nầm). Ngoài ra, Hàn Quốc còn có ngư lội "Cá mập trắng".

Theo lịch trình, ngày 23/10, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành diễn tập trên biển tại bờ biển phía nam để khoe các tàu chiến mới nhất được trang bị tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không cũng như máy bay hàng hải.

Phái đoàn Hải quân của 20 quốc gia sẽ đến thăm các công ty quốc phòng lớn nhất Hàn Quốc bao gồm Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, LIG NEX 1 và Samsung Thales. Bên cạnh đó, họ cũng gặp gỡ với các quan chức để thảo luận cách thức tăng cường hợp tác, Hải quân Hàn Quốc cho biết.

Bên lề sự kiện này, Cơ quan Phát triển Quốc phòng do nhà nước tài trợ và Hải quân sẽ cùng tổ chức hội thảo quốc tế vào ngày 23 và ngày 24/10 để trình bày 68 nghiên cứu về công nghệ đóng tàu tối tân.

Triển lãm do thành phố Busan và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc đồng tổ chức kể từ năm 2001 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc, mà các công ty hàng đầu của nước này bao gồm Daewoo, Hyundai and Samsung./.

CTV Nguyễn Hằng/VOV online
Theo Yonhap
0

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Ukraine "sửa chữa" sát thủ săn ngầm Ka-28 cho Việt Nam

Báo Đất Việt hôm 21.10.13 nói, nhà máy sửa chữa máy bay Sevastopol đang làm việc hết công suất để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay trực thăng cho khách hàng ở nước ngoài. Trong đó có hợp đồng với Việt Nam để sửa chữa các máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28.

Bản tin không nói rõ có phải các trực thăng săm ngầm Ka-28 của Việt Nam đang bị hư hỏng nên phải sửa chữa hay chúng không hư hỏng gì mà đang được hiện đại hóa.

Sát thủ săn ngầm máy bay trực thăng Ka-27
Sát thủ săn ngầm Ka-27

Bàn tin cho biết thêm, nhà máy sửa chữa máy bay Sevastopol cũng đang có hợp đồng với Iraq để sửa chữa và nâng cấp trực thăng Mi-8T và với Croatia để hiện đại hóa các máy bay trực thăng Mi-8, Mi-17. Nhà máy cũng nhận được đơn đặt hàng nước ngoài từ Nam Phi, Afghanistan và các nước khác. Doanh nghiệp hàng không Sevastopol cũng thực hiện đơn đặt hàng để sửa chữa hai loại máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng của Ukraine là loại Mi-14 và trực thăng hải quân Ka-27 cùng một số công ty dân sự khác.

Sevastopol còn tiến hành nâng cấp cả các máy bay trực thăng tấn công đa năng Mi-24 Hind cho Quân đội Ukraine cũng như theo các yêu cầu từ các khách hàng đang sử dụng loại trực thăng này, dựa trên các công nghệ trực thăng mới nhất của họ.

Hiện nay, Hải quân Việt Nam đang hoạt động 2 loại trực thăng săn ngầm chủ lực là Kamov Ka-27 và Ka-28, cả hai loại trực thăng này đều đã được sử dụng từ lâu và đang dần trở nên lỗi thời, rất cần được nâng cấp kéo dài tuổi thọ cũng như thay thế các thiết bị hàng không, hàng hải mới để phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra tác chiến ngày nay.
0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ

Do mất lòng tin vì Trung Quốc sao chép trái phép, Nga bán vũ khí hiện đại nhất cho Ấn Độ và Việt Nam, song từ chối bán chúng cho Trung Quốc...

Tờ "Kanwa Defense Review" tháng 7 năm 2013 dẫn các nguồn tin cho rằng, Chính phủ Nga đã quyết định bán tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc (?)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 17 tháng 10 đưa tin, do Trung Quốc sao chép trái phép trang bị kỹ thuật quân sự của Nga, đã gây ra khủng hoảng lòng tin hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga, Nga không phải thực sự muốn bán vũ khí tiên tiến mới cho Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua rất nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hệ thống tên lửa phòng không S-300, tàu ngầm lớp Kilo.

Trung Quốc từng trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của trang bị kỹ thuật quân sự Nga, điều này giúp cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường rất lớn. Hiện nay, Trung Quốc vẫn mua động cơ tiên tiến của Nga để sử dụng cho máy bay chiến đấu J-10 và FC-1 Kiêu Long do họ tự nghiên cứu phát triển.

Mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ mật thiết trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng, từ năm 2004, phía Nga phát hiện Trung Quốc vi phạm thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm công nghiệp quân sự Nga mà hai bên đạt được.

Điều làm cho Nga không hài lòng nhất là Trung Quốc đã tiến hành sao chép máy bay chiến đấu Su-27 để chế tạo máy bay chiến đấu J-11, loại máy bay này đã trang bị động cơ, radar và vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo. Sau đó, Trung Quốc lại sao chép máy bay chiến đấu hải quân Su-33 của Nga để chế tạo máy bay chiến đấu hải quân J-15.
          
Theo báo Canada, Nga quyết định bán tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc là một quyết định rất khó khăn, do liên quan đến việc Trung Quốc sao chép trái phép vũ khí trang bị Nga

Về công nghệ tàu ngầm, Trung Quốc cũng bắt chước sản phẩm của Nga, không ngừng hoàn thiện công nghệ chế tạo tàu ngầm của họ. Trên phương diện hệ thống tên lửa phòng không cũng như vậy, tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc vừa “thắng thầu” ở Thổ Nhĩ Kỳ chính là sản phẩm sao chép hệ thống phòng không S-300 của Nga.

Theo bài báo, do mất đi lòng tin trong lĩnh vực bản quyền sở hữu trí tuệ, khiến cho hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga đã xuất hiện khủng hoảng. Nga bắt đầu hạn chế bán cho Trung Quốc trang bị kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn hy vọng mua được 30 máy bay vận tải quân sự IL-76 và 8 máy bay vận tải quân sự IL-78 của Nga, cùng với 60 máy bay vận tải IL-476 phiên bản cải tiến; đồng thời Trung Quốc chuẩn bị mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35, tàu ngầm lớp Lada, tên lửa chống hạm Yakhont cùng các loại vũ khí trang bị mới khác của Nga.

Bài viết cho rằng, có lẽ chính vì khủng hoảng thiếu lòng tin với Trung Quốc, nên Nga bán vũ khí hiện đại nhất cho các “đối thủ cạnh tranh” của Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam, trong khi từ chối bán chúng cho Trung Quốc.
           
Động cơ D-30KP-2 do Nga chế tạo, Trung Quốc mua dùng cho máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay ném bom mới

Hiện nay, các chuyên gia Nga, Ấn Độ đang cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển lại không thể có được sự giúp đỡ công nghệ của máy bay chiến đấu Nga.

Đồng thời, Nga có kế hoạch bán máy bay chiến đấu Su-35, MiG-35 và tên lửa chống hạm Yakhont cho Ấn Độ. Mặc dù Trung Quốc bày tỏ quan tâm rất lớn tới máy bay ném bom Tu-22 và Tu-160 của Nga, nhưng phía Nga hoàn toàn không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 10, trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Hoàn Cầu", Khương Nghị - chuyên gia vấn đề Nga, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, sự lo ngại của Nga về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật quân sự như bài viết nhắc đến là có khả năng. Nhưng, nếu nói là khủng hoảng lòng tin thì "có chút thổi phồng". Trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Trung Quốc và Nga mặc dù có xảy ra một số tranh chấp lợi ích, nhưng cũng không phải là sự việc gì đó quá lo ngại, điều này giống như các lĩnh vực kinh tế khác.

            
                          Hệ thống rocket 300 mm PLH-03 của Trung Quốc

Theo Khương Nghị, về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ công nghệ công nghiệp quân sự, hai bên Trung Quốc và Nga hoàn toàn không phải chưa từng bàn bạc đến, cũng đã đạt được sự nhất trí phần nào, vì vậy hợp tác trong tương lai vẫn sẽ được tiến hành.

Chỉ có điều, hợp tác kỹ thuật quân sự quan trọng giữa Trung-Nga đều mang tính chính trị và tính chiến lược, không phải là một hành vi thương mại đơn thuần. Sau khi cấp cao hai bên quyết định, cụ thể hóa hợp đồng còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, không phải ngay lập tức có thể hoàn thành.

       
                 Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc

Việt Dũng - Báo Giáo Dục Việt Nam

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Nga-khong-tin-Trung-Quoc-ban-vu-khi-hien-dai-nhat-cho-Viet-Nam-An-Do/321584.gd
0

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Việt Nam sắp hoàn thành 2 tàu tên lửa Molniya thứ 3, 4 ?

Hồi giữa tháng 6- 2013, truyền thông Việt Nam loan tin Hải quân Việt Nam vừa tiếp tục khởi đóng chiếc tàu tên lửa cao tốc Molniya Project 1241.8 thứ ba sau khi đã hạ thủy hai tàu cùng loại đầu tiên, mang tên lần lượt M1 và M2.

Tàu tên lửa hiện đại lớp Molnya Project 12418
Tàu tên lửa hiện đại lớp Molnya Project 12418

Theo đó, hợp đồng đóng các tàu tên lửa cao tốc Molniya cho Hải quân Việt Nam, trang bị 16 tên lửa chống tàu 3K24E Uran E đã được ký kết với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport từ năm 2006.

Trong đó bao gồm việc cung cấp cho Việt Nam 2 tàu Molniya đóng ở Nga và hỗ trợ Việt Nam tự đóng 6 tàu tương tự ở trong nước. Tổng chi phí của hợp đồng này gần 1 tỷ USD.

Bức ảnh đăng trên trang Facebook/Giáo dục quốc phòng ngày 18-10-2013 cho thấy 2 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya mới tại nhà máy đóng tàu Ba Son sắp được hoàn thành.

Tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya thứ 3, 4 sắp hoàn thành
Hai bức ảnh được cho là ảnh chụp 2 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya thứ 3, 4 tại nhà máy đóng tàu Ba Son.

Nếu 2 bức ảnh này là ảnh chụp 2 tàu tên lửa thứ 3, 4 (không phải ảnh chụp 2 tàu thứ 1, 2 lúc nó sắp hoàn thành ) thì có thể nói nhà máy Ba Son đóng tàu với tốc độ "thần tốc".

Tàu tên lửa Molniya (Project 12421) do phòng thiết kế Hải quân Trung ương Almaz thiết kế, được sản xuất tại nhà máy Vympel. Được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Moskit-E (SS-N-22 Sunburn) (Tàu của Việt Nam không trang bị tên lửa này mà chỉ trang bị tên lửa Kh-35 Uran E) gồm 2 ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực 3C-25E. Tên lửa siêu âm (vận tốc 780 m/s khối lượng phóng 4 tấn) mang đầu chiến đấu 300 kg và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 120 km. Tên lửa bay ở độ cao 15m trong giai đoạn giữa và 3-6m trong giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu. Hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu.

Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.

Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4–5 km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.

Để bảo vệ tàu trước các đòn đánh trên không và ngư lôi, tàu được trang bị 02 ống phóng mồi bẫy kiểu PK-10, 01 giá phóng tên lửa mang vác Igla (12 quả).

Với lượng choán nước toàn tải 550 tấn và độ sâu mớn nước 2,56m tàu có tính năng đi biển rất cao, đảm bảo hiệu quả sử dụng vũ khí trên tàu và đạo hàng an toàn ở tốc độ nhỏ khi sóng biển ở cấp 5-8. Hệ thống động lực chính là khối động cơ tuabin khí gas M-15E.1 gồm 02 động cơ tuabin có thể giúp tàu chạy tuần tiễu hoặc chạy ở tốc độ tối đa. Trong điều kiện tiêu chuẩn, công suất tối đa của động cơ đạt 32000 HP, vận tốc tối đa 38 Nm/h. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, công suất tối đa đạt 23700 HP tương ứng với tốc độ tối đa 35 Nm/h.

Kíp tàu gồm 44 thủy thủ trong đó có 8 sĩ quan. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ 12 Nm/h là 1650 dặm, nhiên liệu dự trữ tối đa cho phép tàu hoạt động với cự ly 2400 Nm.

Tàu Molniya (Project 12418) khác với phiên bản cơ sở về trang bị tên lửa: tàu được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E bao gồm 04 dàn phóng, mỗi dàn phóng mang 04 tên lửa đối hải, vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa có khối lượng 600 kg mang đầu đạn 145 kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 130 km.

Với tính năng kỹ chiến thuật và vũ khí trên tàu tên lửa Molniya cho phép sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước bao gồm tàu hộ tống hạm và tàu lớp Frigat.
3

Trung Quốc “coi thường” siêu hạm tàng hình Zumwalt Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng có thể đánh chìm siêu hạm tàng hình cực đắt của Mỹ bằng…tàu đánh cá.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, chức năng chính của tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ là sẽ triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dường để chống chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc.

Mẫu tàu chiến mới được đô đốc Jonathan Greenert - Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ coi là “tương lai của Hải quân Mỹ”. Cũng theo ông Jonathan, Zumwalt sẽ đóng vai trò quan trọng trọng chiến lược chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.

Zumwalt với thiết kế tàng hình có khả năng giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện so với các mẫu khu trục khác trên thế giới. Tàu có khả năng tác chiến chống lại những tàu chiến của Trung Quốc trong vùng biển gần bờ.

Ảnh đồ họa Zumwalt phóng tên lửa tấn công mục tiêu trên biển.
Ảnh đồ họa Zumwalt phóng tên lửa tấn công mục tiêu trên biển.

“Vũ khí mạnh nhất của loại tàu khu trục này là pháo điện từ. Pháo điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại pháo nào trước đây. Ngoài ra, loại tàu này cũng được trang bị hệ thống phóng Peripheral, nhằm giảm thiểu hư hại từ việc phóng các tên lửa”, Hoàn Cầu viết.

Dẫu sao, con tàu này không phải là bất khả chiến bại đối với Trung Quốc. Chuẩn đô đốc Zhang Zhaozhong của Hải quân Trung Quốc trả lời CCTV cho hay: “Chúng ta có thể gửi nhiều tàu đánh cá nhỏ với thuốc nổ trôi về phía Zumwalt và đấy sẽ là dấu chấm hết cho Zumwalt”.

Tuy nhiên, Hoàn Cầu có vẻ như đã không tìm hiểu kỹ tính năng kỹ chiến thuật của lớp tàu khu trục Zumwalt. Thực chất, công nghệ pháo điện từ vẫn chưa bao giờ hoàn thiện và khó có khả năng xuất hiện trên tàu khu trục Zumwalt trong vài năm tới.

Thay vào đó, Zumwalt được trang bị hệ thống vũ khí thông thường tương tự các tàu chiến lớp Arleigh Burke và Ticonderoga. Theo thông tin được công khai, Zumwalt trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng Mk-57 (80 ống) cho phép mang nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM (tầm bắn 50km); tên lửa hành trình Tomahawk; tên lửa chống ngầm.


Thử nghiệm siêu pháo chính xác cao AGS 155mm trên mặt đất.

Về hệ thống pháo, Zumwalt trang bị 2 tháp pháo 155mm AGS được thiết kế bắn những viên đạn công nghệ mới cực kỳ thông minh LRAP đạt tầm xa 140-150km, bán kính lệch mục tiêu ít hơn 50m và 2 hệ thống pháo bắn nhanh Mk 110 57mm hữu hiệu khi chống mục tiêu nhỏ tầm gần.

Với kho vũ khí này "khủng" có độ chính xác cao, tốc độ bắn nhanh này, không hiểu tướng Trung Quốc căn cứ vào đâu mà có thể khẳng định dùng tàu cá cảm tử đánh chìm Zumwalt?

Tàu khu trục lớp Zumwalt là một trong những tàu chiến tối tân và đắt nhất của Hải quân Mỹ. Con tàu này đã gây ra nhiều tranh vãi về tiêu tốn ngân sách và công nghệ. Rất may là con tàu đã được hoàn thành sau nhiều lần cắt giảm ngân sách của Washington. 3 trong số này đang được đóng tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở Maine.

USS Elmo Zumwalt DDG-1000 sẽ là con tàu đầu tiên thuộc lớp Zumwalt được hoàn thành, dự kiến vào năm 2014. Con tàu này được đặt theo cựu tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Đô đốc Elmo R. Zumwalt Jr.

Con tàu này sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mới của Hải quân Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc. Chiến lược này tập trung vào khả năng tấn công đất liền ở các trận chiến ven biển.

Nguyễn Hoàng

http://kienthuc.net.vn/binh-luan/trung-quoc-coi-thuong-sieu-ham-tang-hinh-zumwalt-my-272649.html
0

Trung Quốc thường xuyên gây áp lực mỗi khi Nga bán vũ khí cho Việt Nam

(GDVN) - Theo báo Nga, Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc song phương...

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 12 tháng 10 đăng bài viết nhan đề “Báo Nga giải thích việc bán vũ khí cho Việt Nam: Lẽ nào buộc họ mua của Mỹ?”. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Theo tuyên truyền của báo chí Trung Quốc, trang mạng "Đài tiếng nói nước Nga" ngày 11 tháng 10 đưa tin, trong quá trình tái trang bị có sự hỗ trợ tích cực của Nga, lực lượng vũ trang Việt Nam đã "gây ra mối lo ngại" (?) cho Trung Quốc. Trong các cuộc tiếp xúc song phương, Trung Quốc đã bày tỏ mối lo ngại này với Nga.

Tuy nhiên, chuyên gia Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, Việt Nam chỉ tiến hành những bước đi nhỏ và cần thiết để lực lượng vũ trang của họ có thể tiến cùng thời đại.

Báo Trung Quốc dẫn "một số nhà bình luận quân sự" (giấu tên) cho rằng, trong số những vũ khí trang bị mua mới của Việt Nam có cả tàu ngầm diesel hiện đại, tờ Tân Hoa xã còn cho rằng "chúng sẽ tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Trung Quốc".

Theo bài báo, trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng của Nga. Dưới sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ xây dựng được hạm đội tàu ngầm gồm 6 tàu ngầm diesel Project 636 tiên tiến.


Tàu ngầm thông thường Hồ Chí Minh, lớp Kilo, do Nga chế tạo cho Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua được máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu tên lửa, tàu hộ vệ, các loại tàu chiến và hệ thống phòng thủ tên lửa từ Nga. Nga đang giúp Việt Nam bảo trì trang bị do Liên Xô cũ chế tạo, đồng thời tích cực hỗ trợ đào tạo sĩ quan Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn.

Tuy nhiên, bài báo của Nga cho rằng, Trung Quốc hàng năm trang bị tàu ngầm hạt nhân mới, hàng năm sản xuất hàng chục máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, tiến hành sản xuất tàu khu trục tương tự tàu "Aegis" của Mỹ. So với tốc độ phát triển hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, thực lực có được của Việt Nam còn "khiêm nhường".

Cho dù Nga có chuẩn bị cung ứng vũ khí gì cho Việt Nam, Việt Nam dù thế nào cũng không đủ tiền để xây dựng được lực lượng hải, không quân có sức chiến đấu có thể thách thức được Trung Quốc. Việt Nam chỉ cố gắng tiến hành bảo đảm nhu cầu quốc phòng cơ bản. Trung Quốc nên cảm thấy hài lòng về việc Việt Nam được Nga giúp đỡ trên phương diện này.

Giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam mặc dù luôn có một số mâu thuẫn, nhưng những vấn đề này khác với quan hệ giữa Nhật Bản và Philippines với đồng minh Mỹ. Trung Quốc phát triển quan hệ với Việt Nam có ý nghĩa mang tính chiến lược, hy vọng có thể đưa quốc gia có vai trò then chốt ở Đông Nam Á này vào trong hợp tác kinh tế quy mô lớn.


Tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo

Tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết của hai bên, tinh thần dân tộc lên cao... đều có thể gây ra khủng hoảng khu vực, Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đang tìm cách kiểm soát những nguy cơ này đến mức độ không tạo ra tổn thất khó có thể bù đắp.

Nếu Nga từ chối cung ứng vũ khí cần thiết cho Việt Nam, thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang ngày càng thiếu hụt, cân bằng sức mạnh khu vực sẽ bị phá hoại. Cảm giác mạnh mẽ do thiếu năng lực phòng thủ đất nước sẽ buộc Việt Nam phải tìm sự giúp đỡ của những nhà cung ứng thay thế duy nhất, đó là Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ.

Báo Nga bình luận khi đưa ra nhận định: "Điều khác với Nga là, Mỹ hầu như luôn muốn trói buộc hợp tác kỹ thuật quân sự với việc thực hiện một loạt điều kiện. Như vậy, mức độ gần gũi về lĩnh vực chính trị, quân sự giữa Mỹ và Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng, Việt Nam sẽ có được lượng vũ khí trang bị tương tự hoặc nhiều hơn mua của Nga, nước này cũng sẽ từ chính sách cân bằng giữa các cường quốc quá độ sang chính sách xây dựng đồng minh mật thiết với Mỹ".

"Nếu Nga từ chối cung cấp vũ khí cho Việt Nam, như vậy, so với việc tiếp tục cung ứng vũ khí, sẽ gây ra hậu quả tiêu cực nghiêm trọng hơn cho an ninh của Trung Quốc".- Tân Hoa xã trích dẫn báo Nga.

Trên thực tế, Việt Nam luôn thực hiện chính sách quốc phòng có tính chất phòng ngự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình, chứ không đe dọa, chạy đua vũ trang.


Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion P của Việt Nam, mua của Nga


http://giaoduc.net.vn/giao-duc-quoc-phong/trung-quoc-thuong-xuyen-gay-ap-luc-moi-khi-nga-ban-vu-khi-cho-viet-nam/321225.gd
0

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản ?

Want China Times trích dẫn một báo cáo của Kanwa Defense Review nói Trung Quốc đang "sửa soạn" tàu chiến hải quân của đất nước ham xâm lược này để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm năng với Nhật bản

Nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải đã được chỉ định để đóng mới một phiên bản sửa đổi của loại tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng Type 071 để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đổ bộ tiềm năng trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản, báo cáo của Kanwa Defense Review có trụ sở ở Canada cho hay hôm 17-10-2013.

Tàu đổ bộ tấn công Type 071 của Hải quân Trung Quốc.
Tàu đổ bộ tấn công Type 071 của Hải quân Trung Quốc.

Tàu tấn công đổ bộ hiện tại của Hải quân Trung Quốc (PLAN) chỉ có thể mang theo bốn tàu đổ bộ đệm khí Type 726 lớp Yuji, theo báo cáo. Phiên bản sửa đổi sẽ làm tăng tải trọng để mang theo sáu tàu đổ bộ đệm khí. Điều này sẽ dần dần tăng khả năng triển khai lực lượng của PLAN ở vùng biển đang tranh chấp với Nhật.

Con tàu được nâng cấp sẽ có tải trọng hơn 30.000 tấn, so với 28.000 tấn của bản gốc.

Trong khi đó, Ukraine đã đồng ý để cung cấp bản thiết kế của "Bò rừng" Zubr sang Trung Quốc. Với kế hoạch này, Trung Quốc có thể tự đóng tàu đổ bộ mới để thay thế tàu Type 726 sản xuất trong nước.

Ưng biển quyết đấu Bò rừng

Báo Thanh niên cho hay, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang đẩy nhanh khả năng điều động lực lượng đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp tại biển Hoa Đông.

Những ngày gần đây, tình hình biển Hoa Đông vẫn căng thẳng khi Tokyo liên tục than phiền bị các tàu chiến lẫn máy bay do thám Bắc Kinh quấy rối. Đáp lại, Nhật thường xuyên phải điều các chiến đấu cơ đến khu vực mỗi khi phát hiện tàu hay máy bay “lạ”. Giữa bối cảnh như thế, Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều đang nỗ lực trang bị phương tiện tối tân để có thể chỉ cần vài giờ đồng hồ là đủ sức nhanh chóng triển khai lực lượng quân sự đến Senkaku/Điếu Ngư khi cần.

Hiện Nhật Bản nhận được sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ, khi Washington vừa hoàn tất việc điều động 24 máy bay đa năng thế hệ mới Osprey MV-22B (còn có biệt danh là Ưng biển - NV) cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại căn cứ Futenma ở Okinawa. Dòng máy bay độc nhất vô nhị này có thể cất cánh như trực thăng và bay đến 450 km/giờ, chở theo đến 32 binh sĩ vũ trang đầy đủ hoặc 6 tấn hàng hóa. Trong trường hợp tung toàn bộ lực lượng, 24 chiếc Osprey MV-22 có thể nhanh chóng chở 500 binh sĩ hoặc khoảng 140 tấn vũ khí và đạn dược đến vùng đảo tranh chấp trong vòng 1 giờ. Mới đây, Kyodo News dẫn lời trung tướng John Wissler, chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Okinawa, cho hay có thể điều động số Ưng biển của phi đội đó đến Senkaku/Điếu Ngư nếu cần, theo hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ.


Osprey V-22B đã được triển khai đến Nhật Bản - Ảnh: Wired

Về phần mình, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh tốc độ chuyển quân càng nhanh càng tốt. Hải quân Trung Quốc đã nhận chiếc tàu đệm không khí cỡ lớn tên Zubr (còn gọi là Bò rừng Bison - NV) do Ukraine chế tạo, và chuẩn bị bổ sung ít nhất 3 chiếc nữa.

Bên cạnh Zubr, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực phát triển máy bay cánh quạt nghiêng, dự án đã được nước này theo đuổi suốt thập niên qua. Trong một tiết lộ gây sốc, website của Viện Phát triển và Nghiên cứu trực thăng Trung Quốc (CHRDI) vào ngày 28.8 đã loan tin Trung Quốc đang phát triển một trực thăng 4 cánh nghiêng, gọi là Cá voi xanh, với mục tiêu vận chuyển 20 tấn hàng hóa với tốc độ hơn 483 km/giờ, bán kính triển khai 800 km. Một chiếc Cá voi xanh mới đây đã được trình làng tại triển lãm công nghệ trực thăng Trung Quốc tại Thiên Tân, cho thấy chương trình này vẫn đang được triển khai. Nghe qua, chức năng của Cá voi xanh có nhiều điểm quá tương đồng với chương trình đã bị hủy của Bell-Boeing vào năm 2009, chế tạo trực thăng V-44 cho lục quân Mỹ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ Bắc Kinh làm thế nào để vượt qua các thách thức mà theo một nghiên cứu của Ủy ban Khoa học quốc phòng Mỹ đánh giá phải mất từ 20 đến 25 năm mới xử lý được.

Chính những động thái trên của Bắc Kinh khiến Tokyo vẫn chưa hoàn toàn an tâm dù được hỗ trợ bởi 24 chiếc Osprey. Nhật đã bắt đầu cân nhắc khả năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm bắn 500 km, để đặt nhóm đảo trên vào tầm bảo vệ. Tên lửa tất nhiên bay nhanh hơn Osprey, nhưng động thái này có thể khuyến khích Bắc Kinh có cớ triển khai thêm tên lửa, cũng như khiến Đài Bắc lên tiếng phản đối.

Nguồn: Want China Times, Thanh Niên
0

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Ý nghĩa “họ tên thật” tàu ngầm Kilo Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Tên gọi thật của tàu ngầm Kilo Việt Nam vốn là tên của một bài hát cách mạng được tác giả người Ba Lan viết.

Lâu nay, trên các phương tiện truyền thông và một số tài liệu quốc tế vẫn quen dùng từ Kilo để gọi 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân mà Việt Nam mua của Nga. Tuy nhiên, thực tế thì Kilo chỉ là định danh của khối NATO dành cho lớp tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 877 Paltus và Project 636 Varshavyanka. Nói một cách chính xác hơn, đối với chiếc Project 636 thì NATO định danh là Improved Kilo. Dù vậy, người ta thường dùng từ Kilo “ngắn gọn, đơn giản” để chỉ chung 2 kiểu tàu ngầm này.

Vậy, cái tên thật của tàu ngầm Kilo Việt Nam (Project 636 Varshavyanka) có ý nghĩa gì?


Từ Varshavyank là bản dịch tiếng Nga của bài hát cách mạng Ba Lan (nguyên văn tiếng Ba Lan là “Warszawianka 1905 roku”, thêm cụm từ “năm 1905” để phân biệt với bài hát khác “Warszawianka 1831 roku” (năm 1831) là bài hát chính thức của khởi nghĩa tháng 11). Tác giả bài hát này là ông Vatslav Sventsitski (1848-1900) đã viết lời bài hát này năm 1879 khi bị tù trong nhà tù “Thành cổ Varshava” vì hoạt động cách mạng.

Sau khi Sventsitski trở về từ nơi đi đày ở Siberia (khi đó, Ba Lan nằm trong Đế quốc Nga) lời bài hát được công bố trong tạp chí bí mật Proletariat (Vô sản) của Ba Lan năm 1883. Tên gọi Varshavyanka vẫn được giữ lại sau cuộc biểu tình ngày 1/5/1905.

Phần nhạc bài hát có sử dụng một phần từ bài “Hành khúc bộ binh nhẹ” với lời của nhà thơ Ba Lan Vlodzimezh Volski (1824-1882), bài hát trở nên nổi tiếng như là hành khúc khởi nghĩa 1863. Không rõ tác giả phần nhạc là ai.

Người dịch bài hát này ra tiếng Nga là ông G. M. Krzhizhanovski được thực hiện khi ông còn bị giam ở nhà tù Butyr (ở Moscow) năm 1897. Lời bài hát được in công khai từ 1900, trở nên phổ biến trong cách mạng năm 1905 ở Nga.

Theo một số tài liệu, sở dĩ Liên Xô (Nga) chọn từ Varshavyanka vì để gắn tới lớp tàu Project 636 vì đã có kế hoạch đóng một số lượng lớn tàu ngầm lớp này để xuất khẩu sang các nước thuộc khối Hiệp ước Varshava (tên thủ đô Ba Lan).

Dẫu vậy thì những chiếc Project 636 đầu tiên được khởi đóng từ giữa những năm 1990 xuất khẩu cho Hải quân Trung Quốc, một quốc gia không thuộc Varshava. Điều này có thể là do những khủng hoảng chính trị ở Liên Xô – Đông Âu cuối những năm 1980 đã ảnh hưởng tới kế hoạch ban đầu, định hướng xuất khẩu.


Tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Project 636 Varshavyanka mang tên HQ-182 Hà Nội của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hiện nay chỉ có 4 quốc gia sở hữu hoặc mua tàu ngầm Project 636 Varshavyanka gồm: Trung Quốc biên chế 8 chiếc Project 636/636M; Việt Nam mua 6 chiếc Project 636.1; Algieria có 2 chiếc Project 636M và Nga đang đặt hàng 6 chiếc Project 636.3.

Tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka có lượng giãn nước 4.000 tấn khi lặn, dài 73,8m, rộng 9,9m, mớn nước 6,3m. Tàu được trang bị 2 máy phát diesel công suất 1.000 kw/máy, 2 động cơ điện chính 5.500 mã lực, 2 động cơ dự trữ 102 mã lực/chiếc và chân vịt 6 lá.

Về hệ thống vũ khí, Project 636 được thiết kế 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phần mũi (cơ số 18 quả, 6 quả trong ống). Việc tái nạp ngư lôi chỉ diễn ra trong khoảng 15 giây với hệ thống nạp tự động. Các ống phóng này ngoài khả năng bắn ngư lôi còn có thể bắn tên lửa hành trình siêu thanh 3M-54E hoặc 3M-54E1 (cơ số 4 đạn).

Lời dịch sang tiếng Việt của bài hát Varshavyanka (được dịch từ tiếng Ba Lan sang Nga)
Những cơn lốc thù địch thổi trên đầu chúng ta,
Những thế lực đen tối áp bức chúng ta một cách tàn ác.
Chúng ta đã bước vào trận chiến đấu sống mái với quân thù,
Chúng ta chưa biết được số phận ra sao đang chờ ta ở phía trước.
Nhưng chúng ta hãnh diện và anh dũng dương cao lên
Ngọn cờ chiến đấu vì sự nghiệp của công nhân,
Ngọn cờ đấu tranh vĩ đại của tất cả các dân tộc
Vì một thế giới tốt hơn, vì tự do thiêng liêng.
Điệp khúc:
Xông vào trận đẫm máu,
Thiêng liêng và chính nghĩa
Tiến, tiến lên,
Hỡi giai cấp công nhân.
Công nhân đang chết như rạ vì đói khát trong những ngày này,
Hỡi anh em, liệu ta còn có thể im tiếng thêm được nữa?
Liệu hình ảnh của đoạn đầu đài có doạ nổi
Những ánh mắt còn trẻ của những người đồng chí của chúng ta?
Tên tuổi của những người đã vinh quang ngã xuống trong trận chiến vĩ đại vì lý tưởng
Không bao giờ phai mờ không để lại dấu vết.
Tên tuổi của họ cùng bài ca chiến thắng của chúng ta
Sẽ là thiêng liêng đối với cả triệu con người.
Điệp khúc:
Vương miện của bọn bạo chúa thật đáng căm thù đối với chúng ta,
Chúng ta kính trọng xiềng xích của nhân dân chịu nhiều đau khổ.
Những ngai vàng đã thấm đẫm máu nhân dân
Chúng ta sẽ nhuộm đỏ kẻ thù của mình bằng máu!
Hãy dành cái chết không thương tiếc cho mọi kẻ thù!
Cho tất cả bọn ăn bám nhân dân lao động!
Hãy dành sự báo thù và cái chết cho mọi vua chúa và bọn tài phiệt!
Giờ chiến thắng huy hoàng đã gần kề.

http://kienthuc.net.vn/quan-su/y-nghia-ho-ten-that-tau-ngam-kilo-viet-nam-272395.html
0

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Canada thử nghiệm 5/6 thủy phi cơ Twin Otter cho Việt Nam

(PNT) Công ty Viking Air của Canada đã hoàn thành chế tạo và bắt đầu thử nghiệm chiếc thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ năm cho Hải quân Việt Nam.

Cận cảnh thủy phi cơ Twin Otter 400 thứ năm của Hải quân Việt Nam thử nghiệm
Cận cảnh thủy phi cơ Twin Otter 400 thứ năm của Hải quân Việt Nam thử nghiệm

Theo Viking Air, chiếc thủy phi cơ DCH-6 Twin Otter series 400 thứ năm, được chế tạo theo hợp đồng cung cấp 6 thủy cơ loại này cho Hải quân Việt Nam đã được công ty Canada bắt đầu loạt các chuyến bay thử nghiệm nhà máy bắt đầu từ đầu tháng 10 vừa qua.

Theo đó, hôm 24/9, chiếc DHC-6 Twin Otter thứ năm mang số hiệu MSN 885 (VNT-778) đã thực hiện chuyến bay thẳng từ nhà máy tới sân bay quốc tế Victoria - nơi các sỹ quan Hải quân Việt Nam sẽ thực hành học bay dưới sự huấn luyện của Pacific Sky Aviation, một công ty chi nhánh thuộc tập đoàn Viking, đặt tại sân bay quốc tế Victoria để tham gia qui trình thử nghiệm như những chiếc Twin Otter trước đó.

Qui trình thử nghiệm này bao gồm các chuyến chạy bộ dưới mặt đất và cất cánh bay ở nhiều loại địa hình khác nhau, gồm cả địa hình đồi núi và cất hạ cánh trên mặt nước ở gần Victoria.

Chiếc Twin Otter 400 thứ năm bay đến Victoria để tiến hành thử nghiệm chỉ sau khoảng thời gian chưa đầy một tháng bắt đầu thử nghiệm thủy phi cơ Twin Otter thứ tư mang số hiệu MSN 884 (VNT-772) trong đầu tháng 9/2013.

Chiếc Twin Otter thứ tư vừa bay tới Victoria trong đầu tháng 9 vừa qua
Chiếc Twin Otter thứ tư vừa bay tới Victoria trong đầu tháng 9 vừa qua

Ngày 10/7 vừa qua, tại bang British Columbia (Canada), tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air và công ty thành viên Pacific Aviation đã tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đào tạo điều khiển và khai thác thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400 - Người bảo vệ) cho 8 phi công Không quân Hải quân Việt Nam. Đây là đợt đào tạo đầu tiên theo hợp đồng mua 6 chiếc Guardian 400 mà Không quân Hải quân Việt Nam ký với Viking Air.

Đại diện phía Canada khẳng định thỏa thuận mua máy bay Guardian 400 cùng với sự kiện 8 phi công Việt Nam hoàn tất xuất sắc khóa đào tạo đánh đấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa hai bên, cũng như đem đến nhiều hứa hẹn cho tương lai.

DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Thủy phi cơ Twin Otter 400 có thể được trang bị tới 19 ghế ngồi hành khách, ở biến thể Guardian 400 (biến thể tăng cường tuần tra hải quân), máy bay được trang bị hệ thống hạ cánh trên mặt nước và các hệ thống chuyên biệt để có thể giám sát hàng hải, trinh sát và do thám.

Như vậy, đã có tổng cộng 5/6 chiếc Twin Otter đã được Canada thử nghiệm theo đơn hàng của Việt Nam và chẳng bao lâu nữa, những máy bay được trang bị radar, khí tài trinh sát hiện đại và có khả năng cất/hạ cánh cả trên đất liền và trên biển này sẽ tham gia phục vụ trong các nhiệm vụ bay tuần tra giám sát biển đảo của Việt Nam.

http://phunutoday.vn/quoc-phong/canada-thu-nghiem-56-thuy-phi-co-twin-otter-cho-viet-nam-33589.html
0

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

TQ: Tham vọng dẫn đầu ngành công nghiệp máy bay cảnh báo sớm


Trung Quốc có tham vọng trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong nghành công nghiệp sản xuất máy bay cảnh báo sớm, một nhà khoa học quân sự cấp cao Trung Quốc cho biết vào thứ Bảy.

Máy bay "kiểm soát và cảnh báo sớm trên không" (AEW&C - airborne early warning and control) của Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực như công nghệ radar mảng pha. Trong bước tiếp theo , Trung Quốc sẽ tập trung vào máy bay AEW&C nhỏ hơn với nhiều chức năng , Wang Xiaomo , một thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là "cha đẻ " của máy bay AEW&C của Trung Quốc cho biết.

Máy bay AEW&C trong nước đã được hoan nghênh rộng rãi ở nước ngoài, Fan Youshan, phó tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc, cho biết. Tập đoàn này là một trong những nhà sản xuất máy bay hàng đầu ở Trung Quốc.

"Khách hàng nước ngoài tin rằng máy bay cảnh báo sớm của chúng tôi có những đặc điểm độc đáo trong công nghệ và chi phí so với các sản phẩm của các nước khác", ông Fan nói. Ông nói thêm rằng công ty của ông, chủ yếu sản xuất trang thiết bị quân sự, đang đàm phán để xuất khẩu nhiều máy bay AEW&C. "Triển vọng tươi sáng", ông nói.

Theo báo cáo hàng năm của công ty , giá trị năm ngoái đạt 13,6 tỷ USD, với kim ngạch xuất khẩu 995 triệu USD. Kinh doanh của công ty đã lan rộng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, và nó đã thành lập tám công ty và 40 cơ quan ở nước ngoài.

Theo Want China Times
0

Thành lập Lữ đoàn Tàu pháo- Tên lửa 167

Sáng 14/10, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ ra mắt Lữ đoàn Tàu pháo-Tên lửa 167.

Đến dự có Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Ngày 12/7/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định 2495/QĐ-BQP về việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân với chức năng là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng.
Đặc biệt, Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ.

Trong ảnh là tàu hộ tống tên lửa Project 12418 biên chế cho Lữ đoàn 167. Đây là loại tàu chiến cực kỳ hiện đại, trang bị hỏa lực mạnh với 16 tên lửa chống tàu Uran.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến khẳng định, việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển hiện đại của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hình thành lực lượng đa binh chủng hiệp đồng tác chiến trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, làm chủ phương tiện kỹ thuật, phát huy tốt hiệu suất chiến đấu của các tàu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị.
Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng, Đô đốc Nguyên Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng - Tư lệnh Hải quân đã trao Quân kỳ quyết thắng cho Lữ đoàn Tàu pháo tên lửa 167 do Đại tá Nguyễn Trọng Tường, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 167 đại diện.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo-Tên lửa 167 tại lễ thành lập.

Việc thành lập Lữ đoàn Tàu pháo tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển về lực lượng của Quân chủng Hải quân và Vùng 2, nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ chủ quyển biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Lữ đoàn Tàu pháo tên lửa 167 có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân, binh chủng khác, cơ động chiến đấu theo mệnh lệnh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Về biên chế tổ chức, Hải đội 811 nguyên trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2, hai tàu HQ- 272, HQ- 273 nguyên trực thuộc Lữ đoàn 171 nay được biên chế chính thức về Lữ đoàn 167.
Thái Linh (Tổng hợp NLĐ,QĐND,TTO)

0

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Nga, Việt tăng cường hợp tác quân sự- Kỹ thuật


(RUVR- 11.10.13) Nga và Việt Nam chủ trương tăng cường và phát triển hơn nữa các mối quan hệ quân sự - kỹ thuật. Điều này được tuyên bố tại phiên họp lần thứ 15 của Ủy ban song phương liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kỹ thuật quân sự, được tổ chức tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung tướng Trương Quang Khánh và Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Vyacheslav Dzirkaln dẫn đầu các phái đoàn Việt Nam và Nga phiên họp, đã bày tỏ hài lòng với tiến trình thực hiện những thỏa thuận đạt được tại cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban hồi tháng 10 năm 2012 tại Matxcova. Họ lưu ý rằng, sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự tiếp tục là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga. Đặc biệt trong đó là các hoạt động tương tác về hải quân, đào tạo cán bộ quân sự, cũng như cơ chế đối thoại chiến lược về quốc phòng giữa hai nước.

Trong nhiều năm, Nga duy trì vị thế đối tác truyền thống của Việt Nam trong lĩnh vực quân sự và là nhà cung cấp chính các vũ khí cũng như thiết bị quân sự. Quân đội Việt Nam đang sở hữu nhiều mô hình vũ khí tiên tiến của Nga, bao gồm máy bay quân sự, chiến hạm, vũ khí và thiết bị đặc chủng.

Nguồn: Tiếng nói nước Nga.
0