Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind phát biểu trước Quốc hội Việt Nam


Sáng ngày 20/11 tại Nhà Quốc hội, ngay sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng thống Ân Độ Shri Ram Nath Kovind đã có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nhân dịp Đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
0

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nếu có chiến tranh, Quốc hội sẽ hành động thế nào?

16/11/2012- Đưa tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào Hiến pháp, Quốc hội hoạt động thế nào khi có chiến tranh…, phiên thảo luận sáng 16-11 của Quốc hội đã đặt ra những yêu cầu nặng nề hơn với một công việc hệ trọng: sửa Hiến pháp 1992.


Quốc hội thảo luận dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992 trong thời gian 1,5 ngày - Ảnh: CTV.

Có chiến tranh, Quốc hội hoạt động thế nào?

Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế)

“Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là khi chiến tranh xảy ra Quốc hội sẽ hành động ra sao, và đặc biệt khi do chiến tranh Quốc hội không thể họp được thì ai sẽ thay thế Quốc hội thực hiện vai trò lập pháp, giám sát tối cao và quyết định vấn đề quan trọng của đất nước?

Hiến pháp hiện hành của chúng ta quy định chưa rõ nội dung này. Phải chăng các nhà lập hiến cho rằng trong chiến tranh Quốc hội vẫn hoạt động bình thường, hoặc có người còn lầm tưởng là khi đại bác đã gầm lên thì pháp luật im tiếng, luật lệ sẽ không còn cần thiết nữa?

Tôi cho rằng nên làm rõ nội dung này trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, là trong trường hợp có chiến tranh Quốc hội không thể họp được, thì Hội đồng Quốc phòng và An ninh được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội quy định tại Điều 84, ngoại trừ quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế)

Chúng tôi cho rằng chiến tranh với đặc trưng là đấu tranh vũ trang có tổ chức theo những quy tắc nhất định, một khi đã xảy ra thì các hoạt động khác như chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa xã hội tuy có đảo lộn nhưng vẫn cần và theo sự điều chỉnh của pháp luật. Vấn đề đặt ra, là Hiến pháp phải tiên liệu được khi chiến tranh xảy ra chớp nhoáng hoặc khi chiến tranh kéo dài Quốc hội không thể họp được, thì những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội ai sẽ làm thay?

Thực tế trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, khi Quốc hội không họp được thì Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách người đứng đầu cơ quan hành pháp đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để điều hành đất nước. Tôi cho rằng nên làm rõ nội dung này trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, là trong trường hợp có chiến tranh Quốc hội không thể họp được, thì Hội đồng Quốc phòng và An ninh được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội quy định tại Điều 84, ngoại trừ quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Quy định như vậy sẽ biến Hội đồng Quốc phòng và An ninh thành một chế định Hiến pháp độc lập, được Hiến pháp trao quyền khi có biến chứ không chờ Quốc hội. Ngộ nhỡ khi có chiến tranh xảy ra, chiến tranh kéo dài Quốc hội không thể họp được thì Hội đồng Quốc phòng và An ninh có thể căn cứ vào Hiến pháp để hành động không vi hiến. Dĩ nhiên Hội đồng Quốc phòng và An ninh phải báo cáo Quốc hội những việc đã làm của mình tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

Cơ hội đã chín muồi

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)

“Qua nghiên cứu lời nói đầu của bản dự thảo này, tôi nhận thấy tuy có cô đọng nhưng không có nhiều thay đổi. Những quan điểm, ý chí khi Hiến pháp 1992 ra đời đến nay đã trên 20 năm. Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét, khởi dựng lại, ngoài tiêu chí tính khái quát cao, ngắn gọn, súc tích và có ý nghĩa thì trên hết lời nói đầu cần thể hiện một cách mạnh mẽ, đanh thép về ý chí của dân tộc Việt Nam, phải thể hiện một cách mạnh mẽ và dứt khoát quan điểm lãnh đạo của Đảng và sứ mệnh của bản Hiến pháp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ quan điểm này với cơ sở Luật Biển đã được Quốc hội thông qua.

Có thể hôm nay chúng ta chưa làm được, nhưng với ý chí ngoan cường không dễ bị khuất phục của dân tộc Việt Nam, tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện lời tuyên bố của chúng ta hôm nay: toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất tử, là bất khả xâm phạm! Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)

Theo tôi chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào trong Hiến pháp. Biết rằng đây là một nội dung nhạy cảm và một cuộc tranh đấu khó khăn lâu dài, nhưng tôi nghĩ đây là cơ hội chín muồi và hết sức cần thiết để chúng ta thể hiện tuyên bố mạnh mẽ về chủ quyền với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới.

Có thể hôm nay chúng ta chưa làm được, nhưng với ý chí ngoan cường không dễ bị khuất phục của dân tộc Việt Nam, tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện lời tuyên bố của chúng ta hôm nay: toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất tử, là bất khả xâm phạm!”.

Quy định rõ ràng các chế định pháp lý về Đảng

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá)

“Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật cho thấy sau mấy chục năm từ khi thống nhất đất nước đến nay chưa bao giờ Đảng ta đứng trước những khó khăn thách thức trước sự nghiệp của mình và yêu cầu của nhân dân như thế.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chưa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng một cách đúng đắn, vì vậy mới có các vụ việc đổ vỡ, vi phạm ở tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại, các khu đô thị bỏ hoang, vấn đề khiếu kiện đất đai, các tiêu cực tham nhũng nghiêm trọng chưa được đẩy lùi. Tất cả hệ lụy đó đều là do thiếu văn bản hệ thống pháp luật và chế độ pháp lý cho hoạt động của Đảng, các tổ chức Đảng và đảng viên.

Quy định rõ và đầy đủ về Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp sửa đổi là nhằm làm rõ, khẳng định hơn về vị thế, vị trí của Đảng ta. Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá)

Tôi tha thiết đề nghị việc sửa đổi Hiến pháp phải quy định rõ ràng các chế định pháp lý về Đảng Cộng sản Việt Nam, và rất cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng một số điều đủ khả năng quy định về bản chất của Đảng, nội dung, phương thức lãnh đạo, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của Đảng, của tổ chức Đảng, đảng viên của Đảng trước đất nước, trước nhân dân và trước pháp luật.

Quy định rõ và đầy đủ về Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp sửa đổi là nhằm làm rõ, khẳng định hơn về vị thế, vị trí của Đảng ta. Mặt khác, đó cũng là công cụ pháp lý cực kỳ quan trọng ngăn chặn sự suy thoái, tự diễn biến của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, không để tổ chức, cá nhân nào đứng lên trên, đứng ra ngoài Hiến pháp, pháp luật”.

Bỏ quy định coi Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang)

“Trong dự thảo, cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực được thể hiện chưa đầy đủ, chưa triệt để so với các cơ chế phân công và phối hợp quyền lực. Để có cơ chế kiểm soát trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn làm cơ sở hiến định cho việc ban hành Luật Tổ chức bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tôi có 4 đề nghị như sau.

Một là bỏ quy định coi Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, bởi vì theo quy định là cơ quan hành pháp Chính phủ đương nhiên triển khai thực hiện các nghị quyết, luật của Quốc hội hay nói cách khác hành pháp đã bao gồm chấp hành.

Hơn nữa thuật ngữ "người chấp hành" dễ bị hiểu nhầm Chính phủ là cơ quan cấp dưới của Quốc hội, trái với nguyên tắc phân công và kiểm soát thực hiện quyền nhà nước.

Hai là nghiên cứu, bổ sung hoặc chuyển một số cơ quan thành cơ quan trực thuộc của Quốc hội để tăng thẩm quyền giám sát của Quốc hội như là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền giám sát tối cao. Cần nghiên cứu trao cho Quốc hội những công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng giám sát kiểm soát của mình đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Cần nghiên cứu trao cho Quốc hội những công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng giám sát kiểm soát của mình đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang)

Như cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan bảo hiến có chức năng giải thích Hiến pháp và tài phán, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trực thuộc Quốc hội với các văn phòng ở địa phương để giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Đổi Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương và trực thuộc Quốc hội như nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện, để Quốc hội có công cụ hữu hiệu trong quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao của mình, không để tình trạng rất nhiều quyết định trong chính sách tiền tệ, tín dụng, các khoản chi rất lớn, đặc biệt lớn nhưng Quốc hội chúng ta không biết.

Ba là rà soát các nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan phù hợp với chức năng, không để Quốc hội thực hiện các quyền hạn thuộc chức năng hành pháp, không để các cơ quan Chính phủ thực hiện các quyền hạn thuộc chức năng lập pháp và các cơ quan tư pháp, tòa án thực hiện các quyền hạn, chức năng hành pháp.

Theo Nguyên Vũ
Vneconomy
0

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Luật Biển Việt Nam (Quốc Hội CHXHCNVN)

“… mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền […] trên các vùng biển, đảo và quần đảo… Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, […] trên các vùng biển, đảo và quần đảo”



LTS: Thông Luận vừa nhận được bộ Luật Biển của nước CHXHCNVN, đã được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 (với tỷ lệ 495/496 đại biểu bầu thuận).

Từ trước đến giờ, nước Việt Nam chỉ ban hành một số quy định, văn bản hay nghị định liên quan đến biển. Như vậy – và trên phương diện thuần túy luật pháp – bộ Luật Biển này là một cố gắng thống nhất khuôn khổ pháp lý về biển và về lãnh hải của nước CHXHCNVN.

Trên phương diện ngoại giao và chính trị, bộ Luật Biển lại nhấn mạnh chủ quyền Việt Nam trên các đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Điều 1, Luật Biển Việt Nam). Ngay sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Chí Quân, đã triệu tập đại sứ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thơ, để cực lực phản đối hành động “đơn phương” này. Họ Trương lên tiếng yêu cầu Hà Nội phải điều chỉnh bộ luật vì nó “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông”.

***

Quốc Hội
Luật số: /QH13
(Dự thảo trình Quốc hội thông qua)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT BIỂN VIỆT NAM


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam.
CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Điều 2. Áp dụng pháp luật

1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.

6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và lòng đất dưới đáy biển.

7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển

1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển

1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển

1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

Điều 7. Quản lý nhà nước về biển

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.

CHƯƠNG II

VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 8. Xác định đường cơ sở

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Điều 9. Nội thuỷ

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ

Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

Điều 11. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải

1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải

1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.

2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.

Điều 17. Thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lýtính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa

1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 19. Đảo, quần đảo

1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo

1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Điều 21. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo

1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.

2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này.

CHƯƠNG III

HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 22. Quy định chung

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải

1. Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:

a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.

2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
k) Đánh bắt hải sản trái phép;
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Điều 24. Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.

2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:

a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.

Điều 25. Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại

1. Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp.
Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải

1. Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.

2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam

1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.

2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.

Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.

Điều 29. Hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam

Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.

Điều 30. Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.

2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:

a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;

b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;

c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.

4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 31. Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài

1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.

2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.

3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.
Điều 32. Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ

1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.

2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.

3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.

4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.

Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 34. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển

1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:

a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.

2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng, trừ trường hợp pháp luật hay điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp.

6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.

Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.

3.Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.

4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển

1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan.

2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây:

a) Có mục đích hòa bình;
b) Được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó.

Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.

Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy

1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy.

2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xử lý.
Điều 40. Cấm phát sóng trái phép
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

CHƯƠNG IV

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Điều 42. Nguyên tắc phát triển kinh tế biển

Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:

1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.

3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển

Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:

1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Điều 44. Quy hoạch phát triển kinh tế biển

1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.

3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 45. Xây dựng và phát triển kinh tế biển

1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.

2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 46. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển

1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.

2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.

3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

CHƯƠNG V

TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN

Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển

1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.

Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển

1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:

a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các quy định pháp luật.

3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 49. Cờ, sắc phục và phù hiệu

Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị đầy đủ quân phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 50. Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm

1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm.

2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Biện pháp ngăn chặn

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.

2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Thông báo cho Bộ Ngoại giao

Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý.

Điều 53. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 55. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày… tháng… năm 2012.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
0

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Đá bóng ở... Quốc hội ?

(Vietnamnet) - Trả lời chất vấn của QH, có vị đá quả bóng trách nhiệm vào hư không: “Không được báo cáo nên tôi không nắm được”. Vị khác lại trả bóng “làm thế nào”, “bao giờ” về cho đại biểu. 

Trước phiên chất vấn, những sai phạm, thất thoát tại Vinalines và chuyện lùng nhùng xung quanh Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines nhắc nhớ không khí Quốc hội cách đây một năm rưỡi, khi những món nợ của Vinashin được công bố và lãnh đạo tập đoàn vướng vào lao lý.

Khi ấy, trong hai ngày rưỡi chất vấn, "trái bóng" trách nhiệm cá nhân trong sai phạm tại Vinashin đã được chuyền hết từ Bộ Tài chính sang Bộ GTVT, đến Phó Thủ tướng thường trực, và cuối cùng đến chân Thủ tướng - người đăng đàn cuối cùng.

Bộ trưởng KH-ĐT khi đó là ông Võ Hồng Phúc sau khi được các đại biểu tấn công liên tục, dồn ép, vẫn quyết tâm cố thủ: "Chúng tôi không có một trách nhiệm gì để mà phải chịu trách nhiệm như đại biểu yêu cầu". Bởi theo ông, Quốc hội với việc xây dựng luật đã biến Bộ trưởng như ông và các đồng nhiệm thành "đười ươi giữ ống", chẳng có quyền lực gì với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Lần này, đại biểu và cử tri "nín thở" đợi liệu kịch bản tương tự có xảy ra, với sai phạm tại Vinalines, với sự cố thủy điện Sông Tranh, với tình hình lao động, thương lái nước ngoài làm việc trái phép... Nhất là khi những lần thông tin trên báo chí trước đó, các vị quan chức luôn miệng khẳng định “đúng quy trình”, “đúng trách nhiệm”… “Trái bóng” mang tên trách nhiệm liệu có tiếp tục lăn tròn?

Nhiều người băn khoăn: rồi chất vấn sẽ về đâu, nhất là khi danh sách bộ trưởng đăng đàn thiếu vắng những cái tên muốn hỏi. Đến mức đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã phải xin phép được "lạc đề" trong phiên thảo luận ngay trước chất vấn, để đòi hỏi "phải tôn trọng ý kiến đại biểu".

Hai ngày rưỡi chất vấn với 10 vị bộ trưởng, trưởng ngành, hai Phó Thủ tướng trực tiếp và tham gia trả lời, cử tri và đại biểu có người hài lòng, có người chưa.

Vẫn có lúc, không khí nghị trường giống như một vở kịch nói, mà bộ trưởng là diễn viên độc thoại trên sân khấu, buộc chủ tọa phải nhắc nhở. (Thành thực mà nói, với 10-15 đại biểu hỏi một lượt mà số câu hỏi thường lên tới suýt soát con số 20, bộ trưởng có muốn tạo không khí đối thoại, chất vấn thực sự cũng khó).

Có khi người nghe bấm bụng, rúc rích cười vì câu hỏi của đại biểu nhưng cũng có không ít lần Bộ trưởng phải than “câu hỏi khó quá”, “trả lời được câu này chắc tôi sẽ lên điểm đây”.

Quốc hội cũng có phần trách nhiệm để bộ trưởng không chỉ biết chuyền bóng, đỡ bóng, mà còn biết ghi bàn. Ảnh: Minh Thăng

Để đối phó, không khác gì các cầu thủ cứ dắt bóng vòng quanh, có vị dùng chiêu lảng tránh, để chủ tọa phải nhắc “đồng chí nói loanh quanh thì nó cũng không ra đâu, nên cứ xin với Quốc hội về nghiên cứu, kỳ họp sau sẽ trả lời”.

Lại có vị bày tỏ “không được báo cáo nên tôi không nắm được” (việc sai phạm ở Vinalines), "không ai bàn giao nên không biết có chuyện đó" (pháp lệnh quản lý ODA). Quả bóng trách nhiệm được ông đá vào hư không, bởi dân gian có câu "không biết không có tội”. Nhưng ông quên, dân gian cũng có câu khác: “không biết điều phải biết cũng là có tội”.

Vị khác lại thường xuyên trả lại bóng cho đại biểu, khi đá lại chính câu hỏi “làm thế nào”, “bao giờ” về cho người hỏi. Hình như ông quên, đây không phải là phiên họp ông chỉ đạo cấp dưới “làm thế nào”, cũng không phải cuộc giao ban hằng ngày với các thứ trưởng đã thành thông lệ vào mỗi bữa trưa từ khi ông nhận nhiệm.

Gây ấn tượng tốt nhất trong hai ngày rưỡi chất vấn là Bộ trưởng Công an. Nắm lĩnh vực mình điều hành trong lòng bàn tay, từ tổng thể đến chi tiết, ông thuyết phục được cả những người khó tính nhất. Đặc biệt, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để quyết định "câu hỏi nào cũng quan trọng, tôi sẽ trả lời cụ thể, rõ ràng từng câu hỏi của đại biểu. Trong trường hợp chưa được mong muốn, chúng tôi cũng sẽ gửi câu trả lời bằng văn bản, để đại biểu nắm rõ", nhất là khi người điều hành đã mách nước, chỉ chiêu “gộp các câu hỏi theo nhóm vấn đề để trả lời”.

Sau hai ngày rưỡi chất vấn, như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, “các bộ trưởng đã nghiêm túc kiểm điểm tình hình, nhận rõ trách nhiệm liên quan quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền”.

Dù vẫn có cảnh các bộ trưởng chuyền quanh trái bóng trách nhiệm, nhưng chí ít, những đồng đội trên sân đã đỡ bóng tốt hơn. Bộ trưởng Huệ dẫn lại kết luận thanh tra “không có câu nào nói đến trách nhiệm của Bộ Tài chính hay Bộ KH-ĐT”, nhưng đã có Bộ trưởng Vinh nói “không thể nói không có trách nhiệm”. Đến lượt Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dù chưa nêu cụ thể trách nhiệm của từng bộ trong sai phạm của các tập đoàn, tổng công ty, ông cũng đã cam kết Chính phủ sẽ làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm và công khai với dân.

Không phải ngồi ghế nóng, nhưng người đứng đầu ngành giao thông cuối cùng cũng đã nhận trách nhiệm cá nhân việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng khi chia lửa chất vấn.

Những lời hứa đã được đưa ra. “Bộ trưởng hãy nhớ lời hứa của mình”, Chủ tịch QH đã nhiều lần nhắc.

Và trong những lời hứa ấy, có không ít việc vốn là món nợ từ trước để lại, như 7 nghị định liên quan đến quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được đưa ra trước Quốc hội 3 năm về trước, nay vẫn nằm đó.

Cử tri chờ đợi thực tế, các bộ trưởng và toàn Chính phủ sẽ làm nhiều hơn hứa. Để trái bóng trách nhiệm không mãi lửng lơ giống chuyện quản tập đoàn những năm qua.

Và Quốc hội cũng có phần trách nhiệm trong đó, để bộ trưởng không chỉ biết chuyền bóng, đỡ bóng, mà còn biết ghi bàn. Bởi như đại biểu Dương Trung Quốc - người tham gia QH đến nhiệm kỳ thứ 3 - đã nói, “Quốc hội như thế nào sẽ có Chính phủ thế đó. Quốc hội không thỏa hiệp, Chính phủ sẽ khác”.

Phương Loan

Toàn cảnh hai ngày rưỡi chất vấn:


0

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Quốc hội không thỏa hiệp thì Chính phủ sẽ khác

13/6/12- Là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ba khóa liên tiếp, nhà sử học Dương Trung Quốc giờ ít phát biểu hơn trước.

Nhưng mỗi lần “phát”, ý kiến của ông đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, mà gần đây nhất là bài viết chuẩn bị sẵn trong phiên thảo luận hội trường ngày 7-6, chỉ ra một nhu cầu cấp bách đổi mới hệ thống chính trị, mà trước hết là QH, là Chính phủ (CP), để không quá trễ nhịp với xu hướng dân chủ hóa xã hội.

ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Không bi quan nhưng tôi là người hay lo lắng. Hoạt động QH nhiều năm, bằng nghề nghiệp sử học, tôi cảm nhận thấy QH phải thay đổi. Càng ngày càng thấy QH nào thì CP ấy. QH có chất lượng, không thỏa hiệp, biết tạo điều kiện thuận lợi cho CP phát triển lành mạnh, thì CP sẽ khác”.

Cứ mỗi kỳ họp, QH lại nghe CP báo cáo công việc sáu tháng. Cứ thế mãi, thành ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động của CP bị cắt vụn, không chỉ khóa này với khóa khác, mà ngay trong mỗi khóa cũng bị vụn. QH như thế thì CP sẽ vẫn tiếp tục loay hoay với những vấn đề có thể nóng bỏng nhưng ngắn hạn và hoạt động của CP sẽ mãi chỉ là giải quyết tình huống các vấn đề xã hội đặt ra.

Thay đổi nếp điều hành ấy thì trước hết QH phải thay đổi. Chẳng hạn, như ý kiến ĐB Trần Du Lịch, QH mà quyết định, kiểm soát được ngân sách thì CP chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều. Còn tiếp tục như hiện nay, thì mãi mãi vẫn là một QH thỏa hiệp. Tất nhiên, thay đổi không đơn giản, bởi QH hay CP cũng đều dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc đang phát biểu tại hội trường. Ảnh: TTXVN

Lý sự cái chóp

- Phóng viên: Ông có vẻ muốn đẩy tới trách nhiệm của QH, đòi hỏi tiền đề đổi mới phải từ QH. Nhưng ý kiến các ĐB thảo luận đề án đổi mới hoạt động của QH có vẻ cho thấy rất khó thay đổi...

+ Ông Dương Trung Quốc: Đương nhiên, chúng ta đâu được bàn đến cái chóp, cái thực chất của hệ thống chính trị. Nếu nói đến hết, thì Đảng chủ trương thế nào sẽ có một QH, một CP như thế. Ví dụ rất điển hình, QH khóa trước nữa thảo luận về dự luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), nhiều ý kiến cho rằng không thể để hành pháp đứng đầu ban chỉ đạo. Nhưng Đảng đã chủ trương rồi, mà QH chỉ là thể chế hóa nghị quyết của Đảng, nên Luật PCTN ra đời như vậy. Đến nay Đảng thấy chưa ổn, thì QH lại được yêu cầu đưa luật ra sửa.

- Nói thế thì việc các ĐBQH ít nhắc tới những sự kiện nóng bỏng vừa mới xảy ra giữa hai kỳ họp, như Tiên Lãng, Văn Giang, là có lý do của nó?

+ Thì rõ là QH đã không nhạy bén, không làm hết trách nhiệm của mình. Những vụ việc ấy là kết quả của quá trình tích lũy những bức xúc xã hội, trong xu hướng dân chủ hóa, dưới sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của truyền thông. Thế nhưng QH cứ như quên mất, ở khía cạnh pháp lý, 2013 là hết hạn giao đất nông nghiệp, quên mất rằng chính mình đã đề ra thời hạn đó.

Còn ở góc hẹp hơn, như tôi từng nói, khi vụ Tiên Lãng xảy ra, sao không thấy Thủ tướng vào cuộc dưới vai trò ĐBQH được bầu ở Hải Phòng, không thấy Đoàn ĐBQH Hải Phòng kịp thời giám sát, kiểm tra.

Còn tại sao chưa làm hết trách nhiệm, thì có lẽ vẫn do cơ chế xin - cho, tập tính nể nang, rồi lợi ích cục bộ. ĐB làm ở cơ quan hành pháp địa phương thì trước hết phải quan hệ tốt với trung ương mới mong bảo vệ được lợi ích của địa phương mình. Chằng chéo thế sao hết mình với nhiệm vụ QH được. Điều đó cho thấy chưa có mô hình thích hợp cho cả QH và CP trong đặc thù nền chính trị chúng ta.

- Nhưng ngay cả những chủ đề nóng bỏng, như xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa được nêu ra ở Trung ương 4 cũng thấy ít ĐBQH đề cập tới. Tại sao vậy?

+ Với con mắt người ngoài Đảng, tôi hiểu chủ đề này liên quan đến con người, đến bộ máy và với ít nhất hơn 90% ĐBQH là đảng viên. Nhưng quá trình đó đang diễn ra, mà sớm nhất tháng 7 này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới kiểm điểm, tự phê và phê bình. Quy trình làm từ trên xuống ấy có mặt hợp lý nhưng còn có mặt tạo tâm lý đợi chờ, quan sát xem có “đầu xuôi, đuôi lọt” không. Các ĐBQH ít đề cập tới, có lẽ cũng vì thế.

- Vậy thì năng lực lắng nghe đâu chỉ là việc của QH, của CP như trong bài phát biểu của ông?

+ À, thì suy cho cùng cũng là tới cái chóp kia chứ. Chấp nhận đặc thù chính trị thì cũng phải nói tới cùng lý sự ấy.

Nhân dân đang vượt trước

- Trở lại với nhận định QH nào CP ấy, vậy đã qua ba nhiệm kỳ QH, ông nhận xét thế nào về ba khóa QH - CP?

+ Bộ máy nhà nước ta biến động nhân sự khá nhiều qua mỗi nhiệm kỳ. Rõ nhất là QH: Tính chuyên nghiệp rất thấp, không chỉ ở tỉ lệ ĐB chuyên trách thấp, mà cả tỉ lệ ĐB được bầu lần đầu sau mỗi kỳ bầu cử. Thành ra, QH hoạt động thế nào tùy thuộc rất nhiều phong cách người đứng đầu: Từ Chủ tịch Nguyễn Văn An khác với ông Nguyễn Phú Trọng, giờ là ông Nguyễn Sinh Hùng đều có những nét khác nhau, từ chi tiết nhỏ nhất.

Chẳng hạn, tới nhiệm kỳ này, các ĐBQH được nghỉ hết các ngày thứ Bảy, không quần quật hay cách nhật như các kỳ trước. Ấy phải chăng xuất phát từ phong cách của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, gốc từ hành pháp.

- Cử tri thường cảm nhận QH qua những ĐB gai góc. Nhưng đến nay, dường như chưa thấy những hình ảnh, kiểu như ông Nguyễn Minh Thuyết ở khóa XII hay Nguyễn Quốc Thước ở khóa IX...

+ Đã có lúc được xếp vào nhóm ấy nhưng tôi thấy điều đó chưa phản ánh tất cả. Hình ảnh ấy là dễ nhận biết, là đòi hỏi của xã hội nhưng hoạt động của QH đâu chỉ là những nội dung được truyền hình trực tiếp, những bài viết mà báo chí truyền bá. ĐBQH còn nhiều hoạt động khác chưa được truyền thông tới công chúng.

Tôi nghĩ, trong xu thế dân chủ hóa không thể đảo ngược này, QH khóa sau sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn khóa trước. Rõ nhất là giờ tôi đăng ký phát biểu không kịp nữa. Rất nhiều ĐB mạnh dạn phát biểu đã xếp hàng trước.

Chỉ có điều, trong bối cảnh này, không chỉ dân trí, mà cả ý thức dân chủ của người dân đã mạnh lên rất nhiều. Tốc độ ấy của nhân dân đang đi nhanh hơn cơ chế hiện hành, tạo ra độ chênh. Độ chênh ấy thể hiện bằng những bức xúc của người dân với thời cuộc, mà nếu các nhà chính trị không điều chỉnh thể chế đáp ứng kịp thời thì bức xúc có thể vượt giới hạn, gây đổ vỡ không ai mong muốn.

- Xin cảm ơn ông.

Theo Nghĩa Nhân - Pháp Luật TP. HCM

http://dantri.com.vn/c728/s728-606516/quoc-hoi-khong-thoa-hiep-thi-chinh-phu-se-khac.htm
1

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Chuyện thật như… bịa: Kế sách “Liên hoành” của “Sứ thần” Lăng Tần Hoàng Hữu Phước

Lê Trung Thành, 23/11/11


BVN:Nhận được bài viết này, BBT BVN nhắn tin cho nhau ngẩn ngơ một lúc lâu. Sau cùng chúng tôi thống nhất trước khi đăng phải hỏi lại tác giả đầu đuôi cho chắc chắn. Đầu dây bên kia là một giọng khẳng định hàm chút giễu cợt: Thế ra các anh nghĩ tôi viết truyện cổ tích đấy à, toàn bộ tư liệu còn nằm trong tay tôi cả đây này. Đây là chuyện thật một trăm phần trăm và kể cũng hơi lạ lùng là chuyện rơi đúng vào cái kẻ vừa nổ một phát pháo “thăng thiên” ở Quốc hội phản đối Luật Biểu tình khiến các trang mạng đâm ra quá tải vì hàng vạn tin nhắn của bạn đọc xa gần chửi rủa không tiếc lời.

Và thế là, như cơn mơ chợt tỉnh, chúng tôi bỗng choàng dậy đối diện với sự thật, sự thật về một khuôn mặt khác của ông nghị Phước Việt Nam, một người bao năm nay vẫn mơ ước làm Tô Tần (ông ta tự đặt cho mình biệt danh là Lăng Tần), mơ ước tự mình thực hành kế “liên hoành” đời nay với những lá thư tự giới thiệu với ngài Tổng thống nay đã ở bên kia thế giới là ông ông Saddam Hussein để được ông ta nhận cho đóng một vai Đặc sứ của Iraq – trước khi Mỹ và Khối Nato đánh tan Iraq – để cho ông đi mây về gió giữa ba nước mà ai cũng có thể đoán là những nước nào rồi: Iraq, Bắc Triều Tiên và Iran, cốt tạo nên được một “liên minh” quân sự vững mạnh, đánh tan Israel và Nam Hàn để… giúp cho hòa bình thế giới ổn định.

Chao ôi là ông Phước ôi! Nếu kế hoạch của ông được Tổng thống Saddam Hussein chấp thuận, chỉ chấp thuận đã thôi chứ chưa nói thành công, thì chắc khi trở về Việt Nam mặt ông còn vênh hơn mặt Tô Tần nhiều, chẳng phải tên ông là “Lăng Tần” kia mà, và không biết vợ ông có phải quỳ lết ra đón ông như vợ Tô Tần ngày xưa hay không.

Ấy thế, không được chấp thuận, kế hoạch “liên hoành” vẫn chỉ là đống giấy lộn, và Saddam Hussein thì xuống mồ, vậy mà ông đã vênh ở Quốc hội rồi đấy. Có lẽ ông nghĩ, cơ may để cho Việt Nam có một danh nhân tầm cỡ thế giới vẫn đang còn trước mắt, Quốc hội Việt Nam chưa phải là nơi để ông thi thố tài năng hơn đời đâu, đó chỉ là cái ao làng không hơn không kém, riêng ông sẽ còn đi xa.

Chuyện hoang tưởng của ông Hoàng Hữu Phước đã lạ, nhưng lạ hơn là tại sao một người như ông không được đưa đi chữa bệnh, mà lại được bầu vào Quốc hội – “cơ quan quyền lực cao nhất nước”? Cái quy trình hiệp thương nhiều vòng do Mặt trận Tổ Quốc chủ trì, tưởng chặt chẽ, mà hoá ra không; hay chỉ chặt chẽ với người này, mà lại rộng mở đối với người kia. Thông tin về người ứng cử được đưa đến người dân như thế nào? Hay người dân chẳng cần quan tâm đến chuyện ai vào Quốc hội, cứ bầu cho xong, khỏi bị tổ dân phố nhắc nhở? Và nếu thế, thì cái gọi là nền dân chủ “cao gấp vạn lần dân chủ tư sản”, như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mới đây vẫn hùng hồn tái khẳng định, thực chất ra sao?

Bởi vậy chúng tôi xin đăng bài này của bạn Lê Trung Thành để biểu tỏ lòng mong đợi cái triển vọng trăm năm mới có một cơ may để cho đất nước được mở mày mở mặt. Thật là nỗi mừng biết lấy chi cân, xem chừng còn hơn cả kỳ quan Hạ Long được xếp hạng vừa rồi.

Bauxite Việt Nam

*

Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước là Tổng giám đốc một doanh nghiệp có cái tên rất dài là “Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Tư vấn – Đầu tư Doanh thương Mỹ Á”, Trụ sở đóng tại 399B – Đường Trường Chinh – Phường 14, Quận Tân Bình. Ông có một slogan rất ấn tượng là “Đưa Việt Nam hội nhập vào Thế giới và đưa Thế giới đến với Việt Nam”. Có lẽ vì thế mà ông mong muốn doanh nghiệp của ông giữ vai trò quan trọng ở khu vực Đông Dương (?) và khối ASEAN trong việc trở thành nhà dịch vụ cao cấp độc đáo cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân quan tâm đến chất lượng thượng hạng, với quyết tâm tất cả vì lợi ích và sự hài lòng của cộng đồng. Khẩu hiệu (lại khẩu hiệu?) của chúng tôi (Doanh nghiệp Mỹ Á) là: “Việt Nam hôm nay, ASEAN ngày mai và Châu Á tiếp nối ngày mai”.

Sau khi tốt nghịêp khoa tiếng Anh Trường đại học Tổng hợp TPHCM năm 1981 với mức điểm trung bình kém (vì thi trượt môn văn học Anh) ông vẫn trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh từ năm 1982. Tuy nhiên, ông vẫn tự đánh giá mình là “chuyên gia” về các bộ môn như từ vựng học, văn chương Anh, văn minh Anh, luận văn Anh, văn phạm, biên phiên dịch, Anh văn thương mại, hợp đồng thương mại… Ông cũng có hai mươi năm đảm nhận chức vụ lãnh đạo tại các công ty nhà nước và công ty nước ngoài trong nhiều lĩnh vực đa dạng, chẳng hạn như xuất nhập khẩu, dịch vụ cao cấp doanh nghiệp, phát triển đào tạo… Ông tự hào từ năm 1989 đến năm 1996, ông điều hành việc phát triển kinh doanh của Công ty CIMMCO của Tập đoàn kỹ nghệ Birla – Ấn Độ nhập khẩu hàng vào Việt Nam, ông đã “tổ chức thành công chuyến xuất khẩu lô gạo đầu tiên kể từ ngày giải phóng miền Nam” và tổ chức tập huấn lần đầu tiên cho lãnh đạo và chuyên viên Vinacontrol phương pháp giám định gạo.

Ông là người của công chúng từ lâu, được nhiều người biết đến qua “các bài viết về tư vấn và phê bình độc đáo” trên các tờ báo lớn của cả nước????

Ông thích viết, viết khá nhiều bài và về những lĩnh vực khác nhau. Đại từ nhân xưng “tôi” – tức là ông Phước – luôn gắn liền với tên của các nhân vật “nổi cộm”. Ví dụ, “Tôi và Lê Công Định”, “Tôi và Cù Huy Hà Vũ”… Lẽ dĩ nhiên, một người yêu Việt Nam, yêu quê hương như ông, những cái tên ấy đều bị một “Thạc sĩ kinh doanh quốc tế” Hoàng Hữu Phước ghét cay ghét đắng vì dám chống lại chính quyền.

Không chỉ vì yêu Việt Nam đến phát cuồng, ông còn yêu các “danh nhân” ở các quốc gia xa tít mù khơi như… Iraq! Ông cảm thấy thương xót chế độ của Saddam Hussein khi bị Mỹ, Anh và mấy chục quốc gia khác đem máy bay, tàu chiến, binh lính đến đánh trong chiến dịch “bão táp sa mạc” năm 1990 – 1991, sau đó, vào năm 1998, lại mở chiến dịch “Cáo sa mạc” không kích các trung tâm đầu não của chính phủ Iraq.

Là người “uyên bác”, muốn trổ tài kinh bang tế thế, ông thầy giáo dạy tiếng Anh ra tay nghĩa hiệp cứu vị Tổng thống mà ông hằng ngưỡng mộ đồng thời góp sức tiêu diệt lũ đế quốc sài lang nhằm mang lại hòa bình cho Thế giới. Mặc dù đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam còn nghèo, thông tin liên lạc khó khăn, đắt đỏ và chậm chạp nhưng vì tinh thần quốc tế cao cả, ông Phước liên tục gửi điện tín cho Saddam Hussein ở thủ đô Baghdad và đồng gửi cho Đại sứ Iraq tại thủ đô Hà Nội. Mỗi bức điện đánh đi hồi ấy dài dằng dặc nên tốn mỗi bức vài chỉ vàng (theo thời giá bây giờ, mỗi bức mươi, mười lăm triệu đồng!). Bà vợ của ông luôn than thở mỗi khi ông lấy tiền thanh toán “điện phí” vì ông viết dài và “theo phong thái formal không viết tắt”.

Nhằm mục địch “tư vấn danh nhân” giúp vị Tổng thống đang bị vây đánh, đang bị cô lập, ông đeo đuổi công tác tư vấn cho Saddam ròng rã hơn mười năm trời. Thật đáng nể và chúng ta hãy xem ông tiếp tục giúp Iraq như thế nào?

Ông suy nghĩ nhiều đêm viết ra giải pháp “Kế sách liên hoành” tuyệt diệu! Kế sách này dựa vào lời tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush ngày 29 – 01 – 2002 liệt Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên là trục “liên minh ma quỷ” (axis of evil). Theo ông Phước “đây là cơ hội bằng vàng để thực hiện một khối trục mới Neo-axis của sức mạnh liên kết phòng thủ tự vệ, bảo vệ sự bình an cho nhân dân các nước Neo-axis, duy trì thăng bằng cán cân quân sự cần thiết cho thế giới”.

Ông sợ người ta hiểu lầm sự trong sáng của “khối trục mới” nên phải thanh minh ngay: “Neo-axis khác với khối trục Đức-Ý-Nhật gây chiến tàn khốc cho nhân loại”.

Việc triển khai kế sách ra sao?

Điều đầu tiên, cực kỳ quan trọng và cấp bách là Tổng thống Saddam Hussein phải khẩn trương bổ nhiệm ông làm Đặc sứ toàn quyền của Iraq (Extraordinary and Plenipotentiary) để ông có đủ uy thế và quyền hạn như một sứ thần bay sang Iran gặp Tổng thống Mohamad Khatami – một cựu thù của Iraq. Ông sẽ nói với Tổng thống Iran là Iraq chỉ là “kẻ thù giai đoạn” nên hai nước phải bắt tay nhau chống lại “kẻ thù không đội trời chung”. Sau đó, ông bay sang Bắc Triều Tiên gặp chủ tịch Kim Jong Il. Với tài năng và sự uyên bác, lịch lãm có sẵn, với trình độ tiếng Anh điêu luyện, vị sứ thần Hoàng Hữu Phước “sẽ trổ tài hùng biện để đảm bảo đạt được sự đồng thuận của các vị này!”.

Ba nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên sẽ lập thành Neo-axis để giúp nhau tồn tại dài lâu, duy trì an ninh các khu vực khác nhờ thế chân vạc được tạo lập.

“Đặc sứ toàn quyền” Hoàng Hữu Phước còn vạch ra một kế hoạch quân sự không tiền khoáng hậu đề phòng Mỹ trực tiếp hoặc gián tiếp xâm lược Iraq hay Iran. Đó là, Iraq (hoặc Iran) phải lập tức tấn công Israel ở Trung Đông, còn Bắc Triều Tiên mở cuộc tấn công đại quy mô, tràn qua vĩ tuyến 38 đánh Hàn Quốc! “Đó là cơ hội Triều Tiên tấn công tổng lực tràn ngập giải phóng Nam Hàn, thống nhất đất nước!”.

Nhà chiến lược vĩ đại Hoàng Hữu Phước còn dự phòng phương án tác chiến thứ 2 là, nếu Mỹ trừng phạt Bắc Triều Tiên thì Iraq và Iran tấn công tổng lực triệt hạ Israel với sự ủng hộ của Palestine và các quốc gia Trung Đông khác là cựu thù của Israel.

Khi ấy, đồng thời với các cuộc chiến trên khắp mặt trận, vị Đặc sứ Hoàng Hữu Phước sẽ tiếp cận với Washington để du thuyết nhằm “giúp Mỹ nhận thức sự tai hại đối với toàn cầu nếu Mỹ trở nên suy yếu do dấn sâu vào những cuộc xung đột vũ trang, bỏ quên mối nguy cơ tiềm tàng từ Bắc Kinh!”.

Thật là một kế hoạch hoành tráng, hoàn hảo và đầy tính “nhân văn” từ “Lăng Tần Hoàng Hữu Phước” vạch cho Saddam Hussein. Điện đi hàng chục bản, ông sứ thần tương lai ngồi ở Sài Gòn chờ mòn mỏi chẳng thấy một dòng hồi âm từ Baghdad nên ông Phước càng lo cho vị Tổng thống Iraq đang tìm cách chống đỡ sức ép của một cuộc chiến thật sự đang đến gần. Chiến lược ông viết ra hay như thế chẳng ai chịu nghe nên ông vội vàng tới Bưu điện Sài Gòn, đánh điện khẩn sang Iraq. Ông viết rằng Thủ tướng Anh (Blair) và Tổng thống Mỹ là những kẻ mưu mô, xảo quyệt sẽ đánh Iraq nay mai nên ông khuyên Saddam phải giữ lại mấy trăm công dân người Mỹ, người Anh… đưa họ vào dinh Tổng thống để làm con tin, làm “lá chắn sống” ngăn không lực Hoa Kỳ oanh kích tàn phá Baghdad! Vậy mà một lần nữa, Saddam “không nghe” lời Lăng Tần Việt Nam Hoàng Hữu Phước! Ông ta vẫn cho phép người nước ngoài rời khỏi thủ đô.

Quá buồn chán, “Đặc sứ toàn quyền” lại đánh đi bức điện cuối cùng với lời mong cầu Trời phù hộ cho Saddam. Điện gửi đi rồi, chiến lược gia Hoàng Hữu Phước thấp thỏm lo âu, có lẽ bức điện không bao giờ đến tay ngài Tổng thống vì vài hôm sau, chiến dịch “Tự do Iraq” mở màn ngày 20 – 03 – 2003 và 20 ngày sau, 09 – 04 – 2003 Baghdad thất thủ!

Trong nuối tiếc, tan mộng làm sứ thần đầy trọng trách vì nhân loại, ông “Thạc sỹ kinh doanh quốc tế” ấm ức, nếu Saddam nghe ông, chịu tấn phong cho ông thì thế giới đã đổi khác và ông Saddam không bị treo cổ ngày 30 – 12 – 2006. Không những thế, Mỹ vẫn mạnh, Trung Quốc vẫn chỉ là “cường quốc trung bình”. Cũng vì không nghe lời khuyên, không chấp nhận kế sách của Lăng Tần Việt Nam, ba nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên không “liên hoành” với nhau nên từng chiếc đũa đã bị Mỹ bẻ – “chiếc gãy (Iraq) chiếc cong (Iran và Triều Tiên) dù chiếc nào cũng khiến Hoa Kỳ trầy sướt và nhiễm độc sốt nặng triền miên vô phương cứu chữa”.

Ông Hoàng Hữu Phước đau đớn nhìn “kế sách liên hoành”, nhìn “thế chân vạc” của mình đã lao tâm khổ tứ viết ra giờ thành kỷ niệm khó phai. Ông than thở “vì Việt Nam, vì Hoa Kỳ, vì thế giới, tôi đã dồn tiền bạc và công sức tư vấn nhằm cứu Saddam Hussein. Tiếc là thế chân vạc phải gãy vì sự cực kỳ tự tin của Saddam”.

Rồi ông buông câu kết buồn thảm: “Âu cũng là thiên định”. Vĩnh biệt Tổng thống Saddam Hussein Abd al-Majid al-Tikriti.”

***

Câu chuyện tôi vừa kể cho các bạn nghe là sự thật một trăm phần trăm, không bịa một chi tiết nào! Những dòng chữ trong dấu ngoặc là trích nguyên văn lời ông Phước viết.

Vậy các bạn nghĩ thế nào về những lời phát biểu của ông nghị Hoàng Hữu Phước trên diễn đàn Quốc hội khi thảo luận về Luật biểu tình và Luật lập hội?

L.T.T.

Theo: Boxitvn

2

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Dại biểu Quốc hội

(Vibay-20/11/2011) Tổng hợp các bài viết về một số Dại biểu Quốc hội. À không, xin lỗi, phải nói là Đại biểu Quốc hội.

Xót đau cho nghị sĩ nước mình! (Bauxite Việt Nam)

Đọc thông tin về đại biểu QH Hoàng Hữu Phước mà đau và chán đến tận cổ. Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân – thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?

Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân (plebs) đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ, chấp nhận cho bình dân có 5 đại biểu (trong tổng số 10) tham gia vào Hội đồng soạn thảo Bộ luật 12 bảng đồng suốt 2 năm và chính thức ban hành năm 449 B.C. Gần đây, nếu tìm dẫn chứng thì có vô số, chỉ xin dẫn ra một cuốn sách giáo khoa viết về biểu tình năm 1848. Sách giáo khoa Lịch sử thế giới cận đại, H. 1998, trang 133 viết: “Chính phủ (Pháp) ra lệnh cấm “bữa tiệc” của những người đòi cải cách tuyển cử định tổ chức vào ngày 22.2 (1848 – HVT). Quần chúng trả lời lệnh đó bằng thái độ kiên quyết đấu tranh, tiến hành một cuộc BIỂU TÌNH (chúng tôi nhấn mạnh – HVT) lớn tại Paris… Nhiều cuộc xung đột nổ ra giữa cảnh sát, binh lính với những người BIỂU TÌNH”.

Chuyện thứ hai chứng tỏ ông nghị Phước đã ngộ nhận về kiến thức sơ đẳng là ở chỗ ông cho rằng cuộc biểu tình đầu tiên ở Mỹ là những năm 60 của thế kỷ trước khi nhân dân Mỹ “chống lại chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975”(sic – !) Đọc đến đây tôi buộc phải tự hỏi rằng phải chăng vì là “nghị” nên ông muốn nói gì cứ nói, kệ xác lũ dân đen? Nghị Phước quên mất cha ông ta dạy là biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột? Xin thưa với ông nghị Phước: 1, TT J.F. Kennedy nhậm chức ngày 20.1.1961 – có nghĩa là nếu có biểu tình năm 1960 thì chẳng có liên quan gì đến J.F.K.; 2, chính J.F.K là người không muốn đẩy mạnh chiến tranh Việt Nam nên mới bị chết tức tưởi. Một trong những minh chứng rõ nhất SGK Lịch sử lớp 12 ghi rõ trước khi J.F.K chết, số lượng cố vấn Mỹ ở miền Nam chỉ có 1.100 nhưng sau khi ông ta chết (22.11.1963) con số đó đã tăng gấp 10 lần (!); 3, Nghị Phước đã xúc phạm toàn thể nhân dân Việt Nam bằng sự phỉ báng không thể tha thứ khi ông nói những lời xưng xưng vô bằng cứ rằng những người biểu tình chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc bị người dân kẹt xe nguyền rủa (?); rằng không cần biết đến Hiến pháp hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải soạn Luật Biểu tình và, ông cũng đã phạm tội vu khống vì chẳng có cuộc biểu tình yêu nước nào gây kẹt xe, để đến nỗi bị người dân nguyền rủa cả !? Xin hỏi thẳng, ông “nhận hợp đồng” với ai mà nói vậy? Là đại biểu QH nếu còn có một phần nghìn liêm sỉ thì nên khai cho rõ ra thưa ông, bởi nói cho ngay, có kẹt chính là do lực lượng an ninh gây ra đó. Ông nên nhớ trong những ngày sôi bỏng ấy thử hỏi ai mà không theo dói hình ảnh những cuộc biểu tình. Người biểu tình đã diễu hành rất trật tự, có một cuộc biểu tình nào cản trở một đám cưới nào hay không?

Và, căn cứ vào đâu để nghị Phước khẳng định rằng “đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Nhà nước ta là của dân, vì dân sao lại sợ dân biểu tình yêu nước? Lạm dụng hay bị lợi dụng là chỉ có sai bét bè be, không phải nhà nước của dân mới sợ chứ đã là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì làm sao phải sợ?

Một người không nắm được kiến thức cơ bản về chính trị thì không thể đủ tư cách để bàn về chuyện lớn nhất – quan trọng nhất là lập pháp. Thiết nghĩ rằng sau chuyện ông Nghị Hồng với Luật nhà văn “chẳng biết đưa ra để làm chi”; ông nghị Phước vi hiến ngang nhiên như thế, Quốc hội cần phải có chế tài nghiêm khắc với nghị sĩ nước ta kẻo đa số dân chúng bây giờ đều có tri thức hơn ông sẽ coi thường Quốc hội chúng ta, lại còn xấu mặt với thế giới. Hơn nữa, nếu cứ ưa chi nói nấy thì người dân bình thường ít hiểu biết ở vùng sâu vùng xa sẽ trở nên hoang mang và đau xót lắm. Càng đau đớn hơn khi chợt nhận ra rằng nếu nghị sĩ mà cứ như hai ông này thì dân tộc ta không lầm than, không tụt hậu mới thật là chuyện lạ!

Huế, 18.11.2011.

Các đồng chí: Bắt ngay tên Hữu Phước! (Dân Làm Báo)

Qua phát biểu đến “vỡ cả bụng” ra của ông nghị “gật” – mà là gật như con bổ củi luôn thì tôi thấy: Đảng và nhà nước “đỉnh cao trí tuệ” này nên bắt ngay ông ta và cần thiết thủ tiêu trong im lặng. Vì sao? Vì ông ta đang bêu xấu đảng “quang vinh” và bác Hồ “vĩ đại”. Xin chỉ ra mấy cái tội của ông Hữu Phước (mà lại vô phước) này cho các anh “còn đảng còn mình” xem xét kết tội ông ta nhé:

1.Tội bôi nhọ đảng “đỉnh cao trí tuệ”:

Ông Phước nói: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh” và “người dân Việt Nam chưa đủ trình độ dân trí để thực hiện quyền này.” thì ông Phước vô tình hay cố ý không rõ đã nói xấu đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ chủ nghĩa xã hội “ưu việt” rồi. Ngày xưa chính phủ ông Trần Trọng Kim cho phép đảng cộng sản và nhân dân ta biểu tình và dẫn tới cuộc cách mạng “cướp” hợp pháp năm 1945 đó.

Vậy ra ông Phước đã thừa nhận: ngày xưa cách đây gần 70 năm thì Việt Nam là “siêu cường” kinh tế? Không phải vậy đâu! Ông Phước dù có ấu trĩ đến mấy cũng hiểu ngày xưa đó thì làm sao bằng bây giờ. Hóa ra ông Phước đang ám chỉ vế thứ hai là Việt Nam ta – “Thiên đường của những đỉnh cao” lại có dân trí đi xuống rồi? Sau gần 70 năm cai trị của đỉnh cao mà dân trí đi xuống không bằng thời kỳ “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thì lỗi của ai? đó chẳng phải là đảng cộng sản Việt Nam ư? Ông Phước này ghê gớm lắm đó chứ không phải tầm thường đâu khi ông ta dùng biện pháp “nói kháy” như dân gian hay nói để đá đểu đảng của chúng ta đó. Đề nghị mấy anh còn đảng còn mình quy kết tội ngay!

2. Tội bôi nhọ bác Hồ “vĩ đại”:

Ông Phước nói: “biểu tình là sự ô danh”. Vậy thì hóa ra người đúng đầu cái tổ chức và là bậc thày của kích động biểu tình kia là chủ tịch Hồ Chí Minh là kẻ tạo ra sự “ô danh” ư? Ông Phước này quá thâm hiểm khi vô tình hay cố ý tố cáo lời động viên của bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào” lôi kéo nhân dân miền Nam ngây thơ lúc đó biểu tình chống lại một thể chế dân chủ đúng nghĩa là sự khích động sự “ô danh”... Tội này xúc phạm lãnh tụ rất khó tha thứ. Mấy anh đang đập nhà thờ Thái Hà đâu bắt ngay, bắt ngay...!

Bài phát biểu của ngài Phước này còn nhiều điều nói lắm nhưng ai cũng hiểu cả trừ những người "cố tình không hiểu" như ông Phước mà thôi, tôi không cần dài dòng nữa. Tôi chỉ xin chỉ ra hai tội tày đình của ông Phước cho công an bắt ông thôi! Chạy đâu cho thoát! Lần này có khi còn 4 BCS chứ không phải 2 như trường hợp của anh Vũ đâu.

Túm lại: phải bắt thôi!!!

Tiến sĩ Đỗ Văn Đương. (Nguoi-Viet)

Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.


Đại biểu Đổ Văn Đương.

Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.”

Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít!

Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn. Họ chỉ cần tính giá mớ rau muống ngày hôm nay so với tuần trước là đủ biết thằng lạm phát nó cắn vào túi tiền của họ như thế nào.

Sáng 14 tháng 9 tại Hà Nội, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) họp, báo cáo họ dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 18.7%. Mức lạm phát như vậy là có giảm xuống so với năm ngoái, nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Á Châu. Ngân hàng ADB cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Năm tháng trước đây họ tính kinh tế Việt Nam sẽ lên thêm 6.1% đến 6.7%, nay nghĩ lại thấy chắc chỉ tăng được 5.8% mà thôi.

Bình thường, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống thấp hơn thì sẽ giảm áp lực lạm phát, ít khi thấy kinh tế vừa đình trệ lại vừa lạm phát. Nhưng kinh tế Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Muốn bớt lạm phát, tất cả mọi người phải giảm chi tiêu. Số tiền lưu hành trong nước phải giảm xuống. Trong khi nhà nước bớt nhiều việc chi tiêu phí phạm để kinh tế không phồng lên một cách giả tạo nữa, thì những người dân bình thường thì vẫn phải ăn, phải uống, phải dùng xăng chạy xe ngoài đường, và buổi tối vẫn phải bật đèn điện. Giá điện, giá xăng đều được chính ông Dũng cho tăng lên; riêng giá thực phẩm thì tự động tăng không giảm, vật giá vẫn kéo nhau lên, mà không đổ tội cho một thế lực thù nghịch nào cả. Giá sinh hoạt chung vẫn tăng, riêng trong đám dân nghèo mà phần lớn tiền kiếm được đều chi vào việc ăn uống, tỷ lệ lạm phát thật còn cao hơn 20%. Nhưng phần chi tiêu của đảng và nhà nước, nếu nó cứ tăng thì người dân không chịu trách nhiệm!

Ðầu tháng 3 năm 2011, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết số 11 ra lệnh guồng máy tài chánh đẩy tỷ số lạm phát xuống cho chỉ còn một con số, dưới 10%, khoảng 7%, 8% thôi. Ông Dũng dùng tất cả các khí cụ ông nắm trong tay để đẩy: Ngân Hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nuớc, vân vân. Tất cả cùng nhau đẩy. Nhưng, như chúng ta thấy, sau 6 tháng tác dụng của cái nghị quyết 11 cũng giống như người ta cố đẩy một sợi dây thừng vậy. Nó nhích đi được một chút, rồi thun lại, ỳ ra, không nhúc nhích, không còn công hiệu nào nữa.

Tình trạng bi đát đến nỗi một nhà phân tích kinh tế trong nước vừa mới nhận định: “Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm,” (stagflation, tức là sản xuất đình trệ trong khi lạm phát vẫn cao, hai hiện tượng thường không xẩy ra cùng một lúc). Nhà kinh tế này còn tiên đoán: “Chính Phủ Việt Nam đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.” Ðể dẫn chứng cho mối lo tịch thu vàng, bài nhận định trên nêu ra bản tin (Vnexpress, 23/8/2011) nói Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng: “Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giữ vàng giùm cho dân.” Một câu nói đó có thể khiến cho vàng cũng mọc cánh bay thật nhanh ra ngoại quốc, tất nhiên chỉ những người có tài chắp cánh cho vàng mới chạy của thoát!

Nghị quyết 11 đã được khen là “một bước ngoặt lớn về chính sách” vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ chính sách cũ là cứ tung tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc chi tiêu thoải mái. Bây giờ, các ngân hàng kềm chế lại, số tiền cho vay không được tăng tới 20% so với năm ngoái; ngân sách nhà nước phải tăng thu khoảng 7%-8% vân vân. Và bản nghị quyết cũng không quên căn dặn: “Ðẩy mạnh thông tin-tuyên truyền;” cho guồng máy kinh tế nó lắng nghe rồi chạy theo tiếng hô các khẩu hiệu.

Nhưng guồng máy kinh tế nó điếc. Phương pháp điều hành kinh tế bằng khẩu hiệu thời ông Mao Trạch Ðông không còn hiệu quả nào trên kinh tế cả.

Muốn bớt lạm phát thì phải giảm bớt chi tiêu, hàng hóa sẽ bớt tăng giá hung hãn. Có hai khâu chính trong việc sử dụng tiền ở nước ta, là nhà nước và dân. Ông nhà nước ra lệnh cho các ông nhà nước khác bớt chi tiêu, nhưng chưa chắc họ đã làm được. Còn những anh chị dân đen thì phần lớn những món chi tiêu của họ là “tối thiểu,” không chi không sống được. Nhu cầu của một gia đình dân, những ăn uống, quần áo, xăng dầu, không tăng hay giảm theo nghị quyết của nhà nước. Còn về phần các bộ phận của nhà nước, thì có khi họ muốn mà cũng không giảm chi tiêu được.

Thí dụ, ngân sách chính phủ vẫn thâm thủng 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tức là tiền chi ra nhiều hơn tiền thu vào, nhưng không bỏ được. Nhà nước lại chi ra 15 ngàn tỷ đồng để cứu mấy ngân hàng nhỏ bị đe dọa phá sản, không chi cũng không được. Lại còn cứu các thị trường chứng khoán nữa. Lo cho các đại gia mua chứng khoán bị đang lỗ, nhà nước đã bỏ ra 70 ngàn tỷ đồng để nâng giá các cổ phần. Ngoài ra, còn những món tiền mà Ngân Hàng Nhà Nước đem chi hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường, ngoài tất cả dự liệu của Nghị Quyết 11, phải nói là phản lại bản nghị quyết này!

Theo lệ cũ, các ngân hàng thương mại chỉ được đem 80% tiền ký thác của thân chủ mà cho vay. Nhưng theo thông tư số 22 của Ngân Hàng Nhà Nước mới đổi, từ ngày 1 tháng 9, 2011, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ được đem tất cả tiền người ta gửi ra cho vay. Như vậy thì không khác gì cho số tiền lưu thông tăng vọt lên nhiều lần, không còn thấy cái giới hạn 20% của ông Nguyễn Tấn Dũng đâu nữa! Theo công ty Bảo Việt thì với thông tư 22 này, từ đây tới cuối năm, số tiền được phép tung ra cho vay sẽ lên tới 460 ngàn tỷ đồng! Cái thông tư 22 coi như đã hủy bỏ mọi tác dụng của nghị quyết 11! Cho nên, ngân hàng Standard Chartered tiên đoán trong bốn tháng cuối năm nay lượng tiền tệ lưu hoạt (M2) ở Việt Nam sẽ tăng tới 196 ngàn tỷ, so với năm ngoái chỉ có 172 ngàn tỷ. Càng có nhiều tiền trong kinh tế thì lạm phát càng cao. Người dân biết vậy, cho nên ai có tiền cũng lo đi mua vàng, mua đô la!

Rồi lại thêm chính sách lãi suất nữa. Ông thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ra chỉ thị số 2, bắt các ngân hàng thương mại không được trả lãi suất trên 14% cho các người gửi tiền. Giữa tháng 9, các ngân hàng báo cáo người ta ào ào rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một tuần, có ngân hàng bị rút 1,000 tỷ đồng. Chưa tới cảnh “tiền bỏ chạy” (bank run) nhưng cũng mấp mé. Nhưng họ rút hàng tỷ đồng rồi đem đi đâu? Không ai báo cáo, nhưng ai cũng hiểu: Người ta đi mua vàng và đô la. Các đại gia bán vàng và đô la rồi họ đem tiền cất đi đâu, sao không thấy chúng trở lại với các ngân hàng? Cái này thì chỉ các đại gia mới biết!

Nhưng khi Ngân Hàng Trung Ương bắt các ngân hàng thương mại “giảm lãi suất” xuống dưới 14% thì đó là một bước hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu chống lạm phát của nghị quyết 11. Vì xưa nay, khi muốn chống lạm phát thì ở đâu người ta cũng tăng lãi suất cho người ta bớt vay được tiền mà chi tiêu, không ai giảm lãi suất bao giờ! Chắc chỉ có đại biểu Quốc Hội Ðỗ Văn Ðương mới có thể nghĩ ra cách chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất, sau khi đi Thượng Hải nếm rau muống Tàu!

Cái chỉ thị đặt mức lãi suất tối đa (trần lãi suất) đã vô hiệu, vì nhiều ngân hàng vẫn lén trả lãi suất cao hơn 14% để có tiền kiếm ra tiền khác, nhất là các ngân hàng ở xa thì không sợ ai cả. Các quan đầu tình cũng không sợ lệnh từ trung ương. Họ phải phê duyệt càng nhiều dự án trong địa phương mình càng tốt. Càng nhiều dự án thì càng thêm cơ hội chấm mút, trước khi phải đổi đi nơi khác. Quan đầu tỉnh bảo ngân hàng trong tỉnh cho vay thì ai dám cãi chỉ tiêu lạm phát là mấy phần trăm cũng chẳng ai cần biết tới!

Nhìn thấy những nghị quyết và thông tư với khẩu hiệu và hành động trái ngược nhau, cuối cùng không biết ai đang cầm tay lái cho con tầu kinh tế Việt Nam. Có thể gọi là một nền kinh tế không người lái. Trong khi đó thì những nguồn ngoại tệ đang giảm, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho tới số tiền người Việt ở ngoài gửi về đều bớt đi. Cán cân thương mại trong tám tháng đầu năm 2011 đã bị thủng 10 tỷ đô la, so với khoảng 8 tỷ trong cùng thời gian năm ngoái.

Ông Tomoyuki Kimura của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, mới nói trong phiên họp ở Hà Nội, rằng muốn “giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao thì phải có những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng nếu không thay đổi chính trị thì ai thay đổi cơ cấu kinh tế bây giờ? Những đại biểu Quốc Hội như Tiến Sĩ Ðỗ Văn Ðương có sẵn sàng đứng ra lèo lái con tầu kinh tế nước nhà hay không?
0