Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Lãnh đạo Samsung Securities: Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất màn hình và điện thoại thông minh

Với Samsung Electronics, Triều Tiên là ứng cử viên hoàn hảo để đặt dây chuyền nhà máy bởi chi phí nhân công rẻ, không có rào cản ngôn ngữ và có cùng múi giờ.


Phó chủ tịch Samsung trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng vào tháng trước.

Người thừa kế tập đoàn Samsung đã gây chú ý trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên vào tháng trước.

Trong hành trình cùng phái đoàn gồm 200 thành viên từ Hàn Quốc sang Triều Tiên cùng Tổng thống Moon Jae-in, Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong nhìn thấy một tấm biển quảng cáo gần nhà ga Bình Nhưỡng có dòng chứ "Khoa học là trên hết, Nhân tài là trên hết".

Những từ này gần như giống hoàn toàn với triết lý quản lý của Samsung: "Công nghệ là trên hết, Tài năng là trên hết".

"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một thứ như vậy ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới", ông Lee tỏ ra đầy bất ngờ khi nói chuyện với Phó thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong Nam trong cuộc họp vào ngày 18/9. "Vốn có tồn tại mối băn khoăn trong tâm trí nhưng hiện tại tôi cảm thấy chúng ta như là cùng một quốc gia vậy".

Những nhà lãnh đạo các tập đoàn khác cùng tham dự chuyến thăm này đã quay về với cùng những tín hiệu tích cực về tiềm năng khởi động kinh doanh tại Triều Tiên. Tuy nhiên, họ cũng được cảnh báo về những rủi ro và khó khăn.

Cấm vận từ UN và một số quốc gia gồm Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên vẫn đang được tiến hành. Điều đó có nghĩa là các tập đoàn như Samsung, Lotte, SK, LG và Hyundai đều không thể hoạt động tại đây. Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp này có thể kéo dài được bao lâu và ông Kim Jong Un có nghiêm túc với những khoản đầu tư từ nước ngoài hay không.

Tuy nhiên, ít nhất phía Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Kim đang vẽ ra những kế hoạch. Và họ nói rằng muốn những chaebol nổi tiếng của Hàn Quốc tham gia vào kế hoạch đó.

Trong thời gian ông Lee ở Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo 2 nước đã đồng ý phát triển nền kinh tế Triều Tiên, viết bản hòa ước xây dựng đường tàu và những con đường dọc bờ biển 2 quốc gia. Các nhà chức trách 2 bên cũng đồng ý vào hôm thứ 2 tại buổi họp ở ngôi làng đình chiến Panmunjom về việc chuẩn bị khởi công những dự án cơ sở hạ tầng vào cuối năm nay.

Kế hoạch là vậy nhưng có một câu hỏi lớn là: Tiền.

Hana Financial Investment – một công ty môi giới Hàn Quốc nói rằng kế hoạch đó có thể trị giá 38,1 nghìn tỷ won (tương đương 33,3 tỷ USD) để xây dựng hệ thống xe lửa tới Triều Tiên. Trong khi đó phía Societe Generale thì ước đoán mức giá cho những con đường trong kế hoạch kể trên vào khoảng 22,9 nghìn tỷ won, 19,1 nghìn tỷ won cho hệ thống đường sắt và 10,6 nghìn tỷ won cho viễn thông.

Chính phủ của ông Moon hiện đang gây áp lực lên các công ty Hàn Quốc để đầu tư trong nhiều dự án của 2 nước, từ xây dựng, năng lượng đến viễn thông và du lịch.

Trong suốt bài nói chuyện vào tháng trước, ông Moon và Kim đã đồng ý khôi phục hoạt động của tổ hợp công nghiệp Kaesong – nằm ở biên giới phía bắc mà có hơn 100 công ty Hàn Quốc từng sử dụng để hoạt động và sử dụng tổng cộng hơn 50.000 lao động Triều Tiên. Khu công nghiệp này đã bị đóng cửa vào năm 2016 khi phía Triều Tiên có những biểu hiện kích động chiến tranh.

Việc khách du lịch Hàn Quốc đến khu nghỉ dưỡng núi Kumgang tại Triều Tiên cũng đã được khôi phục.

Dù có nhiều tín hiệu đáng mừng là vậy, nhưng trừ Phó chủ tịch Lee có bày tỏ những tín hiệu cởi mở thấy rõ thì những công ty lớn nhất tại Hàn Quốc vẫn chưa đưa ra kế hoạch đầu tư nào cả. Nguồn tin thân cận với Samsung nói rằng công ty cũng vẫn rất thận trọng về việc tới Triều Tiên.

"Samsung là trường hợp khác khi họ phải đối mặt với sự cạnh tanh từ các đối thủ Trung Quốc với sản phẩm tương tự ở mức giá rẻ hơn. Với Samsung, thời điểm này nên để lo cho những kế hoạch khác hơn là đầu tư vào Triều Tiên".

Các chuyên gia phân tích thì nói rằng khu công nghiệp Kaesong rất hấp dẫn với các công ty Hàn Quốc bởi chi phí thuê rẻ, lao động rẻ và lại sẵn nguồn lao động cùng nói tiếng Hàn dồi dào. Hana nói rằng mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân nhà máy tại đây vào năm 2014 chỉ là 63,8 USD, thấp hơn mức 95,8 USD tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam và 194 USD tại Trung Quốc. Ở khu Ansan ở Hàn Quốc, con số này thậm chí còn lên tới 800 USD.


Chi phí nhân công tối thiểu hàng tháng cho công nhân nhà máy ở một số khu vực, quốc gia.

"Với Samsung Electronics, Triều Tiên là ứng cử viên hoàn hảo để đặt dây chuyền nhà máy bởi chi phí nhân công rẻ, không có rào cản ngôn ngữ và có cùng múi giờ. Triều Tiên có thể đóng vai trò sản xuất chính tại châu Á trong hệ thống kinh tế toàn cầu", theo You Seung-min – Chiến lược gia trưởng tại Samsung Securities nói.

Đặc biệt, ông You còn cho biết thêm rằng Triều Tiên có thể thay thế Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chính đối với các sản phẩm gồm điện thoại thông minh và màn hình.

SK và Hyundai cũng tỏ ra khá lạc quan. "Có nhiều cơ hội ở Triều Tiên", chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-won nói.

Hyundai cũng đã cam kết khởi đầu lại những tour du lịch tới núi Kumgang và khởi công những dự án khác tại Bình Nhưỡng. "Bình nhưỡng – nơi tôi từng ghé thăm 7 năm trước đã thay đổi rất nhiều và tôi chẳng thể nhận ra nó. Tôi biết có nhiều rào cản cần vượt qua nhưng tôi cảm thấy tràn đầy hy vọng ở phía trước", Chủ tịch Hyundai Hyun Jeong-eun nói.

Trong khi đó, phía LG thì tỏ ra thận trọng hơn. Công ty này từng có một dây chuyền lắp ráp tivi tại Triều Tiên nhưng sau đó đã rút khỏi đây vào năm 2009 vì cấm vận. Hiện họ cũng tỏ ý cân nhắc về tiềm năng của Triều Tiên nhưng chưa đưa ra kế hoạch gì cụ thể.

Một nguồn tin thân cận với Lotte thì nói rằng công ty cũng nhận thấy các cơ hội tại Triều Tiên về lĩnh vực khách sạn, xây dựng, thực phẩm và bán lẻ nhưng rủi ro cũng rất nhiều. "Lotte muốn chắc chắn rằng các nhà chức trách Triều Tiên đảm bảo họ có thể mang lợi nhuận và các khoản đầu tư về".


Tổng lượng giao dịch thương mại của Triều Tiên với thế giới.

Nhìn chung, mấu chốt vấn đề vẫn là các cấm vận phải được dỡ bỏ. Khi ấy, bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào tại Triều Tiên cũng sẽ có cơ hội rộng mở để thực hiện.

Xuất khẩu hàng năm từ Triều Tiên tăng từ mức 2,3 tỷ USD trong năm 2001 lên mức kỷ lục 7,6 tỷ USD trong năm 2014 theo số liệu của Bank of Korea. Tuy nhiên, con số này giảm xuống còn 5,6 tỷ USD vào năm 2017 khi cộng đồng quốc tế thắt chặt các lệnh cấm vấn do những lo ngại về việc thử tên lửa hạt nhân.

Nguồn: GenK
0

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Trung Quốc sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu

Trên thực tế, Trung Quốc đã không thoát khỏi sự sụp đổ năm 2008. Họ chỉ trì hoãn nó – cho đến hiện nay. Do đó, dường như Bắc Kinh đang làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu một lần nữa. Lần nay, nạn nhân lớn nhất sẽ là Trung Quốc.


Bắc Kinh sẵn sàng đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái khác.

Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, tiền tệ và các thị trường của nước này, phản ánh tình trạng bất ổn, đang xáo trộn. Tập Cận Bình không có giải pháp nào. Điều duy nhất ông đang làm là gánh thêm nợ nần.

Đó là điều cực kỳ đáng tiếc vì một Bắc Kinh mắc nợ quá nhiều một lần nữa bắt đầu đẩy thế giới vào suy thoái. Thông qua các chính sách trục lợi, Trung Quốc đã đẩy nhanh cuộc suy thoái toàn cầu vào thập kỷ trước, và dường như họ cũng sẽ gây ra cuộc suy thoái tiếp theo.

Lần trước, người Trung Quốc đã hưởng lợi rất lớn từ sự khốn khổ của toàn thế giới. Lần này, họ sẽ không may mắn như vậy và gần như chắc chắn sẽ trở thành những nạn nhân lớn nhất.

Nhìn bề ngoài, nền kinh tế của Trung Quốc trông có vẻ tốt đẹp. Ngày 16/7, Cục thống kê quốc gia báo cáo rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng 6,7% trong Quý II năm 2018, giảm từ mức 6,8% trong Quý I nhưng phù hợp với kỳ vọng.

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc không phải là vấn đề, bất kể được báo cáo thế nào. Nước này có một vấn đề căn bản: họ đang nhanh chóng mắc nợ. Nước này đang chịu số nợ có thể gấp 1,5 lần GDP danh nghĩa họ tạo ra – nếu những số liệu GDP chính thức là chính xác.

Tuy nhiên, chúng lại không chính xác. Cục thống kê quốc gia đã báo cáo số liệu GDP ở mức ổn định, điều sẽ là cực kỳ bất thường trong một nền kinh tế hoàn thiện đầy đủ, chưa kể đến một nước đang phát triển như Trung Quốc.

Do đó, bề ngoài, những số liệu của Bắc Kinh là đáng ngờ. Lấy ví dụ năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố đạt tỷ lệ tăng trưởng là 6,7%. Giữa năm 2017, Ngân hàng thế giới (WB), đã công bố một biểu đồ cho thấy vào năm 2016, GDP của Trung Quốc tăng 1,1%.

Con số 1,1%, vốn khiến nhiều người bất ngờ, phù hợp với tổng chỉ số chính xác duy nhất đánh giá hoạt động kinh tế của Trung Quốc, tổng lượng tiêu thụ năng lượng chính. Theo các số liệu chính thức, vào năm 2016, tổng lượng tiêu thụ năng lượng chính tăng 1,4%.

Năm 2017, nền kinh tế đã tăng tốc – tiêu thụ năng lượng tăng lên 2,9% - nhưng GDP không thể tăng trưởng ở mức đã công bố là 6,9%.

Mức tăng trưởng thấp làm nổi bật vấn đề dai dẳng của Bắc Kinh: không nền kinh tế nào có thể tiếp tục vô hạn định tạo ra nợ nhanh hơn tạo ra GDP, đặc biệt với tốc độ của Trung Quốc. Ở một thời điểm nào đó, như các nhà kinh tế học sẽ nói, phải có một sự “điều chỉnh”, và một “cuộc khủng hoảng” như phần còn lại trong số chúng ta sẽ mô tả nó. Hơn nữa, sự điều chỉnh, hay cuộc khủng hoảng, phải thật lớn vì nó đã bị trì hoãn quá lâu. Bắc Kinh đã trì hoãn những sự điều chỉnh kể từ cuộc suy thoái năm 2008 có lẽ là với thời kỳ cho vay-chi tiêu lớn nhất trong lịch sử. Trong 5 năm bắt đầu vào năm 2009, các ngân hàng của Trung Quốc đã mở rộng nhiều khoản tín dụng gần tương đương với số tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của Mỹ, mặc dù vào cuối năm 2008, nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng 1/3 quy mô nền kinh tế Mỹ. Hoạt động này tiếp tục diễn ra kể từ cuối nửa thập kỷ đó.

Kết quả là nền kinh tế Trung Quốc trở nên mất cân bằng, những sự mất cân bằng đó trở nên có tính đe dọa, và đất nước này đã tích lũy số nợ đáng kể. Theo Bloomberg, năm 2008, tỷ lệ nợ so với GDP của Trung Quốc, một thước đo tiêu chuẩn cho tính bền vững của nợ, là 141%. Con số đó vốn đã gây lo ngại, nhưng tình hình còn nhanh chóng trở nên xấu đi kể từ đó. Bloomberg cho biết tỷ lệ này đã tăng vọt lên đến 256% vào giữa năm 2017.

Con số này chắc chắn còn cao hơn, đặc biệt là khi tính đến cái gọi là “nợ bí mật” trong hệ thống “ngân hàng ngầm”. Andrew Collier đến từ Trung tâm nghiên cứu Orient Capital có trụ sở tại Hong Kong nói rằng các ngân hàng ngầm quản lý “gần một nửa tổng số tiền ở Trung Quốc”. Tính đến tất cả các khoản nợ này, Collier tin rằng tỷ lệ nợ so với GDP của nước này là khoảng 400%. Một tỷ lệ phần trăm kiểu như vậy cho thấy gánh nặng nợ nần của nước này là vô cùng nặng nề.

Món nợ nặng nề của Trung Quốc là một trở ngại cho tăng trưởng, đặc biệt là vì nhiều khoản đầu tư được thực hiện với những khoản vay này không có hiệu quả. Một số không hiệu quả vì chúng bị hiểu sai hoàn toàn và sẽ vẫn như vậy hoặc vì chúng sẽ chỉ có hiệu quả trong tương lai. Dù thế nào, những khoản đầu tư đó cũng gây ra một vấn đề của hiện tại. Các nhà kỹ trị Trung Quốc có thể làm nhiều điều, nhưng như Fraser Howie, đồng tác giả của cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền tảng tài chính mong manh của sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc”, nói với tác giả vào tháng 6: “Điều họ không thể làm là biến những khoản đầu tư ngu ngốc trở thành tốt đẹp”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách loại bỏ những vấn đề này bằng cách mắc thêm nợ. Thủ thuật đó đã có tác dụng vào cuối những năm 1990, nhưng khối nợ tích lũy giờ đây trở nên nặng nề đến mức làm chậm tăng trưởng và làm lung lay niềm tin.

Trong số những điều khác, những quan ngại về kinh tế đã dẫn đến tình trạng thoái vốn ồ ạt vào năm 2015 và năm 2016, khi theo những ước tính chính xác nhất, dòng chảy vốn ròng ra ngoài vượt mức 2000 tỷ USD. Bắc Kinh đã ngăn chặn dòng chảy ra ngoài, nhưng chỉ bằng những biện pháp kiểm soát vốn hà khắc, chỉ một vài trong số đó được công bố chính thức.

Bất chấp thành công trong việc ngăn dòng vốn chảy ra ngoài, vẫn còn những mối lo ngại. Tháng 10/2017, Chu Tiểu Xuân, khi vẫn là người đứng đầu Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, công khai nêu lên khả năng rằng Trung Quốc sẽ gánh chịu “thời điểm Minsky”, thời điểm mà các giá trị tài sản sụp đổ. Đây cũng là nỗi lo lắng của người dân Trung Quốc, những người rõ ràng nghĩ rằng điều gì đó tồi tệ đang đến. Hết khảo sát này đến khảo sát khác cho thấy 1/3 đến 1/2 người giàu Trung Quốc lên kế hoạch rời khỏi đất nước của họ trong trung hạn.

Như những bình luận khác thường của Chu Tiểu Xuân chỉ ra, tình hình của Bắc Kinh vẫn nghiêm trọng. Michael Pettis đến từ Đại học Bắc Kinh đã chỉ ra trong các bình luận tại Diễn đàn Thịnh vượng toàn cầu vào tháng 12/2017 rằng sự khác biệt giữa tình hình Trung Quốc hiện nay và các cuộc khủng hoảng nợ trước đây ở những nước khác là trong các cuộc khủng hoảng trước đó, những sự mất cân bằng về kinh tế không “sâu sắc” và nợ không ở mức “cao” như vậy.

Trung Quốc có thể tránh được tình trạng mất cân bằng và nợ nần lâu hơn các nước khác. Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ mọi thứ từ người đi vay, người cho vay, các thị trường đến tòa án. Tuy nhiên, nền kinh tế không thể tránh khỏi thời điểm then chốt đó khi một sự điều chỉnh diễn ra.

Tại sao? Donald Trump xuất hiện. Cho dù người ta nghĩ Tổng thống Trump bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại hay chỉ phản ứng với cuộc chiến mà Trung Quốc khởi xướng – tác giả bỏ phiếu cho cách hiểu thứ hai – thì ông cũng đang thực hiện những hành động tấn công nền kinh tế Trung Quốc và làm lung lay niềm tin.

Sau một làn sóng mạnh mẽ ban đầu do hoạt động tuyên truyền tạo ra, các học giả và nhà phân tích Trung Quốc đang bắt đầu hiểu ra rằng “chiến tranh thương mại” là một cuộc tranh đấu lâu dài mà đất nước họ không thể duy trì.

Tại sao? Trump nói về các khoản thâm hụt thương mại, nhưng những hành động của chính quyền ông lại tập trung vào công nghệ. Một cuộc cạnh tranh về công nghệ, hơn cả một cuộc chiến tranh thương mại, trông giống như một cuộc tranh đấu cho tương lai. Như Thomas Friedman của tờ New York Times đã viết vào đầu tháng 5, đây không phải cuộc chiến về các loại thuế hay thậm chí là về thương mại; đây là cuộc chiến cho tương lai. Kết luận của Friedman không phải là phân tích của riêng ông mà là những quan điểm từ các nguồn của Trung Quốc. Nhiều người ở Trung Quốc nhìn nhận điều này là, hoặc gần như là, một cuộc tranh đấu để tồn tại. Đúng lúc đó, người Mỹ cũng sẽ nhìn nhận giống như vậy.

Trong bất kỳ tình huống nào, những hành động của Trump cũng đang gây áp lực mạnh mẽ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Anne Stevenson-Yang, đồng sáng lập Trung tâm nghiên cứu J Capital có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với tờ National Interest: “Tôi thực sự tin rằng quyết tâm của Trump cắt giảm lượng đồng USD đang lưu thông sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Trung Quốc, như anh có thể thấy từ lợi suất trái phiếu hiện nay, thị trường chứng khoán A-share (cổ phiếu niêm yết trên sàn Thượng Hải và sàn Thâm Quyến, định giá bằng đồng nhân dân tệ - ND), và giá trị đồng nhân dân tệ. Đây không phải là ý định của Trump mà là một tác động của việc tăng lãi suất, phần nào là chức năng của việc cắt giảm thuế, vì việc vay quá nhiều tiền làm tăng lãi suất, cộng thêm vào điều hẳn sẽ là một sự suy giảm trong thương mại của Mỹ. Lý do giải thích tại sao điều này có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nợ đã được dự đoán từ lâu là nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào doanh thu bằng đồng USD để hỗ trợ cho việc mở rộng cung ứng tiền tệ. Không có nó, họ chỉ có thể in thêm tiền, và điều đó gây ra lạm phát”.

Các nhà kỹ trị Trung Quốc có thể đang tiếp cận đến những giới hạn xa hơn của những gì họ có thể in ra để duy trì hoạt động nền kinh tế. Cuối năm 2017, M2 của Trung Quốc, thước đo tiền tệ lưu hành rộng lớn (gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm – ND) đã lên đến 25.980 tỷ USD, chiếm 202,3% GDP năm 2017. Trong khi đó, M2 của Mỹ vào thời điểm đó là 13.820 tỷ USD, chỉ bằng 71,8% GDP.

Trump đang cắt giảm dòng chảy tiền tệ ngay khi Bắc Kinh cần nó nhất. Trong vài tuần gần đây, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, một ngân hàng thuộc trung ương, đã vội vàng bổ sung thêm tiền mặt. Như Collier nói với tờ The National Interest, nhìn chung các quan chức Trung Quốc nghĩ rằng tình trạng siết chặt gần đây đã đi quá xa và họ cũng đã tìm cách “đối phó với tác động của một cuộc chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế”.

Và Trung Quốc, một nước có thặng dư thương mại, đặc biệt dễ bị tổn thương trước một cuộc chiến tranh thương mại. Ngân hàng thế giới ước tính rằng xuất khẩu chiếm 19,8% GDP năm 2017 của Trung Quốc.

Collier không mong đợi một cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc, nhưng động thái trong ngắn hạn là bổ sung tín dụng sẽ dẫn đến việc có “thêm các dự án tồi tệ” và do đó là “một nền kinh tế cơ sở yếu kém hơn”.

Bắc Kinh đang trong tình thế khó khăn. Việc bổ sung tín dụng sẽ kích thích nền kinh tế và kiềm chế làn sóng vỡ nợ trái phiếu đang diễn ra. Tuy nhiên, thêm tín dụng sẽ làm suy yếu đồng nhân dân tệ, vốn đã giảm 3,25% so với USD vào tháng 6 và đang tiếp tục sụt giảm. Đồng nhân dân tệ yếu kém hơn dẫn đến dòng vốn chảy ra ngoài.

Đồng thời, Ngân hàng dự trữ liên bang đang tăng lãi suất. Mức lãi suất cao hơn của Mỹ có xu hướng dẫn đến dòng tiền ra khỏi Trung Quốc và vào Mỹ. Đầm lầy mà Trump đang rút cạn chính là Trung Quốc.

Và những hành động của Trump trong lĩnh vực thương mại, cùng với phản ứng của Bắc Kinh, sẽ dẫn đến suy giảm xuất khẩu, do đó sụt giảm lợi nhuận từ xuất khẩu.

Như Stevenson-Yang nói với tác giả, chẳng bao lâu nữa, Bắc Kinh sẽ ở vào vị trí mà họ có thể không có khả năng kiềm chế tình hình. Trong những tháng gần đây, họ đã bảo vệ tiền tệ của mình bằng cách bán đồng USD, và Trung Quốc có lượng dự trữ lớn. Tuy nhiên, số tiền dự trữ đó – chính thức công bố là 3.110 tỷ USD vào cuối tháng 6 – chắc chắn không lớn hay có tính luân chuyển như đã được khẳng định, do đó rốt cuộc chúng có thể tỏ ra không đủ lớn để ngăn chặn tình trạng hoảng loạn.

Bắc Kinh đã kiềm chế được tình hình vào năm 2008. Họ đã kích thích nền kinh tế để tránh một cuộc khủng hoảng do họ tạo ra. Nhiều người nói rằng quy định lỏng lẻo ở Mỹ đã dẫn đến suy thoái toàn cầu, nhưng những người có óc tò mò có thể muốn hỏi lý do tại sao quy định lại thất bại ở một đất nước vốn được biết đến là có hệ thống quy định chặt chẽ.

Câu trả lời là quy định của Mỹ - và các nhà lập pháp - bị lấn át bởi xu hướng thanh khoản toàn cầu. Xu hướng đó là kết quả trực tiếp của việc Trung Quốc, thông qua các chính sách trọng thương, tích lũy thặng dư thương mại và thông qua các chính sách khác giữ phần lớn số tiền mặt có được nhờ đó khỏi tay của người dân Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đầu tư những khoản thặng dư đó vào khoản nợ của Mỹ, và do đó, thanh khoản đã tràn ngập Mỹ. Giống như ở Trung Quốc hiện nay, quá nhiều khả năng thanh khoản trở thành các khoản đầu tư không hiệu quả. Trong một giai đoạn “sôi nổi vô lý” – thuật ngữ được cựu Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Alan Greenspan phổ cập – hầu hết tất cả mọi người đều trở nên choáng váng, giống như các nhà đầu tư đã từng trải qua vào những năm 1920.

Mỹ là nước đầu tiên chịu thiệt hại trong cuộc đại suy thoái gần đây nhất. Trong cuộc suy thoái tiếp theo, sẽ đến lượt Trung Quốc. Sau một thập kỷ với các khoản đầu tư yếu kém và kích thích quá mức, Bắc Kinh sẽ không thể né tránh khủng hoảng.

Trên thực tế, Trung Quốc đã không thoát khỏi sự sụp đổ năm 2008. Họ chỉ trì hoãn nó – cho đến hiện nay.

Do đó, dường như Bắc Kinh đang làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu một lần nữa. Lần nay, nạn nhân lớn nhất sẽ là Trung Quốc.

Gordon G. Chang là tác giả cuốn “Trung Quốc sắp sụp đổ”. Bài viết được đăng trên The National Interest.

Văn Cường (gt)
0

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Siêu kế hoạch 37,3 tỷ USD của Nhật xây thành phố thông minh tại Hà Nội

Tờ Nikkei của Nhật Bản có bài viết về kế hoạch này của chính phủ Nhật Bản và hơn 20 doanh nghiệp của nước này, với các siêu dự án, để triển khai xây dựng một đô thị thông minh trị giá tới 37,3 tỷ USD tại Hà Nội của Việt Nam.

Thành phố thông minh này sẽ được triển khai trong quãng thời gian từ nay tới năm 2023, với hệ thống giao thông tự động và các công nghệ tiết kiệm năng lượng – Nikkei cho biết.

Trong đó, một số doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản như tập đoàn Sumitomo, tập đoàn công nghiệp Mitsubishi, công ty tàu điện ngầm Tokyo Metro đều tham gia dự án đầy tham vọng sẽ đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam này.

Nikkei dẫn lời các lãnh đạo của các công ty này cho biết tổng vốn đầu tư vào dự án thành phố thông minh tại Hà Nội có thể lên đến gần 4.000 tỷ Yên, tương đương 37,3 tỷ USD, và sẽ là dự án lớn nhất từ trước đến nay do Nhật Bản đầu tư ở nước ngoài.
0

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam

Hai công ty thiết kế kiến trúc Atkins và Arup của Anh đã bắt đầu thi công một tòa nhà chọc trời tại Thành phố Hồ Chí Minh mà khi hoàn tất sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam.


Tạp chí kiến trúc trực tuyến Dezeen cho biết tòa nhà tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn trên diện tích 241.000 mét vuông, cao 81 tầng, và được gọi là Vincom Landmark 81. Với chiều cao 460 mét, Landmark 81 khi hoàn tất sẽ cao hơn Tòa Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Thiết kế tòa nhà của Atkins bao gồm một khách sạn, những căn hộ dân cư đầy đủ tiện nghi với không gian cho các cửa hàng bán lẻ. Một trung tâm mua sắm cao cấp sẽ được đặt tại tầng trệt của tòa nhà.

Dự kiến công trình này sẽ hoàn tất vào năm 2017.

Trang New Civil Engineer dẫn lời Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng với dự án này, “Atkins và Arup đang dẫn đường khai mở tiềm năng cho các doanh nghiệp của Anh ở Việt Nam.”

“Đó là minh chứng cho đẳng cấp chuyên môn của họ, rằng nền trời của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được định hình bằng thiết kế của Anh, khi họ thi công tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam,” ông Cameron nói.

Ông Cameron mới đây đã có chuyến công du hai ngày ở Việt Nam, nơi ông tham dự những hoạt động thúc đẩy đầu tư của Anh ở Việt Nam.

Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Atkins, Bertil de Kleynen, nói rằng thách thức của công ty là sáng tạo nên “một thiết kế tòa tháp biểu tượng độc đáo và năng động.”

“Dự án này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cho Atkins ở Việt Nam và củng cố thành tích của chúng tôi xây dựng những dự án mang tính biểu tượng trên quy mô toàn cầu,” ông de Kleynen nói.

Khi hoàn tất, Landmark 81 sẽ góp mặt vào những tòa nhà chọc trời bên cạnh tòa nhà Bitexco Financial, Vietcombank và Saigon One Tower - tất cả đều cao hơn 40 tầng và đã được hoàn tất trong năm năm qua.

(Dezeen, New Civil Engineer)
0

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Nhật Bản cam kết 1 tỉ đôla tiền viện trợ ODA cho Việt Nam

Việt Nam sẽ nhận 1 tỉ đôla tiền viện trợ phát triển ODA để tài trợ cho 7 dự án về năng lượng, cơ sở hạ tầng, giáo dục và môi trường. Văn kiện ngoại giao về khoản viện trợ này đã được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada ký tại Hà Nội hôm thứ Ba. Vốn ODA mới cấp là nhằm giúp Việt Nam thực hiện 7 dự án, trong đó có dự án xây nhà máy điện Thái Bình 1- có kinh phí lên tới 82,5 triệu đôla, và một mạng lưới phân phối điện tốn kém 249 triệu đôla.

0

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Việt Nam - nơi ra đời các thiết bị điện tử tiên tiến

Tập đoàn đa quốc gia Microsoft chuyên sản xuất các phần mềm cho máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhiều thiết bị điện tử đang dự định đóng cửa loạt nhà máy ở Bắc Kinh và thành phố Quảng Đông phía Đông-Nam Trung Quốc. Đồng thời, một phần các thiết bị sản xuất sẽ được đưa sang Việt Nam ngay trong tháng này.

Ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN Viện Viễn Đông Nga nhận xét: “Việc rời các cơ sở sản xuất công nghệ cao từ Trung Quốc sang Việt Nam là một thực tế trở nên khá thường xuyên. Điều này phản ánh một xu hướng của các tập đoàn xuyên quốc gia. Khi chi phí sản xuất ở một nước trở nên quá đắt, họ sẽ nhanh chóng chuyển hoạt động sang quốc gia khác có mức chi phí thấp hơn.”

“Rời công cụ sản xuất từ Trung Quốc tới các nước ở phía nam, đặc biệt nước láng giềng Việt Nam, là một giải pháp khá thuận tiện và ít chi phí. Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, kém Trung Quốc không nhiều. Đáng chú ý, từ lâu thị trường lao động Việt Nam đã chứng tỏ những mặt mạnh tích cực trong công nghiệp công nghệ cao.”

Hãng Samsung của Hàn Quốc là một ví dụ. 80% các sản phẩm của Samsung đang được sản xuất tại Việt Nam. Thị phần sản phẩm ở Việt Nam của công ty Nokia Phần Lan được Microsoft mua lại gần đây cũng gia tăng.

Ở quốc gia Đông Nam Á, Microsoft đã có một nhà máy chế tạo chip được nhiều nhà sản xuất điện tử lớn trên thế giới sử dụng dịch vụ. Như Samsung, xí nghiệp của Microsoft được xây dựng theo những dự án khoa học và công nghệ hiện đại nhất, có khả năng cho ra các sản phẩm mới chưa hề xuất hiện trên thị trường.

Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, các thiết bị điện tử của Việt Nam trên thị trường Nga bắt đầu đẩy khỏi vị trí hàng đầu những mặt hàng nhập khẩu truyền thống như gạo, cà phê, thủy hải sản. Ví dụ, năm 2013 hai phần ba các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nga là thiết bị điện tử.

VOR
0

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Mỗi người Việt Nam gánh 905 USD nợ công



So với con số 3 tháng trước, mỗi người Việt đã gánh thêm khoảng 20 USD nợ, nhưng tỷ lệ trên GDP lại giảm nhẹ.

Theo bảng đồng hồ nợ công toàn cầu được đăng tải trên trang web của tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist, tính đến ngày 13/6, mỗi người Việt Nam đang gánh trên vai 905,18 USD nợ công. Tổng cộng, nợ công của Việt Nam ở mức 81,855 tỷ USD, chiếm 47,7% GDP và đã tăng 10,9% so với năm 2013. Trước đó, ngày 23/3/2014, nợ công theo đầu người của Việt Nam được ước tính 886,36 USD. Như vậy, sau gần 3 tháng, số nợ công mà mỗi người Việt Nam phải gánh đã tăng thêm gần 20 USD.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/GDP của 3 tháng trước là 48%. Đánh giá cũng cho thấy, theo phân loại bản đồ nợ công, Việt Nam có màu cam nhạt, thể hiện mức độ nợ an toàn hơn so với các quốc gia có màu đỏ đậm (ở mức nguy hiểm) như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… và nhiều nước khác.
0

Mỗi người Việt Nam gánh 905 USD nợ công


So với con số 3 tháng trước, mỗi người Việt đã gánh thêm khoảng 20 USD nợ, nhưng tỷ lệ trên GDP lại giảm nhẹ.

Theo bảng đồng hồ nợ công toàn cầu được đăng tải trên trang web của tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist, tính đến ngày 13/6, mỗi người Việt Nam đang gánh trên vai 905,18 USD nợ công. Tổng cộng, nợ công của Việt Nam ở mức 81,855 tỷ USD, chiếm 47,7% GDP và đã tăng 10,9% so với năm 2013. Trước đó, ngày 23/3/2014, nợ công theo đầu người của Việt Nam được ước tính 886,36 USD. Như vậy, sau gần 3 tháng, số nợ công mà mỗi người Việt Nam phải gánh đã tăng thêm gần 20 USD.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/GDP của 3 tháng trước là 48%. Đánh giá cũng cho thấy, theo phân loại bản đồ nợ công, Việt Nam có màu cam nhạt, thể hiện mức độ nợ an toàn hơn so với các quốc gia có màu đỏ đậm (ở mức nguy hiểm) như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… và nhiều nước khác.
1

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế

Bưu điện Hoa Nam ngày 9/6 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu các hợp đồng mới tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tăng cao (kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn với lực lượng chức năng và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam - PV).


Dự án năng lượng do nhà thầu Trunng Quốc thực hiện và lời cảnh báo về mưa axit do ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa).

Một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc này. 3 nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo.

Theo một nhân viên làm việc tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc, việc đình chỉ hoạt động đấu thầu là có thật và cho biết thêm, không biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu.

Hứa Lợi Bình, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với chính phủ Việt Nam.

"Bất kỳ biện pháp nào để tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với sự căng thẳng chính trị hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ", Hứa Lợi Bình cho biết.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, nhưng họ chỉ đứng thứ 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2012. Có khoảng 113 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm cả các công ty về kỹ thuật công nghệ điện lực, hóa học đang hoạt động tại Việt Nam, theo hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc.

Trương Kiệt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, tác động lệnh cấm đấu thầu của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn. "Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi số lượng công việc phát triển của chúng tôi là quá nhỏ", Trương Kiệt cho biết.

Theo học giả này, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng khó có thể giành phần thắng.

Giáo Dục VN
0

Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế

Bưu điện Hoa Nam ngày 9/6 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu các hợp đồng mới tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tăng cao (kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn với lực lượng chức năng và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam - PV).


Dự án năng lượng do nhà thầu Trunng Quốc thực hiện và lời cảnh báo về mưa axit do ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa).

Một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc này. 3 nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo.

Theo một nhân viên làm việc tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc, việc đình chỉ hoạt động đấu thầu là có thật và cho biết thêm, không biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu.

Hứa Lợi Bình, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với chính phủ Việt Nam.

"Bất kỳ biện pháp nào để tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với sự căng thẳng chính trị hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ", Hứa Lợi Bình cho biết.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, nhưng họ chỉ đứng thứ 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2012. Có khoảng 113 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm cả các công ty về kỹ thuật công nghệ điện lực, hóa học đang hoạt động tại Việt Nam, theo hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc.

Trương Kiệt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, tác động lệnh cấm đấu thầu của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn. "Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi số lượng công việc phát triển của chúng tôi là quá nhỏ", Trương Kiệt cho biết.

Theo học giả này, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng khó có thể giành phần thắng.

Giáo Dục VN
0

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Thái Lan định xây nhà máy lọc dầu hơn 28 tỷ USD ở Việt Nam

24/11/2012- Tập đoàn dầu lửa và khí đốt lớn nhất Thái Lan đang xem xét tới việc xây dựng ở miền trung Việt Nam một nhà máy lọc dầu mà nếu được hoàn tất sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong việc khuyếch trương cơ sở công nghiệp của Việt Nam.


Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong tỉnh Quảng Ngải, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam.

Bản tin hôm thứ 6 của Dow Jones cho biết tập đoàn PTT định xây tại Khu Kinh tế Nhơn Hội ở tỉnh Bình Định một nhà máy có công suất 660.000 thùng mỗi ngày với kinh phí lên tới 28,7 tỉ đô la.

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, hôm thứ 6 nói rằng công tác xây dựng có thể bắt đầu vào năm 2016 và nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019.

Ông Nattachat Charuchinda, một giới chức cấp cao của PTT, xác nhận công ty ông đã trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi cho các giới chức tỉnh Bình Định. Ông Nattachat không chịu xác nhận kinh phí của dự án nhưng cho biết công suất của nhà máy mà phía Việt Nam đưa ra là chính xác. Ông cũng nói rằng dầu thô sẽ được nhập từ Trung Đông.

Theo nhận xét của Dow Jones, dự án lọc dầu khổng lồ này sẽ mang lại cho Việt Nam một lực đẩy mà Việt Nam rất cần trong lúc các nhà đầu tư quốc tế đang dần dần giảm đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này trong những năm gần đây. Theo dự báo, kinh tế Việt Nam trong năm nay sẽ tăng trưởng với tỉ lệ thấp nhất trong vòng 13 năm.

Việt Nam hiện nay chỉ có một nhà máy lọc dầu duy nhất là nhà máy Dung Quất ở Quảng Ngãi. Nhà máy này bắt đầu sản xuất vào năm 2009 và công suất hiện nay chỉ ở mức 130.000 thùng mỗi ngày, đáp ứng khoảng 1 phần 3 nhu cầu các sản phẩm dầu của Việt Nam.

Nguồn: Dow Jones/Dan Tri

0

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Việt Nam từ bỏ giấc mộng 'cường quốc đóng tàu?'

222/11/2012- Sau vụ bê bối tham nhũng và thất thoát của tập đoàn đóng tàu Vinashin, hôm 21 tháng 11, một số chuyên viên kinh tế hô hào nhà nước Việt Nam “chớ theo đuổi mộng làm cường quốc đóng tàu.”


Tài nguyên dành cho Vinashin lần hồi cũng cạn vì nạn tham nhũng. (Ảnh: báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của ông Vũ Thành Tự Anh, giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright ở Tp. Hồ Chí Minh nói rằng Việt Nam hầu như “trắng tay” trước một Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc.

Theo ông Tự Anh, Việt Nam không có ưu thế như Trung Quốc gồm một thị trường nội địa rộng lớn; nhân công và vật liệu rẻ. Còn đối với Nhật Bản và Nam Hàn, Việt Nam thiếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong khi trình độ kỹ thuật của kỹ sư Việt Nam còn một khoảng cách rất dài so với hai quốc gia trên.

Trong khi đó, theo ông chuyên viên hàng hải Ðỗ Thanh Bình, giấc mơ đứng hàng thứ tư ngành kỹ nghệ đóng tàu thế giới, sau Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc của Việt Nam là sự “sai lầm về chiến lược.”

Ông này cũng cho rằng đó là “duy ý chí,” từ ngữ phê phán mong muốn của những người lãnh đạo Việt Nam bất chấp thực tế yếu kém của mình. Ông Bình nhận định trong phúc trình của mình, rằng “Việt Nam đừng hy vọng trở thành cường quốc đóng tàu vận tải cỡ lớn như Vinashin từng tham vọng.”

Cũng theo báo Thanh Niên, một cán bộ lãnh đạo nhà máy cán thép Cái Lân thú nhận: “Giá thành thép tấm của Việt Nam không cạnh tranh nổi với Trung Quốc, vì Việt Nam còn phải nhập cảng phôi khổ lớn của họ. Nếu cố hạ giá thép để giúp hãng đóng tàu có đơn đặt hàng thì hãng đóng tàu lại... lỗ và nhà nước không thể bù lỗ mãi được.”

Ông Ðỗ Thái Bình còn tiết lộ tin có cán bộ lãnh đạo nhà nước Việt Nam đòi giao cho Vinashin đóng tàu cá nhằm mục đích “vực dậy” thi thể của “tập đoàn” này. Theo ông, nếu giao cho Vinashin sản xuất hàng loạt tàu cá thì “Việt Nam sẽ phải trả giá cho một sai lầm thứ hai.”

Mặt khác, cũng theo báo Lao Ðộng, nhiều chuyên viên kinh tế Việt Nam cho rằng nhà nước nên để Vinashin bán 20 ha đất của nhà máy đóng tàu Bạch Ðằng ở Hải Phòng để “thu hồi vốn,” đầu tư vào các nhà máy khác.

Mọi người vẫn chưa quên vụ tham nhũng bùng nổ tại Vinashin được mổ xẻ tại phiên tòa ở Hải Phòng.

Cựu Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình lãnh 20 năm tù giam. Bảy bị cáo còn lại lãnh án từ 10 năm cho đến 19 năm tù giam vì tội “làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.” (PL)

Theo Người Việt
1

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Nguy hại do lệ thuộc kinh tế Trung Quốc !

19/11/2012- (Thanh tra) - Nhiều năm qua, tình hình xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam luôn tồn tại nghịch lý là kim ngạch XK hàng hóa mỗi năm luôn đạt, hoặc vượt kế hoạch, nhưng kim ngạch NK cũng tăng theo XK. Do đó, Việt Nam luôn mất cân đối cán cân thương mại và nhập siêu luôn ở mức cao.


Tăng dần theo thời gian

Thực trạng này có thể nhìn từ một số mặt hàng có thế mạnh về XK như giày dép, hàng dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ… Để đạt được con số XK ấn tượng, các ngành này phải nhập một lượng nguyên liệu vô cùng lớn, có ngành chiếm đến 80% kim ngạch XK.

Điều đáng nói là nguồn nguyên liệu hầu hết là nhập Trung Quốc. Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch XNK mười tháng đầu năm 2012 đạt hơn 187 tỷ USD, trong đó doanh thu XK ước đạt 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% và doanh thu NK đạt 93,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, nhập siêu mười tháng khoảng 350 triệu USD. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn, 10 tháng đầu năm lên khoảng 12 tỷ USD, dự báo cả năm lên tới 13 tỷ USD.

Theo thống kê, giai đoạn 2001 - 2010, nhập siêu từ Trung Quốc là lớn nhất, chiếm 23,2% trong tổng nhập siêu của các nước mà Việt Nam có nhập siêu. Đặc biệt, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với nhập siêu hàng hoá của Việt Nam đã đạt 61,7% vào năm 2008 lên tới 154% vào năm 2010. Các chuyên gia cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thực sự sẽ là mối nguy cho thị trường trong nước.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam không chỉ lệ thuộc Trung Quốc nguyên liệu các ngành dệt may, da giày, các nhóm hàng khác như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, phụ tùng… cũng phải nhập số lượng lớn. Mặt khác, lâu nay, thực phẩm, hoa quả Trung Quốc, tăm xỉa răng… cứ ồ ạt đổ vào nội địa bất kể những sản phẩm này trong nước đều có thể sản xuất được.



“Điều nguy hại là ở chỗ, việc Việt Nam quá lệ thuộc vào sản phẩm từ một nước sẽ gây những bất lợi lớn cho việc cạnh tranh giá sản phẩm...”


Vẫn theo số liệu của Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập với mức tăng đáng kể từ Trung Quốc đối với các mặt hàng mà bản thân các DN trong nước cũng chiếm lợi thế như: Nguyên phụ liệu dược phẩm (72,92%), hàng rau quả (21,24%), bánh kẹo, và các sản phẩm từ ngũ cốc (48,02%)…

Việc gia tăng NK các nguyên phụ liệu, thậm chí cả các mặt hàng tiêu dùng từ nước láng giềng cho thấy, chúng ta đang đi ngược lại với mục tiêu giảm NK từ thị trường này. Nhưng điều nguy hại là ở chỗ, việc Việt Nam quá lệ thuộc vào sản phẩm từ một nước sẽ gây những bất lợi lớn cho việc cạnh tranh giá sản phẩm.

Phân tán rủi ro

Theo số liệu của Bộ Công thương, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây luôn ở mức trên 10 tỷ USD. Trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, thì lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, Mỹ, EU lại không tương xứng.

Nếu các sản phẩm nhập về chất lượng tốt, có thể phục vụ hữu ích cho sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu Việt Nam nhập tràn lan những sản phẩm kém chất lượng cũng như phụ thuộc vào NK một thời gian quá lâu (nhất là phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và XK của nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án lớn, thực hiện theo hình thức làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Điều này dẫn đến tình trạng các công trình đều phải nhập thiết bị đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối với nhập siêu.

Tại sao không NK công nghệ tiên tiến, chất lượng cao của các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… để giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc? Câu hỏi này rất đáng để suy gẫm. Việt Nam cần thiết phải phân tán rủi ro bằng việc thay thế NK công nghệ thải loại của Trung Quốc bởi các công nghệ của các nước tiên tiến. Việc này vừa hạn chế được nhập siêu từ Trung Quốc, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa.

Một bài học lớn từ kinh tế là cần đa dạng hóa thị trường nhằm phân tán rủi ro. Do vậy, khi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra nguy hiểm là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào, nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Mặt khác, những sản phẩm, nguyên liệu đến từ Trung Quốc lâu nay vẫn được coi là hàng kém chất lượng. Đặc biệt, nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa đồ thải của Trung Quốc là rất lớn, nếu cứ tiếp tục dễ dãi cho các hàng hóa lạc hậu, kém chất lượng chảy về trong nước.

Nguồn: Thanhtra.com.vn
1

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?

16/9/12- Giới chuyên gia cảnh báo tuyến đường sắt xuyên Á nối liền các nước ASEAN - Trung Quốc là bẫy chiến lược Bắc Kinh giăng ra với ASEAN

Các chuyên viên xây dựng Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt đoạn cuối cùng của tuyến đường sắt Yuisi-Mentszy ở tỉnh Vân Nam phía Tây nam Trung Quốc. Đoạn đường này sẽ trở thành một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á nối liền các nước ASEAN.

Công trình xây dựng tiêu tốn tới 4,5 tỷ nhân dân tệ (707 triệu USD) do con đường trải ra ở vùng địa hình phức tạp. Tại cung đường cây số 141, đường sắt chạy qua 35 hầm và 61 cầu. Phía Trung Quốc tuyên bố khoản chi phí đầu tư như vậy là xứng đáng. Theo Thứ trưởng Bộ Đường sắt Lu Dunphu, tuyến đường sắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vùng Tây Nam Trung Quốc, giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội trong khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số.


Trong khi đó, giới chuyên viên cho rằng, động lực chính của công trình chính trên là Trung Quốc mong muốn tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực Đông Nam Á. Phần tham gia của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt chỉ là một trong nhiều đề án mà Bắc Kinh thực hiện những năm gần đây trong khuôn khổ hợp tác với ASEAN. Sau khi khai thông tất cả các phần của tuyến đường sắt Xuyên Á, đi từ thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam đến Singapore chỉ mất 10 giờ. Hiện tại đi xe lửa từ Singapore sang thủ đô Viêng Chăn của Lào mất 3 ngày đêm. Từ Viêng Chăn đến Côn Minh hiện chưa có đường sắt, nhưng không nghi ngờ gì, cung đường này rồi sẽ được lắp đặt. Tất nhiên là với sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Chuyên viên của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm khoa học Nga), Giáo sư Evgeni Kanaev, nhận xét: “Trung Quốc đang tích cực bỏ vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Những đề án này mang cả tính quốc tế. Tuy nhiên, điều có thể thành cái bẫy chiến lược đối với các quốc gia Đông Nam Á là chuyện Trung Quốc sẽ ràng buộc các quốc gia này, không chỉ vào nhau, mà còn vào các tỉnh Vân Nam và khu tự trị Choang-Quảng Tây của Trung Quốc".

Theo nhận định của các chuyên viên, tỉnh Vân Nam đảm nhận vai trò chính trong khuôn khổ chiến lược thiết lập “bàn đạp Trung Quốc” tại khu vực. Thực chất của nó là ở chỗ, sau khi hình thành các hành lang giao thông và cơ sở hạ tầng khác, sẽ phát huy tác dụng khiến sự hiệp lực hội nhập của các nước Đông Nam Á xoay theo quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Công cụ cơ bản chính là tuyến đường sắt Côn Minh-Singapore, đã khởi đầu vào mùa thu 2011. Mặt khác, khu tự trị Choang-Quảng Tây chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược “một trục-hai cánh”. Trục là hành lang kinh tế từ thành phố Nam Ninh đến Việt Nam, Lào và Thái Lan, còn cánh là khu vực hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ và khu vực Tiểu vùng Mê Công rộng lớn.


Sơ đồ tuyến đường sắt xuyên Á

Các nước thành viên ASEAN hẳn sẽ chào đón viễn cảnh đó nếu không có hai yếu tố. Thứ nhất, vùng địa bàn tiềm năng thịnh vượng này là Bắc Kinh muốn tạo ra cho riêng mình. Chỉ cần nhớ lại đề nghị sử dụng đồng nhân dân tệ như phương tiện thanh toán thương mại với các nước Đông Nam Á, mà Bắc Kinh tuyên bố rất thường xuyên. Như vậy sẽ mở rộng sự tham gia của Trung Quốc trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tài chính trong khu vực. Sự tràn ngập hàng giá rẻ của Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất bản địa lo sợ, và tác động từ việc chuyển nền sản xuất công nghiệp với nhiều độc hại của Trung Quốc đến Đông Nam Á sẽ là một đòn giáng hết sức nghiêm trọng vào toàn bộ bối cảnh môi trường-sinh thái trên vùng đất này.

Thứ hai, sự ràng buộc khiến kinh tế Đông Dương lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn so với những mối liên hệ trong nội khối ASEAN. Như vậy, sẽ đưa ra lời thách đố với các đề án của ASEAN về sự hội nhập của các quốc gia thành viên thành tổ hợp kinh tế thống nhất. Như nhận xét của hàng loạt nhà nghiên cứu chính trị học trong khu vực, Bắc Kinh đang ráo riết theo đuổi mục tiêu thiết lập trong khu vực Đông Nam Á một mô hình của riêng mình về hội nhập, như đối trọng với ASEAN. Xu thế này có thể sẽ còn tăng cường hơn nữa, vì rằng giai đoạn 2012-2014, chủ tọa ASEAN sẽ là Campuchia và Myanmar, - hai nước đang phát triển hợp tác với Trung Quốc chính qua những dự án cơ sở hạ tầng.

Về an ninh, điều các chuyên gia không thể không nghĩ tới là với tuyến đường sắt Xuyên Á nối Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á qua Bán đảo Đông Dương, Thái Lan và Myanmar, Trung Quốc có thể tiếp cận các nước chung biên giới trong thời gian rất ngắn từ các trung tâm kinh tế ở phía Nam, Tây Nam. Cơ sở hạ tầng là con dao hai lưỡi. Một lưỡi ăn vào kinh tế, một lưỡi ăn vào an ninh. Người Nga đã từng lên tiếng cảnh báo về cơ sở hạ tầng hiện đại với các tuyến đường sắt cao tốc đã áp sát vùng Viễn Đông Siberia tạo nên các thách thức an ninh với Nga./.

Nguồn: Tin Kinh Tế

1

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Một công ty Việt đánh bại hàng Trung Quốc

18/8/12- Tại Việt Nam có một doanh nghiệp hiếm hoi sản xuất sản phẩm kềm (kìm) đánh bại hàng Trung Quốc và chiếm 80% thị trường nội địa. Không một cây kềm Trung Quốc nào lọt được vào Việt Nam, kể từ khi có sản phẩm của công ty này.

Năm 2011, trong lúc thị trường đi xuống, không ít (DN) phải đóng cửa, thì Kềm Nghĩa đạt mức tăng trưởng doanh thu 15%. “Muốn xuất khẩu, trước hết phải vững thị trường nội địa. Và muốn đạt được mục đích đó, phải xây dựng được thương hiệu từ chất lượng”, ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Kềm Nghĩa đúc kết.

Ông Tuấn kể năm 1992, khi mới bắt tay vào kinh doanh, Kềm Nghĩa mua phôi phế liệu để sản xuất, như mảnh bom, đường ray xe lửa… Không bao lâu sau, băn khoăn về chất lượng sản phẩm, ông ra tận Hà Nội đặt mua thép nhập khẩu của Nga về làm, dù chi phí đầu vào cao gấp đôi, gấp ba so với thép phế liệu. Hiện Kềm Nghĩa chủ yếu dùng thép nhập của Nhật Bản. “Không phải người tiêu dùng nào cũng có thể nhận ra ngay một mặt hàng nào đó tốt chỉ sau vài ngày sử dụng, nhất là các dụng cụ làm đẹp như Kềm Nghĩa. Chúng tôi mất 2-3 năm để họ nhận biết sản phẩm của mình tốt”, ông Tuấn nói.


Kềm Nghĩa đã có mặt tại nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ

Trong nước, Kềm Nghĩa bao phủ bằng nhiều sản phẩm có giá khác nhau. Tiền nào của nấy, sản phẩm được phân định giá rõ ràng. Kềm Nghĩa có đối thủ ở thị trường Việt Nam, bởi có sản phẩm ngoại nhập, có sản phẩm nhái lẫn giả, và cả sản phẩm do nhân viên của công ty tách ra làm riêng, nhưng không đáng kể.

“Khó để lừa được người tiêu dùng. Chúng tôi bán một sản phẩm giá 50.000 đồng. Đối thủ ra một sản phẩm na ná bán giá 40.000 đồng. Nhưng khảo sát của chúng tôi cho thấy, người mua không chấp nhận tiết kiệm 10.000 đồng để thử đánh đổi một sản phẩm chưa có cam kết về chất lượng. Thực ra, nếu người tiêu dùng muốn mua sản phẩm 40.000 đồng, chúng tôi cũng có giá đó”, ông Nghĩa nói về chiến lược bủa vây thị trường của mình.

Kềm Nghĩa có 20 mã hàng giá chỉ cách nhau 5.000 đồng. Nếu công ty giảm mã hàng xuống, kéo theo khoảng cách giá sản phẩm giãn ra, ngay lập tức có đối thủ chen chân vào và “sống được”.

Xuất khẩu sang Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ
Những năm 1997-1998, các loại dụng cụ làm đẹp của Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Ông Tuấn bỏ thời gian qua tận Trung Quốc tìm hiểu và phát hiện hàng của họ làm rất cẩu thả. “Tôi nghĩ như vậy thì không sống lâu được ở Việt Nam. Quả thật, đồ của Trung Quốc dùng rất mau lụt, chỉ thời gian ngắn không còn được sắc bén”, ông kết luận. Chất lượng là yếu tố bất di bất dịch để giữ được thị trường.

Sau thời gian ngắn, người tiêu dùng không còn chấp nhận kềm Trung Quốc và rồi không có một cây kềm nào nữa lọt được vào Việt Nam. Thậm chí, Kềm Nghĩa bán sang được thị trường Trung Quốc, có giá đắt gấp 4 lần đồ Trung Quốc nhưng người ta vẫn mua.

Hành trình vào Trung Quốc của Kềm Nghĩa khá tình cờ. Trong một lần đi dự triển lãm dụng cụ làm đẹp ở Hồng Kông, ông Tuấn phát hiện có một gian hàng trưng bày Kềm Nghĩa cùng nhiều sản phẩm cùng loại khác. Thế là Kềm Nghĩa triển khai kế hoạch xâm nhập thị trường lớn này. Ban đầu là vào Quảng Châu, thông qua các đại lý, vốn không chỉ phân phối cho nội địa Trung Quốc, mà còn xuất khẩu đi một số nước.

“Chúng tôi còn rủ thêm nhiều DN quen biết cùng làm. Thị trường như một biển lớn, mỗi DN có mỗi loại lưới khác nhau để bắt cá”, ông Tuấn chia sẻ. Đến nay, Kềm Nghĩa vẫn là một trong số ít DN Việt Nam đặt nhiều bảng quảng cáo ở Trung Quốc. Sắp tới, Kềm Nghĩa sẽ đi những bước tiếp theo ở thị trường này, như đưa hàng vào các tỉnh xa, vào hệ thống siêu thị.


Ông Nguyễn Minh Tuấn.

Nhưng Trung Quốc là một thị trường chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tác mà Kềm Nghĩa hợp tác lần đầu tiên chẳng mấy chốc phản bội, bằng cách qua Việt Nam đặt các mẫu hàng nhái của Kềm Nghĩa để bán ở Trung Quốc. Phải đến khi tìm được đối tác thứ hai, Kềm Nghĩa mới khắc phục được tình trạng này.

“Chúng tôi tự tin đưa hàng ra nước ngoài. Đến nay đã có mặt ở châu Âu, đặc biệt là ở Mỹ. Nhưng ở Mỹ, Kềm Nghĩa vào chủ yếu bằng đường xách tay. Một Việt kiều về Việt Nam và đem theo 200 cây kềm là có thể kiếm lời đủ tiền mua vé máy bay khứ hồi. Năm 2010, chúng tôi đã lập công ty ở Mỹ để tính chuyện xuất khẩu chính ngạch và phân phối chính thức. Hiện Kềm Nghĩa có 24 đại lý phân phối ở 12 tiểu bang của Mỹ, đồng thời đưa hàng qua Mexico, Canada”, ông Tuấn cho biết.

Theo Thanh Niên
0

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Ngân hàng VN 'được thưởng vì sai phạm'

14/6/12- Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh, nghi ngờ về nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng và nói Ngân hàng Nhà nước 'đã thưởng cho những ngân hàng làm sai'.


Ngân hàng Nhà nước bị cho rằng hạ lãi suất chưa đủ nhanh khi lạm phát giảm.

Trả lời phỏng vấn của báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông Tự Anh cảnh báo cách tái cơ cấu ngân hàng hiện nay đang tạo ra điều ông gọi là sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng nhà nước quyết định sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn do các ngân hàng này gặp khó khăn về thanh khoản.

“Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà còn được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đã được thưởng vì làm sai”.

“Như vậy là đã dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm thì không thể tạo thành một cái đúng”, ông Tự Anh được báo này dẫn lời.

Kinh tế gia từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM cũng khuyến cáo phải giảm lãi suất mạnh hơn nữa trong bối cảnh lạm phát có xu hướng giảm.

Ba vấn đề chính đối diện kinh tế Việt nam, theo ông Tự Anh, là hiệu quả nền kinh tế kém, sản phẩm không có đầu ra, và bất ổn về chính sách/vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.
“Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đã khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”.

“Chuyện phục hồi lòng tin không thể chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nếu có sự ổn định, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, niềm tin sẽ dần trở lại”, ông Tự Anh nói thêm.

‘Nhóm lợi ích’

Trong khi đó hãng thông tấn AFP mới đây có bài nhận định nỗ lực tái cơ cấu khu vực ngân hàng Việt Nam đang bị chệnh hướng do chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích.

Hiện có tới 42 ngân hàng nội địa và nhiều ngân hàng trong số này ngập lụt vì nợ xấu do cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém vay mượn quá nhiều.

Tổng số nợ của khối doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đôla và việc các ngân hàng siết tín dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khoảng 18.000 doanh nghiệp phá sản tính từ đầu năm tới nay.


Kinh tế gia Jonathan Pincus
từng làm cho UNDP tại Hà Nội.
Điều chính phủ cần làm là "tiếp quản các ngân hàng yếu nhất, sáp nhập lại, bán nợ xấu và rồi bán các ngân hàng mới sáp nhập” ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM nói.

"Làm như vậy sẽ nhanh hơn và ít rủi ro hơn cho cả hệ thống. Nhưng chủ các ngân hàng sẽ không chịu”, ông Pincus nói.

Để có giấy phép mở ngân hàng, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội cho biết, người ta cần có “quen biết rất nhiều”.

Sở hữu ngân hàng mang lại bổng lộc, có thể qua tiền hoa hồng hoặc việc dễ tiếp cận tín dụng lãi suất thấp.

Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có chủ là công ty con của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc các nhà đầu tư có quan hệ rộng vàn là chủ của nhiều ngân hàng, lách luật qua các mánh khóe kế toán.

"Nhiều ngân hàng đang che giấu sự thật về bảng cân đối kế toán và tìm cách giấu các khoản cho vay khó đòi” ông Pincus nói với hãng thông tấn AFP.

BBC
0

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Ra mắt smartphone, tablet do Viettel sản xuất

Sáng nay (23/2/2012), Viettel đã trưng bày một loạt sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng do tập đoàn này nghiên cứu sản xuất và sẽ ra mắt trong năm nay tại Hội nghị Tổng kết công tác khoa học kỹ thuật giai đoạn 2006 – 2011 của mình.


Ông Nguyễn Vũ Lưu, Giám đốc Trung tâm sản xuất Điện tử Viettel cho biết, sau khi đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông thuộc loại hiện đại nhất khu vực, ngày 15/7/2011 dây chuyền này đã được lắp đặt xong. Khác với các doanh nghiệp Việt Nam khác, các sản phẩm này do người Viettel thiết kế và sản xuất chứ không đặt hàng ở Trung Quốc. Hiện Viettel đã sản xuất và thương mại hóa được sản phẩm USB 3G. Đây là sản phẩm chiến lược của Viettel để phát triển dịch vụ 3G. Theo ông Nguyễn Vũ Lưu, sau khi sản xuất thành công sản phẩm USB 3G, Viettel đã tiến hành thiết kế sản phẩm smartphone và máy tính bảng. Không giống như các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt khác, các kỹ sư của Viettel đã làm từ khâu thiết kế, tự chọn linh kiện, tự vẽ vi mạch, sơ đồ nguyên lý, sau đó tự vẽ mạch in, tự sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Các quy trình sản xuất thiết kế của Viettel tuân thủ theo đúng quy trình mà các hãng điện thoại di động tên tuổi trên thế giới làm. Trong năm nay, Viettel sẽ cho ra mắt sản phẩm smartphone và máy tính bảng trên thị trường Việt Nam.


Máy tính bảng của Viettel sản xuất gần giống như của FPT, nhưng có cấu hình mạnh hơn.

Tuy chưa có mức giá cụ thể nhưng máy tính bảng do Viettel sản xuất sẽ có mức giá cạnh tranh so với các sản phẩm trên thị trường. Máy tính bảng Viettel sẽ dùng hệ điều hành Androi và có thiết kế gần giống với máy tính bảng của FPT nhưng có cấu hình mạnh hơn.

Ông Nguyễn Vũ Lưu cho biết, Viettel sẽ biến smartphone thành một công cụ để người dùng truy cập được nhiều dịch vụ thay vì chỉ là một thiết bị điện tử thông thường. "Chúng tôi đã xây dựng sẵn các ứng dụng và tích hợp vào điện thoại để mang lại những giá trị cho người dùng. Theo kế hoạch đến năm 2015, Viettel sẽ nâng công suất sản xuất của dây chuyền này lên gấp 10 lần hiện nay", ông Lưu nói.

Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Viettel cho biết, khát vọng đưa ra những sản phẩm “Made in Vietnam, Made by Viettel” là nỗi trăn trở của mỗi con người Viettel trong giai đoạn mới. Những chiến lược trong lĩnh vực sản xuất thiết bị đã dần được hình thành rõ nét và đem lại những bước tiến, những thành công ban đầu trong hoạt động này.



Ông Nguyễn Vũ Lưu, Giám đốc Trung tâm sản xuất Điện tử Viettel giới thiệu sản phẩm USB 3G do chính người Viettel thiết kế và sản xuất.


Một trong những smartphone "Made by Viettel" có giá bình dân khoảng 3 triệu đồng.


Và cả máy tính để bàn all in one.


Các thiết bị phục vụ cho quốc phòng.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác khoa học kỹ thuật, Viettel cũng đã trưng bày nhiều sản phẩm smartphone "Made by Viettel" với giá chỉ khoảng trên dưới 3 triệu đồng/chiếc.
Ngoài các sản phẩm trên, Viettel còn trưng bày các sản phẩm phục vụ cho thông tin quân sự và máy tính all in one.

ICTNews
0

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Chủ tịch Ngân hàng Hoa Kỳ mang 1,5 tỉ USD tới Việt Nam

7/2/12-Mục đích chuyến đi của Chủ tịch Ngân Hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ đến Việt Nam nhằm thúc việc cấp tín dụng trị giá gần 1.5 tỉ USD dành cho các dự án hạ tầng trọng điểm.

Ngày 6/2 tại TPHCM, ông Fred P. Hochberg, Chủ tịch Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-lm Bank) đã có buổi họp báo công bố chuyến công tác nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại và cơ hội hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tháp tùng còn có Bà Patricia Loui, Giám đốc Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ và các quan chức cấp cao.

Theo ông Fred P. Hochberg, trong năm 2011, Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ chấp thuận hạn mức tín dụng trị giá 1 tỉ USD cho Việt nam. Tuy nhiên, hạn mức gần 1,5 tỉ USD dành cho các dự án trọng điểm đang được thảo luận, trong đó có các dự án về vệ tinh, nhiệt điện và năng lượng tái tạo.

Việc hỗ trợ tín dụng này là nhằm thực hiện hai biên bản ghi nhớ với kinh phí lên đến 1.5 tỉ USD được ký năm 2010 giữa Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ và Ngân hàng Phát triển Việt Nam và năm 2011 giữa Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ và Bộ Công Thương Việt Nam.


Ông Fred P. Hochberg, Chủ tịch Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ. (Ảnh: Thúy Quỳnh)

Các bản ghi nhớ yêu cầu hỗ trợ xuất khẩu Hoa Kỳ sang Việt Nam trong các lĩnh vực trọng điểm như hàng không, điện lực và phát triển dầu khí. Ngoài các dự án này, Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ cũng hy vọng có thể cung cấp thêm hỗ trợ tín dụng trị giá 500 triệu USD trong tương lai.

"Chúng tôi đến đây để bắt tay làm việc và hoàn tất thương vụ...Hạ tầng cơ sở của Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng và tôi muốn đảm bảo là các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao của Hoa Kỳ có thể được sử dụng trong các dự án này." - ông Hochberg phát biểu.

Theo lịch trình, ông Hochberg sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam & Tổng công ty Truyền Tải Điện Quốc Gia và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Việt Nam là một trong 9 thị trường trọng điểm (các thị trường khác là Bra-xin, Colombia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nigeria, Ấn Độ và Indonesia); hiện Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ đang hỗ trợ tín dụng cho Việt Nam là 175.8 triệu USD

Châu Á là thị trường khu vực lớn nhất của Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ, chiếm gần ¼ ngân sách của Ngân hàng này. Năm ngoái, Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ cung cấp gần 7 tỉ USD hỗ trợ tín dụng trong khu vực.

http://vef.vn/2012-02-07-chu-tich-ngan-hang-hoa-ky-mang-1-5-ti-usd-toi-viet-nam
0

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Trung Quốc, “cọc bám” hay “cá gỗ”?

(Vneconomy-11/01/2012) Trong khi tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều với Trung Quốc đều tăng mạnh trong năm 2011, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu tới 12 tỷ USD.


“Các dự báo hiện nay cho rằng đáy khủng hoảng là 2012, nhưng đó là khi kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái kép và khu vực đồng Euro không đổ vỡ”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành lưu ý như vậy.

Hàng loạt bài phát biểu của nhiều diễn giả tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức tại Hà Nội ngày 10/1, cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu năm nay đầy những bất ổn, từ suy thoái kinh tế Mỹ chưa dễ vượt qua, đến khủng hoảng nợ công châu Âu có khả năng làm tan rã khối đồng tiền chung Euro…

“Nhưng có một chút điểm sáng”, ông Thành nói. “Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Á vẫn là cực tăng trưởng của thế giới, vẫn là khu vực có hệ thống tài chính tương đối lành mạnh hơn châu Âu, vẫn là khu vực dư thừa tiền, dự trữ ngoại hối của khu vực lên tới 6.500 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3.300 tỷ USD”.

Cho nên, vị chuyên gia đến từ CIEM cho rằng, trong chu kỳ suy giảm kinh tế thế giới này, quốc gia láng giềng phía Bắc là một trong những đối tác có thể trở thành “cọc bám” cho nền kinh tế Việt Nam, và “còn khai thác được”.

Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng cho biết, việc Trung Quốc “hưởng lợi” từ hai cuộc khủng hoảng 1997 và 2009 để vươn lên vị thế quốc gia số 2 về kinh tế ngay trong năm 2010, trước dự kiến khoảng 10 năm, đưa đến nhiều đoán định rằng quốc gia này có thể lại vẫn đối phó được với suy thoái lần này.

“Thế giới cũng không thể để Trung Quốc thất bại được, bởi vì nếu thất bại thì có thể ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn việc làm tại Mỹ”, ông Mại lập luận thêm. Nhắc lại một kết quả nghiên cứu trước đây, vị này cũng khẳng định rằng, đối tác từ trước tới nay, và về sau của Việt Nam vẫn là Trung Quốc.

Về mặt con số thực tế, ông Thành nhấn mạnh rằng trong năm 2011, góp vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu lên tới 33% so với năm trước đó, hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tăng tới 50%.

Theo con số chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu với quốc gia hơn 1 tỷ dân đã tăng thêm khoảng 3,4 tỷ USD trong 11 tháng năm 2011, lên mức gần 9,7 tỷ USD, thuộc số thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam có mức tăng trưởng cao năm qua.

Tổng cục Thống kê cũng tính toán rằng, xuất khẩu năm 2011 đóng góp 9,62% vào GDP. Với các dự báo đầu tư trong nước tiếp tục giảm, tiêu dùng trừ yếu tố giá đang tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế…, xuất khẩu có thể là điểm tựa cho GDP năm nay hay không chưa thể khẳng định, nhưng cũng đáng quan tâm.

Trong khi đó, một “lý thuyết” lâu nay vẫn cho rằng, nếu duy trì được ổn định vĩ mô trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp sẽ đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Cho nên, con số 3.300 tỷ USD dự trữ của Trung Quốc được nhìn nhận là một cơ hội.

Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Nguyễn Nội thông tin thêm, trong năm nay Trung Quốc có thể sẽ “nhảy lên” trong thứ tự đối tác lớn đầu tư vào Việt Nam, do được cấp chứng nhận đầu tư dự án khủng lên đến gần 2 tỷ USD.

Nhưng, lý thuyết có thể không như thực tế.

Ông Nguyễn Mại cảnh báo, năm 2012 Việt Nam sẽ cùng với 4 nước còn lại trong khu vực ASEAN “mở toang cửa” với Trung Quốc. “Mình chưa mở toang cửa đã tràn ngập hàng Trung Quốc như vậy, đấu thầu thì 80% là nhà thầu Trung Quốc thắng, thương gia Trung Quốc mua nông sản Việt Nam từ trong Nam cho đến ngoài Bắc”, ông nói.

“Đồng tiền Việt Nam được định giá quá cao so với USD, trong khi Nhân dân tệ lại mất giá so với ngoại tệ này, bao nhiêu thì chưa có tính toán chính thức nhưng tương quan như thế làm gì chẳng nhập siêu”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị thế giới Võ Đại Lược lưu ý thêm.

Một chi tiết liên quan được báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013” đề cập. Đó là theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến tháng 9/2011, chỉ số tỷ giá thực song phương giữa VND và USD đạt 78,8. Cơ quan này cho rằng, đồng nội tệ đang được định giá cao hơn 21,2% so với bạc xanh.

Ông Mại cũng lưu ý rằng, trong khi tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều với Trung Quốc đều tăng mạnh trong năm 2011, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu tới 12 tỷ USD, lớn hơn mức nhập siêu của cả nước cùng năm chỉ khoảng 9,5 tỷ USD.

Và khi nhập siêu lớn hơn, đóng góp của ngoại thương vào tăng trưởng sẽ giảm. Kéo theo đó là rủi ro tỷ giá xuất hiện, là tiêu dùng tiết kiệm của quốc gia khác dẫn đến vay nợ nhiều hơn… Suy luận theo lý thuyết cho kết quả như vậy.

Nhưng đáng chú ý hơn là 3.300 tỷ USD dự trữ của Trung Quốc có thể chỉ là “cá gỗ”. Ông Nội lưu ý rằng, nếu loại trừ dự án điện gần 2 tỷ USD nói trên, đầu tư của Trung Quốc chưa vào nhiều. Nhìn về triển vọng đầu tư ở phía trước, vị nọ nói thẳng: “Tôi chưa nhìn thấy cơ hội rõ ràng”.

Hơn 86 triệu dân với thói quen tiêu dùng từ hàng “xịn” đẳng cấp thế giới đến đồ rẻ tiền, trong quan điểm của ông Nội, có thể không nằm trong lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư bên kia biên giới.

“Bây giờ, giao thương thuận lợi nên nhà sản xuất Trung Quốc hoàn toàn có thể bán rẻ vào Việt Nam, không những thế còn xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nữa, tránh thuế”, ông Nội nói. “Để vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc không nhất thiết phải sản xuất ở trong nước”.
0

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Việt Nam không chọn mục tiêu tăng trưởng cao

(TNO-07/12/2011) Việt Nam cần có những bước đi khẩn trương trong tái cấu trúc nền kinh tế đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư công, tài chính - ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nguy cơ khủng hoảng hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có những hành động kịp thời.

Đây là một trong số những cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam với chủ đề “Thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo”, diễn ra hôm 6.12 tại Hà Nội.

Theo Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa, cuộc khủng hoảng tại châu Âu và sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm tới không có nhiều triển vọng và vì thế VN cũng phải đối mặt với một môi trường bên ngoài khá khó khăn trong 2012 và những năm sau đó. Điều quan trọng VN cần có là ý chí chính trị mạnh mẽ để nhanh chóng cụ thể hóa việc tái cơ cấu này và thúc đẩy việc thực thi một cách đáng tin cậy.

Đánh giá cao những thành tựu về ổn định và cải cách kinh tế của VN nhưng ông Sanjay Kalra, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cần tập trung xây dựng lòng tin vào tiền đồng và kỳ vọng lạm phát thấp hơn... Đại diện IMF cũng nhấn mạnh việc cải cách DNNN ở Việt Nam là rất quan trọng để giảm rủi ro cho nền kinh tế và tăng trưởng dài hạn.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong năm 2012 Việt Nam không lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao mà tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP ở mức 6% (tương đương 2011) để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng nói rằng, năm 2012, Việt Nam có khả năng kiểm soát lạm phát ở khoảng 9%. Lãi suất tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng giảm cùng với việc giảm CPI.

Kết thúc Hội nghị CG chiều 6.12, tổng số vốn ODA mà các nước và tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2012 được công bố là 7,386 tỉ USD, thấp hơn so với mức 7,9 tỉ USD của 2010. Riêng Nhật Bản cung cấp 1,9 tỉ USD.

Nguyên Phong
0