Các chuyên viên xây dựng Trung Quốc đã hoàn thành lắp đặt đoạn cuối cùng của tuyến đường sắt Yuisi-Mentszy ở tỉnh Vân Nam phía Tây nam Trung Quốc. Đoạn đường này sẽ trở thành một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á nối liền các nước ASEAN.
Công trình xây dựng tiêu tốn tới 4,5 tỷ nhân dân tệ (707 triệu USD) do con đường trải ra ở vùng địa hình phức tạp. Tại cung đường cây số 141, đường sắt chạy qua 35 hầm và 61 cầu. Phía Trung Quốc tuyên bố khoản chi phí đầu tư như vậy là xứng đáng. Theo Thứ trưởng Bộ Đường sắt Lu Dunphu, tuyến đường sắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vùng Tây Nam Trung Quốc, giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội trong khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số.
Trong khi đó, giới chuyên viên cho rằng, động lực chính của công trình chính trên là Trung Quốc mong muốn tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực Đông Nam Á. Phần tham gia của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt chỉ là một trong nhiều đề án mà Bắc Kinh thực hiện những năm gần đây trong khuôn khổ hợp tác với ASEAN. Sau khi khai thông tất cả các phần của tuyến đường sắt Xuyên Á, đi từ thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam đến Singapore chỉ mất 10 giờ. Hiện tại đi xe lửa từ Singapore sang thủ đô Viêng Chăn của Lào mất 3 ngày đêm. Từ Viêng Chăn đến Côn Minh hiện chưa có đường sắt, nhưng không nghi ngờ gì, cung đường này rồi sẽ được lắp đặt. Tất nhiên là với sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Chuyên viên của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm khoa học Nga), Giáo sư Evgeni Kanaev, nhận xét: “Trung Quốc đang tích cực bỏ vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Những đề án này mang cả tính quốc tế. Tuy nhiên, điều có thể thành cái bẫy chiến lược đối với các quốc gia Đông Nam Á là chuyện Trung Quốc sẽ ràng buộc các quốc gia này, không chỉ vào nhau, mà còn vào các tỉnh Vân Nam và khu tự trị Choang-Quảng Tây của Trung Quốc".
Theo nhận định của các chuyên viên, tỉnh Vân Nam đảm nhận vai trò chính trong khuôn khổ chiến lược thiết lập “bàn đạp Trung Quốc” tại khu vực. Thực chất của nó là ở chỗ, sau khi hình thành các hành lang giao thông và cơ sở hạ tầng khác, sẽ phát huy tác dụng khiến sự hiệp lực hội nhập của các nước Đông Nam Á xoay theo quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Công cụ cơ bản chính là tuyến đường sắt Côn Minh-Singapore, đã khởi đầu vào mùa thu 2011. Mặt khác, khu tự trị Choang-Quảng Tây chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược “một trục-hai cánh”. Trục là hành lang kinh tế từ thành phố Nam Ninh đến Việt Nam, Lào và Thái Lan, còn cánh là khu vực hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ và khu vực Tiểu vùng Mê Công rộng lớn.
Các nước thành viên ASEAN hẳn sẽ chào đón viễn cảnh đó nếu không có hai yếu tố. Thứ nhất, vùng địa bàn tiềm năng thịnh vượng này là Bắc Kinh muốn tạo ra cho riêng mình. Chỉ cần nhớ lại đề nghị sử dụng đồng nhân dân tệ như phương tiện thanh toán thương mại với các nước Đông Nam Á, mà Bắc Kinh tuyên bố rất thường xuyên. Như vậy sẽ mở rộng sự tham gia của Trung Quốc trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tài chính trong khu vực. Sự tràn ngập hàng giá rẻ của Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất bản địa lo sợ, và tác động từ việc chuyển nền sản xuất công nghiệp với nhiều độc hại của Trung Quốc đến Đông Nam Á sẽ là một đòn giáng hết sức nghiêm trọng vào toàn bộ bối cảnh môi trường-sinh thái trên vùng đất này.
Thứ hai, sự ràng buộc khiến kinh tế Đông Dương lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn so với những mối liên hệ trong nội khối ASEAN. Như vậy, sẽ đưa ra lời thách đố với các đề án của ASEAN về sự hội nhập của các quốc gia thành viên thành tổ hợp kinh tế thống nhất. Như nhận xét của hàng loạt nhà nghiên cứu chính trị học trong khu vực, Bắc Kinh đang ráo riết theo đuổi mục tiêu thiết lập trong khu vực Đông Nam Á một mô hình của riêng mình về hội nhập, như đối trọng với ASEAN. Xu thế này có thể sẽ còn tăng cường hơn nữa, vì rằng giai đoạn 2012-2014, chủ tọa ASEAN sẽ là Campuchia và Myanmar, - hai nước đang phát triển hợp tác với Trung Quốc chính qua những dự án cơ sở hạ tầng.
Về an ninh, điều các chuyên gia không thể không nghĩ tới là với tuyến đường sắt Xuyên Á nối Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á qua Bán đảo Đông Dương, Thái Lan và Myanmar, Trung Quốc có thể tiếp cận các nước chung biên giới trong thời gian rất ngắn từ các trung tâm kinh tế ở phía Nam, Tây Nam. Cơ sở hạ tầng là con dao hai lưỡi. Một lưỡi ăn vào kinh tế, một lưỡi ăn vào an ninh. Người Nga đã từng lên tiếng cảnh báo về cơ sở hạ tầng hiện đại với các tuyến đường sắt cao tốc đã áp sát vùng Viễn Đông Siberia tạo nên các thách thức an ninh với Nga./.
Nguồn: Tin Kinh Tế
Nói tóm lại, bây giờ, những công trình trọng điểm không nên cho nhà thầu TQ nhúng tay vào, thứ nhất là chất lượng không ra gì, thứ 2 là mang tính chất chiến lược cho nhà nước chúng nó, nên chăng chỉ cho chúng nó đi đào ao và đóng gạch thôi
Trả lờiXóa