Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại Châu Á do dầu mỏ

Thứ sáu, ngày 6/1/2012 - TTXVN (Ốttaoa 2/1)

Mạng tin “Nghiên cứu toàn cầu” mới đây đăng bài phân tích nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới tại châu Á, với việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đe dọa Trung Quốc của Giáo sư Michael T. Klare, chuyên nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới tại trường Cao đẳng Hampshire, với nội dung sau:

Khi đề cập đến chính sách Trung Quốc, liệu có phải Chính quyền Obama vừa “tránh vỏ dưa lại gặp ngay vỏ dừa?” Trong một nỗ lực nhằm “lật sang trang” hai cuộc chiến tranh thảm họa tại Trung Đông là cuộc chiến Irắc và Ápganixtan, Mỹ có thể lại đang bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á, bởi vì họ lại một lần nữa xem dầu mỏ là chìa khóa của uy thế toàn cầu.


Chính sách mới này được chính ông Obama đề cập vào ngày 17/11, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Ôxtrâylia, trong đó ông đã vạch ra một viễn cảnh địa chính trị táo bạo và cực kỳ nguy hiểm. Thay vì tập trung vào khu vực Trung Đông như trong thập kỷ qua, Mỹ hiện sẽ tập trung sức mạnh của mình tại châu Á và Thái Bình Dương. Ông Obama đã tuyên bố tại Canbơrơ: “Đường hướng của tôi là rõ ràng. Khi chính phủ lập kế hoạch và hoạch định ngân sách cho tương lai, Nhà Trắng sẽ đành những nguồn lực cần thiết để duy trì sự có mặt quân sự mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực này”. Mặc dù các quan chức Chính phủ Mỹ khăng khăng cho rằng chính sách mới này không nhằm trực diện vào Trung Quốc, nhưng hàm ý khá rõ ràng: từ nay trở đi, trọng tâm cơ bản của chiến lược quận sự Mỹ sẽ không phải là chống khủng bố, mà là kiềm chế quốc gia đang hưng thịnh kinh tế này, dù với bất kỳ nguy cơ hoặc mức phí tổn nào.

Trọng tâm mới của trái đất

Các quan chức hàng đầu Mỹ khẳng định sự nhấn mạnh mới vào châu Á và kiềm chế Trung Quốc là cần thiết bởi vì khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện là “trọng tâm” của hoạt động kinh tế thế giới. Luận cứ này cho rằng, trong khi Mỹ đang bị sa lầy tại Irắc và Ápganixtan, Trung Quốc đã dành nhiều thời gian để mở rộng ảnh hưởng của họ trong khu vực. Lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thử 2 kết thúc, Mỹ không còn là quốc gia chi phối kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ muốn giữ được danh hiệu là siêu cường của thế giới, họ phải khôi phục vị trí hàng đầu trong khu vực này và giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong những thập kỷ tới, không có mục tiêu chính sách đối ngoại nào quan trọng hơn chính sách này.

Để phù hợp với chiến lược mới này, Chính phủ Mỹ đang có một loạt các động thái nhằm tăng cường sức mạnh của Mỹ tại châu Á, và đẩy Trung Quốc vào thế phòng ngự. Những động thái này bao gồm quyết định triển khai, ban đầu là 250 lính thủy đánh bộ Mỹ, sau này có thể tăng lên tới 2.500 người, tại một căn cứ không quân của Ôxtrâylia tại Darwin, và thực hiện “Tuyên, bố Manila” ngày 18/11, cam kết thắt chặt các quan hệ quân sự của Mỹ với Philíppin. Đồng thời, Nhà Trắng cũng tuyên bố bán 24 máy bay chiến đấu F-16 cho Inđônêxia, và. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Mianma, một đồng minh lâu nay của Trung Quốc, chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới Mianma trong 56 năm qua. Bà Clinton cũng nói về việc tăng cường những quan hệ ngoại giao và quân sự với Xinhgapo, Thái Lan và Việt Nam, những quốc gia nằm xung quanh Trung Quốc hoặc giám sát các tuyến đường thương mại chủ chốt mà Trung Quốc đang phụ thuộc cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu các mặt hàng chế tạo.

Theo mô tả của các quan chức Chính phủ Mỹ, những hành động như vậy nhằm để tối đa hóa những lợi thế của Mỹ trong lĩnh vực ngoại giao và quân sự tại thời điểm Trung Quốc đang chi phối lĩnh vực kinh tế của khu vực châu Á. Trong một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại, bà Clinton đã cho rằng một nước Mỹ suy yếu kinh tế không còn hy vọng chiếm ưu thế đồng thời tại nhiều khu vực. Mỹ phải lựa chọn các chiến trường của mình một cách thận trọng và triển khai những tài sản hạn chế của họ, hầu hết có bản chất quân sự, để tối đa hóa ưu thế. Xét tới vị trí trung tâm chiến lược của châu Á đối với quyền lực toàn cầu Mỹ sẽ tập trung các nguồn lực tại châu Á. Bà Clinton viết: “Trong 10 năm qua, Mỹ đã dành các nguồn lực khống lồ tại Irắc và Ápganixtan, Trong 10 năm tới Mỹ cần phải suy tính thông minh và có hệ thống về việc nên đầu tư thời gian và năng lượng vào đâu để Mỹ ở vị thế tốt nhất có thể duy trì vai trò lãnh đạo và đảm bảo các lợi ích của mình… Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là tăng cường đầu tư cả về ngoại giao, kinh tế lẫn chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Một suy nghĩ như vậy, với trọng tâm quân sự rõ ràng, dường như là một động thái khiêu khích nguy hiểm. Những biện pháp dẫn đến tăng cường sự có mặt quân sự tại các vùng biển giáp giới với Trung Quốc và tăng cường các quan hệ quân sự với những nước láng giềng của Trung Quốc, chắc chắn sẽ rung lên hồi chuông báo động tại Bắc Kinh và củng cố cho những người ủng hộ một phản ứng tích cực và quân sự hóa hơn đối với sự xâm nhập của Mỹ trong giới cầm quyền tại Bắc Kinh. Cho dù phản ứng của Trung Quôc nằm dưới hình thức nào, cũng có một điều chắc chắn rằng ban lãnh đạo của cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không để cho họ trông có vẻ yếu ớt và không quyêt đoán trước việc Mỹ đang xây dựng một vành đai bao vây nước họ. Điều đó có nghĩa là Mỹ đang bắt đầu gieo hạt giống của một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á trong năm 2011.

Sự tăng cường quân sự của Mỹ và tiềm năng giáng trả mạnh mẽ của Trung Quốc là đề tài thảo luận trên báo chí Mỹ và châu Á. Nhưng có một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến mới phôi thai này hoàn toàn không được người ta chú ý: mức độ mà một phân tích mới về phương trình năng lượng toàn cầu, tiết lộ những tổn thương tăng lên của phía Trung Quốc và những lợi thế mới đối với Oasinhtơn, ảnh hưởng đến những động thái đột ngột trên của Chính phủ Mỹ.

Phương trình năng lượng mới

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ nhập khẩu, trong đó phần lớn từ Trung Đông và châu Phi, trong khi Trung Quốc hầu như có khả năng tự đáp ứng nhu cầu dầu mỏ. Năm 2001, Mỹ tiêu thụ 19,6 triệu thùng dầu/ngày, trong khi bản thân chỉ sản xuât được 9 triệu thùng. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài để bù khoản thiếu hụt 10,6 triệu thùng/ngày là một mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Oasinhtơn, Mỹ đã phản ứng bằng cách thiết lập các mối quan hệ gần gũi và quân sự hóa với các nước sản xuất dầu mỏ tại Trung Đông và thỉnh thoảng gây chiến để đảm bảo sự an toàn của các dây chuyền cung cấp của Mỹ.

Mặt khác, năm 2001, Trung Quốc chỉ tiêu thụ 5 triệu thùng dầu/ngày, với sản lượng trong nước khoảng 3,3 triệu thùng/ngày và chỉ cần nhập khẩu 1,7 triệu thùng. Những con số này khiến ban lãnh đạo Trung Quốc ít quan ngại hơn về sự đáng tin cậy của các nhà cung cấp dầu mỏ nước ngoài của họ, và do vậy Trung Quốc không cần phải bắt chước kiểu chính sách đối ngoại phức tạp lâu nay của Mỹ.

Giờ đây, Chính quyền Obama kết luận rằng bàn cờ đang bắt đầu thay đổi. Do nền kinh tế hưng thịnh của Trung Quốc và sự nổi lên của một tầng lớp trung lưu lớn và ngày càng nhiều, mức tiêu thụ-dầu mỏ của Trung Quốc đang bùng nổ. Theo những dự báo mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, mưc tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035, so với mức 7,8 triệu thùng/ngày của năm 2008. Nhưng sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc chỉ tăng từ mức 4 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 5,3 triệu thùng/ngày vào năm 2035 Do vậy, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 3,8 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 11,6 triệu thùng/ngày vào năm 2035, còn cao hơn mức dầu nhập khẩu của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ có thể hy vọng tình hình năng lượng được cải thiện. Nhờ việc tăng cường khai thác tại các khu vực dầu mỏ mới của Mỹ, trong đó có vùng biển Bắc cực tại ngoài khơi Alaska, vùng nước sâu tại Vịnh Mêhicô, các mỏ dầu đá phiến tại Montana, Bắc Dakota và Texas, lượng nhập khẩu dầu mỏ tương lai của Mỹ có thể sẽ giảm, cho dù mức tiêu thụ năng lượng có tăng lên. Thêm vảo đó, sản lượng dầu mỏ dường như sẽ tăng lên ở Tây bán cầu nhiều hơn ở Trung Đông và châu Phi, lại một lần nữa nhờ khai thác dầu tại những địa điểm khó khăn như dầu cát tại Canada, các mỏ dầu nằm sâu dưới Đại Tây Dương của Braxin và các khu vực giàu năng lượng ngày càng yên bình tại Colombia trước đây bị chiến tranh tàn phá, Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng tổng cộng của Mỹ, Canada và Braxin dự kiến sẽ tăng thêm 10,6 triệu thùng/ngày trong các năm từ 2009 đến 2035, mức tăng mạnh trong bối cảnh sản lượng dầu tại hầu hết các nơi trên thế giới được dự báo sẽ giảm.

Từ khía cạnh địa chính trị, tất cả những điều trên dường như đang tạo một lợi thế thực sự cho Mỹ, trong khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những sự kiện xảy ra ở bên trong hoặc dọc các tuyến đường biển, và các vùng đất xa xôi. Điều đó có nghĩa là Mỹ có khả năng dự tính việc dần nới lỏng những mối quan hệ quân sự và chính trị với các nước dầu mỏ Trung Đông, từng chi phối chính sách đổi ngoại của Mỹ trong một thời gian quá dài và đã dẫn đến các cuộc chiến tranh tàn phá và tốn kém. Quả thực, như Tổng, thống Obama đã nói ở Canbơrơ, Mỹ hiện bắt đầu tập trung trở lại các khả năng quân sự của họ tại nơi khác, ông Obama nói: “Sau một thập kỷ với 2 cuộc chiến tranh quá tốn kém, Mỹ hiện chuyển sự chú ý sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Đối với Trung Quốc, tất cả những điều này nói đến sự suy yếu chiến lược tiềm tàng. Mặc dù phần nào dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường bộ, thông qua những đường ống dẫn dầu từ Cadắcxtan và Nga, đa số lượng dầu nhập khẩu của họ được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh qua các tuyến đường biển do Hải quân Mỹ khống chế. Quả thực, hầu như mọi tàu chở dầu sang Trung Quốc đều phải đi qua Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), vùng biển mà Chính quyền Obama hiện đang tìm cách đặt dưới một sự kiểm soát hải quân hiệu quả.

Bằng việc giành được sự chi phối hải quân tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, Chính quyền Obama rõ ràng muốn giành được ưu thế năng lượng của thế kỷ 21, tương đương sự hăm dọa hạt nhân trong thế kỷ 20. Chính sách này ngụ ý rằng Bắc Kinh đừng đẩy Mỹ quá xa, nếu không Mỹ sẽ buộc nền kinh tế của Trung Quốc phải quỳ gối bằng việc phong tỏa các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của Bắc Kinh. Tất nhiên là điều này sẽ không bao giờ được nói công khai, nhưng người ta nhận thức được rằng các quan chức cao cấp Mỹ đang suy nghĩ theo hướng đó và có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cực kỳ quan ngại về nguy cơ này, ví dụ như Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng các đường ống tốn kém qua toàn bộ châu Á, tới khu vực lòng chảo Biển Caxpi.

Khi bản chất ngầm này của kế hoạch chiến lược mới của Obama ngày càng trở nên rõ ràng hơn, chắc chắn là ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những biện pháp để đảm bảo sự an toàn của các phao cứu sinh năng lượng của Trung Quốc. Chắc chắn trong số những động thái này sẽ có những động thái kinh tế và ngoại giao, ví dụ như bao gồm cả những nỗ lực nhằm ve vãn các nước khu vực như Việt Nam và Inđônêxia, cũng như các nước cung cấp dầu mỏ lớn như Ănggôla, Nigiêria và Arập Xêút. Nhưng các động thái khác sẽ mang bản chất quân sự. Việc tăng cường sức mạnh cho hải quân Trung Quốc, hiện vẫn nhỏ và lạc hậu so với các hạm đội của Mỹ và các đồng minh chính, dường như không tránh khỏi. Tương tự như vậy, các mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga, cũng như các nước Trung Á (Cadắcxtan, Cưrơgưxtan, Tátgikixtan và Udơbêkixtan), thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), là chắc chắn.

Thêm vào đó, Mỹ hiện đang châm ngòi cho sự khởi đầu một cuộc chạy đua vũ trang kiểu Chiến tranh lạnh tại châu Á, mà về lâu dài, không nước nào đủ sức theo đuổi. Tất cả những điều này dường như đang dẫn đến quan hệ căng thẳng hơn và sự nguy hiểm từ các vụ việc tương lai có liên quan đến các tàu của Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh của họ. Những rủi ro và phí tổn tiềm tàng của một chính sách quân sự trên hết như vậy nhằm vào Bắc Kinh chắc chắn sẽ không hạn chế tại châu Á. Nhằm thúc đẩy khả năng tăng sản lượng năng lượng tại Mỹ, Chính quyền Obama hiện đã phê chuẩn các kỹ thuật khai thác khoan ở Bắc cực, khoan ở khu vực nước sâu, chắc chăn sẽ dẫn đến các thảm họa môi trường ở trong nước. Sự ngày càng phụ thuộc vào dầu cát của Canada sẽ dẫn đến mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên. Tất cả những điều này đang đảm bảo rằng chúng ta sẽ sống trong một thế giới nguy hiểm hơn. Mong muốn chuyển sự chú ý từ các cuộc chiến tranh tại Trung Đông để đổi phó với những vấn đề lớn đang âm ỉ tại châu Á là có thể hiểu được, nhưng việc lựa chọn một chiến lược, nhấn mạnh đến như vậy vào sự chi phối và khiêu khích quân sự chắc chắn sẽ dẫn đến một phản ứng tương tự. Đó không phải là con đường khôn ngoan để đi tới, và về lâu dài sẽ thúc đẩy những lợi ích của Mỹ tại thời điểm khi sự hợp tác kinh tế toàn cầu là quan trọng. Việc hy sinh môi trường để đạt được sự độc lập năng lượng lớn hơn cũng vậy.

Một cuộc chiến tranh lạnh mới tại châu Á và một chính sách năng lượng bất chấp môi trường ở Tây bán cầu có thể gây nguy hiểm cho trái đất: mầm mống chết người của cuộc chiến này phải được xem xét trước khi các bên rơi vào đối đầu và thảm họa môi trướng trở nên không tránh khỏi. Người ta không cần là nhà tiên tri cũng biết rằng đó không phải là định nghĩa về một nguyên thủ tốt, mà là một sự điên rồ./.
0

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc nếu Miến Điện gần gũi hơn với Việt Nam, Hoa Kỳ?

(Vibay-30/11/2011) Một quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc yêu mến quan hệ hữu nghị với Miến Điện (Myanmar), mặc dù có những thay đổi lớn trong khu vực.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar chiều 14/11/2011 tại Hà Nội.

Trong nhiều thập kỷ, mỗi lần Tổng tư lệnh Quân đội Miến Điện (hay Tổng tư lệnh các lực lượng quốc phòng/ vũ trang Miến Điện) được bổ nhiệm, như kim chỉ nam, ông sẽ có chuyến đi nước ngoài đầu tiên là đến Bắc Kinh, đất nước của bức tường thành, đồng minh ngoại giao và kinh tế lâu năm.

Tuy nhiên, Tướng Min Aung Hlaing (hiện đang trên một chuyến viếng thăm Trung Quốc), lại bận rộn ở một nơi khác trước khi ông đến Trung Quốc. Đầu tháng này, ông đã nói chuyện với đặc phái viên Mỹ ở Miến Điện Derek Mitchell. Sau đó, ông đã đến Việt Nam. Ông sẽ trở về nhà vào cuối tuần này khi Hillary Clinton có chuyến thăm đầu tiên đến đất nước ông.

Thực tế là Tướng Hlaing đã chọn Việt Nam, một người hàng xóm gần và đang xây dựng mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Washington và không bí mật trong căng thẳng với Trung Quốc về tham vọng khu vực của Bắc Kinh, việc này được chú ý tại Bắc Kinh.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh Hlaing đến Bắc Kinh với một lời nhắc nhở rằng tình hữu nghị giữa hai nước đã "phải chịu đựng sự thử thách của thời gian thông qua các thay đổi quốc tế đột ngột."

Miến Điện xuất hiện ở giữa của sự thay đổi như vậy, khi chính phủ mới trên danh nghĩa dân sự đã giải phóng các tù nhân chính trị, dân tộc thiểu số để kết thúc bạo lực, và mở cuộc hội đàm với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.

Trung Quốc đã ảnh hưởng đến cuộc sống ở Miến Điện, cai trị bởi chế độ độc tài quân sự từ năm 1962 và đặc biệt là bị cô lập kể từ khi hầu hết các quốc gia áp đặt biện pháp trừng phạt sau khi chính phủ nước này đàn áp dã man một cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ vào năm 1988.

Bây giờ chúng tôi muốn có một mối quan hệ thường xuyên "với Hoa Kỳ, Shwe Mann, người phát biểu mạnh mẽ của quốc hội Miến Điện và là cựu thành viên của chính quyền quân sự nói với các phóng viên hôm thứ Sáu tuần trước (25/11/2011).

Chính sách nước ngoài của chính phủ sẽ dựa vào "chung sống hòa bình với các dân tộc," ông Mann, nhấn mạnh rằng Myanmar là của chính phủ chính thức "không có lý do để có mối quan hệ tồi tệ hơn giữa Myanmar và Trung Quốc khi mối quan hệ giữa Myanmar và Mỹ được tốt hơn."

Một chính sách như vậy sẽ đánh dấu sự quay trở lại lập trường trung lập truyền thống của Miến Điện, một cách tiếp cận dễ hiểu cho vị trí địa lý nhạy cảm của đất nước này, nằm vắt giữa hai gã khổng lồ của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc, và bên cạnh Thái Lan, một đồng minh mạnh mẽ của Mỹ.

Kể từ khi lệnh trừng phạt quốc tế làm cô lập đất nước, chính phủ Miến Điện đã có lựa chọn phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại, vũ khí, và hỗ trợ ngoại giao tại Liên hợp quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc, tư nhân và nhà nước, đã đổ $ 12,3 tỷ USD vào Miến Điện, và hàng trăm ngàn người Trung Quốc đã định cư tại Miến Điện.

Đã có dấu hiệu kho các tướng quân đội không hài lòng với tình trạng này. Bây giờ chính phủ mới, chủ yếu do các cựu lãnh đạo quân sự cấp cao không mặc đồng phục quân sự cho phù hợp với chính phủ dân sự, đã từng bước rời xa Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất là quyết định cuối cùng để tạm đình chỉ dự án xây dựng đập Myitsone do Trung Quốc tài trợ ở miền Bắc Miến Điện. Nguồn điện được tạo ra bởi đập Myitsone, 90% là được xuất sang Trung Quốc.

Mặc dù các nhà chức trách Miến Điện mới xuất hiện quan tâm để định hướng lại chính sách đối ngoại của đất nước, vài nhà quan sát hy vọng họ chấm dứt quan hệ với các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và có ảnh hưởng của họ. Thay vào đó, họ sẽ "đi trên dây" giữa Washington và Bắc Kinh.

"Sẽ là mất trí để suy nghĩ rằng Miến Điện cần chọn một trong hai", Giáo sư sử nổi tiếng của Miến Điện Thant Myint-U gần đây đã nói với Irawaddy, một tờ báo trực tuyến độc lập của một nhóm lưu vong Miến Điện. "Miến Điện là quốc gia cuối cùng có thể có đủ khả năng để có quan hệ xấu với Mỹ hay Trung Quốc."

Như nhiều người đã nói: "Trung Quốc càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít ảnh hưởng" - trái ngược so với Hoa Kỳ.

Theo Global News Blog.


Video: H. Clinton đến Myanmar

0

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Biển Đông có bao nhiêu dầu hỏa ?

(Vibay- 14/11/11) Biển Đông có thể chứa 213 tỷ thùng dầu, khoảng 80% dự trữ của Ả-rập Saudi, do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ trích dẫn một nghiên cứu của Trung Quốc trong năm 2008. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với hầu hết biển Đông, bao gồm các lô Exxon Mobil Corp Việt Nam và OAO Gazprom của Nga đang khai thác.


Tranh chấp làm căng thẳng mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và những căng thẳng tăng trong năm nay khi Việt Nam cho biết tàu khảo sát dầu bị quấy nhiễu bởi tàu của Trung Quốc. Tình trạng căng thẳng đe dọa an ninh hàng hải tại một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh hai ngày của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Honolulu bắt đầu từ ngày 13/11.

"Trung Quốc là con voi trong phòng vào lúc này, do đó, bạn không thể bỏ qua nó," ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Kinh tế Trung Quốc đọc lập tại Đại học Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến. "Các quốc gia Biển Đông đang chịu áp lực để tìm một cách thiết thực để đối phó với sự hiện diện của nó - không tức giận hay thách thức nó."

Biển Đông nằm phía nam của Trung Quốc đại lục ở phía tây của Thái Bình Dương, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quốc gia rất rộng lớn. Điều này chủ yếu dựa trên một bản đồ lịch sử trước khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân năm 1949. Có hàng trăm hòn đảo nhiều tranh chấp.

Tranh chấp Việt-Trung

Lực lượng quân sự Trung Quốc và Việt Nam đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Khu vực, đánh dấu bằng "đường chín chấm" của Trung Quốc để phân định chủ quyền lãnh thổ của nó, mở rộng hàng trăm dặm về phía nam đảo Hải Nam đến vùng biển xích đạo ngoài khơi bờ biển của Borneo, và chồng chéo với các khu vực tuyên bố chủ quyền Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Việt Nam sẽ đề xuất một sáng kiến ​​mới để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông tại một cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tuần tới. Thư ký Ngoại giao Albert del Rosario, ngày 26 tháng 10, Tổng thống Benigno Aquino cũng sẽ gặp gỡ với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Manila tháng này và thảo luận về an ninh hàng hải với Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali vào ngày 18 tháng 11, del Rosario, ngày 9 tháng 11.

Hoa Kỳ làm Trung Quốc giận dữ trong năm 2010 khi Hilary Clinton, nói tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Hà Nội, rằng giải quyết các tuyên bố tranh chấp trong vùng biển Đông là "một ưu tiên ngoại giao hàng đầu". Điều đó đã thu hút những lời chỉ trích từ Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông nói quốc tế hóa sự việc "chỉ có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn và khó khăn hơn để giải quyết."

An ninh liên minh

"Có những thách thức phải đối mặt với khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm cho khu vực này yêu cầu phải có lãnh đạo của Mỹ, bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông để chống lại các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên và các hoạt động phổ biến hạt nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân bằng", Bà Clinton nói ở Honolulu ngày hôm qua.

Mỹ đã liên minh an ninh lâu dài với các nước như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Việt Nam nhằm mục đích để tăng cường, và phải đối mặt với một hành động cân bằng khi nó tìm cách làm sâu sắc hơn hội nhập khu vực. Các quốc gia như Philippines và Việt Nam đồng thời thu hút thương mại từ Trung Quốc trong khi quan tâm đến những gì họ xem xét như là sự quyết đoán của Trung Quốc. Mỹ, tương tự như vậy, coi Trung Quốc vừa là hai đối tác vừa là đối thủ.

Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu ngày 12-13 tháng 11 trước khi đi thăm Úc và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 18-ngày 19 tháng 11.

Phát hiện của Exxon

Exxon, công ty khai thác dầu có giá trị nhất lớn nhất thế giới, đã phát hiện ra dầu và khí đốt trong một lô ngoài khơi Việt Nam, Wall Street Journal báo cáo ngày 25 tháng 10. Các công ty bao gồm Petroliam Nasional Bhd của Malaysia, Gazprom của Nga, Paris-Total SA và Premier Oil Plc có trụ sở tại London cũng đã tìm thấy dầu trong Biển Đông, theo báo cáo.

Trung Quốc cảnh báo các công ty năng lượng nước ngoài thăm dò trong khu vực sau phát hiện của Exxon, Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 31 tháng 10.

Công ty Oil & Natural Gas Corp (ONGC) và PetroVietnam đã ký một hợp đồng ngày ba năm 12/10/11 nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư của các nước trong thăm dò và sản xuất. Cùng ngày, D.K. Sarraf, Giám đốc quản lý của ONGC Videsh Ltd, cho biết công ty có thể tham gia đấu thầu bán đấu giá chín lô ngoài khơi đang được cung cấp bởi Việt Nam sẽ đóng cửa ngày 26 tháng 1.

"Ấn Độ phải rút khỏi, thỏa thuận này là bất hợp pháp", một bài xã luận được công bố trên Nhân Dân Nhật Báo của Đảng CS Trung Quốc ngày 14 tháng 10. "Một khi Ấn Độ và Việt Nam bắt đầu thăm dò, Trung Quốc có thể gửi lực lượng phi quân sự làm phiền công việc của họ, và gây ra tranh chấp hoặc ma sát để ngăn chặn hai nước thăm dò".

Ả-rập Xê-út

Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu được trích dẫn của cơ quan năng lượng Mỹ với 264,5 tỷ thùng dự trữ đã được chứng minh bởi các tổ chức của Ả-rập Xê-út vào cuối năm ngoái, dữ liệu từ Review thống kê của BP trong chương trình năng lượng thế giới.

Các khu vực có thể có 2 triệu tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Đó là hơn năm lần so với 350,8 nghìn tỷ feet khối khí đốt ở Bắc Mỹ, theo BP.

Năm 2010, Hoa Kỳ đánh giá khảo sát địa chất của toàn bộ khu vực Đông Nam Á chưa được khám phá trữ lượng ước tính là 21,6 tỷ thùng dầu và 299 nghìn tỷ feet khối khí đốt, bao gồm cả các mỏ trên bờ.

"Chắc chắn có dầu và khí đốt trong Biển Đông, nhưng không có xác nhận số lượng bao nhiêu cho đến khi khai thác thực tế xảy ra", ông Hooman Peimani, Hiệu trưởng nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia của Viện Năng lượng của Singapore.

Tiêu thụ của Trung Quốc

Trung Quốc vượt Mỹ về tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới năm ngoái, tương đương sử dụng 2,4 tỷ tấn dầu. Tiêu thụ tăng 11,2%, nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới, theo BP.

Công ty Trung Quốc đã công bố khoảng 53 tỷ USD hồ sơ dự thầu khai thác dầu và khí đốt ở nước ngoài kể từ đầu năm ngoái để đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Đối với Việt Nam và Phi Luật Tân, doanh thu và an ninh năng lượng từ nguồn dự trữ hydrocarbon ở nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với Trung Quốc, sự chậm trễ của một độ phân giải cuối cùng của chủ quyền lãnh thổ có thể dẫn đến hậu quả trong dài hạn.

"Thời gian sẽ làm cho Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều, cả về kinh tế và quân sự, và gia tăng cơ hội của mình để lấy một thị phần lớn hơn của chiếc bánh", Lin cho biết. "Chúng ta đều biết khi con voi di chuyển, nó làm rung cả phòng."

Báo cáo của Nick Heath, Rakteem Katakey, Guo Aibing. Với sự hỗ trợ từ Daniel Ten Kate ở Bangkok. Biên tập: Ryan Woo, Amit Prakash, Todd White.

Bloomberg Business Week
0

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Trung Quốc và sự chuyển hướng mới tại Đông Á

(Thụy My RFI - 09/11/11) Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc rất lo sợ trước thái độ của Bắc Kinh. Một số nước như Việt Nam đã tiến gần về phía Hoa Kỳ… Và thế là Trung Quốc phải đối mặt trước bấy nhiêu quốc gia cùng đồng lòng chống lại mình. Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của nước này. Bắc Kinh đã quá tự phụ !
(LND : Xin phép được giới thiệu bài phỏng vấn giáo sư Christopher R.Hughes bằng tiếng Pháp mang tựa đề « Về một sự chuyển hướng mới tại Đông Á » được đăng trên số chuyên đề « Một thế kỷ Trung Hoa » do báo Le Monde vừa phát hành. Giáo sư Christopher R.Hughes đang giảng dạy tại London School of Economics and Political Science, đã từng điều hành Trung tâm Nghiên cứu châu Á của trường từ 2002 đến 2005. Đây là trường đại học danh tiếng ở Anh, trong số các cựu sinh viên và giáo sư của trường đã có đến 16 người đoạt giải Nobel, 35 người trở thành nguyên thủ quốc gia).


Le Monde : Liệu Trung Quốc có một « chiến lược tầm cỡ » đối với phần còn lại của thế giới hay không ?


Christopher R. Hughes : Nhiều người cho rằng Trung Quốc không có « chiến lược tầm cỡ » nào, và tôi luôn ngạc nhiên vì họ lại nghĩ thế. Chắc chắn là Trung Quốc có tầm nhìn dài hạn, và đảng Cộng sản nước này luôn có tư duy chiến lược. Các nhà lãnh đạo trình bày tư duy chiến lược của họ vào mỗi dịp đại hội đảng. Hồ Cẩm Đào đã làm như thế trước đại hội đảng lần thứ 17, vào năm 2007.


Có ba mục tiêu được nêu rõ. Trước hết là vấn đề phát triển kinh tế Trung Quốc, vốn được quan tâm nhiều nhất. Thứ hai là vấn đề thống nhất quốc gia, có liên quan đến Đài Loan. Thứ ba là chống lại bá quyền, từ chối một thế giới đơn cực – trước kia là sự bành trướng của Liên Xô, còn bây giờ là Hoa Kỳ. Cũng là điều thú vị khi các mục tiêu này không hề thay đổi từ nhiều năm qua, trong khi vẫn thích ứng với những biến đổi trên thế giới.


Trong thập niên 80, Trung Quốc còn rất nghèo, nên khuyến khích đầu tư nội địa. Ngày nay thì ngược lại. Kể từ thập niên 90 và với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh cho đến nỗi chưa bao giờ mối quan hệ với thế giới bên ngoài lại chặt chẽ đến thế. Các liên hệ này làm nảy sinh ra các vấn đề khác về chính sách ngoại giao : chính sách cung ứng nguyên vật liệu, chính sách đối với châu Phi, các vấn đề an ninh…


L.M. : Việc gia nhập WTO vào năm 2001 có nằm trong chiến lược này không ?


C.R.H. : Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, đánh dấu quá trình toàn cầu hóa của Trung Quốc. Từ khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã chuyển đổi từ một nền kinh tế công nghiệp nhẹ thành một nền kinh tế công nghiệp nặng. Đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào, và Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới. Tiêu thụ năng lượng ngay lập tức tăng cao, và ngay từ năm 2003, Bắc Kinh bắt đầu gặp vấn đề về nguồn cung năng lượng. Cũng trong giai đoạn này mà các công ty quốc doanh trong lãnh vực năng lượng đạt được quyền lực về chính trị.


Cộng đồng kinh doanh quốc tế thực sự tỉnh thức vào lúc này, vì trước đó họ chưa nhìn ra được các cơ hội làm ăn ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã thảo ra chiến lược « lối ra của Trung Quốc » ngay trước khi gia nhập WTO. Họ biết rằng tiền bạc sẽ tràn ngập, sẽ phải xuất khẩu rất nhiều và đầu tư ra nước ngoài.


L.M. : Theo lý thuyết của nhà chính trị học Mỹ John Mearsheimer, thì quốc gia mạnh nhất trong khu vực trước hết phải tìm cách thống trị khu vực, rồi mới tìm cách thống trị toàn bộ hệ thống quốc tế. Đây có phải là điều mà Trung Quốc đang làm ?


C.R.H. : Đối với Mearsheimer, các Nhà nước không thực sự có chọn lựa, hệ thống quốc tế thúc đẩy họ phải làm như thế. Càng hùng cường hơn thì thì người ta càng phải bảo đảm lợi ích và vòng xoáy ảnh hưởng, dẫn đến những cuộc xung đột không thể tránh khỏi với các cường quốc khác.


Điều này khá đúng, vì nhà cầm quyền Trung Quốc không muốn xung đột, nhất là đối với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình đã hoàn chỉnh chiến lược « tranh thủ thời gian và che giấu năng lực », vẫn đang được áp dụng.


Nhưng, như Mearsheimer đã nói, không phải lúc nào bạn cũng là người quyết định dấn thân vào xung đột. Trung Quốc cảm thấy yếu thế về nguồn cung năng lượng, do vấn đề eo biển Malacca, nên phải củng cố quốc phòng ở đây. Thế nhưng việc bảo vệ một nước này có thể cấu thành mối hăm dọa đối với một nước khác. Khi Mỹ, Nhật hay các nước ASEAN thấy Trung Quốc tăng cường năng lực quốc phòng, họ cảm thấy bị đe dọa. Vì thế dẫn đến tình trạng « tiến thoái lưỡng nan về an ninh » cổ điển, mỗi nước đều lo củng cố sức mạnh quốc phòng của mình.


L.M. : Có thể định ra một mốc thời gian cho sự chuyển biến này không ?


C.R.H. : Cho đến năm 2008, Trung Quốc vẫn theo một chính sách ngoại giao « mềm » mà không tạo ra kẻ thù, và họ đã xoay sở rất giỏi. Nhưng năm 2008 đã làm thay đổi tất cả. Một sự xoay chiều về tâm lý đã diễn ra ở Bắc Kinh, và rất khó duy trì chính sách thực dụng, không đối kháng trên đây. Tại sao lại là năm 2008 ? Có một loạt các sự kiện đã xảy ra.


Vào tháng Ba diễn ra cuộc bầu cử tại Đài Loan, rồi đến cuộc nổi dậy ở Tây Tạng, tiếp theo là sự căng thẳng xung quanh Thế vận hội Bắc Kinh, hành trình rước đuốc Olympic (đã bị phản đối dữ dội tại nhiều nước), làm xuất hiện một thế hệ thanh niên Trung Quốc phẫn nộ. Các thanh niên này chưa hề biết đến vụ thảm sát Thiên An Môn. Họ thấy đất nước họ đang cất cánh, người ta làm cho họ mơ một giấc mơ đại cường, Thế vận hội Bắc Kinh sẽ khiến Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới…Rồi bỗng nhiên lại bùng nổ phong trào chống đối Thế vận này tại nhiều nước. Lần đầu tiên, dọc theo lộ trình ngọn lửa Olympic, người ta thấy các thanh niên Trung Quốc sống ở nước ngoài đấu tranh ủng hộ Bắc Kinh. Bên cạnh đó là trận động đất ở Tứ Xuyên và các phát hiện về những trường học xây dựng ẩu, rồi vụ sữa nhiễm melamine khiến nạn tham nhũng bị lôi ra ánh sáng. Tất cả được lan rộng trên internet - và đây lại là một nhân tố khác.


Các sự kiện của năm 2008, được tô đậm thêm bằng cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, dẫn đến một tình hình khác thường. Các lãnh đạo Trung Quốc vốn được xem là đại diện của quốc gia, bảo vệ quyền lợi dân tộc, bỗng bị mất thể diện khi tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ trẻ em, trước một thế hệ đang rất cao vọng và tự hào.


Vì vậy mà những tiếng nói của giới quân sự và những người theo chủ nghĩa dân tộc bèn nổi lên : tại sao phải chịu nhục ? Tại sao lại đem tiền đi cho người Mỹ, thay vì đi mua 200 chiếc hàng không mẫu hạm ? Tại sao không thay đổi lãnh đạo ?


Bỗng chốc, do đảng chưa bao giờ dùng đến con đường chuyển đổi theo hướng dân chủ, nên cách duy nhất là lắng tai nghe các tiếng nói cứng rắn ấy. Đây có thể là cách giải thích cho thái độ kiên quyết đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trước Tokyo, hay tại Biển Đông.


L.M. : Từ lúc đó, Trung Quốc khẳng định mình nhiều hơn trên trường quốc tế ?


C.R.H. : Với cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã nhập cuộc nhiều hơn trong các hồ sơ quan trọng về tài chính và tiền tệ. Chẳng hạn như việc thay đổi tỉ lệ đồng đô ra trong rổ ngoại hối dự trữ, đưa ra nhiều yêu sách hơn trong hệ thống kinh tế quốc tế, hội nhập vào nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC. Rồi đến cuộc đối đầu trong thương lượng về môi trường ở Copenhague vào tháng 12/2009, thái độ khinh thường ông Obama…Tất cả nhằm gởi đi một thông điệp : « Đừng có đánh giá thấp chúng tôi ! ».


L.M. : Thông điệp này liệu đã được tăng cường thêm bằng việc sử dụng  đến quyền lực mềm ?


C.R.H. : Mục tiêu của việc thành lập các Viện Khổng tử và trải rộng mạng lưới truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài, là nhằm cải thiện hình ảnh của Bắc Kinh, phá vỡ sự độc quyền phương Tây về truyền thông đại chúng. Người Trung Quốc rất sốc trước việc thể hiện vấn đề Tây Tạng ; xử lý vấn đề nhân quyền của báo chí phương Tây, và muốn đưa ra phiên bản của mình.


Bắc Kinh không muốn bị xem như một mối đe dọa, muốn thay đổi cách nhìn của người ngoại quốc đối với Trung Quốc. Nay thì trong các hội nghị quốc tế về nhân quyền, ở những nơi mà chúng tôi có bốn đại biểu, thì Trung Quốc gởi đến những ba chục người, và họ được đào tạo chu đáo.


L.M. : Trọng lượng của phe dân tộc chủ nghĩa trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc như thế nào ?


C.R.H. : Đây là một nhân tố quan trọng, tuy người ta thường có xu hướng coi nhẹ. Trong số ba mục tiêu của đảng đã nêu ở trên, có một mục tiêu là về kinh tế, hai mục tiêu còn lại đều mang tính dân tộc chủ nghĩa. Vấn đề này chạm đến trái tim của người dân Trung Quốc, được khuyến khích bởi lịch sử và cung cách giáo dục về lịch sử như thế này : « Bổn phận thiêng liêng của chúng ta là thống nhất đất nước, và chúng ta có quan hệ đối kháng với bá quyền phương Tây ». Đảng lợi dụng điều này để củng cố tính chính đáng của mình, bên cạnh công cuộc phát triển kinh tế.


Năm 1989, sau phong trào phản kháng Thiên An Môn vốn diễn ra trên cái nền cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Trung Quốc, đảng đã theo định hướng nặng tính dân tộc chủ nghĩa. Người ta đã dựng dậy Khổng Tử, tái thúc đẩy việc giáo dục lòng ái quốc. Các thành công về kinh tế hiện nay sẽ tăng cường hay làm giảm bớt chủ nghĩa dân tộc? Theo tôi, thì sẽ tăng cường, vì các thành tựu to lớn mà người Trung Quốc đạt được, khiến họ đặc biệt là giới trẻ, xem nước mình là một đại cường.


L.M. : Trung Quốc được coi như một cường quốc chủ trương giữ nguyên trạng, hơn là muốn thay đổi thế giới. Ông nghĩ sao ?


C.R.H. : Việc đòi lấy lại quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản phải chăng là nguyên trạng ? Ý định thống nhất với Đài Loan cũng là nguyên trạng chăng ? Còn việc muốn kiểm soát Biển Đông thì sao ?


Nếu Bắc Kinh muốn duy trì nguyên trạng trên cơ sở một sự cân bằng quyền lực, nghĩa là một dạng địa chính trị hồi thế kỷ 19, thì chắc là sẽ có, và khuynh hướng hiện nay là đang có một sự chuyển hướng mới ở Đông Á. Hoặc liệu Bắc Kinh có chịu chấp nhận thực tế là thế giới từ Đệ nhị Thế chiến đến nay đã thay đổi, rằng có những phương cách để chia sẻ vấn đề chủ quyền lãnh thổ, rằng có những mối quan ngại chính đáng về nhân quyền, về các quy tắc quốc tế và vấn đề an ninh ? Trung Quốc phải đuổi kịp với thế giới như nó đang hiện hữu, chứ không phải là cái thế giới của thế kỷ 19.


L.M. : Thế nào là sự chuyển hướng mới ở Đông Á?


C.R.H. : Từ năm 2008, Trung Quốc đã quấy nhiễu các nước láng giềng rất nhiều, qua các hành động gây áp lực lên Nhật Bản, Việt Nam, và cũng vì chính sách đối với Bắc Triều Tiên nữa. Kết quả là liên minh Nhật – Mỹ đang yếu đi, bỗng được củng cố. Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc vốn ghét nhau, nay cũng đề cập đến việc tập trận quân sự chung. Việt Nam thì tiến gần về phía Hoa Kỳ và khuyến khích Mỹ nên tích cực hơn tại Biển Đông. Ấn Độ và các nước ASEAN cũng rất lo sợ trước thái độ của Bắc Kinh.


Một lần nữa, Hoa Kỳ lại được mời gọi tại một khu vực mà ông George W. Bush  do quá bận rộn ở Trung Đông, đã bỏ rơi, mở ra cánh cửa cho Trung Quốc bước vào. Cùng với ông Obama, bà Hillary Clinton đã coi việc quay lại vùng Viễn Đông trên lãnh vực ngoại giao và quân sự, là một trong những ưu tiên của Mỹ. Và thế là Trung Quốc phải đối mặt trước bấy nhiêu quốc gia cùng đồng lòng chống lại mình. Đó là cơn ác mộng tệ hại nhất của nước này. Bắc Kinh đã quá tự phụ !


L.M. : Quan hệ Mỹ - Trung liệu có thể kế tục quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây, như là trụ cột của hệ thống quốc tế ?


C.R.H. : Liên Xô ít linh hoạt hơn nhiều, nặng về ý thức hệ hơn Trung Quốc nhiều. Tôi không nghĩ là sẽ có một cuộc chiến tranh lạnh trực diện giữa hai cường quốc quân sự là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có các tình thế bị quan hệ kinh tế làm ảnh hưởng, và đã từng xảy ra qua cuộc khủng hoảng tài chính do mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Nhưng Washington và Bắc Kinh đã thiết lập một cơ chế đối thoại.


Câu hỏi đúng ra là : phần còn lại của thế giới sẽ xoay sở thế nào ? Ngay cả Liên hiệp châu Âu cũng chưa có ý kiến gì, mà châu Âu vốn là người phải trả giá đắt cho việc mất thăng bằng cán cân thương mại Trung – Mỹ, vì đô la xuống giá và đồng euro lên giá. Liên hiệp châu Âu cần  phải đi những nước cờ năng động hơn, nhưng đương nhiên, vì châu Âu là châu Âu, nên đã không làm thế.


Như vậy chúng ta đã có một thế giới lưỡng cực, nhưng tôi không cho là lưỡng cực này lại trải rộng ra địa hạt quân sự. Nhất là vì Trung Quốc có rất ít bạn hữu, ngoài Bắc Triều Tiên ra, trong khi Liên Xô cũ có rất nhiều đồng minh trên khắp thế giới. Vì vậy mà Bắc Kinh phải sử dụng quyền lực mềm. Các quốc gia đang ve vãn sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc vẫn hướng về Hoa Kỳ để được bảo đảm trong vấn đề an ninh.


0

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Thủ tướng Nhật: Châu Á cần hành động đối phó TQ

(Vibay-31/10/11) Nhật Bản: các nước châu Á nên làm việc với nhau để khuyến khích Trung Quốc tuân theo quy tắc đi lại trên biển, Thủ tướng Nhật Bản đã nói với Financial Times.

Ý kiến ​​của Yoshihiko Noda chống lại tình trạng căng thẳng gia tăng ở vùng biển Nam và Đông Trung Quốc, nơi một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

"(Chúng tôi sẽ) kháng cáo trong tất cả các cuộc họp với Trung Quốc để yêu cầu họ tuân thủ theo các quy tắc, ông nói với tờ báo." Đẩy mạnh thực hiện các quy tắc là một cái gì đó được thực hiện trong hợp tác với tất cả các nước trong khu vực. "

Noda, người lên nắm quyền chỉ hai tháng trước đây đã thúc giục Bắc Kinh hành động như là một "thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".

Vào tháng Chín, ông trở thành thủ tướng mới nhất của Nhật Bản để bày tỏ quan ngại về tốc độ và "không rõ ràng" của quân đội Trung Quốc , ngân sách quân sự của Bắc Kinh đã tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã công bố chi tiêu quân sự sẽ tăng 12,7% lên 601,1 tỷ nhân dân tệ (91,7 tỷ USD) vào năm 2011 sau khi kinh phí chậm lại năm ngoái.

Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách làm giảm bớt những lo ngại về việc theo đuổi phát triển tên lửa tinh vi, vệ tinh, vũ khí mạng và máy bay chiến đấu, TQ nhấn mạnh rằng chính sách của họ là "tính chất phòng thủ".

Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở nên ngày càng gay gắt trong tuyên bố của mình trên biển Hoa Đông và Nam Hải (biển Đông Việt Nam), TQ xem hầu hết trong số đó là lãnh thổ của mình, nhưng Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đã tuyên bố chủ quyền riêng của họ.

Khu vực này từ lâu đã được coi là một trong những điểm nóng quân sự tiềm năng của châu Á, và vào năm 1988, Việt Nam đã có một trận hải chiến với Trung Quốc giành chủ quyền một trong các rạn san hô khiến 50 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.

Tokyo và Bắc Kinh, có quan hệ không tốt đẹp vì những khác biệt trong lịch sử.

Tháng 9/2010, Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc do tàu đã va chạm với các tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản trong vùng biển gần các hòn đảo của Nhật. Ông (thuyền trưởng) sau đó đã được thả sau các cuộc đàm phán Bắc Kinh - Tokyo.

Bản quyền @ Vibay 2011. Tất cả các quyền.
0

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan liên quan đến “ván cờ biển Đông” (quỷ quyệt)

Ta Kung Pao (Hong Kong) September 26, 2011

 

US arms sale to Taiwan related to the 'South China Sea chess game'

Feng Chuang-chih

 

(Bàn dịch của một thân hữu của viet-studies từ bản tiếng Anh của BBC)

 

Tuyên bố của chính phủ Barack Obama về việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Ngày 21 và 22 tháng Chín, ba cơ quan thuộc chính quyền Trung Quốc, đó là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Văn phòng đặc trách các vấn đề Đài Loan thuộc Hội đồng Nhà nước đồng loạt phản đối quyết định này. Ngày 22 tháng Chín, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thúc giục Mỹ sửa chữa hành động sai lầm khi quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, và phải lập tức rút lại quyết định sai trái này. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối. Những hành động này cho thấy thái độ kiên quyết của Trung Quốc. Khi phân tích vấn đề, nhiều cơ quan truyền thông đặt câu hỏi tại sao Mỹ vẫn nhất quyết theo đường lối riêng của mình qua việc bán một lượng vũ khí rất lớn cho Đài Loan, trị giá lên đến 6 tỷ Đô la, dù quan hệ Mỹ-Trung đã ngày càng bình thường hóa, và tần suất tiếp xúc quân sự Mỹ-Trung đã gia tăng dần trong những năm gần đây.      

 

Nguồn tin từ Mỹ tiết lộ quyết định của chính phủ Obama bị thúc giục bởi áp lực chính trị trong nước. Hơn 100 đại biểu quốc hội Mỹ đã đồng ký tên [vào một lá thư] để gây sức ép lên chính quyền, trong khi giới buôn vũ khí Mỹ liên tục lặp lại đại khẩu hiệu về việc dùng buôn bán vũ khí để phục hồi nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, quyết định của Mỹ chỉ là một nước cờ trong “ván cờ Nam Hải (biển Đông)”.

 

Mưu đồ ngăn cản Trung Quốc bảo vệ chủ quyền

 

Từ khi đặt ra chiến lược trở lại Châu Á, Mỹ luôn để mắt theo dõi sát sao tình hình [Châu Á]. Tiêu điểm trong chiến lược Châu Á của Mỹ là bố trí thế trận trong khu vực Nam Hải. Giờ đây, Việt Nam đã đi một nước cờ liều lĩnh bằng cách lôi kéo Ấn Độ vào cùng hội cùng thuyền. Việt Nam đã mời các công ty Ấn Độ vào khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên trong vùng biển Nam Hải của Trung Quốc. Tất cả việc này đều có yếu tố Mỹ đằng sau. Theo các báo cáo do những viện nghiên cứu chính sách của Mỹ và Ấn Độ phát hành, Ấn Độ và Mỹ “chia sẻ nhiều mục tiêu chiến lược liên quan đến các vấn đề Trung Quốc.” Cũng có người nói rằng các hành động cứng rắn của Trung Quốc từ năm 2007 đã gây lo lắng cho Mỹ, Ấn Độ cũng như cho những quốc gia và khu vực khác. Ngày 19 tháng Chín, các phương tiện truyền thông tại Singapore thừa nhận sự kiện Úc, Nhật, Nam Hàn và Mỹ đã bắt đầu cùng phối hợp lập trường về vấn đề Nam Hải. Các nước này cũng lên kế hoạch cùng nhau nêu lên “những quan ngại đối với Trung Quốc” tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Indonesia vào tháng 11. Điều này biểu lộ ý định của Mỹ muốn làm kẻ giám sát phía sau hậu trường đối với vấn đề Nam Hải.

 

Đài Loan nằm ở tuyến đầu trong khu vực Nam Hải và có vị trí gần nhất đối với Tây Sa [quần đảo Hoàng Sa]. Trong trường hợp Đài Loan và Trung Hoa lục địa cùng bắt tay bảo vệ Nam Hải, thì rõ ràng chẳng khác nào là con át chủ bài để giải quyết vấn đề Nam Hải, nhìn vấn đề từ bất cứ hướng nào. Cách đây không lâu, quân đội Đài Loan có lập kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận ở Nam Hải vào cuối tháng Sáu nhằm đối phó với tranh chấp chủ quyền Nam Hải có liên quan đến Việt Nam và Philippines. Sự khua chiêng gióng trống do Đài Loan và Hoa Lục cùng phối hợp thực hiện đã phần nào làm cho các quốc gia này hoảng hốt. Năm 1974, hải quân Trung Quốc chiến thắng trong trận hải chiến Tây Sa một phần là nhờ Tưởng Giới Thạch, khi đó là lãnh tụ Đài Loan, tin rằng lợi ích của dân tộc Trung Hoa phải được đặt cao hơn tranh chấp giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và vì thế Tưởng đã bật đèn xanh cho hải quân Hoa Lục hành động. Nếu hai bờ eo biển Đài Loan cùng chung lực lượng, chia sẻ cùng mối căm thù và chiến đấu chống lại kẻ thù chung, và tạo nên lực lượng chống lại thế lực bên ngoài, lúc đó hai bờ eo biển sẽ trở thành một lực lượng bất khả chiến bại. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang có những hành động ngang ngược ở Nam Hải. Đuơng nhiên, điều này đã làm cho người dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan tẩy chay Việt Nam và Philippines. Do đó, trước tình hình Mỹ gieo rắc mối bất hòa giữa hai bờ eo biển và tạo nên tình trạng căng thẳng, buộc Trung Quốc phải có chiến lược đối phó hữu dụng.

 

Không muốn có hòa bình qua eo biển Đài Loan

 

Như chúng ta đã biết, tổng tuyển cử đang diễn ra tại Đài Loan. Quốc Dân Đảng và Đảng Dân Tiến [DPP] đang trong giai đoạn tranh luận về chủ đề giải quyết tình hình xung quanh hai bờ eo biển Đài Loan. Trong chương trình tranh cử của mình, ứng viên DPP Thái Anh Văn tuyên bố bà từ chối công nhận Đồng thuận năm 1992 và tán thành cái gọi là “Đồng thuận Đài Loan”. Đối với một số người tại Mỹ, “không tái thống nhất và không tuyên bố độc lập” được xem là tình trạng lý tưởng cho hai bờ eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ muốn có hòa bình qua eo biển. Nếu mọi thứ qua eo biển Đài Loan đều yên bình, nền kinh tế của Hoa Lục sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với tổng sản lượng kinh tế vượt qua mặt Nhật Bản, và có thể bắt kịp Mỹ. Phía Mỹ tin rằng “mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc” là một trở ngại đối với nỗ lực thúc đẩy chiến lược Châu Á của Mỹ.  Do vậy, Mỹ phải dựng lên chướng ngại vật trong vấn đề Đài Loan và sử dụng Đài Loan để cầm chân Hoa Lục.

 

Ngược lại, trong những năm qua kể từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền, quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan ngày càng phát triển trong không khí hòa bình. Điều này không có lợi cho chiến lược Châu Á của Mỹ. Do đó, Mỹ tất nhiên đi một nước cờ theo hướng Thái Anh Văn. Khi bà Thái thăm Mỹ, phía Mỹ đã công bố quyết định bán cho Đài Loan lượng vũ khí trị giá gần 6 tỷ Đô la. Giá trị thương vụ này cao hơn nhiều khi so với giá trị những vụ bán vũ khí đã thực hiện trong những năm gần đây. Không khó để nhận ra động cơ chủ yếu của Mỹ đằng sau nước cờ khác thường này: kích động vấn đề “Đài Loan độc lập” và đặt gánh nặng lên Trung Quốc. Một khi căng thẳng bùng phát ở Nam Hải, Đài Loan có thể chỉ là một kẻ bàng quan hoặc thậm chí “xây dựng hệ thống phòng thủ” chống lại Hoa Lục theo sự xúi giục của Mỹ.  Việc này làm phát sinh nhiều chi phí quân sự và chính trị đối với Trung Quốc khi giải quyết vấn đề Nam Hải. Vì thế, không khó khăn gì để hiểu rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không nghiêng nhiều về chiến lược Châu Á, mà đây chính là một nước trong ván cờ, theo đó Mỹ muốn can thiệp vào vấn đề Nam Hải.   

Vào tháng Bảy, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ công khai phát biểu rằng “Khi thời gian trôi qua, các bạn sẽ thấy nước Mỹ đang chuyển hướng về [khu vực] Châu Á-Thái Bình Dương”. Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Mỹ cũng tuyên bố rằng việc tạo căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một phần của chiến lược quân sự Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Chính vì vậy, khi phân tích động thái kiên quyết của Mỹ trong việc bán vũ khí cho Đài Loan bất chấp sự tẩy chay kịch liệt của Trung Quốc cũng như thực tế Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nên nhận thấy được vấn đề lớn và bức tranh lớn liên quan đến chiến lược Châu Á của Mỹ.    

 

Tất nhiên, thời thế thì mạnh hơn sức mạnh của con người. Sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Nam Hải và nỗ lực dùng việc bán vũ khí để tái kích động cuộc đối đầu giữa hai bờ eo biển Đài Loan chỉ là một sự mơ tưởng. Công chúng Đài Loan đã từng nếm vị đắng của sự đối đầu và cả vị ngọt của sự hòa hợp giữa hai bờ eo biển. Cố gắng quá sức để chạy theo những ý tưởng mới của các chính trị gia Đài Loan và chồng chất thêm gánh nặng cho người dân Đài Loan sẽ chỉ là những thử nghiệm ngớ ngẩn và dẫn đến sai lầm.

 

Nguồn : Đại Công Báo, Hồng Kông, ngày 26-9-2011

 


Video: F-16A/B. Lưu ý: Loại Mỹ bán cho Đài Loan là F-16C/Ds.
0

Panetta: Mỹ vẫn là thế lực mạnh ở châu Á

BALI, In-đô-nê-xi-a, 24/10/11 (Yonhap) - chuyến đi đầu tiên của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới châu Á , Leon Panetta đã tìm cách xua tan lo ngại rằng Washington có kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng trong những năm tới sẽ làm giảm sự hiện diện quân sự và hoạt động của họ ở châu Á.


"Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng tăng cường các liên minh đang có và cố gắng để đảm bảo rằng chúng tôi xây dựng quan hệ đối tác mới để cố gắng cải thiện an ninh trong khu vực", ông nói với các phóng viên trước cuộc họp với các đối tác của mình từ 10 thành viên Hiệp hội các quốc gua Đông Nam Á tại Bali, Indonesia, vào chủ nhật.

Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định lại rằng Mỹ sẽ không giảm số lượng quân đội của mình trong khu vực khi ông mở một cuộc họp nhóm.

Indonesia là chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du châu Á kéo dài một tuần Panetta cũng sẽ bay sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong một cuộc họp với các phóng viên đi chung với ông trước đó, Panetta cũng cho biết Mỹ sẽ vẫn là một thế lực mạnh mẽ ở Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. "

Về Bắc Triều Tiên, Panetta, người từng là giám đốc CIA, nói rằng một quyền lực cha-con đang diễn ra quá trình liên tiếp là do sợ các cám dỗ cho chế độ cộng sản.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta luôn luôn phải được chuẩn bị, từ quan điểm bảo mật, để đối phó với khả năng liên tiếp phát triển ở Bắc Triều Tiên, nó có thể dẫn đến hành động khiêu khích lớn hơn", Panetta cho biết.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng liên minh với Hàn Quốc trong việc đối phó với Bắc Hàn.

Bình luận của ông vào lúc Mỹ sắp tổ chức một vòng đàm phán cấp cao với Bắc Triều Tiên tại Geneva tuần này.

Panetta lên kế hoạch để bắt đầu một chuyến đi dài ba ngày đến Nhật Bản vào Thứ hai 24/10/11, ở đó ông dự kiến ​​sẽ thảo luận về các vấn đề gai góc trong việc di dời các căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ Futenma Air Station ở Okinawa.

Ông cũng có kế hoạch tới thăm Seoul và tham dự Hội nghị tư vấn an ninh hàng năm với Kim Kwan-jin. Khoảng 28.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc./.

0

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Một tầm nhìn cho Ấn Độ Dương

(TVN-19/10/11) Mặc dù những diễn biến gần đây trong khu vực bao gồm cả hải tặc và khủng bố là các thách thức chính, nhưng quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng.


Tình hình gần đây ở Ấn Độ Dương đòi hỏi sự chú ý. Ví dụ: Hải tặc Somalia hoạt động ở vùng Sừng Châu Phi mà khó bị trừng phạt, giờ đây đang tiến gần hơn Ấn Độ Dương; Trung Quốc hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên; hay chuyện hoạt động thăm dò hydrocarbon của một công ty Ấn Độ tại Biển Đông có nhiều tranh chấp; một cựu Thủ tướng Nhật thăm Delhi kêu gọi hợp tác gần gũi hơn giữa "các nền dân chủ hàng hải" hay học thuyết "chuỗi hạt trai" của Bắc Kinh...

Những diễn biến trên có thể là khó hiểu với quan điểm của người dân phía bắc nước Ấn. Tại đây, di sản của Alexander kết hợp với những kẻ xâm lược tiếp sau đó - những kẻ vượt qua Himalaya quan trọng hơn nhiều so với lịch sử phong phú từ sự tương tác của tiểu lục địa, thông qua lộ trình đại dương với một khu vực rộng lớn trải rộng từ Aden tới Bali. Trong khi phần lớn người dân phía bắc chưa từng nhìn thấy biển, thì những người sống ở phía nam hay bên bờ biển phía đông và tây lại coi Ấn Độ Dương là yếu tố quyết định tới sinh mệnh của họ.

Để có một cách tiếp cận và đánh giá thích hợp với các thách thức, việc xác định những xu thế gần đây ở các tiểu vùng khác nhau là rất hữu ích.

Những phần của chiếc bánh

Ở khu vực phía tây của Ấn Độ Dương, có ba diễn biến chính, tất cả đều là tiêu cực theo cách nhìn của chúng tôi, đó là: cướp biển, khủng bố và sự hiện diện ngày một lớn của Hải quân Trung Quốc như một phần lớn hơn từ xu hướng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Nam châu Phi.

Nạn cướp biển đã thu hút nhiều chú ý cũng như hành động. Hải quân Ấn Độ xứng đáng nhận được sự đánh giá cao về vai trò của mình trong các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia là, trong quan điểm cần làm nhiều hơn nữa, để hạn chế hoạt động của hải tặc - trên đất, trên biển và những nơi khác. Ví dụ trên đất liền ở Somalia - cái nôi của hải tặc - người châu Phi sẽ tự giải quyết các vấn đề của mình, với sự trtợ giúp của các nước giàu có hơn trong hoạt động trên biển để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải - vốn có rất nhiều nước phụ thuộc vào đó về thương mại và an ninh năng lượng. Hành động ở "những nơi khác" nên bao gồm các biện pháp hiệu quả để giảm bớt độ hấp dẫn và tính bền vững của nạn cướp biển như một ngành công nghiệp phát triển.

Khủng bố thông qua đường biển đã từng khiến Ấn Độ chấn động vào ngày 16/11. Các diễn biến kể từ đó đã làm gia tăng sự quan ngại. Nhiều chuyên gia lo lắng về an ninh của các thành phố ven biển, những cơ sở dầu khí ngoài khơi của Ấn Độ. Thêm vào đó là các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc, cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc ở châu Phi, ít nhất một phần nào đó, đã "hồi sinh" và được phản ánh rõ ràng trong hai hai diễn đàn thượng đỉnh Ấn - Phi trong ba năm qua.

Về diện mạo trước mắt của Ấn Độ, có hai xu thế chính rõ ràng hiện nay. Một mặt, nỗ lực của Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác song phương đã bắt đầu có những kết quả tích cực. Một mặt, Bắc Kinh tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy quan hệ với các nước Nam Á như Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar, cùng với Pakistan - tất cả đều nằm trong khu vực Ấn Độ Dương. Các nước này đang hài lòng chơi cả "lá bài Trung Quốc" và "lá bài Ấn Độ" để tận dụng cho lợi ích của mình, nhưng họ ccũng cần thúc đẩy các lợi ích chung của toàn Nam Á.

Ở vũ đài phía đông Ấn Độ Dương, tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm như là kết quả của sự phản ứng với hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi vấn đề cướp biển và khủng bố có thể được kiểm soát, thì câu hỏi đặt ra cho khu vực này là: biểu đồ mối quan hệ của Trung Quốc với các láng giềng trực tiếp của họ từ Nhật Bản sang Thái Lan sẽ được đánh dấu bằng sự hợp tác hay xung đột? Ấn Độ rõ ràng có phần lớn trong câu trả lời, và trong việc đóng góp vào những hy vọng của khu vực với hoà bình và ổn định. May mắn là, tiểu vùng này có ASEAN - một cơ chế cho đối thoại và hợp tác.

Cách tiếp cận của New Delhi

Quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng. Ấn Độ không muốn một cuộc chiến tranh lạnh mới cũng không muốn một quốc gia nào đó thống trị khu vực. Họ bác bỏ quan điểm một cường quốc bên ngoài là cần thiết như để "cân bằng trên biển" cho khu vực. Họ định ra một khu vực mà ổn định và hợp tác thắng thế, đánh dấu bởi an ninh hàng hải cho tất cả và khả năng của một tập thể trong ứng phó với những mối đe doạ an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn tăng cường sức mạnh cứng cũng như triển khai các tài sản sức mạnh mềm để thúc đẩy kết nối với các quốc gia ven biển.

Trong bối cảnh này, có một số điểm đáng lưu ý. Đầu tiên, tại khu vực phía tây Ấn Độ Dương, nỗ lực của Ấn Độ đã được thúc đẩy bằng việc tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc đảo - Mauritius, Madagascar và Seychelles, bên cạnh Maldives. Nỗ lực này mới ở giai đoạn đầu, có thể được tiếp tục với sự tăng tốc. Thứ hai, dưới "cái bóng" của Diễn đàn Đối thoại IBSA, sự hợp tác giữa hải quân ba nước thành viên gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - thông qua tập trận chung, đào tạo và trao đổi chiến lược sẽ được đà phát triển. Hai lần diễn tập ba bên trước đó đã diễn ra ở Cape Town và Durban. Kết quả hiệp lực nên dẫn dắt các nước này thu hút những bên quan tâm khác bằng việc tiến hành diễn tập nhiều hơn ở bờ biển đông châu Phi.

Thứ ba, kể từ khi vùng phía tây của Ấn Độ Dương bị giới hạn đối thoại và hợp tác hơn so với vùng phía đông, nhiều người đã tin rằng, đã tới lúc cần khôi phục Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC).

Thứ tư, hợp tác song phương của Ấn Độ về các vấn đề chiến lược cần được thúc đẩy với bảy quốc gia ở vùng phía đông - Myanmar, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Một số người có thể gọi đó là "chuỗi hạt kim cương tiềm năng". Tuy nhiên, đề xuất hợp tác giữa "các nền dân chủ hàng hải" sẽ được xem xét xứng đáng chỉ khi nó không phải là một kiểu liên minh đối phó Trung Quốc. Với các nỗ lực tập thể bền vững để khiến Ấn Độ Dương và vùng ngoại vi được an toàn, Ấn Độ nên thiên về việc tận dụng các thể chế hiện có, đặc biệt là hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Con đường phía trước

Ngoại giao có thể giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu nếu nó được hỗ trợ bởi sức mạnh. Đô đốc Vishnu Prakash, nguyên phụ trách hải quân, đã đưa ra một quan điểm thuyết phục trong bài báo gần đây của Tổ chức Hàng hải Quốc. Ông thúc giục Ấn Độ phát triển và tuyên bố "một tầm nhìn hàng hải cho chính mình và vùng lân cận". Ông kết luận: "Đã tới lúc Ấn Độ đưa ra một sự cân bằng mới trong phương trình quyền lực để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và giá trị của mình".

(Tác giả là một cựu đại sứ)

Nguyễn Huy theo Thehindu Xem tin gốc
0

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Mỹ Vào Biển Đông

(Trần Khải- 12/10/11) Xem tin gốc

Bài viết của Ngoại Trưởng Hillary Clinton trên số báo tháng 10-2011 của tờ Foreign Policy có nhan đề “America's Pacific Century” (Thế Kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ), nêu rõ rằng hướng tập trung tương lai của Mỹ sẽ là Châu Á Thái Bình Dương. Khẳng định này ít nhất sẽ làm người dân Việt cảm thấy an toàn hơn trong khi TQ liên tục quấy nhiễu ngư dân Việt ở Biển Đông, và hy vọng Đảng CSVN sẽ giảm bớt các nhượng bộ trước những đòi hỏi ngang ngươc của TQ.


“Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở Châu Á, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Hoa Kỳ sẽ đứng ngay giữa của những hành động...", theo trích dẫn.

Trong khi cuộc chiến tại Iraq dịu bớt và Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đang đứng ở một điểm trọng tâm. Trong 10 năm qua, chúng ta đã đưa nguồn tài nguyên khổng lồ sang 2 chiến trường kia. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải khôn ngoan và có hệ thống về nơi chúng ta sẽ đầu tư thì giờ và năng lực, để chúng ta tự đặt mình vào vị thế tốt nhất để gìn giữ vai trò lãnh đạo, bảo đảm lợi ích của chúng ta, và thăng tiến các giá trị của chúng ta. Một trong những công việc quan trọng nhất của chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên tới do vậy sẽ là gắn chặt vào cuộc đầu ngày càng tăng -- về ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và các mặt khác – trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Châu Á Thái Bình Dương đã trở thành lực đầy chính yếu trong chính trị toàn cầu. Trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các bờ phía Tây của Châu Mỹ, vùng này trải dài cả 2 đại dương – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – nơi đang ngày càng nối kết nhau bởi lưu thông chở hàng và bởi tính chiến lược. Nơi đây có tới phân nửa dân số thế giới. Nơi đây bao gồm nhiều động cơ chính yếu của kinh tế toàn cầu, cũng như là nơi phóng nhiều khí thải nhà kính nhất. Đó cũng là quê nhà của nhiều nước đồng minh chính của chúng ta, và nhiều siêu cường quan trọng đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Vào lúc này, khi vùng này đang thiết kế một kiến trúc về kinh tế và an ninh trưởng thành hơn để thăng tiến thịnh vượng và ổn định, quyết tâm gắn bó của Mỹ nơi đây là cần thiết. Nó sẽ giúp xây dựng kiến trúc đó và mang lợi ích cho vai trò lãnh đaọ của Mỹ tiếp tục trong thế kỷ này, cũng hệt như quyết tâm của chúng ta thời hậu Thế Chiến 2 để xây dựng mạng lưới các định chế và quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã mang lợi ích gấp nhiều lần hơn – và tiếp tục mang lợi ích chưa thôi.

Đã tới lúc Mỹ đầu tư tương tự như một cường quốc Thái Bình Dương, một hướng đi chiến lược đưa ra bởi Tổng Thống Barack Obama từ lúc khởi đầu nắm quyền và là một hướng đang sinh ra nhiều lợi nhuận...

Trong khi Châu Á quan trọng với tương lai Hoa Kỳ, một nước Mỹ gắn kết cũng là chủ yếu cho tương lai Châu Á. Vùng này mong muốn có vai trò lãnh đạo của chúng ta và đầu tư kinh doanh của chúng ta – có lẽ mong muốn nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại. Chúng ta là siêu cường duy nhất có một mạng lưới liên minh mạnh mẽ trong vùng, không có tham vọng nào vễ lãnh thổ [và lãnh hải], và có một quá trình lâu dài đem tới những điều tốt đẹp. Cùng với các đồng minh của chúng ta, chúng ta đã bảo đảm an ninh khu vực trong nhiều thập niên – đi tuần các đường biển Châu Á và giữ gìn ổn định – và rồi giúp tạo ra các điều kiện cho tăng trưởng. Chúng ta đã giúp kết hợp hàng tỉ người khắp vùng này vào kinh tế thế giới băng cách thúc đẩy năngs uất kinh tế, thăng tiến xã hội, và nối kết tương quan giữa người với người. Chúng ta là một đối tác đầu tư và thương mại lớn, một nguồn của những sáng tạo làm lợi ích cho các công nhân và doanh nghiệp ở cả hai bờ Thái Bình Dương, là nơi đón 350,000 sinh viên Châu Á mỗi năm, là nguồn thúc đẩy các thị trường mở cửa, và là quốc gia bênh vực cho nhân quyền có tính phổ quát...”(hết trích dịch)

Nghĩa là, bản văn trích dịch trên là lời mời gọi hợp tác từ các nước Châu Á, đặc biệt là những nước bên bờ cơ nguy bị nhai nuốt bởi Trung Quốc.

Câu hỏi nêu lên rằng, tại sao ấn bản báo tháng 11-2011 của tạp chí Foreign Policy (Chính Sách Ngoại Giao) lại đưa bài của Ngoại Trưởng Hillary Clinton vào hôm Thứ Ba 11-10-2011?

Có phải vì hôm Thứ Ba 11-10-2011 là ngày Thủ Tướng Đức Angela Merkel tới Hà Nội để mời gọi Việt Nam gia tăng trao đổi thương mại với Liên Âu và cũng để nêu lên vấn đề vi phạm nhân quyền tại VN, mà đài RFI ghi nhận:

“...Thủ tướng Angela Merkel đã hứa là sẽ nêu lên tình trạng «thiếu nhân quyền» tại Việt Nam. Tháng 8 vừa qua, bà lên tiếng yêu cầu Hà Nội trả tự do cho blogger Phạm Minh Hoàng, giảng viên trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phạm Minh Hoàng bị kết án 3 năm tù giam với tội danh «âm mưu lật đổ chính quyền».

Trong chương trình hai ngày thăm viếng, Thủ tướng Đức sẽ tiếp xúc với đại diện xã hội dân sự, Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành và sẽ đọc một bài diễn văn tại Diễn đàn kinh tế Việt –Đức. Sau Việt Nam, bà Angela Merkel cùng với phái đoàn doanh nhân hùng hậu bay sang Mông Cổ.

Trong khi đó thì Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cùng với một phái đoàn bộ trưởng lên đường thăm Ấn Độ, từ 11 đến 13/10 và Sri Lanka từ 13 đến 15/10.

Cùng thời gian này ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong vòng năm ngày từ 11 đến 15/10 nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 100 năm cách mạng tư sản Tân Hợi, lật đổ Thanh triều, khai sáng chế độ Cộng Hòa do Quốc Dân Đảng tiến hành.”(hết trích)

Tại sao bài báo của bà Clinton phải phóng lên mạng Internet sớm vào hôm Thứ Ba, có phải để trùng hợp với ngày ông Nguyễn Phú Trọng bay sang Bắc Kinh, cũng là ngày Trương Tấn Sang tới Ấn Độ, và là ngày Nguyễn Tấn Dũng đón Thủ Tướng Đức ở Hà Nội?

Có phải đây là một ván cờ liên thủ Mỹ-Âu để nhắc nhở Việt Nam rằng đừng có tin vào đàn anh Trung Quốc?

Và như dường cũng để nhắc rằng Mỹ trước giờ vẫn không hề có tham vọng chiếm đất, chiếm biển bao giờ tuy là đã đưa quân trú đóng ở hơn 200 quốc gia toàn cầu, trong khi khéo léo nhắc rằng đàn anh Bắc Kinh đã bảo kê Miền Bắc VN trong Cuộc Nội Chiến Nam-Bắc VN, và rồi bây giờ Hồng Quân Trung Quốc đã chiếm hàng trăm cây số ở biên giới VN trong đó nơi nổi tiếng nhất là có Ải Nam Quan, nửa Thác Bản Giốc và Núí Lão Sơn... và cũng chiếm nhiều đảo ở Biển Đông, trong đó nổi bật là Hoàng Sa.

Theo Vietbao.com
0

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Nhật Bản làm đục nước biển Đông

(Vibay-10/10/11) Bài đăng trên Trung Hoa Nhật báo có tiêu đề Japan muddies water in South China Sea ( Nhật Bản làm đục nước biển Hoa Nam ). Bài đăng gọi sai tên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản là Gemba Koichiro và khẳng định Trung Quốc lập đi lập lại liên tục rằng Trung Quốc có chủ quyền trên vùng biển nước khác, trong trường hợp này là Philippine. Họ cũng từng lập đi lập lại như vậy khi Ấn Độ và Việt Nam hợp tác khai thác dầu ở lô 127 và 128 của Việt Nam. Xem tin gốc.


Ông Koichiro Gemba

Nhật Bản làm đục nước biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba sẽ bắt đầu chuyến thăm các nước Đông Nam Á Singapore, Malaysia và Indonesia vào ngày 11 tháng 10, nhằm thiết lập một khuôn khổ đàm phán đa phương để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

Chuyến thăm diễn ra ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức tại Indonesia vào tháng Mười. Hoa Kỳ sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần đầu tiên, một động thái làm choáng váng chính phủ Nhật Bản.

Trong quá trình Cấp cao Đông Á, Nhật Bản có kế hoạch kêu gọi một khuôn khổ đàm phán đa phương trong ASEAN, động thái này hy vọng sẽ được hỗ trợ của Mỹ, nhưng mà có lẽ sẽ bị từ chối, bởi vì Trung Quốc không mong đợi Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Hoa Nam (tức biển Đông Việt Nam).

Cơ quan quân sự của Trung Quốc đã lặp đi lặp lại lập trường của mình về vấn đề Biển Hoa Nam (Biển Đông), nói rằng các nỗ lực quốc tế sẽ tiếp tục làm phức tạp vấn đề.

"Bất kỳ bước đi nhằm đa phương hóa hoặc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông sẽ làm phức tạp hơn và nó sẽ không giúp được gì", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng phát biểu tại một cuộc họp báo hàng tháng vào ngày 28 Tháng Chín.

Geng lặp đi lặp lại "liên tục" và lập trường "rõ ràng", nói rằng Trung Quốc sở hữu chủ quyền không thể chối cãi của các đảo trong Biển Đông và các vùng xung quanh.

Ngày 27 tháng 9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã đồng ý với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ở Tokyo rằng hai nước sẽ nâng cấp các cuộc đối thoại song phương lên cấp Thứ trưởng chiến lược, và rằng Nhật Bản sẽ giúp Philippine tăng cường bảo vệ bờ biển của mình. Noda cũng dự kiến ​​sẽ bắt đầu cho một hội nghị quốc tế về an ninh hàng hải trong EAS.

Trung Quốc cho biết "không có vấn đề" về tự do và an toàn hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nhấn mạnh rằng khu vực này là an toàn để đi lại.

"Không có câu hỏi về sự tự do và an toàn hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), các nước trong và ngoài khu vực được hưởng lợi.", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồngng Lỗi nói trong một cuộc họp báo hàng ngày vào 29 tháng chín.
0

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi chiến tranh là nhằm vào dầu

(Vibay-09/10/11) Một ý kiến ​​gần đây do cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi chiến tranh ở Biển Đông dường như là chiến lược "không khôn ngoan," nhưng là nhằm đảm bảo thăm dò dầu và nguồn tài nguyên khí đốt của khu vực , một học giả cho biết tại Đài Bắc ngày hôm qua.

Global Times phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 29 tháng 9 đã công bố một đoạn nói rằng Trung Quốc nên tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam và Philippines, hai nước đã quyết đoán trong việc bảo vệ các yêu cầu của mình đối với các đảo nhỏ trong khu vực.

Theresa Fallon, một chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Châu Âu về châu Á, một chương trình đặt tại Brussels và chuyên gia nghiên cứu được hỗ trợ của EU, nói tại hội nghị quốc tế hai ngày về vấn đề biển Nam Trung Hoa và một cái đầu nóng như vậy dường như "không khôn ngoan" và "phản tác dụng" từ một quan điểm chiến lược và quân sự.

Viện nghiên cứu Châu Á của European Institute

Nó có khả năng thúc đẩy Việt Nam và Philippines tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ, cũng như đối với Ấn Độ hay Nhật Bản, để tạo thành một liên minh chống lại Trung Quốc, Bà nói.

"Nhưng cái đầu nóng có thể có một trong những mục tiêu trước mắt để đe dọa các công ty dầu mỏ phương Tây từ Việt Nam và Philippine và để ngăn chặn chúng giao dịch với họ," bà nói.

Trích dẫn một bộ nhớ cache của cáp ngoại giao Hoa Kỳ phát hành bởi WikiLeaks vào ngày 1 tháng 9, Fallon cho biết những nỗ lực của Trung Quốc là gây áp lực các công ty dầu như Exxon Mobil, BP, Chevron và Petronas sau khi thực hiện giao dịch với Hà Nội ít nhất là từ 2006.

Trong một bài báo đưa ra tại hội nghị được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu châu Âu và Mỹ tại Academia Sinica, Fallon cho biết EU đã không có bất kỳ vai trò rõ ràng mạnh mẽ nào để chơi trong khu vực.

Có hai ưu tiên chính sách nước ngoài chủ yếu của EU nói chung là : khu vực gần nhất của EU, bao gồm mùa xuân Ả Rập, và quan hệ với các đối tác chiến lược, Fallon cho biết.

"Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng nhất của EU ở châu Á. Trung Quốc cũng đã hỗ trợ một số quốc gia thành viên yếu hơn của EU trong cuộc khủng hoảng nợ," bà nói thêm.

Fallon cho biết bà đã nói trong một cuộc họp với một quan chức của European External Action Service - Dịch vụ hành động bên ngoài châu Âu vào ngày 19 tháng 9 rằng: "Châu Âu không thể nói bất cứ điều gì vì tình hình tài chính của chúng tôi", Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào [(胡锦涛) cho biết: "Chúng tôi có niềm tin vào đồng euro". Nếu Trung Quốc đi vào Hy Lạp và nói rằng chúng tôi không hài lòng với những gì họ đang làm tại Brussels, bạn mong đợi Thủ tướng Hy Lạp để làm gì?"

Trong khi đó, Daniel Schaeffer, một vị tướng đã nghỉ hưu và một nhà nghiên cứu người Pháp nghĩ rằng Tank Asie 21, gửi một bài báo có tiêu đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): một phần trong chiến lược bao vây hải quân toàn cầu nhắm vào Đài Loan bởi Trung Quốc đại lục.

Schaeffer cho biết vị trí địa lý của Đài Loan là lý do tại sao Trung Quốc muốn thống nhất với Đài Loan.

"Đài Loan là chiếc thắt lưng đóng hai vùng biển Trung Quốc, nơi có chuỗi các hòn đảo tạo thành nhiều trở ngại để điều hướng và buộc tàu qua đi giữa các hòn đảo," ông nói.

Nếu Trung Quốc có Đài Loan, hải quân Trung Quốc do đó sẽ được hưởng một vùng tự do Thái Bình Dương thông qua những gì sẽ trở thành vùng lãnh hải của mình, ông nói.

Schaeffer cho biết Trung Quốc "đã bắt đầu một chiến lược quy mô lớn bao vây hải quân Đài Loan, một chiến lược trong việc tạo ra một khu bảo tồn biển Nam Trung Hoa là chỉ một phần" trên mặt trận chính là nhằm thống nhất Đài Loan với Trung Quốc.

Các phần khác bao gồm hành vi hung hăng của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Diaoyutai (Điếu Ngư), được gọi là quần đảo Senkaku tại Nhật Bản, vùng nóng bỏng của hải quân Trung Quốc thông qua các eo biển Nhật Bản, cuộc tập trận hải quân Trung Quốc tiến hành trong vùng biển gần Nhật Bản và Trung Quốc giám sát các cuộc tập trận hải quân của Nhật Bản, Schaeffer nói.

"Khi chúng tôi đặt tất cả các hoạt động hải quân Trung Quốc lại với nhau, chúng tôi không thể chắc chắn nhưng xác định rằng các mục tiêu chung là để cô lập Đài Loan, để gây một áp lực mạnh mẽ gián tiếp trên đảo để nó cuối cùng rơi vào các mạng lưới đại lục mà không có sức đề kháng quá nhiều và không có quá nhiều thiệt hại, nếu có thể, "ông nói.
0

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Chiến tranh ở Biển Đông?

(Vibay-03/09/11) Một động lực xấu đang hình thành trong vùng biển Đông, nơi mà một tờ báo chính thức của Trung Quốc gọi là tuần cuối cùng cho cuộc chiến chống lại Việt Nam và Philippine để duy trì sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, nơi ước tính giữ 7 tỷ thùng dầu và 900 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên.


Tập trận vùng 4, Hải Quân.


Bài báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc Global Times

Một bài đăng hôm thứ Ba mang tiêu đề "thời gian để sử dụng vũ lực đã đến vùng biển Nam Trung Hoa, cuộc chiến tranh với Việt Nam và Philippine để ngăn chặn cuộc nhiều cuộc chiến tranh khác" ("The time to use force has arrived in the South China Sea; Let's wage wars on the Philippines and Vietnam to prevent more wars.")

"Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là nơi tốt nhất cho Trung Quốc để tiến hành cuộc chiến tranh", bài báo cho biết. "Hơn 1.000 các giàn khoan dầu ở đó, không thuộc về Trung Quốc, trong bốn sân bay trên quần đảo Trường Sa, không thuộc về Trung Quốc, một khi một cuộc chiến tranh được tuyên bố, Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ là một biển lửa với đốt giàn khoan dầu. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​​một cuộc chiến tranh? Khi bắt đầu một cuộc chiến tranh đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy trốn khỏi khu vực, những người này sẽ gánh chịu nhiều nhất? "

Các bài viết đã đi vào tranh luận rằng "các cuộc chiến tranh nên tập trung vào tấn công Philippines và Việt Nam, 2 nước gây rối nhiều nhất, để đạt được hiệu quả "giết gà dọa khỉ".

The Global Times là tờ báo chính của Trung Quốc đối với các vấn đề quốc tế, phân bố rộng rãi bằng tiếng Anh, và được công bố theo thẩm quyền của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố, tình trạng sa lầy ở Afghanistan và các vấn đề kinh tế.

Có ba lý do đặc biệt ngay lập tức phản ứng từ Bắc Kinh.

Việc đầu tiên là di chuyển thành công của Việt Nam để sắp xếp các cuộc đàm phán trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trừ Trung Quốc, hợp tác và làm rõ tuyên bố đồng thuận và tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). "

Việc thứ hai là Ấn Độ từ chối sự phản đối của Trung Quốc đã thỏa thuận mới để thăm dò dầu trong vùng biển Việt Nam, hợp tác với Việt Nam. Global Times đã chỉ trích phương pháp tiếp cận Ấn Độ, nói trong một bài xã luận rằng những nỗ lực của Việt Nam hợp tác với các công ty nước ngoài để thăm dò là một "hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng."

Ấn Độ đã không bị đe dọa.

"Chúng tôi sẽ tiến hành tập trận tại lô của chúng tôi (Biển Đông) trên một lịch trình được thành lập theo thuận tiện kỹ thuật của chúng tôi," vì India's Oil and Natural Gas Corp. công bố tháng trước, thêm rằng Bộ Ngoại giao của Ấn Độ đã nói với ONGC rằng khu vực nơi mà các dầu công ty mong muốn để thăm dò nằm "sâu bên trong lãnh thổ Việt Nam."

Việc thứ ba, tuần trước, sự đồng ý của Nhật Bản và ASEAN, tại một cuộc họp của các quan chức quốc phòng ở Tokyo, tăng cường hợp tác và tham vấn về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Kimito Nakae cho biết mối quan hệ giữa Tokyo và các nước ASEAN đã "trưởng thành từ cuộc đối thoại trong đó Nhật Bản đóng một vai trò hợp tác xụ thể" trên một loạt các vấn đề an ninh khu vực ".

Nakae cũng cho rằng những căng thẳng gần đây về thăm dò dầu khí và các bài viết quân sự ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ yêu cầu hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ và các nước khác, bao gồm Ấn Độ.

Ngay lập tức trước khi các quan chức quốc phòng gặp nhau, Nhật Bản và Philippine khẳng định liên kết an ninh của họ vào một "đối tác chiến lược" trong một tuyên bố chung có chữ ký của Thủ tướng Chính phủ Yoshihiko Noda và Tổng thống Philippines Benigno Aquino ở Tokyo.

Toshi Yoshihara, một giáo sư nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ "các hoạt động hải quân Trung Quốc sẽ không có khả năng là một hiện tượng tạm thời mà sẽ là một tính năng thường trực của chính trị châu Á trong những năm tới". "Hàng hải châu Á sẽ là một nơi bận rộn do Trung Quốc thực hiện những gì nó tin là đặc quyền hàng hải chính đáng của nó."

Trung Quốc quyết định hướng sức mạnh kinh tế đang phát triển vào chi tiêu quốc phòng và tích tụ trong khu vực hải quân, bao gồm một tàu sân bay và tàu ngầm mới, đã làm tăng trọng lượng hùng biện của Bắc Kinh về quyền của mình cho biển Đông.

Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, đến thăm Washington hồi tuần trước, chỉ ra rằng vấn đề thực sự sẽ được sẵn sàng để ngăn chặn Trung Quốc và hỗ trợ quyền của các quốc gia nhỏ hơn.

Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng cường sự hiện diện trong khu vực bằng cách tăng cường khả năng quân sự của không quân, căn cứ hải quân, hải đảo Guam là câu hỏi vì kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng. Các kế hoạch bao gồm một bến tàu sân bay, tàu ngầm và các căn cứ hậu cần, cơ sở vật chất cho các máy bay chiến đấu tàng hình, B-2 và máy bay ném bom B-52 trên đảo Guam và di chuyển 8.600 Thủy quân lục chiến đến đảo.

© 2011 United Press International, Inc Tất cả các quyền. Bất kỳ sao chép, phân phối lại và / hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung UPI nào đều bị nghiêm cấm mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của UPI.
0

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Các cường quốc hải dương, tuyến thông thương và hiểm lộ trên biển

Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Biển và đại dương ngày càng quan trọng hơn trong đời sống nhân loại vì nhiều lý do ngoài không gian sinh tồn, nguồn nguyên nhiên liệu và cơ hội thông thương. Quốc gia nào nắm sức mạnh trên biển sẽ có cơ may hạn chế nguy cơ chiến tranh trên bộ cho mình.


Hiểm lộ chiến tranh đường thủy Xoài Mút
Nguồn: lichsuvietnam.vn

Các cuộc đối đầu thay bậc đổi ngôi trong suốt chiều dài lịch sử cận đại đã đầy dẫy những trận đánh trên bộ long trời lở đất, tuy nhiên, hầu hết đều đã được quyết định bằng sức mạnh hải quân(1). Nhiều cuộc chiến chống xâm lược của Việt Nam từ thời Ngô Quyền đến thời nhà Trần, Lê, Nguyễn và cả các cuộc chiến về sau của Việt Nam đều bắt đầu và kết thúc phần lớn với vai trò của hải chiến và hải quân.

Các chiến lược gia có tầm nhìn thế giới như Sa Hoàng Peter Đại Đế, Thống Chế Sergey Georgiyevich Gorshkov( Liên Xô), Alfred Thayer Mahan (Mỹ), Minh Trị Thiên Hoàng (Nhật) đều dành nhiều tâm huyết cho sức mạnh trên biển. Thủ Tướng Ấn Độ Nehru cũng đã xác định “Để được an ninh trên lục địa, chúng ta phải thống lãnh biển khơi.”(2)

1-Cường quốc biển và cường quốc hải dương

Giới quan sát hải dương thường dùng cả hai thuật ngữ sea power (cường quốc biển) và maritime power (cường quốc hải dương) để chỉ quốc gia có sức mạnh trên biển. Tuy nhiên cường quốc biển thường được hiểu là nước có sức mạnh hải quân mà thôi. Tuy vậy đôi lúc hai thuật ngữ này cũng được dùng tương đương nhau. Theo Mahan, chiến lược gia hải dương của Mỹ, cường quốc biển (sea power) nhằm mô tả một quốc gia “có năng lực nhà nước nhằm sử dụng biển khơi. Điều này tùy thuộc vào số lượng tàu hải quân, đội thương thuyền, đội tàu ngư nghiệp và khám phá hải dương, hệ thống tiện ích cảng, công nghệ đóng tàu, hệ thống tài chính và bảo hiểm hàng hải.”

Theo Mahan, để nắm ưu thế trên biển thì một cường quốc hải dương sẽ phải bảo đảm ba yếu tố hải quân mạnh, thương mại phát triển và hệ thống các căn cứ. Tuy nhiên triết lý để thống trị biển của Mahan về sau phát triển thành các nhân tố: 1) vị trí địa lý, 2) thực lực vật chất, 3) độ kéo dài của lãnh thổ, 4) dân số (độ lớn và đặc tính dân chúng, tinh thần hướng biển và khả năng hấp thu khoa học kỹ thuật biển), 5)đặc điểm dân tộc và 6) đặc điểm chính quyền.(3)

Tác giả Vijaya Sakhuja phát triển đẳng thức Ray S.Live(4)

Pp= (C+E+M)(S+W)
lên một mức khác gắn liền với sức mạnh hải dương l�
Pmp=(G+E+M+T)(S+W) với các thành phần như sau

Pmp= perceived maritime power (sức mạnh hải dương)

C= Critical Mass=Population+Territory (Số đông quyết định= Dân Số+ Lãnh Thổ)

E= Economic capability (năng lực kinh tế)

M=Military capability (sức mạnh quân sự)

S= Strategic purpose (mục tiêu chiến lược)

W= Will to pursue national strategy (ý chí mưu cầu chiến lược quốc gia)

P= Power =S+W (sức mạnh =mục tiêu chiến lược +ý chí mưu cầu)

Và G= Geographical factors (Địa thế)

Sức mạnh của một cường quốc hải dương sẽ là một sức mạnh tổng hợp của đoàn kết nhân dân, của nền kinh tế, sức mạnh võ trang, của mục tiêu chiến lược và ý chí thực hiện các mục tiêu ấy.

Các tác giả còn có những phân tích đối với các nước không phải là các cường quốc biển nhưng hưởng lợi tối đa từ kinh tế biển và không tập trung phát triển năng lực hải quân. Có những quốc gia bậc trung (medium power) kết liên minh với các cường quốc hải dương để tận thu các nguồn lợi hải dương, tìm kiếm lợi cho nền kinh tế đất nước.

2-Tầm quan trọng của SLOC và các hiểm lộ trên biển (chokepoints)

Các tuyến thông thương biển (Sea-lines of communication - SLOC) là những con đường hàng hải chính yếu nối các cảng thương mại, cảng tiếp vận và quân cảng. Các con đường này dễ bị phong tỏa vào thời chiến.

Trong cách mạng Mỹ và trong các cuộc chiến Napoleon, hầu hết các SLOC nằm trong tay Hải quân Anh và khi lực lượng này mất kiểm soát các SLOC, họ bị thất thủ Yorktown và sau đó quân đoàn lớn nhất bị đánh tan và rồi thua trận. Trong thời kỳ Napoleon, người Anh phong tỏa các quốc gia liên hệ với Napoleon, làm gia tăng khó khăn đời sống dân Pháp khiến họ mất hết niềm tin vào hoàng đế Pháp.

Vào Thế chiến I và II, hải quân Đức cố gắng kiểm soát các SLOC từ Bắc Mỹ đến và đi Anh quốc bằng tàu ngầm khiến quân Đồng minh phải mang hộ tống hạm và các đoàn convoy ra mở lối khai thông SLOC. Trong Thế chiến II, Hải quân Mỹ đã phong tỏa thành công các SLOC đến Nhật và bóp nghẹt đường sống của đảo quốc nghèo tài nguyên này.

Trong Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã phải nhờ cậy nhiều đến Bắc Mỹ do Liên Xô sử dụng chiến thuật đóng chặt các SLOC đến châu Âu để phát huy thế mạnh số đông của họ tại khu vực này.

Các hiểm lộ biển (chokepoints)(5)

Trên thế giới có khoảng 200 eo biển (vùng nước hẹp nối hai vùng nước rộng) hoặc kênh đào, tuy nhiên chỉ có một số ít trong đó có thể được xem như hiểm lộ. Một hiểm lộ là một eo hay kênh có vị trí chiến lược và có thể đóng kín để ngăn cản giao thông thủy cho tàu dầu, tàu buôn, tàu khách hay tàu chiến. Những cuộc phong tỏa này sẽ gây ra khủng hoảng tầm thế giới.(6)

Những eo như eo Gibraltar đã được UNCLOS 1982 bảo vệ để bảo đảm cho tàu bè và phi cơ được tự do thông thương cho tất cả cộng đồng thế giới.

Eo Gibralta: Nằm giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, với một bên gắn với đất liền là thuộc địa Gibraltar của Anh và Tây Ban Nha ở bờ Bắc còn ở bờ Nam là Morocco. Phi cơ quân dụng của Mỹ đã phải bay ngang qua nút cổ chai này (với quyền bay do UNCLOS 1982 quy định) để tấn công Libya vào 1986 vì Pháp không cho Mỹ sử dụng không phận.

Nhiều lần trong lịch sử nhân loại, eo Gibraltar đã bị nghẹt, không thông thương được vì những hoạt động địa chất đến mức nước không thông từ Đại Tây Dương qua khiến cho Địa Trung Hải phải cạn nước. Nhiều tầng muối dưới đáy biển đã chứng minh hiện tượng này đã xảy ra vào nhiều thế kỷ trước.

Kênh đào Panama: được hoàn thành năm 1914, dài 50 dặm Anh, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và tiết giảm 8000 hải lý cho tàu thuyền đi từ bờ Đông sang Tây Hoa Kỳ. Có khoảng 12 nghìn con tàu băng ngang qua kênh này hàng năm. Hiện nay, kênh thuộc quyền quản hạt của Cộng hòa Panama.

Eo Magellan: Trước khi kênh Panama hoàn thành, tàu thuyền đến và đi hai bờ Đông Tây châu Mỹ phải đi vòng xuống cực nam châu Mỹ. Nhiều nhà hàng hải đã phải bỏ thuyền chạy lấy người khi ngang qua các dòng nước hiểm trở len lỏi giữa các doi đất liền của Chile và Argentina.

Eo Malacca: Nằm trong Ấn Độ Dương, hải lộ quan trọng này là con đường tắt cho các tàu dầu từ Trung Đông đến các quốc gia khát dầu ở vòng cung Thái Bình Dương (đặc biệt là Nhật), băng qua eo biển hẹp mà hai bên là Indonesia và Malaysia. Tổng cộng có gần 42 nghìn tàu thông thương qua đây hàng năm. Tại đây có thông tin cho rằng Hải Quân Việt Nam đã có một căn cứ tàu ngầm khiến Trung Quốc bày tỏ quan ngại.(7)

Eo Bosphorus và Dardanelles: Con đường yết hầu trên biển này nối liền Hắc Hải có các cảng của Ukraina và Địa Trung Hải do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ.

Kênh Suez: Dài 103 dặm Anh, nằm toàn bộ trong đất Ai Cập và là con đường nối biển duy nhất giữa Hồng Hải và Địa Trung Hải. Đi cùng các căng thẳng Trung Cận Đông, con kênh này là miếng mồi cho nhiều nước dòm ngó kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1869 bởi nhà ngoại giao Pháp Ferdinand de Lesseps. Anh quốc làm chủ kênh này từ năm 1882 đến 1922. Ai Cập quốc hữu hóa vào năm 1956. Trong cuộc chiến Sáu Ngày 1967, Israel chiếm giữ kênh này nhưng sau đó đã lui binh để thương lượng hòa bình. Hình 7. Kênh Suez

Eo Hormuz: Địa danh cổ họng này đã trở nên quen thuộc trong cuộc chiến Vùng Vịnh 1991. Eo Hormuz là một điểm xung yếu trên con đường SLOC vận chuyển dầu lửa huyết mạch ra khỏi vịnh Ba Tư. Eo biển này hiện được Hoa Kỳ và đồng minh kiểm soát. Eo biển này nối Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập và được bao quanh bởi Iran, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Eo biển Bab el Mandeb: Tiếng Ả Rập có nghĩa là Cổng nước mắt. Eo biển này kết nối Hồng Hải và Ấn Độ Dương, eo Bab el Mandeb một hoa dung đạo cho vận tải hàng hải giữa Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương được bao quanh bởi Yemen, Djibouti, và đất nước non trẻ Eritrea.

Tại Đông Nam Á, nếu kênh đào Kra được cho phép sử dụng như một lựa chọn thay thế cho eo Malacca, các khả năng ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường cũng cần được xem xét để tận dụng cao nhất lợi ích cho hòa bình và phát triển khu vực.

Nói về các hiểm lộ trong lịch sử Việt Nam, người Việt đã từng xử lý các trận chiến lớn bằng quân bộ như tại nút thắt cổ chai Chi Lăng năm 1427, hoặc bằng thủy hải quân tại yếu huyệt Bạch Đằng (938,981 và 1288), Xoài Mút (1785), hoặc bằng thủy bộ kết hợp trong chiến thắng phòng tuyến Như Nguyệt (1077)- điểm then chốt chặn mọi nẻo tiến quân vào Thăng Long. Đáng lưu ý là hải quân Trung Quốc với thuyền lớn đều đi từ của biển vào, còn quân Đại Việt những lần trên đều dựa vào thế trận nửa nước nửa bờ.

Cũng tại một chokepoint khác của biển Việt Nam, quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã có một trận thư hùng quyết định chiến trường vào năm 1801 tại cửa Thị Nại mà người đời sau gọi đó là Xích Bích của Việt Nam.(8) Hiểm lộ Thị Nại cũng là nơi vua Trần Duệ Tông tử trận trong trận phạt Chiêm năm 1377.

3- Biển Việt Nam- vùng biển vì hòa bình

Biển Việt Nam, tức biển Đông Nam Á bao bọc đất nước Việt Nam và gắn liền với dân tộc từ khi lập nước ngay cả trong tên gọi đất “nước”. Để là một cường quốc hải dương và thực hiện thành công mục tiêu 2020, 55% GDP là từ biển, người Việt sẽ phải thực hiện nhiều việc hơn đẳng thức của Vijay, nhiều việc hơn bộ ba hay bộ sáu của Mahan. Quan hệ hữu hảo của hải quân và nhân dân Việt Nam với một số nước trong thời gian gần đây là những võ khí bảo vệ SLOC, khai thông hiểm lộ và chính là đóng góp to lớn của Việt Nam vào tự do giao thông hàng hải và hòa bình khu vực.

Những đúc kết của thế giới về SLOC và hiểm lộ cho thấy có nhiều cách thức để cân bằng lực lượng trên biển nhằm vãn hồi, duy trì hòa bình và phát triển giàu mạnh chứ không phải dựa vào số đông quân lực, số nhiều trang thiết bị, độ dài của hàng không mẫu hạm, độ to của dàn khoan. Trớ trêu của lịch sử là những khẩu đại bác khổng lồ không cứu vãn thế trận của phát xít Đức(9).

Việt Nam có một SLOC đi ngang và có nhiều hiểm lộ để vươn tầm ngoài Malacca vì độ quan trọng của SLOC sẽ quyết định số lượng của các điểm trọng yếu khác, ngoài hiểm lộ.

Tiến hành xây dựng hơn 3.000km bờ biển cùng tất cả các đảo trong quyền kiểm soát trở thành những địa điểm văn hóa, du lịch, trung tâm ngư nghiệp có giá trị kinh tế biển cao đồng thời với bảo đảm khả năng phòng thủ là nâng cao sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh mềm của một “eo Việt Nam” tương lai (10) sẽ là một phần quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của đất nước. Trong nỗ lực vì hòa bình như tên gọi của đại dương này, những thông tin về SLOC và các hiểm lộ có lẽ cũng cần thiết cho ngư dân, cho giới kinh doanh và những ai quan tâm đến công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

---

(1) Jurgen Schwarz, Wilfried A. Herrmann, Hank Frank Seller - Maritime Strategy in Asia - White Lotus- 2002, trang 19

(2) Arthur Hellman,”The Eagle and the Elephant”, Wall street Journal, 7 March 2006

(3) Vijay Sakhuja- Asian Maritime Power in the 21 st Century- Institute of South Esat Asian Studies- 2011, trang 21,24

(4) Jurgen Schwarz, Wilfried A. Herrmann, Hank Frank Seller- Maritime Strategy in Asia - White Lotus- 2002, trang 24

(5) Jean-Paul Rodrigue, Straits, Passages and Chokepoints
A Maritime Geostrategy of Petroleum Distribution< http://people.hofstra.edu/jean-paul_rodrigue/downloads/CGQ_strategicoil.pdf> 20/09/2011
(6) Matt Rosenberg and The Mining Co.Com, Inc., Chokepoints đọc 08/08/2011

(7) VOA, Giới chức Trung Quốc ‘quan ngại’ việc VN mua tàu ngầm, đọc 19/8/2011

(8) Quốc Lê, Đất Việt, Biển Lửa Thị Nại, Trận Xích Bích của Người Việt , ngày 21/09/2011

(9) Siêu Pháo Khổng Lồ To Nhất Thế Giới đọc 21/09/2011

(10) Todd Kelly, Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago
[Ed. Spratly Islands] 22/09/2011
2