Vibay

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Một tầm nhìn cho Ấn Độ Dương

(TVN-19/10/11) Mặc dù những diễn biến gần đây trong khu vực bao gồm cả hải tặc và khủng bố là các thách thức chính, nhưng quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng.


Tình hình gần đây ở Ấn Độ Dương đòi hỏi sự chú ý. Ví dụ: Hải tặc Somalia hoạt động ở vùng Sừng Châu Phi mà khó bị trừng phạt, giờ đây đang tiến gần hơn Ấn Độ Dương; Trung Quốc hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên; hay chuyện hoạt động thăm dò hydrocarbon của một công ty Ấn Độ tại Biển Đông có nhiều tranh chấp; một cựu Thủ tướng Nhật thăm Delhi kêu gọi hợp tác gần gũi hơn giữa "các nền dân chủ hàng hải" hay học thuyết "chuỗi hạt trai" của Bắc Kinh...

Những diễn biến trên có thể là khó hiểu với quan điểm của người dân phía bắc nước Ấn. Tại đây, di sản của Alexander kết hợp với những kẻ xâm lược tiếp sau đó - những kẻ vượt qua Himalaya quan trọng hơn nhiều so với lịch sử phong phú từ sự tương tác của tiểu lục địa, thông qua lộ trình đại dương với một khu vực rộng lớn trải rộng từ Aden tới Bali. Trong khi phần lớn người dân phía bắc chưa từng nhìn thấy biển, thì những người sống ở phía nam hay bên bờ biển phía đông và tây lại coi Ấn Độ Dương là yếu tố quyết định tới sinh mệnh của họ.

Để có một cách tiếp cận và đánh giá thích hợp với các thách thức, việc xác định những xu thế gần đây ở các tiểu vùng khác nhau là rất hữu ích.

Những phần của chiếc bánh

Ở khu vực phía tây của Ấn Độ Dương, có ba diễn biến chính, tất cả đều là tiêu cực theo cách nhìn của chúng tôi, đó là: cướp biển, khủng bố và sự hiện diện ngày một lớn của Hải quân Trung Quốc như một phần lớn hơn từ xu hướng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Nam châu Phi.

Nạn cướp biển đã thu hút nhiều chú ý cũng như hành động. Hải quân Ấn Độ xứng đáng nhận được sự đánh giá cao về vai trò của mình trong các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia là, trong quan điểm cần làm nhiều hơn nữa, để hạn chế hoạt động của hải tặc - trên đất, trên biển và những nơi khác. Ví dụ trên đất liền ở Somalia - cái nôi của hải tặc - người châu Phi sẽ tự giải quyết các vấn đề của mình, với sự trtợ giúp của các nước giàu có hơn trong hoạt động trên biển để đảm bảo an toàn giao thông hàng hải - vốn có rất nhiều nước phụ thuộc vào đó về thương mại và an ninh năng lượng. Hành động ở "những nơi khác" nên bao gồm các biện pháp hiệu quả để giảm bớt độ hấp dẫn và tính bền vững của nạn cướp biển như một ngành công nghiệp phát triển.

Khủng bố thông qua đường biển đã từng khiến Ấn Độ chấn động vào ngày 16/11. Các diễn biến kể từ đó đã làm gia tăng sự quan ngại. Nhiều chuyên gia lo lắng về an ninh của các thành phố ven biển, những cơ sở dầu khí ngoài khơi của Ấn Độ. Thêm vào đó là các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc, cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc ở châu Phi, ít nhất một phần nào đó, đã "hồi sinh" và được phản ánh rõ ràng trong hai hai diễn đàn thượng đỉnh Ấn - Phi trong ba năm qua.

Về diện mạo trước mắt của Ấn Độ, có hai xu thế chính rõ ràng hiện nay. Một mặt, nỗ lực của Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác song phương đã bắt đầu có những kết quả tích cực. Một mặt, Bắc Kinh tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy quan hệ với các nước Nam Á như Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar, cùng với Pakistan - tất cả đều nằm trong khu vực Ấn Độ Dương. Các nước này đang hài lòng chơi cả "lá bài Trung Quốc" và "lá bài Ấn Độ" để tận dụng cho lợi ích của mình, nhưng họ ccũng cần thúc đẩy các lợi ích chung của toàn Nam Á.

Ở vũ đài phía đông Ấn Độ Dương, tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm như là kết quả của sự phản ứng với hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi vấn đề cướp biển và khủng bố có thể được kiểm soát, thì câu hỏi đặt ra cho khu vực này là: biểu đồ mối quan hệ của Trung Quốc với các láng giềng trực tiếp của họ từ Nhật Bản sang Thái Lan sẽ được đánh dấu bằng sự hợp tác hay xung đột? Ấn Độ rõ ràng có phần lớn trong câu trả lời, và trong việc đóng góp vào những hy vọng của khu vực với hoà bình và ổn định. May mắn là, tiểu vùng này có ASEAN - một cơ chế cho đối thoại và hợp tác.

Cách tiếp cận của New Delhi

Quan điểm của New Delhi về một môi trường chính trị - chiến lược phù hợp ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng. Ấn Độ không muốn một cuộc chiến tranh lạnh mới cũng không muốn một quốc gia nào đó thống trị khu vực. Họ bác bỏ quan điểm một cường quốc bên ngoài là cần thiết như để "cân bằng trên biển" cho khu vực. Họ định ra một khu vực mà ổn định và hợp tác thắng thế, đánh dấu bởi an ninh hàng hải cho tất cả và khả năng của một tập thể trong ứng phó với những mối đe doạ an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn tăng cường sức mạnh cứng cũng như triển khai các tài sản sức mạnh mềm để thúc đẩy kết nối với các quốc gia ven biển.

Trong bối cảnh này, có một số điểm đáng lưu ý. Đầu tiên, tại khu vực phía tây Ấn Độ Dương, nỗ lực của Ấn Độ đã được thúc đẩy bằng việc tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc đảo - Mauritius, Madagascar và Seychelles, bên cạnh Maldives. Nỗ lực này mới ở giai đoạn đầu, có thể được tiếp tục với sự tăng tốc. Thứ hai, dưới "cái bóng" của Diễn đàn Đối thoại IBSA, sự hợp tác giữa hải quân ba nước thành viên gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - thông qua tập trận chung, đào tạo và trao đổi chiến lược sẽ được đà phát triển. Hai lần diễn tập ba bên trước đó đã diễn ra ở Cape Town và Durban. Kết quả hiệp lực nên dẫn dắt các nước này thu hút những bên quan tâm khác bằng việc tiến hành diễn tập nhiều hơn ở bờ biển đông châu Phi.

Thứ ba, kể từ khi vùng phía tây của Ấn Độ Dương bị giới hạn đối thoại và hợp tác hơn so với vùng phía đông, nhiều người đã tin rằng, đã tới lúc cần khôi phục Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC).

Thứ tư, hợp tác song phương của Ấn Độ về các vấn đề chiến lược cần được thúc đẩy với bảy quốc gia ở vùng phía đông - Myanmar, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Một số người có thể gọi đó là "chuỗi hạt kim cương tiềm năng". Tuy nhiên, đề xuất hợp tác giữa "các nền dân chủ hàng hải" sẽ được xem xét xứng đáng chỉ khi nó không phải là một kiểu liên minh đối phó Trung Quốc. Với các nỗ lực tập thể bền vững để khiến Ấn Độ Dương và vùng ngoại vi được an toàn, Ấn Độ nên thiên về việc tận dụng các thể chế hiện có, đặc biệt là hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Con đường phía trước

Ngoại giao có thể giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu nếu nó được hỗ trợ bởi sức mạnh. Đô đốc Vishnu Prakash, nguyên phụ trách hải quân, đã đưa ra một quan điểm thuyết phục trong bài báo gần đây của Tổ chức Hàng hải Quốc. Ông thúc giục Ấn Độ phát triển và tuyên bố "một tầm nhìn hàng hải cho chính mình và vùng lân cận". Ông kết luận: "Đã tới lúc Ấn Độ đưa ra một sự cân bằng mới trong phương trình quyền lực để bảo vệ các lợi ích cốt lõi và giá trị của mình".

(Tác giả là một cựu đại sứ)

Nguyễn Huy theo Thehindu Xem tin gốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét