Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Mỹ tung chiến thuật ‘khó dự đoán’ ở Biển Đông

Hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer đã thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông vào ngày 29.4. Đây là một phần trong chiến thuật “khó dự đoán” của quân đội Mỹ.


Hai máy bay ném bom B-1B tiếp cận máy bay tiếp nhiêu liệu KC-135 khi thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông ngày 29.4


Hai máy bay ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ), thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông rồi quay trở lại căn cứ, theo trang Pacific Air Forces ngày 30.4. Chuyến bay này kéo dài 32 giờ.

Hồi tuần rồi, một máy bay ném bom B-1B hôm 22.4 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 29 giờ tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bay diễn tập cùng 6 máy bay chiến đấu F-16 (Mỹ) và các chiến đấu cơ F-2, F-15 của Nhật Bản ở ngoài khơi Nhật Bản rồi quay trở lại căn cứ.

"Đây là nhiệm vụ nhằm đảm bảo cam kết với đồng minh và ngăn chặn đối thủ, cùng lúc thực hiện mô hình triển khai lực lượng linh động", ông Lincoln Coleman, chỉ huy Phi đội ném bom thứ 37, cho biết.

Chiến thuật mới của Mỹ

Trả lời phỏng vấn đài CNN, ông Timothy Heath, chuyên gia quốc phòng của tổ chức nghiên cứu chính sách Rand Corp (Mỹ), cho biết các nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ là một phần chiến thuật "không thể đoán trước được hoạt động" của Lầu Năm Góc hay còn gọi là mô hình triển khai lực lượng linh động. Mục tiêu của chiến thuật mới là không để cho đối thủ dự đoán được việc triển khai lực lượng cố định hoặc luân phiên.

Ông Heath chỉ ra một động thái tương tự hôm 17.4, khi đó Không quân Mỹ bất ngờ rút các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 khỏi đảo Guam ở Thái Bình dương. Động thái này chấm dứt chương trình Máy bay ném bom hiện diện thường trực ở Guam.

Tuy nhiên, năm ngày sau đó, máy bay ném bom B-1B bất ngờ quay trở lại Thái Bình Dương, diễn tập với chiến đấu cơ Nhật Bản ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. "Như vậy, dù máy bay ném bom không còn hiện diện ở Guam nhưng luôn sẵn sàng xuất kích. Tương tự, các lực lượng của Mỹ cũng có khả năng thực hiện những nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ ở Biển Đông, không giống mô hình trước đây vốn có thể dự đoán được", chuyên gia Heath nói.


Hai máy bay ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ) ngày 28.

Nhà phân tích Carl Schuster, cựu đại tá Hải quân Mỹ, cho biết chiến thuật “khó dự đoán” cũng thể hiện rõ khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry hôm 28.4 bất ngờ thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã triển khai lực lượng để cảnh báo và xua đuổi khu trục hạm Mỹ USS Barry khỏi vùng biển gần Hoàng Sa ngày 28.4. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau (tức 29.4), Trung Quốc chắc chắn rất bất ngờ khi hai máy bay ném bom chiến lược B-1B xuất hiện ở Biển Đông và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill thì tuần tra gần Trường Sa, theo ông Schuster.

Điều này cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Mỹ, với những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải được thực hiện liên tiếp ở Biển Đông. Trước đây, những cuộc tuần tra như thế này thường xảy ra cách nhau vài tuần hoặc hơn.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23.4 đã lên án Trung Quốc lợi dụng thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để tiếp tục thực hiện hành vi khiêu khích ở Biển Đông.

Ông Pompeo đã chỉ rõ những hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông trong tháng 4, bao gồm: thành lập hai đơn vị hành chính cấp quận - huyện bất hợp pháp để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; xây trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi ở Trường Sa; điều đội tàu dọa dẫm và ngăn chặn láng giềng thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/my-tung-chien-thuat-kho-du-doan-o-bien-dong-1218145.html
0

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

COVID 19 – Nhân tố tiềm tàng làm thay đổi cuộc chơi ở Biển Đông

Vai trò “nhân tố tiềm tàng làm thay đổi cuộc chơi trên toàn cầu” của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) có thể sẽ được bộc lộ một cách đầy đủ tại Biển Đông.


Bài viết của tác giả James Patterson, nhà báo tại Thời báo kinh doanh quốc tế (IBTimes). Bài viết được đăng trên báo IBTimes.


Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động tại tuyến hàng hải quốc tế trong bối cảnh Bộ Quốc Phòng Mỹ phải vật lộn với 1.500 ca được xác định là nhiễm virus SARS-CoV-2 trong lực lượng quân đội của họ.

Đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và lên tới đỉnh điểm hồi tháng 2/2020 vừa qua, được coi là dịch bệnh nghiêm trọng nhất.

Mặc dù đang phải nỗ lực để ngăn chặn làn sóng bùng phát COVID-19 lần thứ hai, song Trung Quốc cũng đang dần trở lại nhịp sống bình thường thông qua việc phô trương sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, Mỹ đang ở vào thời kỳ đỉnh dịch COVID-19 với số lượng người nhiễm và tử vong cao ngất. Có thể nói, SARS-CoV-2 đã gây cản trở cho bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ ở Biển Đông.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ, gần đây đã tới thăm Việt Nam, hiện neo đậu tại đảo Guam sau khi có báo cáo cho biết trên con tàu này có hơn 170 ca nhiễm COVID-19. Mọi việc trở nên xấu đi sau khi thuyền trưởng của con tàu này là ông Brett Crozier bị sa thải vì ông đã viết một bức thư thúc giục hải quân Mỹ tăng cường các biện pháp kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 trên tàu. Bức thư đã bị rò rỉ cho giới truyền thông.

Một tàu sân bay khác của Hải quân Mỹ đang neo đậu tại vùng biển châu Á là tàu USS Ronald Reagan. Tuần trước, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin CNN rằng trên con tàu này có “rất nhiều” ca dương tính với SARS-CoV-2. Con tàu này hiện neo đậu tại Yokosuka (Nhật Bản) để bảo dưỡng. Các ca dương tính COVID-19 khác trong lực lượng quân đội Mỹ được cho là ở một căn cứ Hải quân tại Sasebo (Nhật Bản) và tại Hàn Quốc.

Một số nhà phân tích, chẳng hạn như Carl Schuster – một thuyền trưởng đã nghỉ hưu của lực lượng hải quân Mỹ và là cựu giám đốc phụ trách các chiến dịch tại Trung tâm Tình báo Liên quân của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ – cho rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sẽ tận dụng lợi thế trong lúc Mỹ đang phải tập trung sự chú ý cho một vấn đề nghiêm trọng khác. Ông nói:
“Tôi cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng việc hải quân Mỹ phải đối mặt với những thách thức từ SARS-CoV-2 để tăng cường vị thế ở Biển Đông bằng cách hiện diện và hoạt động tùy thích”.

Vụ một tàu thuộc lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Trung Quốc mới đây đâm chìm một tàu cá của Việt Nam chỉ càng củng cố lập luận rằng mục tiêu của Trung Quốc là giành lợi thế ở Biển Đông. Siêu cường thứ 2 thế giới này tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông và tỏ ra coi thường những lời phản đối của quốc tế và khu vực.

Sự phản kháng của các nước láng giềng cũng không phải là thách thức đối với lực lượng quân sự quy mô lớn của Trung Quốc, vì vậy, khu vực này phụ thuộc vào sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ với hy vọng sự hiện diện đó sẽ làm đối trọng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, hiện giờ Mỹ dường như bị “trói tay” phần nào, ngoài việc lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc đang tăng cường đưa ra những “tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp” ở Biển Đông.

Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Mỹ “quan ngại sâu sắc” về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, khiến 8 ngư dân Việt Nam bị hất khỏi tàu khi con tàu này chìm.

Bà nhấn mạnh: “Vụ việc này là sự kiện mới nhất trong một loạt hành động lâu nay của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhằm khẳng định các tuyên bố hàng hải bất hợp pháp của họ và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.

Bà cho rằng Trung Quốc nên “tập trung vào việc tiếp tục hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chống đại dịch toàn cầu này và ngừng lợi dụng sự sao nhãng hay tình trạng dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông”.

Tuyên bố của bà Ortagus cũng chỉ ra rằng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Bắc Kinh đã lợi dụng tình hình để công bố 2 trạm nghiên cứu mới mà nước này thiết lập tại các căn cứ quân sự ở Đá Chữ Thập và Đá Subi, đồng thời đưa một máy bay quân sự đặc biệt ra Đá Chữ Thập.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Lợi dụng dịch bệnh để quấy rối trên Biển Đông: Nước cờ sai của Trung Quốc

Bắc Kinh đã sai lầm khi liên tục thực hiện các hành vi khiêu khích trên Biển Đông vì cho rằng các bên liên quan sẽ phản ứng yếu ớt trong bối cảnh bận đối phó với đại dịch khởi nguồn từ Trung Quốc.

Tàu đổ bộ tấn công USS America, với khả năng triển khai tiêm kích tàng hình F-35, dẫn đầu nhóm tàu chiến Mỹ - Úc trong cuộc tập trận chung phía nam Biển Đông - Ảnh: US NAVY


Trung Quốc đã cho thấy họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông, bất chấp đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ. Giới chuyên gia nhận định kể cả khi không có đại dịch COVID-19, Bắc Kinh vẫn sẽ bắt nạt ngư dân nước khác và quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực.

"Trung Quốc đang tận dụng triệt để đại dịch với niềm tin là những gì họ đang làm sẽ không vấp phải sự phản đối nào hoặc phản đối yếu ớt từ các bên ở Biển Đông", chuyên gia Collin Koh đặt vấn đề và cho rằng Bắc Kinh đã đánh giá thấp phản ứng của các nước.


Việc khảo sát và đặt tên cho các thực thể địa lý dưới đáy biển với danh nghĩa nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ có thể trở thành cơ sở cho các yêu sách đối với vùng biển hoặc tài nguyên ở đó

___Jay Batongbacal (giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển của Philippines nói về việc Trung Quốc tự tiện đặt tên cho hơn 80 thực thể địa lý ở Biển Đông)___

Gặp phản ứng mạnh

Hôm 24-4, USS Barry - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ - đã băng ngang qua eo biển hẹp nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục để tiến về phía nam (hướng đi vào Biển Đông), đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng tàu chiến Mỹ đi qua khu vực này.

Đây có thể xem là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc rằng kể cả khi bị đại dịch hoành hành, sức mạnh quân sự và sự hiện diện của Washington tại khu vực sẽ không thay đổi.

Nói như một nhà quan sát, trong lúc Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền của nước khác trên Biển Đông, Mỹ vừa cho Trung Quốc biết cảm giác tương tự. Bắc Kinh xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời nhưng qua hàng chục năm vẫn chưa thể thống nhất được hòn đảo này.

Trong lúc đó tại phía nam Biển Đông, 3 tàu chiến của Mỹ và 1 tàu khu trục Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung tại khu vực không xa nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia.

Không rõ cuộc tập trận này có được lên kế hoạch từ trước hay không, nhưng động thái của Mỹ cùng đồng minh là câu trả lời cho việc Trung Quốc lợi dụng COVID-19 dùng tàu sân bay để "diễu võ giương oai" trên Biển Đông.

Theo chuyên gia Koh, ngay cả khi tàu sân bay Mỹ không hoạt động, Washington vẫn còn nhiều tàu chiến khác sẵn sàng tiến vào khu vực và chứng minh sự hiện diện trên Biển Đông.

Trên mặt trận ngoại giao, không chỉ đối mặt với các tuyên bố phản đối liên tiếp của Việt Nam, Trung Quốc còn hứng làn sóng chỉ trích và quan ngại mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản, Úc, Philippines.

Âm mưu quấy rối xuyên suốt

Ý đồ "đục nước béo cò" của Trung Quốc đến giờ đã thể hiện rõ trên Biển Đông. Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam "chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc".

Các động thái trên giấy tờ lẫn ngoài thực địa diễn ra một cách dồn dập và gói gọn trong vòng 3 tuần đầu của tháng 4, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông.

Nhưng theo giới quan sát, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích và đe dọa nước khác như vậy trên Biển Đông. Ông Gregory B. Poling - giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) - khẳng định Trung Quốc sẽ không vì đại dịch mà từ bỏ kế hoạch quấy rối dài hạn trên Biển Đông, theo Đài NPR của Mỹ.

"Các hành vi của Bắc Kinh mà chúng ta đang thấy trên Biển Đông đã từng diễn ra trước đó và chắc chắn sẽ lặp lại trong tương lai" - vị chuyên gia Mỹ nhận định.

Rõ ràng là sau khi hoàn tất việc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, tức tăng cường hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch dài hơi để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các "chiêu thức" mới qua từng năm.

Chẳng hạn, Trung Quốc ban đầu sử dụng tàu hải cảnh để đe dọa tàu cá nước khác thì hiện tại đã chuyển sang kết hợp tàu hải cảnh và tàu khảo sát để cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông.

Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Nguồn: https://tuoitre.vn/loi-dung-dich-benh-de-quay-roi-tren-bien-dong-nuoc-co-sai-cua-trung-quoc-20200426115346598.htm
0

Chiến lược răn đe tập thể sẽ 'ghè chân' Trung Quốc ở biển Đông

Việc các nhóm nước cùng ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc có thể tạo ra một hiệu ứng lớn khiến uy tín Bắc Kinh suy giảm mạnh.

HMAS Parramatta (phải) tập trận cùng USS Barry và USS Bunker Hill ở Biển Đông.

Giữa đại dịch COVID-19, báo chí quốc tế dẫn lời chính trị gia và giới học giả từ Đông sang Tây chỉ trích Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”, gây rối biển Đông. Các chỉ trích xuất hiện khi Trung Quốc (TQ) tiến hành hàng loạt động thái leo thang mới tại khu vực.

TQ ngang ngược và vô trách nhiệm

Về thực địa, TQ để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam (VN); chỉa súng radar vào tàu hải quân Philippines; đưa đội tàu khảo sát Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế một số nước và thực hiện các hành động ngờ vực; đặt các trạm nghiên cứu khoa học..

Về yêu sách và thể chế, chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa”; ban hành bản cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (hay còn gọi là tên chính thức) cho hàng chục đảo, đá và thực thể trong lòng biển; đưa công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tình bày yêu sách Tứ Sa – chứa đựng nội hàm là yêu sách đường lưỡi bò mở rộng với tham vọng độc chiếm khoảng trên 90% vùng biển Đông, v.v.

Giới quan sát đồng thuận với nhau rằng: Tất cả hành động trên về bản chất không có gì mới, đều nằm trong kế hoạch tính trước của TQ. Song song đó, cách hành xử này phi pháp một cách trắng trợn, cho thấy TQ là một cường quốc ngang ngược và vô trách nhiệm, đặc biệt đặt trong bối cảnh thế giới đang bận rộn chống dịch COVID-19, vốn xuất phát và bùng nổ từ TP Vũ Hán của TQ.


Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT

Đe dọa uy tín TQ

Câu hỏi đặt ra là trước các sức ép tập thể, TQ có thật sự lo ngại? Có – nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định. Có ít nhất ba lý do để khiến Bắc Kinh lo sợ sức ép từ phía một tập thể các quốc gia.

Thứ nhất, về mặt chính trị, TQ đang cố xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm, “trỗi dậy hòa bình” mà chính quyền Tập Cận Bình đã hứa. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích, với sự khuếch tán thông tin thời Internet, chẳng mấy chốc hình ảnh xấu xí của TQ có thể bị phơi bày.

Hình ảnh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu VN và sự phản đối quyết liệt từ phía VN với chính quyền Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 đã lay động đến chính trường Mỹ, buộc các chính trị gia phải lên tiếng.

Các văn bản ngoại giao chính thức, thể hiện sự đồng cảm và ủng hộ của Philippines sau vụ việc tương tự mà ngư dân Philippines là nạn nhân hồi năm 2019 (may mắn được ngư dân VN cứu), càng khiến TQ bị cô lập trên mặt trận dư luận quốc tế. Nhiều chỉ trích quốc tế nhằm thẳng vào TQ, mô tả “sự suy thoái niềm tin vào trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh” trong việc ứng xử với các nước láng giềng.


Lính Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson tại Đà Nẵng ngày 5-3-2018. Ảnh: REUTERS

TQ đã cố gắng xây dựng “Một Vành đai, Một Con đường” từ Á đến Âu cùng hệ thống ngân hàng hỗ trợ phát triển hạ tầng, cạnh tranh lại các thể chế trước nay của Mỹ, Nhật Bản, v.v. Tuy nhiên, tất cả đều tạo ra tranh cãi, hoài nghi dữ dội từ rất nhiều quốc gia về tính minh bạch và ý đồ chính trị.

Tương tự, trong đại dịch COVID-19, TQ thực hiện “ngoại giao y tế”, tỏ ra hào phóng trong việc viện trợ nhân lực và trang thiết bị y tế cho các nước. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ TQ kém. Song song đó, nhiều nước lo ngại TQ “cho đi một thì đòi lại hai”, tìm cách ảnh hưởng nền chính trị nội địa, nên họ cũng e ngại, thậm chí từ chối nhận sự “giúp đỡ” từ TQ.

Hành xử phi pháp và vô lý ở biển Đông có thể sẽ trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến niềm tin về một cường quốc có trách nhiệm đối với TQ sẽ tiêu tan. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ: Số lượng quốc gia và âm lượng của sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh có bay đủ xa để gióng lên hồi chuông cảnh báo về “mối đe dọa TQ” với khu vực và thế giới hay không.


Tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần thực hiện chiến lược bắt nạt ở biển Đông. Ảnh minh họa: SCMP

Ảnh hưởng phát triển kinh tế

Về mặt kinh tế, TQ đang vật lộn với “tứ bề thọ địch”. Cuối tháng 3-2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế TQ trong năm nay có thể ngừng tăng trưởng hoặc chỉ đạt 2,3% do ảnh hưởng của COVID-19. Nếu thành hiện thực thì đây là mức tăng trưởng thấp không thể ngờ, tạo kỷ lục trong nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, sự thật phía sau còn đáng lo ngại hơn nhiều. Thứ nhất, nợ công TQ đang tăng cao kỷ lục, tạo áp lực lên các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời khủng hoảng – điều mà TQ tỏ ra sành sỏi trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khả năng can thiệp của chính phủ vào quy luật của thị trường giảm đi đáng kể, trong khi các doanh nghiệp “thây ma” (sống lay lắt nhờ hỗ trợ của chính phủ) vẫn chưa có những chỉ dấu phục hồi, phát triển.

Mặt khác, đại dịch đã đánh mạnh vào nền sản xuất của nhiều nước. Một bài học từ việc thiếu nguồn vật tư y tế trong đại dịch chính là: Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia đưa hệ thống sản xuất ra nước ngoài có thể gặp khó khăn khi có thảm họa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch bệnh, các thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, v.v. có thể sẽ được xem xét cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách sản xuất quốc gia. Một phiên bản “Toàn cầu hóa 2.0” đã được một số người nhắc đến: Các nước toàn cầu hóa cũng phải đảm bảo một phần năng lực tự sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Vì thế cho nên, các lợi ích về lao động giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ mà lâu nay TQ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị “xét lại”, ưu tiên cho an ninh quốc gia trong trường hợp thảm họa xảy ra. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước sẽ ít được khuyến khích di chuyển nhà máy sang TQ. Điều đó có thể tạo ra áp lực về thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế sản xuất nội địa. Quan trọng không kém, báo chí nước ngoài đưa tin một số doanh nghiệp Mỹ, từ sau ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-TQ và nay là đại dịch, đã rời TQ vô thời hạn.


Nền sản xuất Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, và có thể bị ảnh hưởng bởi leo thang của nước này ở biển Đông. Ảnh minh họa: MARKET WATCH.

Các rủi ro trong quan hệ Mỹ-TQ ngày càng tăng cao, nhất là khi đối đầu ở biển Đông, biển Hoa Đông và cạnh tranh toàn cầu giữa hai nước ngày càng rõ. Điều đó làm suy giảm phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào TQ, thế nên việc chuyển sang các quốc gia có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây sẽ là lựa chọn ưu thế hơn.

Chín vì thế, nếu một tập thể các quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích TQ kèm theo các động thái “trừng phạt” kinh tế, sẽ khiến TQ lao đao. Mỹ và nhiều nước phương Tây chính là đối tác lớn của TQ, và TQ xem phương Tây là thị trường quan trọng nhất vì giá trị hàng xuất khẩu cao. Kinh tế các nước phương Tây ảnh hưởng vì dịch, và nếu kèm theo ý thức chống lại TQ gia tăng, thì phương Tây có quyền chuyển hướng chọn lựa đầu tư vào các nhà cung cấp ở ASEAN và châu Á khác, thay vì tiếp tục chơi với TQ. Bắc Kinh chắn chắn lo ngại điều này.

Ngăn TQ thiết lập luật chơi riêng

Điều quan trọng thứ ba khiến TQ ngán ngại sức ép tập thể chính là đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. TQ đang theo đuổi đàm phán với mục đích lập ra một cuộc chơi riêng giữa TQ và từng nước ASEAN nhưng mang dáng vóc của tập thể ASEAN, đồng thời đẩy sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia bên ngoài ra khỏi khu vực biển Đông.

Trái lại, nhiều nước ASEAN mong muốn thông qua thể chế này, tạo ra một cuộc chơi công bằng dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có hai điểm mấu chốt mà các nước ASEAN theo đuổi: (i) Nội dung COC phải có tính bao quát phạm vi cả biển Đông chứ không chỉ ở khu vực quần đảo Trường Sa (như TQ mong muốn); và (ii) phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, trong đó phải lượng tính được các biện pháp chế tài nếu một trong các bên vi phạm.


Người dân Philippines phản đối hành vi của Trung Quốc ở biển Đông.

TQ đang lợi dụng mối quan hệ thân thiết với chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (nhiệm kỳ đến 2021), cũng là nước điều phối quan hệ ASEAN-TQ giai đoạn hiện tại, trong đàm phán COC. Bắc Kinh kỳ vọng có thể tạo sức ép thông qua một COC có lợi cho họ vào 2021, khi mà các giai đoạn chiếm, bồi lấp, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa, thể chế hóa biển Đông đã hoàn tất. Vì vậy, các sức ép từ phía các nước trong khu vực và các quốc gia thứ ba có thể tạo nên một làn sóng chống lại TQ. Trong đó, các quốc gia trung dung hoặc đứng ngoài tranh chấp có thể thay đổi quan điểm, chuyển hướng chống TQ. Điều đó càng tạo áp lực cho TQ trên bàn đàm phán COC.

Thậm chí, một sức ép tập thể đủ lớn từ cộng đồng quốc tế có thể là động lực để tạo ra các sáng kiến giải quyết tranh chấp ở biển Đông, có tiềm năng và kỳ vọng không thua kém COC. Trong đó, có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc hay Ấn Độ và châu Âu.

Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng phương Tây, nhất là EU, chỉ mới bắt đầu có ý thức rõ ràng về “mối đe dọa TQ” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc các nước khu vực và thế giới cùng lên tiếng về hành xử phi pháp của TQ có thể thay đổi rõ nét nhận thức EU, điều đó sẽ quyết định đáng kể đến hành xử của các cường quốc này đối với Bắc Kinh.


Tàu tiếp dầu USNS Rappahannock di chuyển qua biển Đông. Ảnh: US NAVY

Nếu các nước biển Đông kết hợp phương Tây trên các mặt trận phát ngôn, kinh tế, an ninh và ngoại giao thông qua các sáng kiến cụ thể, có công cụ thực thi hiệu quả, thì đó sẽ là sự đối trọng rất đáng kể trong việc “ghè chân” TQ ở biển Đông.

Ví dụ: Đồng loạt chỉ trích các hành động sai phạm của TQ qua các kênh khác nhau; hợp tác tuần tra chung, đảm bảo tự do hàng hải và đánh bắt hải sản đúng luật; cùng ban hành các đạo luật trừng phạt kinh tế (từ các nước lớn và có thị trường quan trọng với TQ; v.v. Một mình Mỹ hay chỉ vài nước sẽ là chưa đủ, nhưng một tập thể nhiều quốc gia thì chắc chắn TQ phải dè chừng.

Các nước đồng loạt hành động

Các hành động của TQ ngay tức khắc bị dư luận phản đối, chỉ trích. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Ngô Toàn Thắng hôm 23-4 đã trả lời báo chí liên quan đến công hàm hôm 17-4 của TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng hôm 20 và 21-4 về biển Đông.

Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982. VN đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này. VN cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của VN, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.

Hôm 19-4, VN cũng lên tiếng phản đối hành xử phi pháp của TQ liên quan đến việc lập ra hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán của VN là mạnh mẽ phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN… Các hành vi của TQ như trên không có giá trị và không được công nhận; không có lợi ích cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới.”

Về phía Philippines, hãng tin CNN dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trên Twitter chiều tối 22-4 cho biết: Philippines phản đối TQ về việc đơn phương lập ra hai quận Nam Sa và Tây Sa, xem một phần lãnh thổ của Philippines thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Song song đó, Manila cũng gửi công hàm phản đối việc TQ đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”. “Cả hai hành động nói trên của TQ đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” - Ngoại trưởng Locsin viết.

Malaysia cũng lên tiếng về thông tin đội tàu Địa chất hải dương 8 của TQ hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella của Công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Hôm 23-4, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông, đồng thời các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Mỹ và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành động leo thang của TQ giữa lúc thế giới tập trung chống dịch. Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên tiếng chỉ trích TQ liên quan đến các hành xử gây rối ở biển Đông, Washington cử các đội tàu hải quân đến biển Đông, phối hợp với tàu hải quân hoàng gia Úc để tập trận và tuần tra tự do hàng hải.

Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chien-luoc-ran-de-tap-the-se-ghe-chan-trung-quoc-o-bien-dong-908446.html
0

Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976, và là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976

Trung Quốc tới nay vẫn sử dụng thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Vậy đánh giá mới nhất của các chuyên gia Việt Nam là thế nào?

Hôm 17/4/2020, bản công hàm từ năm 1958 do người đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi cho người đồng cấp Chu Ân Lai của phía Trung Quốc đã được Bắc Kinh viện dẫn trong một công hàm (CML/42/2020) gửi lên Liên Hợp quốc, cùng lúc Bắc Kinh có các cáo buộc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, xâm chiếm biển, đảo của Trung Quốc.

'Bước leo thang, tuyên chiến'?

Bình luận về động thái này, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, hiện là Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật & Phát triển, từ Hà Nội nói:

"Trước hết, đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ đã thể hiện rất rõ.

"Ngay tuyên bố của Trung Quốc cho rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc về của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam rút khỏi và họ tuyên bố rằng Việt Nam đã chiếm những đảo và thực thể mà Việt Nam hiện nay Việt Nam đang chấn giữ một cách hợp pháp, thì họ bảo rằng đó là những vị trí mà Việt Nam đã xâm lược, cũng như đã chiếm giữ bất hợp pháp.

"Thì đây theo tôi gần như một tuyên bố có thể nói là tuyên chiến rồi, đồng thời họ nói là họ sẽ bảo vệ lợi ích ở những vùng biển này, cũng như ở các đảo này, bằng mọi phương tiện và một cách kiên quyết, thì giới chuyên gia đã bình luận đây là một lời đe dọa về dùng vũ lực rồi, không phải là bình thường nữa."


Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh năm 1965

'Nằm trong nghị trình'

Liên quan đến việc Trung Quốc công bố, viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, ông Hoàng Ngọc Giao bình luận:

"Theo tôi, tới lúc này, đây là câu chuyện có thể sẽ nằm trong nghị trình của một phiên giải quyết tranh chấp xét xử tại một cơ quan tài phán quốc tế rằng là công hàm này có giá trị pháp lý như thế nào, đến đâu.

"Trung Quốc đã dám công bố viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng, thì họ có dám ra trước cơ quan tài phán quốc tế để tranh luận, tranh lý với Việt Nam về giá trị của công hàm này và rộng hơn là tranh luận đi đến phán xử, phán quyết về ai mới là người có chủ quyền thực sự ở Hoàng Sa, Trường Sa hay không?

"Vì lúc đó phía Việt Nam trong hồ sơ khởi kiện cũng phải chuẩn bị cho kỹ, riêng cá nhân tôi với tư cách chuyên gia, tôi đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng công văn, công hàm Phạm Văn Đồng này không có giá trị pháp lý nào cả.

"Bởi vì căn cứ vào Hiệp định Geneva năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, chia đất nước Việt Nam thành hai miền, chính trong Hiệp định đó đã quy định rất rõ Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc phía Nam của vĩ tuyến 17, và như vậy trực thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

Đánh đổi chính trị?
Theo chuyên gia luật học này, công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa và có thể được vô hiệu hóa, nhưng đánh đổi lại nhà nước Viện Nam hiện nay phải có sự đánh đổi chính trị, hay thay đổi về quan niệm và nhìn nhận lịch sử với một nhà nước đã bị đánh sập 45 năm trước ở miền Nam Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao nói tiếp:

"Thế thì từ trước đến nay, chính quyền ở Bắc Việt Nam và kể cả chính quyền Việt Nam bây giờ, trong các giới học thuật, đặc biệt học thuật về luật quốc tế, người ta vì những mục đích chính trị, cho nên người ta không chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa như là một chủ thể độc lập của Công pháp Quốc tế.

"Và vì thế cho nên điều này cuối cùng xảy ra công hàm 'bất lợi', thì bây giờ nhà nước, chính phủ Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nhận thấy một điều là nếu như mình phủ nhận sự tồn tại của một chính phủ, của một nhà nước chính danh, phù hợp pháp luật quốc tế, đó là Việt Nam Cộng Hòa, thì nó lại gây hại cho câu chuyện đấu tranh bảo vệ chủ quyền."

"Do vậy hiện nay, quan điểm chính thức của những người lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chắc chắn không thể phủ nhận vai trò chính danh của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước đây, trước 30/4/1975 và điều này chỉ có lợi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và nó làm vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958.


Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956

"Tất nhiên bên cạnh việc công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ở chỗ là anh không thể công nhận cái gì mà anh không có được, thì ở đây còn một ý nữa đó là công hàm này, như nhiều chuyên gia đã nói, đó là ở cấp Thủ tướng, không phải ở cấp đại diện quốc gia là một nguyên thủ quốc gia và chưa được Quốc hội phê chuẩn.

"Bởi vì những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội, và vì thế cho nên về giá trị pháp lý của nó, thì nó cũng không có giá trị pháp lý ở chỗ đó nữa.

"Điểm thứ ba nữa là Công hàm Phạm Văn Đồng nó phản ánh như một động thái chính trị phe nhóm với nhau. Cùng là phe cộng sản, thời đó Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam để đánh Mỹ.

"Thế thì nó có thể hiểu như là một tuyên bố chính trị, một động thái chính trị giữa hai bên, chứ không thể coi nó có giá trị pháp lý gì hết."

Khó khăn pháp lý?

Hôm 23/4, trả lời câu hỏi của khán, thính giả gửi cho một chương trình bình luận trực tuyến của BBC News Tiếng Việt hỏi rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 gây khó khăn pháp lý gì cho cuộc đấu tranh về chủ quyền quốc gia và biển đảo của Việt Nam hiện nay, từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị học và bang giao quốc tế nói:

"Thực sự thì Trung Quốc đang bám vào cái đó và bảo rằng ở Việt Nam đã công nhận những điều khoản của họ rồi.

"Nhưng ngược lại chúng ta thấy có một số sự kiện cho thấy là Việt Nam cũng tương đối thay đổi. Ngày xưa, khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn làm Thủ tướng chính phủ Việt Nam, thì ông cũng đã nói rõ rằng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

"Thường thường, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gọi đó là chính quyền 'ngụy quyền' và không có giá trị, thẩm quyền gì cả, nhưng bây giờ Việt Nam chứng nhận là có, như vậy có nghĩa là bảo rằng nếu là do Việt Nam Cộng hòa quản lý, thì công hàm Phạm Văn Đồng tự nó không có hiệu quả gì cả.

"Bởi vì theo quan niệm gọi là chuyển quyền từ chính phủ này sang chính phủ khác, thì chính phủ miền Bắc, khi lãnh thêm miền Nam vào miền Bắc, thì lãnh thêm cả những tiêu sản và tích sản, những quyền lợi và nghĩa vụ.

"Nếu theo quan điểm của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, thì miền Bắc chỉ thừa hưởng của miền Nam Cộng hòa, do đó họ không chịu trách nhiệm, bởi vì đã không có nghĩa vụ thì miền Bắc không có nghĩa vụ.

"Đặc biệt là bây giờ trong Liên Hợp quốc, chúng ta thấy có văn bản rõ rệt vào tháng Giêng năm 1974, thì xảy ra vụ đó, thì ông Ngoại trưởng của Việt Nam Cộng hòa là ông Vương Văn Bắc đã viết văn thư cho ông Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và yêu cầu đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an và Việt Nam Cộng hòa đã lên án Trung Quốc là xâm lấn Việt Nam.

"Thành ra những văn bản đó là những văn bản đã có ở trong Liên Hợp quốc rồi và theo luật pháp quốc tế thì nó cũng đúng.
"Cho nên đã có những động thái đó, còn bây giờ chúng ta chưa thấy tiếp tục từ hồi ông Nguyễn Tấn Dũng nói câu đó, thì sau này chúng ta chưa thấy gì cả."

'Không có nhượng chủ quyền'

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà nghiên cứu Trung Quốc học bình luận:

"Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ủng hộ vấn đề là xung quanh các nước, hay xung quanh các đảo thì được 12 hải lý, thế thôi, chứ không phải chấp nhận là Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa.

"Mà cũng giống như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng vừa nói, vấn đề này không có động chạm gì đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam Cộng hòa ngày xưa.

"Ngoài ra, tôi cũng cho rằng việc này chỉ là một công thư của một Thủ tướng công nhận vấn đề ở trên biển, vấn đề 12 hải lý, thôi.

"Nhưng mà cái đó không được chính quyền Việt Nam, trong đó có Quốc hội, trong đó có Chủ tịch nước ủy quyền, do đó Trung Quốc không thể dùng công thư đó để nói rằng là Việt Nam đã nhường chủ quyền ở Hoàng Sa cho Trung Quốc."

Trong dịp này, theo dõi tình hình an ninh ở Biển Đông và khu vực, một số học giả, nhà quan sát đã chia sẻ ý kiến, bình luận của mình với BBC News Tiếng Việt.

Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, nhà nghiên cứu chính trị học thuộc Đại học Bình Dương, nêu nhận định:

"Năm ngoái Trung Quốc đến Tư Chính chủ yếu là để cản trở Việt Nam ở mỏ Sao Vàng- Đại Nguyệt.

"Họ thất bại vì cuối cùng, Việt Nam vẫn hạ đặt được chân đến giàn khoan ở đây.

"Trong công bố nghiên cứu mới "Vấn đề Biển Đông: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay", tôi có viết rằng điều quan trọng là mặc dù mọi cản trở từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ở khu vực này".

"Năm nay Việt Nam tiếp tục đặt giàn khoan ở đây, Trung Quốc cũng biết vậy nên sẽ quyết tâm phá.

"Bởi vậy, dự báo của tôi là tình hình sẽ căng thẳng và các hoạt động của Trung Quốc (gồm cả xâu chuỗi từ việc đâm chìm tàu cá cho đến các động thái khác) là đòn ra tay trước."

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52424973
0

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Gây hấn cỡ nào Trung Quốc cũng không chiếm được biển Đông

Chuyên gia đặt câu hỏi liệu Trung Quốc không biết luật hay đang cố tình lật ngược luật pháp quốc tế.


Bên trong một chiếc máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đang giám sát hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông năm 2018. Ảnh: NEW YORK TIMES

Một thực tế là dù đại dịch COVID-19 đang hoành hành nhưng Trung Quốc (TQ) thời gian gần đây chẳng những không giảm mà còn tăng cường các động thái ở biển Đông.

Từ tháng 1, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, các tàu bảo vệ bờ biển và tàu bán quân sự hàng hải TQ đã đổ ra các vùng biển Đông tranh chấp.

Tháng rồi TQ mở hai trạm nghiên cứu trên các bãi đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).


Trung Quốc cải tạo trái phép ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do máy bay giám sát P-8A Poseidon chụp lại. Ảnh: US NAVY

Cũng trong tháng trước Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của TQ ở biển Đông.

Đầu tháng này, một tàu tuần tra của TQ đã đâm chìm một tàu cá của VN. Tuần trước TQ đưa tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước khi đến hoạt động gần tàu khoan dầu West Capella của Malaysia hiện tại. Theo dữ liệu ngày 23-4 của trang web Marine Traffic chuyên theo dõi hoạt động tàu thì tàu Hải Dương địa chất 8 vẫn còn gần vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.


Tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc năm 2018. Ảnh: SCHOTTEL

Ngày 18-4, TQ ngang ngược thông báo thành lập cái gọi là "quận đảo" Tây Sa và “quận đảo” Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Mới nhất, ngày 19-4, trên trang web của mình, Bộ Nội chính TQ ngang ngược công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” (tên chính thức) cho 25 đảo, bãi đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy biển Đông. Hãng tin Sputnik lưu ý TQ tuyên bố chủ quyền ở hàng chục thực thể địa lý trên biển Đông dù Việt Nam đã có động thái phản đối chỉ vài tuần trước đó.

Ý đồ đằng sau là gì?

Về việc TQ tăng cường các động thái ở biển Đông vừa qua và hiện tại, đặc biệt chuyện TQ lập cái gọi là hai “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa, Giáo sư Kang Lin từ Đại học Hải Nam (TQ) cho rằng các bước đi này không có gì bất ngờ.

Ông Kang Lin có ý đổ lỗi cho quốc tế đã gây áp lực khiến TQ phải hành động như thế và đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuần tra biển Đông thường xuyên của hải quân Mỹ.

Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ xác nhận số lần Mỹ thực hiện tuần tra ở biển Đông trong năm 2019 cao kỷ lục so với thời gian trước. Tuy nhiên, việc tuần tra này, theo phía Mỹ là hoàn toàn dựa vào luật pháp quốc tế và phù hợp với hành xử tự do hàng hải được các nước chấp thuận.


Hình ảnh hai tàu chiến Mỹ di chuyển trên biển Đông đến khu vực tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động được hải quân Mỹ đưa lên Twitter.

Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học kỹ thuật Namyang (Singapore) nhận định động thái lập cái gọi là hai “quận đảo” Nam Sa và Tây Sa cho thấy TQ nhiều khả năng sẽ còn xây dựng thêm hạ tầng và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực.

“Bước đi này đến trong lúc các bên đang trong quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (trên biển Đông). Rõ ràng TQ đang cố gắng củng cố lợi thế của mình ở biển Đông trước khi bộ quy tắc được công bố chính thức. Thậm chí nếu cuối cùng không có bộ quy tắc nào trở thành hiện thực, TQ vẫn muốn mình có vị trí mạnh hơn nhiều ở biển Đông” - theo nhà nghiên cứu Collin Koh.

Quá trình đàm phán giữa TQ và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông vẫn đang diễn ra, dù bản dự thảo đã được công bố tháng 8-2018. Hai bên thống nhất sẽ hoàn tất vào năm sau.

Trung Quốc “đang cố gắng lật ngược luật pháp quốc tế”?

Các động thái ngang ngược của Trung Quốc đã gặp phản ứng và chỉ trích mạnh từ nhiều chuyên gia quốc tế.

Trao đổi với hãng tin AFP, nhà nghiên cứu Bill Hayton tại tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận Chatham House (Anh - chuyên phân tích các vấn đề quốc tế) đặt câu hỏi liệu có phải TQ “đang cố gắng lật ngược luật pháp quốc tế”.

“Không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền các thực thể dưới mặt nước trừ khi các thực thể này nằm trong khoảng cách 12 hải lý kể từ bờ biển của mình. TQ không biết điều này hay đang cố tình lật ngược luật pháp quốc tế? TQ đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vốn nói rất rõ ràng cái gì các nước có thể và không thể tuyên bố là lãnh thổ của mình. TQ dường như đang đi ngược lại UNCLOS với việc khẳng định chủ quyền ở những nơi rất xa” - theo nhà phân tích Hayton.


Bên trong máy bay do thám P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ giám sát thực trạng Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa trái phép các đảo và bãi đá ở biển Đông năm 2018. Ảnh: NEW YORK TIMES

Theo chuyên gia Peter Jennings, cựu quan chức quốc phòng Úc, hiện là giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc: “Đây rõ ràng là một chiến lược có tính toán của TQ nhằm tối đa hóa việc lợi dụng tình hình xao nhãng lúc này và việc giảm năng lực của Mỹ để gây áp lực lên các nước láng giềng”.

Còn theo Giáo sư Alexander Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-biển Đông (Mỹ), “có vẻ dù đang chiến đấu với dịch bệnh TQ vẫn đang nghĩ về các mục tiêu chiến lược của mình”. Ông cho rằng TQ “muốn tạo ra một điều bình thường mới trên biển Đông” và để làm điều này thì TQ đã ngày càng trở nên gây hấn hơn.

Trung Quốc không dễ thực hiện ý đồ

Nhiều nhà quan sát cho rằng dù có nỗ lực và tăng cường gây hấn thế nào thì Trung Quốc cũng không dễ thực hiện ý đồ, vì vẫn còn sự theo dõi, can thiệp và phản đối của các nước trong khu vực, của Mỹ, các đồng minh Mỹ, và cộng đồng thế giới.

Tại khu vực, ngày 23-4, Bộ Ngoại giao Malaysia đã ra tuyên bố liên quan việc tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của TQ tiếp cận và quấy rối tàu thăm dò dầu West Capella. Theo Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein, “sự hiện diện của các tàu chiến và tàu lớn khác ở biển Đông có nguy cơ gây gia tăng căng thẳng, có thể dẫn tới hậu quả tính toán sai ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực”.

Trước đó, ngày 22-4, Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm đến Đại sứ quán TQ tại Manila phản đối việc TQ lập cái gọi là "quận đảo" Tây Sa và “quận đảo” Nam Sa. Bên cạnh công hàm trên, Manila cũng gửi một công hàm khác phản đối việc tàu TQ chĩa hệ thống điều khiển hỏa lực về phía tàu hải quân Philippines trong vùng biển Philippines.

Ngày 21-4, hải quân Mỹ thông báo đã đưa tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đến khu vực gần nơi tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động.

Một ngày sau, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận tàu hộ vệ HMAS Parramatta của hải quân Hoàng gia Úc và tàu khu trục USS Barry của hải quân Mỹ cũng được điều đến khu vực. Ba tàu chiến Mỹ và một tàu chiến Úc đã thực hiện một cuộc tập trận hàng hải chung.


Bốn tàu chiến của Mỹ và Úc trong cuộc tập trận ngày 22-4 ở biển Đông. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ÚC

Phía Mỹ cho biết Washington mong muốn sự hiện diện của các tàu Mỹ ở khu vực sẽ "thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không và các nguyên tắc quốc tế làm nền tảng an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Từ tuần trước Mỹ cáo buộc TQ đẩy mạnh hiện diện ở các vùng biển tranh chấp trong lúc các nước khác đang bận rộn chống dịch COVID-19 và kêu gọi TQ chấm dứt chiến thuật bắt nạt ở biển Đông.

Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chuyen-gia/gay-han-co-nao-trung-quoc-cung-khong-chiem-duoc-bien-dong-907987.html
0

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Biển Đông: Ai sẽ liên minh và hậu thuẫn Việt Nam?


(BBC Tiếng Việt) - Việt Nam không nên liên minh quân sự với bất cứ nước mạnh nào kể cả Mỹ, và cũng không có nước nào có thể hậu thuẫn Việt Nam trong lúc này, ý kiến các học giả từ đại học Hoa Kỳ.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu lịch sử và Trung Quốc học từ Đại học Maine nêu quan điểm:

"Tôi nghĩ Việt Nam không nên liên minh với một nước mạnh, nhất là liên minh với Mỹ. Tăng cường sự hợp tác về an ninh với Mỹ là tốt, nhưng mà liên minh sẽ cho Trung Quốc cái cớ để làm áp lực với Việt Nam đủ mọi việc.

"Chúng ta phải nên nghĩ rằng ngoài Biển Đông còn đất liền nữa, mà đất liền, vấn đề về quân sự, về kinh tế v.v… rất là lớn, Trung Quốc có cớ, thể lực để mà đánh Việt Nam theo kế gọng kìm.

"Việt Nam nên suy nghĩ chín chắn trong vấn đề có liên minh hay là không, nhưng mà tôi nghĩ củng cố an ninh của mình bằng cách tăng cường sự hợp tác với các nước trong khu vực và Mỹ hay Úc là vấn đề tốt thôi."


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón ông Nguyễn Phú Trọng ở Paris tháng 3/2018

'Liên minh với ai, ai liên minh?'

Việt Nam cần làm gì nếu Trung Quốc có hành vi được cho là lấn tới, thậm chí có hành động quân sự với Trường Sa và trên Biển Đông như đã từng tiến hành các năm 1974, 1988 trước đây, Giáo sư Long bình luận tiếp:

"Việt Nam phải kêu gọi các nước vì an ninh chung, vấn đề liên minh là vấn đề xưa rồi, chẳng hạn như là Mỹ liên minh với Philippines hay là liên minh với Đài Loan, hay là với Hàn Quốc, đó là thời chiến tranh Lạnh.

"Bây giờ thời đó đã đi qua rồi, có thể trong tương lai xa sẽ trở lại, nhưng mà bây giờ đi đến vấn đề liên minh thì tôi nghĩ rất là nguy hiểm."

Từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế phát biểu:
"Việt Nam, liên minh quân sự với nước nào để chống Trung Quốc, thì giải pháp ấy là không thực tiễn.

"Việt Nam muốn liên minh thì liên minh với ai? Đông Nam Á, không ai muốn liên minh với Việt Nam cả. Những nước lớn như Ấn Độ thì cứ theo chính sách lờ mờ, trung lập, có thể hiện nay là hơi chống Trung Quốc một chút.

"Nhưng mà truyền thống của Ấn Độ là cứ đứng ngoài diễn thuyết về đạo lý cho người khác thôi, chứ không dính dáng vào.
"Nhật Bản, hiến pháp rất giới hạn việc đó. Thành ra những nước mà đáng có thể giúp cho Việt Nam ở trong vùng thì không có.

"Mỹ hiện nay là một đồng minh không khả tin, là bởi vì thứ nhất trong chính sách nội bộ đối với Trung Quốc thì đã chưa đồng nhất rồi.

"Mỹ luôn luôn tính toán. Liên minh thì phải có lợi cho Mỹ. Tức là hai bên cùng có lợi, tức là khi nào tích sản thì gọi là liên minh, còn nếu là tiêu sản, làm hại cho mình, thì không liên minh nữa.

"Vì thế, nếu Việt Nam dùng Mỹ để liên minh để chống Trung Quốc, thì Mỹ lại sợ rằng nếu trong trường hợp này Việt Nam gan lên, thì Mỹ lại tự nhiên phải đi vào đánh nhau với Trung Quốc, Mỹ sẽ không muốn phải vì Việt Nam mà chiến tranh với Trung Quốc.

"Cho nên tình hình hiện tại cho thấy giải pháp đó không thực tiễn. Việt Nam cũng không muốn và không ai muốn chuyện đó xảy ra trong lúc này."


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội tháng 11/2017

Từ tìm hiểu tương quan

Việt Nam cần phải làm gì, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm:

"Trên thực tế, bất cứ luật pháp cũng phải hậu thuẫn được bằng sức mạnh, thành ra phải có một tương quan lực lượng tốt đẹp, thuận lợi nào thì mới có thể ngăn chặn được Trung Quốc.

"Về tương quan lực lượng, nước có thể đối trọng nhất với Trung Quốc là Mỹ và Mỹ hiện nay ở trong rắc rối đó.

"Thí dụ về mặt lý thuyết thôi, Mỹ thấy Việt Nam là quan trọng và Mỹ cũng cần đến cái đó, thì thực sự Việt Nam có thể vận dụng khối các quốc gia Đông Nam Á, với điều kiện là khối đó thuần nhất.

"Hai cái đó tương tác với nhau, nếu mà khối Đông Nam Á thuần nhất, cùng cố gắng chống Trung Quốc, thì lại giúp cho Mỹ can thiệp nhiều hơn và can dự nhiều hơn.

"Ngược lại, Mỹ càng can thiệp ít hơn, các quốc gia kia càng chia rẽ hơn, là vì họ phải tính rằng nếu Trung Quốc trở thành một lực lượng trội ở khu vực đó, nếu Mỹ mà không giúp họ, họ phải tìm cách thích ứng với một quốc gia lớn hơn mình.

"Thì đó là lý do hiện nay mà chúng ta thấy các quốc gia không có quyền lợi thiết thực về Biển Đông thì tìm cách "rón rén" đi dây, nếu Mỹ tiến thì tôi tiến theo, Mỹ lùi thì tôi phải tiếp ứng Trung Quốc.

"Thành ra chúng ta thấy hai yếu tố đáng để ý. Thứ nhất là sự đoàn kết Đông Nam Á và thứ hai, sự can dự của Mỹ. Hai cái có tác dụng hỗ tương với nhau.

"Và trong trường hợp Đông Nam Á, mà theo phương thức đồng thuận thì không bao giờ làm được cái gì lớn cả. Đồng thuận chỉ có tính cách mẫu số chung nhỏ nhất, cái mà ít người chống đối nó thôi. Còn vì thế phải có quyết liệt."


Việt Nam ngày càng mở cửa với thế giới

Đến chính sách, vận dụng

Việt Nam cần khéo léo tìm phương thức vận dụng để thu được lợi ích cho mình, GS Nguyễn Mạnh Hùng nói tiếp:
"Nếu muốn vận động cái đó thì dĩ nhiên phải vận động một khối nào đó nó trở thành một sự thúc đẩy, những nước quan trọng mà thúc đẩy.

"Thì những nước đó có quyền lợi chung, có thể nên vận dụng những nước có quyền lợi chung đó. Và một trong những nước rất quan trọng mà tôi nghĩ là khó lôi họ vào là Indonesia. Indonesia là nước rất mạnh, đông dân.

"Nếu họ có quan tâm đến thì tốt hơn, nhưng theo ước tính của tôi thì Indonesia có đường lối riêng của họ, khó đưa vào. Thì chỉ còn vài nước nhỏ thôi - Philippines, Malaysia, như Việt Nam, là những nước có quan hệ, trên lý thuyết, nên vận động những nước đó và nhất là vận động cả Singapore nữa.

"Thành ra, nếu có sự ủng hộ thêm của Singapore, sẽ tạo thêm uy tín, sức mạnh quốc tế - quyền lợi mềm của họ, nên vận động.

"Do đó, chúng ta thấy mỗi nước đều có quyền lợi riêng, cho nên về lý thuyết thì nên vận động, nhưng mà về thực tiễn, thì tôi thấy cuộc vận động đó rất là khó khăn," học giả từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ nói với BBC News Tiếng Việt.

Ngồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52405172
0

Việt Nam bác công hàm của Trung Quốc về Biển Đông

Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái về yêu sách chủ quyền Biển Đông Trung Quốc đưa ra trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc hôm 17/4.

"Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc", ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo trực tuyến thường kỳ chiều 23/4.

Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 17/4, Trung Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế và cả chính phủ Việt Nam đã "công nhận chủ quyền" của Bắc Kinh với cái gọi là Tây Sa và Nam Sa. Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng trong họp báo ngày 23/4. Ảnh: BNGVN.

Công hàm của Trung Quốc dẫn Công thư năm 1958, cho rằng "Chính phủ Việt Nam công nhận và ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải mà Trung Quốc đưa ra ngày 4/9/1958". Theo đó, Trung Quốc đòi có "lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, gồm có Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc".

Hồi tháng 6/2014, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia lúc đó, khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Hải nhấn mạnh Công thư năm 1958 không đề cập vấn đề chủ quyền và Trung Quốc đã tìm cách diễn giải sai văn bản này.

Đề cập việc Trung Quốc ban hành cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, phó phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết Việt Nam coi mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.

Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Trung Quốc ngày 19/4 công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, đồng thời công bố tọa độ của chúng. Theo Greg Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, một số "danh xưng" này được Trung Quốc ngang ngược đặt cho các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Liên quan đến tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và các nước khác, phó phát ngôn cho hay ngày 10/4, Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.

Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

"Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS", ông Thắng nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/viet-nam-bac-cong-ham-cua-trung-quoc-ve-bien-dong-4089271.html
0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Trung Quốc “tung đòn” nguy hiểm trong âm mưu độc chiếm Biển Đông

Trung Quốc đang áp dụng cùng lúc ba mũi giáp công, trong đó chiêu nguy hiểm nhất là hợp lý hoá bằng pháp lý để âm mưu độc chiếm Biển Đông.


Thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh: nhadautu.vn)

Nghe:

Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 18/4 ngang ngược tuyên bố chính phủ nước này đã phê chuẩn thành lập "thành phố Tam Sa" ở Biển Đông, bao gồm "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Một ngày sau đó, Trung Quốc tiếp tục công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy biển.

Trước đó, đầu tháng 4, Trung Quốc đã đưa tàu hải cảnh, tàu dân quân biển là lực lượng vũ trang trá hình hoạt động xua đuổi các ngư dân Việt Nam đánh cá trong đặc quyền kinh tế của mình, điển hình nhất là 2/4 vừa rồi đã đâm chìm tàu cá ngư dân Quảng Ngãi, bắt 8 ngư dân.

Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

Ba mũi giáp công để âm mưu độc chiếm Biển Đông

Ngày 19/4, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại “thành phố Tam Sa” trên Biển Đông. Ông có bình luận gì về động thái của Trung Quốc lần này?

Mặt trận về pháp lý là một mũi giáp công trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Năm 2012, khi Việt Nam công bố Luật Biển, họ phản ứng bằng cách thành lập TP Tam Sa. Tam Sa bao gồm 1 vùng rất lớn cả Trường Sa, Hoàng Sa, 1 phần đơn vị của Hải Nam (Trung Quốc).

Lần này, Trung Quốc tinh vi hơn, tách thành đơn vị hành chính riêng, Hoàng Sa riêng, Trường Sa riêng. Tức Trung Quốc đã hợp thức hoá về pháp lý tại Trung Quốc đơn vị hành chính này.

Hành động phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông lần này của Trung Quốc có khác trước không, thưa ông?

Âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi, chỉ là mỗi thời kỳ lãnh đạo lại có cách hoạt động, phương thức, quy mô và tính chất khác nhau. Dưới thời Tập Cận Bình, âm mưu độc chiếm Biển Đông được thể hiện và hành động quyết liệt hơn, đặc biệt là từ năm 2019 đến nay.

Trung Quốc thường song song 3 mũi giáp công trong tham vọng độc chiếm trên Biển Đông: trên thực địa, trên biển và tuyên truyền. Đầu năm nay, Trung Quốc tăng cường cả ba mũi giáp công này.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc tăng cường hoạt động thực địa trên Biển Đông, đưa tàu hải cảnh, tàu dân quân biển là lực lượng vũ trang trá hình hoạt động xua đuổi các ngư dân Việt Nam đánh cá trong đặc quyền kinh tế của mình. Điển hình nhất là ngày 2/4 vừa rồi, đã đâm chìm tàu cá ngư dân Quảng Ngãi.

Trên mặt trận tuyên truyền, sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 2/4, thì từ ngày 3/4, phát thanh, truyền hình, báo chí Trung Quốc có hàng trăm bài “đổi trắng thay đen”, vu cáo 1 cách trắng trợn, lố bịch rằng: Có hàng trăm tàu cá Việt Nam đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, việc xô xát ngày 2/4 là “giọt nước tràn ly” vì Trung Quốc đã nhẫn nhịn bao lâu rồi.

Và trên mặt trận hợp pháp hoá bằng pháp lý, chính là việc công bố thành lập "quận Tây Sa", "quận Nam Sa".

Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận để quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng biển xung quanh có bất kỳ giá trị nào về mặt pháp lý hay không, thưa ông?

Đây chỉ là hành động đơn phương từ phía Trung Quốc và hoàn toàn không có giá trị pháp lý vì không phù hợp với luật pháp quốc tế và không được các quốc gia liên quan công nhận.

Việt Nam rất nhiều lần khẳng định chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được chứng minh bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý. Mới đây nhất, trong công hàm gửi lên Liên hiệp quốc ngày 30/3, chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định điều này.

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, công ước lớn nhất về luật biển mà Trung Quốc cũng là thành viên, các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng. Những thực thể ở Trường Sa, đều thuộc dạng này. Do đó, Trung Quốc không thể tự cho mình quyền quản lý những khu vực đó.

Trung Quốc là bậc thầy về lợi dụng thời cơ

Vậy Trung Quốc sẽ đạt được gì từ việc thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa", trong khi việc này không có giá trị pháp lý về quốc tế, thưa ông?

Trong 3 mũi giáp công như tôi nói ở trên, thì hợp thức hoá về pháp lý là bước đi cực kỳ nguy hiểm.

Vì trên thực địa, khi Trung Quốc kéo tàu đến Biển Đông, Việt Nam và các nước phản đối là họ rút. Trên truyền thông, Trung Quốc đổi trắng thay đen nhưng ngay cả người dân Trung Quốc, nhiều người cũng không nghe, không tin.

Nhưng về pháp lý, khi đã có quyết định của Quốc hội, của Chính phủ Trung Quốc, thì sẽ không dễ dàng huỷ bỏ như kiểu rút tàu về trên thực địa được.

Với Việt Nam và quốc tế, công bố này của Trung Quốc không có giá trị, nhưng lại có giá trị pháp lý ở Trung Quốc, được Trung Quốc công nhận. Điều đó dẫn tới khi ta thực hiện các quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ tuyên bố đây là hành động xâm lược, và vẫn có thể kích động người dân Trung Quốc đứng về cơ sở pháp lý nguỵ tạo này.

Vì vậy, đây là bước đi leo thang cực kỳ nguy hiểm trên Biển Đông, rất thâm độc.

Trong lúc cả thế giới đang tập trung phòng chống dịch Covid-19, thì Trung Quốc lại có những hành động gây hấn trên Biển Đông. Điều này có vẻ phi logic, thưa ông?

Trung Quốc là bậc thầy về lợi dụng thời cơ. Ở Biển Đông, Trung Quốc chỉ sợ Mỹ, sau đó đến châu Âu vì các nước châu Âu là đối tác kinh tế của họ.

Lợi dụng thời điểm cả Mỹ và châu Âu đều đang rối ren với dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc đã dồn dập gây hấn Biển Đông cả trên 3 phương diện tuyên truyền, thực địa và hợp thức hoá pháp lý.

Chưa kể, đây là giai đoạn kinh tế Trung Quốc đang sa sút vì Covid-19, người dân bất bình. Mỗi khi có vấn đề nội bộ, Tập Cận Bình luôn tìm cách đẩy dư luận hướng ra bên ngoài, mà gây hấn trên Biển Đông là một giải pháp.

Phương án khởi kiện chưa phải lúc

Nhưng vẫn có ý kiến cho rằng, phản ứng của Việt Nam cần mạnh mẽ hơn, cần phải đưa vụ việc ra kiện tại một toà án quốc tế?

Tất nhiên trên mạng, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tôi muốn lưu ý mọi người rằng cái đánh giá phản ứng của Việt Nam như thế nào phải căn cứ vào tình hình tình huống chính trị cụ thể, căn cứ vào trạng thái mối quan hệ hiện nay của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và với cộng đồng quốc tế nói chung, căn cứ vào 1 vấn đề rộng hơn là quan hệ Trung - Mỹ...

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển thông thường thế giới cũng phải qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đấu tranh bằng con đường thương lượng, song phương, đa phương bằng biện pháp hoà bình, trao đi đổi lại qua hàng trăm cuộc họp, lật đi lật lại các luật pháp quốc tế. Biện pháp này, Liên hiệp quốc khuyến khích và chúng ta đang làm theo.

Nếu làm theo phương án này mãi mà không thành công thì khởi kiện thông qua tổ chức tài phán quốc tế, như kiện toà công ký quốc tế, toà công lý về luật biển...

Chúng ta sẽ không từ bỏ 1 biện pháp nào cả, kể cả kiện không được thì đánh nhau, chúng ta cũng sẵn sàng. Người Việt Nam ta nhân hậu và yêu hoà bình, nhưng khi họ dồn chúng ta vào chân tường, chĩa súng vào chúng ta, chúng ta không thể đứng nghiêm chịu chết được. Nhưng chúng ta không muốn điều này xảy ra.

Còn bây giờ đang trong giai đoạn tận dụng tối đa đàm phán song phương, biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì còn tác dụng thì chúng ta khai thác. Hiện theo tôi, phương án khởi kiện chưa phải lúc.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/trung-quoc-tung-don-nguy-hiem-trong-am-muu-doc-chiem-bien-dong-d462523.html
0

Việt Nam lên tiếng trước phát ngôn đe dọa của Trung Quốc về Biển Đông

"Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc" về Biển Đông, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết.


Trung Quốc xây dựng công trình trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. ẢNH: MAI THANH HẢI

Chiều nay, 23.4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao (tổ chức bằng hình thức trực tuyến), Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước Công hàm ngày 17.4 của Trung Quốc, và phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng vào các buổi họp báo 20.4 và 21.4.

Theo đó, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết, như đã nêu tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 9.4, việc Việt Nam gửi công hàm tại Liên Hợp Quốc là việc bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

"Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không phù hợp với luật pháp quốc tế; cùng các yêu sách biển ở Biển Đông, trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNLCOS), Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản của Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan", ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

"Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc", ông Thắng nói thêm.

Trước đó, ngày 10.4, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng một lần nữa nhắc lại việc Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với quy định và luật pháp quốc tế.

Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS. Mọi yêu sách biển trái với UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, là không có giá trị, theo ông Thắng.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam: tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe đọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

"Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS", ông Thắng nhấn mạnh.

Trước đó, tại buổi họp báo ngày 20.4, khi được hỏi về phản ứng trước việc Việt Nam phản đối chính quyền Trung Quốc lập 2 quận để quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã có những luận điệu ngang ngược, đe dọa đối với Việt Nam.

Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục luận điệu sai trái về chủ quyền với cái gọi là "Tây Sa" và "Nam Sa", cho rằng Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông, thậm chí đe dọa Trung Quốc sẽ "sử dụng các biện pháp cần thiết" để bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Nguồn: Thanh Niên
0

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Trung Quốc sẽ trắng tay vì muốn độc chiếm biển Đông


(20/04/2020)- Trung Quốc hiện đang muốn lợi dụng tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 để đẩy nhanh kế hoạch độc chiếm biển Đông.

Tờ South China Morning Post ngày 18-4 đưa tin chính quyền Trung Quốc (TQ) đã bất ngờ thông báo thành lập cái gọi là hai huyện đảo Tây Sa và Nam Sa trực thuộc TP tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam (VN). Phía VN đã không ngừng phản đối các động thái vi phạm pháp luật mà TQ đã thực hiện suốt thời gian qua.

Sẽ còn gia tăng hành động phi pháp

Bình luận về động thái của Bắc Kinh, TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), cho rằng TQ muốn gửi đi thông điệp là họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách về chủ quyền ở khu vực biển Đông. “Rõ ràng Bắc Kinh có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa ý đồ từ chiếm giữ bất hợp pháp thành một lãnh thổ dưới quyền kiểm soát hành chính” - ông Trung nói.

TQ đã và đang dần biến khu vực (mà TQ gọi là) TP Tam Sa thành những khu vực có người cư trú lâu dài với khoảng 1.800 người. Việc TQ vô lý thành lập hai quận mới để chính thức hóa quan điểm của họ là các thực thể mà TQ đang chiếm giữ có khả năng duy trì sự sống cho người cư ngụ.

GS Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Maine (Mỹ), nhận định hành động lần này nằm trong chuỗi sự kiện mà Bắc Kinh đã tính toán từ trước. Mục đích của TQ là tiếp tục khẳng định chủ quyền theo yêu sách đường chín đoạn (hay đường lưỡi bò), bất chấp Tòa Trọng tài đã bác bỏ vào năm 2016.

Trong khi đó, chuyên gia quốc phòng Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) thì cho rằng: “Rõ ràng là TQ đang tìm kiếm thêm lợi ích trên biển Đông trước khi Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) được ban hành. Ngay cả nếu COC không được thông qua, TQ khi đó cũng đã có một thế đứng vững chắc hơn rất nhiều trên biển Đông.


Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: AMTI

Lợi bất cập hại

Dù thừa nhận rằng mọi hành động của TQ đều có toan tính trước nhưng giới quan sát cũng đồng thuận rằng dịch COVID-19 tạo ra một khoảng trống để Bắc Kinh lợi dụng gây hấn ở biển Đông. Thêm vào đó, đại dịch gây ra một cuộc khủng hoảng tại TQ. Vậy nên “chuyển lửa ra biển Đông” cũng là một kế sách, tuy không còn mới nhưng là dễ hiểu với TQ.

Mặt khác, việc leo thang căng thẳng ở biển Đông cũng là giải pháp để TQ gây áp lực trên bàn đàm phán COC. Song song đó, các thông tin về việc thiết lập các cơ quan hành chính trên sẽ được TQ dùng để tuyên truyền, tạo cớ nhằm gây bất an cho lực lượng chấp pháp, ngư dân, tàu thuyền các nước qua lại biển Đông. Đầu tháng 4-2020, tàu hải cảnh của TQ đã đâm chìm tàu cá của VN, tạo ra sự bức xúc lớn không chỉ từ VN mà còn trong cộng đồng quốc tế. Việc lập ra các quận đảo có thể là bước đầu để TQ đẩy mạnh các hoạt động bắt nạt tương tự.

TQ chắc chắn sẽ tăng cường nguồn lực để quản lý hai huyện đảo mới thành lập, biến các đơn vị hành chính này thành “vùng đệm ở tuyến đầu” để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra, hai huyện đảo sẽ giúp TQ rộng đường phối hợp và liên lạc với các lực lượng đang đồn trú trái phép trên hai quần đảo của VN.

KANG LIN, Phó Giám đốc chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia TQ (CNI)

Tuy nhiên, TQ có thể phải trả giá đắt hơn họ nghĩ. Chuỗi hành vi của TQ trên biển, đi cùng với những bê bối liên quan dịch COVID-19 (xuất phát từ TQ) khiến niềm tin của cộng đồng quốc tế với chính quyền Bắc Kinh suy giảm trầm trọng. Không thiếu các chỉ trích “thừa nước đục thả câu” nhắm vào lãnh đạo TQ suốt thời gian qua. Việc lập ra các quận đảo đi cùng các hành vi bắt nạt sẽ là “cọng rơm cuối làm gãy lưng con lạc đà”, khiến các nước phản ứng mạnh.

Đầu tiên sẽ là các nước trong khu vực. VN, trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 (và có thể kéo dài sang năm 2021 vì ảnh hưởng của dịch) và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chắc chắn sẽ có những bước đi ngoại giao quan trọng. Các nước ASEAN, trước các mối đe dọa an ninh do TQ tạo ra, chắc chắn sẽ không ngồi yên. Các “liên minh mềm”, ví dụ hợp tác về pháp lý, kinh tế, ngoại giao để đối trọng các hành xử sai trái của TQ là điều hoàn toàn khả dĩ và đang được kỳ vọng rộng rãi.

Một “nước Mỹ trên hết” ở xa khó chống lại TQ. Tuy nhiên, các sáng kiến về an ninh - quốc phòng, kinh tế với sự tham gia của các nước khu vực do Mỹ hậu thuẫn chắc chắn sẽ khiến TQ phải dè chừng.

Biển Đông là tuyến hàng hải vô cùng quan trọng, gắn liền lợi ích toàn cầu. Một khi niềm tin của các nước vào TQ suy giảm thì bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ có phản ứng tiêu cực với Bắc Kinh. Điển hình là việc cắt giảm đầu tư, chuyển hướng giao thương - hợp tác, lên án làm suy yếu hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm và ảnh hưởng” mà TQ đang cố gắng theo đuổi. Mất niềm tin dễ dẫn đến việc TQ trắng tay và điều đó có vẻ không còn xa khi TQ vẫn hành xử phi pháp như lâu nay.

Biển Đông: Cách ứng phó Trung Quốc ‘xâm lấn vùng xám’

Trước một loạt hoạt động đơn phương gây rối của đội ngũ phức hợp các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát hải dương Trung Quốc (TQ), biển Đông dường như đã chuyển sang giai đoạn 3 của chiến lược “xâm lấn vùng xám” mà TQ đã triển khai nhất quán từ năm 2009.

Hai giai đoạn đầu là xây dựng lực lượng (2009-2014) và cải tạo thực địa (2015-2018). Trong đó, TQ gây áp lực đơn lẻ với từng nước và chỉ tập trung ở khu vực trung tâm biển Đông. Ở giai đoạn 3, TQ lại tăng cường tần suất và mở rộng quy mô của các hoạt động xâm lấn cùng lúc sang cả năm khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ), còn gọi là “vành đai EEZ”, của các nước láng giềng Đông Nam Á.

Đây cũng là “giai đoạn nước rút” của chính phủ TQ trước thời hạn kết thúc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) với ASEAN vào năm 2021. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 bùng nổ đã gián tiếp tạo nên các “khoảng trống quyền lực” trên biển Đông do hầu hết các nước đều đang tập trung chống dịch. Đây là hai nguyên nhân khiến TQ đẩy nhanh các hoạt động đơn phương phi pháp với tâm thế “thừa nước đục thả câu”.

Dĩ nhiên tư duy “nước rút” sẽ tạo nên điểm yếu, đó là nóng vội, từ đó gây nên những tính toán nhầm lẫn. Sự kiện tàu khảo sát HYDZ-8 đi dọc theo EEZ của Việt Nam (VN) để đến hoạt động ở khu vực EEZ của Indonesia, Malaysia và Brunei lúc này sẽ như một giọt nước tràn ly. Nó gián tiếp thúc đẩy các nước láng giềng Đông Nam Á thấy rõ đã đến lúc “tối lửa tắt đèn có nhau” - một kịch bản sẽ khiến TQ thêm khó khăn trên bàn đàm phán COC nói riêng và mặt trận pháp lý nói chung.
Hơn nữa, với các nền tảng hợp tác an ninh biển đã ký kết với Philippines (tháng 5-2018), Indonesia (tháng 6-2019), Malaysia (tháng 8-2019)... VN dường như đang kiện toàn mạng lưới liên lạc và hợp tác chấp pháp trên biển của riêng các nước ASEAN. Cùng với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2020, VN hoàn toàn có đủ cơ sở tiến hành ba biện pháp như sau:

Thứ nhất, phối hợp với các nước thiết lập hồ sơ những vụ vi phạm của các tàu khảo sát hải dương, tàu chấp pháp và dân quân biển TQ trên các vùng biển liên quan đến “vành đai EEZ” của các nước ASEAN trên biển Đông. Song song đó, VN đẩy mạnh cùng các nước lưu hành công hàm phản đối các vi phạm của TQ trên Liên Hiệp Quốc.
Thứ hai, phát triển các sáng kiến về tuần tra chung trên biển Đông giữa lực lượng cảnh sát biển các nước ASEAN (như Malaysia, Philippines, Indonesia...) và cân nhắc sự tham gia mở rộng của các cường quốc bên ngoài dưới sự điều phối của ASEAN.

Thứ ba, củng cố và tăng cường hợp tác khai thác dầu khí và tài nguyên khác với các nước trong và ngoài khu vực (như Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật…) ở các “vành đai EEZ” để gia tăng hiện diện lợi ích kinh tế của các cường quốc, từ đó nâng cao thế đối trọng và phản ứng quốc tế với các hành vi TQ xâm phạm “vành đai EEZ” này.

Với gói giải pháp trên, TQ càng xâm lấn trên biển Đông thì áp lực trên cả mặt trận tâm lý, pháp lý và truyền thông cho chính họ sẽ ngày càng lớn. TQ muốn duy trì phương châm “cường quốc có trách nhiệm” thì trước nhất phải ngừng ngay các hoạt động phi pháp để xây dựng lại từ đầu hình ảnh đó ở biển Đông.

ThS LỤC MINH TUẤN, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) ĐH KHXH&NV TP.HCM


Theo PLO
0

Mỹ điều hai tàu chiến ra Biển Đông, nghi áp sát nơi tàu Hải Dương địa chất 8 hoạt động

(21/04/2020)- Hải quân Mỹ ngày 21-4 xác nhận điều hai tàu chiến ra Biển Đông, trong khi ba nguồn tin của Reuters nói các tàu này hoạt động gần khu vực diễn ra sự "đối đầu" giữa Trung Quốc và Malaysia.


ộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ ngày 21-4 thông báo tàu USS America đang tiến hành các hoạt động bay ở Biển Đông - Ảnh: Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hồi tuần trước, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 8 đã bị phát hiện tiến hành khảo sát gần khu vực tàu thăm dò do công ty dầu mỏ quốc doanh của Malaysia Petronas đang hoạt động.

Đây là đợt khảo sát giống với những gì Trung Quốc đã làm ở vùng biển Việt Nam hồi năm 2019.

Vụ khảo sát gần Petronas trên đã khiến Mỹ lên tiếng, kêu gọi Trung Quốc ngừng "thái độ bắt nạt" trên các vùng biển tranh chấp, cho rằng Bắc Kinh đã hành động khiêu khích nhắm vào các hoạt động dầu khí xa bờ nơi đây.

Trong động thái mới nhất, bà Nicole Schwegman, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 21-4 cho biết tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai ở Biển Đông.

"Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực… thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, và nguyên tắc quốc tế vốn làm nền tảng an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỹ ủng hộ các nỗ lực của đồng minh và đối tác trong việc quyết định lợi ích kinh tế của riêng mình", bà Schwegnan viết trong một tuyên bố bằng email gửi Reuters.

Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh USS America, nói với Reuters rằng lực lượng của ông đã liên lạc với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần này.

Ông Kacher nói: "Mọi tương tác của chúng tôi tiếp tục được thực hiện an toàn và chuyên nghiệp với Trung Quốc".

Chuẩn đô đốc này không nói chính xác vị trí các tàu Mỹ đang hoạt động, nhưng các nguồn tin an ninh cho rằng tàu Mỹ đang gần khu vực Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc và tàu khoan West Capella của Petronas (Malaysia). Reuters cho biết các nguồn tin này từ chối nêu tên do không được phép phát biểu trước báo chí.

Trong thời gian qua, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đã quay lại Biển Đông và được cho xảy ra tình trạng đối đầu với Malaysia.

Tuy nhiên khi Reuters hỏi về vụ "đối đầu" ấy, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin, khẳng định tàu Hải Dương Địa chất 8 đang "tiến hành các hoạt động bình thường".

Một bản fax từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời Hãng tin Reuters viết: "Cái gọi là ‘đối đầu’ trên biển mà các anh đề cập không hề diễn ra".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia lẫn Petronas đều chưa có phản hồi các câu hỏi liên quan.

Nguồn: Tuổi Trẻ
0