Vibay

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Ưu thế hơn Su-35, Việt Nam sẽ chọn tiêm kích JAS-39 thay thế MiG-21?

JAS-39E/F Gripen NG là phiên bản mới nhất trong gia đình tiêm kích JAS-39 nổi tiếng của Thụy Điển. Biến thể mới này thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả Su-35 ở một số tiêu chí, liệu Việt Nam có chọn loại máy bay này để thay thế cho MiG-21?


Saab JAS 39 Gripen E/F
0

Năm bài học rút ra từ vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông

Việc khởi kiện Trung Quốc là thời khắc lịch sử trong quan hệ đối ngoại của Philippines: Bởi đây là lần đầu tiên Philippines tìm đến luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp chính trị.


Đổi lại, nỗ lực này đã nhận được “sự đền đáp”, ít nhất là từ góc độ quan điểm pháp lý. Vào ngày 12/7/2016, hơn 3 năm sau khi khởi kiện vào ngày 22/1/2013, Manila đã đạt được phán quyết có lợi vốn làm rõ các khía cạnh quan trọng của tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đã gác “giải thưởng pháp lý” này vào xó tủ.
Giới chỉ trích nói rằng Tổng thống Duterte đã không tận dụng phán quyết này, song họ đã không nhìn nhận được những hạn chế tồn tại trong chính cách tiếp cận pháp lý này. Biện pháp pháp lý này đã chỉ rõ việc chuyển các tranh chấp lên một tòa án quốc tế để đưa ra một phán quyết có tính ràng buộc theo luật pháp quốc tế. Nếu Philippines cân nhắc sử dụng phán quyết này một lần nữa để giải quyết tranh chấp, thì các nhà hoạch định chính sách ngoại giao cần hiểu rõ về khả năng được tuân thủ cũng như những hạn chế của phán quyết này.

Phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông có thể đem lại một số sự hiểu biết đáng giá về tính chất phức tạp của biện pháp pháp lý để xử lý tranh chấp. Rút kinh nghiệm từ Philippines, các nước có thể cân nhắc 5 vấn đề khi tính đến con đường pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất, biện pháp pháp lý chỉ có tính khả thi nếu tuyên bố chủ quyền có cơ sở pháp lý chặt chẽ và nếu vụ kiện có thể được đưa lên một tòa án có quyền hạn xét xử. Trong trường hợp của Philippines, khi khởi kiện, Manila tin rằng tuyên bố chủ quyền của họ sẽ trụ vững trước tòa, nhất là trước quan điểm của Trung Quốc. Ví dụ, các tài liệu trong hồ sơ vụ kiện của Philippines có cơ sở vững chắc trong Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), không giống như tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh.

Ngoài ra, các nước có thể xem xét đưa tranh chấp lên hai loại tòa án: Tòa thường trực và tòa trọng tài. Trích dẫn nhận định của một học giả, bài viết cho rằng chi phí trả cho tòa thường trực ít tốn kém hơn và nhìn chung thường có uy tín hơn, khiến các phán quyết mà tòa này đưa ra có thẩm quyền cao hơn. Vì vậy, sự lựa chọn loại tòa án cần mang tính chiến lược. Trường hợp của Philippines, Manila đã lựa chọn tòa trọng tài chứ không phải tòa thường trực. Lý do là trước đó, cả Trung Quốc và Philippines đều không chấp thuận đưa vụ kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hoặc Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển. Mặc dù Philippines lúc đó có thể đàm phán một thỏa thuận đặc biệt với Trung Quốc để cùng trao quyền hạn xét xử vụ kiện cho một trong hai loại tòa án thường trực nói trên, song Manila hiểu rõ rằng Bắc Kinh sẽ khước từ một thỏa thuận như vậy, đồng thời hiểu rõ rằng cơ chế trọng tài phân xử theo Phụ lục VII của UNCLOS cho phép tiến hành vụ kiện ngay cả khi Trung Quốc sẽ từ chối tham gia. Thế nên, Manila đã chọn một tòa trọng tài để khởi kiện.

Thứ hai, biện pháp pháp lý không loại trừ các biện pháp khác để xử lý tranh chấp một cách hòa bình, và trên thực tế, có thể kết hợp với các biện pháp khác, như thương lượng, tham vấn, trung gian hòa giải, và tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan quốc tế và khu vực. Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc nói rằng biện pháp pháp lý là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp nhưng trên thực tế, Philippines đã kết hợp đồng thời 2 biện pháp khác: biện pháp chính trị thông qua sự can dự đa phương của ASEAN và biện pháp ngoại giao tức là tiếp tục thảo luận song phương với Trung Quốc về các vấn đề khác.
Thứ ba, nếu các nước quyết tâm theo đuổi con đường pháp lý thì họ cần đồng thời tìm cách ngăn chặn xung đột và tìm ra các chiến lược quản lý xung đột. Bởi thực tế là ngay cả khi con đường pháp lý mang tính hòa bình và phụ thuộc vào sự chấp thuận của cả hai bên, song bên bị kiện vẫn coi hành động này là mang tính thù địch, do đó có nguy cơ hủy hoại quan hệ song phương. Đơn cử là Philippines đã hứng chịu việc Trung Quốc áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu hàng nông sản từ Philippines.

Thứ tư, biện pháp pháp lý rốt cục phải phụ thuộc vào việc chính các bên thực thi phán quyết, nếu chỉ dừng lại ở việc đạt được một phán quyết nghiêng về một bên, thì chưa thể coi là biện pháp pháp lý này đã kết thúc. Việc Trung Quốc bác bỏ thực thi phán quyết đã chứng minh điều này vì nó cho thấy không có quyền lực nào cao hơn để có thể buộc các nước tuân thủ các phán quyết quốc tế. Thông thường, khi một bên không sẵn sàng thực thi phán quyết, thì bên còn lại sẽ phải tìm các cách để buộc phải tuân thủ. Chính quyền Philippines ban đầu đã nỗ lực kêu gọi quốc tế gia tăng sức ép trước việc Trung Quốc không tuân thủ, song đến thời Duterte, Manila đã quyết định gạt phán quyết sang một bên để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, hy vọng rằng điều này cuối cùng sẽ giúp định hình môi trường khu vực thuận lợi hơn cho việc tuân thủ. Các nước khác có thể đối mặt với vấn đề tương tự như tình huống này vì ngay cả khi một bên đồng ý đưa tranh chấp lên tòa quốc tế hoặc tòa trọng tài giải quyết thì sự chấp thuận này không phải là một tấm thẻ căn cước để đảm bảo rằng bên đồng ý đó rốt cục sẽ tuân thủ phán quyết.

Thứ năm, biện pháp pháp lý không thể đảm bảo tranh chấp được giải quyết. Bản thân phán quyết của tòa trọng tài là một bước đi quan trọng tiến tới giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, song phán quyết này lại luôn được đặt trong mối quan hệ với các thực tế chính trị. Mặc dù phán quyết của tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines mang tính toàn diện khi làm rõ các vấn đề trong vụ kiện, nhưng các tranh chấp sẽ không thể được giải quyết khi vẫn tiếp tục thiếu vắng ý chí chính trị và cam kết của các bên.

Với 5 lưu ý trên, rõ ràng bài học rút ra từ vụ kiện Trung Quốc của Philippines là biện pháp pháp lý vốn tự thân có hạn chế và tính hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Sự lựa chọn loại hình tòa án, cách triển khai đồng thời các biện pháp quản lý và ngăn chặn xung đột, và một chiến lược hậu phán quyết để đảm bảo sự tuân thủ là những yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả việc soạn thảo được các tuyên bố chủ quyền có cơ sở pháp lý chặt chẽ.

Tác giả Adcel John A.Ibarra là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế và chiến lược. Bài viết đăng trên “Foreign Service Institute.

Viết Tuấn (gt)

Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/6927-nm-bai-hc-rut-ra-t-v-philippines-kin-trung-quc-v-bin-ong
0

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Đến Hà Giang mùa xuân, ngẩn ngơ xem đá nở hoa

Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Tây Bắc bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Lạc bước giữa vườn hoa tinh khiết nổi bật trên nền lá xanh non còn vương hạt sương, tâm hồn bạn sẽ khoan khoái dễ chịu như đi trên mây ngàn bồng bềnh.

0

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Xem tên lửa "khống chế toàn bộ biển Đông" P-35/4K44B Redut-M của Việt Nam diệt mục tiêu


Những hình ảnh về lần bắn thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-35B thuộc hệ thống 4K44 Redut-M của Việt Nam đã được trang Sina Trung Quốc đăng tải.
0

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn


Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn. Video đăng lên Facebook hôm nay cho thấy các máy bay chiến đấu hiện đại Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn.
0

Nga giúp Việt Nam tăng sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc lo ngại

Báo chí Trung Quốc rất chú ý theo dõi từng chương trình hợp tác quốc phòng cụ thể giữa Việt Nam và Nga. Các khí tài quân sự tối tân mà Nga trang bị có thể giúp Việt Nam “phô diễn” sức mạnh quân sự.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Sergey Shoigu

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga đã tiến hành hội đàm và ký kết văn kiện mới tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng Việt — Nga trong giai đoạn mới, cho thấy quan hệ Việt — Nga đang rất tốt đẹp.
0

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Con đường chông gai Việt Nam hiện đại hóa quân đội chống lại Trung Quốc

(Viện nghiên cứu Lowy) - Vào ngày 5 tháng 3, tàu sân bay USS Carl Vinson đã ghé cảng Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh (Chiến tranh Việt Nam đối với người Mỹ, và Chiến tranh chống Mỹ đối với người Việt Nam) mà một tàu sân bay Mỹ neo đậu trong vùng biển Việt Nam - bằng lời mời - để thăm chính thức nước này.


Cuộc thăm viếng của Carl Vinson nhắc nhở chúng ta rằng so với những nỗ lực hàng thế kỷ của Việt Nam để cân bằng với quyền lực của Trung Quốc, sự đối kháng của nước này với Hoa Kỳ là tương đối ngắn ngủi. Và Hà Nội mong muốn một sức mạnh ngăn chặn để quản lý chiến lược không chắc chắn của mình liên quan đến bạn bè mới và kẻ thù cũ.
0

Hàn Quốc xích gần Việt Nam trong xung đột thương mại Mỹ, Trung?

Bloomberg đưa tin, đối mặt với những căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, Hàn Quốc đang đẩy mạnh mối quan hệ với Việt Nam.


Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hiện mong muốn mở rộng thương mại với Đông Nam Á — góp phần giúp các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics Co. đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Đối với Seoul, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump dường như ngày càng có nhiều "đòi hỏi" và không còn là một đối tác đáng tin cậy. Trong khi đó, những căng thẳng giữa Seoul và Bắc Kinh về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc, đã kéo dài hơn 1 năm mà vẫn chưa có hồi kết.
0

Mùa hoa Kèn Hồng tuyệt đẹp giữa Sài Gòn

TTO - Những ngày gần đây, dọc nhiều con đường của Sài Gòn người đi đường dễ dàng bắt gặp những sắc hồng rực rỡ của hoa kèn hồng, tưởng như lạc giữa Đà Lạt mộng mơ.


Dọc tuyến đường Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh tràn ngập sắc hoa kèn hồng - Ảnh: THUẬN KHÁNH

Hoa kèn hồng có xuất xứ từ châu Mỹ. TP.HCM trồng thử nghiệm tại một số con đường trung tâm như Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Võ Thị Sáu (quận 3)… từ năm 2009.

Những đóa hoa khiến mọi người ngẩn ngơ này nở từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm nhưng chỉ rộ được 3-4 ngày rồi tàn mất.

Chỉ một cơn gió nhẹ thoáng qua, hoa bỗng lìa chùm, xoay tròn bay xuống, nép mình trên cỏ xanh.
0