Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Ấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Ấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Hoàn cầu: Ấn Độ hai lần mất điện nửa đất nước vì tình báo Trung Quốc

23/8/12- (GDVN) - “Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia bí mật phá hoại”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định

Thời báo Hoàn Cầu xuất bản sáng nay 23/8 dẫn nguồn tin giới truyền thông Ấn Độ cho hay, hai lần mất điện trên diện rộng phạm vi một nửa lãnh thổ Ấn Độ cách đây không lâu khiến New Delhi mất điểm trong con mắt cộng đồng quốc tế là do bàn tay của tình báo Trung Quốc.


Một nửa đất nước Ấn Độ mất điện vì bàn tay của tình báo Hoa Nam?

Cơ quan tình báo Ấn Độ ngày hôm qua 22/8 cho hay, sau khi điều tra họ phát hiện ra một linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc sử dụng trong hệ thống điện lưới quốc gia Ấn Độ đang “có vấn đề”. Hiện tại các cơ quan chức năng Ấn Độ đang điều tra 2 công ty Ấn Độ đã nhập những linh kiện này về từ Trung Quốc.

Ban đầu nhiều người nghĩ rằng đợt mất điện trên 1 nửa lãnh thổ Ấn Độ xảy ra hôm 30/7 là do lượng điện tiêu thụ tại một số khu vực quá cao, nhưng cơ quan tình báo Ấn Độ đã phát hiện ra, đó không phải nguyên nhân mất điện diện rộng.


Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc, tình báo Hoa Nam đang lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tình và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ.

“Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia bí mật phá hoại”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định, “việc tình báo Hoa Nam phá hoại hệ thống điện lực của New Delhi sẽ làm chậm lại tốc độ phát triển của nền kinh tế Ấn Độ”

Nguồn: Báo Giáo Dục
0

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ


11/8/12- Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông. Đây là khẳng định mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Phát biểu này dường như nhằm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc, nhưng thực tế lại tiết lộ một độc chiêu “siết cổ” con Rồng châu Á


Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma

Làm cao với Mỹ, tránh đối đầu Trung Quốc

Theo tờ Business Standard, phát biểu trên của người đứng đầu Hải quân Ấn Độ được đưa ra 7 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc mang tên "Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương" và coi Ấn Độ như một đồng minh quan trọng.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 8/8 tại New Delhi, Đô đốc Nirmal Verma nói: "Bất chấp các tuyên bố về điều chỉnh chính sách của Mỹ, khu vực quan tâm chủ yếu của chúng tôi kéo dài từ Eo biển Malacca đến phía tây Vùng Vịnh và từ phía nam Mũi Hảo Vọng đến Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là khu vực quan tâm, nhưng không phải là trọng điểm hoạt động của Hải quân Ấn Độ".

Theo Đô đốc Verman, triển vọng hợp tác hải quân Mỹ-Ấn là không cao và mối quan tâm của Ấn Độ là làm giảm các căng thẳng trên biển. Ông nói: "Chúng tôi không muốn căng thẳng trên Biển Đông gây lo ngại cho việc vận chuyển hàng hóa, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Tôi tin tưởng các cường quốc lớn sẽ nỗ lực can dự ở Biển Đông và họ cũng sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông".


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon panetta trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 6/2012

Trên thực tế, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận kéo dài về tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 4/2012, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự của Mỹ Andrew Shapiro đã hội đàm với các quan chức Ấn Độ nhằm khôi phục đối thoại chính trị-quân sự giữa hai nước sau 6 năm tạm ngừng.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony. Tháng 6/2012, cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba đã thảo luận chi tiết về tình hình châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung sau cuộc đối thoại này nhấn mạnh: "Mỹ và Ấn Độ có chung quan điểm về hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác với nhau và với các nước khác trong khu vực nhằm phát triển một cơ cấu toàn diện, cân bằng và mở cửa. Hai nước nhất trí tăng cường hơn nữa các cuộc tham khảo ý kiến của nhau về tình hình khu vực Ấn Độ Dương".

Lời cảnh báo gián tiếp với Trung Quốc

Những phát biểu của người đứng đầu lực lượng Hải quân Ấn Độ cho thấy Ấn Độ có sự quyết đoán và độc lập riêng. Lời lẽ của Đô đốc Verma thể hiện có vẻ như New Delhi chỉ quan tâm tới “sân nhà” của mình là khu vực Ấn Độ Dương, mà không mấy chú ý tới một Biển Đông đang nóng bỏng.

Điều này cho thấy Ấn Độ khôn khéo về mặt ngoại giao và đang thực thi chính sách cân bằng trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Hải quân Ấn Độ tuy không can dự trực tiếp vào Biển Đông song đang thực hiện những bước đi nhằm kiểm soát khu vực này, và đặc biệt là nắm chặt yết hầu của Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt eo biển Malacca và mở rộng tầm hoạt động trong khu vực.


Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng trong những năm gần đây

Trong cuộc họp báo tại New Delhi, Đô đốc Verma thông báo chi tiết kết quả thực hiện chương trình xây dựng lực lượng Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây. Theo đó, trong 5 năm qua, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị thêm 15 tàu chiến nổi, một tàu ngầm hạt nhân tấn công (INS Chakra thuê của Nga).

Còn 46 chiếc tàu chiến nữa vẫn đang trong quá trình đóng mới, trong đó có 43 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 3 chiếc đang đóng tại Nga.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang tìm mua trực tiếp 49 tàu chiến khác từ các công ty sản xuất trong nước. Trong số đó có 7 tàu khu trục nhỏ sẽ sớm được khởi công tại công ty Mazagon Dock ở Mumbai và Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) ở Kolkata theo dự án 17A; 4 tàu tấn công tốc độ cao được đóng tại GRSE.

Ngoài ra, một tàu huấn luyện sẽ được đóng tại một xưởng đóng tàu của tư nhân; 8 tàu quét thủy lôi, trong đó 2 chiếc đóng tại Hàn Quốc và 6 chiếc được sản xuất trong nước trên cơ sở công nghệ được Hàn Quốc chuyển giao.


Tàu ngầm INS Charka của Ấn Độ

Dự án đóng mới 6 tàu ngầm thông thường theo dự án 75 (I) cũng sắp được thông qua. Ấn Độ cũng đang xem xét kinh phí để mua 1 tàu lặn sâu và một tàu cứu hộ để sử dụng trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn. Trong vài tháng tới, Ấn Độ cũng sẽ mở gói thầu mua 4 tàu đổ bộ, 16 tàu săn ngầm hoạt động tại các vùng nước nông, 1 tàu huấn luyện tổng hợp và 2 tàu hỗ trợ lặn.

Theo Đô đốc Verma, trong vòng 5 năm tới mỗi năm Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế ít nhất 5 tàu chiến nổi và 5 tàu ngầm. Phần lớn các tàu mới được tăng cường này sẽ được triển khai ở các quần đảo Andama và Nicobar thuộc Vịnh Bengal, cách đất liền 1.200 km và là nơi kiểm soát các tuyến đường vận chuyển quốc tế dẫn đến Eo biển Malacca. Đây là điểm yết hầu mà tất cả các tàu thuyền từ Tây Á đến Biển Đông phải đi qua.

Chặn yết hầu Trung Quốc

Ngày 31/7, Ấn Độ đã khánh thành căn cứ không quân hải quân INS Baaz trên đảo Great Nicobar gần Eo biển Malacca. Căn cứ này sẽ hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tại Car Nicobar. INS Baaz nằm gần eo biển Malacca hơn 300 km so với Car Nicobar.

Tuy nhiên, INS Baaz chưa có đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu hạ cánh. Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng một sân bay dài khoảng 3.000 m nhằm giải quyết vấn đề này.

Đô đốc Verma cũng cho biết Hải quân Ấn Độ muốn tăng mạnh số lượng tàu chiến tại căn cứ Port Blair, trung tâm đầu não của khu vực Andaman và Nicobar. Đô đốc Verma cũng đánh giá căn cứ INS Baaz có một vị trí chiến lược trọng yếu. Căn cứ này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động cũng như thời gian hoạt động của tàu chiến và máy bay tuần tra trong khu vực.


Eo biển Malacca và đường đi của dầu mỏ về Trung Quốc

Không nói trực tiếp, song có thể hiểu một khi kiểm soát được eo Malacca tức là Ấn Độ đã khống chế được Trung Quốc. Eo Malacca nối liền Biển Đông (rộng hơn là Thái Bình Dương) với Ấn Độ Dương. Trên tuyến vận tải này, có tới 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu và một tỷ lệ hàng hóa tương đương của Trung Quốc phải đi qua.

Nếu nguồn năng lượng này bị cắt, nền kinh tế của Trung Quốc khó mà “sống” nổi. Thêm vào đó, tuyến hàng hải này bị Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác khống chế), hàng hóa ra vào Trung Quốc sẽ bị đình trệ gần như hoàn toàn.

Người Trung Quốc hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có lẽ, chính vì vậy mà họ đã và đang sốt sắng tính tới các phương án nhằm tránh bị phụ thuộc vào eo biển Malacca.

Phương án thứ nhất là thuyết phục Thái Lan mở một kênh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào biển Đông. Phương án thứ hai là mở tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương. Phương án thứ ba là “đi nhờ” đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.


Các căn cứ trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm chặn ngay eo biển Malacca

Tuy nhiên, cả ba phương án trên đều không thực sự khả thi. Con kênh mà Trung Quốc muốn đào vắt qua Thái Lan mang tên Karat có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà Islamabad đang phải đối mặt.

Chưa kể đây lại là một nước đồng minh của Mỹ. Khả thi nhất vẫn là con đường đi qua Myanmar với các chặng từ đường biển, đường sông rồi lại lên đường bộ. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, Myanmar đang “vẫy” khỏi vòng kiểm tỏa của Trung Quốc.

Những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Ấn Độ đang áp dụng chính bài miếng của người Trung Quốc. Đó là nguyên tắc giả trá được nêu trong Binh pháp Tôn Tử. Theo đó, người Ấn Độ “có thể đánh mà làm như không thể đánh, muốn đánh mà làm như không cần đánh, muốn đến gần mà làm như lùi ra xa”.

Theo Xã Luận
1

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chuyên gia quân sự: TQ có thể tấn công chớp nhoáng vào Ấn Độ

22/2/12- Dưới đầu đề trên, tạp chí “Các vấn đề chiến lược ” số ra gần đây đăng bài của chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ T.N Ashok viết về khả năng Trung Quốc có thể phát động một cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ.


Một chiến đấu cơ Jian-11 thả decoy hồng ngoại ( đèn gây nhiễu hồng ngoại chống lại tên lửa phòng không dẫn đường bằng hồng ngoại) trong cuộc tập trận quân sự chung của các lực lượng không quân và bộ binh được tổ chức trên khu vực cao nguyên phía tây của Trung Quốc ở độ cao hơn 4500 m ngày 23/10/2011. Ảnh: Vibay file

Theo ông Ashok, trong bối cảnh môi trường địa chiến lược thay đổi hiện nay, các tính toán chiến lược của Ấn Độ cũng đang thay đổi trước thực tế khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận không phải là quá xa vời. Tuy nhiên kết quả của cuộc chiến tranh này sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc nắm giữ vị thế nào và Ấn Độ ngăn chặn ý định của đối phương ra sao.

Rõ ràng là Trung Quốc tìm kiếm một cuộc chiến mạnh mẽ để khẳng định các đòi hỏi của họ về chủ quyền ở Biển Đông; mở rộng các đòi hỏi lãnh thổ tới toàn bộ vùng Arunachand Pradésh và không chỉ giới hạn ở vùng Tawang Tract; và đưa hàng nghìn lính ngụy trang làm công nhân tới vùng Giamu và Casơmia do Pakixtan chiếm đóng (PoK).

Kể từ khi dính líu vào từng vấn đề mà Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi” của họ, Ấn Độ cần phải biết rằng tới một thời điểm nào đó nước này sẽ trở thành một đối tượng để Trung Quốc dạy một “bài học thứ hai” như đối với Việt Nam.

“Bài học thứ nhất” đối với Ấn Độ đã được Trung Quốc đưa ra vào năm 1962 bởi “chính sách cấp tiến” của Niu Đêli trong vấn đề Himalaya và Việt Nam đã nhận được “bài học” vào năm 1979 vì đã phá vỡ kế hoạch của Trung Quốc ở Campuchia, nơi chế độ diệt chủng Khơme Đỏ, đồng minh của Bắc Kinh, từng sát hại gần 3 triệu người Campuchia và hàng trăm người gốc Việt Nam được biết tới với cái tên “những cánh đồng chết”.

Việc chế độ diệt chủng này bị Việt Nam đánh đuổi khỏi Phnôm Pênh đã khiến Bắc Kinh bị bẽ mặt. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách tấn công các huyện thuộc hai tỉnh miền Bắc Việt Nam là Lào Cai và Cao Bằng với hơn 20 đợt tấn công và thực hiện chính sách tiêu thổ, trong đó tất cả các cơ sở hạ tầng đều bị quân đội Trung Quốc phá hủy trước khi rút về bên kia biên giới.

Việc Ẩn Độ ủng hộ Việt Nam và các nước ASEAN ở ven Biển Đông trong vấn đề thăm dò các nguồn tài nguyên ở đáy vùng biển này như khoáng chất, dầu khí, và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này khiến Bắc Kinh nổi giận. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc yêu cầu ngừng thăm dò các mỏ dầu ở khu vực tương tự đã gây phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ đã tiếp tục làm cho Trung Quốc nổi giận thêm bằng việc cho phép Đạtlai Lạtma, thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng phát biểu tại một đại hội phật giáo thế giới ở Niu Đêli và bị cáo buộc là “bàn tay nước ngoài” làm tăng số vụ tự thiêu và đánh bom tại một số nơi ở khu tự trị Tây Tạng cũng như ở vùng đại lục chống sự thống trị của người Hán và sự diệt chủng về văn hoá.

Sự trả đũa

Bởi vậy, Ấn Độ có lý do để lo ngại rằng Trung Quốc trả đũa để thể hiện sự bá quyền khu vực và quy chế cường quốc toàn cầu của họ và vai trò lãnh đạo cộng đồng phật giáo ở nước ngoài.

về ngắn hạn, Tawang có nhiều khả năng trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của Trung Quốc không phải chỉ vì Trung Quốc tự nhận chủ quyền đối với thành phố này từ lâu nay, mà là thành phố này sẽ tạo cho quốc gia vô thần đặt một chân váo cánh cửa của một cộng đồng tôn giáo có tầm quan trọng về mặt địa lý ở Nêpan, nơi Phật sinh, Ấn Độ nơi Đức Phật giảng đạo, và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi Phật giáo được coi như quốc đạo.

Dường như cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ không chỉ hạn chế ở khu vực Tawang Track mà có thể được mở rộng tới một số điểm dọc vùng Himalaya nhằm kiềm chế Ấn Độ can dự ngay lập tức ở một vùng và ngăn chặn quân đội Ấn Độ chuyển quân tăng viện từ khu vực này sang khu vực khác. Rất có thể cuộc tấn công sẽ bắt đầu từ Tawang như một động thái tượng trưng về quyền bá chủ đối với cộng đồng Phật giáo.

Tín hiệu về hướng tấn công này thể hiện qua việc các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc phát động các nỗ lực tư nhân nhằm nâng cấp và khôi phục khu vực Lumbini, nơi Đức Phật giáng sinh ở Nêpan cho thấy tầm quan trọng của biểu tượng Phật giáo đối với Chính phủ Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng và kế hoạch chi phối toàn cầu.

Một trong các điểm kích thích sự phiêu lưu của Trung Quốc là thung lũng Chumbi, có hình thù giống như con đao găm ngăn cách giữa bang Sikkim của Ấn Độ và Butan. Khu vực này có độ cao khoảng 350m trên mực nước biển, khí hậu ổn định và điều quan trọng nhất nó là cửa ngõ dẫn tới hành lang Siliguri Coridor, nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với phần còn lại của Ấn Độ thông qua bang West Bengal. Kiểm soát được khu vực này sẽ giúp Trung Quốc trực tiếp tiếp cận Bănglađét và chỉ cách nước này khoảng 50km.

Động thái trên sẽ có tác dụng cắt đứt toàn bộ miền Đông-Bắc khỏi phần còn lại của Ấn Độ và chứng tỏ với Nêpan, Bănglađét và Butan rằng Ấn Độ chỉ là “con hổ giấy” và sẽ là không khôn ngoan nếu liên kết hoặc ủng hộ Ấn Độ.

Nêpan hiện đã phải phục tùng Trung Quốc căn cứ vào việc nước này đang làm hài lòng Bắc Kinh bằng việc tăng cường tuần tra dọc biên giới giáp Trung Quốc để ngăn chặn những người tỵ nạn Tây Tạng vào hoặc ra khỏi khu tự trị Tây Tạng, và bằng cách đó nỗ lực và cắt đứt một trong những hành lang mà Bắc Kinh cho rằng những người Tây Tạng nổi loạn thường sử dụng để tăng cường các hoạt động chống Trung Quốc.

Người ta tin rằng Nêpan đã trao cho Trung Quốc rất nhiều người bị họ chặn bắt. Đại bộ phận những người này làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán, những người bán sản phẩm của họ xuống miền Nam Himalaya, nơi tập trung đông dân và là các thị trường lớn đối với các sản phẩm của họ.

Hoạch định chiến lược

Cuộc tấn công qua thung lũng Chumbi sẽ giống như cuộc tấn công của Trung Quốc về hướng Tezpur ở bang Assam hồi năm 1962. Dân thị trấn này đã được một nhân viên thư thuế yêu cầu sơ tán và tinh thần của dân tộc Ấn Độ bi suy sụp. Một cuộc tấn công qua Chumbi sẽ có những tác động đặc biệt nguy hiểm đối với Ấn Độ bởi niềm tin vào câu châm ngôn của ông Mao Trạch Đông về quyền bá chủ được thể hiện bằng “bàn tay” cao nguyên Tây Tạng với 5 ngón tay gồm Ladakh, Nêpan, Sikkim, Butan và Arunachand Pradesh.

Tiếp cận Bănglađét qua thung lũng Chumbi sẽ ngắn hơn và có lợi đối với Trung Quốc hơn là qua hành lang dự định Irrawaddy tới tỉnh Kra của Malaixia thông qua Mianma, được coi là hành lang thay thế ngắn hơn và nhanh hơn để chuyển dầu mỏ mua từ bán đảo Arập nhiều dầu mỏ qua Ấn Độ Dương về Trung Quốc. Tuyến đường sắt và đường bộ qua thung lũng Chumbi sẽ tạo cho Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng khả năng tiếp cận trực tiếp vịnh Bengan với khoáng cách 1.500 km.

Cùng với động thái trên, Trung Quốc hoàn toàn có thể thực hiện một số hoạt động điều quân để tăng cường vị trí của họ tại vùng PoK. Điều đó sẽ trói lực lượng Ấn Độ tại vùng Giamu và Casơmia đồng thời giúp mở rộng sự có mặt về quân sự của Trung Quốc ở khu vực này của vùng Himalaya mà họ đã xây dựng tuyến đường Karakoram chạy xuyên qua.

Bắc Kinh có ý định kéo dài tuyến đường này tới cảng Qwada ở tỉnh Baluchistan song song cùng với một tuyến đường sắt sẽ nối cảng này với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Hiện đã có tứ 4.000,9.000 lính Trung Quốc ngụy trang dưới danh nghĩa kỹ sư và công nhân đang nâng cấp tuyến đường Karakoram với các cơ sở chính tại khu vực Gilgit.

Khi Trung Quốc quyết định hành động, họ sẽ không hề do dự bởi đã có quá nhiều tín hiệu về sự suy giảm khả năng giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Ấn Độ đang đứng chắn trên con đường bá quyền của Trung Quốc và sẽ bị tổn thất cực kỳ tồi tệ nếu không chặn đứng được các mũi tân công trên quy mô lớn ở khu vực giữa sông Brahmaputra và sườn phía Bắc của dãy Himalaya .

Quan hệ không ổn định với Nêpan có xu hướng tỏ ra là một “gót chân Asin” đối với Ấn Độ và việc bảo vệ Butan cần phải được tăng cường mạnh thêm ngoài Nhóm huấn luyện quân sự Ấn Độ (IMTRAT) hiện triển khai tại nước này.

Tại Sikkim, quân đội Ấn Độ triển khai trực diện với Trung Quốc và có tinh thần chiến đấu cao, đã ăn miếng trả miếng với lính Trung Quốc vào năm 1987, khiến Trung Quốc đã bị tổn thất lớn. Các hành động tương tự như vậy cần phải được thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào dọc Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) dài hơn 3.400 km ở vùng Himalaya .

Việc thành lập thêm 2 sư đoàn lính sơn cước ở khu vực bang Arunachand Pradesh là diễn biến đáng hoan nghênh sau hàng thập kỷ bị xao nhãng. Ấn Độ cần thành lập thêm ít nhất 5 sư đoàn để dành riêng cho việc bảo vệ trục thung lũng Chumbi cũng như bang Sikkim, Butan, đường biên giới Ấn Độ-Nêpan và vùng Ladakh để có thể chặn đứng các cuộc tiến công của Trung Quốc theo hướng này. Hiện Ấn Độ còn rất thời gian được chuẩn bị và Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công phủ đầu nhằm tạo thế bất ngờ trong khi Ấn Độ chưa kịp chuẩn bị đối phó./.

http://anhbasam.wordpress.com/2012/02/23/don-tan-cong-chop-nhoang-nham-vao-an-do/

Video: Chiến Tranh Trung-Ấn 1962
0

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Ấn Độ năm 2012: Phân tích

Bản đồ Trung Quốc - Ấn Độ
WASHINGTON, 02/01/2012 - Các nhà phân tích đang trở nên ngày càng lo ngại rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc tấn công bất ngờ quân sự vào Ấn Độ vào năm 2012, dựa trên điều kiện hiện nay cũng tương tự như Trung Quốc tấn công Ấn Độ vào năm 1962, một báo cáo từ G2 Bulletin Joseph Farah (*), sẽ chính thức xuất bản vào ngày 03/01/2012, được hãng tin trung lập WND loan tải ngày 02/01/2012 cho hay.

Các trung tâm của mối lo ngại về một tranh chấp biên giới đang diễn ra giữa hai nước và các dự án năng lượng chung mà Ấn Độ đã ký kết với Việt Nam trong khu vực Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Thậm chí ngày nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ, nơi họ (lực lượng xâm nhập của TQ) bị bắt vào năm 1962, và họ tiếp tục để bắt đầu hành động khiêu khích quân sự dọc theo biên giới tranh chấp, cảnh báo Ấn Độ chống lại TQ, bất chấp những nỗ lực cho các biện pháp xây dựng lòng tin.

Những hành động của Trung Quốc cho thấy họ không có ý định đạt đến một giải pháp hòa bình cho cuộc đối đầu.


Lực lượng bộ binh Trung Quốc hành quân sát biên giới Ấn Độ tháng 11/2011. Ảnh: Chinamil.com.cn.

Theo các nhà phân tích khu vực, Trung Quốc tuyên bố rằng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc dài 2.000 km trong khi Ấn Độ khẳng định rằng nó là 4.000 km. Sự khác biệt là Trung Quốc thách thúc Ấn Độ trong việc Ấn Độ tuyên bố chủ quyền trên các vùng lãnh thổ từ Sikkim, Kashmir, hoặc Pok do Pakistan chiếm đóng.

"Đây cũng là một mưu đồ để kéo dài đàm phán biên giới vô thời hạn", chuyên gia phân tích Bhaskar Roy cho biết, "Sẽ có những trở ngại lâu dài, ngay cả khi hai chính phủ đồng ý phân định một số vùng bị chiếm đóng và tranh chấp".

"Ấn Độ không thể mong đợi để lấy lại Aksai Chin từ Trung Quốc và Trung Quốc không thể mong đợi để có được Tawang mà họ chưa bao giờ có chủ quyền, phải để riêng vấn đề Arunachal Pradesh", ông nói thêm. Arunachal Pradesh là một khu vực đang được tăng cường quân sự ở hai bên biên giới tranh chấp của các lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc trong những tháng gần đây, đến mức Trung Quốc đang xây dựng sân bay cho máy bay chiến đấu.


Ngày 22/10/11, Ấn Độ quyết định thành lập Trung đoàn Hy Mã Lạp Sơn để đối phó với sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc dọc biên giới hai nước.

Hiện cũng có các vị trí xung đột liên quan đến Kashmir do Pakistan chiếm, và những người liên quan đến không chỉ Ấn Độ và Trung Quốc mà còn Pakistan. Theo các nhà phân tích khu vực, Pok là lãnh thổ Ấn Độ theo quy định của các văn bản từ năm 1947. Trong khi điều này là một thỏa thuận pháp lý, Pakistan dù sao cũng đã chiếm khu vực.

"Năm 1963, Pakistan bất hợp pháp nhượng hơn 5.000 cây số vuông của Pok cho Trung Quốc", Roy nói: "Trung Quốc hiện đang sử dụng ảnh hưởng của họ để tiếp cận với biển Ả Rập và khu vực vùng Vịnh thông qua Pakistan."

Một lý do khác giữa Ấn Độ và Trung Quốc tập trung vào chính sách "Hướng Đông" của New Delhi trong mối quan hệ quốc phòng Ấn Độ-Nhật Bản. Điều này là ngoài lợi ích lâu dài của Ấn Độ ở Trung Á, đặc biệt là Afghanistan, nơi mà Ấn Độ có đầu tư và gần đây đã ký một thỏa thuận để cung cấp đào tạo cho quân đội Afghanistan và lực lượng cảnh sát khi quân đội Mỹ và liên minh để lại trong năm tới.

Hoa Kỳ đã hỗ trợ Ấn Độ trong các tuyên bố của mình dọc theo biên giới, điều này gây thêm những căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo wnd.com
(*): Bạn phải đăng ký trả tiền mới đọc được báo cáo của G2 Bulletin.
--------------------------

Video: Không quân Ấn Độ.
1

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Ấn Độ trêu chọc Trung Quốc

(Vibay-21/11/11) Một ngày (*) sau khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng Ấn Độ đã đi trước với một thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam trong vùng biển Đông. Điều này đã làm Trung Quốc phật ý.


Thủ tướng Singh và Thủ tướng Ôn Gia Bào tại Hội nghị thượng đĩnh Đông Á ngày 18/11/2011

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết: "trong các cuộc thảo luận về vấn đề biển Nam Trung Hoa (biển Đông), Trung Quốc đã giải trình nhiều lần về vị trí của nó. Chúng tôi không hy vọng để xem lực lượng bên ngoài tham gia vào tranh chấp biển Đông và không muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động sẽ làm suy yếu chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc."

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tại Bali, hôm thứ Sáu 18/11, Thủ tướng Ấn Độ đã chắc chắn rằng Ấn Độ đã đi trước với các thỏa thuận thăm dò dầu. Bắc Kinh xem là đã bị xâm phạm kể từ khi tuyên bố những vùng biển này như là của riêng và là tham gia vào một tranh cãi ngoại giao với một số quốc gia Đông Nam Á.

Tiến sĩ Singh trêu chọc Trung Quốc hơn nữa khi ông nói với Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào hôm thứ bảy rằng các vấn đề như vậy nên được thảo luận tại các diễn đàn đa phương.

Theo NTDTV
-------------------------
(*): Tức là ngày 19/11/11.

Xem thêm Hàn Quốc điều đặc nhiệm vây bắt tàu cá Trung Quốc (Vietnamnet).

Hàn Quốc đối phó “liên hoàn thuyền” Trung Quốc (TNO).
3

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Trung Quốc tấn công tàu thương mại Ấn Độ ?

(Vibay-19/11/11) Ấn Độ nói rằng Trung Quốc có một đội tàu ngụy trang như tàu đánh cá và tàu thu thập dữ liệu thủy văn có trang bị vũ khí được tích cực sử dụng để nhắm mục tiêu vào tàu của các nước khác trong vùng biển Đông bao gồm cả tấn công tàu thương mại và tàu đánh cá của ngư dân. Trong khi Trung Quốc có một số bước đi để củng cố hình ảnh của mình ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ vẫn còn nghi ngờ sâu sắc cách thiết kế và ngụy trang của nước láng giềng Trung Quốc ở biển Đông. Vì vậy, Ấn Độ nên xem xét lại chính sách hướng đông của mình. NDTV cung cấp một cái nhìn.




Xem thêm Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc (RFI).
0

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Ấn Độ thành lập Trung đoàn Hy Mã Lạp Sơn để đối phó với Trung Quốc

(Vibay-23/10/11) New Delhi: Trích dẫn một "mối đe dọa quân sự lớn" từ Trung Quốc, Tổng chỉ huy Quân đội Ấn Độ ở bang Himachal Pradesh Tướng Prem Kumar Dhumal, vào ngày thứ Bảy 22/10/11, yêu cầu Trung tâm thiết lập một Trung đoàn Hy Mã Lạp Sơn phải có khả năng chiến đấu trong địa hình đồi núi khó khăn.


Binh sĩ của Trung đoàn Ladakh khảo sát trước khi vượt qua dãy núi Ladakh nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn trong khu vực Jammu và Kashmir của Ấn Độ.

Phát biểu tại Hội đồng Phát triển Quốc gia (NDC) họp ở đây, Dhumal cho biết: "Ấn Độ phải đối mặt với một mối đe dọa quân sự lớn từ nước láng giềng Trung Quốc và quân đội Ấn Độ cần phải được thực hiện đầy đủ khả năng chiến đấu trong các vùng địa hình đồi núi khó khăn.

"Và với mục tiêu này, một trung đoàn quân đội đặc biệt được thành lập từ thanh niên các khu vực đồi núi và binh sĩ của họ cũng được đặt tại vị trí địa lý và địa hình khó khăn của khu vực và cũng chuẩn bị tinh thần và thể chất để chiến đấu với những kẻ thù trong khu vực", Dhumal cho biết.

Ông yêu cầu chính quyền trung ương hổ trợ đầy đủ để thành lập Trung đoàn Hy Mã Lạp Sơn trong Kế hoạch lần thứ 12 (12th Plan).

"Khái niệm về kế hoạch lịch sử tập trung vào phân bổ nguồn lực tài chính để chỉ đạo kinh tế trong các hướng dẫn như đã nêu của Trung tâm, thông qua cơ chế của chương trình tài trợ trực thuộc Trung ương, ông nói ...",.

Cần chú ý rằng trong khi các kiểm soát tài nguyên thuộc về Trung tâm, trách nhiệm cung cấp dịch vụ lớn phụ thuộc vào nhà nước, ông nói sự "không phù hợp" này cần phải được giải quyết bằng việc chuyển giao quyền lực tài chính cho các tiểu bang.

Cầu xin cho phân bổ nhiều hơn cho giáo dục và y tế trong Kế hoạch lần thứ 12.

Ông đã yêu cầu Trung tâm để thiết lập tất cả các điều kiện thời tiết sân bay quốc tế trong tiểu bang trong kế hoạch lần thứ 12 cho sự phát triển của sự tăng trưởng du lịch bền vững và toàn diện và cũng kêu gọi phát triển đường giao thông, cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải rắn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến thăm .

Xem thêm trên Zeenews.india.com.


Video: Không quân Ấn Độ
0

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Ấn Độ - Việt Nam Vs Trung Quốc - Sri Lanka

(Vibay-19/09/11) Trung Quốc lôi kéo nước khác chống lại việc Ấn Độ thăm dò dầu ở biển Đông của Việt Nam là không có biểu hiện, nhưng chiến thuật thì được TQ vạch ra hàng ngày. Thách thức những người hàng xóm bằng một sức mạnh quân sự cao cấp mà không phải trả tiền để lôi kéo bất cứ quốc gia nào.

Chú thích: Kashmir nằm trong đường biên màu đỏ. China: Trung Quốc, India: Ấn Độ

Thế giới phẳng. Ranh giới bị giải thể. Trung Quốc tiến hành thăm dò trong vùng biển quốc tế ở Ấn Độ Dương đã không có bất kỳ thắc mắc ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì vậy nhiệm vụ của Ấn Độ ở Việt Nam trong vùng Biển Đông không có gì để thắc mắc ở Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tuyên bố quyền của mình chỉ bởi vì vùng biển được đặt là biển Nam Trung Quốc (South China Sea - VN gọi là biển Đông), Ấn Độ cũng có thể yêu cầu chủ quyền toàn bộ Ấn Độ Dương.

Hơn nữa nếu vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là một lãnh hải tranh chấp và không có bên thứ ba tham gia, thì Trung Quốc phải từ bỏ hổ trợ Pakistan xâm chiếm Kashmir của Ấn Độ (được quốc tế chấp nhận như là một lãnh thổ tranh chấp). Xây dựng một con đường ở một vùng lãnh thổ tranh chấp là một hành động khiêu khích cao hơn so với thăm dò dầu khí. Vì vậy Trung Quốc không có lý do để đặt câu hỏi sự hiện diện của Ấn Độ trong vùng biển Đông.

Trung Quốc, đất nước mở rộng tuyên bố vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của các nước láng giềng. Sau khi dùng vũ lực chiếm Tây Tạng đất nước này tuyên bố chủ quyền một lãnh thổ của Ấn Độ là Arunachal Pradesh và mô tả nó như là Nam Tây Tạng. Tuy nhiên, Ấn Độ đã bị mất các vùng lãnh thổ bằng cách phân chia cho Pakistan và Bangladesh. Lợi dụng điều này, Trung Quốc đã phát triển một mối quan hệ đặc biệt chiến lược với Pakistan.

Các hoạt động của lãnh đạo Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho phép ở Ấn Độ trên cơ sở tôn giáo và văn hóa. Trung Quốc xem xét việc này như là một hành động thù địch và coi điều này như một lý do để kiếm cớ cho một cuộc xung đột với Ấn Độ. Nếu Ấn Độ, nước xuất xứ của Phật giáo không thể cung cấp nơi trú ẩn cho một tu sĩ sau đó những tu sĩ khác cũng sẽ không được phép? Ý tưởng như vậy không được thấu hiểu trong một quốc gia cộng sản khô khan. Ấn Độ đã không thực hiện bất kỳ tác hại nào đến Trung Quốc trong quá khứ khi so sánh với sự tàn bạo của các nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn luôn cố gắng để bắt nạt Ấn Độ, Trung Quốc có nỗi sợ hãi rằng Ấn Độ - quốc gia dân chủ - sẽ là đối thủ cạnh tranh tương lai của họ trong thị trường thế giới và do đó họ cho rằng cần thiết để kiểm soát sự phát triển của Ấn Độ. Điều này là không công bằng trong tư tưởng và thực hành.

Trung Quốc cố gắng để bao vây Ấn Độ bằng cách phát triển các cảng ở Myanmar, Sri Lanka và Pakistan. Trung Quốc đang có kế hoạch lớn để kiểm soát Ấn Độ Dương để thúc đẩy hơn nữa lợi ích kinh tế và mục đích quân sự. Trung Quốc đã phát triển một mối quan hệ đặc biệt với Sri Lanka bằng cách bơm thêm vốn đầu tư vào đất nước này sau chiến tranh. Nó cung cấp hỗ trợ vô điều kiện cho Sri Lanka trong các diễn đàn quốc tế. Sự can thiệp của Trung Quốc ở Sri Lanka là nhằm mục đích cho các hoạt động chống Ấn Độ. Sri Lanka đã trở thành một cơ sở cho Trung Quốc để theo dõi các chương trình không gian Ấn Độ và theo dõi về cách cài đặt hạt nhân trong Kalpakkam và Koodankulam của Ấn Độ. Có thể Trung Quốc đang đặt ra một mối đe dọa an ninh Ấn Độ từ phía nam. Trong trường hợp một cuộc xung đột vũ trang, Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh hải quân Sri Lanka để đối đầu với Ấn Độ. Lịch sử cho thấy rằng Sri Lanka hỗ trợ Không quân Pakistan trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan.

Khi Trung Quốc có thể phát triển rất nhiều ảnh hưởng trong khu vực của Ấn Độ từ lục địa Trung Quốc, Ấn Độ có mọi quyền để tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế với các nước như Việt Nam và Nhật Bản. TQ đã trưng bày một bộ mặt của trung tâm chính sách như: "Chỉ tôi mới có thể làm điều đó, bạn không nên làm như vậy"

Tại sao Trung Quốc cần phải nghỉ ngơi với tất cả các loại lý luận vô lý chống lại sự hiện diện của Ấn Độ trong vùng biển Đông ? Nó là gì, hoàn toàn là một chiến thuật đe dọa Ấn Độ nhằm buộc Ấn Độ rút khỏi các dự án thăm dò để họ có thể thay thế, để làm tương tự cho lợi ích riêng mình.

Sau khi Thủ tướng Ấn Độ lập luận rằng nếu Ấn Độ đi ngược lại lợi ích của Sri Lanka, Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Ấn Độ ở Sri Lanka. Tình hình cũng tương tự như ở Việt Nam. Trung Quốc muốn thay thế Ấn Độ trong quan hệ với Việt Nam không chỉ để giữ chân Ấn Độ vì lý do chiến lược mà còn gặt hái những nguồn tài nguyên trên toàn bộ biển Đông.

Nguồn: TruthDive.
0

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Ấn Độ vào Biển Đông nhằm chống lại Trung Quốc: Phân tích từ Trung Quốc

(Vibay-18/09/11) Xem xét thận trọng quyết định của Ấn Độ đi trước một bước để hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trong vùng biển Đông bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng đó là xâm nhập chiến lược của New Delhi để chiếu bí sự đột phá đang được thực hiện bởi Trung Quốc vào khu vực này.

Ấn Độ nỗ lực để công ty của mình hợp tác thăm dò dầu mỏ với Việt Nam ở Biển Đông, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là một động thái khiêu khích để gây phiền toái trong khi Bắc Kinh xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với các nước như Myanmar và Pakistan, Shen Dingli, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Fudan của Trung Quốc cho biết.

"Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã xây dựng mối quan hệ với các nước như Myanmar, Lào ... Pakistan mời Trung Quốc để bảo vệ an toàn và được Trung Quốc cung cấp một cảng hải quân trên Ấn Độ Dương. Tất cả những động thái này làm Ấn Độ cảm thấy lo lắng", Shen nói với Global Times.

Kể từ khi công ty Ấn Độ ONGC thăm dò dầu khí ở hai lô trong vùng biển Đông mà VN tuyên bố chủ quyền, các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc đã chủ động kêu gọi chính phủ kiên quyết xử lý để tái khẳng định uy quyền của mình trong khu vực.

Bên cạnh Trung Quốc, vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cũng tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia và có trữ lượng dầu mỏ phong phú, ước tính lên đến 28 tỷ thùng (theo đánh giá của Mỹ).

Các thăm dò chung giữa Ấn Độ và Việt Nam không phải là tình cờ vì trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đưa ra một lập trường ngày càng Đông tiến, Wu Xinbo, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Fudan, cho biết.

Là một quốc gia Nam Á, Ấn Độ tích cực tham gia trong các vấn đề Đông Á thông qua sự hỗ trợ của Mỹ để ủng hộ cho các nước châu Á đối phó với Trung Quốc.

"Mỹ có mọi cơ hội để đối phó với Trung Quốc, diễn tập quân sự chung với Nhật Bản và các nước trong khu vực khác đã thường xuyên hơn trong những năm gần đây", Wu nói.

Dự án này đã giúp Ấn Độ bắn trúng hai con chim bằng một mũi tên. Nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Ấn Độ và để cân bằng Trung Quốc về chính trị, Wu nói.

Tuy nhiên, Rong Ying, Phó Chủ tịch của Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao TQ, chủ trương rằng Ấn Độ và Trung Quốc nên cẩn thận xử lý các vấn đề mà họ đã đạt được tiến bộ trong mối quan hệ của họ.

Thế kỷ 21 thuộc về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo đã nói rằng "thế giới đủ lớn cho cả hai", ông nói Đài CCTV.

Các nước đã đi một chặng đường dài trong việc cải thiện mối quan hệ của họ và nên cẩn thận xử lý các khác biệt của họ, ông nói.

The Economy Times
0

TQ khai thác đáy biển Ấn Độ Dương

(Vibay-18/09/11) Trong những ngày ngoại giao đang căng thẳng diễn ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc về kế hoạch Ấn Độ khai thác dầu trong khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc vào ngày thứ Bảy đã công bố kế hoạch mở rộng thăm dò khoáng sản đáy biển ở Ấn Độ Dương. Việc công bố đưa ra sau khi Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA) phê duyệt cho Trung Quốc để khai thác quặng sunfua polymetallic.

Manmohan Singh và Hồ Cẩm Đào tại New Delhi ngày 21.09.2006

Bắc Kinh đã có phê duyệt để khám phá diện tích 10.000 km vuông đáy biển Ấn Độ Dương về phía tây nam. Ấn Độ ngạc nhiên với tốc độ của Trung Quốc. Hiệp hội Phát triển và tài nguyên biển Trung Quốc (COMRA) mới thành lập trong những tuần gần đây đã nộp đơn của nó lên ISA xin giấy phép thăm dò biển sâu để khai thác mỏ ở phía Tây Nam Ấn Độ Dương trong khi đơn đã được phê duyệt trước đó do Cơ quan đáy biển quốc tế thông qua trong tháng 7 năm 2011.

COMRA (The China Ocean Mineral Resources and Development Association) sẽ ký một hợp đồng thăm dò 15 năm với ISA cuối năm nay. Phê duyệt sẽ cho phép Trung Quốc quyền ưu tiên để phát triển khai thác trong tương lai.

Động thái này đã dấy lên lo ngại ở Ấn Độ với Tổng cục Tình báo Hải quân (DNI) thông báo cho chính phủ Ấn Độ rằng hợp đồng sẽ cung cấp một cái cớ cho Trung Quốc để các tàu chiến của họ hoạt động bên cạnh vùng tài nguyên khoáng sản rộng lớn trong sân sau của Ấn Độ.

Hôm thứ Sáu, Trung Quốc cũng phát hành một hướng dẫn về khoa học đại dương và phát triển công nghệ từ năm 2011 đến 2015, tuyên bố sẽ đầu tư nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế biển của đất nước. Liu Cigui, người đứng đầu cơ quan quản lý Đại dương TQ (SOA), cho biết "nỗ lực hơn nữa sẽ được thực hiện để thúc đẩy đổi mới và phấn đấu cho những đột phá trong công nghệ chủ chốt để kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp đại dương mới nổi".

Trung Quốc cũng đã thu được độc quyền thăm dò quặng polymetallic 75.000 km vuông ở phía đông Thái Bình Dương vào năm 2001.

Rõ ràng để chuẩn bị cho các dự án đầy tham vọng nghiên cứu đại dương, Trung Quốc đã tăng cường các thí nghiệm tàu lặng của mình dưới biển sâu có người lái đầu tiên, trong đó đề cập đến độ sâu khoảng 6000 mét ở Thái Bình Dương hồi tháng trước với ba người trong khoang.

Theo Cơ quan Quản lý đại dương TQ (SOA), tàu lặn tên là Giao long được thiết kế để đạt được một độ sâu tối đa là 7.000 mét theo dự kiến. Nó hoàn thành 17 lần lặn trong vùng biển Đông từ 31 tháng 6 đến 18 tháng 7 năm ngoái, đạt 3.759 mét lặn sâu nhất. Trung Quốc là quốc gia thứ năm gửi một người đàn ông xuống 3.500 mét dưới mực nước biển, sau Mỹ, Pháp, Nga và Nhật Bản.

Tàu lặng Giao Long

Ấn Độ trong thăm dò Ấn Độ Dương

Bộ trưởng về Khoa học, Công nghệ và Khoa học Trái đất Ashwani Kumar của Ấn Độ nói ở Lok Sabha ngày 8 tháng 9 năm 2011 rằng Ấn Độ là nước đầu tiên đã nhận được chấp thuận như một nhà đầu tư tiên phong vào tháng Tám, năm 1987. Ấn Độ đã phân bổ một khu vực 1.50.000 km vuông của Liên Hợp Quốc để thực hiện các hoạt động phát triển khác nhau cho các mỏ polymetallic (PMN) trong lưu vực Ấn Độ Dương (CIOB) vào tháng Tám, 1987. Theo quy định của ISA về thăm dò Polymetallic (PMN) trong khu vực, các Bộ (trước đây là Sở Phát triển Đại Dương) cũng đã ký một hợp đồng 15 năm cho các hoạt động khác nhau để phát triển khu vực vào năm 2002.

Nhưng 24 năm sau khi Ấn Độ là nước đầu tư tiên phong và gần 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng với ISA, Ấn Độ chỉ thực hiện một cuộc khảo sát chi tiết. Bây giờ, chỉ 6 năm trôi qua, chỉ có một nửa diện tích được giao bằng 75.000 km vuông đã được xác định để phát triển.

Bắc Kinh, thậm chí còn thực hiện dự án lớn hơn với cơ sở hạ tầng trước thời hạn, dự kiến ​​sẽ sử dụng đầy đủ sự chấp thuận thăm dò này.

Trong khi đó, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng MM Pallam Raju, trả lời một câu hỏi ở Loksabha về tác động an ninh do hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho biết, "Chính phủ đã nhận thức rõ tác động an ninh từ nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc, đặc biệt là trong khi sản xuất sản phẩm mã hoá". Chính phủ đã tư vấn cho Bharat Electronics Limited (BEL) để đảm bảo rằng các thành phần của sản phẩm mã hoá được sản xuất bởi BEL không được sử dụng thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Isikkim.com
0

TQ tức tối với hiệp định Việt-Ấn

(Vibay - 18/09/11) Tác giả Ayyappa Prasad.(*)

Trung Quốc đã không phản ứng chính thức việc ONGC Videsh của Ấn Độ bỏ qua phản ứng của TQ để tiếp tục hợp tác khai thác dầu với VN ở biển Đông. Nhưng tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) - một hãng tin chính thức của Trung Quốc - đã cho rằng hành động của Ấn Độ là muốn đóng một vai trò như Mỹ trong khu vực và sử dụng sức mạnh kinh tế để đọa sức lại sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tàu sân bay INS Viraat, Ấn Độ.

"Ấn Độ đang tìm cách ảnh hưởng giống như Mỹ trong khu vực. Trung Quốc và các nước liên quan cần phải tiêu hóa những xung đột trong vùng biển Đông, nhưng khi các nước khác bước vào, Trung Quốc phải phản đối và tất cả các bên tham gia phải chia sẻ trách nhiệm và những tổn thất", Tờ báo viết.

"Xã hội Trung Quốc đã phẫn nộ về sự can thiệp của Ấn Độ trong vấn đề (Đức) Đạt Lai Lạt Ma (nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng). Ấn Độ nên nhớ rằng hành động của họ trong vùng biển Nam Trung Quốc (cách TQ gọi biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn của sự chịu đựng. Trung Quốc yêu thương tình hữu nghị Trung-Ấn, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc coi giá trị của nó là trên hết", tờ báo viết.

"Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nên giữ bình tĩnh và không có những hành động hấp tấp. Môi trường chiến lược của Trung Quốc là phức tạp, nên giữ nó đến thời điểm chín mùi. Bất cứ ai có vấn đề sẽ thấy rằng Trung Quốc sẽ xác định (determimed) nhưng không trả thù", tờ báo ghi rõ.

Cần nhắc lại rằng Bộ trưởng quốc phòng MM Pallam Raju (Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ) cho biết: "Tôi nghĩ rằng giống như bất kỳ quốc gia nào muốn khẳng định quyền của mình, tôi đoán Trung Quốc đang cố gắng để gặm ... Như một quốc gia, chúng tôi rất rõ ràng về quyền lợi và lợi ích của chúng tôi. Chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của chúng tôi rất mạnh mẽ", Bộ trưởng đã phản ứng với các cuộc xâm nhập gần đây của quân đội Trung Quốc tại Ladakh và bác bỏ phản đối của TQ về việc thăm dò dầu khí của các công ty Ấn Độ ở biển Đông.


Theo TruthDive


(*): Ayyappa Prasad, Nhà báo với 30 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau, đã đăng 1007 bài cho TruthDive. Làm việc 20 năm ở Indian Express (Mumbai) và đã nghỉ hưu. Hiện là Giám đốc của News Bureau (phía Nam) ở Chennai. Hiện nay biên tập một tạp chí điện ảnh hàng tháng phục vụ ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ.
0

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

TQ đe dọa Ấn Độ và VN

(Trung Hoa Nhật Báo - 17/06/11) Nếu Việt Nam và Ấn Độ nhấn mạnh hợp tác khai thác nguồn tài nguyên dầu trong vùng biển Biển Đông tranh chấp của Trung Quốc, theo báo cáo, họ có thể có nguy cơ thiết lập ra một vòng mới của sự căng thẳng trong vùng. Mối quan hệ của họ với Trung Quốc sẽ bị đe dọa.

Theo báo chí Ấn Độ, công ty dầu khí nhà nước, ONGC Videsh Ltd với kế hoạch khai thác dầu ở Việt Nam trong hai lô (127 và 128) trong vùng biển tranh chấp theo Hãng thông tấn Press Trust của Ấn Độ, Bộ trưởng đối ngoại Ấn Độ dự kiến ​​sẽ thảo luận về các cơ chế hợp tác với các quan chức Việt Nam tại Hà Nội vào thứ Sáu (16/09/11).

Vị trí lô dầu khí Block 127.

Ấn Độ đã nhanh chóng bác bỏ phản đối của Trung Quốc cho dự án thăm dò dầu, The Times của Ấn Độ báo cáo trích dẫn phát ngôn viên của Bộ các vấn đề đối ngoại, nhấn mạnh rằng hợp tác năng lượng với Việt Nam nên phát triển.

Cả hai nước cần hiểu bản chất nhạy cảm và phức tạp của vấn đề Biển Đông. Họ cũng nên hiểu rằng Trung Quốc sẽ không quay trở lại khi nói đến các vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ của mình. Bắc Kinh xác định bảo vệ chủ quyền không thể chối cãi trong vùng biển Nam Trung Hoa.

Ấn Độ và Việt Nam trực tiếp tham gia vào tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, sẽ làm phát sinh xem xét cho hòa bình và ổn định khu vực.

Họ nên kiềm chế từ việc làm thiếu thận trọng có thể leo thang căng thẳng trong vùng biển tranh chấp. Quy hoạch thăm dò trong vùng dầu của họ không đơn giản chỉ là một vấn đề kinh tế nhưng có một tầm quan trọng về an ninh, chính trị. Bất kỳ sai lầm hoặc sự tính toán sai của họ có thể làm tổn thương mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Là một người hàng xóm của Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng các mối quan hệ láng giềng tốt với họ. Duy trì mối quan hệ đối thoại với Trung Quốc cũng là vì lợi ích của Ấn Độ và Việt Nam.

Tại cuộc họp vào thứ Năm của Ban Chỉ đạo Trung Quốc-Việt Nam về hợp tác tại Hà Nội tuần trước, hai bên nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tìm ra một giải pháp chung tốt nhất càng sớm càng tốt. Họ cũng đồng ý để giải quyết vấn đề hàng hải thông qua thương lượng và hòa bình, tham vấn thân thiện.

Trong tháng Bảy, Trung Quốc đã đạt được một sự đồng thuận với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một quốc gia thành viên, thực hiện Tuyên bố năm 2002 về ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Hà Nội phải tôn trọng các cam kết đã được thực hiện ở các cấp độ song phương và đa phương và chân thành làm việc theo hướng đó. Bất kỳ nỗ lực mà Việt Nam thu hút sự hỗ trợ từ lực lượng bên ngoài sẽ được đáp ứng với sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc và làm cho việc giải quyết tranh chấp khó khăn hơn.

Đối với New Delhi, nhảy trên bandwagon (*) khiêu khích Trung Quốc về vụ tranh chấp hàng hải không phải là một bước đi hợp lý. Nếu Ấn Độ có ý định gia tăng như là một quyền lực lớn, kết bạn với Trung Quốc sẽ là một chiến lược tốt hơn cho nó.

Nguồn: http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-09/17/content_13724709.htm

(*): Lôi kéo nhiều người ủng hộ mình.
0

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Ấn Độ cự tuyệt sự phản đối của Trung Quốc để thăm dò dầu khí tại Việt Nam

(Vibay - 15/09/11) Ấn Độ đã bác bỏ sự phản đối của Trung Quốc đối với dự án thăm dò dầu khí ở hai lô của Việt Nam trong vùng biển Đông, nói rằng hợp tác với Việt Nam là theo luật pháp quốc tế và là hợp tác để phát triển.

Lô 127, Ấn Độ hợp tác khai thác với VN.

Cần lưu ý rằng có một chương trình hoạt động thương mại và hợp tác kinh tế với Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash nói rằng hợp tác khai thác hydrocarbon, năng lượng cũng như năng lượng tái tạo là một trong những khía cạnh quan trọng của nó.

Ông đã trả lời một câu hỏi về Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ và các nước khác để hạn chế thăm dò dầu khí tại "các khu vực hàng hải được cung cấp bởi Việt Nam trong vùng biển Đông", nơi mà TQ tuyên bố họ thích "chủ quyền không thể chối cãi".

Ông cho biết ONGC Videsh Ltd (OVL) đã đến Việt Nam một thời gian trong khai thác dầu và lĩnh vực thăm dò khí đốt tự nhiên, và họ vẫn đang trong quá trình hợp tác mở rộng hơn nữa. Essar, một công ty con của Essar Oil Ltd, cũng đã được trao hợp đồng khai thác một lô khí tại Việt Nam.

"Đây là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng và chúng tôi muốn khu vực này hợp tác để phát triển. Hợp tác của chúng tôi với Việt Nam hoặc với bất kỳ quốc gia nào khác là theo luật pháp quốc tế, định mức và các công ước", Prakash nói.

Ông cũng tái khẳng định là New Delhi "hỗ trợ tự do hàng hải ở Biển Đông và hy vọng rằng tất cả các bên tranh chấp sẽ thực hiện theo Tuyên bố ứng xử ở biển Đông năm 2002".

Dự kiến ​​sẽ có một thỏa thuận trong cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp, đồng chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao SM Krishna cùng với đối tác Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, tại Hà Nội vào ngày 16/09/11.
1

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Trung Quốc chặn chiến hạm Ấn Ðộ khi rời hải phận Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Một chiến hạm Trung Quốc đã chặn chiến hạm Ấn Ðộ ở trong vùng biển quốc tế khi tàu này vừa rời vùng biển Việt Nam hồi cuối tháng 7-2011.


Tàu đổ bộ INS Airavat của hải quân Ấn Ðộ đậu ở cảng Hải Phòng ngày 26 tháng 7, 2011. (Hình: Báo Hải Phòng)

Ðây là lần đầu tiên thấy có một biến cố như vậy của hải quân hai nước nói trên tại biển Ðông.

Theo bản tin của Financial Times, chiếc chiến hạm Trung Quốc, không thấy xác định tên tàu, đòi ban chỉ huy tàu đổ bộ tấn công INS Airavat của Ấn Ðộ phải tự xác định danh tính và giải thích lý do tại sao có mặt ở vùng biển quốc tế này chỉ một thời gian ngắn sau khi tàu Ấn Ðộ hoàn tất chuyến thăm viếng cảng Việt Nam.

Financial Times cho hay có 5 người hiểu biết vụ việc thông tin cho tờ báo.

Sự kiện mới nhất này về chủ trương coi biển Ðông như của riêng của Trung Quốc đã gây bực tức cho viên chức quốc phòng của Ấn Ðộ và Việt Nam.

“Bất cứ hải quân nước nào trên thế giới cũng có toàn quyền đi qua những vùng biển này.” Một giới chức hải quân Ấn Ðộ bình luận với Financial Times về biến cố.

“Ðối với bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền hay hỏi quyền đi qua (biển quốc tế) của một nước khác là không thể chấp nhận được”.

Theo Financial Times, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nhìn nhận tàu đổ bộ tấn công INS Airavat đã đến thăm Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7, 2011 nhưng cho hay không biết gì về chuyện tàu Ấn Ðộ bị tàu Trung Quốc chận.

Bộ Quốc Phòng cũng như Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từ chối lời đề nghị bình luận của Financial Times. Phía Ấn Ðộ cũng vậy.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), “Tàu độ bộ tấn công INS Airavat đến quân cảng Nha Trang thăm viếng vào các ngày từ 19 đến 22 tháng 7, 2011. Sau đó, chiến hạm này đến thăm cảng Hải Phòng từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 7, 2011”.

INS Airavat có trọng tải 5,650 tấn là một trong ba tàu đổ bộ tấn công tối tân nhất của Ấn mới bắt đầu sử dụng từ giữa năm 2009.

Càng ngày, Hải quân Trung Quốc càng đóng vai trò mạnh bạo hơn trong nhiệm vụ khẳng định chủ quyền biển đảo cũng như sức mạnh của họ trên biển. Ðiều này không những các nước nhỏ láng giềng của Trung Quốc thấy bất an, mà cả Ấn Ðộ cũng thấy quan ngại.

Theo Financial Times, chính phủ Ấn đã nêu vụ việc nói trên với Bắc Kinh, theo một nguồn tin ngoại giao. Nhà ngoại giao không nêu tên cho rằng hậu ý của Bắc Kinh là quyền canh chừng biển Ðông là của họ.

Những dấu hiệu mấy ngày gần đây cho thấy Hà Nội muốn vuốt ve làm hòa với Bắc Kinh kể từ khi các tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua.

Hôm Thứ Hai, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã gặp Lương Quang Liệt, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sau khi đã họp với Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu trưởng. Tin tức phổ biến trên TTXVN cho thấy ông Vịnh ca ngợi mối tình “đồng chí anh em” giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ðồng thời, cam kết sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và cam kết “không để sự việc tái diễn”.

Ông Vịnh cam kết “không chống Trung Quốc” và cũng nói Việt Nam không có ý định “quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Những điều này hoàn toàn ngược với ý kiến của nhiều giới quan tâm tới vận mạng đất nước.

Mười một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Hà Nội từ đầu tháng 6, 2011 sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Khoảng 50 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội đã bị bắt giữ dù tướng giám đốc công an thành phố cam kết không đàn áp. Ða số đã được trả tự do trong ngày nhưng một số nhỏ bị giữ và thẩm vấn từ 3 tới 5 ngày sau mới thả. (T.N.)
0