Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo

Những hành động phi pháp của Trung Quốc thời gian qua ngày càng cho thấy rõ mưu đồ nhất quán của nước này nhằm độc chiếm Biển Đông.


Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp, biến nơi đây thành căn cứ quân sự

Theo dõi tình hình Biển Đông suốt nhiều năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều có chung nhận định là Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ âm mưu chiếm trọn Biển Đông xuyên suốt của mình bằng nhiều cách. Chiến lược đó càng kéo dài càng gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với an ninh khu vực.

Âm mưu lâu dài độc chiếm Biển Đông

Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã lăm le Biển Đông trong tuyên bố năm 1958 về nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tiếp đó là các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa rồi các bãi đá ở Trường Sa (đều thuộc chủ quyền của VN).

Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo VN): “Cái mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển Đông. Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá là làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông”.

Theo ông Ca, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông.

Nước này rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò.

Như vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao nhà”, Trung Quốc thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt trận ngoại giao, truyền thông cho đến thực địa.

Trong bài trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phân tích: “Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông.

Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”.

Theo chuyên gia này, quá trình xây đảo nhân tạo phi pháp trong giai đoạn 2013 - 2015 là một bước rất quan trọng, nhưng chưa phải là bước cuối cùng trong quá trình Trung Quốc theo đuổi.

“Trong khoảng 5 - 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cuối trong quá trình tạo dựng và củng cố thế đứng trên Biển Đông, tức là giai đoạn từ các bàn đạp trên các đảo chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực lượng của bất kỳ nước nào khác trên bất cứ khu vực nào ở Biển Đông.

Cần nhớ là Trung Quốc đang có thêm một số tàu sân bay mới và trong ít năm nữa, Bắc Kinh hoàn toàn có thể để một tàu sân bay thường trực ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.

Bản chất lời nói không đi đôi với việc làm của Trung Quốc luôn được thể hiện qua các hành động coi thường cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực
- Tiến sĩ luật Trần Thăng Long

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - ĐH KHXH-NV TP.HCM) nhận định tùy theo tình hình khu vực và thế giới mà Trung Quốc có thể giảm hoạt động, nhưng chắc chắn sẽ không dừng cho đến khi mục tiêu hoàn thành.

“Theo tôi, ý đồ của Trung Quốc quá rõ và họ cũng không giấu giếm muốn độc chiếm Biển Đông. Chính sách của họ khá nhất quán trong một thời gian dài, và họ lợi dụng bất kỳ cơ hội nào có được để từng bước hiện thực hóa tham vọng của mình”, ông Trung nói với Thanh Niên.

Lời nói không đi đôi với việc làm

Theo chuyên gia luật Biển Hoàng Việt (Liên đoàn Luật sư VN), Trung Quốc luôn tự nhận là “nước lớn, luôn tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhanh chóng tham gia các định chế quốc tế, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn đi ngược cam kết của mình.

Trung Quốc tham gia Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) nhưng lại khước từ phiên tòa và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài được thành lập hợp pháp, trong đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông.

Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố “không quân sự hóa Biển Đông”, mà cụ thể là các đảo đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh lại ngang nhiên xây dựng các tiền đồn quân sự, triển khai vũ khí. Đây là hành động “nói một đằng, làm một nẻo”, rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây bất ổn và căng thẳng tình hình, không hề góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực như đã cam kết.

“Nước lớn là phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Trách nhiệm ở đây đồng nghĩa với việc phải tôn trọng luật chơi, đặc biệt là luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc ngang nhiên vi phạm.

Mới đây nhất Trung Quốc còn có hành vi quấy nhiễu đối với lực lượng chấp pháp của VN, Malaysia, Philippines, ngang nhiên đưa tàu thăm dò địa chất vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN”, ông Hoàng Việt nhấn mạnh với Thanh Niên.

Tương tự, tiến sĩ luật Trần Thăng Long (Trường ĐH Luật TP.HCM) khẳng định những hoạt động phi pháp của Trung Quốc cho thấy ý đồ độc chiếm Biển Đông của nước này chưa bao giờ thay đổi và họ luôn muốn “hòa bình, ổn định” theo kiểu riêng, đó là thừa nhận các hành động phi pháp và hợp pháp hóa nó và một mặt tiếp tục kêu gọi hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, mặt khác tiếp tục bằng những hành động bất chấp.

“Bản chất lời nói không đi đôi với việc làm của Trung Quốc luôn được thể hiện qua các hành động coi thường cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực”, theo ông Long.

Nhiều năm qua, Trung Quốc sử dụng cả học giả trong nước, học giả gốc Hoa ở nước ngoài, thậm chí cả chuyên gia phương Tây để tuyên truyền cho luận điệu ngụy biện của mình về Biển Đông, thậm chí lồng ghép bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp vào các bài báo khoa học quốc tế không liên quan đến Biển Đông.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, nếu tình trạng này kéo dài thì Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng định hình, chiếm ưu thế và thậm chí dẫn dắt diễn ngôn của giới nghiên cứu về tình hình Biển Đông. “Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho việc khẳng định chủ quyền của VN”, ông cảnh báo.

Tương tự, chuyên gia Hoàng Việt nói với Thanh Niên: “Chỉ mới cách đây vài ngày, một học giả nước ngoài gửi cho tôi xem một bài báo khoa học không liên quan Biển Đông nhưng lại xuất hiện đường lưỡi bò chễm chệ trong đó. Điều này thật sự nguy hại vì Trung Quốc sẽ từng bước biến không thành có, nại lý do là đường này đã được “công bố từ lâu trên thế giới mà không ai phản đối”.

Theo Thanh Niên
0

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.


Nhà Giàn DK1 của Việt Nam ở Biển Đông


Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Nguyễn Trường Giang nói tại CLB Cafe Số gần đây về mưu đồ chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lượng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỷ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, Trung Quốc nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt.


Nguyên đại sứ Nguyễn Trường Giang

Thứ hai, Biển Đông được xác định là một trong 4 khu vực đánh cá chủ yếu của ngư dân Trung Quốc.

Thứ ba, Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 27 tuyến vận tải của Trung Quốc, 17 trong số đó nằm ở Biển Đông. Biển Đông giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Về an ninh quốc phòng, đây là một bức trường thành tự nhiên trên biển. Biển Đông như một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài.

Về mặt địa chiến lược, Trung Quốc xác định Biển Đông như sân sau, nơi tập dượt của hải quân Trung Quốc để tiến ra thế giới bên ngoài.

Biển Hoa Đông ở phía đông Trung Quốc quá nông, lại có một đối thủ khó nhằn là Nhật Bản án ngữ phía ngoài. Còn đối với Biển Đông, vùng biển này rộng 3,4 triệu km2, độ sâu trung bình là 1.400 mét và có rất nhiều rãnh sâu. Đây là địa điểm tuyệt vời cho sự hoạt động của các loại tàu ngầm.
Muốn thành bá chủ toàn cầu, Trung Quốc phải trở thành cường quốc trên biển. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Biển Đông, vùng biển mà xung quanh đó toàn các quốc gia nhỏ bé. Về mặt địa chiến lược, đây là cửa ngõ duy nhất, là bàn đạp để Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Do vậy, trong cái nhìn đại chiến lược của người Trung Quốc, Biển Đông có lợi ích sống còn.

Trung Quốc sắp đặt Biển Đông trong chiến lược an ninh - phát triển như thế nào?

Từ các văn kiện Đại hội Đảng, chương trình nghị sự của chính phủ và thông tin chính thức từ phía Trung Quốc, nước này xác định Biển Đông là một phần quan trọng, cũng là điểm khởi đầu cho con đường tơ lụa trên biển. Con đường này là trọng tâm của sáng kiến Vành đai - Con đường. Sáng kiến này là một phần của giấc mơ chấn hưng Trung Quốc.

Biển Đông là một phần của chiến lược biến Trung Quốc thành một cường quốc biển. Một quốc gia muốn tiến vào vị trí trung tâm quyền lực chính trị của thế giới thì không thể không trở thành một cường quốc biển.

Chính giới Trung Quốc đã lồng ghép vấn đề Biển Đông vào mục tiêu trăm năm, coi đó là việc triển khai thực hiện giấc mộng Trung Hoa. Nước này thậm chí còn đưa vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển thành một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tương tự như vấn đề Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng. Tần suất Trung Quốc đưa ra lời khẳng định các đảo ở Biển Đông thuộc về mình từ ngàn đời đang không ngừng tăng lên.

Nguyên thủ các quốc gia trên thế giới thường ít nói về vấn đề chủ quyền. Thay vào đó, họ thường để cho những cơ quan có thẩm quyền lên tiếng. Tuy nhiên, liên tiếp trong năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc đã 3 lần phát biểu câu chuyện này ở nước ngoài, điều trước đây chưa từng có đã thể hiện sự quan tâm đến mức tối đa của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục khẳng định rằng nước này không có gene xâm lược, không xâm phạm vào lợi ích của các nước khác, thế nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình.

Năm 2021, Trung Quốc sẽ diễn ra sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng. Cùng với các sự kiện lớn này, Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều hành động lớn, tình hình Biển Đông vì thế cũng sẽ liên quan đến câu chuyện này.

Trung Quốc không đem lợi ích cốt lõi ra trao đổi, không có chuyện nhân nhượng, thỏa thuận và từ bỏ tham vọng Biển Đông. Đây là một thông điệp rất rõ ràng.

Chủ tịch Trung Quốc từng có một câu nói mà chúng ta cần phải lưu ý: “Quân đội Trung Quốc triệu tập là có, đến là có thể đánh và đánh là có thể thắng, để bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông”.

Vậy vài chục năm nữa Biển Đông sẽ như thế nào? Biển Đông đại khái sẽ thế này, lúc nóng, lúc lạnh, lúc căng thẳng lúc hòa hoãn. Tất nhiên, chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn, có những động thái kiên quyết đối với vấn đề này.


Tàu hải cảnh Trung Quốc trên biển Đông

Truyền thông Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc nói, những nước như Việt Nam, Phillipines, Brunei, Malaysia... là những kẻ đang cướp đảo, cướp biển, cuớp tài nguyên của Trung Quốc, do đó chúng ta phải thu hồi. Điều này được thực hiện bằng chiến lược ngoại giao đi trước, hải quân đi sau, văn công vũ vệ (tiến công bằng văn, bảo vệ bằng vũ lực).

Có những tờ báo liệt kê 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phải đánh, một trong số đó là cuộc chiến trên Biển Đông để thu hồi những đảo bị các nước chiếm đóng trái phép. Truyền thông Trung Quốc là một dấu hiệu giúp Việt Nam có thể dự báo trước.

Trung Quốc đang làm gì từ năm 1949 đến nay?

1. Đưa ra các yêu sách chủ quyền và yêu sách trên biển.

2. Thực hiện những biện pháp hành chính. Thể hiện Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ, đặt tên cho các đảo, quy thuộc sát nhập Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển vào lãnh thổ Trung Quốc và các đơn vị hành chính thuộc Trung Quốc.

3. Áp đặt nội luật của Trung Quốc vào khu vực Biển Đông, coi Biển Đông thành khu vực của mình.

4. Các hoạt động kiểm soát, khống chế và làm chủ Biển Đông trên thực địa. Bao gồm việc từng bước thay đổi nguyên trạng của Biển Đông, tạo ra một cục diện quân sự thuận lợi cho Trung Quốc, dần dần khống chế, kiểm soát Biển Đông, tiến tới mục tiêu lâu dài là độc chiếm toàn diện Biển Đông.

5. Sử dụng vũ lực. Từ năm 1956 đến nay, tất cả các bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông đều là nhờ vũ lực. Trung Quốc liệu có tiếp tục sử dụng vũ lực nữa hay không? Nếu không trả lời được câu hỏi này thì cực kỳ nguy hiểm.
Còn nữa

Tư Giang lược ghi.

0

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.


Nhà Giàn DK1 của Việt Nam ở Biển Đông


Nghe:

Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Nguyễn Trường Giang nói tại CLB Cafe Số gần đây về mưu đồ chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lượng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỷ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, Trung Quốc nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt.


Nguyên đại sứ Nguyễn Trường Giang

Thứ hai, Biển Đông được xác định là một trong 4 khu vực đánh cá chủ yếu của ngư dân Trung Quốc.

Thứ ba, Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 27 tuyến vận tải của Trung Quốc, 17 trong số đó nằm ở Biển Đông. Biển Đông giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Về an ninh quốc phòng, đây là một bức trường thành tự nhiên trên biển. Biển Đông như một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài.

Về mặt địa chiến lược, Trung Quốc xác định Biển Đông như sân sau, nơi tập dượt của hải quân Trung Quốc để tiến ra thế giới bên ngoài.

Biển Hoa Đông ở phía đông Trung Quốc quá nông, lại có một đối thủ khó nhằn là Nhật Bản án ngữ phía ngoài. Còn đối với Biển Đông, vùng biển này rộng 3,4 triệu km2, độ sâu trung bình là 1.400 mét và có rất nhiều rãnh sâu. Đây là địa điểm tuyệt vời cho sự hoạt động của các loại tàu ngầm.
Muốn thành bá chủ toàn cầu, Trung Quốc phải trở thành cường quốc trên biển. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Biển Đông, vùng biển mà xung quanh đó toàn các quốc gia nhỏ bé. Về mặt địa chiến lược, đây là cửa ngõ duy nhất, là bàn đạp để Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Do vậy, trong cái nhìn đại chiến lược của người Trung Quốc, Biển Đông có lợi ích sống còn.

Trung Quốc sắp đặt Biển Đông trong chiến lược an ninh - phát triển như thế nào?

Từ các văn kiện Đại hội Đảng, chương trình nghị sự của chính phủ và thông tin chính thức từ phía Trung Quốc, nước này xác định Biển Đông là một phần quan trọng, cũng là điểm khởi đầu cho con đường tơ lụa trên biển. Con đường này là trọng tâm của sáng kiến Vành đai - Con đường. Sáng kiến này là một phần của giấc mơ chấn hưng Trung Quốc.

Biển Đông là một phần của chiến lược biến Trung Quốc thành một cường quốc biển. Một quốc gia muốn tiến vào vị trí trung tâm quyền lực chính trị của thế giới thì không thể không trở thành một cường quốc biển.

Chính giới Trung Quốc đã lồng ghép vấn đề Biển Đông vào mục tiêu trăm năm, coi đó là việc triển khai thực hiện giấc mộng Trung Hoa. Nước này thậm chí còn đưa vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển thành một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tương tự như vấn đề Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng. Tần suất Trung Quốc đưa ra lời khẳng định các đảo ở Biển Đông thuộc về mình từ ngàn đời đang không ngừng tăng lên.

Nguyên thủ các quốc gia trên thế giới thường ít nói về vấn đề chủ quyền. Thay vào đó, họ thường để cho những cơ quan có thẩm quyền lên tiếng. Tuy nhiên, liên tiếp trong năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc đã 3 lần phát biểu câu chuyện này ở nước ngoài, điều trước đây chưa từng có đã thể hiện sự quan tâm đến mức tối đa của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục khẳng định rằng nước này không có gene xâm lược, không xâm phạm vào lợi ích của các nước khác, thế nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình.

Năm 2021, Trung Quốc sẽ diễn ra sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng. Cùng với các sự kiện lớn này, Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều hành động lớn, tình hình Biển Đông vì thế cũng sẽ liên quan đến câu chuyện này.

Trung Quốc không đem lợi ích cốt lõi ra trao đổi, không có chuyện nhân nhượng, thỏa thuận và từ bỏ tham vọng Biển Đông. Đây là một thông điệp rất rõ ràng.

Chủ tịch Trung Quốc từng có một câu nói mà chúng ta cần phải lưu ý: “Quân đội Trung Quốc triệu tập là có, đến là có thể đánh và đánh là có thể thắng, để bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông”.

Vậy vài chục năm nữa Biển Đông sẽ như thế nào? Biển Đông đại khái sẽ thế này, lúc nóng, lúc lạnh, lúc căng thẳng lúc hòa hoãn. Tất nhiên, chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn, có những động thái kiên quyết đối với vấn đề này.


Tàu hải cảnh Trung Quốc trên biển Đông

Truyền thông Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc nói, những nước như Việt Nam, Phillipines, Brunei, Malaysia... là những kẻ đang cướp đảo, cướp biển, cuớp tài nguyên của Trung Quốc, do đó chúng ta phải thu hồi. Điều này được thực hiện bằng chiến lược ngoại giao đi trước, hải quân đi sau, văn công vũ vệ (tiến công bằng văn, bảo vệ bằng vũ lực).

Có những tờ báo liệt kê 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phải đánh, một trong số đó là cuộc chiến trên Biển Đông để thu hồi những đảo bị các nước chiếm đóng trái phép. Truyền thông Trung Quốc là một dấu hiệu giúp Việt Nam có thể dự báo trước.

Trung Quốc đang làm gì từ năm 1949 đến nay?

1. Đưa ra các yêu sách chủ quyền và yêu sách trên biển.

2. Thực hiện những biện pháp hành chính. Thể hiện Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ, đặt tên cho các đảo, quy thuộc sát nhập Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển vào lãnh thổ Trung Quốc và các đơn vị hành chính thuộc Trung Quốc.

3. Áp đặt nội luật của Trung Quốc vào khu vực Biển Đông, coi Biển Đông thành khu vực của mình.

4. Các hoạt động kiểm soát, khống chế và làm chủ Biển Đông trên thực địa. Bao gồm việc từng bước thay đổi nguyên trạng của Biển Đông, tạo ra một cục diện quân sự thuận lợi cho Trung Quốc, dần dần khống chế, kiểm soát Biển Đông, tiến tới mục tiêu lâu dài là độc chiếm toàn diện Biển Đông.

5. Sử dụng vũ lực. Từ năm 1956 đến nay, tất cả các bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông đều là nhờ vũ lực. Trung Quốc liệu có tiếp tục sử dụng vũ lực nữa hay không? Nếu không trả lời được câu hỏi này thì cực kỳ nguy hiểm.
Còn nữa

Tư Giang lược ghi.

0

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp trên biển

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh yêu cầu giải quyết bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình khi gặp các quan chức Trung Quốc hôm qua.


Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (trái) và ông Hoàng Khôn Minh, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.


Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cuối tuần qua đã gặp một số quan chức cấp cao của Trung Quốc khi dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội thảo lý luận lần thứ XV giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc tại thành phố Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 21 và 22/7.

Theo TTXVN, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã thẳng thắn đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 19/7 cho biết nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong những ngày qua đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. "Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", người phát ngôn nêu rõ.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Bà Hằng cũng bày tỏ mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung trong duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông.

Hôm 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ "kiên quyết phản đối hành vi cưỡng chế và đe dọa từ bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ cũng như hàng hải của mình" và yêu cầu Trung Quốc "kiềm chế tham gia vào những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn".

Vũ Hoàng/ VnExpress
0

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Việt Nam ra sao?

TTO - Căn cứ pháp lý rõ ràng của Việt Nam trước lập luận ngụy biện và chiến thuật gặm nhấm lãnh thổ kiểu "cháo nóng húp quanh" với những bãi ngầm, rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các nước ven Biển Đông.


Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc. Ảnh nhỏ: Hình ảnh được phó giáo sư Ryan Martinson đăng tải trên Twitter cho thấy hải trình của tàu Hải Dương địa chất 8 từ ngày 3-7 tới 19-7, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh chụp màn hình HK01

Trung Quốc đã ký hợp đồng giao Bãi Tư Chính cho một công ty của Mỹ từ năm 1992
Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia luật biển, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, phân tích pháp lý cặn kẽ về chủ quyền của Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông được Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu trong tuyên bố tối 19-7.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Bà Hằng khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Căn cứ pháp lý rõ ràng của Việt Nam

Qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012 cũng như các tiền lệ luật pháp, đặc biệt phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016, chúng tôi đánh giá khẳng định trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Khu vực phía nam Biển Đông được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện xấp xỉ trên dưới 200 hải lý.

Chúng tôi nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu chứng minh được bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý.

Vì vậy, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, đã xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo điều 60, UNCLOS 1982 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Lập luận ngụy biện của Trung Quốc

Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc "chủ quyền bất khả xâm phạm" của họ. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, đặc biệt đã bị phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016 (được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982) bác bỏ.

Chiếu theo Công ước Luật biển, bãi Tư Chính hay bãi ngầm Tư Chính, một cụm san hô ở phía nam Biển Đông, nằm trong thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía nam nước này [trong đó có bãi Tư Chính] thành đảo nổi và không gán ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Do đó, Trung Quốc đang âm mưu biến khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam (được công nhận chiếu theo UNCLOS 1982) thành khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

Chiến thuật gặm nhấm lãnh thổ

Phán quyết của Tòa trọng tài đã cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng, có thể được xem như là một phụ lục của UNCLOS 1982, giúp chúng ta có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những tính toán giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 của Trung Quốc hòng độc chiếm Biển Đông, không chỉ những nội dung mà phán quyết Tòa trọng tài đã tuyên mà còn các nội dung khác nữa.

Để hiện thực hóa yêu sách này, ngày 8-5-1992, một công ty nhỏ của Mỹ, Crestone Energy Corporation, được Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu khí trên một phạm vi biển rộng đến 25.155 km² mà Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc, cạnh khu vực bãi ngầm Tư Chính.

Đồng thời, Trung Quốc cũng ký hợp đồng giao 5.076 km² biển tại bãi Tư Chính cho doanh nghiệp này.

Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc, trong khi vẫn tiến hành cấp quyền một lô dầu khí cạnh đó cho hãng Mobil của Mỹ.

Đến năm 1994, Crestone lại có kế hoạch thăm dò lô Vạn An Bắc 21 (theo cách gọi của Trung Quốc) nhưng Việt Nam đã kiên quyết ngăn cản nên công ty này phải dừng hoạt động.

Cũng trong năm này, Việt Nam thuê Công ty Vietsovpetro tìm cách khoan một giếng dầu trong khu vực.

Hai năm sau, vào năm 1996, Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí tại hai lô 133 và 134, bao trùm diện tích 14.000 km² tại vùng biển hầu như trùng khớp với vùng biển mà Trung Quốc giao cho Crestone năm 1992.

Trung Quốc xem hành động của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị, đồng thời cảnh cáo trực tiếp Công ty Conoco. Việt Nam cho rằng không cần phải thảo luận với Trung Quốc về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam…

Trung Quốc đang tiếp tục triển khai chiến thuật gặm nhấm lãnh thổ theo phương châm "cháo nóng húp quanh" đối với các thực thể địa lý là những bãi ngầm, rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, như những gì đã xảy ra ở đá Vành Khăn năm 1995, bãi cạn Scarborough 2012, bãi Cỏ Mây…

Đáng chú ý, Bắc Kinh đã và đang mở rộng hoạt động phi pháp này bằng cách huy động lực lượng tàu thuyền đến hoạt động tại khu vực bãi cạn James cách bờ biển Malaysia chỉ 80km, bãi Cỏ Rong ở phía đông quần đảo Trường Sa, cách Philippines dưới 200 hải lý.

Nguồn: TS. Trần Công Trục/ Tuổi Trẻ
0

TS. Trần Công Trục nói về âm mưu của Trung Quốc trong vụ đụng độ gần bãi Tư Chính


PhoBolsaTV phỏng vấn tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam về sự kiện nóng ở Biển Đông: Năm 2014 mục tiêu chính của Trung Quốc khi tạo ra vụ HD-981 là xây dựng trái phép tại Gạc Ma, hiện nay với nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8, mục tiêu chính của Trung Quốc là gì?

Nguồn: PhoBolsaTV

* Video đã được cắt bỏ phần đầu để tập trung trung vào phần quang trọng hơn. Xem nội dung đầy đủ trên YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=8V8kj7mBxZU
0

Biển Đông : Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về « những hành động khiêu khích liên tục » của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông ngày 14/05/2014.

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : « Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực ».

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã « lưu ý » hồi đầu năm, « Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức đã ngăn chận các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên 2.500 tỉ đô la ».

Cụ thể hơn, bà Ortagus tố cáo Bắc Kinh « sử dụng lực lượng dân quân biển để gây áp lực và đe dọa các quốc gia khác ». Hoa Kỳ « kiên quyết phản đối việc cưỡng bức và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ ». Washington cũng yêu cầu Bắc Kinh « chấm dứt việc quấy nhiễu này ».

Hôm qua Việt Nam tố cáo một tàu khảo sát của Trung Quốc mang tên Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống đã xâm nhập bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và trong suốt nhiều ngày đã tiến hành khoan thăm dò ở bãi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa. Tàu tuần duyên Trung Quốc còn hung hăng đe dọa các tàu Việt Nam bảo vệ giàn khoan do Rosneft khai thác ở lô dầu 06.1.

Trước đó vài ngày, Trung Quốc tuy không xác nhận vụ xâm nhập, khẳng định vùng biển thuộc « chủ quyền » của mình – mặc dù yêu sách « đường lưỡi bò » cách đây đúng ba năm (ngày 12/07/2016) đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.

Trên Twitter hôm nay, giáo sư về Luật Biển quốc tế James Kraska của trường Hải Chiến Hoa Kỳ bình luận về sự kiện ở bãi Tư Chính : « Vi phạm trắng trợn UNCLOS ! Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo phụ lục VII của Công ước, sẽ thắng ».

Nguồn RFI
0

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

TT. Phúc yêu cầu Cảnh sát biển Việt Nam "Sẵn sàng chiến đấu...", Reuters


TT. Phúc nói với các thủy thủ phải tinh thần "cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu" và nhận thức được những "diễn biến khó lường".

Nguồn:

https://www.youtube.com/watch?v=LjhflhTvY4U

https://www.facebook.com/Socplayvn/videos/324062968539600/

https://ca.reuters.com/article/topNews/idCAKCN1UC0MX-OCATP
0

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Dàn khoan và đội tàu hùng hậu của TQ vào sâu trong biển VN được ngư dân Phú Quý ghi lại


Hoạt động "khảo sát" của Trung Quốc đã diễn ra hơn một tháng nay trên thềm lục địa Việt Nam.

Ngư dân đảo Phú Quý phát hiện tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3308, giàn khoan cùng một số tàu hộ vệ cách bãi Tư Chính khoảng 30 hải lý về phía tây bắc lúc 17 giờ 06/06/2019.

Bãi Tư chính nơi có cụm nhà giàn Tư Chính được thành lập vào 04 tháng 07 năm 1989 cùng với bãi Phúc Nguyên là ngư trường thân thuộc của ngư dân đảo Phú Quý- Bình Thuận.

Tàu hải cảnh, dàn khoan, tàu hộ vệ TQ vào sâu trong biển VN được ngư dân Phú Quý ghi lại.
0

Hé lộ hàng loạt quấy nhiễu của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam



Hé lộ hàng loạt hoạt động quấy nhiễu của Trung Quốc đối với Việt Nam ở Biển Đông. Apple thử nghiệm sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam
0

TQ thực tế muốn gì khi đụng độ VN ở gần bãi Tư Chính?



Từ đầu tháng 7, tàu khảo sát của TQ đã tiến vào vùng biển gần bãi Tư Chính và đụng độ với tàu chấp pháp của Việt Nam.
0

Phân tích tình hình vụ đối đầu ở Bãi Tư Chính - Ls. Hoàng Duy Hùng



Phân tích tình hình vụ đốu đầu ở Bãi Tư Chính. Thấy gì qua vụ tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đối đầu ở bãi Tư Chính, quần đảo Trường Sa, Việt Nam. LS. Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ.
0

TƯỜNG TRÌNH ĐẶC BIỆT - SỐ 1 - VỀ VỤ ĐỤNG ĐỘ BÃI TƯ CHÍNH.

Sự việc xảy ra khi Việt Nam tung ra 1 tàu thăm dò dầu khí ở phía tây Bãi Tư Chính thể theo chủ quyền hợp pháp của Việt Nam thì phía TQ quyết tâm ngăn cản hoạt động này của VN. Ngay sau đó, Cảnh sát biển Việt Nam lập tức "chơi cứng rắn" với các tàu Trung Quốc, và tình hình cho thấy vụ đụng độ sẽ còn kéo dài....

Giáo sư người Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động của Hải quân Trung Quốc cũng là người đầu tiên đưa tin về vụ Đụng độ Bãi Tư Chính, ông Ryan Martinson vừa cho biết tình hình vẫn đang rất "căng thẳng" và vụ việc "có thể xấu đi". Theo tin loan từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA và 1 số fanpage có liên hệ với Hải quân VN. (1)

Tin này cũng được #comcom (fanpage có quan hệ với Hải quân VN, đưa tin đầu tiên về vụ đụng độ ở Bãi Tư Chính trước cả ông Martinson) xác nhận trong một status cách đây 1 ngày. #comcom còn cho biết vụ đụng độ có nhiều khả năng lớn hơn năm 2014 (tức vụ giàn khoan HD-981).

Hãng tin Reuters nói vụ đụng độ xảy ra tại 2 nơi. Địa điểm thứ nhất là 1 trong những những khu thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ do tập đoàn năng lượng Repsol đấu thầu trước đây nhưng phải rời đi hồi năm 2017 do áp lực của Bắc Kinh. Một tàu thăm dò địa chất Trung Quốc được 3 tàu tuần duyên hộ tống đã bị 9 tàu Việt Nam theo sát. Địa điểm thứ hai là 1 khu dầu khí do tập đoàn dầu khí Nga Rosneft khai thác cách bờ biển VN 230 hải lý. Tại đây, 1 tàu tuần duyên Trung Quốc đã áp sát nhiều tàu Việt nam đang làm việc tại 1 giàn khoan dầu của Nhật Bản (là giàn khoan Hakuryu 5) liên doand với với tập đoàn Nga với cự ly khoảng 100 mét cách giàn khoan chưa đầy nửa hải lý (2).

Ông Martinson nói rõ rằng, Trung Quốc quyết tâm "ngăn cản Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển", sau khi Hà Nội cho công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò dầu khí ở vùng phía tây Bãi Tư Chính.

Martinson nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua "rõ ràng gây áp lực để buộc Việt Nam dừng các hoạt động ở đó" bằng cách "triển khai tàu hải giám đến gần giàn khoan Hakuryu 5 để đe dọa" cũng như sử dụng tàu Daiyang Dizhi 8 để "thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu" (tức giàn khoan Hakuryu 5) với "sự hổ trợ của các tàu hải giám, mà một số được trang bị hùng hậu".

Ông Martinson nhận định rằng "chưa rõ Trung Quốc sẽ hành động như thế nào nếu Việt Nam từ chối hoạt động thăm dò" cũng như "Việt Nam sẽ làm gì để cản trở cuộc khảo sát địa chấn" này của Trung Quốc.

Còn vì sao mà cả báo nhà nước VN và TQ đều không đưa tin về vụ Đụng Độ, mời bạn xem bài nói chuyện của nhà bình luận thời cuộc, LS. Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ nói về sách lược của Việt Nam chống Trung Quốc ở biển Đông, xem trên YouTube theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=59g1Gvcd--E

Ghi chú: (1): Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ ngày 17/07/2019. (2): Theo RFI, phát thanh ngày 17/07/2019.
0

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

SCMP: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính

Hôm nay 12/7, Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng - South China Morning Post (SCMP) đưa tin các tàu hải giám Việt Nam (1) và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.

Theo tờ báo có trụ ở ở Hồng Kông này, 6 tàu hải giám được trang bị nhiều vũ khí, gồm có 2 tàu Trung Quốc và 4 tàu Việt Nam, đã gườm nhau trong khi tuần tra vòng quanh Bãi Tư chính thuộc quần đảo Trường Sa từ tuần trước. Vào hôm qua, khoảng một chục con tàu đã được báo cáo nằm trong khu vực xung quanh hòn đảo ngập nước này bởi các trang web theo dõi hàng hải, SCMP cho hay.


Đồ thị đường đi của tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc trên biển Đông từ (3-11/7)

SCMP dẫn đoạn tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ nói rằng vào Thứ Tư tuần trước (3/7) tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư chính Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Tàu khảo sát này được hộ tống bởi tàu hải giám vũ trang 12.000 tấn số hiệu 3901, tàu hải giám 2.200 tấn 37111 và một máy bay trực thăng, SCMP mô tả. Sau khi đội tàu này tiến gần tới Bãi Tư chính mà Việt Nam tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, cuộc đối đầu với 4 tàu Việt Nam đã diễn ra.

Vụ đối đầu này có thể bùng phát đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, SCMP nhận định.


Vị trí của Bãi Tư Chính

Sự việc này diễn ra bất chấp một cam kết vào tháng 5 giữa Bộ trưởng Trung Quốc và Việt Nam về việc giải quyết các bất đồng trên biển bằng hòa bình.

Vài giờ trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu này, nhưng khẳng định Trung Quốc quyết tâm bảo về các lợi ích của mình trên biển Đông.

“Chúng tôi cũng cam kết xử lý khác biệt thông qua đàm phán với những nước có liên quan” ông Cảnh nói.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua vào tháng 5/2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đã cho tàu hải giám ra chặn và đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc. Làn sóng chống Trung Quốc nổi lên khắp Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình và đập phá 14 nhà máy do người Trung Quốc sở hữu ở Bình Dương.

Chỉ đến tháng 7/2014, khi Trung Quốc tuyên bố giàn khoan đã hoàn tất hoạt động và rút về thì căng thẳng mới giảm bớt.

Từ đó, hai bên đã có các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ an ninh với những chuyến thăm của tướng lĩnh và cam kết sẽ giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình.

Bãi Tư chính là một cụm rạn san hô ở phía nam biển Đông, khu vực giàu có tài nguyên về dầu khí.


Nhà giàn Việt Nam dựng trên bãi Tư Chính (Ảnh: Wiki)

Theo Wikipedia Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và không thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa và tuyên bố bãi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.

Trên hòn đảo này, Việt Nam đã lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Trung Quốc thì coi hòn đảo này thuộc Nam Sa, tên riêng mà Trung Quốc gọi Trường Sa để chỉ quyền sở hữu. Khu vực bãi Tư Chính đã xảy ra một số vụ đối đầu giữa các tàu hải giám Việt Nam và Trung Quốc.

Vào năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 của Trung Quốc rời khỏi khu vực này sau 3 ngày đối đầu.

* Đang cập nhật...

Nguồn: SCMP, RFA, Trithucvn
Link bài đăng trên SCMP: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3018332/beijing-and-hanoi-stand-over-chinese-survey-ship-mission

(1): Cách mà báo này gọi Cảnh sát biển Việt Nam.
0

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

TQ hiện thực hóa bành trướng biển Đông và giải pháp nào cho VN


Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo tại khu vực Biển Đông.(Ảnh minh họa)

Đây là tài liệu tham khảo đăng trên RFA Tiếng Việt

0

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Tàu chiến Mỹ đi sát quần đảo Hoàng Sa

Hãng tin CNN của Mỹ, vào ngày 29/11/2018 loan tin rằng tuần dương hạm mang tên lửa USS Chancellorsville đã đi tuần tra sát quần đảo Hoàng Sa vào hôm ngày thứ hai 26/11.


Tuần dương hạm USS Chancellorsville tại hong Kong, 21/11/2018.
0

Việt Nam tìm kiếm hợp tác để đối phó Trung Quốc

Lập đội tầu ngầm, mua thêm tầu chiến, tầu hộ tống mới, mở cảng đón tầu chiến nước ngoài hay tham gia các cuộc tập trận hải quân với nhiều nước khác… Tất cả những điều đó cho thấy những năm gần đây Việt Nam đang nỗ lực tăng cường sức mạnh cho hải quân nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.


Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh
0

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa

Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.

Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.

Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.

Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.

Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.

Nguồn: AFP, The Economic Times
0

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Ảnh vệ tinh TQ mở rộng các bãi, đảo ở Trường Sa tháng 03-2015

Các chuyên gia nhận định Trung Quốc cần xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm thâu tóm chủ quyền đối với các đảo trong vùng biển tranh chấp.


Tạp chí Foreign Policy dẫn lời Giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ (USNW) nhận định: “Nếu Trung Quốc thật sự có thể xây dựng đường băng cùng các kiến trúc khác trên những đảo nhân tạo thì tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các vùng biển tranh chấp sẽ ngày càng trở nên có sức nặng”.


Đá Vành Khăn, 17-02-2015

Chuyên gia về chính sách hàng hải Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts M. Taylor Fravel lại cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc giành được nhiều lợi thế hơn trong việc điều động các đội tuần duyên hay tàu chiến tại những vùng biển cách xa bến cảng.


Đá Chữ Thập, 14-02-2015

Thời gian qua, Bắc Kinh đã công bố việc phát hiện một mỏ khí thiên nhiên “trữ lượng lớn” trên Biển Đông càng khiến cho nguy cơ một hành động tương tự như việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt hơn hai tháng.


Đá Én Đất, 26-01-2015

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez thì nhận định, các đảo này như “một tàu sân bay không thể đánh chìm”. Đây chính là mục tiêu quân sự mà Bắc Kinh hướng đến, giới quan sát đồn đoán.
Bãi đá Tư Nghĩa được thiết kế giống như pháo đài nổi có bãi đáp trực thăng và cầu cảng cho chiến hạm neo đậu. Những công trình tương tự cũng xuất hiện tại các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.


Đá Gaven, 20-02-2015

Đường băng mà Bắc Kinh mới xây trên bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sẽ cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng đáng kể tầm phóng của hệ thống tên lửa phòng không.

Trong khi đó, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc USNW Peter Dutton thì cho rằng, Bắc Kinh đang có tham vọng thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực sau khi hoàn tất bồi đắp các đảo nhân tạo.


Đá Gaven, 20-02-2015

Bắc Kinh cũng có thể sử dụng các đảo nhân tạo làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và dân sự. Chuỗi đảo nhân tạo chắc chắn sẽ “là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các đội tàu cá, góp phần đẩy mạnh công tác thăm dò dầu khí cũng như thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc”.


Đá Subi, 06-02-2015

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng mới được công nhận chủ quyền.

Vì thế, nếu các thực thể tại Trường Sa là bãi đá thì dù Trung Quốc có giành được quyền làm chủ thì quyền kiểm soát cũng chỉ giới hạn trong phạm vi 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế.


Đá Tư nghĩa, 14-02-2015
0

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Cứu 11 ngư dân ở Hoàng Sa trong lúc máy bay quân sự Trung Quốc quần thảo

TPO - Tàu cứu hộ hàng hải Việt Nam vừa cứu thành công 11 ngư dân của tàu đánh cá bị chìm tại Hoàng Sa. Trong quá trình cứu hộ, hai tàu và một máy bay quân sự của Trung Quốc quần thảo xung quanh.


Triển khai cứu nạn trên biển

Lúc 4 giờ ngày 10/2, khi đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa - Việt Nam, tàu BĐ 95569 TS do ông Trần Văn Quốc là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, bị gãy trục láp, trôi dạt vào đá ngầm, có nguy cơ chìm, trên tàu có 6 thuyền viên. Vị trí bị nạn cách Đà Nẵng trên 220 hải lý về hướng Đông.

Trong lúc đang áp dụng các biện pháp cứu nạn, liên lạc với tàu BĐ 95569 TS để tư vấn các biện pháp để đảm bảo an toàn cho các thuyền viên trên tàu, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin tàu BĐ 95427 TS do ông Trần Kim Chung làm chủ tàu bị phá nước và chìm tại vùng biển Hoàng Sa - Việt Nam lúc 4 giờ ngày 10/2. Năm thuyền viên đang trôi dạt trên 1 thuyền thúng. Vị trí bị nạn cách Đà Nẵng trên 200 hải lý về hướng Đông.

Trước tình hình diễn biến thời tiết phức tạp, để đảm bảo an toàn sinh mạng cho 11 thuyền viên của hai tàu, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, ngay lập tức tàu SAR 412 đã xuất kích lên đường cứu nạn tàu 11 thuyền viên đang bị nạn trên quần đảo Hoàng Sa

Đến 5 giờ 49 ngày 11/2 tàu SAR412 đã cứu được 5 thuyền viên tàu BĐ 95427 TS trong tình trạng mệt mỏi, sức khoẻ yếu do phải vật lộn với các sóng gió lớn. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải đã triển khai ngay công tác chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần đối với thuyền viên bị nạn, đồng thời tiếp tục hướng đến khu vực tàu BĐ 95569TS để cứu 6 thuyền viên đang phải vật lộn với sóng biển để bảo toàn tính mạng.


Tiếp cận ngư dân gặp nạn

Đến 8 giờ 40 ngày 11/2, tàu SAR 412 đã tiếp cận tàu BĐ 95569TS bị chìm tại bãi cạn nửa chìm, nửa nổi khu vực đảo chìm Chim Yến (nằm giữa trung tâm quần đảo Hoàng Sa).

Trong quá trình cứu nạn 6 thuyền viên tàu BĐ 95569 TS, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải đã gặp 2 tàu quân sự, 1 máy bay lên thẳng Trung Quốc quần thảo quanh khu vực tàu ta đang thực thi nhiệm vụ.

Tuy nhiên, với tinh thần tinh thần quyết tâm bám biển đảo của lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khẳng định trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam đối với ngư dân trên biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cứu được được toàn bộ 11 thuyền viên Bình Định.

Dự kiến đến 21 đêm nay, ngày 11/2, tàu SAR 412 cùng với 11 thuyền viên Bình Định sẽ cập bờ tại Đà Nẵng.
0