Các chuyên gia nhận định Trung Quốc cần xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm thâu tóm chủ quyền đối với các đảo trong vùng biển tranh chấp.
Tạp chí Foreign Policy dẫn lời Giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ (USNW) nhận định: “Nếu Trung Quốc thật sự có thể xây dựng đường băng cùng các kiến trúc khác trên những đảo nhân tạo thì tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với các vùng biển tranh chấp sẽ ngày càng trở nên có sức nặng”.
Chuyên gia về chính sách hàng hải Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts M. Taylor Fravel lại cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc giành được nhiều lợi thế hơn trong việc điều động các đội tuần duyên hay tàu chiến tại những vùng biển cách xa bến cảng.
Thời gian qua, Bắc Kinh đã công bố việc phát hiện một mỏ khí thiên nhiên “trữ lượng lớn” trên Biển Đông càng khiến cho nguy cơ một hành động tương tự như việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt hơn hai tháng.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez thì nhận định, các đảo này như “một tàu sân bay không thể đánh chìm”. Đây chính là mục tiêu quân sự mà Bắc Kinh hướng đến, giới quan sát đồn đoán.
Bãi đá Tư Nghĩa được thiết kế giống như pháo đài nổi có bãi đáp trực thăng và cầu cảng cho chiến hạm neo đậu. Những công trình tương tự cũng xuất hiện tại các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.
Đường băng mà Bắc Kinh mới xây trên bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sẽ cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng đáng kể tầm phóng của hệ thống tên lửa phòng không.
Trong khi đó, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc USNW Peter Dutton thì cho rằng, Bắc Kinh đang có tham vọng thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực sau khi hoàn tất bồi đắp các đảo nhân tạo.
Bắc Kinh cũng có thể sử dụng các đảo nhân tạo làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và dân sự. Chuỗi đảo nhân tạo chắc chắn sẽ “là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các đội tàu cá, góp phần đẩy mạnh công tác thăm dò dầu khí cũng như thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc”.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một hòn đảo phải hình thành tự nhiên và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng mới được công nhận chủ quyền.
Vì thế, nếu các thực thể tại Trường Sa là bãi đá thì dù Trung Quốc có giành được quyền làm chủ thì quyền kiểm soát cũng chỉ giới hạn trong phạm vi 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét