Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Data. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Data. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Hải quân Mỹ dùng vũ khí gì chống ngư lôi?

31/10/2012- Khi mục tiêu đã được xác nhận, SeaFox sẽ di chuyển ra xa và dùng tia plasma nhiệt độ cao của mình để phá hủy quả ngư lôi.

Sau cuộc tập trận đối phó với ngư lôi trên Vùng Vịnh gần đây, Mỹ đã nhận thấy các tàu và trực thăng phá ngư lôi (MH-53) của mình đã không đem lại thành công như mong đợi, trang strategypage dẫn nguồn tin quân sự từ Washington.

Ngược lại, các tàu ngầm phá ngư lôi không người lái SeaFox lại chứng tỏ được thế mạnh của mình. Hiện đã có 10 quốc gia sở hữu SeaFox, trong đó Mỹ là người dùng mới nhất sau đơn đặt hàng kí vội với Đức tháng 5 vừa qua.


Ngư lôi bị phá trong cuộc tập trận ở Vùng Vịnh hồi tháng 9 vừa qua

Các tàu ngầm điều khiển từ xa này đã đảm nhận được nhiệm vụ của cả tàu và trực thăng phá ngư lôi thông thường.

Điều này đã khiến Mỹ nghĩ đến việc tập trung đào tạo đội ngũ điều khiển cũng như nghiên cứu, nâng cấp các thiết bị điện tử trên SeaFox.

Sau hợp đồng đầu năm, Mỹ đã nhận được vài chục chiếc SeaFox, kịp gửi đến cuộc tập trận phá ngư lôi tại Vùng Vịnh tháng 9 vừa qua.

Trong đó, các tàu ngầm SeaFox được trang bị cho một tàu chiến lớp Avenger của Hải quân Mỹ với nhiệm vụ rà phá các loại ngư lôi bề mặt và ngư lôi đáy biển.

Mỗi chiếc SeaFox chỉ dài khoảng 1.2 m và có khối lượng 45kg, chúng có thể di chuyển với tốc độ 6 hải lý/h dưới độ sâu 90m. Nó có một sợi cáp quang nối với bộ phận điều khiển, khi di chuyển dưới nước SeaFox có cảm biến nhận diện ngư lôi.


Tàu ngầm phá ngư lôi không người lái SeaFox

Sau khi phát hiện mục tiêu, camera sẽ được bật lên để người điều khiển xác định có phải ngư lôi hay không. Tiếp theo, khi mục tiêu đã được xác nhận, SeaFox sẽ di chuyển ra xa và dùng tia plasma nhiệt độ cao của mình để phá hủy quả ngư lôi.

Mỗi tàu ngầm SeaFox có khả năng hoạt động 100 phút dưới nước và lặn sâu tối đa 300m. Hiện nay, những chuyên gia khai thác của Hải quân Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo những bản sao của SeaFox với các thiết bị tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tùng Đinh (VTC)

0

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Tên lửa phòng không Việt Nam

28/10/2012- Điểm danh các loại tên lửa phòng không đang biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Igla (Việt Nam gọi là tên lửa A87) là một loại tên lửa phòng không vác vai do Nga/Liên Xô cung cấp dùng chống máy bay bay thấp. Trong ảnh: Bắn thử tên lửa vác vai A87 (nguồn QĐND)


9K35 Strela 10 (Việt Nam gọi là A89) là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp trang bị trên xe bánh xíc, điều khiển bằng hồng ngoại/quang học, có độ cơ động cao, tầm hoạt động của đạn tên lửa 5 km. Ảnh tên lửa A89 rời kíp bắn tiêu diệt mục tiêu (nguồn QĐND).


Tên lửa Strela 10 "phun lửa" trong đêm (nguồn VOV)


Hai tổ hợp tên lửa Strela 10 cải tiến của Việt Nam tham gia tập trận hồi cuối năm 2011 (nguồnVOV)


Đạn tên lửa Strela


S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2 Guideline) là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao do Liên Xô chế tạo. Tại Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng không này thường được gọi là SAM-2. Ảnh bảo dưỡng đài tên lửa S-75 (nguồn QĐND)


Đạn tên lửa tổ hợp phòng không tầm cao S-75M Volga truy tìm mục tiêu trong đêm (nguồn QĐND)


Tên lửa S-75 khai hỏa trong cuộc tập trận ở trường bắn TB1 hồi cuối năm 2011 (nguồn QĐND)


Bệ phóng tên lửa đối không tầm cao S-75M, sẵn sàng bắn hạ mục tiêu (nguồn VOV)


Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-125 Neva/Pechora (hay còn gọi là SAM-3) do Nga/Liên Xô chế tạo. S-125 được viện thiết kế để bổ sung cho tên lửa S-75, tên lửa có tầm hoạt động xa 35 km, độ cao bay 18 km. Ảnh tên lửa S-125 khai hỏa (nguồn VOV)


Đạn tên lửa S-125-2TM khai hỏa...(Nguồn VOV)


Bảo dưỡng đạn tên lửa S-125 Pechora-2M


Mỗi bệ phóng lắp được 4 đạn tên lửa (nguồn QĐND)


Bệ phóng tên lửa đối không S-125-2TM, hệ thống S-125 được các chuyên gia nước ngoài cải tiến đạt tầm bắn xa hơn, chính xác hơn, ổn định hơn.


Sẵn sàng chiến đấu (nguồn QĐND)


Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến.


Đạn tên lửa S-125-2TM chuẩn bị bắn đạn thật (nguồn VOV)


Rời bệ phóng truy tìm mục tiêu (nguồn VOV)


S-300PMU1 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay (nguồn QĐND)


Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu 2 tiểu đoàn tên lửa S-300MPU1


Hệ thống có tầm xa tác chiến từ 40-150km, độ cao 0,1-30 km. (nguồn QĐND)


Tổ hợp tên lửa S-300 diễn tập (nguồn VOV)


Xe mang ống phóng tên lửa hệ thống S-300 hiện đại tham gia diễn tập

Tin tổng hợp
0

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nguồn lợi "vàng đen" Biển Đông trong Tham Vọng của Trung Quốc


26/10/2012- Một triệu thùng dầu mỗi ngảy vào năm 2020 là mục tiêu đầy tham vọng và được coi là "Chương trình đại cục" của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).

Mức kế hoạch này được trung Quốc đang dồn sức thực hiện, bất chấp những phản đối thẳng thừng của các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Tham vọng này song hành với các mưu đồ và sự gia tăng các thủ đoạn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.


Một trong những biện pháp mở đầu cho chiến lược độc chiếm nguồn "vàng đen" này là Tập đoàn CNOOC đang nỗ lực bằng nhiều "kênh" và cách thưc gọi thầu khai thác dầu khí ở các địa phận biển Đông với từng bước đi cụ thể, cũng như liên tục đưa ra những trang thiết bị khổng lồ và hiện đại vào khai thác. Cùng với ựu trắng trơnm liều lĩnh đó, Trung Quốc đang ngoắt ngoéo nhiều trò gây ra tranh chấp, xâm lấn biển-đảo của các nước láng giềng, các địa chỉ bị "sinh chuyện" để tranh chấp, giành giật là các khu vực mỏ dầu đầy sức hút lòng tham vô đáy.

Cách đây gần hai tháng, ngày 28-8, CNOOC công khai công bố mời thầu khai thác 26 lô dầu khí, trong đó có 22 lô ở phía bắc biển Đông và nằm gần duyên hải tỉnh Quảng Đông và Hải Nam.

Và gần 6 tháng trước, tháng 4-2012, CNOOC đã ký hợp đồng với Tập đoàn dầu khí ENI của Ý khai thác khuvực nước sâu 30/27 ở phía bắc biển Đông, cách Hong Kong 400km. Khu khai thác này có diện tích 5.130km2. Chưa đầy một tháng sau, ngày 9-5-2012, CNOOC đã đưa giàn khoan hải dương 981 đến khu vực này.

Giàn khoan hải dương 981 từng được chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hùng hồn mô tả là “biên giới di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Hộ tống giàn khoan này đến khai thác ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 nằm cách Hong Kong 320km về phía đông nam là một đội tàu “dầu khí hải dương” tối tân. Theo đánh giá của Bắc Kinh, mỏ dầu Lệ Loan là một trong rất nhiều phiên bản của “Đại Khánh nước sâu” ở biển Đông.

Giới chuyên gia chính trị cũng cho rằng bằng cách này CNOOC đang tiếp tục thực hiện mô hình “Đại Khánh ngoài khơi”. Đại Khánh là tên mỏ dầu lớn nhất của Trung Quốc từng được khai thác ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc vào năm 1964 với công suất 1 triệu thùng dầu/ngày suốt 40 năm qua và hiện nay còn 800.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc lại cho rằng đây chỉ là bước đệm cho chiến lược bành trướng khai thác dầu khí ở biển Đông, trong đó giàn khoan hải dương 981 được sử dụng là con át chủ bài. Thời gian tới, CNOOC tiếp tục tiến sâu và mở rộng việc tìm kiếm ở các khu vực nước sâu trên biển Đông nhằm vừa đáp ứng cơn khát dầu của Bắc Kinh vừa thực hiện âm mưu độc chiếm vùng biển rộng lớn này.

Phó tổng giám đốc hạng mục “tàu khoan giếng dầu nước sâu” của CNOOC, ông Túc Kinh, ngày 28-8 cho biết sau “giàn khoan hải dương 981” và đội tàu liên hợp khai thác dầu ở độ sâu 3.000m đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, CNOOC đang tiếp tục chế tạo những “trang thiết bị khai thác dầu khí cực lớn” khác, không loại trừ những giàn khoan “khủng” như giàn khoan 981, và sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2015.

Theo ông Túc, sở dĩ CNOOC đưa giàn khoan 981 thử nghiệm ở khu vực bắc biển Đông gần Hong Kong là để thử sức chịu đựng của nó trước điều kiện khắc nghiệt đầy bão tố ở biển Đông, bởi “biển Đông mới thật sự là chiến trường của chúng ta”. “Sau ba tháng chính thức hoạt động, giàn khoan hải dương 981 đã có thể xếp vào những giàn khoan hiện đại bậc nhất thế giới và có thể chống được cuồng phong lớn nhất trong 200 năm” - ông Túc khẳng định và cho biết giàn khoan 981 hiện nay đã khoan được ba giếng dầu ở Lệ Loan 6-1-1 và đang khoan giếng thứ tư.

“Với trình độ khai thác dầu hiện nay của Trung Quốc, nếu cần khai thác toàn bộ tài nguyên dầu khí ở biển Đông thì Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm. Có giàn khoan hải dương 981, chúng ta đã rút ngắn được 45 năm” - báo Đông Phương Buổi Sáng dẫn lời ông Túc nhấn mạnh. Song, ông cũng tiết lộ giàn khoan 981 sẽ không thể đến một trong số chín lô dầu khí mà CNOOC đã mời thầu ngày 23-6 trên thềm lục địa Việt Nam, nguyên do là những vùng nước này không phù hợp, không đủ độ sâu cho “con khủng long trên biển” này trú ngụ an toàn.

Trước đó vào ngày 17-7, ông Vương Nghi Lâm tuyên bố việc gọi thầu chín lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam với diện tích khai thác lên đến 160.124 km2 đang được tiến hành thuận lợi. Ngay sau đó, chính báo chí Trung Quốc cũng đã đính chính khi đưa tin do Việt Nam phản đối nên các công ty nước ngoài vẫn chưa dám tham gia gói thầu nào.

Wall Street Journal dẫn nguồn tin nội bộ giấu tên cho biết trong CNOOC cũng có những ý kiến quan ngại cho rằng việc mời thầu ở biển Đông lúc đó chỉ là động thái chính trị quá hung hăng nhằm “tiếp lửa” cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông mà thôi. Thật ra đây là động thái đánh tiếng, xí phần, giữ chỗ trước để tạo nên “chuyện đã rồi”, chứ Trung Quốc chưa đủ lực và điều kiện an ninh để khai thác.
Vẫn báo này cho biết CNOOC đã chi 15,1 tỉ USD để mua Công ty Nexen của Canada, và việc làm này cũng nằm trong kế hoạch là làm sao tiếp cận được công nghệ thăm dò nước sâu ở vịnh Mexico để sau đó ứng dụng những kỹ thuật này vào việc thăm dò dầu khí ở biển Đông.

LOAN PHƯƠNG/ Nguồn: Bvbqd
0

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Mig 21 “hạ đo ván” B-52

24/10/2012- QĐND Online – Chiếc Mig 21 đó mang số hiệu 5121, hiện đang được đặt tại một vị trí trang trọng trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Phòng không-Không quân (số 171 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội).


Én bạc” 5121

Trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, tháng 12-1972, phi công Phạm Tuân (khi đó thuộc biên chế của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân), đã cùng chiếc Mig 21 này xuất kích, tiêu diệt một “siêu pháo đài bay” B-52 cùng toàn bộ kíp “giặc lái” Mỹ.

Thực hiện quyết tâm của Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân là phải tạo điều kiện cho không quân bắn rơi bằng được máy bay B-52, đúng 22 giờ 20 phút đêm 27-12-1972 (ngày thứ 10 của Chiến dịch), Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân lệnh cho phi công Phạm Tuân xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái.


Chiếc Mig 21 này đã được nhiều phi công sử dụng, hạ nhiều máy bay của không quân và hải quân Mỹ. Mỗi ngôi sao là một chiến công của máy bay.

Được sở chỉ huy trung tâm của Binh chủng, sở chỉ huy trung đoàn và ra-đa dẫn đường theo dõi, Phạm Tuân liên tục nhận được thông báo dẫn dắt về cự ly và hướng.

Đến vùng trời Sơn La, anh phát hiện mục tiêu B-52 và xin phép vào công kích. Sở chỉ huy ra lệnh: Bắn 2 tên lửa, thoát ly nhanh!

Do địch chưa phát hiện Mig 21 của ta “bám đuôi”, Phạm Tuân nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ của địch, bám được B-52, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một quầng lửa trùm lên chiếc B-52 thứ hai trong đội hình B-52 của địch. Ngay sau đó, Phạm Tuân điều khiển máy bay thoát ly, quay về sân bay Yên Bái hạ cánh anh toàn.

Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bộ đội Không quân bắn rơi.


Sau chiến công bắn rơi B-52 của Phạm Tuân, phi công Vũ Xuân Thiều cũng đã lái máy bay Mig 21, tiêu diệt một B-52 của địch vào đêm 28-12 và anh dũng hy sinh trong trận đánh này.

Ngay trong đêm 27-12-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen bộ đội Không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B-52 của địch.

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân

0

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Việt Minh vs Việt Nam Cộng Hòa ở Điện Biên Phủ

18/10/2012- Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu chống lại quân viễn chinh Pháp mà còn đương đầu với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong Trận Điện Biên Phủ 1954. Phim do Đại Hội Võ Bị Âu Châu 2005 thực hiện. Trong clip, người thuyết minh nói "Việt Nam" tức "Việt Nam Cộng Hòa". Đây là bằng chứng giúp giặc cướp nước không thể chối cãi!


Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa).

Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.

Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới. (Wikipedia)

---
0

So sánh tàu ngầm Kilo của Ấn Độ với Việt Nam và Trung Quốc

19/10/2012- Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ Diezen này đang được rất nhiều nước sử dụng.

Hiện nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm động cơ Diezen S-63 Sindhurakshak lớp Kilo thuộc kế hoạch cải tạo, nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo mang tên 877EKM của Hải quân Ấn Độ (loại tàu này có tên gọi Ấn Độ là Sindhughosh).

Tàu ngầm Sindhurakshak lớp Kilo 877EKM của Ấn Độ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg trong vòng 3 năm, từ 1995 - 1997 và là chiếc tàu ngầm 877 EKM thứ 9 được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Sau 15 năm nó lại được cải tiến, nâng cấp lên tầm hiện đại hơn.

Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen. Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka. Hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng hiện đại hóa con tàu này vào tháng 6 năm 2010, sau vài lần chạy thử thành công trên biển, tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.


Tàu ngầm S-63 Sindhurakshak đã được nâng cấp hiện đại hơn. Trong quá trình đại tu, tàu ngầm này đã đã được trang bị các tổ hợp tên lửa hiện đại Club-S, và lắp đặt hơn chục hệ thống khác mang nguồn gốc Ấn Độ và nước ngoài, bao gồm hệ thống sonar Ushus, radar Porpoise và hệ thống thông tin liên lạc CCS Mk 2.

Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007. Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.

Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, nó cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.


Tên lửa đối đất 3M-14E phóng lên từ tàu ngầm

Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến CCS-MK, và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất. Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất bao gồm tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn gần 290km.



Việt Nam sử dụng tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK. Tàu ngầm Kilo 636MK trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến


Mạng thông tin Hải quân Nga 

Hiện nay Việt nam và Trung Quốc cũng có tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sử dụng tàu ngầm 636MV, còn Trung Quốc sở hữu 636MK. 3 loại tàu thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nho nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về phần lớn các tính năng. Nhưng 877EKM sau nâng cấp sẽ có một số điểm ưu việt hơn, đây cũng là những vấn đề hết sức quan trọng trong tác chiến tàu ngầm. Trong 3 loại, hệ thống sonar của Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn. Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên.


Tên lửa đối hạm có khả năng đánh đắm tàu sân bay 3M-54E1

Hệ thống động lực cực êm giúp tàu gần như tàng hình trước hệ thống Sonar của đối phương, còn hệ thống Sonar USHUS giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với 2 loại 636MK và 636MV.

Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.

Về vũ khí, 877EKM ngang ngửa với 636MV của Việt Nam và vượt trội hơn so với 636MK của Trung Quốc.




Tàu ngầm 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria.


Mạng thông tin Hải quân Nga 

Các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E, chưa có thông tin chính thức về loại tên lửa này trên tàu Kilo Việt Nam. Nếu Việt Nam cũng chỉ được trang bị tên lửa 3M-54E thì không thể sánh được với biến thể có khả năng chống hàng không mẫu hạm trên Kilo Ấn Độ. Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn (300km so với 220km) 3M-54E, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Hơn nữa, 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM của Ấn Độ và 636MV của Việt Nam.

Có thể nói, sau khi nâng cấp, tàu Kilo 877EKM sẽ có tính năng tốt nhất so với các tàu ngầm khác thuộc lớp Kilo.

Nguyễn Ngọc
Mạng thông tin hải quân Nga

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/So-sanh-tau-ngam...
0

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Bàn cờ thế sự – 1946: Ứng Vạn Biến – Phần 2

16/10/2012- GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết ( Người dẫn chuyện): Trong kế hoạch của Hồ Chí Minh, từ những thắng lợi bước đầu này Chính phủ sẽ đi tiếp một nước cờ mới đó là tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội, ban hành hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền để thế giới phải công nhận Việt Nam là một nước độc lập theo đúng quy chuẩn quốc tế. Thế nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang, thế cờ chưa kịp xoay chuyển thì biến cố mới đã xảy ra đẩy trận đấu lên một tầm cao mới.


Bàn cờ thế sự – 1946: Ứng vạn biến (Phần 1).
0

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Chuyện ít biết về tàu tên lửa đầu tiên của VN

16/10/2012- Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận một vài tàu trang bị tên lửa có điều khiển – những tàu tên lửa đầu tiên của hải quân.

Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).

“Nhỏ mà có võ”

Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.


Tàu tên lửa project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Hạ Long. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985).

ỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 đạn tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67 và một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm 2M-3M (1.000 viên đạn). Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960.

Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.

Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11 km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500 kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.

Người Mỹ sợ hãi

Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.

Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.

Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.


Kỹ thuật viên hải quân lắp tên lửa chống hạm P-15 Termit lên bệ phóng tàu Komar. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985).

Theo tài liệu Hải quân Mỹ, trong năm 1972, khi đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệ thống tác chiến điện tử AN/WLR-1 trên tuần dương hạm USS Sterett (CG-31) phát hiện tín hiệu radar MR-331 trong chế độ khóa mục tiêu liên tục. Sau khi hệ thống radar xác định rõ, các sĩ quan điều khiển USS Sterett cho rằng đó là một tàu Komar của Việt Nam và tên lửa P-15 Termit đang tiến đến.

Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15.

Theo Đất Việt
0

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Trung Quốc giết Giang Văn Minh...


Đền thờ Giang Văn Minh. Ảnh: Internet

Ngày xưa, việc chọn Trưởng đoàn ngoại giao (Chánh sứ) là rất quan trọng, nhất là đi sứ Trung Quốc. Những người được chọn làm Chánh sứ thường là những nhà khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa và có khí tiết. Tại các cuộc tiếp sứ, các vua Tàu thường ra những vế đối hiểm hóc, và đặt ra các cuộc xướng họa thơ phú với nhiều hàm ý.

Đường Lâm cổ ấp quê tôi là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh người đã từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Ông bị vua quan nhà Minh giết tại Yên Kinh (TQ) bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi đưa thi hài về đến quê nhà, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng [rể Đường Lâm] bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Dưới đây chép từ Từ điển Wikipedia: Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945), (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[3]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631).

Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công.

Giai thoại

Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

Nghĩa là:

Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, [thực ra là Gò Đõng - NXD] thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.

Tác phẩm

Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.

ĐÁNH GIÁ:

ÔNG LÀ NGƯỜI TRÍ DŨNG SONG TOÀN.


Thi sĩ Hoài Yên có thơ rằng:

Giang Văn Minh

Một sớm về thăm Mông Phụ ấp,
Suốt đời nhớ mãi Thám hoa môn.
Ngoại giao, lo tính tìm mưu chước,
Đối đáp, không làm thẹn núi sông.
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,
Đằng giang tự cổ huyết do hồng".
Quên thân, quyết báo đền ơn nước,
Khí tiết xin phơi một tấm lòng.


(Chân dung. Thơ Hoài Yên. Nxb. Hà Nội, 2008. tr21).


Hình ảnh sáng ngày 24 tháng 07 năm 2011:

Một người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông mang biểu ngữ viết câu đối của Thám hoa Giang Văn Minh "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng".


(Theo Tễu blog)

Xem thêm : Thám hoa Giang Văn Minh và khí phách Việt
0

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Tranh chấp quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo báo Nga


(Tiếng nói nước Nga - 02/10/2012) Biển Đông đã trở thành một khu vực cạnh tranh dữ dội. Trung Quốc và Việt Nam đang tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Hoa Kỳ thì ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc tranh luận này.

Cho đến thế kỷ 16, rất nhiều những đảo nhỏ và vách đá không có người ở, mà bây giờ được gọi là quần đảo Trường Sa và Hoàng sa, hoàn toàn không được ai quan tâm. Năm 1529, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ký hiệp ước Saragossa, phân định vùng ảnh hưởng của mình ở bán cầu Đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Năm 1898, theo Hiệp ước Paris, đảo này được chuyển giao cho Mỹ và sau đó là Philippines. Đối với quần đảo Hoàng Sa, cho đến giữa thế kỷ 19, phần lớn các hòn đảo của quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Pháp khi đó đang chinh phục Đông Dương.

Vào thế kỷ 20, Quốc Dân Đảng Trung Quốc và Việt Nam, khi đó còn đang là thuộc địa Pháp, bắt đầu quan tâm đến các đảo của Biển Nam Trung hoa (Biển Đông). Năm 1946, Quốc dân đảng đã đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa ở nơi người Pháp không chiếm đóng. Năm 1950, một phân đội của Quân đội Giải phóng Trung Quốc thay chân Quốc Dân Đảng. Ngày 15 Tháng Tám 1951, chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các đảo tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Tuy nhiên, sau khi Pháp rời Đông Dương vào năm 1954, quân đội “Việt Nam Cộng hòa” đã đổ bộ vào các quần đảo Hoàng Sa mà trước đó do Pháp kiểm soát. Trong gần 20 năm, một phần quần đảo Hoàng Sa do quân đội Trung Quốc chiếm đóng, còn một phần khác là do giới chức Sài gòn quản lý. Cả hai bên đều không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi tình hình. Năm 1974, Trung Quốc đã lợi dụng sự thất bại của Sài gòn trong cuộc chiến tranh với Hà Nội và đẩy bật quân Sài Gòn ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Khi đó Hà Nội đã chấp nhận mất mát vì họ quan tâm đến việc giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, và chỉ hạn chế bằng lời kêu gọi Bắc Kinh giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp trên tinh thần tôn trọng, hữu nghị và quan hệ láng giềng. Hà Nội chỉ công khai yêu cầu Trung Quốc trả lại các hòn đảo tranh chấp vào cuối những năm 1970, khi phát hiện trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa.

Năm 1988, gần quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra những cuộc đụng độ nghiêm trọng đầu tiên giữa các lực lượng hải quân hai nước, khi đó một tàu biển Việt Nam đã bị đánh chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu gồm 77 người. Sau vụ này Bắc Kinh đã chiếm luôn 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng Hai năm 1992, Đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thông qua "Luật Lãnh hải và các khu vực xung quanh". Theo Luật này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được tuyên bố là “một phần không tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”. Để củng cố thêm quyền lợi của mình trong con mắt cộng đồng quốc tế, năm 1992, Bắc Kinh đã ký với công ty Mỹ "Krestoun Energy" một hợp đồng nhượng quyền, cho phép công ty này đến khu vực thềm lục địa chỉ cách bờ biển Việt Nam 250 km. Những người Mỹ đã được bảo đảm rằng để thực hiện đề án, phía Trung Quốc sẽ không từ ngay cả trường hợp phải sử dụng đến lực lượng hải quân của họ.

Để đáp lại, Quốc hội Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong nghị quyết về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.

Song song đó, Hà Nội và Bắc Kinh đã có những cố gắng đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp các quần đảo bằng biện pháp hòa bình. Tháng Mười năm 1993, tại Bắc Kinh, các bên đã ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết các vấn đề lãnh thổ, trù định việc xem xét giải pháp về đường biên giới ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Sau đó một thời gian, báo chí Mỹ loan tin rằng Bắc Kinh và Hà Nội dường như đã đạt được thỏa thuận bằng miệng tạm hoãn vấn đề chủ quyền trên quần đảo Trường Sa trong 50 năm và trong thời gian này sẽ cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, thông tin này đã bị các đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ với tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “thuộc về Việt Nam”.

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ngày một trở nên căng thẳng. Từ năm 2009, tàu tuần duyên Trung Quốc thỉnh thoảng lại bắn vào những tàu nước ngoài đang đánh bắt cá trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là lãnh hải của mình, đồng thời ngăn chặn những tàu đang thăm dò địa chất tại khu vực tranh chấp của thềm lục địa.

Bắt đầu từ năm 2010, tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã trở nên gay gắt hơn do sụ tham gia của Hoa Kỳ vào các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực. Lo ngại về ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, người Mỹ tuyên bố chính sách quay lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chuyển sang chiến thuật kiềm chế Trung Quốc. Điều này phần nào có nghĩa là những người Mỹ sẽ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đứng về phía các đối thủ của Bắc Kinh trong những tranh chấp lãnh thổ. Năm 2011, Hoa Kỳ lần đầu tiên ký một thỏa thuận với Hà Nội về hợp tác quân sự. Mùa hè năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã thực hiện một chuyến thăm đến Việt Nam. Ông đã đi thăm căn cứ Liên Xô cũ Cam Ranh, nơi có hệ thống radar cực mạnh cho phép kiểm soát vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, việc tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt đồng nghĩa với việc người Mỹ sẽ nghiêng về hỗ trợ Hà Nội trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về phần mình, để khẳng định quyền của mình trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự trên đảo Udi, một trong những hòn đảo của quần đảo, và gọi tên là thành phố Tam Sa. Những động thái này đã bị phía Việt Nam kịch liệt phản đối và thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc trong việc “đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn” và gây nguy cơ gia tăng mối căng thẳng trong khu vực. Bắc Kinh lên tiếng phản kháng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, còn các phương tiện truyền thông Trung Quốc ít ngoại giao hơn thì yêu cầu người Mỹ hãy “ngậm miệng”.

Việt Nam đang cố gắng đưa vụ tranh chấp này ra cấp độ quốc tế, trong đó có sàn ASEAN. Trung Quốc khăng khăng thảo luận tất cả các vấn đề lãnh thổ trên cơ sở song phương. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói về điều này trong tư liệu tiếp theo về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_10_02/89947000/
0

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Đức Dalai Lama nói về căng thẳng Việt-Trung

27/9/2012- Đức Dalai Lama cho rằng không nên xây đền chùa trên đảo để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, trong buổi giảng cho một đoàn đến từ Việt Nam.


Đức Dalai Lama đã hai lần giảng bài cho đoàn đến từ Việt Nam

Một đoàn 102 người thuộc Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club) đã tham dự buổi pháp thoại từ hôm 24/9 với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong đang sống ở Ấn Độ.

Một người đã hỏi Ngài về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Người này hỏi sự phẫn nộ của Việt Nam có giúp giải quyết tranh chấp và rằng nhiều người muốn mời Đức Dalai Lama ra xây đền ở một trong các đảo.

Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi không đặc biệt ủng hộ việc xây tu viện hay đền thờ, tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học thuật, có thể làm trung tâm nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế tục.”

“Nếu một trung tâm như vậy có thể thành lập, có lẽ tốt hơn là đặt ở Sài Gòn hay Hà Nội thay vì trên một trong các đảo này.”

Đầu năm nay, Việt Nam đã gửi một số chư tăng ra các đảo ở Trường Sa để tiếp quản các ngôi chùa trên đảo.

Vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng nói giận dữ không đem lại kết quả với người Trung Quốc.

“Tốt hơn là tìm cách gây ảnh hưởng bằng phương cách thân thiện, dĩ nhiên có thể làm điều này từ vị thế cứng cỏi,” theo tường thuật trên trang mạng chính thức của Ngài.

Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi “Trung Quốc định dạy Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi”.

Marxist và Phật giáo

Trong buổi giảng, Đức Dalai Lama bày tỏ ngưỡng mộ dành cho kinh tế học Marxist, đặt biệt là tư tưởng phân chia của cải đồng đều.

Ngài nhấn mạnh mình phản đối chủ nghĩa toàn trị. Ngài nói mặc dù mình có thể là một người Marxist, nhưng Ngài không đi theo chủ nghĩa cộng sản do Lenin áp đặt.

Theo ngài, mặc dù chủ nghĩa Marx không nói về kiếp trước đời sau nhưng có chia sẻ với Phật giáo ở niềm tin rằng định mệnh do con người làm chủ.

“Một xã hội hạnh phúc phải do chính con người tạo dựng, không phải chỉ qua cầu nguyện mà bằng hành động,” Đức Dalai Lama nhận xét.

Đây là lần thứ hai một đoàn đi từ Việt Nam đến dự buổi thuyết giảng của Đức Dalai Lama.

Tháng 11 năm ngoái, tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala, Ấn Độ, Ngài cũng giảng bài cho hơn 120 người, trong đó có những ngôi sao Việt Nam như diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Thanh Lam.

Theo BBC
0