Đây là hình ảnh một Việt Nam thanh bình, thịnh vượng mà Pháp đã dùng để quảng bá với thế giới về chính sách cai trị của mình trước năm 1945. Nhưng thực tế, tại Việt Nam vào những năm đó không hoàn toàn như vậy.
2 triệu là số dân Việt Nam chết đói vào năm 1945. Tuy nhiên, cũng vào năm đó, đói không phải là hiểm họa duy nhất của dân tộc Việt Nam.
GS.TS. NGuyễn Minh Thuyết (người dẫn chuyện): Thưa quý vị và các bạn, ở phương Đông người ta thường ví chiến tranh, chính trị với những cuộc cờ. 1 cuộc cờ thông thường sẽ diễn ra đúng như nhận xét Hồ Chí Minh trong 1 bài thơ chữ hán:
Mà sau thắng lợi một bên giành.
Tấn công phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng, anh hùng mới xứng danh”.
Nhưng cũng không hiếm khi, một bên ngồi vào cầm quân khi lực rất mạnh, thế rất yếu. Cả thế và lực đều thua đối phương rất nhiều lần. Những khi ấy, người cầm quân càng phải tính toán kỹ những nước đi, gỡ dần các nước cờ bí để chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Cũng không hiếm khi phải tạo cầm hòa, nhưng cầm hòa trong lúc đối phương mạnh hơn hẳn mình, mà đầy quyết tâm tranh thắng lợi thì đó phải là nghệ thuật rất cao cường.
Mời quý độc giả xem Video Bàn cờ thế sự – Kênh Quốc Phòng Việt Nam (Tập 1):
Trong lịch sử hiện đại Việt Nam có thời kì hòa hoãn như vậy, nó kéo dài gần 2 năm mặc dù lực lượng giữa 2 bên hết sức là chênh lệch. Trong tình thế hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc như vậy, chính quyền non trẻ của Việt Nam, một chính quyền vừa chỉ kip được thành lập trước khi quân Tưởng, quân Pháp đổ bộ vào có mấy ngày. Không những cầm hòa thành công, mà còn dần dần xoay chuyển tình thế. Đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước để tập trung đối phó quân Pháp, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Vì sao người Việt Nam có thể làm được như vậy? Bộ phim mà quý vị sắp xem sẽ trả lời cho câu hỏi không hề đơn giản đó.
2/9/1945: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập
Đây là những hình ảnh từ ngày đầu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn đây là hình ảnh tại hội nghị Posdam, tháng 8 năm 1945 chỉ trước đó mấy ngày. Trong hội nghị này, phe đồng minh đã chia đất nước hình chữ S thành 2 phần riêng biệt bằng vĩ tuyến 16. Miền bắc Việt Nam thuộc chiến trường Trung Quốc do thống chế Tưởng Giới Thạch chỉ huy. Còn ở miền Nam Việt Nam thuộc chiến trường Đông Nam Á do nguời Anh chỉ huy. Khi chiến tranh kết thúc, chiến trường của ai thì lực lượng đó giải giáp quân Nhật. Điều này đồng nghĩa quyền tự quyết cuar dân tộc Việt Nam, của chính phủ non trẻ Hồ Chủ Tịch đã chưa được quốc tế thừa nhận.
PGS.TS Vũ Như Khôi: Thực ra thì ngay từ năm 1943 thì nguyên của các nước Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc đã họp với nhau ở Caido, Ai cập để thống nhất việc quân Anh sẽ vào thay thế quân Nhật ở Nam Đông Dương và quân Trung Hoa Dân Quốc sẽ thay thế quân Nhật ở Bắc Đông Dương. Đến hội nghị Bốt Đam họp ở Đức thì nguyên thủ 3 nước chủ chốt của Đồng minh đã họp nhau và bàn việc giải quyết các vấn đề sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đây chính là sự chia chác quyền lợi thuộc địa của các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2. Cái việc này nó rất bất lợi cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Quân đế quốc vào nước ta để chiếm đóng nước ta mà lại mang danh nghĩa đồng minh. Cho nên nó làm cho chúng ta rất khó khăn, mặc dù chúng ta là người chủ tiếp những vị khách là quân đồng minh.
PGS.TS Phạm Xuân Xanh: Chính quyền chúng ta đang còn non trẻ, và có thể nói rằng chúng ta đang thiếu kinh nghiệm để mà lãnh đạo một nhà nước mới, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nó là cái khó khăn, nhưng cái khó khăn lớn nhất là trong cùng 1 lúc, ở trên đất nước chúng ta có nhiều kẻ thù, mà những kẻ thù đó có dã tâm bóp chết Chính phủ Hồ Chí MInh non trẻ.
Kẻ thù lớn nhất và nhiều tham vọng nhất với Việt Nam chính là thực dân Pháp. Theo tuyên bố Posdam, dưới danh nghĩa đồng minh gần 3 vạn quân Pháp theo chân hơn 2 vạn quân Anh chiếm đóng miền Nam Việt Nam và lâm le biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp một lần nữa. Còn ở miền Bắc Việt Nam gần 20 vạn quân Quốc Dân Đảng, Trung Quốc tràn vào qua nhiều hướng khác nhau, đây là đội quân ô họp vừa được gom lại tại Vân Nam.
Ông Bùi MInh Đức – số 9B – Nguyễn Gia Thiều: Bọn nó chết dọc đường, cái đói ấy, nó đi đến đâu chết thì nó đem bỏ xác đấy, rồi mình lại phải đi chôn chúng nó. Nhưng mà buồn cười, tiếng nước mình ấy thì gọi là bánh xà phòng, nó nghe không hiểu ai dịch cho nó thế nào nó tưởng bánh là loại ăn được nó ăn xà phòng rồi nó lắc đầu lè lưỡi rồi đánh người ta . Rồi cái bô của các bà tư sản lúc bấy giờ dùng để vệ sinh, nó lại đem đi rửa mặt, nấu nước, nấu nung.
Dù được mô tả như 1 đội quân ô hợp, vô tổ chức, vô kỷ luật, nhưng đội quân đó được lãnh đạo bởi một chỉ huy khét tiếng chống cộng và có nhiều tham vọng chiếm đóng ở Việt Nam, đó là Lư Hán. Thêm vào đó, danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật là một điều kiện khiến quân Tưởng dễ dàng che dấu âm mưu của mình
PGS.TS. Lê Mậu Hãn: Dù có yếu, đi vào với thực hiện quốc tế, chúng ta phải ứng xử một nước chủ nhà, đón tiếp họ với tư cách vào giải giáp đế quốc Nhật, chúng ta không có cách nào khác hơn, và đó là sự thật lịch sử mà ta, nhà nước thì phải tôn trọng cái pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế
Thêm vào đó việc đứng sau giật dây các tổ chức phản động ở trong nước để chống đối, phá hoại chính quyền hay liên tục đòi chính phủ Việt Nam phải cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở, phương tiện vận tải, thông tin cũng chứng tỏ âm mưu này.
PGS.TS. Vũ Như Khôi: Có hai tổ chức người Việt làm tay sai cho quân Tưởng đó là Tổ chức “Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội“ và “Việt Nam Quốc Dân Đảng”. Thì 2 tổ chức này được quân Tưởng dựng nên và nó đưa về chống phá chính quyền cách mạng, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thế thì bọn này thì, thế lực của nó rất là yếu, không có ai ủng hộ cả, lực lượng quân sự, lực lượng chính trị rất là yếu. Nhưng lại có chỗ dựa là 20 vạn quân Tưởng. Nó hoạt động công khai ở giữa Thủ đô Hà Nội, hằng ngày chúng đưa xe đi tuyên truyền để phản bác lại những chính sách của Chính phủ, rồi vu cáo Chính phủ ta, rồi tổ chức ám sát các nhân viên Chính phủ, rồi tống tiền nhân dân, gây những tội ác rất là lớn ở ngay chính Thủ đô Hà Nội
Đối nghịch với quân đội Tưởng với 20 vạn người, tính đến tháng 10 năm 1945 Quân đội Quốc gia Việt Nam với tên gọi Vệ Quốc Đoàn mới chỉ có chưa đến 5 vạn. Không chỉ vậy, vũ khí của Việt Quốc Đoàn hết sức thiếu thốn. Đây là những hiện vật còn lưu lại về các loại vũ khí trang bị của các chiến sĩ Việt Quốc Đoàn sử dụng ngày ấy tại Bảo tàng lịch sử. Tất cả đều rất thô sơ và cũ kỹ. Làm thế nào mà những loại vũ khí này có thể đánh trả được 20 vạn quân Tưởng? làm thế nào để giữ được nền độc lập tự do còn quá non trẻ vào thời điểm cam go đó?
GS.TS. Nguyễn Minh Tuyết (người dẫn chuyện): Một người bình thường cũng có thể thấy, tương quan lực lượng 2 bên hết sức là chênh lệch. Nếu so sánh tình huống này với 1 bàn cờ thế thì nó giống như tình huống một bên còn đầy đủ xe pháo mã còn một bên chỉ có vài quân tốt. Trong cái tình hình ấy, họa chăng chỉ có Đế Thích là dám cầm quân ở phía yếu. Hồ Chí Minh không phải là Đế Thích nhưng ông đã đi một nước cờ hay làm xoay chuyển toàn bộ cục diện trận cờ. Nhiều người suy đoán rằng, có lẽ ngay từ những năm 1942 – 1943 ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã tiên đoán có ngày chơi ván cờ này, nên ông đã viết 1 cách rất chí lý ở trong bài thơ “Học Đánh Cờ’:
Gặp thời một tốt cũng thành công”
Vậy, thật sự nước cờ hay mà Hồ Chí MInh đã đi là gì ?
Dù biết rõ mười mươi âm mưu của kẻ thù, tuy nhiên thời điểm này Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh, cuộc đấu tranh sống còn của Chính Phủ là mặc trận ngoại giao và Chính trị chứ không phải là Quân sự. Chỉ khi nhượng bộ quân Tưởng và Đồng Minh, đất nước mới vượt qua được thời kỳ khó khăn và có cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng. Từ chủ trương đó, Hồ Chí Minh và cả bộ máy Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hết sức nhẫn nại trước mọi động thái đầy khiêu khích của kẻ thù, đặc biệt là quân đội Tưởng và bè lũ tay sai.
Hồ Chí Minh và cả bộ máy Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hết sức nhẫn nại trước mọi động thái đầy khiêu khích của kẻ thù
PGS.TS. Phạm Xuân Xanh: Cái ngang ngược của quân đội Tưởng, ví dụ như là nó ép Chính phủ chúng ta phải tiêu tiền của chúng mà tiền của chúng là tiền mất giá. Và nó đòi chúng ta phải cung cấp tất cả các thứ mà chúng cần cho cái đội quân rác rưởi của nó. Thế cho nên rằng là, nhiều người có thể nói là trong Chính phủ của chúng ta cũng không bằng lòng với cái sách lược, tất nhiên là không bằng lòng ở đây là vì không hiểu được cái sách lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta lúc bấy giờ.
PGS.TS. Lê Mậu Hãn: Việc Hồ Chí MInh nhân nhượng, hòa hoãn với Tưởng, điều đó là cần thiết, đúng tình thế lúc bấy giờ. Yêu cầu vừa củng cố lực lượng, vừa giao thiệp với bên ngoài một cách linh hoạt, và chính ta không gây động chạm về mặt tư tưởng quốc tế, đánh nhau là bất hợp pháp, không đúng. Cho nên có thời gian chúng ta chuẩn bị lực lượng vũ trang bên trong về quân sự về chính trị về ngoại giao v.v. và chính đó là điều tạo nên sức mạnh của chế độ mới được củng cố trong đợt đầu và chính sức mạnh đó là quyết định bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng vũ trang bên trong về quân sự về chính trị về ngoại giao
Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số nhà nghiên cứu đều thừa nhận, nước cờ hòa hoãn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời điểm đó rất sáng suốt. Lùi một bước để tiến nhiều bước sau này. Với kế sách này, Chính phủ Lâm thời và Hồ chủ tịch đã nhanh chóng đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt chỉ trong một thời gian ngắn.
Nước cờ hòa hoãn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời điểm đó rất sáng suốt. Lùi một bước để tiến nhiều bước sau này
(Còn nữa )
Bạn đọc Hoàng Sa gửi cho Ban biên tập từ nguồn: Kênh Quốc Phòng Việt Nam
Truongtansang.net
việc cũ bỏ đi, ko nói nhưng sao mấy thằng tq nó lấy bô đi tiểu của dân ta làm ca uống nc mà giờ đây nó lại nắm đầu nắm cổ ta, đã biết nó là thằng cướp nước, cướp đất nhưng sao ta lại nhịn nhục nó đủ chuyện,pháp, nhật, mỹ ta chơi được tại sao thằng chó tàu khựa lại sợ nó, trong khi từ thời pk đến nay nó đều cướp của ta nhưng gì quý nhất, gây hại cho ta khủng khiếp nhất như giết người cướp của của dân ta, gây cho ta tụt lùi so với thời đại mà ko có p/u gì
Trả lờiXóa