Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Quốc phòng Việt - Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-07-27


Đầu tư chiến lược vào hợp tác quốc phòng là ưu tiên để phát triển quân sự, an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.


Nghe:

Vì sao đầu tư chiến lược này của Hoa Kỳ lại quan trọng, đó là vấn đề chính được giải quyết trong bài viết của T.S Walter Lohman, giám đốc Nghiên cứu Châu Á của Quỹ Heritage. Bài viết có sự tham gia của Đại tá Williams Jordan và T.S Lewis Stern thuộc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA). Để hiểu thêm về bài viết này, mời quí vị nghe cuộc phỏng vấn của Vũ Hoàng và T.S Lohman.
Chung lợi ích chiến lược

Bài viết đầy đủ: U.S.–Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic Alignment

Trước tiên T.S Lohman cho biết những điểm chính:

"Điểm chính trong bài viết của chúng tôi là cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có chung một lợi ích chiến lược trong khu vực liên quan đến chuyện cân bằng thế lực với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hạn chế tham vọng của quốc gia này đặc biệt là ngoài biển Đông.

Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ có chung lợi ích chiến lược như vậy mà còn có mối quan hệ khá phức tạp với Trung Quốc. Việt Nam không phải là kẻ thù của Trung Quốc, mặc dù như chúng ta thấy là những gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, những tranh chấp lãnh hải giữa 2 quốc gia, rồi thì Việt Nam mua vũ khí để phòng bị trước Trung Quốc, thế nhưng, Việt Nam vẫn giữ mối giao hảo với Trung Quốc, đặc biệt là mối quan hệ Cộng Sản của 2 nước anh em.

Về phần mình, Hoa Kỳ cũng có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, cũng thấy họ gây hấn với các nước đồng minh của mình, thấy sự lấn lướt của họ trên Biển Đông, nhưng ngược lại, Hoa Kỳ vẫn có mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, chẳng hạn về mặt kinh tế hay trên các diễn đàn quốc tế.
Mục đích bài viết của chúng tôi là lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ với Việt Nam về mặt dài hạn, xây dựng mối quan hệ chiến lược sẽ cho phép quốc phòng hai quốc gia có thể tiến gần lại với nhau, tạo nên mối quan hệ vững mạnh hơn để đối phó với sự đe doạ của Trung Quốc."

Vũ Hoàng: Trong bài viết, ông nhắc đến Hoa Kỳ và Việt Nam cần đầu tư chiến lược quân sự, ông có thể nói rõ hơn những điểm này được không ạ?

T.S Lohman: "Việt Nam rất muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ nhưng hiện tại luật pháp Hoa Kỳ lại không cho phép họ mua các loại vũ khí sát thương. Nhưng trở ngại hiện nay chính là vấn đề nhân quyền mà Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang rất quan tâm. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá thì vấn đề lớn nhất lại nằm ở vấn đề hợp tác chiến lược của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn không rõ ràng, chúng tôi thực sự không biết là đảng Cộng Sản Việt Nam có toàn tâm toàn ý liên kết với Hoa Kỳ trước sự đe doạ của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ chính vì lý do đó mà vấn đề mua bán vũ khí vẫn bị đình lại.

Trong bài viết, chúng tôi cũng đề cập đến nhiều điểm mà chúng tôi đang nỗ lực để hiểu hệ thống quân sự cũng như cải thiện tiêu chuẩn quân sự của Việt Nam, hi vọng phần nào có thể bắt kịp với tiêu chuẩn quân sự của Hoa Kỳ trên các phương diện hợp tác như tập trận chung trên hoặc tìm kiếm và cứu nạn…Nói chung vấn đề đầu tư chiến lược là vấn đề về mặt dài hạn."

Chuyện mua vũ khí của Hoa Kỳ

Vũ Hoàng: Một điểm vẫn còn khiến dư luận chú ý là việc tàu chiến của Hoa Kỳ muốn cập cảng nhiều hơn ở Cam Ranh và cùng với đó là chuyện Việt Nam muốn mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Làm thế nào để đôi bên cùng có lợi trong chuyện này ạ?

T.S Lohman: "Như chúng tôi trình bày trong bài viết thì không thấy rõ là liệu Việt Nam có thực sự muốn để tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng cảng Cam Ranh hay không, phần vì giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những dấu tích lịch sử, phần vì nó cũng liên quan đến chiến lược đối đầu với sự đe doạ của Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa quyết định sẽ giải quyết mối đe doạ của Trung Quốc ra sao và chưa sẵn sàng liên kết chiến lược với Hoa Kỳ để “ngăn chặn” Trung Quốc.

Vì thế họ không sẵn sàng cho phép Hoa Kỳ sử dụng vịnh Cam Ranh. Chuyện hợp tác chiến lược bây giờ chỉ dừng trên góc độ tượng trưng thôi, mỗi năm chỉ cho phép 1 tàu chiến sử dụng thì thực sự cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có thể nói ngắn gọn thế này, nếu như Việt Nam không thể quyết định cách giải quyết vấn đề Trung Quốc, cộng thêm cả vấn đề nhân quyền thì chẳng có lý do gì Hoa Kỳ lại bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cả."

Vũ Hoàng: Vậy với những khác biệt như vậy, cách thức giải quyết vấn đề của Hoa Kỳ sẽ ra sao?

T.S Lohman: "Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ở góc độ dài hạn. Phía Hoa Kỳ sẽ đầu tư dài hạn chẳng hạn như việc đào tạo binh sĩ Việt Nam, giúp Việt Nam chuẩn bị đối phó trong trường hợp có chiến tranh. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng có thể giúp Việt Nam về mặt giáo dục quốc phòng, chẳng hạn cử sĩ quan đi tập huấn tại Hoa Kỳ…

Nói chung, là Hoa Kỳ sẽ tự một mình đứng ra tạo nên một “thói quen” về mặt quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam mà không cần quyết định chiến lược của Việt Nam. Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng muốn nhắc lại, cho đến khi nào Việt Nam xây dựng được quyết định chiến lược thì lúc đó Hoa Kỳ mới có thể bán vũ khí được cho Việt Nam."

Vũ Hoàng: Ông nhắc nhiều đến vấn đề đầu tư, quay lại vấn đề Biển Đông đang căng thẳng, Hoa Kỳ đã “đầu tư” được những gì cho Việt Nam trên Biển Đông?

T.S Lohman: "Tôi có thể nói rằng hai quốc gia cũng đã có những hợp tác với nhau nhưng vẫn chưa nhiều. Chủ yếu những gì mà Hoa Kỳ và Việt Nam làm vẫn chỉ trên phương diện ngoại giao, tôi muốn nói là những trao đổi ngoại giao quốc phòng, chẳng hạn, những chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam trong 2 năm vừa qua, hay tuyên bố về vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á của bà Clinton trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội năm 2010…

Những gì mà hai nước đang làm hiện nay đã gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng mối quan tâm về bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, những gì chúng ta đang làm là cho Trung Quốc hiểu rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng đứng cùng về một phía.

Đồng thời, phía Hoa Kỳ cũng vẫn có những thông điệp riêng rẽ khác đến Trung Quốc để họ hiểu được sự có mặt của Hoa Kỳ trên Biển Đông, chẳng hạn Hoa Kỳ bảo vệ quyền tập trận của mình trên vùng biển này. Mặc dù, Hoa Kỳ làm điều đó chỉ là trên quyền lợi của bản thân nước mình, nhưng một cách gián tiếp, điều này cũng có lợi cho Việt Nam."

Ngoại giao và quốc phòng

Vũ Hoàng: Cám ơn ông, những gì ông giải thích là trên góc độ ngoại giao, thế còn về mặt quốc phòng hay an ninh quân sự thì ra sao?

T.S Lohman: "Phải nói là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ ủng hộ việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Nói chung là người ta không thể tách rời giữa hợp tác ngoại giao và hợp tác quốc phòng. Mặc dù chúng tôi không ủng hộ việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng những nước đồng minh của Hoa Kỳ như Philippines hay Đài Loan thì vẫn có những tuyên bố chồng lấn lãnh hải ngoài Biển Đông. Theo tôi, thì Hoa Kỳ có thể dựa trên mối quan hệ ngoại giao để xây dựng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam, để cho Trung Quốc thấy khả năng hợp tác quân sự của 2 nước, để Trung Quốc thấy rằng họ không phải nắm thế thượng phong về mặt quân sự.

Một điểm khác mà hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm là tăng cường khả năng của Việt Nam đối phó với Trung Quốc. Dù rằng, Hoa Kỳ không trực tiếp can dự như trong trường hợp của Philippines là trực tiếp giúp nước này phòng vệ và tuyên bố chủ quyền, thì ít nhất là Hoa Kỳ có thể đứng phía sau giúp Việt Nam tự đứng ra bảo vệ chủ quyền, không để Trung Quốc vào vùng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, về điểm này, thì phía Hoa Kỳ làm được."

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng, thưa T.S, theo ông nguyên nhân nào khiến Việt Nam vẫn chần chừ trong vấn đề hợp tác chiến lược quân sự?

T.S Lohman: "Tính cho đến bây giờ hai quốc gia đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao được 15 năm còn kinh tế thì trước cả đó, thế nhưng quan hệ hợp tác quốc phòng thì còn lâu hơn, không thể trong một sớm một chiều. Nhất là Việt Nam vẫn chưa rõ ràng trong vấn đề Trung Quốc, Đảng Cộng Sản của 2 quốc gia vẫn thân thiết như anh em.

Có thể những người trong Bộ quốc phòng hay Bộ Ngoại giao Việt Nam không thích Trung Quốc hay quan ngại về toàn vẹn lãnh thổ, thế nhưng phía Đảng Cộng Sản thì quan tâm hơn đến tính giao hảo. Vì thế mà vấn đề hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho đến khi mọi quyết định của Việt Nam trở nên rõ ràng."

Thưa quí vị, viết chung cùng tác giả Walter Lohman, là Đại tá đã nghỉ hưu của Quân đội Hoa Kỳ William H. Jordan, ông từng đi lính ở Việt Nam 2 năm và T.S Lewis M. Stern, T.S Stern làm việc 10 năm trong Cục Tình Báo Trung Ương 10 năm và 20 năm là chuyên gia về Đông Nam Á của Văn Phòng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Theo RFA
3

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Việt Nam đóng vai trò then chốt với cả Trung Quốc và Mỹ

25/7/12 - Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra.

Không có nhà phân tích nào cư trú tại một quốc gia đã từng có chiến tranh với Việt Nam có thể nghi ngờ cam kết của Hà Nội để duy trì nền độc lập riêng của đất nước mình. Việt Nam học hỏi từ lịch sử quá nhiều rằng sự phụ thuộc vào một cường quốc có thể có hậu quả tiêu cực.


Thủy thủ Mỹ treo cờ Việt Nam khi đến thăm Đà Nẵng năm 2010

Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngã theo Mỹ để chống Trung Quốc. Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Điều này đã đạt được thành công. Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức.

Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình. Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia.

Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ. Đường lối rõ ràng này đã vượt qua một sự mâu thuẫn trong tư tưởng Việt Nam: Làm thế nào để thanh minh việc cọ sát và xung đột với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa và làm thế nào để thanh minh các khu vực thuộc lợi ích chung với "đế quốc" Mỹ. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách.

Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc. Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.

Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước. Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng. Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là dân thường.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác. Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho hép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình.

Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay. Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.

Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Global Times, ngày 11 tháng 7 (2012), nắm bắt điểm này một cách độc đáo. Bài xã luận viết, "Hà Nội đang dựa vào Trung Quốc để minh oan cho lựa chọn chính trị của mình [đi theo con đường của Trung Quốc, thực hiện phát triển nhanh chóng bằng cách lấy con đường cải cách dần dần], nhưng cũng muốn đối phó với Trung Quốc bằng cách tận dụng sức mạnh của Mỹ." Bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài và với các lực lượng chính trị trong nước.

Có rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị ở Việt Nam lo sợ rằng Hoa Kỳ có mục tiêu cuối cùng là làm thay đổi chế độ thông qua diễn biến hòa bình. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không nhất trí về vấn đề này và Việt Nam thường theo đuổi các chính sách mâu thuẫn. Ví dụ, Việt Nam vận động hành lang Hoa Kỳ để loại bỏ cấm vận vũ khí trong khi đàn áp các blogger cùng một lúc mặc dù Mỹ đã thúc giục Việt Nam cải thiện nhân quyền cho các điều kiện bán vũ khí.

Không có kết luận về giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nguồn: Peole's Daily (Nhân dân Nhật báo)
0

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ

15/7/12- Tin cho hay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa bắt đầu chuyến thăm dài ngày tới Hoa Kỳ.


Ông Nguyễn Chí Vịnh được coi như người phụ trách ngoại giao quốc phòng của Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong bản tin ngắn đưa sáng thứ Bảy rằng ông Vịnh dẫn đầu một đoàn Việt Nam "bắt đầu chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 14/7-24/7".

TTXVN nói mục đích chuyến đi của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) là "thúc đẩy việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam".

Tuy nhiên trong bối cảnh đang có căng thẳng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, chắc chắn chuyến đi của người đứng đầu về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tới Mỹ sẽ gây chú ý, nhất là khi ông thượng tướng ở thăm nước này tới 10 ngày.

Theo hãng thông tin nhà nước Việt Nam, trong thời gian ở Hoa Kỳ "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn sẽ trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ..."

Ông Vịnh và phái đoàn được biết cũng sẽ "làm việc với một số cơ quan Liên hiệp quốc như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Trung tâm hành động Mìn LHQ, Quỹ trẻ em LHQ, Văn phòng Các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ", đồng thời thăm một số đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ, huấn luyện rà phá mìn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 của Việt Nam.

Quan hệ với Mỹ

Cùng thời điểm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - Đô đốc Cecil Haney, đang có chuyến thăm Việt Nam.

Đô đốc Haney được nói có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm Hà Nội trước khi sang Campuchia dự diễn đàn an ninh khu vực ARF-19.

Chuyến thăm của bà Clinton được nói nhằm tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.

Trong thời gian qua, quan hệ chính trị-quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã tiến triển nhanh chóng.

Giới bình luận cho rằng sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực đang khiến các quốc gia khác xích lại gần Mỹ, tuy Việt Nam luôn bác bỏ việc lấy Hoa Kỳ làm đối trọng.

Mỹ cũng đang thực hiện chiến lược chuyển dịch trọng tâm và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như đóng vai trò quan trọng.

BBC
0

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm VN

Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ có chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ chiều nay 13/6/2012

Chiều 13/7, tại Hải Phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp ngài Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đến chào xã giao nhân chuyến thăm Việt Nam.

Chào mừng ngài Đô đốc Cecil D. Haney sang thăm Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến điểm lại một số nội dung về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, trong đó có quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang phát triển, phù hợp với sự phát triển của quan hệ chung giữa hai nước.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đánh giá cao kết quả hoạt động của các tàu Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam từ khi hai bên thiết lập cơ chế Trao đổi Hải quân song phương hàng năm, tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn nhân dịp các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như việc Mỹ mời Hải quân Việt Nam tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và mới nhất là mời quan sát diễn tập quân y tại Hawaii, Mỹ.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến mong rằng trên cương vị của mình, ngài Đô đốc Cecil D. Haney sẽ góp phần tích cực vào tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa hải quân hai nước, quan hệ quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực; tăng cường quan hệ hợp tác vì hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Ngài Đô đốc Cecil D. Haney cảm ơn Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã dành thời gian tiếp.

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, ngài Đô đốc Cecil D. Haney đến chào xã giao lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; thăm thực tế dự án nhân đạo Đối tác Thái Bình Dương do Hải quân Thái Bình Dương Mỹ tài trợ tại tỉnh Nghệ An và tham quan Thủ đô Hà Nội.

Đất Việt
0

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Mỹ sẽ bán trang bị quốc phòng 'không sát thương' cho Việt Nam

12/7/12- Hoa Kỳ sẽ bán trang bị quốc phòng không thuộc loại vũ khí “sát thương” cho Việt Nam, theo lời một viên chức Hoa Kỳ tháp tùng bà Ngọai Trưởng Hillary Clinton.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton (trái), và tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Hà Nội ngày 10 Tháng Bảy, 2012. (Ảnh: AP Photo/Brendan Smialowski)

Chicago Tribune dẫn bản tin của Reuters thuật lời một viên chức yêu cầu không nêu tên nói rằng Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam các trang bị quân sự không sát thương (non-lethal military equipment) nhưng sẽ không cứu xét bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam do bất đồng quan điểm về vấn đề nhân quyền.

Một trong những thứ trang bị quân sự “không sát thương” hàng đầu mà Hà Nội cần là hệ thống radar tối tân giám sát hỏa tiễn Trung Quốc, các máy bay theo dõi tàu chiến, tàu ngầm trên biển.

Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush chỉ gỡ bỏ một phần của đạo luật cấm bán trang bị quân sự cho Việt Nam bằng cách cho phép bán các loại trang bị thuộc loại “không sát thương” và phải được cứu xét từng trường hợp một.

Hai bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà và Phùng Quang Thanh khi đến Mỹ thăm viếng đều yêu cầu gỡ bỏ lệnh này. Gần đây nhất, báo chí ở Việt Nam cho hay cả Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh cũng như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đem điều yêu cầu đó ra lập lại với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khi ông này đến Hà Nội hồi đầu Tháng Sáu.

Nghị Sĩ John McCain khi đến dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực Shangri-La ở Singapore ngày 2 Tháng Sáu 2012 cũng cho hay hiện đang có các cuộc thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “theo hướng tích cực” về các loại trang bị quân sự mà Hà Nội muốn mua. Hồi đầu năm, ông đã đến Việt Nam và cho hay Hà Nội đã đưa cho Hoa Kỳ một danh sách dài về các loại trang bị quân sự muốn mua.

Trong thời gian ghé Hà Nội trước khi sang Lào và dự Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, ngày 10 Tháng Bảy 2012, bà Hillary Clinton đã gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Trước các tin tức về chuyến thăm của bà Clinton đến Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo) ở Bắc Kinh ngày 11 Tháng Bảy 2012 dọa rằng Hà Nội “sẽ cảm thấy đau đớn khi giúp Mỹ quay lại Việt Nam”.

Nội dung bài báo ám chỉ đến những những trò trả thù mà Bắc Kinh sẽ đưa ra nếu Hà Nội nghiêng dần về phía Washington.

Nguồn: Chicago Tribune, Người Việt
0

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

H. Clinton: Việt Nam đang nổi lên là một nhà lãnh đạo khu vực ASEAN

10/7/12- Như tin đã đưa, ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước 2 ngày. Tháp tùng bà Clinton trong chuyến thăm này là hơn 20 doanh nghiệp Mỹ.

Chiều nay (10/7), tại Nhà khách Chính phủ, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo

Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng bày tỏ hài lòng về những thành quả trong quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua và tin tưởng quan hệ Việt-Mỹ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực về kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo...

Hai bên cũng thảo luận các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh. Hoa Kỳ nhất trí tiếp tục hỗ trợ hơn nữa trong các dự án rà phá bom mìn, tẩy độc chất độc da cam/dioxin cũng như hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Hai bên nhất trí tiếp tục đối thoại thẳng thắn tích cực xây dựng về những vấn đề còn có quan điểm khác biệt. Hai bên cũng trao đổi việc tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương, khu vực và nhất trí tiếp tục nỗ lực vì những lợi ích chung, lâu dài của hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên cũng trao đổi việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, an toàn an ninh hàng hải ở biển Đông và nhất trí mọi tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của LHQ năm 1982, đồng thời tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông được ký kết năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.

Kết thúc cuộc hội đàm, Hai Bộ trưởng đã có cuộc gặp gỡ báo chí Việt Nam và quốc tế. Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Hillary Clinton nhấn mạnh: Đây là cơ hội để một lần nữa khẳng định sự hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.



Đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, bà Hillary cho rằng: Việt Nam đang nổi lên là một nhà lãnh đạo ở khu vực tiểu vùng sông Mekong cũng như khu vực ASEAN. Hoa Kỳ đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp hòa bình ở biển Đông. Hoa Kỳ hy vọng Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN và Trung Quốc sớm hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) để có thể giải quyết các tranh chấp xảy ra theo luật pháp quốc tế.

Tại cuộc họp báo, hai Bộ trưởng đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên Việt Nam và quốc tế. Sau cuộc gặp gỡ báo chí, bà Clinton đã gặp và nói chuyện với sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. Tiếp đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tối nay, bà Hillary Clinton tham dự cuộc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp và chứng kiến lễ ký một số hợp đồng kinh tế.

Ngày 11/7, bà Hillary Clinton sẽ rời Việt Nam để sang thăm Lào tham dự một loạt Hội nghị quan trọng trong khuôn khổ ASEAN./.

Bà Ngoại trưởng cũng nói hai nước có thể sẽ đạt thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước cuối năm.

Bà cũng nói bà lo ngại về thiếu tự do trên mạng, cùng với việc bắt giam các phóng viên, blogger, luật sư và bất đồng chính kiến.

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ trong cuộc gặp với người tương nhiệm, bà đã nêu vụ xử sắp diễn ra với các blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ án này.

“Chúng tôi lo ngại về hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới với những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,” bà Clinton cho biết.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chỉ những ai vi phạm pháp luật mới bị bắt giam.

Ngoại trưởng Mỹ cũng công khai đề cập vấn đề chất da cam gây tranh cãi.

“Tôi đã nỗ lực rất nhiều để bảo đảm Hoa Kỳ đang đối diện vấn đề chất da cam. Đó là di sản mà chúng tôi vẫn quan tâm và đã tăng cam kết tài chính.”

“Ông bộ trưởng [Phạm Bình Minh] và tôi đã thảo luận về một kế hoạch dài hạn, để có thể nhìn tới không chỉ từng năm, mà nhìn về tương lai,” bà Clinton phát biểu.

Gặp lãnh đạo Việt Nam

Tại Hà Nội hôm 10/7, Ngoại trưởng Mỹ đã tiếp xúc với cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thông Tấn xã Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới”

Việt Nam xác nhận Thủ tướng Dũng và bà Clinton đã trao đổi về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và hợp tác tiểu vùng sông Mekong.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam, hai người khẳng định tranh chấp chủ quyền “cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Việt Nam được cho là mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ vượt quá mức độ thương mại. Nước này đã nói rõ rằng họ muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nước từng là cựu thù chiến tranh của họ trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

Nói tại Hà Nội, bà Clinton nhấn mạnh Việt Nam “đã trở thành lãnh đạo ở tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á, nơi Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ các quyền lợi chiến lược”.

Hiệp định TPP

Một điểm nhấn của chuyến thăm ngắn ở Hà Nội là việc bà Clinton nói bà hy vọng hai nước có thể sẽ đạt thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước cuối năm.

“Các kinh tế gia trông đợi Việt Nam sẽ thuộc số các nước có lợi nhất nhờ TPP.”

“Chúng tôi hy vọng hoàn tất thỏa thuận trước cuối năm,” bà Clinton nói.

Bà nói TPP sẽ giảm bớt rảo cản thương mại nhưng tăng tiêu chuẩn về nhiều lĩnh vực như điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, bảo hộ tài sản trí tuệ.

“Sẽ phải có thêm không gian cho sự trao đổi tư tưởng tự do, củng cố pháp quyền, tôn trọng quyền của mọi người lao động trong đó có quyền lập công đoàn,” bà nói.

Cũng trong một ngày nhiều hoạt động, Ngoại trưởng Mỹ có mặt ở Đại học Ngoại thương Hà Nội để kỷ niệm 20 năm Chương trình Học bổng Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tham dự chương trình là hơn 200 cựu sinh viên chương trình Fulbright và một số chương trình giáo dục khác của Hoa Kỳ, cùng với các sinh viên Đại học Ngoại thương.

Sứ quán Mỹ cho biết từ 20 năm qua, chương trình Fulbright đã đưa hơn 1.000 sinh viên, giáo viên và học giả Việt Nam sang Hoa Kỳ để học tập và nghiên cứu nâng cao.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tiếp hơn 20 doanh nghiệp Mỹ đi cùng bà Clinton.

Theo số liệu chính thức của chính phủ Mỹ thì năm ngoái Mỹ thâm hụt 13,2 tỷ đôla trong giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế dựa vào ngoại thương của quốc gia này đang cần một cú hích.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,38% trong nửa đầu năm 2012. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất của nước này trong ba năm trở lại đây do tác động của các yếu tố như lạm phát cao và các khó khăn ở châu Âu.

“Tôi nghĩ một trong những điều then chốt ở đây là nếu chúng ta nhìn vào Asean thì sẽ thấy đây là một trong những khu vực trung lưu phát triển nhanh nhất trên thế giới,” một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên tháp tùng bà Clinton.

“Và nếu chúng ta xem xét đâu là thành tố quan trọng trong sự phục hồi kinh tế của Mỹ thì rõ ràng xuất khẩu sẽ đóng vai trò trung tâm, nhất là xuất khẩu sang châu Á,” quan chức này nói thêm với điều kiện giấu tên.

Theo VOV, BBC
0

H. Clinton: "Việt Nam ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á"

10/7/12- Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton, trong chuyến thăm lần thứ ba trong ba năm, đánh giá cao vai trò của Việt Nam như một đối tác về hợp tác kinh tế và an ninh hàng hải.

Bà Clinton đang có chuyến thăm hai ngày tới Việt Nam, gặp các quan chức cấp cao của chủ nhà để bàn về hợp tác kinh tế, giáo dục cũng như các vấn đề cùng quan tâm, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ. Tháp tùng bà Clinton là đoàn quan chức và doanh nghiệp Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra trước khi bà tham dự loạt hội nghị quan trọng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Diễn đàn an ninh khu vực.


Bà Clinton vừa xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp bà Clinton tại Hà Nội chiều nay.

"Chúng tôi đã trao đổi hữu nghị, cởi mở, xây dựng, thẳng thắn về các vấn đề trong quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực. Hai bên cũng rất hài lòng về những thành tựu trong quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua", Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói trước báo giới. "Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt - Mỹ còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo...".

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc bà Clinton được tháp tùng bởi một phái đoàn hơn 20 doanh nghiệp Mỹ sẽ giúp mở ra những cơ hội kinh doanh và đầu tư. "Kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là trọng tâm và động lực trong quan hệ song phương", Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói.

Về vấn đề Biển Đông, người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam cho hay: "Chúng tôi cũng trao đổi về việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông. Hai bên cùng nhất trí rằng tranh chấp chủ quyền cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời tuân thủ Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc".


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong buổi họp báo sau hội đàm. Ảnh: Phan Lê

Trong bài phát biểu tại cuộc họp báo, bà Clinton nói: "Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi tới Việt Nam vào năm 2000 khi tôi cùng đi với chồng tôi, khi đó ông ấy vẫn còn là tổng thống Mỹ. Giờ thì đây đã là chuyến thăm thứ ba của tôi trong cương vị ngoại trưởng Mỹ. Rất nhiều sự thay đổi đã diễn ra".

Theo ngoại trưởng Mỹ, hai nước đang cùng nhau hợp tác về an ninh hàng hải, cùng hợp tác để thúc đẩy thương mại, kinh tế. "Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng và đóng góp nhiều hơn tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam và Mỹ chia sẻ những chiến lược quan trọng. Tôi và bộ trưởng ngoại giao Việt Nam sẽ còn gặp nhau tại Campuchia để có cơ hội trao đổi nhiều hơn về nhiều vấn đề quan trọng, ví dụ như vấn đề Biển Đông", bà Clinton nói.

Ngoại trưởng Mỹ cho hay Mỹ đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc nỗ lực có được giải pháp ngoại giao để làm giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Sau cuộc họp báo, bà Clinton dự lễ kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng Fulbright tại Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tại đây, ngoại trưởng Mỹ gặp hơn 600 cựu sinh viên của chương trình này. Fulbright là chương trình do Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright sáng lập từ năm 1946, với mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Mỹ và các quốc gia khác thông qua trao đổi văn hóa và giáo dục.

Buổi chiều cùng ngày, ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự sự kiện của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN. Thúc đẩy hợp tác kinh doanh và xuất khẩu của Mỹ sang châu Á là một trong những chủ đề quan trọng trong chuyến công du của bà Clinton.

"Tôi nghĩ một trong những vấn đề chủ chốt ở đây là, nếu nhìn vào ASEAN, ta sẽ thấy nơi đây có tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất thế giới", AFP dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ trong đoàn của bà Clinton nói.

"Và khi ta nghĩ xem điều gì sẽ là quan trọng đối với việc hồi sinh nền kinh tế Mỹ, thì rõ ràng đó là vai trò trung tâm của xuất khẩu, đặc biệt là thị trường châu Á", nhà ngoại giao không nêu tên nói.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Ảnh: AFP

Đây là lần thứ ba ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam trong vòng ba năm qua. Năm 2010, bà Clinton tới Việt Nam hai lần. Trước khi tới Việt Nam lần này, bà Clinton đã thăm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ. Sau khi rời Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ còn tới thăm Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel. Tại Campuchia, bà Clinton sẽ tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Ngoại trưởng Cấp cao Đông Á, Hội nghị bộ trưởng Mỹ - ASEAN…

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa đến thăm Việt Nam, trong đó có ghé thăm một tàu Mỹ đang đậu trong cảng Cam Ranh. Panetta phát biểu rằng Mỹ trông đợi được tiếp cận nhiều hơn nữa đến các cơ sở như vậy.

Cũng hôm nay, hơn 1,200 thành viên quân sự và dân sự của nhiều quốc gia đang có mặt trên tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Hải quân Mỹ sẽ cập cảng Cửa Lò, Nghệ An, theo chương trình đối tác Thái Bình Dương 2012. Tàu Mercy sẽ cung cấp hỗ trợ dân sự và nhân đạo tại tỉnh Nghệ An trong 15 ngày, thực hiện các dự án về y tế, thú y, xây dựng.

Ảnh: Những lần đến Việt Nam của Hillary Clinton

Theo VNExpress

Hình như FPT đã gỡ bỏ tường lửa chặn blogspot.com, mọi ngày tôi không vào được bất kỳ blog có tên miền example.blogspot.com, Hôm nay không vượt tường lửa cũng vào được. Hay chỉ gở bỏ tạm thời cho bà H. Clinton thấy tự do internet ở Việt Nam ? Vibay và nhiều blog khác truyền thông ủng hộ lập trường của nhà nước Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển Đông, lưu trữ dữ liệu biển đảo Việt Nam. Không nên chặn các blog như Vibay blog vì chúng ta đang tuyên truyền chạy đua với Trung Quốc.
0

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?

07/6/12- Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.

LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội

Ngày 21 tháng 6, Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và buổi sáng cùng ngày, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay lập tức, ngày 23 tháng 6, Trung Quốc đã cho mời thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí trên khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc đã cho bốn tàu hải giám tiến hành diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã điều tàu cảnh sát biển để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền này.

Ngày 4-7, báo Thanh Niên trích lại tin của tờ Liên Hợp của Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên lửa mang số hiệu 827 đặt căn cứ tại thành phố thiều Quang, tỉnh Quảng Đông. Căn cứ này được trang bị tên lửa Đông Phong 16 có tầm bắn 1200km, trong khi khoảng cách từ Thiều Quang đến Hà Nội chỉ là 1000km.

Trung Quốc cũng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa.
Tờ Tin báo Hong Kong đánh giá thêm rằng việc xuất hiện thông tin thành lập lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên có ý nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm vào các bên có tranh chấp trên biển.

Bất kể một người Việt Nam nào còn một chút lương tâm và trách nhiệm với đất nước thì đều không khỏi lo lắng cho chủ quyền biển đảo của quốc gia, sinh mạng của ngư dân và của các chiến sĩ cảnh sát biển, hải quân đang bảo vệ lãnh hải.

Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham nhũng, các nhóm lợi ích đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết với nhau vơ vét của cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa chuẩn mực đạo đức xã hội…
Bên ngoài giặc bành trướng đang rình rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc.

Chiến tranh trên biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. An ninh, chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, về quan hệ bang giao quốc tế, đảng Cộng sản không có đồng minh, có một vài nước đồng chí thì họ cũng là đồng chí của Trung Quốc.

Tại sao cần đồng minh?

Ở châu Âu, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Anh, Đức, Pháp, Ý thì họ đều là đồng minh với nhau và là đồng minh với Hoa Kỳ. Các nước này không chỉ chia sẻ giúp đỡ nhau về kinh tế khi một thành viên nào đó gặp khó khăn.

Mà điều quan trọng hơn họ cùng nhau chia sẻ những lợi ích về an ninh, cùng nhau hợp tác để duy trì hòa bình và giải quyết các xung đột trên thế giới vì lợi ích của cả khối và lợi ích chung của cả nhân loại.

Mối quan hệ đồng minh này tạo nên sức mạnh to lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của mỗi quốc gia riêng lẻ. Khi có mối đe dọa nhằm vào bất kỳ thành viên nào của khối, thì họ sẽ tập chung toàn bộ sức mạnh về kinh tế, quân sự để bảo vệ lẫn nhau.

Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Họ đều xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và là đối tác của nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung. Cường quốc kinh tế và quân sự Ấn Độ cũng đang hướng đến xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

Trong cộng đồng Asean, Phillipines là đồng minh của Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ đồng minh đó là khi một bên bị đe dọa, bị tấn công bằng quân sự, thì quốc gia đồng minh có trách sử dụng mọi tiềm lực quân sự để bảo vệ đồng minh của mình.

Điều này khác xa so với mối quan hệ bạn bè hay đối tác chiến lược. Khi một nước là bạn bè hay đối tác chiến lược bị tấn công quân sự thì nước kia cùng lắm thì họ cũng chỉ lên tiếng bênh vực về mặt ngoại giao.

Thực tế cho thấy là có nhiều nước đang là đối tác chiến lược của nhau những vẫn đang đe dọa lẫn nhau và sẵn sàng xung đột với nhau.

Rõ ràng việc các quốc gia có cùng lợi ích xây dựng mối quan hệ đồng minh với nhau là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ làm cho sức mạnh của mỗi quốc gia thành viên được nhân lên trong việc bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình.

Đồng minh để bảo vệ chủ quyền


Trong điều kiện của đất nước chúng ta, việc lựa chọn đối tác để xây dựng mối quan hệ đồng minh là hết sức cần thiết. Việc chúng ta xây dựng mối quan hệ đồng minh không phải nhằm mục đích để chống lại các quốc gia khác. Mà mục đích chỉ tăng cường sức mạnh của quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình và của nước đồng minh.

Việt Nam muốn có được mối quan hệ láng giềng hữu nghị và bình đẳng với Trung Quốc đồng thời bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của chúng ta ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải dựa vào hai trụ cột trong quan hệ quốc tế:

Một là xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, dựa vào đó mở rộng quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Khi có quan hệ đồng minh với các nước trên, chúng ta sẽ mua được và nhận được sự giúp đỡ về trang thiết bị quân sự tiên tiến và hiện đại, sự hỗ trợ trong huấn luyện, cung cấp và trao đổi thông tin.

Có mối quan hệ đồng minh, chúng ta không chỉ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, mà chúng ta sẽ có mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế mạnh mẽ. Nhờ vào mối quan hệ đồng minh mà kinh tế, thương mại của chúng ta cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.

Hai là, dựa vào quan hệ đồng minh với các cường quốc nói trên. Chúng ta sẽ nâng cao được sức mạnh quân sự và có thể trở thành quốc gia lãnh đạo trong cộng đồng Asean trong lĩnh vực quân sự. Chúng ta sẽ cùng với các quốc gia có chung lợi ích trong Asean xây dựng mối quan hệ về quân sự gắn bó hơn. Từ đó có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích chung trên biển Đông.

Như vậy dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với cộng đồng Asean, chúng ta sẽ nâng cao được tiềm lực quốc phòng và phát triển kinh tế. Nhờ đó chúng ta mới có thể duy trì được hòa bình và bảo đảm được quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc.

Việt Nam có mất chủ quyền quốc gia khi có quan hệ đồng minh với các nước lớn?

Chắc chắn là không. Thực tế của các mối quan hệ đồng minh trên thế giới cho thấy rằng các nước đồng minh không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chủ quyền quốc gia của các nước thành viên luôn được tôn trọng măc dù có quân đội của nước này đóng trên lãnh thổ của nước khác.
Tại sao Việt Nam phải chọn Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ đồng minh?

Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta thấy được đó là cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều có chung lợi ích với nhau trên biển Đông: Với Việt Nam là chủ quyền quốc gia và lợi ích kinh tế; với Hoa Kỳ là tự do hàng hải, lợi ích kinh tế và vai trò cường quốc trong khu vực. Hai nước không có bất kỳ tranh chấp hay mâu thuẫn nào trên khu vực này.

Điều quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ thực sự mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước Việt Nam dân chủ. Gần đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã tới thăm quân cảng Cam Ranh, và mong muốn quân cảng này cung cấp dịch vụ cho quân đội Hoa Kỳ.

Chúng ta cùng nhìn ra thế giới thì thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ.

Trở ngại chính


Phần cuối bài viết bàn về chính trị, nếu bạn quan tâm thì nhấp vào đây để xem tiếp trên BBC
0

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Global Insider: VN tìm kiếm quân bị Mỹ để lắp khoảng trống quân sự

Biên tập viên, Global Insider, 06/6/2012.

07/6/12- Trong tháng Sáu, Việt Nam đã yêu cầu Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam phục vụ việc nâng cấp quân sự đang diễn ra. Trong một cuộc phỏng vấn thư điện tử, Carlyle A. Thayer, giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, thảo luận về hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.


Tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ

WPR (Worldpoliticsreview): kích thước phạm vi, hiện tại và khả năng của quân đội Việt Nam là gì, và khoảng trống lớn đang cần phải lắp kín là gì?

Carlyle A. Thayer: Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA - Vietnam People's Army) có tổng số 482.000 lực lượng chính, bao gồm bộ binh (412.000), hải quân (40.000) và phòng không không quân (30.000). Các lực lượng vũ trang cũng bao gồm 40.000 Lực lượng Cảnh sát biên phòng vững mạnh bán quân sự và lực lượng dự trữ ước tính khoảng 5.000.000. (*)

VPA vẫn còn là một lực lượng được đánh giá tốt trên quy mô bốn điểm (yếu, trung bình, tốt, rất tốt) trong khả năng của mình để bảo vệ lãnh thổ, công bằng trong khả năng của mình để bảo vệ lãnh thổ và công bằng trong khả năng để thực hiện vai trò như cảnh sát khu vực. Các nỗ lực hiện đại hóa VPA là không thay đổi so với những dự đoán tới năm 2015. VPA hiện đang được đánh giá là yếu trong hoạch định quốc phòng chiến lược, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra dự kiến ​​sẽ nâng lên trung bình vào năm 2015.

Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân và phát triển năng lực để tiến hành các hoạt động chung trong lĩnh vực hàng hải của mình.

WPR: Đối tác chính của Việt Nam và vũ khí quốc phòng, các nhà cung cấp là ai?

Thayer: Nga là nhà cung cấp các loại vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua hai tiểu đoàn S-300PMU-1 (12 phương tiện phóng) phòng không, hai tiểu đoàn tên lửa Bastion phòng thủ ven biển, 20 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, sáu tàu tuần tra lớp Svetlyak, hai tàu khu trục tên lửa lớp Gepard và các loại tên lửa chống tàu của Nga. Việt Nam dự kiến ​​sẽ được cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu vào năm 2014.

Ukraine, Ấn Độ, Israel và Cộng hòa Séc là những nhà cung cấp vũ khí chính tiếp theo. Trong một diễn biến mới, Việt Nam giành được hợp đồng mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan (Nguyên văn: In a new development, Vietnam is acquiring four Sigma-class corvettes from the Netherlands).

WPR: Khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và những gì tác động ngay lập tức ?

Thayer: Trong năm 2007, chính quyền George W. Bush sửa đổi qui chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Hạn chế về vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng cho các lực lượng mặt đất trong kiểm soát đám đông. Tất cả vũ khí gây chết người và nhiều dịch vụ quân sự vẫn bị cấm.

Chính quyền Obama đã thể hiện rõ ràng đối với Việt Nam rằng vấn đề nhân quyền vẫn còn là một trở ngại chính. Vào tháng Giêng, khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman đến thăm Hà Nội, họ (Việt Nam) đã đưa ra một "danh sách mong muốn" các thiết bị quân sự. Họ (Việt Nam) nói rõ ràng tại một cuộc họp báo rằng họ phản đối việc bãi bỏ các hạn chế vũ khí kèm theo cải thiện nhân quyền. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Hà Nội vào tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu Mỹ bãi bỏ tất cả các hạn chế, theo Hãng thông tấn ITAR. Panetta đã thông qua trong một thông điệp.

Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, Việt Nam rất có thể sẽ tìm kiếm để có được radar ven biển, tên lửa phòng thủ bờ biển, máy bay tuần tra hàng hải và phụ tùng cho vũ khí tồn kho mà Việt Nam thu được trong chiến tranh.

(*): Một vài số liệu trong ý kiến của ông Thayer đã lạc hậu. Ví dụ: Hải quân Việt Nam có hơn 42 nghìn quân chứ không phải 40 nghìn, 23 hoặc 24 chiếc SU-30MK2 chứ không phải 20,...

Nguồn: WPR
1

"Có vẻ Mỹ đã giành chiến thắng cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam"

07/6/2012- Tác giả Chris Powell, biên tập viên và quản trị Tạp chí Journal Inquirer ở Manchester.

Bài đăng này không nhằm mục đích chính trị, mà nhằm tạo thêm 1 cái nhìn để tham khảo.

Bất kỳ người Mỹ nào đã trải qua chiến tranh Việt Nam có thể phải tự hỏi những gì mình đã đạt được cuối cùng sau cuộc chiến khi lang thang một vài ngày trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Sài Gòn. Trong khi Sài Gòn đã, từ năm 1975, là một phần của những gì Việt Nam tự gọi mình là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng chứng duy nhất của một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa là ngăn chặn một số các trang mạng xã hội như Facebook (*), có thể được sử dụng để kích động chính trị. Các đặc tính vượt trội của Sài Gòn là khu vực thương mại tư nhân - cửa hàng ở khắp mọi nơi, một số hiện đại, bao gồm, tất nhiên, thức ăn nhanh nhượng quyền thương mại, ngân hàng và các công ty bảo hiểm.


Chế độ xã hội chủ nghĩa hay cộng sản dường như đã trở thành các chế độ độc tài cánh hữu, trong đó mọi người được tự do để kiếm tiền, chỉ cần không gây rắc rối.

Nhưng ngay cả khi Facebook bị chặn, bao nhiêu người thực sự sẽ được kiểm soát khi gần như tất cả mọi người điều có 1 điện thoại di động và xe máy, quảng cáo sản phẩm phổ biến đến người tiêu dùng, cơ quan chính phủ không không mở rộng kiểm soát giao thông trên các đường phố hoang dã và thiếu quản lý của chính phủ?

Những người trẻ mặc áo thun với hình minh họa và thần tượng bằng tiếng Anh. Trong quán cà phê, họ trông giống hệt các cư dân của bất kỳ quán Starbucks nào tại Hoa Kỳ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế có nhiều bảng hiệu bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Một ngân hàng xây dựng ở trung tâm thành phố được bao bọc với các mã cổ phiếu chứng khoán điện tử hiển thị giá cổ phiếu trực tiếp sinh động.

Với gần 21.000 đồng/ 1 đô la Mỹ, đồng Việt Nam là tiền tệ tồi tệ nhất của thế giới, như thích hợp với một "nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa", nhưng điều đó rất ít trở ngại cho người dân. Đối với bất cứ điều gì quan trọng, họ sử dụng đô la, vàng, ngoại tệ gần như dùng cho tất cả các giao dịch bất động sản. Chính phủ cố gắng hạn chế nhập khẩu vàng nhưng thương nhân trốn tránh các quy tắc và chính phủ từ chối để trừng phạt họ bằng những viên đạn.

Mỹ nhận được sự đón tiếp thân thiện, đất nước này đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh với các nước lớn - Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc, không chỉ Hoa Kỳ - cựu thù mà sự oán giận được bỏ qua. Và đối với hầu hết dân số, các cuộc chiến tranh chỉ là sách vở trong lịch sử.

Tất nhiên các vùng nông thôn vẫn là Đông Dương cũ với những cánh đồng lúa, con trâu, tiếng gà trưa và những khu nhà mái lá. Nhưng có phải điều này thực sự là Mối đe dọa màu đỏ khi mà, 45 năm trước đây, người ta nói California đã được che chở? (bây giờ phá sản, ai muốn California ?)

Trong khi vùng nông thôn dường như không thay đổi kể từ khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Sài Gòn có vẻ như phía Mỹ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến, nó đã tiếp tục phát triển hiệu quả hơn thông qua sự giao lưu văn hóa. Thật vậy, trên chuyến xe buýt từ Sài Gòn sang Campuchia, màn hình trên xe đã phát một bộ phim khủng khiếp "Rambo", trong đó Sylvester Stallone tàn sát những người lính Việt Nam để giải phóng tù nhân Mỹ được cho là bị lãng quên trong chiến tranh chống Mỹ. Bộ phim được phụ đề bằng tiếng Việt. Ai trên xe buýt là đối tượng xem phim ngoại trừ hành khách người Mỹ.

Sau khi đánh bại chế độ hỗ trợ Mỹ ở Nam Việt Nam, tiếp theo Cộng Sản Việt Nam đã đi đến chiến tranh, vào năm 1978, không phải với Hoa Kỳ nhưng với láng giềng Cộng sản Campuchia của họ, làm nước đó chịu tử đạo và thế giới ủng hộ lật đổ chế độ diệt chũng Khmer Đỏ. Để trả đũa, Trung Quốc, liên minh với Khmer Đỏ, đã xâm chiếm Việt Nam trong một vài tuần. Tháng trước, dường như người ta đã nhìn thấy một sự phân biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc, đoàn đại biểu quân sự của Mỹ thăm Việt Nam trong việc theo đuổi các đặc quyền sử dụng các cảng hải quân.

Không phải sự trớ trêu này có nghĩa rằng những người lính Mỹ từng phục vụ ở Việt Nam là hoàn toàn vô ích. Mỹ đã triển khai tệ hại, họ duy trì khả năng quốc phòng của đất nước chỉ để lãng phí bởi một chính phủ vùng và ngu ngốc, những người tiền nhiệm của họ đã lãng phí ở Iraq và Afghanistan trong những gì đã trở thành mặc cả giữa Chính phủ và người dân , trong đó chính phủ được phép thực hiện bất kỳ cuộc phiêu lưu ngu ngốc ở nước ngoài hoặc "xây dựng đất nước" nhưng mọi người không phải chịu đựng chiến tranh thuế và dự thảo quân sự.

-------------

(*): Tác giả không biết là Việt Nam đã gỡ bỏ tường lửa chặn Facebook.

Nguồn: ctpost.com
0

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già ?

26/6/12- Greg Torode, giám đốc phóng viên châu Á, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Trung Quốc| Greg Torode/South China Morning Post

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ


Lối 'Ngoại giao kiểu du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.

Dù bằng cách nhìn nào thì đấy cũng là chiến công hiển hách với một đất nước, so với các láng giềng có thể thiếu những tầng lớp kỹ trị, nhưng vẫn đầy những thu hút có tính chiến lược. Ngay cả các học sinh cũng chìm ngập trong lịch sử và chiến thuật của những chiến thắng chống lại kẻ thù lớn hơn mình nhiều, với các trận chiến chống lại chiếm đóng của Trung Quốc trong thời cổ đại và những cuộc chiến của Việt Nam trong thế kỷ 20 chống lại thực dân Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ và sau đó là Trung Quốc (một lần nữa).Tuy nhiên, chiến trường của Thượng tướng Vĩnh là trên các mối quan hệ quốc tế và những biến động của khu vực đang thích ứng với sự gia tăng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ông đã nổi lên từ bóng tối của những năm tháng trong khuôn khổ bộ máy tình báo quân sự của Việt Nam để vận động ngành ngoại giao quân sự của mình, một cái gì đó mới lạ đối với một trong những tổ chức bí mật nhất của khu vực.

Với Hà Nội, điều đó có nghĩa là cố gắng để cùng lúc cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc , Mỹ, và các cường quốc lớn khác, tất cả để củng cố những tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam trong cuộc tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông.

Hai năm trước, ông đã di chuyển ngang dọc, xuôi ngược trong khu vực để mang lại thành quả là cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Đông Nam Á với các đồng nghiệp từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Nga - một cuộc họp chính thức sẽ được tổ chức mỗi ba năm. Đấy cũng là một bước đầu tiên có thể có trong một thỏa thuận an ninh có ý nghĩa nhằm giữ được hòa bình trong một khu vực nguy hiểm.

Gần đây hơn, Vĩnh đã năng nổ, gẵp gỡ hội họp với hàng chục quan chức quân sự khu vực và các phái viên nước ngoài. Đầu tháng này, ông giúp tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng cấp của mình. Tuần trước, ông đã gặp Xuanyou Kông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong một cuộc họp kín tại Việt Nam.

Ngay cả khi hai bên cùng làm việc để thúc đẩy sự hợp tác, một cuộc khẩu chiến từ các khẳng định chủ quyền ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Những ngày gần đây cũng đang chứng kiến việc các quan chức Trung Quốc và Việt Nam chống đối nhau về vấn đề này.

Những sắc thái đằng sau sự xử lý của tướng Vĩnh về tình hình quốc tế ngày càng phức tạp của Việt Nam hiển hiện rất rõ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Sunday Morning Post trước chuyến thăm của Panetta, khởi sự qua cuộc trở lại lịch sử đến cảng chiến lược của Vịnh Cam Ranh. Vĩnh đặt nhiệm vụ của Panetta trong bối cảnh của một sự thận trọng cùng mối quan hệ dần cải thiện với kẻ cựu thù, và dù cho những căng thẳng trong những năm gần đây, lại có vẻ như vẫn ca ngợi các liên kết quân sự với Bắc Kinh hơn.

"Cả hai nước đều nhận thức được rằng việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng có thể ngăn chặn được sự đối đầu và xung đột," ông đã tuyên bố, sau khi nói rằng các quan hệ quân sự đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Trung-Việt.

Sau đó ông nói về một mong muốn "rất kiên quyết " để bảo vệ chủ quyền và củng cố một "mối quan hệ bình đẳng ".Vào những lúc khác, ông đã quyết liệt gai góc hơn. Hai năm trước, trong hội nghị ở Singapore ông tuyên bố rằng Việt Nam có tất cả khả năng để tự bảo vệ mình. Năm ngoài, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt công bố "cam kết long trọng" về ý định hòa bình của Trung Quốc, ông cảnh báo rằng nếu "bất cứ bên nào leo thang tranh chấp chúng tôi sẽ không chỉ đứng nhìn".

Không ngạc nhiên, khi hiện nay việc quan sát Vĩnh là một mối chú tâm đang gia tăng giữa các phái viên và các nhà phân tích quân sự trong khu vực khi họ cố gắng tìm hiểu lập trường của ông. Ông nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn hay Mỹ ? Với một cái nhìn vững vàng và biểu hiện hơi buồn, các tính cách của ông không cho biết gì nhiều hơn. Ông nói trong một phong cách chính xác, cẩn thận từng câu và sẽ trả lời loại câu hỏi vặn vẹo bằng một sự im lặng, gật gù nhẹ nhàng một cách ranh mãnh. Những điếu thuốc châm đốt liên tục cho thấy sự căng thẳng đàng sau vẻ bình tĩnh bên ngoài của mình. Vinh còn được biết đến với cánh thư giãn những cuộc đàm đạo dài bằng rượu whisky.

Một phái viên nước ngoài nói rằng Vinh, rất khác với những công chức nghiêm khắc, là một nhà tư tưởng sâu sắc, khá chuẩn bị sẵn sàng để thách thức sự khôn ngoan bằng tính hợp lý hơn là tín điều. Sắc sảo, ông có thể vui tính, thông minh và hấp dẫn trong khi không tiết lộ gì nhiều.

Một cáp ngoại giao bí mật của Mỹ do WikiLeaks công bố có nói đến các nghi vấn về quan điểm và sự vươn lên của Vinh. Bản báo cáo được viết bởi Michael Michalak, Đại sứ Mỹ lúc ấy tại Hà Nội vào đầu năm 2010, lưu ý Vinh từng có một quan điểm lành tính về Trung Quốc trong các cuộc thảo luận với người Mỹ, lưu ý rằng Bắc Kinh có thể là một động lực cho sự ổn định của khu vực. Nhưng báo cáo này cho biết thêm: "Vinh đã rõ ràng bác bỏ các tuyên bố mở rộng của Trung Quốc trong Biển Đông, khi nhấn mạnh, đã khẳng định rằng Việt Nam "biết làm thế nào để chiến đấu và giành chiến thắng" và sẽ "làm những gì cần thiết để bảo vệ lãnh thổ của mình".

"Nếu Vinh là con cò mồi của Trung Quốc, ông là người ẩn nấp giỏi," bản báo cáo kết luận.

Tuy nhiên, vấn đề của việc ông có thể nghiêng về phía nào che khuất một điểm quan trọng. Như một trong những phái viên nước ngoài mô tả: "Ông toát ra quyền lực, tính chuyên nghiệp và luôn luôn tìm kiếm để thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam".

Một phần sự bi ẩn được xây dựng xung quanh Vinh, có nguồn từ lịch sử. Nhân vật 55 tuổi này được liên kết với những ngày đầu cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam qua người cha quá cố của mình, Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Thanh là vị tướng cao cấp thứ hai của Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người cha sáng lập quân đội của đất nước. Trong việc chỉ huy các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam chống lại Miền Nam Viêt Nam được Mỹ hậu thuẫn, Thanh liên tục thuc đẩy sự tham dự toàn diện chống lại Hoa Kỳ khi họ xây dựng lực lượng của mình vào giữa những năm 1960 - một chiều hướng đã đem đến cuộc đọ sức chống lại Giáp thận trọng hơn và các cán bộ chính trị lãnh đạo khác tại Hà Nội.

Sau một cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ, Thanh, xuất thân từ thành phần nông dân gian khổ, đã giành được phê duyệt để khởi động tấn công trên toàn miền Nam, một sự việc sau đó đã trở thành cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 - sự kiện mà các sử gia hiện đại đã mô tả như là một thất bại quân sự lớn, nhưng là một chiến thắng về chính trị cho Hà Nội khiến đã thay đổi quá trình của cuộc chiến tranh, hủy hoại ý chí của Mỹ. Tuy nhiên, Thanh, đã không còn sống để nhìn thấy thành công ấy, ông chết vì một cơn truỵ tim vào năm 1967.

Dù quá khứ lịch sử ấy phủ bóng nặng nề, nhiều suy đoán xung quanh Vĩnh bắt nguồn từ những năm ông làm việc trong tình báo quân đội, đặc biệt là Tổng cục 2 đáng sợ - một bộ phần từng là chủ đề của những âm mưu nội bộ đáng kể trong giới chính trị chặt chẽ của Việt Nam.

Tướng Giáp, hiện 102 tuổi và là nhân vật cao tuổi lâu đời nhất, đã là những người từng đặt câu hỏi về quyền hạn ở phía sau, sự thiếu vắng về giải thích và động lực của những sự việc trên, khiến đã nâng cao triển vọng của một mối hận thù gia đình có tính lịch sử. Dù Vinh không còn đứng đầu bộ phận tình báo này - đưa các nghi vấn đến việc ông đã thực sự còn mạnh mẽ ra sao - năm ngoái ông được chính thức thăng chứcvào Ủy ban Trung ương đảng. Di chuyển đó dường như để chính thức hóa ảnh hưởng đáng kể của ông và có thể đưa ông vào cuộc chay đua cho các chức vụ cao hơn.

Các nhà Ngoại giao và phân tích khác tin rằng do căn bản quá khứ của ông trong ngành tình báo, chứ không phải trong chiến đấu, nên ông khó có thể là một bộ trưởng quốc phòng trong tương lai. Nhưng các vai trò chính trị - quân sự khác có thể cho thấy và dù ông tương đối còn trẻ, Vinh có thể là một ứng viên tương lai cho Bộ Chính Trị cầm quyền - một vị trí mà có thể không thể có được nếu không có kinh nghiệm trong Ủy ban Trung ương trước. "Ông ta đến từ bóng tối và là một phần của vòng lặp chính trị", một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết. "Nghĩa là nếu ông ta được phục vụ ở các vị trí cao hơn trong tương lai là quan trọng, và trong dài hạn có thể làm nhẹ bớt những lo ngại của những người phê bình ông".

Nguồn: http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2.....
3

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Mỹ huấn luyện chuyên viên Việt Nam nghiên cứu biển

ÐÀ NẴNG (NV),23/6/12 - Tàu nghiên cứu khoa học của Hải quân Hoa Kỳ đến Ðà Nẵng một tuần lễ để giới thiệu huấn luyện cho các giới chức khoa học Việt Nam về trang bị và phương pháp nghiên cứu hiện đại của ngành hải dương học.


Tàu nghiên cứu khoa học Roger Revelle của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Ðà Nẵng sáng 22 tháng 6, 2012. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Ðây là lần đầu tiên tàu khảo cứu USNS Roger Revelle đến Việt Nam không chỉ là một cuộc thăm viếng kéo dài một tuần lễ bắt đầu từ ngày 22 tháng 6, 2012 mà để huấn luyện cho các nhà khoa học tại Việt Nam.

Infonet.vn nói rằng “Ðây là chuyến thăm được thực hiện theo ‘Chương trình nghiên cứu hợp tác chung về hải dương học biển Ðông Việt Nam và tương tác biển và lục địa’ giữa Bộ Khoa Học-Công Nghệ Việt Nam và Văn Phòng Nghiên Cứu Hải Quân Hoa Kỳ”.

Tuy là tàu của Hải quân Mỹ nhưng lại do viện đại học UC San Diego quản trị.

“Trong một tuần, 6 giáo sư hàng đầu về lĩnh vực hải dương học trên tàu Roger Revelle sẽ đón các nhà khoa học Việt Nam lên tham quan, tìm hiểu các trang thiết bị, cách bố trí trang thiết bị nghiên cứu. Ðồng thời tiến hành hai nhóm tập huấn cách sử dụng các trang thiết bị này và thực hiện các cuộc nghiên cứu cho 44 nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực hải dương học của Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu biển.” Infonet viết.

Dịp này “tàu Roger Revelle cũng sẽ đón đoàn khách VIP (do phía Hoa Kỳ mời) gồm đại diện lãnh đạo các bộ khoa học công nghệ, công an, tài nguyên-môi trường, các chuyên gia nghiên cứu biển Ðông của Tổng Cục Biển và Hải Ðảo, Viện Hải Dương Học, các viện nghiên cứu, trường đại học có liên quan của Việt Nam lên tham quan tàu.”

Tuy là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3,200 km, Việt Nam chỉ có một cơ quan nghiên cứu hải dương học duy nhất là Viện Hải Dương Học ở Nha Trang vốn là Hải Học Viện ngày trước được phát triển thêm. Ðây chỉ là một nơi trưng bày các mẫu sinh vật biển vừa triển lãm kiếm tiền vừa nghiên cứu nhưng không có tàu nghiên cứu trang bị tối tân.

Cách đây hai năm, một tàu khảo cứu đại dương khác của Mỹ, USNS Bruce Heezen cũng đã đến Ðà Nẵng. Tàu này tới khảo sát các vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên và Quảng Nam trong một thỏa thuận tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Các tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ có trang bị máy thăm dò đáy biển ở độ sâu tới 12km nên có thể tìm được các máy bay bị rơi nằm sâu dưới biển. (T.N.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=150915&zoneid=1
0

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Mỹ - Việt cam kết về an ninh khu vực

21/6/12- Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Andrew Shapiro đã đem lại cam kết Mỹ – Việt về an ninh khu vực và lời khẳng định một lần nữa quan điểm rằng “an toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.


USS Blue Ridge ở Tiên Sa hôm 24/4: một chỉ dấu của quan hệ Mỹ Việt tiến triển mạnh

Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố hôm 20/6 tại Hà Nội nói ông Shapiro đã cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Lương Minh họp về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu.

Chuyến đi cũng được đáng giá là phản ánh “mức độ sâu rộng của mối quan hệ ngày càng phát triển giữa hai nước” về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực an ninh và quân sự.

Trong hai ngày 19-20 tháng 6, ông Shapiro cùng phái đoàn Hoa Kỳ đã bàn với giới chức Việt Nam về các vấn đề an ninh, quân sự và chính trị, bên cạnh chủ đề nhân quyền, tìm kiếm và hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh trước đây.

Chuyến thăm của ông Shapiro, không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến Cam Ranh và Hà Nội, nằm trong khuôn khổ Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt - Mỹ thường niên lần thứ 5.

Theo báo chí hai bên, quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam "khẳng định lợi ích chung trong việc nâng tầm quan hệ đối tác như đã thảo luận trong Đối thoại lần thứ 4 tại Washington D.C. vào tháng 6 năm 2011".

Mỹ bán vũ khí


Ông Shapiro đến Việt Nam không lâu sau chuyến
thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta
Một trong những vấn đề vướng mắc cho tới gần đây trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt là nhu cầu của Hà Nội muốn nhận được quyền mua vũ khí sát thương từ Hoa Kỳ.

Trả lời BBC Tiếng Việt hồi đầu tháng 6, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói "việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mang ý nghĩa biểu tượng...tạo tin tưởng rằng Mỹ tôn trọng Việt Nam".

Quan điểm của nhiều giới tại Hoa Kỳ là Washington chưa thể bán vũ khí sát thương cho Hà Nội vì 'hồ sơ nhân quyền tổ̀i tệ'.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nói "cho tới nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ", còn Đại tướng Phùng Quang Thanh được báo chí trích lời từng nói là Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội và bổ sung các nguồn vũ khí Mỹ thu được sau chiến tranh.

Báo chí hai nước không nói gì về chủ đề 'vũ khí' này khi đề cập đến chuyến đi của ông Shapiro, một người từng đánh giá ý nghĩa của các hợp đồng vũ khí của Hoa Kỳ bán ra nước ngoài, từ góc độ của Bộ Ngoại giao.

Trước khi nắm chức Trợ lý Ngoại trưởng, ông có thời gian dài làm cố vấn về quốc phòng cho bà Hillary Clinton khi bà làm Thượng nghị sĩ.


Hoa Kỳ chính thức chưa bán
vũ khí sát thương cho Việt Nam
Truyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ nói chuyến thăm của ông Shapiro gồm cả phần về 'thương mại quân sự'.

Gần đây, các báo quốc tế trích lời ông nói về các hợp đồng hàng chục tỷ USD, gồm cả chiến đấu cơ, trực thăng và các loại vũ khí sát thương Hoa Kỳ bán cho các nước châu Á.

Ông Shapiro được trích lời nói về con số kỷ lục cho ngành vũ khí Mỹ nhờ các hợp đồng bán cho Ả Rập Saudi, Ấn Độ và Nhật Bản chỉ trong năm 2011.

Hà Nội là trạm dừng chân đầu tiên và cũng là chặng dừng chân chính trong chuyến công du Đông Nam Á của ông Shapiro từ ngày 19 đến ngày 22/6, tới Brunei và Thái Lan, nơi Hoa Kỳ nói đang muốn quay lại sử dụng căn cứ hải quân U-tapao, từng có vị trí quan trọng thời Chiến tranh Việt Nam.

Báo Thái Lan gần đây nói Hoa Kỳ đề xuất với chính phủ của nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra rằng họ muốn dùng căn cứ U-tapao cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như nghiên cứu khí hậu toàn cầu.

Được biết ông Andrew Shapiro cũng sẽ bàn với phía Thái Lan về các cuộc tập trận chung.

Các chuyển biến ngoại giao của Hoa Kỳ với vùng Đông Nam Á được cho là nằm trong chiến lược 'xoay chuyển' trọng tâm quân sự và an ninh hàng hải của Washington về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120620_us_vn_commitment.shtml
0

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

CCTV: ‘VN sẽ không cho Mỹ vào Cam Ranh’

17/6/12- ‘Tâm điểm ngày nay’, một chương trình bình luận thời sự quốc tế của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đã có một buổi bàn về việc Hoa Kỳ tăng cường quan hệ quân sự với một số nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Quân cảng Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược đối với việc chuyển trọng tâm của Mỹ sang Thái Bình Dương

Buổi phát sóng kéo dài 30 phút hôm thứ Tư ngày 13/6 trên kênh Hoa ngữ CCTV4 đã mời các ông Doãn Châu, giáo sư của Học viện Quốc phòng trực thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và ông Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, để bàn về chủ đề này dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình Lỗ Kiện.

Khi được hỏi liệu Việt Nam có mở cửa Vịnh Cam Ranh cho quân đội Mỹ hay không, ông Doãn nói mặc dù phía Mỹ đang mong muốn điều này nhưng phía Việt Nam sẽ không đáp ứng vì nước này biết rằng Mỹ vẫn đang tìm cách lật đổ chế độ cộng sản của họ và ủng hộ để thành lập một chính phủ thân Mỹ.

Ông Nguyễn thì cho rằng mặc dù Hoa Kỳ có thể mong muốn có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương’, những nước này sẽ không hoàn toàn sẵn sàng cho Mỹ lợi dụng để kiềm chế Trung Quốc vì điều này sẽ gây tác hại đối với nền kinh tế quốc gia của họ do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ mà họ đang có với Trung Quốc.

Vành đai chữ C

Đề cập đến nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ muốn lôi kéo các nước như Việt Nam và Ấn Độ, Lỗ Kiện hỏi các vị khách rằng liệu có phải Hoa Kỳ đang muốn tạo một vành đai hình chữ C để khống chế Trung Quốc hay không.

GS Doãn trả lời rằng ông tin rằng Mỹ không cố gắng làm điều này cũng như sẽ không có khả năng thực hiện trong tương lai. Theo ông Doãn thì mối quan hệ tốt đẹp cả về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc với các nước Asean, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc cho thấy một sự gọng kìm như thế là không tồn tại.

Ông cũng cho rằng việc Mỹ quay trở lại châu Á là chỉ để củng cố mối quan hệ đã bị suy yếu với các quốc gia trong khu vực do họ đã tập trung vào các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq trong thời gian qua.

Còn ông Nguyễn Tông Trạch nói với việc triển khai quân ở Nam Hàn, Nhật Bản và Úc thì Mỹ đang tạo thành một gọng kìm hình lưỡi liềm để kiềm chế Trung Quốc mặc dù ông cũng nói thêm rằng ông nghi ngờ tính hiệu quả của một thế trận như thế có khả năng kiềm chế được Trung Quốc hoàn toàn.


Ông Panetta đã đề đạt với Hà Nội mong muốn được sử dụng cảng Cam Ranh

Trong trường hợp Ấn Độ, ông Nguyễn nhận định nước này luôn muốn có một đường lối đối ngoại độc lập và không muốn được xem như là một con cờ của Mỹ. Còn các quốc gia khác ông cũng cho rằng họ chỉ muốn được lợi từ cả Mỹ và Trung Quốc.

Phòng thủ tên lửa

Chương trình hôm 13/6 cũng thảo luận cuộc tập trận chống tàu ngầm của ba nước Mỹ, Nhật, Úc mà một số người cho là nhằm vào lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong khu vực.

GS Doãn Châu thừa nhận rằng cuộc tập trận chống tàu ngầm này có thể ở mức độ nào đó là nhằm vào Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng hơn là nhằm vào Nga vì các tàu ngầm hạt nhân của Nga là mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ so với tàu ngầm Trung Quốc.

Còn ông Nguyễn thì nói cuộc tập trận này là một cuộc thử nghiệm chiến lược nhiều hơn là việc thực thi một chiến lược có sẵn để kiềm chế Trung Quốc.

Về các tin tức cho rằng Hoa Kỳ đang xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với việc họ đang triển khai các hệ thống phòng chống tên lửa ở Nhật, Hàn Quốc và Úc, ông Doãn nhìn nhận có khả năng hệ thống này nhằm vào Trung Quốc vì nước này có công nghệ tên lửa tiên tiến nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng mối đe dọa trực tiếp nhất đối với Mỹ ở khu vực vẫn là Bắc Hàn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120617_cctv_discusses_camranh.shtml
0

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Phỏng vấn giáo sư Carl Thayer về quan hệ Việt -Mỹ

16/6/12- Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam.


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.

VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?

Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”

VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?

Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”

VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?

Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”

VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?

Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”

VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?

Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”

VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?

Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”

VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?

Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”

Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.

http://www.voatiengviet.com/content/quan-he-my-viet-va-chuyen-di-vietnam-cua-bo-truong-quoc-phong-my/1211201.html
0