USS Blue Ridge ở Tiên Sa hôm 24/4: một chỉ dấu của quan hệ Mỹ Việt tiến triển mạnh
Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố hôm 20/6 tại Hà Nội nói ông Shapiro đã cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Lương Minh họp về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu.
Chuyến đi cũng được đáng giá là phản ánh “mức độ sâu rộng của mối quan hệ ngày càng phát triển giữa hai nước” về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực an ninh và quân sự.
Trong hai ngày 19-20 tháng 6, ông Shapiro cùng phái đoàn Hoa Kỳ đã bàn với giới chức Việt Nam về các vấn đề an ninh, quân sự và chính trị, bên cạnh chủ đề nhân quyền, tìm kiếm và hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh trước đây.
Chuyến thăm của ông Shapiro, không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đến Cam Ranh và Hà Nội, nằm trong khuôn khổ Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt - Mỹ thường niên lần thứ 5.
Theo báo chí hai bên, quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam "khẳng định lợi ích chung trong việc nâng tầm quan hệ đối tác như đã thảo luận trong Đối thoại lần thứ 4 tại Washington D.C. vào tháng 6 năm 2011".
Mỹ bán vũ khí
Ông Shapiro đến Việt Nam không lâu sau chuyến
thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon PanettaMột trong những vấn đề vướng mắc cho tới gần đây trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt là nhu cầu của Hà Nội muốn nhận được quyền mua vũ khí sát thương từ Hoa Kỳ.
Trả lời BBC Tiếng Việt hồi đầu tháng 6, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói "việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mang ý nghĩa biểu tượng...tạo tin tưởng rằng Mỹ tôn trọng Việt Nam".
Quan điểm của nhiều giới tại Hoa Kỳ là Washington chưa thể bán vũ khí sát thương cho Hà Nội vì 'hồ sơ nhân quyền tổ̀i tệ'.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nói "cho tới nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ", còn Đại tướng Phùng Quang Thanh được báo chí trích lời từng nói là Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội và bổ sung các nguồn vũ khí Mỹ thu được sau chiến tranh.
Báo chí hai nước không nói gì về chủ đề 'vũ khí' này khi đề cập đến chuyến đi của ông Shapiro, một người từng đánh giá ý nghĩa của các hợp đồng vũ khí của Hoa Kỳ bán ra nước ngoài, từ góc độ của Bộ Ngoại giao.
Trước khi nắm chức Trợ lý Ngoại trưởng, ông có thời gian dài làm cố vấn về quốc phòng cho bà Hillary Clinton khi bà làm Thượng nghị sĩ.
Hoa Kỳ chính thức chưa bán
vũ khí sát thương cho Việt NamTruyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ nói chuyến thăm của ông Shapiro gồm cả phần về 'thương mại quân sự'.
Gần đây, các báo quốc tế trích lời ông nói về các hợp đồng hàng chục tỷ USD, gồm cả chiến đấu cơ, trực thăng và các loại vũ khí sát thương Hoa Kỳ bán cho các nước châu Á.
Ông Shapiro được trích lời nói về con số kỷ lục cho ngành vũ khí Mỹ nhờ các hợp đồng bán cho Ả Rập Saudi, Ấn Độ và Nhật Bản chỉ trong năm 2011.
Hà Nội là trạm dừng chân đầu tiên và cũng là chặng dừng chân chính trong chuyến công du Đông Nam Á của ông Shapiro từ ngày 19 đến ngày 22/6, tới Brunei và Thái Lan, nơi Hoa Kỳ nói đang muốn quay lại sử dụng căn cứ hải quân U-tapao, từng có vị trí quan trọng thời Chiến tranh Việt Nam.
Báo Thái Lan gần đây nói Hoa Kỳ đề xuất với chính phủ của nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra rằng họ muốn dùng căn cứ U-tapao cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như nghiên cứu khí hậu toàn cầu.
Được biết ông Andrew Shapiro cũng sẽ bàn với phía Thái Lan về các cuộc tập trận chung.
Các chuyển biến ngoại giao của Hoa Kỳ với vùng Đông Nam Á được cho là nằm trong chiến lược 'xoay chuyển' trọng tâm quân sự và an ninh hàng hải của Washington về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120620_us_vn_commitment.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét