Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ Nguyên Giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Võ Nguyên Giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Lực lượng nào bảo vệ mộ phần Đại tướng Võ Nguyên Giáp?


"Về phần mộ của Đại tướng, theo phong tục của người dân Quảng Bình, sau thời gian 3 ngày sẽ mở mộ phần để thắp hương cúng tế; sau đó gia đình mới chọn ngày đẹp để xây dựng".

Sau buổi chiều ly biệt (13/10), sang ngày 14/10, hàng nghìn người dân Quảng Bình và các địa phương vẫn tập trung về khu vực Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) viếng mộ phần Đại tướng.

Dọc con đường nhỏ kéo dài hơn 2km từ quốc lộ 1 vào Vũng Chùa, thi thoảng người dân lại trông thấy một vài chiếc ô tô hoặc 2-3 xe máy đang lao lên dốc vào Vũng Chùa.

Cho đến sáng nay, mặc dù, tuyến đường đến khu mộ phần của Đại tướng vẫn còn chưa hoàn thiện và khá bụi nhưng không phải vì thế mà cản được bước chân người dân tìm đến. Ngay từ đầu giờ sáng, hàng chục người dân đã vượt đường xa trở về nơi phần mộ của Đại tướng thắp hương tiễn biệt Người.


Bãi đỗ xe trong khu vực Vũng Chùa sáng nay lúc nào cũng có hơn chục chiếc xe dừng đỗ.

Nhìn từ bãi đỗ xe, khu mộ phần của Đại tướng nằm trên lưng chừng quả đồi quay mặt ra Đảo Yến. Dọc hai bên đường lối lên - xuống nơi đặt mộ phần Đại tướng, vòng hoa được xếp ken đặc. Sau khi leo lên một đoạn dốc khoảng 100m, với gần 20 bậc thang sẽ đến được nơi đặt khu mộ phần của Đại tướng.

Trên khu đất rộng khoảng 50m2 lưng chừng đồi, khu mộ phần của Đại tướng nằm hướng ra Đảo Yến, nơi có vũng Chùa nước trong xanh suốt bốn mùa. Tại đây, nơi mộ phần Đại tướng yên nghỉ, đang có 5-6 cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đứng gác và làm nhiệm vụ hướng dẫn người dân đến thắp nhang từ biệt Đại tướng.


Phần mộ nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhìn từ xa.

Một cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, việc bảo vệ mộ phần Đại tướng như thế nào hiện đang được bàn thảo. Tuy nhiên, sau khi tổ chức xong tang lễ vào chiều qua (13/10), Bộ trưởng Quốc phòng đã giao cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình tạm thời đảm đương việc trông coi phần mộ của Đại tướng trong thời gian bàn bạc biện pháp bảo vệ.

Cũng theo cán bộ này, để bảo vệ mộ phần của Đại tướng được chu đáo, hiện tại mỗi ngày có khoảng hơn 10 cán bộ và bội đội biên phòng được cắt cử để đứng bảo vệ trước phần mộ của Đại tướng và hướng dẫn người dân đến thắp hương tiễn biệt.


Người dân đến đặt hoa viếng Đại tướng sáng 14/10 dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình.

Cũng theo vị cán bộ này, những người được cắt cử trực trước mộ phần Đại tướng được chia theo ca, mỗi một ca diễn ra trong khoảng 1 tiếng.

"Về phần mộ của Đại tướng, theo phong tục của người dân Quảng Bình, sau thời gian 3 ngày sẽ mở mộ phần để thắp hương cúng tế; sau đó gia đình mới chọn ngày đẹp để xây dựng", vị cán bộ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết.

Nguồn: Soha News

--> Khu mộ Đại tướng được bảo vệ nghiêm cẩn 24/24
0

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Chúng ta học điều gì từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ?

TT - Tôi nhìn thấy rất đông bạn trẻ trong đoàn người đang xếp hàng dài viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi cũng nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ treo những status tiếc thương Đại tướng, đổi avatar bằng những tấm hình Đại tướng với lòng ngưỡng mộ và thành kính.


Các bạn trẻ TP.HCM viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hội trường Thống Nhất ngày 12-10 - Ảnh: Minh Đức

Và tự hỏi vì sao giới trẻ VN lại quan tâm và tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến vậy? Cuộc đời ông đã để lại cho họ những bài học gì?

1. Lòng yêu nước. Điều cao cả nhất ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đây, được hun đúc và tôi luyện nên một tinh thần mẫn tuệ trong ông. Lòng yêu nước đã cho ông quyết tâm: Đánh phải thắng. Và những mưu lược uyển chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”, hay “thần tốc, thần tốc hơn nữa” mà ông từng truyền đi được sáng tạo nên từ chính lòng yêu nước, từ chính tinh thần Tổ quốc, nhân dân là trên hết.

2. Kiên định một con đường. Từ tuổi thanh xuân đến tuổi xế chiều, từ vinh quang cho đến những khoảng lặng của đất nước và cuộc đời riêng, lúc nào Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nung nấu một lý tưởng, một con đường đã chọn. Sự kiên định ấy không chỉ giúp ông thành công, trở thành một vĩ nhân của VN và thế giới, quan trọng hơn còn giúp ông truyền lửa được cho quân đội, huy động được nhân dân vững tin đi cùng đất nước.

3. Luôn học hỏi và khiêm nhường. Là một nhà lãnh đạo nhưng ông thích hỏi nhiều hơn là thích chỉ đạo. Chính sự lắng nghe và học hỏi đó đã giúp ông tích lũy được tài năng, làm nên một nền khoa học quân sự được chứng minh bằng những chiến thắng lẫy lừng trước hai cường quốc quân sự Pháp và Mỹ, làm cả thế giới ngưỡng mộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm một người học trò xuất sắc của trường học cuộc đời. Kiến thức từ trường học ấy đã giúp ông trở nên vĩ đại. Và đây chắc chắn là bài học lớn, hữu dụng nhất với các bạn trẻ.

4. Sự kiên nhẫn. Cả đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lấy chữ nhẫn làm đầu. Chữ nhẫn ấy của Đại tướng, cũng như tài năng và sự kiên định, đã được thử thách qua những thăng trầm của đất nước và cuộc đời ông. Chữ nhẫn ấy càng toát lên khi ông là một con người nắm quyền lực và binh lực. Chính chữ nhẫn đã tạo nên một Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tầm vóc hơn người. Các bạn trẻ có thể học trong chữ nhẫn ấy ở ông để đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân và không dao động, hoang mang trước những xu thế, những sự tác động không tốt vào bản thân mình.

5. Cuộc sống thanh bạch. Cánh cổng căn nhà ông đã luôn rộng mở với nhân dân. Đại tướng đã cho thấy một hình ảnh gần như nhất quán trong cuộc sống riêng của mình từ những năm kháng chiến gian khổ sống với đồng bào cho đến khi là một Đại tướng lẫy lừng và đến lúc về hưu. Cuộc sống thanh bạch ấy cũng là một sự kiên định mà ai có đi qua cả những năm chiến tranh rồi hòa bình mới thấy không phải dễ dàng giữ được.

NGUYỄN CHƠN TRUNG, VIỄN SỰ ghi, Báo Tuổi Trẻ.

Vietnamnet: 7 điều các bạn trẻ có thể học được từ cuộc đời Đại tướng
0

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp


Tại Việt Nam sau vài ngày có nhiều bài tập trung vào các chiến tích quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), nay bắt đầu có các bài viết trên báo chí nói về giai đoạn ông bị thất sủng.

Trên trang PetroTimes, bài mới nhất của Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành công an nói về “một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình."

Tác giả nhắc lại rằng "thời ấy, cũng đã có câu vè chua chát về việc này”.
Đại tá Phong còn bình luận:

“Xưa có câu ‘điểu tận cung tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao”.

“Lại nữa, vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm,”

“Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám nói về vai trò của Đại tướng...”

Nhà báo Nguyễn Như Phong cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu phong”.

Một giai đoạn khác

Các nhà nghiên cứu bên ngoài đã viết nhiều về thời gian quan điểm của Tướng Giáp không được các lãnh đạo toàn quyền như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê Đức Thọ chấp nhận.

Nhưng tại Việt Nam, các bài viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các điểm son trong sự nghiệp của ông Giáp.

Nay, một số cây viết bắt đầu nhắc đến những giai đoạn này.

Chẳng hạn, từ tháng 1 năm 1980, Tướng Giáp không còn làm Bộ trưởng Quốc phòng dù vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai đoạn này trên trang giaoduc.net:

“Ngày ông không còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, người Quảng Bình buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông để hỏi cho ra mọi nhẽ “Vì sao Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì sao Bác không có ý kiến?”. Đó là sự thật.”

“ Và ông mỉm cười hiền từ: "Mình vẫn đang làm việc cho cách mạng đấy chứ. Bác Hồ nói, Dĩ công vi thượng”.

Nhưng các cây bút này cũng nhấn mạnh về tính chịu đựng cao của vị tướng có chiến công lừng lẫy.
Ông Nguyễn Như Phong viết:

“Không thể nói rằng những năm tháng đó đối với Đại tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người...

“Nhưng tuyệt nhiên không có nửa lời bất đắc chí, không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời trách cứ... Thế mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng là chỉ có bậc Thánh nhân mới chịu được như thế.”

Còn ông Nguyễn Quang Vinh chi sẻ cái nhìn từ góc độ một người Quảng Bình:

“Để làm được thế, như ông, có một chữ NHẪN, nhẫn mà không hạ mình, nhẫn mà không hèn, nhẫn không cho cá nhân mình mà cho cả giang sơn.”

Dù đa số các bài báo vẫn tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dùng cả từ 'Người' chữ viết Hoa vốn thường dùng cho cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số bài báo cũng nhắc đến các chi tiết 'thật' hơn về Tướng Giáp.

Chẳng hạn như chuyện ông không có tài diễn thuyết như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê Trọng Tấn hay ăn nói hấp dẫn kiểu bình dân như Thượng tướng Đinh Đức Thiện.

Bài của tác giả Đỗ Tuyết, cũng trên giaoduc.net có viết:

"Viết đến đây, tôi lại nhớ chuyện vài người viết rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất sắc sảo, khi cần. Nhưng Cụ đâu có cần thành người hùng biện,"

"Các vị Đại Tướng thực thụ trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài này."

Riêng về giai đoạn gây ra bàn tán trong sự nghiệp của Tướng Giáp là làm Phó Thủ tướng kiêm phụ trách mảng dân số, kế hoạch hóa gia đình, báo Lao Động có đăng bài kể lại lời người thư ký của ông, Đại tá Nguyễn Văn Huyên như sau:

"Sự thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề 'Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng Dân số, kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật, thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về Dân số - kế hoạch hóa gia đình?'.

“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được dù không thấy anh nói gì với tôi,” theo Đại tá Huyên kể lại.

Nguồn: BBC
0

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Văn tế Đại tướng lan truyền trên mạng


Bài văn tế được đăng trên nhiều blog cá nhân, diễn đàn và trên trang Facebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trang chính thức về Đại tướng do gia đình thực hiện có địa chỉ https://www.facebook.com/VietNamVoNguyenGiap.

Văn tế Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hỡi ơi,

Quá trăm năm xuôi ngược bôn ba
Nửa đời người xông pha trận mạc
Lòng trăng thu vằng vặc
Dẫu xếp súng gươm vẫn đĩnh đạc tướng quân
Nay thác xuống lòng muôn dân lệ đổ

Nhớ linh xưa,

Giáng sinh vùng quê Lệ Thủy
Ngày ngày soi bóng Kiến Giang

Vốn dòng dõi Cần Vương thủa trước
Lại thêm nghề bốc thuốc cứu dân

Từ buổi ấu thơ, đọc chữ thánh hiền đã hiểu thấu nghĩa nhân
Trong cơn mộng lành, nghe chuyện giặc Tây đã thấm nhuần khí tiết

Sinh trong buổi nước nhà đổ nát, vắng cột chống trời nên nghiêng ngả liêu xiêu
Lớn lên thấy dân chúng lầm than, thiếu đấng anh hùng nên bơ vơ tan tác

Ngó xuống đường thấy lưỡi lê giặc Pháp
Những sĩ phu thân nát đầu rơi
Nhìn lên trên thấy võng lọng con trời
Những xe pháo im hơi lặng tiếng

Chẳng tham chi miếng bả công danh, trường Quốc học đã nhiều phen bãi khóa
Há sợ chi tù gông xiềng xích, lao Thừa Thiên từng một thuở dấn thân

Duyên kì ngộ chốn hồng trần gió bụi
Ai ngờ đâu có buổi trùng phùng
Anh thư lại gặp anh hùng
Tình riêng cũng thể tình chung sơn hà
Hận thay nợ nước thù nhà
Nữ nhi sớm bỏ trăng ngà trôi xuôi

Ôi,

Bước vào đời bằng nghề dạy sử, đem tích xưa mà ôn cố tri tân
Chẳng quen thân với nghiệp nhà binh, nghĩ trận mạc như mây bay gió thoảng

Có ai ngờ trong bóng tối ngọc kia vụt sáng
Bậc minh quân chọn tướng giữa trần gian

Từ mấy mươi chiến sĩ chốn cùng cốc thâm sơn
Thành ức vạn dân binh khắp xóm thôn thành phố

Tiến theo cờ đỏ
Đồn bốt đập tan
Đánh đuổi bạo tàn
Dựng nền dân chủ

Công tích ấy kể bao nhiêu cho đủ
Ngàn năm sau đã có sử sách ghi

Chỉ thương vì,

Mộng thanh bình như sương tan buổi sớm
Giặc cuồng điên lại muốn nổi đao binh

Bỏ thành đô, bắt đầu chín năm kháng chiến gian nan
Lên rừng núi, thi triển trăm ngàn mưu cơ thao lược

Những trận đánh như thế cờ lật ngược
Đổ máu xương để giành lấy chiến công
Đánh Pháp bằng giáo mác hầm chông
Quân với tướng nâng niu từng viên đạn

Trên với dưới một lòng, nguyện đuổi sạch kẻ thù cha ông từng thất bại
Trước với sau son sắt, mộng dựng xây đất nước mà thời đại ước mơ

Ôi Việt Bắc, Biên Giới, Trung Du
Những chiến dịch khiến quân thù mất ngủ

Núi rừng rực sáng trong ánh lửa
Đất trời chờ lệnh Võ tướng quân
Điều binh khiển tướng xuất thần
Tính kế bày mưu ảo diệu

Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ triều dâng thác đổ
Trái tim triệu người một khúc khải hoàn ca
Võ Nguyên Giáp từ đó là huyền thoại

Nhưng cũng bởi,

Có những kẻ chưa nếm mùi thất bại
Chưa sợ danh của bậc đại anh hùng

Nên hết Mỹ rồi Trung
Lần lượt kéo sang chuốc bại vong dưới tay Đại tướng

Than ôi,

Một ngày sung sướng là một ngày Người nghĩ về dân
Trận chiến thời bình còn đắng cay gấp vạn lần
Người chỉ nguyện lấy dân làm gốc

Thân là bậc công thần khai quốc
Đôi phen bị làm nhơ nhuốc ô danh

Những thói đời nhơ bẩn hôi tanh
Toan khỏa lấp uy danh lừng lẫy

Dẫu cho đôi mắt đã mờ, đôi tay run rẩy
Vẫn đau đáu với đời, đòi quét sạch tham ô
Tha thiết giữ gìn những chứng tích xưa
Không im tiếng trước kẻ làm bừa hại nước (*)

Tiếng nói của vị tướng một thời xa khuất
Nay vẫn như tiếng sét giữa trời quang
Dẫu rằng sử đã sang trang

Hỡi ôi,

Dẫu biết nước mắt anh hùng lau không ráo (**)
Chỉ thấy xót xa tiết tháo chẳng phai nhòa

Một đời chói lòa
Một đời nghĩa khí

Sống mà người bốn biển tung hô
Thác mà dân hai mắt lệ mờ

Mặc thế gian có mắt như mù
Chốn tuyền đài ngàn thu yên giấc

Hỡi ôi thương thay
Có linh xin hưởng!


Hà Nội 8.10.2013

(*) Ba việc cuối đời Đại tướng làm: góp ý về vụ PMU 18, phản đối phá bỏ Hội trường Ba Đình và phản đối dự án bauxite Tây Nguyên.

(**) Ý của Nguyễn Đình Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
0

Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong cuộc đời cầm quân và giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều câu nói bất hủ.
             Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều câu nói bất hủ. Ảnh: DPA


Cuối năm 1946, khi cuộc chiến tranh với thực dân Pháp là không thể tránh khỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi Võ Nguyên Giáp, tân Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế luật sư Phan Anh), người cũng được Chủ tịch nước ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ: "Nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?". Bộ trưởng Giáp đã tự tin trả lời: "Có thể giữ được một tháng!"


         Clip cảm động nhớ về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp do GiaoducQP dàn dựng

Với nỗ lực của trung đoàn thủ đô và các lực lượng tự vệ và nhân dân Hà Nội, quân đội Việt Nam non trẻ đã cầm chân được quân đội Pháp tới hai tháng tại thủ đô, trước khi bí mật rút khỏi thành phố để bước vào cuộc kháng chiến kéo dài tới 9 năm.

Năm 1950, trước khi mở chiến dịch Biên giới, Võ Nguyên Giáp, khi đó đã mang quân hàm Đại tướng, đã cân nhắc việc có chọn đột phá khẩu là thị xã Cao Bằng hay không. Ông viết trong hồi ký: "Trong tư tưởng của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải là Đông Khê".

Sau khi quân đội Việt Nam đánh Đông Khê, quân Pháp từ Cao Bằng và Lạng Sơn kéo sang phản công cũng đã bị đánh bại. Hai binh đoàn Le Page và Charton bị tiêu diệt hoàn toàn, toàn bộ tuyến biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được giải phóng. Việt Nam dân chủ cộng hòa mở được cánh cửa giao lưu với các nước khối xã hội chủ nghĩa, từ đó nhận được những sự giúp đỡ to lớn để tạo dẫn tới chiến thắng Điện Biên 4 năm sau đó.

Trong chiến dịch Điện Biên, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định cực kỳ quan trọng, dẫn đến chiến thắng hoàn toàn cho quân đội Việt Nam, là chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Sau nhiều đêm thức trắng trăn trở, tại cuộc trao đổi với trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh sáng 26/1/1954, đúng ngày dự kiến mở màn chiến dịch, Tướng Giáp đã nói: "Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc'".

Sau khi nhận được sự đồng thuận của ông Vi Quốc Thanh, tại Hội nghị Đảng ủy mặt trận diễn ra sau đó, Tướng Giáp đã có câu kết luận lịch sử:

"Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới".

Về sau, trong hồi ức "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, tướng Giáp đã thổ lộ: "Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!".

Đánh giá về quyết định lịch sử này, tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên, nói: "Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ". Còn tướng Vương Thừa Vũ nhận xét: "Nếu theo cách đánh cũ, thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể bị kéo dài thêm tới 10 năm".

Đánh thắng thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng quân đội của ông không được nghỉ ngơi lâu, mà phải tiếp tục bắt tay vào cuộc chiến đấu với quân đội Mỹ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán khi tướng Giáp đến Việt Bắc báo cáo về chiến thắng Điện Biên.

Năm 1972, trong một chiến thắng vang đội khác của quân đội Việt Nam trước cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của quân đội Mỹ vào Hà Nội, được ví như một trận "Điện Biên Phủ trên không", tướng Giáp đã có chỉ thị nổi tiếng tới các đơn vị phòng không Hà Nội: "Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội".

Sau khi quân đội của tướng Giáp giành chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đã phải ký hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam, tạo tiền đề cho những chiến thắng sau đó của tướng Giáp.

Trong những ngày cuối cuộc kháng chiến thứ hai của mình, Tướng Giáp đã cho đánh đi bức điện lịch sử gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, sáng 7/4/1975: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!"

Kết thúc hai cuộc chiến tranh, khi nhìn nhận lại về cuộc chiến chống Pháp và đối thủ của mình là tướng Navarre, tướng Giáp đã nói với nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel: "Navarre là một tướng có tài, thua trận không phải là lỗi của ông ta, mà là lỗi của những người bắt đầu cuộc chiến".

Trong cuộc gặp đầu tiên với đối thủ người Mỹ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995, tướng Giáp cũng có rất nhiều câu nói rất đáng nhớ như: "Mỹ xâm lược Việt Nam là sai lầm. Mỹ không hiểu Việt Nam", "Chúng tôi biết là chúng tôi sẽ thắng ngay từ ngày đầu tiên”, hay "Từ 'lo sợ' không có trong tư duy quân sự của chúng tôi".

Đáp lại những lời ca tụng của báo chí phương Tây, ông nói: "Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình".

Nhận định về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã trao cho mình cấp hàm Đại tướng và quyền Tổng chỉ huy quân đội, trong hồi ký của mình, Tướng Giáp đã viết: "Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử".

Là một nhà quân sự, nhà giáo, nhà sử học, tướng Giáp luôn quan tâm đến lịch sử và thế hệ trẻ. Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhiệm kỳ 3, khóa III năm 1996 với tư cách Chủ tịch danh dự hội, ông trăn trở: "Tôi vẫn còn có điều băn khoăn và hơn thế nữa là sự lo lắng, đó là vì sao kiến thức lịch sử lại không phổ biến sâu rộng được trong quảng đại quần chúng, như là giới trẻ?".

Nói về nghiệp cầm quân của mình, Tướng Giáp thổ lộ: "Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên chiến trường".

Là một vị tướng trọn đời vì đất nước, vì nhân dân, khi được chúc mừng nhân dịp bước sang tuổi 100, tướng Giáp nói: "Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó".


 Tiên Long - VnExpress

0

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Cận cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(TNO) Thể theo nguyện vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn sống, Vũng Chùa - Đảo Yến đã chính thức được chọn là nơi an táng Đại tướng. Vũng Chùa - Đảo Yến, một thắng cảnh tuyệt đẹp ở xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình.

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 1
Khung cảnh thanh bình trên đường vào Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến

Thắng cảnh yên bình

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.

Từ QL1, chúng tôi theo con đường lớn trải nhựa xuôi về bến cảng Hòn La, sau đó tiếp tục lên thuyền của một ngư dân để ra Đảo Yến. Biển trong xanh, phẳng lặng êm ái sau cơn bão. Thuyền nhỏ, tốc độ chạy khá chậm, chừng 20 phút thì chúng tôi đến được Đảo Yến.

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 2
Các xóm chài Bãi Xóm, Bãi Làng nằm liên tiếp nhau nối Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến với Khu công nghiệp cảng biển Hòn La dưới chân đèo Ngang

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 3
Bờ cát dài hoang sơ ở Vũng Chùa

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 4
Tháp chuông trong khu vực núi Xóm Mới, mặt hướng nhìn ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 5
Những mỏm đá nhô ra biển

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 6
Từ cảng biển Hòn La có thể đi tàu để nhìn toàn cảnh Vũng Chùa và ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 7
Đảo Yến hiện ra trước mũi tàu. Người dân địa phương bảo thế của Đảo Yến là thế hổ phục, nằm trấn giữ đất liền và biển lớn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 8
Phía bắc Đảo Yến là những vách đá sắc nhọn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 9
Hang yến trên Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 10
Mũi phía đông Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 11
Bãi sỏi dọc phía bắc Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 12
Bờ cát hoang sơ với "hoa văn dã tràng"

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 13
Từ trên Đảo Yến nhìn xuống gành đá bên dưới

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 14
Những bậc thang đá dẫn vào hang yến

Nhìn từ xa, Đảo Yến toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữa đất liền và biển cả. Khi đến gần hơn, chúng tôi không khỏi thích thú ngắm nhìn những vỉa đá xuyên cao tầng tầng lớp lớp, đan xen, cuộn vỗ cùng từng đợt sóng bạc xóa.

Một người dân bản địa dẫn đường cho chúng tôi bảo tên gọi Đảo Yến xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Chứ trước kia, người dân vẫn gọi đây là Hòn Nồm, theo cách tính phương hướng.

 

Sau cuộc họp ngày 7.10 giữa T.Ư, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống và của gia đình, Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an táng Đại tướng.

Theo thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Quân ủy T.Ư thì quốc tang của Đại tướng sẽ được tổ chức từ 12 giờ ngày 11.10 đến 12 giờ ngày 13.10. Lễ an táng diễn ra vào ngày 13.10 tại quê nhà Quảng Bình.

Ngày trước, trên đảo có rất nhiều chim yến, bây giờ thì ít hơn rồi. Anh Đức, người dẫn chúng tôi ra Đảo Yến, lái thuyền lượn một vòng quanh đảo và chỉ cho chúng tôi một hang yến rất lớn. Tấp thuyền vào một gành đá, chúng tôi lên đảo.

Nếu không tính đến sự hiện diện của chúng tôi, thì Đảo Yến chỉ có một nhóm nhân viên của công ty nuôi yến đang làm việc tại đây. Đảo được tạo bởi hai hòn nối liền nhau. Đi lên đỉnh đảo, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy cảnh tàu thuyền qua lại rất thanh bình, nhìn xuống dưới chân đảo là cảnh sóng vỗ gành đá rì rào.

Vì sao có tên gọi Vũng Chùa? Theo dân địa phương, ngày xưa trên Đảo Yến có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên bà con gọi là Vũng Chùa. PV Thanh Niên Online đã thử tìm đến địa điểm đó nhưng không thấy gì. Người dân quanh vùng lý giải, qua thời gian, bị mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu vết xưa cũ ấy nay cũng đã mất rồi.

Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn một cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Từ Đảo Yến trong ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn tạo thành một hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.

Hỏi về phong thủy của khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một lão ông trong vùng chép miệng mà rằng: “Rất ít nơi có được vị thế đẹp như ở đó, vừa thanh bình vừa kín gió, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn”.

Đến Vũng Chùa - Đảo Yến, chúng tôi còn được nghe kể về một dãy núi chạy dài nối từ đất liền ra biển, gần như bức tường thành vững chắc án ngữ Vũng Chùa và nằm rất gần với Đảo Yến. Dân địa phương gọi dãy núi này là Xóm Mới và Xóm Làng, tên gọi xuất phát từ những làng xóm dân cư bên đông đúc, bên thưa thớt ngày xưa. Trên dãy núi này giờ trồng khá nhiều cây keo.

Theo nhiều người trong vùng, gần 10 năm về trước, ông Võ Điện Biên, người con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã về xin thuê đất, đền bù cây cối.

Quan sát bằng mắt thường, từ hướng biển, PV Thanh Niên Online có thể nhìn  thấy ngay khu vực uốn lượn, kín gió, có 2 tháp nhà mái ngói đỏ. Người dân địa phương kể ở đó còn 2 nhà sàn gỗ được chở từ Lệ Thủy ra, dựng lên.

Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...

Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài "Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt.

Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành.

Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất.

Thời chống Mỹ, từ tháng 5.1972 đến 15.1.1973, chiến dịch Hòn La đã biến nơi đây thành điểm tiếp nhận hàng hóa viện trợ đường biển để tránh Mỹ đánh phá các cảng biển Hải Phòng, Bến Thủy.

Tuy nhiên chỉ tính riêng năm 1972 Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình đã đưa hàng ngàn tấn gạo vào bờ chi viện cho miền Nam.

Bài ảnh: Trương Quang Nam - Nguyễn Tú

>> Họp chọn điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Giáo sư sử học Mỹ Larry Berman: Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rõ kẻ thù
>> Hàng vạn người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người bạn lớn của nhân dân Lào
>> Bài hát yêu thích' tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

0

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Ảnh: Người dân viếng Đại tướng tại tư gia

Hàng nghìn người xếp hàng vào nhà riêng của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đường Hoàng Diệu, Hà Nội để viếng 'huyền thoại quân sự' của Việt Nam, người qua đời thứ Sáu tuần qua.


Vo Nguyen Giap on the 102nd birthday

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-1

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-3

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-4

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-5

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-6

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-7

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-8

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-9

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-10

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-11

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-12

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-13

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-14

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-15

Vieng-dai-tuong-vo-nguyen-giap-16

http://www.youtube.com/watch?v=CN8lln628T0

1

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

PTL: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Cuộc đụng đầu lịch sử

(VTV News)- Mời quý vị và các bạn xem tiếp tập 4 của bộ phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tiêu đề "Cuộc đụng đầu lịch sử".

0

Giây phút cuối cùng của Đại tướng tại Viện quân y 108

(VNE- 10/10/13) Khoảnh khắc cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên dương gian tại Viện Quân y 108, nơi ông đã điều trị suốt hơn 1.500 ngày, được khắc họa qua lời kể của những y bác sĩ đã trực tiếp chăm sóc ông. Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết trước khi đi họp Hội nghị Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã vào thăm Đại tướng vào trưa 4/10 khi ông đã hôn mê. Đại tướng trút hơi thở cuối cùng vào hồi 18h09 cùng ngày. Thời khắc Đại tướng ra đi có đầy đủ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, lãnh đạo và các y bác sỹ Bệnh viện 108, gia đình ở bên cạnh. Con trai út của Đại tướng là anh Võ Hồng Nam chia sẻ: "Ba tôi như người đã đi hết quãng đường, như ngọn đèn đã cạn dầu để rồi ra đi một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh ông những giây phút cuối có đầy đủ con, cháu và những người thân cận nhất".
Nguồn: VnExpress.
0

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học

(RFI-06/10/2013) Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng chiều ngày thứ Sáu, 04/10/2013. Báo chí trong nước và quốc tế đồng loạt nhắc đến ông như một trong những bậc thầy chiến tranh kiệt xuất của thế kỷ XX, người có vai trò lớn trong việc làm thất bại tham vọng trở lại Đông Dương của đế quốc Pháp và các nỗ lực bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa của Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, sự ra đi của tướng Giáp gây nhiều xúc động.


Một ngày sau khi ông mất, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định tổ chức quốc tang tướng Giáp trong hai ngày 12 và 13/10, như đòi hỏi của một số cựu tướng lĩnh, dù Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách các lãnh đạo thuộc hàng tứ trụ. Tại Việt Nam, sự ra đi của tướng Giáp gây nhiều xúc động, cho dù công chúng đều biết việc ông liên tục điều trị tại bệnh viên trung ương quân đội ở Hà Nội từ nhiều năm nay, sự im lặng kéo dài của ông và khả năng sớm muộn ông sẽ ra đi.

Suốt cuộc đời mình, cho đến khi mất, tướng Giáp luôn nhận được một tình cảm đặc biệt từ một bộ phận đông đảo người Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ mang trên mình vầng hào quang của người tổng tư lệnh với những chiến thắng lẫy lừng, còn có một vầng hào quang khác bao phủ hàng chục năm trời kỳ lạ, khi ông nửa bị thất sủng, nửa vẫn được tin dùng.

Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhà quân sự xuất chúng. Trong giai đoạn trước và sau khi nghỉ hưu, ông dành nhiều thời gian để viết hồi ký về chiến tranh và tổng kết lý luận về chiến tranh. Đặc biệt điều mà công chúng rộng rãi ít để ý, đó là việc ông được coi là một trong những người đầu tiên dựng nên « tư tưởng Hồ Chí Minh » (trong những năm đầu thập niên 1990), tên gọi chính thống ở Việt Nam để chỉ hệ thống các nguyên tắc, quan điểm mang tính hành động của người mà ông luôn tự coi mình là một học trò trung thành, vào thời điểm Khối Liên Xô sụp đổ và chế độ cộng sản Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng ý thức hệ nghiêm trọng nhất kể từ khi ra đời. Gần mười năm sau, trong một xuất bản năm 2002 (bài "Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh"), nhà nghiên cứu Lữ Phương đã nhắc đến việc tạo ra khái niệm « tư tưởng Hồ Chí Minh » và đồng thời cũng chỉ trích việc xưng tụng « tư tưởng Hồ Chí Minh ». 

Trong những năm cuối đời, tên tuổi Võ Nguyên Giáp tiếp tục là nguồn động viên đối với nhiều trí thức, nhân sĩ Việt Nam, đặc biệt khi ông viết thư phản đối dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên, do Trung Quốc đầu tư. Phong trào phản đối bô xít quyết liệt, có tiếng nói của ông, sau đó buộc chính quyền phải hủy bỏ một phần kế hoạch, bị đánh giá là hết sức nguy hiểm cho môi trường và an ninh quốc gia.

Nếu như cách đối nhân xử thế, hay nói cách khác « đức độ » trong quan hệ con người của Võ Nguyên Giáp được một bộ phận đông đảo công chúng nhìn nhận, thì vai trò và thái độ của ông đối với tiến trình dân chủ hóa và việc xây dựng một thể chế chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân tại Việt Nam, là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Một số người so sánh ông với tướng Trần Độ (1923-2002), người thực sự đứng về phía đổi mới trước hết trong văn nghệ, và sau này chủ trương triệt để đoạn tuyệt với chế độ độc đảng, độc tôn ý thức hệ Mác-Lênin.

Trong giới những người yêu quý và ngưỡng mộ Võ Nguyên Giáp, lan truyền giai thoại cho rằng trong nhà ông có treo chữ « Nhẫn », và nhờ thế, ông sống qua được suốt những năm tháng đầy biến động. Dù điều này bị thư ký của Võ Nguyên Giáp (đại tá Nguyễn Huyên) chính thức phủ nhận, bởi chữ « Nhẫn » có thể được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa tốt là « Kiên nhẫn » và nghĩa xấu « Nhẫn nhục ». Ngay cả cho đến khi qua đời, ắt hẳn nhiều bí ẩn vẫn bao trùm lên hình ảnh vị lão tướng nay đã đi vào lịch sử.

Trong tạp chí đặc biệt của RFI về đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi hân hạnh có cuộc phỏng vấn với nhà sử học Dương Trung Quốc. Sau đây, xin mời quý vị nghe tiếng nói của một người đã có thời gần gũi với tướng Giáp trong tư cách một đồng nghiệp nghề sử.

Toàn bộ phần phỏng vấn với nhà sử học Dương Trung Quốc (Hà Nội)
 
06/10/2013
 
 

RFI : Thưa nhà sử học, vừa rồi chúng tôi chính thức được biết tin đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Mặc dù mọi người cũng đã chờ đợi, nhưng dẫu sao cũng là bất ngờ. Xin ông cho biết cảm nghĩ của ông trước sự kiện này.

Dương Trung Quốc : Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhân vật của lịch sử, mà đối với chúng tôi còn rất gần gũi, là một đồng nghiệp tiêu biểu của giới sử học hiện đại. Ông vừa là người làm nên lịch sử, và là người tổng kết lịch sử. Có thể nói, chính vì thế, đối với chúng tôi, cho dù ở tuổi đã rất thọ, và ai cũng biết rằng một thời gian dài, sức khỏe ông cũng đã rất là yếu, nhưng sự ra đi của ông đương nhiên cũng cảm thấy một sự đột ngột.

Sự ra đi có thể nói của người thuộc thế hệ cuối cùng, mà chúng tôi thường hay gọi là « thế hệ vàng ». Thế hệ sống vào thời điểm rất nhiều thử thách của lịch sử, và đã góp phần tạo ra những bước đi rất dài của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự đánh giá về cái giai đoạn lịch sử này có thể còn khác nhau, nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng, đó là bước đi rất dài của lịch sử, mà trong lịch sử ấy, đương nhiên Võ Nguyên Giáp sẽ là một tên tuổi không thể nào quên.

RFI : Thưa ông, để nói về câu chuyện đại tướng Võ Nguyên Giáp và lịch sử, xin ông cho biết thêm quan điểm của ông về vai trò của đại tướng Giáp đối với lịch sử, cụ thể là của Việt Nam và lịch sử nói chung.

Dương Trung Quốc : Tôi thấy, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ, đại tướng Võ Nguyên Giáp không thuộc thế hệ đầu tiên, gắn liền với cái công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thật ra ông tham gia vào những hoạt động chính trị từ rất sớm, nhưng vẫn thể hiện là một người trí thức đang đi tìm một con đường để đáp ứng một cái cao vọng, là giành lấy độc lập cho dân tộc, như rất nhiều người khác thuộc thế hệ ông ấy.

Nhưng có thể nói ông thực sự trở thành một Nhân vật, vào thời điểm mà lịch sử mà cuộc cách mạng giải phóng Việt Nam gắn liền với những biến cố của thế giới. Đó là khi cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ, và cơ hội cho dân tộc Việt Nam giành độc lập khỏi chế độ thực dân Pháp và đồng thời cũng chấp dứt chế độ phong kiến. Có thể nói, ở cương vị của một người hoạt động cách mạng sớm được đặt vào vị trí của một nhà lãnh đạo quân sự, mà rõ ràng đối với cuộc cách mạng này, vai trò của lực lượng vũ trang là hết sức quan trọng. Bởi vì, nếu nó có thể thành công nhanh chóng trong việc giành được độc lập dân tộc, thì để bảo vệ nền độc lập ấy, có thể nói người ta chứng kiến những cuộc chiến tranh triền miên, và đương nhiên cái vị thế của một nhà chính trị, nhưng lại giữ cương vị của một người đứng đầu lực lượng vũ trang, luôn luôn có một vai trò quan trọng trong nhận thức về lịch sử của mọi người.

RFI : Thưa ông, đại tướng Võ Nguyên Giáp mặc dù rất cao tuổi, nhưng trong giai đoạn cuối đời, cũng đã có những tham gia, được nhiều người đánh giá là có tính tích cực đối với sự chuyển đổi, hay nói cách khác, sự đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn rất kịch tích ở đầu thế kỷ XXI này. Rất mong được biết nhận định của ông.

Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ ở một góc nhìn hơi nghề nghiệp một chút. Đúng là ông trải qua những thời kỳ, có thể dùng chữ « oanh liệt », nhưng đồng thời cũng trải qua những thử thách rất là to lớn. Điều này thường xẩy ra trong những bước thăng trầm của lịch sử, đặc biệt ở những nhân vật đã từng có vai trò quan trọng ở những bước chuyển đổi. Nhưng có lẽ hơn nhiều người, là ông đã dành được khá nhiều thời gian để làm được việc tổng kết lịch sử, với tư cách là nhà lịch sử, một cái nghề mà ông đã xác định được ngay từ khi còn trẻ. Có thể nói rất ít chính khách lớn nào, mà có thể dành được thời gian tổng kết và đã viết nhiều pho sử, theo đúng nghĩa đen của chữ.

Chúng tôi thường hay khái quát, không biết có chính xác hay không, là hình như những người « không thành đạt trọn vẹn » trên con đường chính trị, thì lại thường là những người có đóng góp to lớn về tổng kết lịch sử, như một Đào Duy Anh, như một Trần Văn Giàu, như một Trần Huy Liệu chẳng hạn. Tôi cho rằng, trong cái rủi cũng có cái may. Vì thế mà đến nay chúng ta còn có được trong tay nhiều tác phẩm ông để lại. Tôi cho đó là cái đóng góp rất lớn của ông đối với lịch sử.

Và có lẽ một lợi thế khác, mà trời cho, là ông có được một tuổi thọ rất cao. Cho nên là chính vì thế mà ông không những có mặt trong những thời kỳ chiến tranh cách mạng, mà ngay trong quá trình chuyển đổi rất cơ bản, thì ông cũng có cơ hội được tham gia. Và trong chừng mực nào đó, ta hiểu là có những đối thủ chính trị, thì hầu như những đối thủ đó đã qua đời trước ông. Vì thế tôi cho là đấy cũng là một ngẫu nhiên của lịch sử, mà nó tạo cho một Võ Nguyên Giáp có một tuổi thọ, nhưng đồng thời có cả những độ dài, độ chín muồi trong những đóng góp của ông về lịch sử dân tộc Việt Nam và việc tổng kết lịch sử Việt Nam.

RFI : Vừa rồi ông có nói đến đại tướng có "sự không thành đạt" nhất định trong cuộc đời mình. Xin ông cho biết thêm về ý này.

Dương Trung Quốc : Tôi muốn hiểu sự thành đạt hiểu theo nghĩa thông thường, hiểu theo nghĩa thăng tiến trong vị trí chính trị - xã hội. Chắc ai cũng biết rằng, sau khi ông ấy đã có mặt ở trong những giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, mà sau đó ông cũng ở những thời điểm, mà rõ ràng ông đã ở trong những vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống chính trị ấy. Nhưng ông đã biết cách sử dụng cái thời gian, cái hoàn cảnh để tiếp tục cống hiến cho xã hội, cho đời sống, bằng chính những hoàn cảnh của mình. Và tôi cho rằng đấy là bài học rất rõ, ít nhất là đối với các chính khách ở Việt Nam. Bởi vì khi tôi nhắc đến câu chuyện của Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh hay là của Trần Văn Giàu chẳng hạn, thì chắc chắn nếu như những con người ấy thành đạt trong chính trị, thì thứ nhất, đơn giản là họ không có thời gian để làm cái tổng kết và có thể họ cảm thấy lịch sử chỉ là cái gì thuận chiều, mà không thấy cái khắc nghiệt, và cái « quy luật » của lịch sử. Vì thế thường là tổng kết của họ sâu sắc hơn những người thành đạt, hiểu theo nghĩa là (chính trị) chính thống.

RFI : Thưa ông, với những người không chuyên, những người hiểu biết ít về lịch sử, đặc biệt là thế hệ trẻ, về những « tổng kết » về lịch sử mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện, xin ông cho biết một đôi tác phẩm, mà theo ông là có dấu ấn.

Dương Trung Quốc : Thứ nhất, với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, có mặt trong những giai đoạn lịch sứ lớn, có thể nói ông là một trong những người sớm có ý thức tổng kết lịch sử ấy bằng chính trải nghiệm cuộc đời của mình, dưới hình thức những hồi ức đi suốt gần như tất cả các giai đoạn, từ khi ông tham gia vào các hoạt động chính trị ở Việt Nam. Và có thể nói điều đó rất hiếm có trong các chính khách lớn ở Việt Nam. Cái thứ hai là, với tư cách những người cầm quân, ông đã viết nhiều, đặc biệt là « chiến tranh nhân dân », « chiến tranh du kích », có thể nói đấy là những nét độc đáo, đặc trưng, không những đóng góp cho lịch sử chiến tranh ở Việt Nam, mà đánh giá của những nhà lịch sử chiến tranh trên thế giới (về điểm này) rất cao. Đương nhiên, đây là cuộc chiến tranh chung của cả một dân tộc, hay là của một đảng cách mạng, đảng chính trị.

RFI : Thưa ông, ông nói phần cuối đời, mặc dù tuổi cao, nhưng tướng Giáp vẫn có một số đóng góp nhất định. Vậy xin ông cho biết cụ thể những đóng góp về những lĩnh vực nào ?

Dương Trung Quốc : Có thể có một may mắn, là năm 1988, khi Hội sử chúng tôi được phục hồi, ông cũng là Chủ tịch danh dự của Hội sử học Việt Nam. Nhờ đó, mà chúng tôi có nhiều cơ hội được gần gũi ông. Trước hết là trong những công việc liên quan đến lịch sử, đến giáo dục, đến truyền thống… Nhưng qua đó cũng thấy được tính chất tổ chức, cũng như tính chất trách nhiệm rất lớn của ông, không bỏ qua những vấn đề của đời sống và sẵn sàng góp tiếng nói của mình vào tiếng nói chung, như là một sự « phản biện » xã hội của một người có cả một bề dày lịch sử và một uy tín xã hội rất lớn. Tôi lấy ví dụ như, từ cái chủ trương xây nhà Quốc hội mới (năm 2007) chẳng hạn, hay liên quan đến những công trình lớn, chủ trương lớn, như thủy điện Sơn La (khởi công 2005, hoàn thành 2012, công suất 2400 MW, nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam). Ông bàn rất kỹ về vấn đề cao độ của đập, với phân tích của một nhà quân sự. Hay những việc liên quan đến chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên (với đầu tư của Trung Quốc, gây một làn sóng phản đối dữ dội tại Việt Nam từ năm 2009).

Ông luôn luôn đứng ở vị thế của một người có tinh thần trách nhiệm, với tất cả trải nghiệm và uy tín của mình, thẳng thắn nêu ra những quan điểm của ông. Nhưng tôi nghĩ ông là con người hết sức "có ý thức tổ chức", và ông làm đúng công việc mình cần phải làm, và tạo ra một dư luận xã hội đồng thuận cao. Còn tất nhiên, kết quả chúng ta đều biết rồi, cũng chỉ giới hạn là một tiếng nói thức tỉnh thôi.

RFI : Trở lại với câu chuyện « thế hệ vàng » mà ông vừa nói, thì đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cuối cùng hay một trong những người cuối cùng của thế hệ này ?

Dương Trung Quốc : Chắc chắn đứng về mặt tuổi tác (so với những người thuộc) thế hệ cùng thời, thì có thể nói ông là người cuối cùng. Hơn một trăm linh ba tuổi thì khó có ai theo kịp về mặt sinh học thôi. Đối với những người thanh danh trong lịch sử thuộc thế hệ như ông, thì càng hiếm. Nên tôi nghĩ là người cuối cùng thì cũng không sai.

RFI : Thưa ông, có một câu hỏi nữa là : Thế hệ các trí thức và chính trị gia gọi là « thế hệ vàng » này có sự tiếp nối hay không, hay là có một sự hụt hẫng ?

Dương Trung Quốc : Khi chúng ta nói đến thế hệ vàng, thì không chỉ nói về các chính khách. Có thể nói là một thế hệ có một hoàn cảnh lịch sử chung, đó là họ đã tiếp nhận được, và vẫn còn giữ được những giá trị của nền quốc học cổ điển, cho dù đầu thế kỷ XX đã mai một rồi, đồng thời lại tiếp nhận được cả một nền văn minh phương Tây, cho dù đó là thời kỳ thuộc địa. Và cộng với đó là một khao khát cho mục tiêu dành độc lập, cũng như vươn tới những giá trị về dân chủ. Chính vì thế, chúng ta thấy xuất hiện, nẩy nở, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kiểu như đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay như các chính khách cùng thời. Mà tôi thấy ngay trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chúng ta cũng thấy cũng có một thế hệ, mà những thế hệ sau này gần như không còn được những phẩm chất ấy nữa. Tôi nói đây không phải là so sánh hơn kém, mà là hoàn cảnh lịch sử khi đó. Và sự kế thừa tôi nghĩ là có phần nào đó bị đứt đoạn.

RFI : Có liên quan đến thế hệ những nhân vật xuất sắc của thế hệ trước, mà vẫn còn sống, như giáo sư Hoàng Tụy chẳng hạn, không phải là người cao tuổi như đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng là người có nhiều đóng góp trước kia trong giáo dục, và bây giờ tiếp tục chủ trương trong việc chấn hưng giáo dục. Những con người đó có thể gọi là những người tiếp nối « thế hệ vàng » hay không ?

Dương Trung Quốc : Đương nhiên tôi nói sự đứt đoạn này là do những hoàn cảnh lịch sử tạo ra, do những bước ngoặt lịch sử. Thí dụ như từng thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, với mục tiêu dành độc lập dân tộc, cho đến thời kỳ xây dựng một xã hội được gọi là mới, nhưng phải nói là vẫn còn đầy những dấu hỏi, như hiện nay. Một sự tìm tòi. Sự tìm tòi có thể là cần thiết, nhưng mà rõ ràng có những yếu tố mà tạo nên sự hụt hẫng. Vì thế mà, không phải tự nhiên ta thấy dường như thế hệ như giáo sư Hoàng Tụy đã cố gắng vượt qua cái đó. Và thường ông là tiếng nói "phản biện" nhiều hơn là tiếng nói đồng thuận với "sự phát triển" hiện nay.

RFI : Tức là ông muốn nói đến là thế hệ tiếp nối đó, thì cũng phần nào tiếp tục được của cái thời trước, ý ông có phải thế không ạ ?

Dương Trung Quốc : Tôi hoàn toàn nghĩ như thế. Vì cái động lực lớn nhất của cái thời kỳ mà lịch sử đã chứng minh là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước. Còn bây giờ, rõ ràng có rất nhiều động lực mới, mục tiêu mới, có thể nó chưa tạo được niềm tin, chưa tạo được sự đồng thuận. Tôi nghĩ sự phản biện của những người như giáo sư Hoàng Tụy, vào những vấn đề rất cụ thể của đời sống, đương nhiên là những vấn đề rất quan trọng, vấn đề giáo dục. Tôi cho là tiếng nói của sự kế thừa.

RFI : Thưa nhà sử học, có một vấn đề mà các nhà nghiên cứu cũng nói nhiều, nhưng mà công chúng cũng có thể ít người để ý đến, tức là vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc nghiên cứu và phục dựng, điều mà sau này vẫn gọi là « tư tưởng Hồ Chí Minh ». Cuối những năm 1980, đầu 1990, có một số người cho rằng ông là người đầu tiên làm việc này. Xin ông cho biết cụ thể về việc này.

Dương Trung Quốc : Tôi có may mắn là lần đầu được tiếp xúc trực tiếp với đại tướng, thì ngoài mối quan hệ trong hội Sử ra, thì lúc đó tôi là phó viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Lúc đó, đại tướng có một chuyến đi sang Ấn Độ. Và theo tôi nhận thức, thì chính bài phát biểu tại Ấn Độ có thể là bài sớm nhất và hết sức sâu sắc về tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực ra tôi cũng chỉ đóng góp vào khâu chuẩn bị về mặt tư liệu, với tư cách là ở Viện Sử học mà thôi. Nhưng tôi thấy đại tướng rất là quan tâm đến bài viết này. Và sau này chúng tôi nhớ rằng, bài viết này được đăng tải và theo nhận thức của chúng tôi, đó là bài viết đầu tiên khởi động cho việc nghiên cứu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thời điểm khoảng đầu năm 1990, lúc đó ông còn ở cương vị phó thủ tướng.

RFI : Cũng nhân câu chuyện này, về việc khôi phục tư tưởng Hồ Chí Minh, thì sau đó dường như "Cương lĩnh" của đảng Cộng sản Việt Nam (1991) lấy đó làm tư tưởng chính thức, và sau đó, 10 năm sau, thì trở thành một môn học trong nhà trường.

Dương Trung Quốc : Ta nhớ rằng, đó là thời điểm mà lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng, với sự sụp đổ từng bước của các nước Đông Âu, và sau đó là Liên Xô. Cho nên cái việc ra đời của cái « tư tưởng Hồ Chí Minh », tôi nghĩ cũng là một giải pháp để điều chỉnh lại những quan điểm liên quan đến lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bởi vì đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò rất lớn trong chuyện này, xin ông cho một đôi nét về cái hệ quả của chuyện này đến đường lối chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm về sau.

Tôi nghĩ, nếu ra đặt vấn đề, nó như là sự khởi đầu, thì ta thấy không ngạc nhiên, khi cái người đặt nền tảng xây dựng cho nó chính là Võ Nguyên Giáp. Cho đến bay giờ, trong người dân, cũng như đánh giá chính thức của Nhà nước, vẫn cho ông là người học trò trung thành nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tất cả những giai đoạn lịch sử và những biến cố quan trọng nhất. Vì thế tôi nghĩ rằng, việc mà tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ, mà sự khủng hoảng của lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, chính là điều chỉnh lại đường lối của cách mạng Việt Nam. Nó vẫn không từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội, nhưng nó muốn tìm lại những giá trị, trong đó có cả những giá trị truyền thống… và rõ ràng là nó góp phần làm cho người dân có thể giải thích được những cái thất bại của « học thuyết xã hội chủ nghĩa » (của khối Liên Xô cộng sản) trên thế giới, đang diễn ra vào thời điểm đó, như là những sai lầm mà Việt Nam muốn tiếp tục con đường ấy, thì tự phải điều chỉnh mình và tìm lại những giá trị của chính mình.

RFI : Sau này, sau khi « tư tưởng Hồ Chí Minh » được khẳng định, và trở thành một môn học, thì cái ý thức hệ theo kiểu cực đoan « Xít-ta-lin » như người ta gọi hồi xưa, thì bị loại bỏ dần dần ra khỏi ý thức hệ chính thống, về mặt lý thuyết ?

Dương Trung Quốc : Cái điều chỉnh quan trọng nhất, chính là nhận thức về thực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều nhớ rằng, năm 1924, khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sang nước Nga nghiên cứu về học thuyết Mác-Lênin, thì có một tài liệu lưu trữ mà các nhà nghiên cứu đảng Cộng sản Pháp cũng phát hiện, và hiện nay nằm trong "Toàn tập Hồ Chí Minh". Đó là bản "báo cáo về Bắc Kỳ và Trung Kỳ" năm 1924. Có thể nói là ngay từ thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc có quan điểm là cần nhìn vào thực tế Phương Đông nói chung, và thực tế Việt Nam nói riêng, để khắc phục những yếu tố xa thực tế trong đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản lúc đó, về quan niệm đấu tranh giai cấp. Tôi nhớ rất rõ là trong văn bản ấy, Nguyễn Ái Quốc nói là cần phải nhìn nhận thực tiễn của Việt Nam, Việt Nam không phải là Châu Âu, thời điểm đó không phải là thế kỷ thứ 18, khi học thuyết của Mác hình thành. Bởi vậy, cho nên đấu tranh giai cấp hình như nó chưa thích hợp với thực tiễn của Việt Nam, và điều đó nó thể hiện rất rõ ở cả hai chiều hướng, ở trong những sai lầm của đảng Cộng sản Đông Dương, khi mà đặt đấu tranh giai cấp như hòn đá tảng, thì chính cái đó dẫn đến thất bại trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Và nếu nhìn vào cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, thì rõ ràng là tư tưởng của Hồ Chí Minh muốn nhìn Việt Nam trong hoàn cảnh của nó, dưới ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, chứ không phải là/thay vì đấu tranh giai cấp. Đã có những thành công rất rõ rệt trong thời kỳ Cách mạng tháng 8.

Tiếc rằng sau này, do nhiều tác động, thì gần như là những quan điểm ấy, có những lúc phải lùi bước trước những khuynh hướng tả khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế nói chung, và ngay trong đường lối cách mạng Việt Nam nói riêng. Vì thế tôi cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhận thức lại thực tiễn của Việt Nam, và chấp nhận những giá trị mang tính chất truyền thống, và đây chính là vấn đề dân tộc.

RFI : Có một câu hỏi cuối cùng, nếu được ông cho phép. Trong cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi người đều rất quan tâm đến giai đoạn lịch sử mà ông nói là thăng trầm, kéo dài tới hai ba mươi năm (từ những năm 1960 đến những năm 1990). Thì theo ông, câu chuyện này có thể trở thành một đề tài nghiên cứu lịch sử (của những nhà khoa học Việt Nam) được không ? Ở Việt Nam, dường như là giới sử học ít có thể làm việc được về điều này ?

Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ là bản thân mỗi một nhân vật lịch sử hay một hiện tượng lịch sử là cả một nhận thức, nó cũng phản ánh phần nào cái nhu cầu của đời sống chính trị, đời sống văn hóa của xã hội đương thời. Cho dù nó có thể xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng, hay là trong các cuộc sinh hoạt sử học hay không, thì tôi nghĩ nó vẫn tồn tại như một vấn đề, mà thực ra nghiên cứu về những sự kiện đó, nó không chỉ liên quan đến cá nhân một con người mà nó cũng phản ảnh những đặc trưng của một thời kỳ lịch sử, mà chắc là quốc gia nào, hay lịch sử của dân tộc nào cũng có những cái tương tự như vậy.

Riêng đối với tướng Võ Nguyên Giáp, thì tôi nghĩ là, chính thời gian ủng hộ ông. Không những ông được sống thọ hơn nhiều người khác, mà điều quan trọng hơn là cùng với thời gian là, gần như là, cái uy tín của ông ngày càng cao. Ngày càng cao, không chỉ bằng những đóng góp trong quá khứ, mà tôi nghĩ ngay là những gì ông đóng góp, khi ông đã ở tuổi rất cao rồi. Việc này càng khẳng định điều đó, nó tạo ra một cái vị thế của ông trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần. Nói cách khác, có thể thấy ông không phải là người thành đạt, đạt tới cái đỉnh cao quyền lực, nhưng mà rõ ràng ông đã đạt tới đỉnh cao về mặt uy tín, và nhất là cái lòng người. Tôi nghĩ đấy là cũng là một hiện tượng xã hội, mà sau này cũng đáng để nghiên cứu.

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà sử học Dương Trung Quốc đã dành thời gian cho tạp chí đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tin bài liên quan

Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam

Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền

Kỷ niệm với Tướng Giáp trong thời ''sửa sai'' Cải cách ruộng đất

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Võ Nguyên Giáp : Một nhà sử học thẳng thắn

Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên

Tại Việt Nam, ưu tư hàng đầu của tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là an ninh quốc gia

Công luận thế giới tiếp tục quan tâm đến cuộc chiến chống bauxite của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

“Triết học Mác-Lê”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”: Môn bắt buộc ở đại học?

Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu ?

Tại Việt Nam, « Sách giáo khoa hiện nay làm học sinh không tin cậy vào môn lịch sử »

Lễ hội đền Trần : Hào quang quá khứ, lo âu hiện tại

0