Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc Viet Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc Viet Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Mỹ - Việt ký thỏa thuận về hợp tác hạt nhân

TTO - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sáng 10-10 đã cùng ký một thỏa thuận về hạt nhân mà theo đó Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ cho phía VN.


Theo Reuters, Ngoại trưởng Kerry nói thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai nước sẽ cho phép các tập đoàn của Mỹ có thể đầu tư vào lĩnh vực này trong tương lai.

“Thỏa thuận này sẽ tạo ra vô số cơ hội cho các doanh nghiệp - ông Kerry nói với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Mình - Rõ ràng hợp tác hạt nhân giữa chúng ta là quan trọng".

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng John Kerry sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác hai nước đang phát triển tích cực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Ngoại trưởng John Kerry cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Theo ông, đây là một tiến triển tích cực, là bước đi quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc Việt Nam tiếp cận công nghệ cao của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự trong tương lai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thời hoan nghênh các kết quả đạt được trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có việc tái khẳng định quyết tâm kết thúc đàm phán trong năm 2013 để có được một hiệp định có chất lượng cao, cân bằng lợi ích và có tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các nước thành viên.

Vui mừng về việc hai nước đã ký tắt Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, Ngoại trưởng John Kerry cho rằng hiệp định được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ coi trọng thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư… đồng thời triển khai nhanh việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng như các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng John Kerry đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng về một số vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Theo Reuters, TTXVN
0

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Cận cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(TNO) Thể theo nguyện vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn sống, Vũng Chùa - Đảo Yến đã chính thức được chọn là nơi an táng Đại tướng. Vũng Chùa - Đảo Yến, một thắng cảnh tuyệt đẹp ở xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình.

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 1
Khung cảnh thanh bình trên đường vào Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến

Thắng cảnh yên bình

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.

Từ QL1, chúng tôi theo con đường lớn trải nhựa xuôi về bến cảng Hòn La, sau đó tiếp tục lên thuyền của một ngư dân để ra Đảo Yến. Biển trong xanh, phẳng lặng êm ái sau cơn bão. Thuyền nhỏ, tốc độ chạy khá chậm, chừng 20 phút thì chúng tôi đến được Đảo Yến.

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 2
Các xóm chài Bãi Xóm, Bãi Làng nằm liên tiếp nhau nối Khu du lịch sinh thái Vũng Chùa - Đảo Yến với Khu công nghiệp cảng biển Hòn La dưới chân đèo Ngang

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 3
Bờ cát dài hoang sơ ở Vũng Chùa

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 4
Tháp chuông trong khu vực núi Xóm Mới, mặt hướng nhìn ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 5
Những mỏm đá nhô ra biển

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 6
Từ cảng biển Hòn La có thể đi tàu để nhìn toàn cảnh Vũng Chùa và ra Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 7
Đảo Yến hiện ra trước mũi tàu. Người dân địa phương bảo thế của Đảo Yến là thế hổ phục, nằm trấn giữ đất liền và biển lớn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 8
Phía bắc Đảo Yến là những vách đá sắc nhọn

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 9
Hang yến trên Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 10
Mũi phía đông Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 11
Bãi sỏi dọc phía bắc Đảo Yến

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 12
Bờ cát hoang sơ với "hoa văn dã tràng"

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 13
Từ trên Đảo Yến nhìn xuống gành đá bên dưới

Những hình ảnh mới nhất về khu thắng cảnh Vũng Chùa – Đảo Yến 14
Những bậc thang đá dẫn vào hang yến

Nhìn từ xa, Đảo Yến toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữa đất liền và biển cả. Khi đến gần hơn, chúng tôi không khỏi thích thú ngắm nhìn những vỉa đá xuyên cao tầng tầng lớp lớp, đan xen, cuộn vỗ cùng từng đợt sóng bạc xóa.

Một người dân bản địa dẫn đường cho chúng tôi bảo tên gọi Đảo Yến xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Chứ trước kia, người dân vẫn gọi đây là Hòn Nồm, theo cách tính phương hướng.

 

Sau cuộc họp ngày 7.10 giữa T.Ư, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống và của gia đình, Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an táng Đại tướng.

Theo thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Quân ủy T.Ư thì quốc tang của Đại tướng sẽ được tổ chức từ 12 giờ ngày 11.10 đến 12 giờ ngày 13.10. Lễ an táng diễn ra vào ngày 13.10 tại quê nhà Quảng Bình.

Ngày trước, trên đảo có rất nhiều chim yến, bây giờ thì ít hơn rồi. Anh Đức, người dẫn chúng tôi ra Đảo Yến, lái thuyền lượn một vòng quanh đảo và chỉ cho chúng tôi một hang yến rất lớn. Tấp thuyền vào một gành đá, chúng tôi lên đảo.

Nếu không tính đến sự hiện diện của chúng tôi, thì Đảo Yến chỉ có một nhóm nhân viên của công ty nuôi yến đang làm việc tại đây. Đảo được tạo bởi hai hòn nối liền nhau. Đi lên đỉnh đảo, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy cảnh tàu thuyền qua lại rất thanh bình, nhìn xuống dưới chân đảo là cảnh sóng vỗ gành đá rì rào.

Vì sao có tên gọi Vũng Chùa? Theo dân địa phương, ngày xưa trên Đảo Yến có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên bà con gọi là Vũng Chùa. PV Thanh Niên Online đã thử tìm đến địa điểm đó nhưng không thấy gì. Người dân quanh vùng lý giải, qua thời gian, bị mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu vết xưa cũ ấy nay cũng đã mất rồi.

Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn một cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Từ Đảo Yến trong ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn tạo thành một hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.

Hỏi về phong thủy của khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một lão ông trong vùng chép miệng mà rằng: “Rất ít nơi có được vị thế đẹp như ở đó, vừa thanh bình vừa kín gió, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn”.

Đến Vũng Chùa - Đảo Yến, chúng tôi còn được nghe kể về một dãy núi chạy dài nối từ đất liền ra biển, gần như bức tường thành vững chắc án ngữ Vũng Chùa và nằm rất gần với Đảo Yến. Dân địa phương gọi dãy núi này là Xóm Mới và Xóm Làng, tên gọi xuất phát từ những làng xóm dân cư bên đông đúc, bên thưa thớt ngày xưa. Trên dãy núi này giờ trồng khá nhiều cây keo.

Theo nhiều người trong vùng, gần 10 năm về trước, ông Võ Điện Biên, người con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã về xin thuê đất, đền bù cây cối.

Quan sát bằng mắt thường, từ hướng biển, PV Thanh Niên Online có thể nhìn  thấy ngay khu vực uốn lượn, kín gió, có 2 tháp nhà mái ngói đỏ. Người dân địa phương kể ở đó còn 2 nhà sàn gỗ được chở từ Lệ Thủy ra, dựng lên.

Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...

Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài "Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt.

Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành.

Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất.

Thời chống Mỹ, từ tháng 5.1972 đến 15.1.1973, chiến dịch Hòn La đã biến nơi đây thành điểm tiếp nhận hàng hóa viện trợ đường biển để tránh Mỹ đánh phá các cảng biển Hải Phòng, Bến Thủy.

Tuy nhiên chỉ tính riêng năm 1972 Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình đã đưa hàng ngàn tấn gạo vào bờ chi viện cho miền Nam.

Bài ảnh: Trương Quang Nam - Nguyễn Tú

>> Họp chọn điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Giáo sư sử học Mỹ Larry Berman: Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rõ kẻ thù
>> Hàng vạn người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người bạn lớn của nhân dân Lào
>> Bài hát yêu thích' tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

0

Nhật Bản và Việt Nam nhất trí tăng cường hợp tác trong an ninh hàng hải

Nhật Bản và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải, trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Đó là thỏa thuận đạt được hôm nay qua cuộc hội đàm song phương của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bên lề Hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn ra trên đảo Bali của Indonesia.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong hội nghị bên lề diễn đàn APEC.

"Chúng tôi quan ngại trước những nỗ lực đơn phương (của Trung Quốc) nhằm thay đổi qui chế với hỗ trợ bằng vũ lực”, - ông Shinzo Abe tuyên bố. Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã chỉ ra sự cần thiết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hiện nay theo đúng chuẩn mực pháp lý quốc tế và ông khẳng định Hà Nội sẵn sàng cùng với Tokyo phấn đấu đạt kết quả tích cực theo hướng này.

Về kinh tế, Abe cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và thúc đẩy đầu tư bổ sung từ các công ty Nhật Bản. Ông cũng hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn: RUVR, Japan Times
0

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Người dân tại VN thương tiếc Tướng Giáp

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.
0

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Báo Nhân Dân TQ: Nhật Bản muốn bán tên lửa đẩy Epsilon cho Việt Nam

(GDVN) - Hiện nay, nhu cầu phóng vệ tinh của các nước tăng lên và Nhật Bản đã nhìn thấy cơ hội tốt này, tích cực thúc đẩy xuất khẩu cho các nước Đông Nam Á.


Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 24 tháng 9 đưa tin, trong 5 năm tới Nhật Bản lấy tên lửa đẩy Epsilon làm chủ lực, tiến quân vào thị trường phóng tên lửa đẩy của thế giới.

Theo tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore, Nhật Bản quyết định bán tên lửa đẩy mới Epsilon (vừa phóng thành công) cho các nước Đông Nam Á để các nước này quan sát biến đổi khí hậu, ngăn chặn thiên tai như mưa to, nước lũ.

Được biết, Nhật Bản nhanh nhất có thể bán tên lửa đẩy này cho Việt Nam vào năm 2017, sau đó sẽ lần lượt đạt thỏa thuận mua bán với Malaysia, Thái Lan.

Tên lửa đẩy Epsilon của Nhật Bản dài 24,4 m, đường kính 2,6 m, nặng 91 tấn. Tiểu ban nghiên cứu phát triển Nhật Bản đã phát triển thiết bị thông minh tự kiểm tra cho nó, người phụ trách của tiểu ban này cho biết: “Trước đây cần 60 người để tiến hành công tác kiểm tra trước khi phóng đối với 300 chỗ trong vòng 3 tiếng, nhưng tên lửa Epsilon chỉ cần 3 người thao tác 2 máy tính và mất 70 giây là đã hoàn thành”.

Chiều ngày 14 tháng 9 (giờ địa phương), tại Sở quan sát không gian vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, tên lửa đẩy Epsilon đầu tiên đã được phóng thành công. Một tiếng sau khi phóng tên lửa đẩy này, kính viễn vọng vũ trụ SPRINT-A và tên lửa đẩy tách ra, đã thành công đi vào quỹ đạo theo dự định.

Theo bài báo, toàn cầu nóng lên khiến cho các khu vực trên thế giới xảy ra thiên tai như mưa to, nước lũ, những nước mới nổi cũng muốn phóng vệ tinh, nhu cầu quan sát thời tiết gia tăng.

Nhật Bản không những quyết định viện trợ các nước Đông Nam Á xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phòng chống thiên tai, hơn nữa, vào năm 2011, Nhật Bản còn ký kết thỏa thuận về chương trình viện trợ cho Việt Nam triển khai vệ tinh nhân tạo. Khi đó, Nhật Bản tích cực giới thiệu với Việt Nam về tên lửa đẩy chủ lực H-2A, nhưng sau này Việt Nam đã gác lại do chi phí phóng quá cao.

Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng được bãi phóng của tên lửa đẩy H-2A cỡ lớn, tên lửa đẩy thể lỏng H-2B và tên lửa đẩy Epsilon cỡ nhỏ. Do chi phí phóng của tên lửa đẩy Epsilon thấp, chương trình vệ tinh của Việt Nam và Nhật Bản (gác lại trước đây) nay đã “cải tử hoàn sinh”, Nhật Bản còn có thể tiếp tục mở rộng thị trường khác ở Đông Nam Á.

Xét tới năng lực gánh chịu của các nước mới nổi, cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản vừa tuyên bố, sẽ nghiên cứu tiếp tục giảm chi phí phóng tên lửa đẩy.

Theo Hiệp hội ngành vệ tinh Mỹ, năm 2012, quy mô thị trường phóng vệ tinh thế giới là 21,1 tỷ USD. Báo Nhân Dân của TQ bình luận rằng "Nhà cầm quyền Nhật Bản cũng đã nhìn thấy được cơ hội làm ăn tốt đẹp này, đã đưa ra “Chương trình vũ trụ cơ bản”, trong 5 năm tới, sẵn sàng lấy tên lửa Epsilon làm chủ lực để xâm nhập thị trường phóng tên lửa đẩy của thế giới".


Tên lửa đẩy mới Epsilon cỡ nhỏ của Nhật Bản, có thể bán cho Việt Nam.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-Nhan-Dan-TQ-Nhat-Ban-muon-ban-ten-lua-day-Epsilon-cho-Viet-Nam/318154.gd
0

Pháp cần siết chặt quan hệ với Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du chính thức nước Pháp từ ngày 24 đến 27/09/2013. Chuyến viếng thăm này đã được chuẩn bị trước đó qua chuyến đi Paris của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh hồi tháng Ba, và chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào tháng Tám.


Thủ tướng Việt Nam và Pháp tháng 11/2009 tại Hà Nội. Ảnh: VNN


Trong chuyến công du này, Thủ tướng Việt Nam sẽ ký kết với người đồng nhiệm Pháp Hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Việt. Tổng số 26 điều khoản của hiệp định này được chia làm 5 chương, tập hợp vào một văn bản duy nhất các hiệp định hợp tác khác nhau đã được thỏa thuận trước đây, và quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên gắn bó hơn.

Hiệp định đối tác chiến lược còn mang giá trị biểu tượng. Nó đánh dấu việc kỷ niệm 40 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, và trong Năm Pháp Việt 2013-2014. Tiếc thay, hiệp định không có sáng kiến nào ấn tượng.



Hai nước sẽ quảng bá cho đối tác của mình tại các tổ chức khu vực mà họ là thành viên – một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và bên kia là Liên hiệp châu Âu. Nước Pháp sẽ cố gắng giúp cho Việt Nam được công nhận là một nền kinh tế thị trường. Liên quan đến quốc phòng, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Pháp - Việt được ký kết 12/11/2009 sẽ được mở rộng. Pháp sẽ hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.


Một ván cờ quan trọng hơn đối với Pháp




Trên phương diện kinh tế, người ta sẽ cố gắng tiếp tục những gì đã bàn bạc trong cuộc đối thoại chiến lược mở ra tại Hà Nội hôm 09/04/2013. Các trao đổi, hợp tác, đầu tư sẽ được phát triển, nhất là trong kỹ nghệ hàng không, giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển bền vững, tin học, y tế, công nghiệp thực phẩm, năng lượng nguyên tử. Nước Pháp, nhà tài trợ công thứ nhì về viện trợ phát triển cho Việt Nam khẳng định ý muốn tiếp tục trợ giúp. Pháp sẽ tiếp đón các sinh viên Việt Nam với các điều kiện tốt hơn, củng cố cuộc thi tuyển vào trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Hà Nội và hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.


Đối với Pháp, ván cờ quan trọng hơn là các từ ngữ của hiệp định cho thấy. Dường như Pháp đang mất thế tại Việt Nam. Cho dù tổng số trao đổi song phương tăng lên, thâm hụt thương mại của Pháp năm 2012 là 2,1 tỉ euro, tăng hơn phân nửa so với năm 2011.
Tuy từng là nhà đầu tư phương Tây hàng đầu tại Việt Nam, nhưng Pháp đã bị Hoa Kỳ qua mặt năm 2006, rồi đến Hà Lan năm 2007. Trong khi đó, ảnh hưởng của Việt Nam tại Đông Nam Á đang tăng lên, và được xếp trong số các nền kinh tế mới nổi nhiều triển vọng. Từ khi hiệp định tự do mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2010, một nhà đầu tư Pháp tại Việt Nam có thể xuất khẩu vào khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. Đó là một cơ sở chiến lược.




Một nền ngoại giao hướng về châu Á

Bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, tình hình Việt Nam vào đầu năm 2011 đã xấu đi. Quốc gia này đã can đảm dựng dậy được nền tài chính công, đã bị nạn lạm phát cao làm tụt xuống còn 6% trong năm nay. Sau bốn lần phá giá, từ một năm qua Việt Nam đã ổn định được tỉ lệ hối đoái, tái lập dự trữ ngoại hối. Cán cân thương mại hiện đang thặng dư, đầu tư nước ngoài quay trở lại. Tỉ lệ tăng trưởng năm 2012 là 5,25% và năm 2013 cũng sẽ tương tự.
Nhưng những khó khăn vẫn còn đó. Các doanh nghiệp quốc doanh và ngân hàng công được quản lý kém, thường bị lỗ lã, để xảy ra nhiều xì-căng-đan. Các món nợ xấu, không được thống kê rõ ràng dường như tăng lên. 


Các thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai nước ngày càng nhiều, nhưng không kèm theo kỳ hạn cụ thể lẫn phương tiện tài chính, và một số sau đó vẫn chỉ là trên giấy tờ. Cần phải hy vọng là hiệp định lần này không phải chịu số phận tương tự.

Ngành ngoại giao Pháp rốt cuộc cũng tin rằng tương lai một phần lớn sẽ nằm tại Viễn Đông, với các hành động mạnh mẽ hướng về châu Á. Sự thay đổi này củng cố hy vọng rằng hiệp định đối tác chiến lược với một đất nước đầy kỳ vọng bên bờ Biển Đông và quan hệ lịch sử hãy còn chặt chẽ với nước Pháp, sẽ dẫn đến những thành tựu cụ thể mà cả hai nước cùng được hưởng lợi.


Bài viết của nhà kinh tế Philippe Delalande đăng trên Le Monde 24/09/2013



Bản dịch Thuymyrfi.blogspot.com
0