Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Tổng thống Barack Obama tái đắc cử


07/11/2012- Theo kết quả kiểm phiếu mới nhất, ông Barack Obama thắng cử với 281 phiếu đại cử tri. Ông viết trên twitter ngay sau khi có kết quả: "Xin cảm ơn. Tôi chiến thắng là nhờ các bạn".


Tổng thống Barack Obama nói chuyện với các tình nguyện viên khi ông tới thăm một văn phòng vận động tranh cử tại Chicago, bang Illinois. Ảnh: AFP

Kết quả này mang tới cho Obama một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm nữa, để ông có thể tiếp tục các kế hoạch đã đề ra.

Kết quả này cũng trùng với ý kiến công chúng trên khắp thế giới, theo đó có đến 81% số người được hỏi tính chung toàn cầu "bỏ phiếu" cho ông Obama.

Độc giả VnExpress, theo thăm dò trong một tháng qua, cũng "bầu" cho Obama, với tỷ lệ 75,8%.

Sau khi Obama twitt lời cảm ơn, ngay lập tức có 88.000 lượt retwitt.


Kết quả kiểm phiếu theo CNN, cho thấy ông Obama tái cử tổng thống Mỹ.


Cuộc bầu cử gay cho thấy sự gay cấn ngay khi những kết quả đầu tiên ở từng bang được công bố. Khi một số bang đầu tiên ở đông và trung công bố kết quả, cán cân nghiêng về ứng viên Cộng hòa Mitt Romney. Điều này không gây ngạc nhiên vì trong số các đó phần lớn là trung thành với phe Cộng hòa.

Khi các kết quả tiếp theo được đưa ra, Romney vẫn tiếp tục dẫn trước nhưng với khoảng cách rất sít sao, chỉ vài cho đến chục phiếu đại cử tri. Sau đó, ông Obama vượt lên dẫn trước, rồi lại tụt xuống sau Romney. Tình thế cho thấy mức độ quyết liệt trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Romney sau khi bỏ phiếu cùng vợ tiếp tục vận động ở bang chiến trường quan trọng Ohio, còn Obama sau khi chơi một trận bóng rổ đã lui về "ở ẩn" và theo dõi kết quả.

Obama thắng ở bang Ohio với tỷ lệ 50% số phiếu ủng hộ so với 48% của Mitt Romney, kết quả này dựa trên 62% số phiếu được kiểm. Tương tự, ở bang Florida, nơi có tới 29 phiếu đại cử tri, Obama giành thắng lợi 49,9%, so với Romney 49,3%. Điều này có thể dẫn đến các yêu cầu đòi kiểm phiếu lại như từng xảy ra năm 2000.

Tính trên các bang đã công bố kết quả kiểm phiếu, ông Romney tuy thua về phiếu đại cử tri nhưng lại giành được 50% phiếu phổ thông, trong khi tổng thống về sau, với 49%.

Trong khi đó các báo chí Mỹ dự đoán phe Dân chủ cũng sẽ giành đa số tại Thượng viện.

Còn một số bang chưa công bố kết quả, nhưng như vậy, Obama giành 274 phiếu đại cử tri theo con số của CNN, hay 275 theo con số của nhiều hãng truyền thông lớn khác, ông Obama sẽ tiếp tục là tổng thống Mỹ cho đến 2017.

Ông Romney, trên đường đi vận động tranh cử sau khi ông và vợ bỏ phiếu, cho biết đã viết sẵn diễn văn mừng chiến thắng. Nhưng có lẽ ông sẽ không dùng đến bài phát biểu đó. Tuy nhiên Romny cũng khẳng định không hối tiếc điều gì, bởi ông và gia đình cũng như cộng sự đã làm hết sức, chiến đấu đến những giờ phút cuối cùng.


Trong khi di chuyển đến địa điểm vận động tranh cử tối 6/11, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney rất tự tin nói rằng mình đã chuẩn bị sẵn bài phát biểu chiến thắng. Ảnh: AFP

Kinh tế là mối quan tâm lớn nhất của các cử tri Mỹ khi đi bỏ phiếu. Theo quan sát của các hãng truyền thông, số lượng cử tri đi bầu năm nay rất đông, tạo nên những hàng dài ở các điểm bỏ phiếu.

Nhiều cử tri tham gia bầu cử cho biết cuộc bỏ phiếu diễn ra trật tự và vui vẻ. "Ở̉ nơi tôi đi bỏ phiếu, mọi người xếp hàng dài, nhưng nói chung đều trật tự và vui vẻ hạnh phúc. Bang Virginia năm nay trở lại với cách bỏ phiếu bằng giấy, tôi thấy thật lãng phí và cách rách. Khi chúng tôi hỏi tại sao lại thế, các viên chức bầu cử giải thích rằng làm cách này chính xác hơn và tiện kiểm phiếu hơn", cô Aaron Maxa, bang Virginia, cho hay.

Tại bang Colorado, ông Roy D Moore Jr., 89 tuổi, dán miếng dính "I Voted" sau khi bỏ phiếu bầu cử. "Tôi sẽ còn đi bầu nữa, bốn năm sau đây", ông nói. Các quan chức bầu cử ở nơi ông bỏ phiếu cho biết số lượng cử tri xếp hàng chờ đợi đông hơn mức trung bình và mỗi người phải chờ khoảng 45 phút.

Tại một điểm bỏ phiếu ở Staten Island, New York, nơi vừa trải qua cơn bão Sandy kinh hoàng, các cử tri đến bỏ phiếu trong một chiếc lều không có hệ thống sưởi, được chiếu sáng bằng đèn flash. Giới chức bang cho biết những người phải sơ tán hoặc chưa trở về nhà do bão Sandy có thể bỏ phiếu ở bất kỳ nơi nào.

Một người đàn ông tại Massachusettes đột quỵ ngay tại điểm bỏ phiếu. Ông được các nhân viên y tế cấp cứu kịp thời và sống lại, thều thào hỏi xem ông đã bỏ phiếu hay chưa. Khi nhân viên y tế nói điều quan trọng hơn giờ là sức khỏe, thì cử tri này cãi lại rằng có hai điều quan trọng với ông, đó là "nói rằng tôi yêu vợ, và đã bỏ phiếu". Cử tri này đã bỏ phiếu trước khi ngừng thở lúc trước.


Các bang đã có kết quả ban đầu dựa trên trưng cầu ý kiến cử tri sau bỏ phiếu. Bang xanh ủng hộ Obama, bang đỏ ủng hộ Romney. Đồ họa: NYT



Phát biểu mừng chiến thắng của TT. Obama:

1

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Trung Quốc muốn theo dõi cả thế giới

17/7/12- Các chuyên gia cảnh báo rằng những thông tin đi qua bất kỳ mạng nào do Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc trang bị đều không an toàn

Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới, trao cho họ khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước công nghiệp khác. Đây là thông tin vừa được ông Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tiết lộ với website WorldNetDaily (wnd.com) sau một thời gian tìm hiểu.

Tiếp cận thông tin nhạy cảm

Sử dụng thiết bị cung cấp bởi 2 tập đoàn viễn thông Huawei Technologies và ZTE, chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tiếp cận bằng “cửa sau” đối với một lượng thông tin điện tử khổng lồ của thế giới, trong đó có dữ liệu tình báo và quân sự nhạy cảm. Ông Maloof viết: “Hai công ty này đã cung cấp cho Trung Quốc khả năng truy cập từ xa thông qua thiết bị họ cài đặt trong các mạng viễn thông ở 140 nước.

Họ hiện đang phục vụ 45 trong số 50 nhà điều hành viễn thông lớn nhất thế giới… Thông tin có thể bị theo dõi, thay đổi và trong một số trường hợp bị phá hoại”. Không dừng lại ở đó, ông Maloof cho rằng người Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận đối với 20% thông tin liên lạc còn lại của thế giới.


Trụ sở Tập đoàn Huawei ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc). Ảnh: REUTERS

Năm 2000, Huawei hầu như không được biết đến bên ngoài Trung Quốc nhưng đến năm 2009, hãng này đã lột xác trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ericsson. Hệ quả là theo các chuyên gia viễn thông, những thông tin đi qua bất kỳ mạng nào do Huawei trang bị đều không an toàn trừ khi nó được mã hóa bởi quân đội. Một nguồn tin cảnh báo rằng người Trung Quốc thậm chí còn đang “nỗ lực giải mã bất kỳ thông tin mã hóa nào họ chặn được”.
Ngay cả khi người dùng tránh được các sản phẩm của Trung Quốc thì chưa chắc họ đã an toàn vì sự xâm nhập điện tử được thực hiện từ xa thông qua việc sử dụng các mạng thương mại do Huawei và ZTE thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, theo ông Maloof, các công ty giao tiếp thông qua mạng riêng ảo (VPN) với các đối tác tại những nước sử dụng thiết bị mạng của 2 công ty Trung Quốc này đều đối mặt nguy cơ bị theo dõi.

Ngăn ngừa nguy cơ

Vấn đề là Huawei và ZTE vẫn đang bành trướng sự hoạt động bằng cách tham gia các dự án viễn thông khắp thế giới, từ Malaysia, Philippines cho đến Nga, Brazil, Ấn Độ… Các nguồn tin nói với ông Maloof rằng so với các đối thủ phương Tây, 2 công ty này có lợi thế là được sự trợ cấp của chính phủ nên sản phẩm của họ có giá rất cạnh tranh.

Dù vậy, một số nước đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những nguy cơ từ việc làm ăn với 2 công ty Trung Quốc nói trên. Chẳng hạn, Chính phủ Úc gần đây đã cấm Công ty Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia trong một quyết định mang “tính phòng ngừa” và nhằm bảo đảm an ninh cho hạ tầng quan trọng này.

Tương tự, Bộ Thương mại Mỹ vào năm ngoái đã cấm Huawei tham gia một dự án xây dựng mạng không dây ở nước này. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng quyết định điều tra Huawei và ZTE nhằm xác định những mối đe dọa tiềm ẩn về hạ tầng và an ninh quốc gia từ 2 công ty này.

Mối đe dọa nghiêm trọng

Ủy ban xem xét các vấn đề an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (thuộc Quốc hội Mỹ) gần đây cảnh báo rằng Huawei và ZTE là ví dụ về những công ty công nghệ cao mà Chính phủ Trung Quốc có thể dùng để tiếp cận dữ liệu nhạy cảm trong các hệ thống viễn thông và máy tính có liên hệ đến những doanh nghiệp này.

Báo cáo của ủy ban nói trên cũng chỉ ra rằng khả năng nói trên của Bắc Kinh đã đủ tiến bộ để gây ra mối đe dọa cho các hoạt động quân sự của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.

Nguồn: NLĐ

Không nên dùng các thiết bị viễn thông như USB, điện thoại, máy tính, các thiết bị phát thanh - truyền hình, ... do Huawei/ ZTE sản xuất!
0

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Nếu Mỹ không lãnh đạo thế giới?

25/5/12- Trong một viễn cảnh Mỹ không đủ sức lãnh đạo thế giới, khoảng trống quyền lực không thể lấp đầy, vậy các quốc gia sẽ hợp tác hay sẽ cạnh tranh khốc liệt với nhau?

Nếu quả thực có các trung tâm quyền lực đa cực tồn tại trong một thập kỷ tính từ lúc này, hãy tưởng tượng ra một viễn cảnh mà trong đó, việc thiếu vắng cường quốc toàn cầu sẽ tạo nên một cuộc khủng hoảng, hoặc một loạt khủng hoảng có tác động đến mức các cường quốc đã thiết lập và đang trỗi dậy đều buộc phải hợp tác, nhượng bộ và chia sẻ rủi ro cũng như gánh nặng về vai trò lãnh đạo.

Mô hình đó là trật tự G-20 đang thực sự hiện hữu, đó là một kiểu mô hình ‘hòa hợp giữa các quốc gia’- một cấu trúc tương tự như “Hòa hợp châu Âu’ đã tạo nên sự phối hợp giữa Anh, Đế chế Nga, Úc, Phổ, và sau đó là Pháp trong một nỗ lực để khôi phục và duy trì hòa bình của châu Âu sau Cách mạng Pháp và các cuộc chiến của Napoleon. Đó là một sự cân bằng quyền lực được thể chế hóa nhằm mang lại sự ổn định tại châu Âu từ đầu thế kỷ 19 cho tới khi chiến tranh Thế giới I bùng nổ.


Ảnh minh họa

Nhưng kịch bản này đặc biệt khó khả thi bởi vì có quá ít bối cảnh có thể hình dung được sẽ tạo ra sự sợ hãi ở mức độ rộng lớn và duy trì nó trong khoảng thời gian dài. Hãy tưởng tượng ra ở châu Âu, các thị trường tài chính tan chảy mạnh hơn và kéo dài hơn so với ‘khoảnh khắc Lehman’ của Mỹ. Các quốc gia lớn như Tây Ban Nha và Italy quá lớn để có thể rút chân ra khỏi thị trường và đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư. Các ngân hàng của Đức và Pháp bị phá sản sau các nợ xấu tại các quốc gia này. Khu vực đồng tiền chung sụp đổ, và châu Âu vỡ ra thành từng mảnh. Mỹ và Trung Quốc mất đi một đối tác thương mại then chốt và hàng trăng ngàn công ăn việc làm mà khu vực này có thể tạo ra.

Tất nhiên vẫn rất khó để hình dung ra sự tàn phá này sau đó lại tạo ra một sự hợp tác nào đó. Như với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các tác động của một cú sốc thậm chí mạnh hơn thế đối với hệ thống có thể kéo dài hơn ở một số nơi, và để cầm cự được thì phải tận dụng các điểm yếu của người khác, chứ không phải từ việc phối hợp để củng cố hệ thống thương mại quốc tế.

Hãy tưởng tượng ra một vấn đề thậm chí còn mang tính toàn cầu hơn: có thể nhu cầu ngũ cốc trên thế giới ngày một tăng cao hơn rất nhiều so với nguồn cung, và một loạt thảm họa do thời tiết gây nên khiến cho giá lương thực tăng vọt trên khắp Nam và Đông Nam Á, Bắc Phi và nhiều nước Mỹ Latinh, các nước thuộc Liên Xô cũ.

Giả dụ các cuộc biểu tình ở Nga khiến cho chính quyền đáp trả một cách cứng rắn – đến nỗi mất đi thiện cảm từ người dân. Các cuộc nổi dậy tràn ra khỏi biên giới Ấn Độ. Venezuela, Thái Lan và cả Ai Cập cũng rơi vào tình trạng bất ổn. Trung Quốc cũng không ngoại trừ.

Và trong bối cảnh đó, các cú sốc về lương thực sẽ luôn tác động mạnh tới các cường quốc đang nổi và thế giới đang phát triển hơn là ảnh hưởng tới Mỹ, châu Âu, Nhật; bởi vì người dân ở các quốc gia phát triển phải chi trả rất ít phần trăm thu nhập của họ cho các loại lương thực chủ yếu. Một lần nữa, mô hình này có vẻ như không gây ảnh hưởng tới ai cả, hoặc nói cách khách là lịch sử cho thấy các cuộc chiến về lương thực có vẻ như tạo nên xung đột tương tự như mức tạo nên hợp tác.

Cuối cùng, vẫn rất khó có thể hình dung ra một cuộc khủng hoảng đủ lớn để tạo nên một sự hợp tác lâu dài từ các cường quốc đã thiết lập và cường quốc đang nổi, và sự phức hợp của các mối đe dọa mà các ngoại trưởng của châu Âu ở thế kỷ 19 phải đối mặt trở nên nhạt nhòa hơn so với những thách thức trong kỷ nguyên G-0.

Lê Thu (Theo FP)

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vietnamnet.vn/Quoc-gia-nao-se-lanh-dao-the-gioi/8540055.epi
0

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Phải chăng người Nhật muốn đẩy ông Kim Jong Un vào chủ nghĩa tư bản?


17/4/12- Nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên là Kim Jong Un đã chỉ thị triển khai các cuộc thảo luận về cải cách kinh tế, không e ngại cả việc bàn tới những phương pháp quản lý tư bản, - tờ báo Nhật Bản Mainichi viết. Người đại diện của Đảng Lao động Triều Tiên cho báo này hay, ông Kim Jong Un ra lệnh vận dụng bất kỳ kinh nghiệm kinh tế hữu ích, bất kể đó là của Trung Quốc, Nga hay Nhật Bản.

Mainichi khẳng định rằng, nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên kêu gọi loại bỏ mọi sự cấm đoán khi thảo luận về cải thiện tình hình kinh tế trong nước. Đồng thời cho phép tự do bày tỏ ý kiến, không sợ những cáo buộc về ý thức hệ. Ông Konstantin Asmolov, phân tích gia từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông nhận định rằng, còn sớm để có thể nghiêm túc tiếp nhận những thông tin này:

“Các phương tiện truyền thông Nhật Bản thỉnh thoảng lại tung ra tin tức không rõ được lấy từ đâu. Thông tin mang tính chất giật gân rẻ tiền và làm lung lay con thuyền Bắc Triều Tiên. Nên chờ đợi sự xác minh điều này và chờ khi các nhà ngoại giao, chuyên viên Trung Quốc và Nga nói về cuộc thảo luận như vậy ở CHDCND Triều Tiên.”

Thông tin về việc ông Kim Jong Un kêu gọi thích ứng các điều kiện thị trường tư bản vào hoàn cảnh Bắc Triều Tiên là điều "khá bất ngờ". Đài "Tiếng nói nước Nga" nhận được đánh giá này từ ông Georgi Toloraya, nhà nghiên cứu Hàn Quốc từ Viện Kinh tế. Theo chuyên viên, ông Kim Jong Un đang mải bận tâm với việc củng cố quyền lực. Đồng thời ông đang chứng tỏ mình là người kế thừa đường lối bất di bất dịch của các nhà tiền nhiệm Kim Il Sung và Kim Jong Il. Georgi Toloraya khẳng định rằng, sự biến đổi nếu có sẽ đến muộn hơn, khi tính ổn định quyền lực chính trị của ông Kim Jong Un được hoàn toàn đảm bảo.

“Đối với Bắc Triều Tiên, nhu cầu cải cách đã có từ nhiều năm nay. Vấn đề đặt ra là họ không thể cho phép đất nước thực sự cởi mở. Sự xâm nhập của những ý tưởng và thông tin từ bên ngoài sẽ làm nổ tung chế độ, dẫn tới sự sụp đổ và thôn tính từ phía miền Nam. Ở Bắc Triều Tiên người ta hiểu rõ điều này và vì thế cho tới nay vẫn không chấp nhận bất cứ cải cách. Bình Nhưỡng muốn hạn chế sự thay đổi kinh tế của đất nước. Trước hết điều cần làm là phải hợp pháp hóa những gì trong thực tế đã có. Đó là buôn bán thị trường, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Những yếu tố này đang tồn tại bên ngoài qui định pháp luật và thường xuyên phải chịu sự truy đuổi.”

Khi lựa chọn các kinh nghiệm cải cách kinh tế, Bắc Triều Tiên không nên dập khuôn sao chép, - bà Victoria Samsonova, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho biết ý kiến:

“Bắc Triều Tiên phải phát triển theo con đường riêng của mình, có thể sử dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc. Ở đây phải có một sự cân bằng nhất định, bởi hôm nay cả hai miền Nam và Bắc Triều Tiên đều liên kết với đối tác Trung Quốc. Trong tình huống này, Nga có thể đóng vai trò cân đối hoặc trung gian cho Bắc và Nam, để giảm sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc.”

Nga đã đề xuất một sơ đồ có khả năng giúp Bắc Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và thúc đẩy hợp tác trên nguyên tắc thị trường. Đó là hoạt động lắp đặt đường ống dẫn khí sang Hàn Quốc thông qua Bắc Triều Tiên, kết nối các tuyến đường sắt trên bán đảo Triều Tiên với hệ thống đường sắt Xuyên Siberia. Đặc biệt, trên mặt bằng này có thể vay mượn cả các kinh nghiệm của Nga về thực hiện thành công những dự án thương mại đa phương.

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_04_17/72020818/
1

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Viễn cảnh Mỹ tác chiến trên Thái Bình Dương

15/4/12- Đối với Lầu Năm Góc, học thuyết Tác chiến Không - Biển là hy vọng lớn nhất để Mỹ đối phó chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” của Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông qua khái niệm Tác chiến Không - Biển (Air-Sea Battle, viết tắt ASB) và Lầu Năm Góc nhanh chóng triển khai, theo tờ The Diplomat. Tướng Norton A.Schwartz, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ và đô đốc Jonathan W.Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho biết nỗ lực trên nhằm giúp quân đội nước này tổ chức, huấn luyện và tự trang bị tốt. Nhờ đó, các bộ tư lệnh tác chiến có đủ khả năng duy trì tiếp cận hoạt động tại những khu vực đang bị đối phương thực thi chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (anti-access/are-denial, viết tắt A2/AD). Điều này ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng ở vùng tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang xây dựng chiến lược A2/AD nhằm đẩy lực lượng Mỹ khỏi vùng biển trên.

Chiến tranh lạnh phiên bản 2

Suốt 6 thập niên qua, với sức mạnh quân sự vượt trội, Mỹ duy trì trạng thái khá cân bằng địa chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng tình hình đang thay đổi. Mười năm qua, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh tốc độ hiện đại hóa hải quân nhằm thay thế vị trí của Mỹ trong khu vực, theo The Diplomat. Vì thế, cuối tháng 3 năm nay, Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Mỹ về chiến lược ASB như một học thuyết đóng vai trò trung tâm để giành lại thế cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó, học thuyết ASB nhằm tăng cường khả năng hợp tác và phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải quân hướng đến việc tập trung sức mạnh chọc thủng chiến lược A2/AD của đối phương. Cơ quan phụ trách ASB chịu trách nhiệm định hình sáng kiến để phát triển những khả năng và sự tích hợp cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Theo tướng Schwartz và đô đốc Greenert, ASB tìm kiếm phương pháp tấn công chuyên sâu có tính mạng lưới và tích hợp để “phá hủy, tiêu diệt và đánh bại” (NIA-D3) địch thủ. Cụ thể hơn, lực lượng hỗn hợp gồm không quân, hải quân và lục quân sẽ được trang bị khả năng liên lạc chặt chẽ nhằm thực hiện những cuộc tấn công đồng bộ trên nhiều vị trí của đối phương. Tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Panetta từng điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng quốc hội phải hết lòng ủng hộ Lầu Năm Góc nếu muốn “bảo vệ nước Mỹ”.

Thực tế, ASB là phiên bản tương tự của chiến lược Tác chiến Không - Bộ (Air-Land Battle) mà Washington từng áp dụng để đối phó Moscow trong Chiến tranh lạnh. Ngược lại, chiến lược A2/AD của Bắc Kinh tương tự điều mà Moscow đã theo đuổi vào giai đoạn trên. Theo đó, thế giằng co tại Thái Bình Dương đang là phiên bản của Chiến tranh lạnh.

Cũng như quá khứ, để triển khai hiệu quả học thuyết ASB, Mỹ cần phát triển thêm nhiều loại vũ khí tối tân phù hợp với tình thế, bên cạnh việc duy trì lực lượng cần thiết trong khu vực. Lầu Năm Góc đang tiến hành hàng loạt dự án như máy bay ném bom tầm xa (ước tính chi phí phát triển là 55 tỉ USD); máy bay không gian không người lái X-37; tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt, tàu tấn công đổ bộ cực lớn… Mới đây, thông tin về chiếc USS Zumwalt được tiết lộ trên một số phương tiện truyền thông.

Đồ họa mô phỏng tàu khu trục USS Zumwalt - Ảnh: Chosun.com
Đồ họa mô phỏng tàu khu trục USS Zumwalt - Ảnh: Chosun.com

Tàu khu trục tàng hình 7 tỉ USD

Theo đài Fox News, tàu khu trục lớn nhất lịch sử hải quân Mỹ là USS Zumwalt đang trở thành trung tâm của chiến lược châu Á - Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama tuyên bố hồi năm ngoái. Nói về chiếc tàu này, tờ Daily Mail giật tựa hoành tráng rằng: Mỹ chế tạo tàu chiến 7 tỉ USD để duy trì uy thế của hải quân đối với Trung Quốc trong thế kỷ 21.

Hiện tại, tàu USS Zumwalt đang được hình thành tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở Maine. Ngoài hình dáng kỳ lạ, chiếc tàu này dài hơn 180m, nặng 14.500 tấn được trang bị khả năng tàng hình hiện đại, có thể “hô biến” thành tàu cá dân sự trên màn hình radar địch. Zumwalt mang theo đến 80 tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa đối hạm, súng pháo 155 mm. Được thiết kế với khả năng tấn công vào bờ bằng tên lửa dẫn đường, Zumwalt đủ sức phối hợp hiệu quả cùng lực lượng lính thủy đánh bộ.

Daily Mail dẫn lời đô đốc Greenert phát biểu trong chuyến thăm xưởng Bath Iron Works hồi tuần trước nói: “Với khả năng tàng hình cùng hệ thống định vị sóng âm, sức tấn công đáng kinh ngạc và cần ít nhân lực vận hành - đây là tương lai của chúng ta”. Ông này còn khẳng định chiếc tàu phù hợp một cách hoàn hảo với sự đổi mới chiến lược mà Tổng thống Obama đề ra cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Chiếc Zumwalt có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, do chi phí chế tạo lên đến 7 tỉ USD mỗi chiếc nên Mỹ sẽ chỉ đóng 3 tàu loại này.

Máy bay không gian X-37

Ngoài ra, Mỹ còn theo đuổi một chương trình bí mật khác trong học thuyết ASB là máy bay không gian X-37. Tờ The Washington Times dẫn lời tướng William Hselton, người đứng đầu các hoạt động không gian của không quân Mỹ, tiết lộ thông tin mới nhất về máy bay không người lái X-37: “Nó đang chạy tốt trên quỹ đạo, và chúng tôi chưa quyết định ngày quay lại mặt đất của nó. Chúng tôi rất hài lòng với sự thể hiện của X-37”. Vị tướng này còn tự hào khẳng định loại máy bay trên có khả năng thay đổi hoàn toàn thế trận, cho phép lật ngược thế cờ trong tích tắc. Mặc dù từ chối cung cấp thông tin về ngân sách chế tạo nhưng tướng Hselton cho biết Lầu Năm Góc hiện có 2 chiếc X-37 và chưa có kế hoạch tăng cường thêm.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết X-37 có thể phá hủy các thiết bị cảm biến không gian, vốn đảm trách việc cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa đối hạm của đối phương. Vì thế, dòng máy bay này trở thành khí tài chủ chốt để triệt hạ các phương tiện phong tỏa, chống tiếp cận mà địch thủ triển khai nhằm vào quân đội Mỹ. Thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần giới thiệu loại tên lửa đối hạm DF-21D, được xem như sát thủ tàu sân bay. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc chưa hề nêu ra chính xác đối thủ trực tiếp mà cơ quan này nhắm đến khi phát triển X-37.

Chiến dịch Chimichanga

Ngày 4.4, Mỹ vừa triển khai chiến dịch Chimichanga gần căn cứ Yukon ở Alaska để tập luyện các chiến thuật cần thiết của không quân nếu chạm trán với Trung Quốc tại vùng tây Thái Bình Dương, theo tạp chí Wired. Tất nhiên, Lầu Năm Góc không bao giờ công khai thừa nhận mục đích thực sự của chiến dịch này. Trong chiến dịch, đầu tiên máy bay tàng hình F-22 phá hủy radar về hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương bằng bom SDB.

Sau đó các phi đội F-22 tiếp tục phóng tên lửa Amraam và Sidewinder vào chiến đấu cơ đối phương. Tiếp đến, chiến đấu cơ F-16 ập tới làm nhiệm vụ hỗ trợ cho đồng đội. Khi hệ thống phòng không của đối phương bị vô hiệu hóa, máy bay ném bom B-1 xâm nhập để thả những quả bom nặng gần 1 tấn xuống các mục tiêu bên dưới. Đây cũng là lần đầu tiên không quân Mỹ thử nghiệm phi đội tấn công được cải tiến với F-22, F-16, B-1 cùng các vũ khí mới chế tạo.
0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Toàn cảnh thế giới - 08/04/2012



Đăng ngày 08/4/2012 | Thời lượng: 32:55 | Nguồn: VTV | Vibay lưu trữ.
0

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Vật thể lạ rơi xuống Siberia

24/3/12-Các chuyên gia vũ trụ Nga đang cố gắng tìm hiểu một vật thể kim loại bí ẩn rơi gần một ngôi làng hẻo lánh ở Siberia, theo tờ Daily Mail hôm qua 23/3


Một phần của vật thể lạ. Ảnh: Daily Mail

Vật thể kim loại nặng 200 kg, cao khoảng 2m và trông không giống tên lửa hay bộ phận của bất kỳ thiết bị vũ trụ nào. Dân làng Otradnensky kể họ nghe những âm thanh kỳ lạ phát ra từ khu rừng gần làng nên lập tức báo cho nhà chức trách. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy vật thể này chứa titan trong thành phần cấu tạo và không chứa chất phóng xạ. Người hiếu kỳ kéo tới ngày càng đông nên cảnh sát đã phải phong tỏa hiện trường. Daily Mail dẫn lời giới chức Cơ quan Hàng không vũ trụ nói: “Chúng tôi chưa biết đó là gì. Kết luận cuối cùng chỉ có thể được đưa ra sau khi các chuyên gia nghiên cứu chi tiết”.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120324/vat-the-la-roi-xuong-siberia.aspx
0

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Iran nói Israel là một "con chó" thích sủa

18/3/12-Hôm qua (17/3), Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani cho rằng, Nhà nước Do Thái là một "con chó" chỉ thích sủa, chứ không dám đánh phủ đầu vào Iran.

"Họ đã ba hoa nhiều về chuyện đó, nhưng sẽ không dám tấn công nhằm vào Iran", trang web của Quốc hội Iran dẫn phát biểu Chủ tịch Ali Larijani cho hay.

"Họ như con chó thích sủa nhưng không dám tấn công. Israel sẽ không phạm sai lầm đánh Iran, bởi họ chưa sẵn sàng đùa cợt với chính vận mệnh của họ".


Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani. (Ảnh: Reuters)

Trước đó, hôm 16/3, trên kênh TV2 của Đan Mạch, Ngoại trưởng Iran khẳng định, Israel đòi đánh Iran nhưng Israel quá nhỏ để duy trì một tuần chiến tranh.

"Chúng tôi xem xét nghiêm túc mọi mối đe dọa dù nhỏ, ngay cả khi chúng đến từ quốc gia yếu nhất trên thế giới", Ngoại trưởng Ali Akbar Salehi cho hay.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Hồi giáo còn nhấn mạnh thêm rằng Iran không coi những tuyên bố từ Israel là những mối đe dọa thực sự.

"Chúng tôi không xem Israel là một nước, mà chỉ là một thực thể, không chống chịu nổi một tuần của chiến tranh. Mối đe dọa thực sự chính là Mỹ," ông nói.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình NBC của Mỹ, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố rằng nước này sẽ không ủng hộ Israel đánh Iran.

“Tôi không ủng hộ hành động vào lúc này, vì chúng ta vẫn còn khá nhiều con đường siết chặt trừng phạt chống lại chính quyền Iran”, ông Cameron tuyên bố.

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/64586/the-gioi-24h--iran-mang-israel-tham-te.html
0

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Lầu Năm Góc bác tin tàu chiến Iran cập cảng Syria

Ngày 21/2, Lầu Năm Góc khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy hai tàu chiến Iran đã cập cảng Syria hồi cuối tuần qua.

Khẳng định trên hoàn toàn trái ngược với thông tin mà kênh truyền hình Press TV của Iran phát đi trước đó.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn không nhận thấy tàu nào của Iran cập cảng Syria," đồng thời cho biết Mỹ tin rằng trên thực tế, các tàu này "đã không cập cảng ở Syria."

Theo ông Little, các tàu chiến của Iran đã đi qua kênh đào Suez và hiện dường như chuẩn bị quay về.

Trước đó, kênh Press TV đưa tin hai tàu chiến của Iran đã cập cảng Tartous của Syria hôm 18/2 vừa qua.

Các tàu chiến này được cho là sẽ hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng hải quân Syria./.

(Vietnam+)

Iran dự định phóng vệ tinh tự tạo trong vài tháng tới

Giám đốc cơ quan vũ trụ Iran Hamid Phazely tuyên bố, trong vài tháng tới Iran sẽ phóng vệ tinh “Fajr” do nước này sản xuất lên quỹ đạo. Theo kế hoạch, việc phóng vệ tinh sẽ được tiến hành trong những tháng đầu tiên sau Lễ năm mới bắt đầu vào 20/3/2012. Theo ông Phazely, vệ tinh do Iran chế tạo được trang bị các camera và bộ cảm biến để kiểm tra hoạt động của các thiết bị trên các vệ tinh đã được phóng lên quỹ đạo trước đó.

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_02_21/66585833/
0

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Toàn cảnh thế giới 19/2/12



0

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

'Chiến tranh Iran diễn ra trước mùa hè'

17/2/12-Giới quân sự Nga tiên liệu một cuộc xung đột lớn giữa Iran và các nước phương Tây có khả năng xảy ra trước mùa hè này và lan tỏa đến các khu vực phía nam của nước Nga.


Tướng Nikolai Makarov, Tổng tham mưu Nga. Ảnh: Nation.com.pk

Đại tướng Nikolai Makarov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga vừa phát biểu trong một cuộc họp báo tại Moscow cho hay: "Rõ ràng Iran là một điểm nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng một vài quyết định có thể sẽ được đưa ra trước mùa hè tới". Ông nói thêm rằng Iran có khả năng “đáp trả sắc bén” đối với cuộc tấn công như vậy, Russia Today cho biết..

Video: tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Hormuz http://www.youtube.com/watch?v=67lmhNw_I88

Một tướng cấp cao khác của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov, cũng nói rằng với tình hình các bên tăng cường lực lượng quân sự ở Vịnh Ba Tư như hiện nay, bất kỳ một mồi lửa nào cũng châm ngòi cho một cuộc xung đột mang tính toàn khu vực.

Theo tờ The Hindu, Đô đốc Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Nga, nói với các tùy viên quân sự nước ngoài tại Moscow rằng giờ đây Mỹ có thể tấn công Iran vào bất kỳ thời điểm nào, bằng một cuộc pháo kích đồng loạt của 450 tên lửa Tomahawk từ các tàu chiến của họ đang được triển khai trong khu vực.

Nga lo ngại rằng một cuộc xung đột trong Vịnh Ba Tư có thể lan đến khu vực Kavkaz phía nam nước Nga.

Tướng Makarov cho biết, Bộ tư lệnh Nga đã thành lập một “Trung tâm tình hình” để theo dõi những phát triển mới “trên thực tế” ở Vùng Vịnh. “Chúng tôi đang phân tích tình hình 24/24 và không loại trừ bất cứ một khả năng nào", ông nói.

Giới truyền thông Nga trích nguồn tin bộ Quốc phòng nói rằng các căn cứ quân sự của Nga trong khu vực Kavkaz ở Armenia, Nam Ossetia và Abkhazia, đã được thông báo tình hình. Các chuyên gia quân sự dự đoán rằng Mỹ có thể sẽ tiến hành các cuộc tiến công qua đường Thổ Nhĩ Kỳ, và như vậy thì rất có thể Gruzia và Azerbaijan cũng bị cuốn vào cuộc xung đột.

Tờ Nezavisimaya Gazeta đưa tin các tàu chiến của Nga tại Hắc Hải đã được triển khai đến khu vực gần với Gruzia để chuẩn bị đối phó nếu có chiến tranh, trong khi hạm đội ở biển Caspian được tái điều động từ Astrakhan tới các hải cảng gần Azerbaijan.

Chương trình tập trận hàng năm của quân đội Nga trong năm nay sẽ được nâng cấp từ mức chiến thuật huấn luyện lên mức chiến lược. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các kế hoạch tiếp viện thêm 40 máy bay và phiên chế thêm hai đơn vị đặc nhiệm cho Quân khu Nam.

Nguy cơ về một cuộc chiến nhằm vào Iran đang được nhắc tới trong những ngày qua, sau khi Israel công khai việc sẵn sàng có hành động quân sự nhằm vào quốc gia Hồi giáo. Hải quân Mỹ và các nước khác mới đây có cuộc tập trận đổ bộ ở bờ đông nước Mỹ, theo kịch bản nhằm vào một đối phương giả định có nhiều điểm tương đồng với Iran. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ mới đây vượt qua eo biển Hormuz, nơi Iran từng đe dọa phong tỏa và yêu cầu các tàu sân bay của Mỹ không tiến vào.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong một bài xã luận trên Washington Post, được dẫn lời dự đoán rằng Israel có thể mở một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong mùa xuân này. Theo ông Leon Panetta, Tel Aviv có thể ra tay trong tháng 4, 5 hoặc 6.

Tuy nhiên Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đều nhấn mạnh rằng Mỹ đã lưu ý Israel về việc Washington phản đối một hành vi quân sự. Giới chức cấp cao Mỹ tin rằng điều này có thể làm chệch hướng những chương trình cấm vận kinh tế quốc tế đang cho thấy hiệu quả, cũng như những nỗ lực phi quân sự khác nhằm ngăn cản tham vọng hạt nhân của Iran.

Iran trong thời gian qua tiến hành hàng loạt cuộc tập trận hải quân, và vừa công bố việc chế tạo thành công các thanh nhiên liệu và đưa vào một lò phản ứng. Động thái này được dự đoán là sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây.

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/02/tuong-nga-chien-tranh-iran-dien-ra-truoc-mua-he/

Sẵn sàng cho những tình huống xung đột có thể xảy ra khi "xuyên qua" eo Hormuz, các chiến hạm Mỹ đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật, giả định nhằm vào Iran.


Tàu khu trục tên lửa lớp Ticonderoga, mang tên USS Cape St. George (CG 71) sử dụng pháo hạm Mk-45 để tấn công mục tiêu giả định.

Nhóm tàu sân bay thuộc Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, dẫn đầu là tàu sân bay USS Abraham Lincoln sau khi hoàn thành cuộc tập trận bắn đạn thật đã thực hiện chuyến đi qua eo biển Hormuz, nơi có hàng trăm tàu chiến Iran đang hoạt động mà không vấp phải trở ngại nào.


Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) hoạt động ở vịnh Oman hôm 13/2. Trên tàu mang theo hàng chục tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet và một số trực thăng chống ngầm, máy bay cảnh báo sớm...
0

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Iran tập trận để răn đe kẻ thù

13/2/12-Lực lượng bộ binh thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận mới vào dịp cuối năm theo lịch Iran, bắt đầu từ 20/3 tới.


Một cuộc tập trận của Iran tháng 6/2011.


Chuẩn tướng Mohammad Pakpour, Tư lệnh lực lượng bộ binh thuộc IRGB, ngày 12/2 cho hay IRGC đã hoàn toàn sẵn sàng để trả đũa bất kỳ hành động khiêu khích nào chống lại nhà nước Hồi giáo, kênh truyền hình Press TV đưa tin.

Theo ông Pakpour, mục đích chính của cuộc tập trận tới đây là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng Iran trước bất kỳ một cuộc tấn công quân sự tiềm năng nào.

Thông tin không tiết lộ địa điểm của cuộc tập trận sắp tới.

Hồi tuần trước, lực lượng bộ binh của IRGC đã hoàn thành cuộc tập trận mang tên "Hamiane Velayat" ở miền nam Iran. Ông Pakpour cho biết, tất cả các bước của một cuộc đột kích chiến thuật và chiến đấu trên không đã được diễn tập thành công trong cuộc tập trận.

Trong cuộc tập trận Hamiane Velayat, lực lượng IRGC cũng mở các chiến dịch phòng thủ và tấn công, tiến hành các cuộc diễn tập vận chuyển và chống vận chuyển bằng trực thăng, phục kích các xe bọc thép giả định của đối phương. Lực lượng cũng huấn luyện việc vận chuyển thiết bị quân sự bằng đường không cũng như các cuộc đột kích trong đêm.

Các cuộc tập trận nhằm truyền tải một thông điệp hoà bình và hữu nghị tới các quốc gia ở Trung Đông, đồng thời khuyên các đối thủ của Iran thận trọng đối với các hành động chống lại nhà nước Hồi giáo, Tướng Pakpour nói.

Iran tuyên bố các cuộc tập trận ở vùng biển phía nam và các khu vực lân cận nhằm duy trì tính sẵn sàng nhằm đối đầu với các mối đe doạ tại vịnh Péc-xích, biển Oman và eo biển Hormuz.

http://dantri.com.vn/c36/s36-565039/iran-tap-tran-de-ran-de-ke-thu.htm




0

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Cuộc chiến dưới Thái Bình Dương

9/2/12-Với hạm đội tàu ngầm hạt nhân hiện đại, Mỹ đang thống trị Thái Bình Dương. Nhưng Trung Quốc và các “tay chơi” khác cũng đang cho thấy sức mạnh của họ.


Tàu ngầm hạt nhân USS Oklahoma City trước khi được điều đến căn cứ hải quân ở đảo Guam - Ảnh: US Navy

Nghe:


Theo mạng Quân sự châu Á, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động mạnh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sở hữu sức mạnh vượt trội với hạm đội tàu ngầm hạt nhân đóng ở căn cứ quân sự tại đảo Guam. Tuy nhiên, hàng loạt quốc gia châu Á khác cũng đã sở hữu hoặc đang phát triển lực lượng tàu ngầm của mình. Một cuộc chạy đua vũ trang nóng bỏng đang diễn ra dưới làn nước lạnh giá của Thái Bình Dương.

Mỹ biểu dương lực lượng hùng hậu

Theo AP, Mỹ đã triển khai nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tại khu vực Đông Á. Sau khi thành lập đội tàu ngầm số 15 đóng tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam năm 2001, Washington triển khai thêm ba tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles để do thám xung quanh eo biển Đài Loan và các vùng nước ở Thái Bình Dương.
Năm 2008, hải quân Mỹ bổ sung tàu ngầm hạt nhân Ohio được trang bị tên lửa hành trình vào đội tàu ngầm số 15. Đây là lớp tàu ngầm được trang bị 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn 3.100km, có khả năng chiến đấu cực kỳ hiệu quả.

“Chỉ cần di chuyển vài trăm kilômet từ phía tây đảo Guam là tàu Ohio đã có thể uy hiếp các mục tiêu ở eo biển Đài Loan” - chỉ huy tàu Ohio David Hale khẳng định.

Cuối tháng 9-2010, căn cứ Apra lại tiếp nhận tàu ngầm tấn công hạt nhân tiên tiến nhất Hawaii lớp Virginia. Giới quân sự đánh giá đây là “bảo vật” trong đội tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân này có thể lặn sâu tới 243m, mang theo 24 quả ngư lôi nặng 2 tấn, có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Giới phân tích cho rằng với tàu Hawaii, Washington đang muốn chốt chặn mọi con đường tiến ra Thái Bình Dương của Bắc Kinh.

Cuộc chiến nhằm kiểm soát các vùng biển châu Á ngày càng trở nên sôi động dưới lòng Thái Bình Dương khi Washington đưa tàu ngầm hạt nhân USS Oklahoma City trị giá 2 tỉ USD, một trong những tàu ngầm lớn và hiện đại nhất thế giới, đến đảo Guam vào năm 2011. “Chúng tôi không có đối thủ” - chỉ huy tàu USS Oklahoma City, đô đốc Andrew Peterson, tỏ ra đầy tự tin.

Tàu ngầm hạt nhân USS Oklahoma City được trang bị ngư lôi ADCAP, tên lửa Tomahawk, tên lửa chống tàu thủy Harpoon và nhiều loại mìn. Chỉ huy lực lượng tàu ngầm của hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc Frank Caldwell, khẳng định với tàu ngầm USS Oklahoma City, lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ “dẫn đầu thế giới về kỹ thuật tàu ngầm”.

Những “tay chơi” khác

- Ấn Độ đang bỏ tiền thuê tàu ngầm hạt nhân ISN Chakra của Nga trong vòng 10 năm để phát triển công nghệ tàu ngầm hạt nhân nội địa của mình.

- Úc đang tranh luận về khoản ngân sách quốc phòng 36 tỉ USD để nâng cấp một tàu ngầm của mình.

- Nhật đang tăng cường hạm đội tàu ngầm từ 8 lên 16 chiếc.

- Hàn Quốc đang bán tàu ngầm cho Indonesia.

- Các quốc gia như Malaysia, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Singapore, thậm chí là Bangladesh cũng đang có kế hoạch sở hữu tàu ngầm thế hệ mới.

Theo India Times


Tàu ngầm lớp Song (Tống) của Trung Quốc - Ảnh: chinamilitary.com

Trung Quốc - “tay chơi” mới

“Cuộc chạy đua vũ trang đang trở nên gay gắt. Đây không chỉ đơn thuần là cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn là cuộc đua giữa các đối thủ khác” - AP dẫn lời giáo sư Lyle Goldstein, thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc ở Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nhận định.

Tàu ngầm khó bị phát hiện và khó tiêu diệt, có thể tấn công tàu chiến và các mục tiêu khác trên mặt nước. Do đó, tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu trong tuyến phòng thủ bờ biển của các quốc gia trong khu vực. Số tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu thông thường đang ngày càng xuất hiện nhiều dưới lòng Thái Bình Dương.

Mỹ đã không còn “một mình một chợ” nữa. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đang đổ tiền vào chương trình mở rộng và hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm 60 chiếc của mình. “Bắc Kinh đặt trọng tâm chính vào chương trình tàu ngầm. Hạm đội tàu ngầm của lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay là một trong những mũi nhọn của quân đội Trung Quốc. Mối đe dọa của họ đang lớn dần” - ông Goldstein nhận định.

Trong đội tàu ngầm của Trung Quốc có chín tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Báo cáo năm 2011 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chủ lực của đội tàu ngầm Trung Quốc là tàu lớp Song (Tống) chạy bằng diesel, song Bắc Kinh đang phát triển thêm loại tàu ngầm hạt nhân lớp Jin (Kim) được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn đến 7.400km.

Thế hệ tàu ngầm lớp Song được ứng dụng công nghệ tạo áp lực đẩy không tiếng động đặc biệt và được trang bị các tên lửa hành trình hạm đối hạm. Theo các chuyên gia Mỹ, loại tàu ngầm này có khả năng hoạt động sâu dưới mặt nước trong nhiều tuần liền mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào. Từ năm 2002, Lầu Năm Góc đã không khỏi lo ngại khi Trung Quốc điều động bảy tàu ngầm lớp Song cho hạm đội Bắc Hải.

Năm 2003, Trung Quốc hạ thủy 13 tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau, trong đó có hai tàu lớp Yuan (Nguyên) chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mô phỏng tàu ngầm lớp Song và lớp Kilo của Nga.

MỸ LOAN
0

"Iran có thể tấn công Mỹ khắp thế giới, chỉ cần 9 phút để xóa sổ Israel"

9/2/12-Ðại sứ Iran tại Moscow hôm Thứ Tư tuyên bố rằng Iran có khả năng đánh trả quân đội Mỹ trên khắp thế giới nếu bị tấn công, theo hãng thông tấn Interfax của Nga.


Quân đội Iran trong một cuộc duyệt binh. (Hình: Atta Kenare/AFP/Getty Images)

Chính phủ Mỹ hiện đang đưa ra các biện pháp trừng phạt, nhắm vào Ngân Hàng Trung Ương Iran và cho các ngân hàng Mỹ có thêm nhiều quyền hạn để phong tỏa tài sản của chính quyền Iran, siết chặt các biện pháp quốc tế nhắm buộc chế độ Cộng Hòa Hồi Giáo này phải ngưng chương trình nguyên tử.

Interfax cho hay đại sứ Iran, ông Seyyed Mahmoud-Reza Sajjadi, tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Moscow rằng Mỹ sẽ có hành động sai lầm nếu mở cuộc tấn công quân sự nhắm vào Iran, dù rằng Washington cho tới nay chưa hề loan báo ý định này.

“Phía Mỹ biết rất rõ về Iran và khả năng của chúng tôi,” ông Sajjadi nói, theo bản tin của Interfax. “Iran ở vị trí thuận lợi để đánh trả phía Mỹ ở khắp nơi trên thế giới... Một cuộc tấn công vào Iran sẽ là hành động tự tử của họ.” (V.Giang)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=144287&z=1

Iran: “Chỉ cần 9 phút để xóa sổ Israel”

Một website thân cận với Đại giáo chủ tinh thần Iran Ayatollah Ali Khamenei vừa công bố lý do vì sao việc sát hại toàn bộ người Do Thái, tiêu diệt Israel được chấp nhận là hợp pháp và rằng “chỉ cần 9 phút để xóa sổ đất nước này”.

Website bảo thủ Alef đã cho công bố một học thuyết giải thích cụ thể vì sao việc tiêu diệt một dân tộc và sát hại toàn bộ người dân được biện minh là hợp pháp và có đạo đức.


Tên lửa Ghadr có thể được sử dụng để tấn công các khu định cư.

Học thuyết cảnh báo không thể để mất cơ hội loại bỏ Israel và chỉ cần 9 phút để xóa sổ đất nước này. Đồng thời, cũng theo tài liệu trên, chính phủ Hồi giáo Iran “có đầy đủ biện minh pháp lý” để tiếp quyền lãnh đạo.

Học thuyết do chuyên gia chiến lược của Đại giáo chủ Khamenei là Alireza Forghani viết, đang được đăng tải trên hầu hết các website bảo thủ của nhà nước, cho thấy có sự ủng hộ của chính phủ - Daily Mail ngày 6.2 bình luận.

Bài viết cho rằng Iran có quyền tấn công phủ đầu Israel bởi giới lãnh đạo đất nước Do Thái này đang là mối đe dọa lớn đối với các cơ sở hạt nhân Iran và đây chính là thời điểm để Iran tấn công Israel.

Thống kê tiết lộ 5.7 triệu trong số 7.5 triệu công dân Israel là người Do Thái. Tel Aviv, Jerusalem và Haifa chiếm hơn 60% dân số Do Thái – có thể bị tên lửa đạn đạo Shahab 3 dễ dàng tiêu diệt toàn bộ.

Tên lửa Sejil – hầu như không thể đánh chặn – có thể được sử dụng để tấn công các nhà máy hạt nhân chủ chốt của Israel, bao gồm cả trung tâm kỹ thuật chính Rafael cùng hai nhà máy Eilun và Nebrin.

Tên lửa này cũng có thể tấn công lò phản ứng Dimona ở trung tâm nghiên cứu hạt nhân Neqeb – nơi sản xuất 90% urani làm giàu được Israel sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Các sân bay, căn cứ không quân, nhà máy điện, cơ sở xử lý nước thải và các nguồn tài nguyên năng lượng cũng sẽ bị tấn công.

Tài liệu kết luận, tên lửa Ghadr cũng có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các khu định cư cho đến khi người Israel bị xóa sổ.

Việc công bố tài liệu trên được đưa ra sau khi Đại giáo chủ Khamenei thông báo hôm thứ Sáu tuần trước rằng Iran sẽ ủng hộ bất kỳ quốc gia nào giúp tiêu diệt “khối ung thư” Israel.

Hoàng Phi (Theo Mail)

http://www.viettop10.com/tinthegioi/?p=7311
0

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Ở Nga sẽ có binh chủng mới

(Tiếng nói nước Nga - 20/05/11) Đến cuối năm nay trong lực lượng vũ trang Nga sẽ xuất hiện binh chủng phòng không-vũ trụ (ASD). Tại cuộc họp của Ủy ban quốc phòng và an ninh thuộc Hội đồng Liên bang, vị chỉ huy lực lượng Vũ trụ Nga là Trung tướng Oleg Ostapenko đã kể về việc thành lập bộ phận mới của quân đội và những yếu tố cấu thành của binh chủng này.

Nhiệm vụ bổ sung binh chủng mới cho quân đội đã do Tổng Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Nga - Tổng thống Dmitry Medvedev đặt ra. Thành phần mới được tạo lập trong khuôn khổ công cuộc tái tổ chức hệ thống phòng không-vũ trụ quốc gia hiện có của Nga. Chức năng mà binh chủng mới được giao phó là bảo vệ quyền lợi của đất nước trong không gian hàng không-vũ trụ.

Trưởng biên tập tạp chí “Quốc phòng”, ông Igor Korotchenko nhận xét: “Quyết định thành lập hệ thống thống nhất của không quân và lực lượng phòng thủ không gian của Nga là bước đi nhằm vô hiệu hóa những mối đe dọa quân sự tiềm ẩn, sẽ trở thành bức xúc với Nga trong vòng 15-20 năm tới. Trong khoảng thời gian đó, tại hàng loạt nước phương Tây, mà trước hết là ở Hoa Kỳ, sẽ có máy bay tấn công siêu âm mới, sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu không chỉ trong phạm vi tầng bình lưu tĩnh khí, mà kể cả ở vùng không gian gần Trái đất. Ngoài ra, quanh vành đai biên giới Nga khi ấy sẽ là tình trạng khá căng thẳng, liên quan đến việc xuất hiện trong tại hàng loạt nước các tổ hợp tên lửa hoạt động-chiến thuật, ẩn chứa mối đe dọa cho an ninh của nước Nga.

Nga tạo lập hệ thống phòng không-vũ trụ thống nhất chính nhằm để trung hòa những nguy cơ như vậy trong tương lai gần, - chuyên viên Igor Korotchenko khái quát. Binh chủng mới ra đời trên cơ sở lực lượng Không gian của Nga. Trong đội ngũ này sẽ bao gồm tất cả các hệ thống hiện có về phòng không, lá chắn tên lửa, bao gồm cả hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Matxcơva, hệ thống cảnh báo về tấn công tên lửa, cũng như các thê đội vệ tinh vũ trụ đảm bảo theo dõi những phương hướng có thể hàm chứa nguy cơ đòn tấn công tên lửa. Với triển vọng ngay sau khi tiếp nhận những tổ hợp mới C-500, đủ khả năng tiêu diệt những mục tiêu kể cả trong không gian gần, đội ngũ binh chủng mới sẽ có được diện mạo hoàn chỉnh. Quân đội Nga tiếp tục tích cực củng cố trang bị với tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumph” hiện đại, vốn đã có mặt ở một số đơn vị. Hệ thống “Triumph” (theo bảng phân định của NATO là SA-21 Growler) có thể đối chọi với các phi cơ chiến thuật và chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung và triệt hạ những mục tiêu siêu âm.

Theo ý kiến của giới chuyên viên, hiện nay mối đe dọa từ không gian-vũ trụ đang là hiện thực hơn cả đối với an ninh quân sự của nước Nga. Đòn tấn công từ vũ trụ có thể giáng xuống bất cứ điểm nào trên địa cầu. Vì thế, việc thành lập binh chủng phòng không-vũ trụ với nhiệm vụ nối kết hệ thống trinh sát thăm dò không gian và và chặn đứng mối đe dọa là hoàn toàn đáp ứng cho nhiệm vụ củng cố vững chắc an ninh quốc gia.
0