Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không gian-Vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không gian-Vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nga muốn phóng tên lửa vũ trụ từ Việt Nam?

08/11/2012- Sea Launch đang tìm "nhà mới" cho tên lửa Zenit 3SL tại Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.

Hôm thứ tư, "Interfax-AVN" dẫn nguồn tin từ lực lượng tên lửa vũ trụ Nga cho biết, các thành viên thuộc dự án Sea Launch có thể sẽ chuyển cơ sở của dự án này từ Long Beach, Mỹ sang cảng Cam Ranh, Việt Nam, nơi từng là căn cứ quân sự của Nga.

Tuy nhiên, do tuyến đường từ "Odyssey" qua đường xích đạo sẽ đi qua khu vực hay xảy ra các vụ tấn công của hải tặc nên lãnh đạo dự án còn đang do dự.

Sea Launch là dự án đa quốc gia với mục đích phóng các vệ tinh địa tĩnh từ các bệ phóng di động trên biển. Tên lửa chuyên dụng Zenit 3SL với tải trọng tối đa là 6 tấn sẽ mang vật lên không gian. Đến thời điểm này dự án đã phóng được 31 tên lửa.

Phóng tên lửa Zenit 3SL từ bệ phóng Ocean Odyssey
Phóng tên lửa Zenit 3SL từ bệ phóng Ocean Odyssey

Hệ thống phóng trên biển cho phép tên lửa phóng đi từ bất kỳ điểm nào trên bề mặt trái đất. Điều này giúp tăng khả năng mang cũng như giảm giá thành phóng tên lửa so với phóng bằng bệ phóng trên mặt đất.

Energia Overseas Limited-một công ty con của tập đoàn Energy, Nga, sở hữu 80% cố phiểu của Sea Launch, 15% tiếp theo do Energy nắm, Boeing chỉ giữ 3% và Aker Solutions có trong tay 2% cổ phiếu của dự án.

Tin từ Tiếng nói nước Nga cho hay: Các thành viên tham gia dự án "Khởi động biển" có thể chuyển từ cơ sở cảng Long Beach (USA) đến Cam Ranh (Việt Nam), nơi trước đây là căn cứ hải quân Nga, hôm thứ tư, "Interfax-AVN" dẫn nguồn tin từ lực lượng tên lửa vũ trụ Nga cho biết.

Tuy nhiên, lãnh đạo của dự án không vội vàng xem xét khả năng này vì lý do an ninh. "Nguyên nhân là do tuyến đường từ "Odyssey" qua đường xích đạo sẽ đi qua khu vực hay xảy ra các vụ tấn công của hải tặc” - nguồn tin nói tiếp.

Theo ông, phương án thay thế để di dời "Khởi động biển" có thể là Hàn Quốc.

Tập đoàn quốc tế "Khởi động biển" đã được thành lập năm 1995. Sau khi tổ chức lại công ty trong năm 2010, trụ sở chính nằm ở Bern (Thụy Sĩ). Công ty Sea Launch AG trình bày một loạt dịch vụ đưa các tàu từ "Odyssey" đến một căn cứ trên đường xích đạo ở Thái Bình Dương.

Trong năm 2012, chương trình "Sea Launch" đã thực hiện được hai lần ra mắt. Lần thứ ba được lên kế hoạch cho tháng Mười hai.

Báo Đất Việt/ Tiếng nói nước Nga
0

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Việt Nam sẽ có trung tâm vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á

19/9/12- Sáng nay dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam chính thức khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua.


Đại diện của Việt Nam ấn nút chính thức khởi công Trung tâm vũ trụ Việt Nam. Từ trái qua phải: ông Châu Văn Minh cùng hai Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Văn Lạng và Lê Đình Tiến. Ảnh: Hương Thu.

Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cách trung tâm Hà Nội 30 km và có diện tích 9 ha, gồm nhiều khu chức năng như trung tâm điều khiển công nghệ vũ trụ, trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ, nhà điều hành, trạm thiên văn, khu nghiên cứu, đào tạo, trạm mặt đất thu dữ liệu từ vệ tinh.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ năm 2020” do Trung tâm Vệ tinh quốc gia, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai.

Trung tâm vũ trụ Việt Nam được xây dựng dựa vào nguồn vốn đầu tư hơn 600 triệu USD từ ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của chính phủ. Dự án được đầu tư đồng bộ thành ba phần, gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

Khác với nhiều nước, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là nơi sản xuất ra các vệ tinh dùng công nghệ radar chứ không bằng công nghệ quang học. Công nghệ radar là công nghệ có thể chụp ảnh toàn bộ trái đất với độ phân giải rất cao và đặc biệt chụp được ở bất kỳ thời tiết nào.

"Theo dự kiến, vào năm 2020, Việt Nam sẽ có Trung tâm Vũ trụ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á", tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm vệ tinh nhấn mạnh.

Khi hoạt động, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là nơi nghiên cứu, sản xuất, làm chủ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ radar hiện đại, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo tính toán của chuyên gia Nhật, dự án ra đời sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu tổn thất hàng năm từ 1-1,5 tỷ USD, vì Việt Nam sẽ cảnh báo sớm được tình hình biến động của khí hậu, thời tiết.


Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: VNSC.

Trong thư chúc mừng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân viết: “Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư đồng bộ và đến nay nó cũng là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong 35 năm qua".

Phó Thủ tướng khẳng định, chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đúng tiến độ, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020. Dự án cũng là bước khởi đầu cho sự hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Theo Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông Châu Văn Minh, sau khi dự án hoàn thành, đến năm 2020, Việt Nam có thể tự thiết kế, lắp ráp thử nghiệm, điều khiển vệ tinh quan sát trái đất riêng. Đồng thời Việt Nam hoàn toàn chủ động trong việc thu nhận ảnh vệ tinh mà không phụ thuộc vào nước ngoài.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định đây là dự án có tầm quan trọng to lớn trong điều kiện Việt Nam là nước chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

"Trung tâm Vũ trụ thành lập sẽ giúp Việt Nam hạn chế hậu quả từ những thiên tai như lũ lụt, hạn hán", ông phát biểu.

Đại diện của Nhật cho rằng, việc phát triển dự án trên sẽ đẩy mạnh các dự án khác tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

"Hy vọng dự án sẽ là góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020", ông Tanizaki nói.

Dự kiến tháng 1/2017, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám công nghệ radar đầu tiên và năm 2020 sẽ phóng vệ tinh thứ hai. Mỗi vệ tinh này có trọng lượng khoảng 500 kg, tuổi thọ 5 năm. Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thiết kế và sản xuất. Vệ tinh thứ 2 do người Việt Nam tự thiết kế lắp đặt và chế tạo ngay tại khu công nghệ cao.

VnExpress

0

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Video phóng thành công Vinasat-2 lên quỹ đạo

16/05/12- Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT&TT”.

Đúng 5h13’ sáng nay (16/5) theo giờ Việt Nam, tên lửa Ariane- 5 mang theo vệ tinh VINASAT-2 chính thức khai hỏa từ bãi phóng Kourou tại Guyana (Nam Mỹ). Đến 5h49’, VINASAT-2 của Việt Nam rời khỏi tên lửa Arian -5, đã được phóng thành công lên quỹ đạo sau 36 phút bay.


Vinasat-2 có khả năng phủ sóng truyền thông toàn bộ Đông Nam Á, quan sát toàn bộ biển Đông và một phần lãnh thổ Trung Quốc.


Phần vỏ khoang chứa vệ tinh được tách ra, chuẩn bị cho việc thả 2 vệ tinh VINASAT-2 và JCSAT-13 ra ngoài không gian vũ trụ


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu sau khi vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công

0

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Vệ tinh thứ hai sắp phóng lên quỹ đạo

14/4/12- Vệ tinh viễn thông thứ hai của Việt Nam, Vinasat-2, được hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất xong và sắp được phóng vào không gian trong những ngày sắp tới.


Theo bản tin của hãng sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, vệ tinh Vinasat-2 đã được chuyển tới trạm phóng vệ tinh Arianespace tại thành phố Kourou, Guiana thuộc Pháp ở Nam Mỹ. Các việc chuẩn bị trước khi phóng lên quỹ đạo đang được thực hiện để cùng phóng chung với một vệ tinh của Nhật Bản.

Lockheed Martin nói rằng vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản và vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam đánh dấu tổng số 100 và 101 vệ tinh thương mại do công ty sản xuất.

Cả hai đều dựa trên một mô hình vệ tinh địa tĩnh tiên tiến do Lockheed Martin vẽ kiểu và chế tạo, có tuổi thọ ít nhất 15 năm.

Việt Nam phóng vệ tinh đầu tiên, Vinasat-1 đang hoạt động ở kinh tuyến 132 vào tháng 4, 2008 cũng do Lockheed Matin sản xuất và cùng một mẫu căn bản với Vinasat-2.

Vinasat-2 sẽ được đưa lên tọa độ 131.8 độ kinh tuyến với tầm phủ sóng mở rộng hơn Vinasat-1, thêm cả Cambodia, Singapore, Malaysia, Lào và Thái Lan. Tốn phí sản xuất, phóng, thử nghiệm và bảo hiểm cho Vinasat-2 khoảng $300 triệu USD.

Hiện nay, Vinasat-1 đã sử dụng gần hết dung lượng khai thác, Vinasat-2 sẽ cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, phục vụ an ninh quốc phòng... Ðặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được, theo bản tin ICT News.

Về mặt kỹ thuật, VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp băng tần Ku (băng thông 36Mhz), sau khi tối ưu thiết kế vệ tinh có thể khai thác lên đến 25 bộ phát đáp tính đến cuối thời gian sống.

Theo ICT News, dung lượng truyền dẫn của VINASAT-2 tương đương 13,000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.

Theo VTC News, lợi tức của Vinasat-1 năm 2010 là 240 tỉ đồng, tăng 80% so với năm 2009.

Ngoài lý do kinh tế, việc phóng vệ tinh giúp Việt Nam xác định được chủ quyền trong không gian. Hiện Việt Nam là nước thứ 6 trong số 10 nước ASEAN có vệ tinh riêng bay trên quỹ đạo.

Tháng trước, Việt Nam ký hợp đồng mua của Bỉ một vệ tinh nhỏ để “giúp Việt Nam thu thập hình ảnh khu vực tự nhiên, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên...” theo tin báo Tuổi Trẻ ngày 19 tháng 3, 2012. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147320&zoneid=2
1

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Ngày 15-5, vệ tinh VINASAT-2 sẽ được phóng lên quỹ đạo

18/3/12-Đây là khẳng định của lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại buổi lễ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho vệ tinh VINASAT-2 vào ngày 17-3, tại Hà Nội....

Ngày 15-5 tới, vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo
Ngày 15-5 tới, vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo

Vệ tinh VINASAT-2 do công ty Lockheed Martin (Hoa Kỳ) sản xuất, sử dụng công nghệ khung A2100A, một trong những công nghệ vệ tinh tiên tiến nhất hiện nay. Theo kế hoạch, ngày 15-5, vệ tinh VINASAT-2 sẽ được phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa Arian 5 (Pháp) từ bãi phóng Ku-ru (Guy-a-na thuộc Pháp). Vệ tinh VINASAT 2 có dung lượng lớn hơn vệ tinh VINASAT 1, tuổi thọ thiết kế của vệ tinh VINASAT 2 là 15 năm nhưng có thể kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ tối thiểu là 16 năm. VINASAT 2 có nhiều băng KU hơn VINASAT 1 nên đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng do nhu cầu khách hàng trên băng tần KU cao hơn. VINASAT 2 có tổng kinh phí đầu tư khoảng 260 - 280 triệu USD. VNPT vẫn tiếp tục chọn sử dụng dịch vụ phóng của ArianSpace với tên lửa Arian 5 - loại tên lửa có độ tin cậy cao nhất hiện nay để phóng VINASAT 2. VNPT cho biết, qua tính toán, khả năng thu hồi vốn của VINASAT 2 dự kiến cũng tương tự như VINASAT 1 là khoảng 10 - 12 năm.

Vệ tinh VINASAT-2 sẽ cùng với VINASAT -1 tạo thành một hệ thống các vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dung lượng vệ tinh cho khách hàng; đồng thời củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Nhiễn, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, sự kiện Việt Nam chuẩn bị phóng lên vũ trụ vệ tinh tinh VINASAT -2 sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành vệ tinh viễn thông Việt Nam.

Bảo hiểm của vệ tinh VINASAT-2 có giá trị lên tới 4.700 tỷ đồng do Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Bảo hiểm Bảo Việt ký kết với Tập đoàn VNPT. Trong đó, tỷ lệ trách nhiệm của PTI 70% và Bảo Việt 30% giá trị hợp đồng.

Tháng 4-2008, vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT -1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Tính đến thời điểm này, vệ tinh VINASAT-1 đã và đang cung cấp dịch vụ truyền hình, truyền dữ liệu, trung kế truyền dẫn, thoại, Internet… với chất lượng dịch vụ tốt được khách hàng đánh giá cao.

Hiện VINASAT-1 đang được nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước sử dụng như đang Thaicom, kênh CH7 (Thái Lan), Eutelsat (Pháp); Lao Telecom. Khách hàng trong nước là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV)...

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/180568/Default.aspx
0

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Việt Nam phóng vệ tinh thứ 2 vào tháng Tư 2012

(SGGP -06/01/2012) Thông tin từ Bộ TT-TT cho biết, vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo theo đúng kế hoạch trong tuần thứ 3 của tháng 4-2012 mà không cần phải đàm phán gia hạn thời gian.

Theo đó, VINASAT-2 sẽ được phóng cùng với một vệ tinh của Nhật Bản và đều do Công ty Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Được biết, nguyên nhân dẫn đến việc chuẩn bị phóng vệ tinh VINASAT-2 thời gian qua phải kéo dài là do động đất và sóng thần ở Nhật Bản nên chậm trễ trong việc chuyển giao một số linh kiện từ Nhật Bản sang Lockheed Martin.

Hiện nay, theo các đối tác thông báo thì khả năng gặp trục trặc làm ảnh hưởng đến thời gian phóng vệ tinh là rất thấp.

Dự án VINASAT-2 có tổng kinh phí đầu tư gần 300 triệu USD. Tập đoàn VNPT là chủ đầu tư và sẽ chọn sử dụng dịch vụ phóng của ArianSpace với tên lửa Arian 5 – loại tên lửa có độ tin cậy cao nhất hiện nay để phóng VINASAT-2.

Các thông tin trước đây cho hay kế hoạch này bị hoản lại đến Tháng 5 năm 2012.
0

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

VN sẽ là trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu ASEAN


Mô hình thiết kế Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc.

Tại Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ giai đoạn 2008-2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ngày 20/12, phóng viên đã có cuộc trao đổi với giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện về những bước phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

- Giáo sư đánh giá thế nào về kết quả thực hiện “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam?

Giáo sư Châu Văn Minh: Khoa học công nghệ vũ trụ là lĩnh vực công nghệ cao, mang tính đa ngành và là thước đo của nền khoa học công nghệ quốc gia. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc triển khai Chương trình Khoa học công nghệ vũ trụ thuộc “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”.

Trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh, Viện đã và đang thực hiện dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNRedsat-1) sử dụng công nghệ và vốn ODA của Cộng hòa Pháp; Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai VNRedsat-1B sử dụng công nghệ siêu phổ với nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ.

Đặc biệt, Viện đã triển khai một số bước xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (khoảng 600 triệu USD và 1.100 tỷ đồng đối ứng).

Các công việc được triển khai bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và 2 vệ tinh công nghệ radar hiện đại quan sát Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết cũng như nguồn nhân lực trình độ cao để Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược. Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện Chiến lược Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Việt Nam sẽ là Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu của ASEAN.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Chính phủ đã thành lập Trung tâm vệ tinh quốc gia, trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã triển khai một số hoạt động ban đầu.

- Thưa giáo sư, Viện đã có bước chuẩn bị thế nào cho công tác đào tạo cán bộ trình độ cao phục vụ lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?

Giáo sư Châu Văn Minh: Công tác đào tạo cán bộ trẻ cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ vũ trụ Việt Nam. Hiện nay, đơn vị đã cử một số cán bộ trẻ đi đào tạo tại các quốc gia hợp tác với Việt Nam. Bước đầu, đã có 15 cán bộ đi học tại Pháp. Tôi hy vọng lứa cán bộ đầu tiên này sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt cho ngành khoa học công nghệ vũ trụ nước nhà.

Trong chương trình hợp tác với Bỉ và Nhật Bản cũng có các dự án đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ Chiến lược khoa học công nghệ vũ trụ. Ngoài ra, các trường đại học trong nước và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng có các chương trình đào tạo lĩnh vực hàng không vũ trụ.

-Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tư nhân triển khai những chương trình nghiên cứu các vệ tinh nhỏ với động cơ và động lực tài chính rõ ràng, vậy định hướng của Viện ra sao, thưa giáo sư?

Giáo sư Châu Văn Minh: Hiện nay, các nhà khoa học, nhà chính sách đều đang sử dụng ảnh vệ tinh mua của nước ngoài. Khi có vệ tinh riêng, Việt Nam sẽ tự chủ được nguồn ảnh. Viện sẽ tận dụng những nguồn ảnh này phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời hướng tới tạo nguồn thu phục vụ lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ có trình độ cao.

-Xin giáo sư cho biết mục tiêu cụ thể trong thời gian tới đối với lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ?

Giáo sư Châu Văn Minh: Theo Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ. Cụ thể, đến năm 2014, vệ tinh VNRedsat -1 quan sát Trái Đất sẽ được phóng vào quỹ đạo và đi vào hoạt động ổn định.

Trong thời gian sắp tới, Viện tiếp tục khai thác cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung cho nhiều ngành; tổ chức quản lý và khai thác tốt mạng thông tin mặt đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, Viện tập trung tiếp thu công nghệ và khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật không gian được hình thành qua một số dự án lớn như dự án trạm mặt đất thu ảnh vệ tinh viễn thám, dự án Vinasat, dự án vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam./.

Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)
0

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

NASA khảo sát việc đặt trung tâm vệ tinh vũ trụ tại TP.HCM

(TTO-06/12/2011)- NASA đang khảo sát khu vực Đông Nam Á để chọn địa điểm đặt trung tâm vệ tinh vũ trụ theo chương trình SERVIR (hệ thống giám sát và tích hợp hình ảnh khu vực) của NASA và Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID). Khu công nghệ cao TP.HCM, Việt Nam là một trong các lựa chọn của NASA.


Đó là thông tin đã được ông Michael F.O’Brien, phó giám đốc phụ trách các quan hệ quốc tế và quan hệ liên tổ chức của Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA), cho biết tại buổi làm việc với ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) chiều 6-12.

Theo ông Michael, SERVIR đã có hai trung tâm vệ tinh vũ trụ đặt tại khu vực châu Mỹ Latin - Caribê và Kenya, hiện tại USAID đang lựa chọn địa điểm để triển khai trung tâm thứ ba tại khu vực Đông Nam Á.

NASA đề nghị Việt Nam lưu ý đến các yêu cầu của USAID như sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực có khả năng lấy dữ liệu từ vệ tinh, phân tích và xử lý hình ảnh bởi sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia muốn được NASA chọn. Quyết định chính thức sẽ được NASA đưa ra trong một năm tới.

TS Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm vệ tinh công nghệ quốc gia cho biết Việt Nam, sẽ thành lập hai trung tâm vệ tinh vũ trụ.

Trung tâm ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội sẽ hợp tác với Nhật Bản để lắp ráp chế tạo vệ tinh nhỏ.

Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ là trung tâm dữ liệu hình ảnh vệ tinh.
0

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

NASA phát hiện hành tinh giống trái đất đầu tiên


Chú thích: Kepler-22 quay xung quanh ngôi sao nhỏ hơn một chút so với mặt trời của chúng ta, do đó vùng sinh sống của nó là chặt chẽ hơn. Biểu đồ cho thấy quỷ đạo (màu xanh) của các hành tinh quay xung quanh trong vùng sinh sống (habitable zone), tương tự như Trái đất (Earth) quay quanh mặt trời. Kepler-22b có một quỹ đạo năm là 289 ngày. Hành tinh nhỏ nhất được biết đến có quỹ đạo ở giữa vùng sinh sống của một ngôi sao giống mặt trời. Lớn hơn khoảng 2,4 lần kích thước của Trái Đất. (Nguồn ảnh: NASA.gov)

(Vibay-06/12/2011) Lần đầu tiên, các nhà thiên văn sử dụng kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã xác nhận một hành tinh có kích thước giống trái đất quay quanh một ngôi sao giống mặt trời trong cái gọi là vùng "Goldilocks", nơi mà nước có thể tồn tại trong hình thức chất lỏng trên các bề mặt và có điều kiện thuận lợi cho cuộc sống giống như được biết đến trên trái đất, cơ quan không gian của Mỹ công bố hôm thứ Hai 05/12/2011.

Hành tinh mới được xác nhận, Kepler-22b, là nhỏ nhất được tìm thấy có quỹ đạo giữa các vùng sinh sống của một ngôi sao tương tự như mặt trời. Hành tinh này lớn hơn khoảng 2,4 lần bán kính của Trái Đất. Các nhà khoa học không biết liệu Kepler-22b có một thành phần chủ yếu là đá, khí hoặc chất lỏng, nhưng phát hiện ra nó là một bước gần hơn đến việc tìm kiếm hành tinh giống như Trái Đất.


Kepler-22b, một hành tinh giống trái đất, quay xung quanh một ngôi sao giống như Mặt trời.

Các nghiên cứu trước đây gợi ý sự tồn tại của hành tinh gần trái đất có kích thước trong vùng sinh sống được, nhưng các xác nhận rõ ràng đã chứng minh khó tìm thấy. Hai hành tinh nhỏ quay quanh các ngôi sao nhỏ hơn và lạnh hơn Mặt trời gần đây đã được xác nhận trong vùng sinh sống, với quỹ đạo gần giống với sao Kim và sao Hỏa.

"Đây là một mốc quan trọng trên con đường để tìm người em sinh đôi của Trái đất", ông Douglas Hudgins, nhà khoa học của chương trình Kepler thuộc trụ sở NASA ở Washington. "Kết quả của Kepler tiếp tục chứng minh tầm quan trọng của nhiệm vụ khoa học của NASA, nhằm mục đích để trả lời một số câu hỏi lớn nhất về vị trí của chúng ta trong vũ trụ."

Kepler phát hiện ra các hành tinh và các ứng cử viên hành tinh bằng cách đo độ sáng của hơn 150.000 ngôi sao để tìm kiếm các hành tinh đi qua phía trước, hoặc "quá cảnh", các ngôi sao. Kepler đòi hỏi ít nhất ba lần đi qua để xác minh một tín hiệu của một hành tinh.

Tạp chí Fortune vui mừng khi chúng tôi phát hiện hành tinh này, "ông William Borucki, nhà nghiên cứu chính của chương trình Kepler tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra Kepler-22b. "Việc quá cảnh đầu tiên đã bị bắt chỉ ba ngày sau khi chúng tôi tuyên bố các tàu vũ trụ đã sẵn sàng. Chúng tôi đã chứng kiến ​​lần quá cảnh thứ ba trong kỳ nghỉ lễ 2010."

Nhóm nghiên cứu khoa học Kepler sử dụng các kính thiên văn mặt đất và kính viễn vọng không gian Spitzer để xem xét những quan sát về các ứng cử viên hành tinh mà tàu vũ trụ tìm thấy.

Kepler-22b nằm cách trái đất 600 ánh sáng. Trong khi hành tinh này lớn hơn Trái đất, quỹ đạo của nó là 290 ngày quay xung quanh một ngôi sao giống như mặt trời tương tự như Trái đất. Ngôi sao chủ của hành tinh thuộc lớp tương tự như Mặt trời, được gọi là G-type, mặc dù nó hơi nhỏ hơn và lạnh hơn.

Trong số 54 ứng cử viên hành tinh trong vùng sinh sống được báo cáo trong tháng 2 năm 2011, Kepler-22b là hành tinh đầu tiên được xác nhận. Phát hiện này sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.

Phát hiện này làm sống lại các cố gắng tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất.

0

Viện Khoa học Công nghệ và NASA hợp tác nhiều mặt

(RFA-05/12/2011) Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (VSAT) và Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) hôm 5/12 đã ký kết ở Hà Nội một thỏa thuận hợp tác nhiều mặt.

Nội dung hợp tác bao gồm các vấn đề: quản lý thiên tai và an ninh lương thực, trao đổi dữ liệu vệ tinh quan sát trái đất, phát triển nguồn nhân lực về nghiên cứu không gian, họat động giáo dục môi trường, nghiên cứu môi trường, tham gia nghiên cứu khí hậu ở khu vực Đông Nam Á và vùng khí hậu gió mùa ở khu vực Châu Á, đóng góp vào quá trình nghiên cứu các chòm sao vệ tinh và tham gia đào tạo nhân lực phục vụ cho các chương trình nghiên cứu vì môi trường toàn cầu.

Theo mạng tin Bee.net đây là lần đầu tiên các giới chức cao cấp của NASA đến viếng thăm Việt Nam.


Diễm Thi bình luận thú vị về trả lời chất vấn của Thủ tướng.

0

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

NASA khởi động dự án lớn chưa từng có ở Sao Hỏa

(Vibay-27/11/2011) Báo cáo từ Cape Canaveral, Florida - Với tiếng gầm rú của một động cơ Atlas 5, NASA, hôm thứ Bảy 26/1112011, đã bắt đầu dự án táo bạo nhất chưa từng có trên bất kỳ một hành tinh khác - gửi Phòng thí nghiệm Khoa học lên sao Hỏa trên một cuộc hành trình tám tháng dự kiến ​​sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về việc liệu Sao Hỏa có khả năng cho cuộc sống con người.







Nhiệm vụ của nó, quan chức của NASA đã nhấn mạnh, không phải là để tìm thấy sự sống trên sao Hỏa, nhưng để tìm ra liệu sự sống có thể đã tồn tại trong các hình thức của các vi khuẩn, sinh vật nhỏ bé như có nhiều trên Trái đất. Nó cũng sẽ cố gắng để tìm thêm bằng chứng cho thấy cho dù các nhà du hành vũ trụ có thể tồn tại trên sao Hỏa, một phần của kế hoạch dài hạn của NASA gửi một phi thuyền có người lái lên hành tinh Đỏ.
0

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ Quốc gia trị giá 600 triệu USD năm 2018

(Vibay-23/11/11) Việt Nam sẽ dựng một trung tâm không gian dự kiến hoàn thành vào năm 2018 với thiết kế và hỗ trợ xây dựng từ các kỹ sư và kỹ thuật của Nhật Bản.


Mô hình Vinasat 2 có nhiều bộ phát đáp hơn Vinasat 1

Tìm hiểu thêm:
- Trung tâm không gian giống như Trung tâm vũ trụ là một trung tâm nghiên cứu về không gian vũ trụ hay để phóng vệ tinh và nằm trên mặt đất.

- Trạm không gian là một cấu trúc nhân tạo được thiết kế cho con người sống trong không gian bên ngoài trái đất.

AsianScientist, ngày 22 Tháng 11 2011, cho hay Việt Nam sẽ xây dựng một trung tâm không gian vào năm 2018 có giá 600 triệu USD.

Dự án sẽ được thực hiện bởi Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) với thiết kế và hỗ trợ xây dựng từ các kỹ sư và kỹ thuật của Nhật Bản. Trung tâm truyền hình vệ tinh Việt Nam, một phần của Viện, được thành lập vào tháng 9 năm 2011 để giám sát và thực hiện dự án.

Theo kế hoạch, Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ bao gồm một khu vực chín ha tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Hà Nội. Trung tâm sẽ thiết kế và sản xuất vệ tinh nhỏ cho dự báo thời tiết, nghiên cứu và quản lý thiên tai.


Dự án Trung tân vũ trụ Hòa Lạc.

Dự án đã được công bố bởi Tiến sĩ Doãn Minh Chung, giám đốc của Viện Công nghệ Vũ trụ (STI), tại một buổi lễ đánh dấu kỷ niệm lần thứ năm của Học viện tại Hà Nội hôm thứ Ba.

Một khi trung tâm được xây dựng, Việt Nam sẽ có cơ sở khoa học không gian hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á.
-

Nguồn: IANS.in

-----------------------------------

1