Vibay

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Thủ tướng vịt què và câu hỏi về vai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á

25/11/2012- Christopher Bodeen, The Associated Press, Bắc Kinh - Trung Quốc đang tìm kiếm sự thân thiện trên con đường gập ghềnh Đông Nam Á, với sự giận dữ của các thành viên khối ASEAN chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo tranh chấp, đồng minh đáng tin cậy một thời của Bắc Kinh, Myanmar, đã dần rời xa Trung Quốc và sự chú ý mới của Mỹ đối với khu vực.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Địa hình thay đổi trên con đường của Bắc Kinh tuần vừa qua tại một cuộc họp kín bầu Tổng thư ký của khối ASEAN ở Campuchia. Ôn Gia Bảo, Thủ tướng vịt què của Trung Quốc (nguyên văn: Wen Jiabao, China's lame duck premier) thường thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng nhưng mang tính cách như "ông nội" (nguyên văn: grandfatherly), khi trao đổi trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Các nhà lãnh đạo của Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Việt Nam đã phản ứng giận dữ khi chủ nhà Campuchia cho rằng tất cả các bên đồng ý không đem yếu tố bên ngoài vào tranh chấp - ám chỉ đến Mỹ giữa lúc ông chủ nhà trắng đang có mặt tại hội nghị.

Trong khi đó, Barack Obama, nhờ chuyến thăm đầu tiên trên cương vị một tổng thống Mỹ đến Myanmar, mang theo ​​một hình ảnh của Mỹ, tự tin, thân thiện, kêu gọi giảm căng thẳng và dường như không nghiêng theo bên nào.

Bắc Kinh đang phải vật lộn để tìm kiếm bàn chân của mình như một sức mạnh đang gia tăng trên con đường này, nhưng Hoa Kỳ từ chối nhường lại lối đi trong khu vực, mạnh dạn chống đở các quốc gia khác không để khu vực này nằm dưới chân Trung Quốc.

"Mỹ hiện diện mạnh mẽ, ngoại giao tương đối kỷ luật và bình tĩnh quan sát áp lực nặng tay của Trung Quốc," Ernest Bower, nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, đã viết trong một bài bình luận hôm thứ năm.

Đó là một sự tương phản so với chiến thuật mà Bắc Kinh rất thích nhiều thập kỷ qua khi tán tỉnh khu vực Đông Nam Á với thương mại tăng cao, vốn đầu tư và thị trường rất lớn của Trung Quốc. Hơn nữa, ông Ôn đã tổ chức các cuộc thảo luận về mở rộng một thỏa thuận thương mại tự do giúp tăng nhập khẩu vào Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á.

Kinh tế của Trung Quốc "vẫn còn chào đón, nhưng nụ cười đã phai mờ", ông Aaron Friedberg, giáo sư chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton nói.

Đông Nam Á là một khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc. 10 nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, là một thị trường với hơn 600 triệu dân và nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng, vùng biển nhiều cá, dầu, khí đốt và các khoáng sản.

Ảnh hưởng của Bắc Kinh bắt đầu chìm trong năm 2010 khi tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Đông gây lo âu giữa Philippines và Việt Nam, cùng với Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần các hòn đảo.

Tranh chấp cung cấp một cánh cửa mở cho Hoa Kỳ. "Trục Mỹ" mang lại những chú ý ngoại giao mới trong khu vực và hứa hẹn nhiều nguồn lực quân sự.

Tuy nhiên, ma sát chỉ có tăng lên. Bắc Kinh đã trở nên tích cực hơn trong việc đưa tàu tuần tra xung quanh các đảo tranh chấp, dẫn đến một tình thế bế tắc vào mùa hè năm ngoái với Philippines ở bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cũng đi xa hơn trên các hòn đảo khác với Nhật Bản, nâng cao lo ngại về một Trung Quốc bành trướng. Bắc Kinh cũng bắt đầu phát hành hộ chiếu mới với một bản đồ cho thấy toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc.

Sự căng thẳng trong thảo luận trở nên nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia với sự tham dự của Tổng thống Obama.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino nêu vấn đề Bãi Scarborough, khiến Thủ tướng vịt què tuyên bố rằng hòn đảo nhỏ này là "lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại và không có tranh chấp chủ quyền tồn tại". "Hành động của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền là hoàn toàn thích hợp và cần thiết", vịt què nói trong cuộc họp được đóng kín cửa, theo Thứ trưởng Ngoại giao Fu Ying.

Tuyên bố nghiêm khắc của ông Ôn là "phá hoại và nguy hiểm", Bower viết tiếp, "Đây là một khu vực không chắc chắn, và không chắc chắn có nghĩa là tình trạng khẩn cấp của một sự bất ổn vốn có trong khu vực làm suy yếu nền tảng vững chắc cho sự phát triển khu vực."

Một chuyên gia hậu thuẫn chính phủ Trung Quốc thừa nhận thất bại, "Bằng cách nào đó, vấn đề này đã không được xử lý tốt trong cuộc họp", ông Zhao Gancheng, giám đốc của Trung tâm khu vực Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu về các vấn đề quốc tế Thượng Hải, nói.

Thực tế kinh tế vẫn có thể giúp Trung Quốc có lợi thế, các chuyên gia nói. Trung Quốc nhập khẩu từ khu vực này tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái đến $ 146 tỷ USD, và với nền kinh tế dự kiến ​​sẽ vượt qua Mỹ như là nước lớn nhất thế giới trong những năm tới, Trung Quốc sẽ chỉ tăng tầm quan trọng như là một nguồn đầu tư nước ngoài.

Thực tế là Trung Quốc đã từ chối để quay trở lại - mặc dù kích động một phản ứng dữ dội có thể làm tổn thương lợi ích dài hạn - bởi Bắc Kinh tin là nền kinh tế của Trung Quốc cuối cùng sẽ thuyết phục ASEAN rằng tương lai của họ đi chung đường với Trung Quốc, không có Mỹ, Friedberg từ Princeton nói.

"Câu hỏi lớn, tôi nghĩ, là liệu các nước ASEAN tin rằng Hoa Kỳ thực sự có quyết tâm và có nguồn lực để thực hiện các cam kết trong những năm gần đây. Nếu Washington bắt đầu nghi ngờ điều này, họ sẽ phải xoa dịu Bắc Kinh ", Friedberg nói.

Tác giả: Christopher Bodeen/ AP

Nguồn: The Jakarta Post (http://www.thejakartapost.com/news/2012/11/25/chinas-role-southeast-asia-questioned.html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét