Vibay

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Mỹ xây dựng chiến thuật mới kiềm chế quân đội Trung Quốc

03/11/2012- (GDVN) - Một loạt kế hoạch tác chiến cụ thể của 4 binh chủng quân Mỹ cũng được bắt đầu xây dựng để thực hiện chiến lược quốc phòng đưa ra năm 2012...


Mỹ đưa ra tư tưởng "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển"

Hải, không quân trước tiên đề xuất “tác chiến trên không-trên biển”

Trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 24/10 đăng bài viết “Quy hoạch ngoài trọng tâm chiến lược” của Catherine Lee cho rằng, từ sau khi chính quyền Obama công bố chiến lược quốc phòng năm 2012, các chuyên gia chính sách ngoại giao bắt đầu triển khai tranh luận công khai về ưu điểm của chiến lược này và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Mỹ-Trung.

Nhưng, điều quan trọng tương tự lại không được truyền thông tích cực nhắc đến, đó là một loạt kế hoạch tác chiến cụ thể của 4 binh chủng quân Mỹ cũng được bắt đầu xây dựng để đáp ứng việc dịch chuyển trọng tâm chiến lược này.

Trong Chiến tranh Lạnh, chiến lược ngăn chặn là cốt lõi của mọi sách lược chiến tranh. Lục quân Mỹ thực hiện theo tư tưởng “tác chiến trên không-mặt đất”, mục tiêu của chiến lược này là để đánh trực diện trên mặt đất khi châu Âu bị xâm lược, và sử dụng lực lượng đường không tấn công hậu phương của kẻ thù, từ đó chiến thắng Liên Xô.

Nhưng hiện nay lại không có chiến lược trực tiếp như vậy chỉ đạo phương thức của Mỹ đối với Trung Quốc, chủ yếu là do ý đồ bá chủ của Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy không rõ rệt như Liên Xô trước đây. Vì vậy, nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng mới của Chính phủ Mỹ chỉ có thể là cẩn thận thăm dò.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31 của Pháo binh 2 Trung Quốc

Nguyên tắc chỉ đạo này vừa không coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa khu vực, nhưng vừa thực sự bày tỏ lo ngại đối với ý đồ trở thành bá chủ khu vực của Trung Quốc.

Trên thực tế, nguyên tắc chỉ đạo này thể hiện sự cân nhắc của Mỹ trong vấn đề có liên quan tới Trung Quốc, thận trọng hành động, phải áp dụng phương thức “hai bút cùng vẽ/tiến hành đồng bộ”, một mặt khuyến khích tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc, mặt khác cũng cần có “khả năng và sức mạnh quân sự”.

Năm 2009, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu tiến hành hoạch định lâu dài đối với các hành động quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và cuối cùng trong “Báo cáo Đánh giá Quốc phòng 4 năm” chính thức công bố năm 2010 đã đưa ra khái niệm chỉnh thể mới – “tác chiến trên không-trên biển”.

Khái niệm này hoàn toàn không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng kêu gọi các binh chủng kết hợp được các khả năng trên không, trên biển, trên mặt đất, trong không gian và trên mạng với nhau, để ứng phó với những thách thức mới mà lợi ích của Mỹ và các nước khác phải đối mặt.

Kết quả đưa ra khái niệm mới này là, toàn bộ 4 binh chủng đều bắt đầu quan tâm đến thách thức “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (A2/AD). Các quan chức cho biết, thách thức này là hệ quả của việc vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa tiên tiến phổ biến trên phạm vi toàn cầu.


Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington mang theo nhiều loại máy bay quân dụng.

Các quan chức Lầu Năm Góc kiên nhẫn chỉ ra, những vũ khí này có thể lan rộng ở các nước và các tổ chức phi chính phủ.

Nhưng, trong một số cuộc thảo luận ở hậu trường, điểm quan tâm của các quan chức rõ ràng đặt vào mối đe dọa từ Trung Quốc, hơn nữa Iran ngẫu nhiên cũng sẽ là thách thức “chống can thiệp/ngăn chặn khu vực” tiềm tàng được đề cập.

Mục tiêu chủ yếu nhằm vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc

Sự lo ngại chủ yếu của những người lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là, nếu Mỹ không có khả năng răn đe mạnh, Trung Quốc có thể cuối cùng sẽ cho rằng khả năng “chống can dự và ngăn chặn khu vực” ngày càng mạnh của họ có thể ngăn chặn Mỹ triển khai các hành động quân sự ở sân sau của họ.

Tình hình lo ngại nhất trong mắt của một số chuyên gia vấn đề Trung Quốc ngoài Lầu Năm Góc chính là, Trung Quốc có thể sẽ cho rằng họ có khả năng gây thiệt hại nặng cho lực lượng truyền thống của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, làm cho Mỹ không có sự lựa chọn khác ngoài việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Mặc dù ý đồ của Trung Quốc có thể không rõ lắm, nhưng có một điểm có thể khẳng định chính là sức mạnh quân sự của họ đang tăng cường. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong 10 năm qua, số lượng bản quyền sáng chế đăng ký của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc luôn tăng với tốc độ 30% bình quân mỗi năm.


Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình DH-10

Trung Quốc còn đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động hải quân của họ, nghiên cứu chế tạo tên lửa chống hạm và tên lửa đạn đạo tầm xa, chẳng hạn tên lửa đạn đạo DF-21D, tên lửa hành trình tầm xa DH-10, và đã cải tiến tên lửa đạn đạo và phòng không gồm tên lửa của Nga và HQ-9 của Trung Quốc.

Ngày 25/9, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động, tiếp tục cho thấy ý đồ xây dựng hải quân tầm xa của Trung Quốc.

Một số chuyên gia nói bóng gió rằng, các hành động quân sự gần đây của Trung Quốc là phản ứng đối với kế hoạch quân sự mới của Mỹ, đồng thời cho biết, nhưng kế hoạch này, chẳng hạn như tư tưởng “tác chiến trên không-trên biển” đã gây áp lực cho Trung Quốc. Nhưng, một số chuyên gia khác thuyết phục rằng, từ năm 1995 đến nay, Trung Quốc luôn đưa Mỹ vào kế hoạch tác chiến của họ.

Phillip Saunders, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quân sự Trung Quốc, Đại học Quốc phòng Mỹ cho rằng: “mục đích cuối cùng của rất nhiều hệ thống của Trung Quốc đều là để đối phó hoặc đánh bại chúng ta, hơn nữa xảy ra trước khi Không quân và Hải quân Mỹ đưa ra tư tưởng “tác chiến trên không-trên biển””.


Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

“Phương án can dự tác chiến liên hợp”

Do ý thức được Trung Quốc quan tâm chặt chẽ nhất cử nhất động của Washington, khi đưa ra tư tưởng chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cũng đã áp dụng phương thức rất thận trọng như Nhà Trắng.

Mặc dù khi chuyển trọng tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sức mạnh quân sự hầu như đang đóng vai trò quan trọng, nhưng vai trò ảnh hưởng tiềm tàng về chính trị và ngoại giao đã làm cho nhiệm vụ này trở nên phức tạp hơn.

Lầu Năm Góc đã đưa ra vài kế hoạch giải quyết mối đe dọa “chống can dự/ngăn chặn khu vực”. Kế hoạch “tác chiến trên không-trên biển” của Hải quân và Không quân Mỹ đã gây chú ý nhất, nhưng từ khi đưa ra tư tưởng này vào năm 2009 đến nay, còn có vài kế hoạch khác cũng đã hé lộ.

Quy hoạch chung của tất cả các kế hoạch được gọi là “phương án can dự tác chiến liên hợp”, tư tưởng này tính toán phương án hành động phối hợp giữa các binh chủng, ứng phó với thách thức “chống can dự/ngăn chặn khu vực”.


Theo Giaoduc.net.vn






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét