Vibay

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Hai học thuyết mới của Mỹ

Học thuyết “Tác chiến không-biển” (Vietnamdefense-12/11).

Cùng với chủ trương trở lại châu Á, Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến mới - "Tác chiến không-biển" để vô hiệu hóa chiến lược "chống tiếp cận, phong tỏa khu vực" của Trung Quốc và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ ở châu Á, Thái Bình Dương và trên toàn cầu.


Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm hạ gục Trung Quốc
trên chiến trường chính châu Á-Thái Bình Dương

Lầu Năm góc hôm thứ tư đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.

Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.

Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

“Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.

Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.

“Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.

Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.

Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:

• Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.

• Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.

• Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.

• Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.

• Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.

• Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.

• Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

• Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.

• Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.


Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập]ư một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.

“Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.

Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.

Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.

Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.

Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

“Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.

Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.

Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.

Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.

“Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.

Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.

Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.

Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).

Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.

“Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.

Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.

Học thuyết về chiến tranh mạng (BaoDatViet-17/11/2011).

Bộ chỉ huy USCYBERCOM cho biết, học thuyết mới về chiến tranh mạng đang được xem xét bởi các chuyên gia quân sự, chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ.

Hợp thức hóa quy tắc chiến tranh mạng

Học thuyết sẽ đặt ra các quy tắc cần thiết nhằm chống lại một cuộc tấn công không gian mạng và khi được thông qua, sẽ giúp quân đội xác định các điều kiện cần thiết có thể tiến hành một cuộc tấn công chống lại các mối đe dọa từ không gian ảo.

Tướng Keith B. Alexander, Tư lệnh USCYBERCOM đã trao đổi với các phóng viên trong Hội nghị Hiệp hội an ninh quốc tế rằng: Học thuyết mới sẽ hỗ trợ cho các chiến lược của Bộ Quốc phòng trong hoạt động tác chiến không gian mạng được ban hành vào tháng 7/2011 và chiến lược không gian mạng quốc tế đã được Tổng thống Obama thông qua.

"Với học thuyết mới, các nhân viên trong USCYBERCOM sẽ biết phải làm gì trong không gian mạng”, tướng Alexander cho biết.


Học thuyết mới có thể cho phép Mỹ đáp trả một cách hợp pháp các cuộc tấn công mạng

Tác chiến không gian mạng giờ đây đã được xem là cuộc chiến tranh thứ 5 không tiếng súng. Do đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đang tập trung xem xét những gì là yếu tố cần thiết để tạo nên một cuộc tấn công không gian mạng. Và, “thách thức bây giờ là làm thế nào để hợp thức hóa các quy phạm pháp luật và chứng minh được các mối nguy cơ về an ninh từ môi trường không gian ảo”, Keith B. Alexander cho biết.

Tướng Alexander đánh giá, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên nguy hiểm. “Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều có các nhóm tin tặc, chúng tạo ra các công cụ tấn công mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn và chúng ta cần phải sẵn sàng để chống lại điều này”, ông nói.

Khó đi vào thực tiễn

Các quy tắc cần thiết của học thuyết chiến tranh mạng không được công bố, nên đang tồn tại nhiều e ngại nếu nó được sử dụng có thể tạo ra nhiều nguy cơ đối với an ninh thế giới, cho phép Mỹ tiến hành một cuộc tấn công "hợp pháp" vào một quốc gia nào đó với những chứng cớ không rõ ràng.

Mỹ cho rằng, họ sẽ dựa vào các nguy cơ và tác hại của tấn công mạng để đóng cửa mạng internet của quốc gia xuất phát vụ tấn công mạng, thậm chí là đáp trả bằng quân sự. Nhưng vấn đề ở chỗ, một cuộc tấn công mạng có thể được tiến hành bởi bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức nào đó, nhưng những thế lực này có thể chỉ là hành động đơn phương và không hoàn toàn đại diện cho quan điểm của chính phủ của quốc gia xuất phát cuộc tấn công.

Thêm vào đó, rất khó để chứng minh mối liên hệ giữa chính phủ và các nhóm thực hiện cuộc tấn công mạng. Vì vậy, việc áp dụng các quy tác xung đột vũ trang quốc tế vào không gian mạng vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ và thiếu thực tế.

Tấn công mạng đang trở thành một nguy cơ mới đối với an ninh thế giới, chống tấn công mạng là điều cần phải làm. Tuy nhiên, nó cần được thảo luận và soạn thảo thành những văn bản pháp luật mang tầm quốc tế.

-----------------------

(LĐ-6/2/10) - Nếu như từ trước cho tới nay, chiến lược quân sự và an ninh của Mỹ định hướng vào mục tiêu luôn sẵn sàng có thể tiến hành đồng thời hai cuộc chiến tranh ở hai chiến trường cách xa nhau về địa lý và khác biệt nhau về bản chất cuộc chiến tranh thì trong học thuyết mới này, tâm điểm lại là tính linh hoạt.
Cứ 4 năm một lần và thường sau khi chính quyền mới nhậm chức một thời gian, Bộ Quốc phòng Mỹ lại đưa ra văn bản mới về chiến lược quốc phòng và an ninh của Mỹ. Văn kiện chiến lược này có thể chỉ là sự tiếp nối văn bản cũ, có thể bao hàm một vài điều chỉnh, nhưng cũng có thể hoàn toàn mới.

Nó làm nền tảng và đồng thời định hướng cho chính sách quân sự và an ninh mà chính phủ mới triển khai thực hiện. Văn kiện kiểu ấy mới được công bố tuần qua cơ bản không có gì mới về phương diện lợi ích và mục tiêu chiến lược, nhưng có bao hàm một học thuyết quân sự mới.

Nếu như từ trước cho tới nay, chiến lược quân sự và an ninh của Mỹ định hướng vào mục tiêu luôn sẵn sàng có thể tiến hành đồng thời hai cuộc chiến tranh ở hai chiến trường cách xa nhau về địa lý và khác biệt nhau về bản chất cuộc chiến tranh thì trong học thuyết mới này, tâm điểm lại là tính linh hoạt.

Nghe qua thấy chung chung như vậy, nhưng trong thực chất là sự từ bỏ mục tiêu luôn sẵn sàng có thể tiến hành đồng thời nhiều cuộc chiến tranh thực thụ mà chuyển sang ứng phó cục bộ, hoạt động vũ trang ở quy mô nhỏ hơn, hạn chế về phạm vi địa lý và mức độ hoả lực.

Để đạt được mục tiêu ấy, học thuyết mới đặc biệt coi trọng tính tinh nhuệ của binh lính và hiệu quả tối đa của vũ khí và thiết bị chiến tranh hiện đại mà con chủ bài chính là máy bay không người lái trang bị tên lửa tìm diệt và tên lửa tầm xa.

Những nội dung chính mới của học thuyết này phản ánh giới quân sự Mỹ đã thấm thía bài học có thể rút ra được từ sa lầy ở Afghanistan và Iraq cũng như việc đến nay đã không hoàn toàn tiễu trừ được tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Nó cho thấy cuối cùng thì giới quân sự Mỹ cũng đã phải nhận ra rằng những gì họ đã và đang làm vượt quá khả năng của Mỹ. Học thuyết mới này không chỉ đánh tiếng báo động về thực trạng đó mà còn chuẩn bị dư luận cho sự trở lại chiến lược “phản ứng linh hoạt” đã được vận dụng suốt một thời gian dài trong quá khứ.

Việc đề cao hiệu quả của vũ khí tối tân và thiết bị quân sự hiện đại không chỉ phản ánh sự lo ngại về thiệt hại về người nên mới chuyển sang dùng kỹ thuật và công nghệ thay binh lính, mà còn cả chủ ý biện minh cho yêu cầu tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm.

Cứ theo học thuyết này thì tới đây Mỹ cũng sẽ phải xem xét lại các cam kết đảm bảo an ninh cho khoảng hơn 80 đối tác trên thế giới như hiện nay theo hướng ép các đối tác này cũng phải đóng góp tài chính nhiều hơn và tham gia cụ thể tích cực hơn. Trong chừng mực đó, cũng còn có thể nói học thuyết mới này báo hiệu sự cáo chung của “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ trên phương diện quân sự và an ninh.

Có một học thuyết thật đáng nể, đó là: "Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ". Ấy vậy mà cũng có kẻ bán nước !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét